Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

khóa luận (1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 49 trang )

MỤC LỤC
- 1 -
MỞ ĐẦU
Đề tài nghiên cứu của bài khóa luận đó là “Qui trình thiết mạng
WLAN cho công ty TNHH thương mại và dịch cụ 359”.
Ngày nay, các doanh nghiệp đều đã ứng dụng rộng rãi công nghệ
thông tin cho quá trình quản lý của mình. Công nghệ thông tin đã giúp ích
cho quá trình quản lý của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, tiết giảm
chi phí quản lý. Tại các doanh nghiệp lớn, việc xây dựng các hệ thống
mạng lớn hoàn thiện đã trở nên phổ biến. Nhưng tai các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, việc ứng dụng này còn hạn chế. Các danh nghiệp đặt máy
tính một cách “cơ học vào quá trình quản lý cũ”, không quan tâm tới việc
xây dựng một qui trình quản lý mới dựa trên nền tảng công nghệ thông
tin. Tại đó, hệ thống mạng chưa hoàn thiện, tuy đơn giản, dễ sử dụng
nhưng chưa tận dụng hết khả năng của máy tính, độ an toàn bảo mật kém.
Để đưa ra một giải pháp cho vấn đề này cần có nhiều yếu tố, tuy vậy, ta
cũng thấy rõ tầm quan trọng của việc thiết kế mạng nội bộ của công ty.
Trong nội dung của đề tài nghiên cứu, tôi không đi sâu đưa ra một giải
pháp tổng quát cho vấn đề này, mà chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ
hơn trong đó, đó là “qui trình thiết kế mạng nội bộ của công ty”, có ứng
dụng công nghệ mạng không dây (wireless).
Mục đích của đề tài đó là: làm rõ quá trình thiết kế một mạng nội
bộ có ứng dụng công nghệ mạng không dây, phù hợp với điều kiện hoạt
động của doanh nghiệp.
Yêu cầu: đưa ra được qui trình thiết kế mạng WLAN trong doanh
nghiệp.
Phạm vi của đề tài đó là qui trình thiết kế mạng WLAN cho Công
ty TNHH thương mại và dịch vụ 359, bo gồm cả các nội dung kỹ thuật về
cài đặt cấu hình hệ thống mạng. Không bao gồm qui trình thi công hệ
thống mạng trên thực tế.
- 2 -


Vấn đề nghiên cứu là vấn đề xuất phát từ thực tiễn, không phải
xuất phát từ các suy lý, lý luận nên để thực hiện đề tài, phương pháp thực
hiện sẽ là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Kết hợp các kiến thức
đã được học ở trường với quá trình thực tập tại Công ty TNHH thương
mại và dịch vụ 359.
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trình bày các nội dung lý thuyết về mạng nói chung, mạng wireless nói
riêng.
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
MÁY TÍNH CỦA CÔNG
Trình bày về quá trình khảo sát hệ thống máy tính của Công ty TNHH
thương mại và dịch vụ 359. Các vấn đề gặp phải, các kết luận, đề xuất
các giải pháp.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MẠNG WLAN CHO CÔNG
TY
Qui trình cụ thể triển khai việc lắp đặt hệ thống mạng cho Công ty
TNHH thương mại và dịch vụ 359.
LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Thanh Mai – giảng viên
khoa tin học kinh tế - trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Thương Mại
cùng với đó là sự tạo điều kiện của các thầy cô khoa Tin học kinh tế đã
giúp tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn giám đốc Công ty TNHH thương mại và
dịch vụ 359 và tập thể cán bộ, nhân viên của công ty đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thực tập của công ty.
- 3 -
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Mạng máy tính
1. Khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là một nhóm các máy tính, thiết bị ngoại vi được nối
kết với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp, sóng điện từ, tia
hồng ngoại giúp cho các thiết bị này có thể trao đổi dữ liệu với nhau một
cách dễ dàng.
2. Các thành phần cơ bản cấu thành nên mạng máy tính:
- Các loại máy tính: Palm, Laptop, PC, MainFrame
- Các thiết bị giao tiếp: Card mạ ng ( NIC hay Adapter ), Hub, Switch,
Router
- Môi trường truyền dẫn: cáp, sóng điện từ, sóng viba, tia hồng ngoại
- Các protocol: TCP/IP, NetBeui, Apple Talk, IPX/SPX
- Các hệ điều hành mạng: WinNT, Win2000, Win2003, Novell Netware,
Unix
- Các tài nguyên: file, thư mục
- Các thiết bị ngoại vi: máy in, máy fax, Modem, Scanner
- Các ứng dụng mạng: phần mềm quản lý kho bãi, phần mềm bán vé tàu
3. Một số khái niệm cơ bản
 Server (máy phục vụ): là máy tính được cài đặt các phần mềm chuyên
dụng làm chức năng cung cấp các dịch vụ cho các máy tính khác. Tùy theo
dịch vụ mà các máy này cung cấp, người ta chia thành các loại server như
sau: File server (cung cấp các dịch vụ về file và thư mục), Print server (cung
cấp các dịch vụ về in ấn). Do làm chức năng phục vụ cho các máy tính khác
- 4 -
nên cấu hình máy server phải mạnh, thông thường là máy chuyên dụng của
các hãng như: Compaq, Intel, IBM
 Client (máy trạm): là máy tính sử dụng các dịch vụ mà các máy server
cung cấp. Do xử lý số công việc không lớn nên thông thường các máy này
không yêu cầu có cấu hình mạnh.
 Peer: là những máy tính vừa đóng vai trò là máy sử dụng vừa là máy

cung cấp các dịch vụ. Máy peer thường sử dụng các hệ điều hành như:
DOS, WinNT Workstation, Win9X, Win Me, Win2K Professional,
WinXP
 Media (phương tiện truyền dẫn): là cách thức và vật liệu nối kết các
máy lại với nhau.
 Shared data (dữ liệu dùng chung): là tập hợp các tập tin, thư mục mà
các máy tính chia sẻ để các máy tính khác truy cập sử dụng chúng thông qua
mạng.
 Resource (tài nguyên): là tập tin, thư mục, máy in, máy Fax, Modem,
ổ CDROM và các thành phần khác mà người dùng mạng sử dụng.
 User (người dùng): là người sử dụng máy trạm (client) để truy xuất
các tài nguyên mạng. Thông thường một user sẽ có một username (account)
và một password. Hệ thống mạng sẽ dựa vào username và password để biết
ta là ai, có quyền vào mạng hay không và có quyền sử dụng những tài
nguyên nào trên mạng.
 Administrator: là nhà quản trị hệ thống mạng.
4. Các loại mạng máy tính
4.1.Phân loại mạng theo phạm vi địa lý:
Mạng LAN: Mạng LAN là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền
thông mạng được nối kết với nhau trong một khu vực nhỏ như một toà nhà
cao ốc, khuôn viên trường đại học, khu giải trí
- 5 -
Mạng MAN gần giống như mạng LAN nhưng giới hạn của nó là một
thành phố hay một quốc gia. Mạng MAN nối kết các mạng LAN lại với
nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau (cáp quang, cáp
đồng, sóng ) và các phương thức truyền thông khác nhau.
Mạng WAN bao phủ vùng địa lý rộng lớn có thể là một quốc gia, một
lục địa hay toàn cầu. Mạng WAN thường là mạng của các công ty đa quốc
gia hay toàn cầu, điển hình là mạng Internet. Do phạm vi rộng lớn của mạng
WAN nên thông thường mạng WAN là tập hợp các mạng LAN, MAN nối

lại với nhau bằng các phương tiện như: vệ tinh( satellites), sóng viba
(microwave), cáp quang, cáp điện thoại
Mạng Internet là trường hợp đặc biệt của mạng WAN, nó cung cấp
các dịch vụ toàn cầu như mail, web, chat, ftp và phục vụ miễn phí cho mọi
người.
4.2.Phân loại mạng theo kỹ thuật truyền tải
Mạng quảng bá (broad cast): theo đó các máy trong mạng sẽ sử dụng
chung 1 đường truyền. Khi 1 máy chuyển thông tin đi tất cả các máy khác
trong mạng đều nhận được gói tin. Kỹ thuật này áp dụng cho các mạng có
qyi mô nhỏ như mạng LAN.
Mạng chuyển mạch (point-to-point): ngược lại với mạng quảng bá ở
đây mạng sử dụng nhiều đường truyền khác nhau. Các gói tin trong mạng
khi được gửi đi sẽ được các bộ chọn đường định đường đi cho gói tin tới
máy đích. Kỹ thuật này áp dụng cho các mạng có qui mô lớn như MAN,
WAN, INTERNET.
4.3.Giao thức điều khiển truy cập đường truyền (Media Access Control
Protocol hay MAC Protocol) trong mạng LAN broad cast:
- 6 -
Vì chỉ có một đường truyền vật lý trong mạng LAN, tại một thời điểm
nào đó LAN chỉ cho phép một thiết bị được sử dụng đường truyền để truyền
tin. Nếu có hai máy tính cùng gởi dữ liệu ở tại một thời điểm sẽ dẫn đến tình
trạng đua tranh. Dữ liệu của hai thiết bị này sẽ bị phủ lấp lẫn nhau, không sử
dụng được. Vì thế cần có một cơ chế để giải quyết sự cạnh tranh đường
truyền giữa các thiết bị.
Có hai giao thức chính:
CSMA/CD: Trong các mạng sử dụng giao thức CSMA/CD như
Ethernet chẳng hạn, các thiết bị mạng tranh nhau sử dụng đường truyền.
Khi một thiết bị muốn truyền tin, nó phải lắng nghe xem có thiết bị nào đang
sử dụng đường truyền hay không. Nếu đường truyền đang rãnh, nó sẽ truyền
dữ liệu lên đường truyền. Trong quá trình truyền tải, nó đồng thời lắng nghe,

nhận lại các dữ liệu mà nó đã gởi đi để xem có sự đụng độ với dữ liệu của
các thiết bị khác hay không. Một cuộc đụng độ xảy ra nếu cả hai thiết bị
cùng truyền dữ liệu một cách đồng thời. Khi đụng độ xảy ra, mỗi thiết bị
sẽ tạm dừng một khoản thời gian ngẫu nhiên nào đó trước khi thực hiện
truyền lại dữ liệu bị đụng độ. Khi mạng càng bận rộn thì tần suất đụng độ
càng cao. Hiệu suất của mạng giảm đi một cách nhanh chóng khi số lượng
các thiết bị nối kết vào mạng tăng lên.
Token-passing: Trong các mạng sử dụng giao thức Token-passing như
Token Ring hay FDDI, một gói tin đặc biệt có tên là thẻ bài (Token) được
chuyển vòng quanh mạng từ thiết bị này đến thiết bị kia. Khi một thiết bị
muốn truyền tải thông tin, nó phải đợi cho đến khi có được token. Khi việc
truyền tải dữ liệu hoàn thành, token được chuyển sang cho thiết bị kế tiếp.
Nhờ đó đường truyền có thể được sử dụng bởi các thiết bị khác. Tiện lợi
lớn nhất của mạng để có được đường truyền và gởi dữ liệu.
5. Tổng quan về địa chỉ IP.
- 7 -
Trong mạng, thiết bị nào cũng phải có địa chỉ riêng để kết nối với các
thiết bị khác. Nhờ có địa chỉ này các gói tin trao đổi với hệ thống máy tính
mới được chuyển đi, chuyển đến. Khi thiết kế mạng LAN nhu cầu tối quan
trọng là phải kết nối được INTERNET muốn vậy mạng LAN cũng phải
được cấp địa chỉ.
5.1.Khái niệm
Là địa chỉ có cấu trúc, được chia làm hai hoặc ba phần là: network_id
& host_id hoặc network_id & subnet_id & host_id.
Là một con số có kích thước 32 bit. Khi trình bày, người ta chia con
số 32 bit này thành bốn phần, mỗi phần có kích thước 8 bit, gọi là octet
hoặc byte.
Không gian địa chỉ IP (gồm 2
32
địa chỉ) được chia thành nhiều lớp

(class) để dễ quản lý.
Đó là các lớp: A, B, C, D và E; trong đó các lớp A, B và C được triển
khai để đặt cho các host trên mạng Internet; lớp D dùng cho các nhóm
multicast; còn lớp E phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Địa chỉ IP còn được gọi là địa chỉ logical, trong khi địa chỉ MAC còn
gọi là địa chỉ vật lý (hay địa chỉ physical).
5.2.Cơ chế NAT
NAT được sử dụng trong thực tế là tại một thời điểm, tất cả các host
trong một mạng LAN thường không truy xuất vào Internet đồng thời, chính
vì vậy ta không cần phải sử dụng một số lượng tương ứng địa chỉ IP hợp lệ.
NAT cũng được sử dụng khi nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cung cấp
số lượng địa chỉ IP hợp lệ ít hơn so với số máy cần truy cập Internet. NAT
được sử dụng trên các router đóng vai trò là gateway cho một mạng. Các
host bên trong mạ ng LAN sẽ sử dụng một lớp địa chỉ riêng thích hợp. Còn
danh sách các địa chỉ IP hợp lệ sẽ được cấu hình trên Router NAT. Tất cả
- 8 -
các packet của các host bên trong mạng LAN khi gửi đến một host trên
Internet đều được router NAT phân tích và chuyển đổi các địa chỉ riêng
có trong packet thành một địa chỉ hợp lệ trong danh sách rồi mới chuyển
đến host đích nằm trên mạng Internet. Sau đ ó nế u có mộ t packet g ử i cho
m ộ t host bên trong mạng LAN thì Router NAT cũng chuyển đổi địa chỉ
đích thành địa chỉ riêng của host đó rồi mới chuyển cho host ở bên trong
mạng LAN.
5.3.IP tĩnh, IP động và Giao thức Cấu hình Host Động DHCP (Dynamic
Host Configuration Protocol).
Giao thức Cấu hình Host Động DHCP được thiết kế làm giảm thời
gian chỉnh cấu hình cho mạng TCP/IP bằng cách tự động gán các địa chỉ IP
cho khách hàng khi họ vào mạng.
DHCP tập trung việc quản lý địa chỉ IP ở các máy tính trung tâm chạy
chương trình DHCP. Mặc dù có thể gán địa chỉ IP vĩnh viễn cho bất cứ máy

tính nào trên mạng, DHCP cho phép gán tự động. Để khách có thể nhận địa
chỉ IP từ máy chủ DHCP, ta khai báo cấu hình để khách “nhận địa chỉ tự
động từ một máy chủ”. Tùy chọn nầy xuất hiện trong vùng khai báo cấu
hình TCP/IP của đa số hệ điều hành. Một khi tùy chọn nầy được thiết lập,
khách có thể “thuê” một địa chỉ IP từ máy chủ DHCP bất cứ lúc nào. Phải có
ít nhất một máy chủ DHCP trên mạng. Sau khi cài đặt DHCP, ta tạo một
phạm vi DHCP (scope), là vùng chứa các địa chỉ IP trên máy chủ, và máy
chủ cung cấp địa chỉ IP trong vùng nầy.
Địa chỉ động (dynamic IP): Thông thường, khi một thuê bao kết nối
vào Internet, nhà cung cấp dịch vụ (ISP) mà thuê bao này đăng ký sử dụng
dịch vụ Internet sẽ cấp cho kết nối này (thực tế là máy chủ làm nhiệm vụ
phân bổ địa chỉ động ví dụ DHCP server trong dialup hay BRAS trong dịch
vụ ADSL của nhà cung cấp dịch vụ) sẽ tự động gắn cho kết nối của thuê bao
- 9 -
một địa chỉ chưa có ai sử dụng trong một khối địa chỉ dùng chung mà ISP
dành cho các thuê bao kết nối gián tiếp (kết nối động) gọi là vùng pool. Địa
chỉ đã được cấp này chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian thuê bao này
kết nối Internet, khi thuê bao ngắt kết nối, địa chỉ này được giải phóng để
cho thuê bao khác sử dụng và thuê bao sẽ được cấp một địa chỉ khác trong
lần kết nối mới.
Địa chỉ IP tĩnh (Static IP): Đối với những tổ chức có nhu cầu kết nối
Internet tốc độ cao, ổn định có thể thuê dịch vụ kết nối trực tiếp. Mạng của
tổ chức sử dụng đường leased-line sẽ luôn luôn kết nối với Internet thông
qua đường truyền dẫn riêng. Thường các tổ chức này sẽ được ISP cấp cho
một vùng địa chỉ IP tĩnh. Với vùng địa chỉ IP này, tổ chức có thể gắn địa chỉ
tĩnh cho các máy chủ và tự duy trì các máy chủ dịch vụ như ftp, mail, web,
dns… vì mạng của tổ chức có kết nối liên tục với Internet với tốc độ kết nối
cao và ổn định. Nếu không tự duy trì máy chủ, các tổ chức này cũng có thể
thuê dịch vụ chạy trên máy chủ của các ISP.
6. Các mô hình quản lý mạng.

Có 2 mô hình quản lý mạng đó là work và domain:
6.1.Workgroup.
Mô hình mạng workgroup còn gọi là mô hình mạng peer-to-peer, là
mô hình mà trong đó các máy tính có vai trò như nhau được nối kết với
nhau. Các dữ liệu và tài nguyên được lưu trữ phân tán tại các máy cục bộ,
các máy tự quản lý tài nguyên cục bộ của mình. Trong hệ thống mạng không
có máy tính chuyên cung cấp dịch vụ và quản lý hệ thống mạng. Mô hình
này chỉ phù hợp với các mạng nhỏ, dưới mười máy tính và yêu cầu bảo mật
không cao.
6.2.Domain.
- 10 -
Khác với mô hình Workgroup, mô hình Domain hoạt động theo cơ
chế client-server, trong hệ thống mạng phải có ít nhất một máy tính làm
chức năng điều khiển vùng (Domain Controller), máy tính này sẽ điều khiể n
toàn bộ hoạt động của hệ thống mạng. Việc chứng thực người dùng và quản
lý tài nguyên mạng được tập trung lại tại các Server trong miền. Mô hình
này được áp dụng cho các công ty vừa và lớ n.
Một số khái niệm cơ bản của mô hình Domain:
6.2.1. Active Directory:
Là một cơ sở dữ liệu của các tài nguyên trên mạng (còn gọi là đối
tượng) cũng như các thông tin liên quan đến các đối tượng đó
6.2.2. Directory Services (dịch vụ danh bạ):
Là hệ thống thông tin chứa trong NTDS.DIT và các chương trình
quản lý, khai thác tập tin này. Dịch vụ danh bạ là một dịch vụ cơ sở làm nền
tảng để hình thành một hệ thống Active Directory
6.2.3. Object (đối tượng).
Trước khi tìm hiểu khái niệm Object, chúng ta phải tìm hiểu trước hai khái
niệm Object classes và Attributes.
 Object classes là một bản thiết kế mẫu hay một khuôn mẫu cho các
loại đối tượng mà ta có thể tạo ra trong Active Directory. Có ba loại object

classes thông dụng là: User, Computer, Printer.
 Khái niệm thứ hai là Attributes, nó được định nghĩa là tập các giá trị
phù hợp và được kết hợp với một đối tượng cụ thể.
Như vậy, Object là một đối tượng duy nhất được định nghĩa bởi các
giá trị được gán cho các thuộc tính của object classes.
6.2.4. Organizational Unit hay OU:
Là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống AD, nó được xem là một vật chứa
các đối tượng ( Object) được dùng để sắp xếp các đối tượng khác nhau phục
- 11 -
vụ cho mục đích quản trị của nhà quản trị. OU cũng được thiết lập dựa trên
subnet IP và được định nghĩa là “một hoặc nhiều subnet kết nối tốt với
nhau”.
6.2.5. Domain
Là đơn vị chức năng nòng cốt của cấu trúc logic Active Directory. Nó
là phương tiện để qui định một tập hợp những người dùng, máy tính, tài
nguyên chia sẻ có những qui tắc bảo mật giống nhau từ đó giúp cho việc
quản lý các truy cập vào các Server dễ dàng hơ n.
Domain có các chức năng chính sau:
 Đóng vai trò như một khu vực quản trị (administrative boundary) các
đối tượng, là một tập hợp các định nghĩa quản trị cho các đối tượng chia sẻ
như: có chung một cơ sở dữ liệu thư mục, các chính sách bảo mật, các quan
hệ ủy quyền với các domain khác.
 Giúp chúng ta quản lý bảo mật các các tài nguyên chia sẻ.
 Cung cấp các Server dự phòng làm chức năng điều khiển vùng
(domain controller), đồng thời đảm bảo các thông tin trên các Server này
được được đồng bộ với nhau.
- 12 -
TA CÓ MỘT KIẾN TRÚC CHUNG TỔNG QUÁT VỀ ACTIVE
DIRECTORY NHƯ SAU:
II. Mạng WLAN

1. Các khái niệm cơ bản
WLAN là một loại mạng máy tính nhưng việc kết nối giữa các thành
phần trong mạng không sử dụng các loại cáp như một mạng thông
thường, môi trường truyền thông của các thành phần trong mạng là
không khí. Các thành phần trong mạng sử dụng “sóng điện từ” để truyền
thông với nhau.
2. Sự phát triển của WLAN
Công nghệ WLAN lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 1990, khi
những nhà sản xuất giới thiệu những sản phẩm hoạt động trong băng tần
900Mhz. Những giải pháp này (không được thống nhất giữa các nhà sản
xuất) cung cấp tốc độ truyền dữ liệu 1Mbps, thấp hơn nhiều so với tốc độ
10Mbps của hầu hết các mạng sử dụng cáp hiện thời.
- 13 -
Năm 1992, những nhà sản xuất bắt đầu bán những sản phẩm WLAN
sử dụng băng tần 2.4Ghz. Mặc dầu những sản phẩm này đã có tốc độ truyền
dữ liệu cao hơn nhưng chúng vẫn là những giải pháp riêng của mỗi nhà sản
xuất không được công bố rộng rãi. Sự cần thiết cho việc hoạt động thống
nhất giữa các thiết bị ở những dãy tần số khác nhau dẫn đến một số tổ chức
bắt đầu phát triển ra những chuẩn mạng không dây chung.
Năm 1997, Institute of Electrical and Electronics Engineers(IEEE)
đã phê chuẩn sự ra đời của chuẩn 802.11, và cũng được biết với tên gọi
WIFI (Wireless Fidelity) cho các mạng WLAN. Chuẩn 802.11 hỗ trợ ba
phương pháp truyền tín hiệu, trong đó có bao gồm phương pháp truyền tín
hiệu vô tuyến ở tần số 2.4Ghz.
Năm 1999, IEEE thông qua hai sự bổ sung cho chuẩn 802.11 là các
chuẩn 802.11a và 802.11b (định nghĩa ra những phương pháp truyền tín
hiệu). Và những thiết bị WLAN dựa trên chuẩn 802.11b đã nhanh chóng trở
thành công nghệ không dây vượt trội. Các thiết bị WLAN 802.11b truyền
phát ở tần số 2.4Ghz, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu có thể lên tới 11Mbps.
IEEE 802.11b được tạo ra nhằm cung cấp những đặc điểm về tính hiệu

dụng, thông lượng (throughput) và bảo mật để so sánh với mạng có dây.
3. Các mô hình WLAN
Mạng 802.11 là chuẩn WLAN đang được sử dụng phổ biến nhất hiện
nay, nó linh hoạt về thiết kế, gồm 3 mô hình mạng sau:
· Mô hình mạng độc lập(IBSSs) hay còn gọi là mạng Ad hoc
· Mô hình mạng cơ sở (BSSs)
· Mô hình mạng mở rộng(ESSs)
3.1. Mô hình mạng độc lập (Independent Basic Service sets (BSSs))
- 14 -
Các nút di động (máy tính có hỗ trợ card mạng không dây) tập trung
lại trong một không gian nhỏ để hình thành nên kết nối ngang cấp (peer-to-
peer) giữa chúng. Các nút di động có card mạng wireless là chúng có thể
trao đổi thông tin trực tiếp với nhau , không cần phải quản trị mạng. Vì các
mạng ad-hoc này có thể thực hiện nhanh và dễ dàng nên chúng thường được
thiết lập mà không cần một công cụ hay kỹ năng đặc biệt nào vì vậy nó
rất thích hợp để sử dụng trong các hội nghị thương mại hoặc trong các
nhóm làm việc tạm thời. Tuy nhiên chúng có thể có những nhược điểm
về vùng phủ sóng bị giới hạn, mọi người sử dụng đều phải nghe được lẫn
nhau.
3.2.Mô hình mạng cơ sở (Basic service sets (BSSs))
Bao gồm các điểm truy nhập AP (Access Point) gắn với mạng đường
trục hữu tuyến và giao tiếp với các thiết bị di động trong vùng phủ sóng của
một cell. AP đóng vai trò điều khiển cell và điều khiển lưu lượng tới mạng.
Các thiết bị di động không giao tiếp trực tiếp với nhau mà giao tiếp với các
AP.Các cell có thể chồng lấn lên nhau khoảng 10-15% cho phép các trạm di
động có thể di chuyển mà không bị mất kết nối vô tuyến và cung cấp vùng
phủ sóng với chi phí thấp nhất. Các trạm di động sẽ chọn AP tốt nhất để
kết nối. Một điểm truy nhập nằm ở trung tâm có thể điều khiển và phân phối
truy nhập cho các nút tranh chấp, cung cấp truy nhập phù hợp với mạng
đường trục, ấn định các địa chỉ và các mức ưu tiên, giám sát lưu lượng

mạng, quản lý chuyển đi các gói và duy trì theo dõi cấu hình mạng. Tuy
nhiên giao thức đa truy nhập tập trung không cho phép các nút di động
truyền trực tiếp tới nút khác nằm trong cùng vùng với điểm truy nhập như
trong cấu hình mạng WLAN độc lập. Trong trường hợp này, mỗi gói sẽ phải
được phát đi 2 lần (từ nút phát gốc và sau đó là điểm truy nhập) trước khi nó
- 15 -
tới nút đích, quá trình này sẽ làm giảm hiệu quả truyền dẫn và tăng trễ
truyền dẫn.
Thiết bị trung tâm của mạng BSSs là các AP, tuy nhiên đây không
phải là thiết bị duy nhất có thể làm vai trò điều khiển mạng. Ở thời điểm
hiện nay, đã xuất hiện chuẩn Wi-Fi 802.11g. Các thiết bị phát sóng Wi-Fi
được chia làm 3 loại là Access Point, Wireless Router và Wireless Modem.
Access Point chỉ có cổng Lan, sử dụng như một bộ phát sóng không cần cấu
hình, do đó bộc lộ điểm yếu là không có các chế độ bảo mật. Ngược lại
Wireless Router không những có chức năng bảo mật khi truy cập, chế độ
tường lửa, cấp phát và thu hồi địa chỉ IP (DHCP) mà còn có thêm một cổng
Wan, điều này giúp ta dễ dàng phân biệt với các Access Point chỉ có các
cổng Lan mà thôi. Wireless Modem thì các chức năng cũng tương tự như
Wireless Router nhưng có cổng ADSL dùng để kết nối trực tiếp từ dây cáp
của nhà cung cấp mạng (ISP) mà không cần thông qua modem ADSL
3.3.Mô hình mạng mở rộng ( Extended Service Set (ESSs))
Mạng 802.11 mở rộng phạm vi di động tới một phạm vi bất kì thông
qua ESS. Một ESSs là một tập hợp các BSSs nơi mà các Access Point giao
tiếp với nhau để chuyển lưu lượng từ một BSS này đến một BSS khác để
làm cho việc di chuyển dễ dàng của các trạm giữa các BSS, Access Point
thực hiện việc giao tiếp thông qua hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối
là một lớp mỏng trong mỗi Access Point mà nó xác định đích đến cho một
lưu lượng được nhận từ một BSS. Hệ thống phân phối được tiếp sóng trở lại
một đích trong cùng một BSS, chuyển tiếp trên hệ thống phân phối tới một
Access Point khác, hoặc gởi tới một mạng có dây tới đích không nằm trong

ESS. Các thông tin nhận bởi Access Point từ hệ thống phân phối được
truyền tới BSS sẽ được nhận bởi trạm đích.
- 16 -
4. Ưu nhược điểm của WLAN
4.1.Ưu điểm.
Sự tiện lợi: Mạng không dây cũng như hệ thống mạng thông thường.
Nó cho phép người dùng truy xuất tài nguyên mạng ở bất kỳ nơi đâu trong
khu vực được triển khai(nhà hay văn phòng). Với sự gia tăng số người sử
dụng máy tính xách tay(laptop), đó là một điều rất thuận lợi.
Khả năng di động: Với sự phát triển của các mạng không dây công
cộng, người dùng có thể truy cập Internet ở bất cứ đâu. Chẳng hạn ở các
quán Cafe, người dùng có thể truy cập Internet không dây miễn phí.
Hiệu quả: Người dùng có thể duy trì kết nối mạng khi họ đi từ nơi này
đến nơi khác.
Triển khai: Việc thiết lập hệ thống mạng không dây ban đầu chỉ cần ít
nhất 1 access point. Với mạng dùng cáp, phải tốn thêm chi phí và có thể gặp
khó khăn trong việc triển khai hệ thống cáp ở nhiều nơi trong tòa nhà.
Khả năng mở rộng: Mạng không dây có thể đáp ứng tức thì khi gia
tăng số lượng người dùng. Với hệ thống mạng dùng cáp cần phải gắn thêm
cáp
4.2.Nhược điểm
Bảo mật: Môi trường kết nối không dây là không khí nên khả năng bị
tấn công của người dùng là rất cao.
Phạm vi: Một mạng chuẩn 802.11g với các thiết bị chuẩn chỉ có thể
hoạt động tốt trong phạm vi vài chục mét. Nó phù hợp trong 1 căn nhà,
nhưngvới một tòa nhà lớn thì không đáp ứng được nhu cầu. Để đáp ứng cần
phải mua thêm Repeater hay access point, dẫn đến chi phí gia tăng.
Độ tin cậy: Vì sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông nên việc bị
nhiễu, tín hiệu bị giảm do tác động của các thiết bị khác(lò vi sóng,….) là
không tránh khỏi. Làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của mạng.

- 17 -
Tốc độ: Tốc độ của mạng không dây (1- 125 Mbps) rất chậm so với
mạng sử dụng cáp(100Mbps đến hàng Gbps)
TỔNG KẾT:
Trong chương này đã trình bày tổng quát các kiến thức về mạng nóí
riêng và mạng LAN, WLAN nói chung. Qua đó ta có thể rút ra các điểm cần
chú ý như sau:
 Mạng LAN là mạng có quy mô nhỏ, sử dụng kỹ thuật truyền tải quảng
bá (Broad cast).
 Trong mạng LAN cơ chế DHCP được sử dụng để gán địa chỉ IP động
cho các máy tính trong mạng. Nghĩa là địa chỉ IP của máy sẽ thay đổi sau
mỗi lần truy cập vào mạng.
 Về cơ bản cấu trúc Logic của mạng WLAN giống với mạng LAN có
dây. Điểm khác biệt là trong cấu tạo vật lý của WLAN sử dụng môi trường
truyền dẫn là sóng điện từ.
 Mạng WLAN sử dụng chuẩn 802.11 của IEEE là chuẩn phổ biến nhất
hiện nay (có các phiên bản như 802.11a,b,g…)
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG MÁY TÍNH
CỦA CÔNG TY
I. Giới thiệu về công ty
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 359.
Địa chỉ: số 21 Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
Điện thoại: 0433.512.102.
Mã số thuế: 050047786.
Giám đốc: bà Phó Thị Viết.
- 18 -
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 359 là công ty TNHH một
thành viên do bà Phó Thị Viết. Lĩnh vực kinh doanh của công ty là cung cấp
máy móc, thiết bị y tế. Khách hàng là các cơ sở y tế: bệnh viện, trạm y tế,

phòng khám…Trong quá trình thực tập công ty tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình của giám đốc công ty và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
II. Quá trình khảo sát
1. Tình hình mạng máy tính tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch
vụ 359.
Thường trực tại công ty có 15 nhân viên làm việc bao gồm 2 bảo vệ, 1
kế toán trưởng, 1 kế toán viên, 2 nhân viên giao nhận, 8 nhân viên kỹ thuật .
Hệ thống máy tính có 10 máy hoạt động liên tục. Một máy tính trong
phòng làm việc của giám đốc, 2 máy tính dành cho kế toán trưởng và kế
toán viên, 2 máy của 2 nhân viên giao - nhận hàng, 1 máy dành cho phòng
bảo vệ nối với các camera an ninh, 4 máy còn lại dành cho nhân viên kỹ
thuật (8 người). Ngoài ra, còn có 1 máy in hiệu Lexmark, nối với máy tính
của giám đốc, trụ sở của công ty còn có hệ thống IP Camera (4 chiếc) theo
dõi an ninh trong tòa nhà hoạt động 24/24. Tất cả các máy đều được cài đặt
hệ điều hành Window XP Service pack 3.
Tất cả các máy được kết nối thành mạng nội bộ LAN thông qua
switch, có kết nối internet bằng modem ADSL. Nhà cung cấp dịch vụ (ISP)
của công ty là nhà mạng FPT, gói thuê bao trị giá 308.000 VND/ tháng, sử
dụng IP động. Ngoài ra, hệ thống mạng cũng dành ra một số các cổng mạng
(đầu dây mạng) dự phòng cho phép nhân viên kết nối máy tính cá nhân của
mình (laptop) khi cần thiết.
Qua quá trình trao đổi, tiếp xúc với cán bộ, nhân viên của công ty về
nhu cầu sử dụng mạng máy tính trong công ty đã thu thập được những ý
kiến sau về việc thiết kế mạng WLAN trong công ty:
- 19 -
 Yêu cầu mạng phải có khả năng truy cập tốt vào mạng INTERNET.
 Mạng vận hành không quá phức tạp, chi phí lắp đặt không quá lớn.
 Các camera an ninh phải hoạt động tốt trong mạng mới được thiết lập
(yêu cầu riêng của giám đốc).
Nhận xét về hệ thống mạng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch

vụ 359:
Ưu điểm:
 Chi phí rẻ, vận hành đơn giản, phù hợp với điều kiện hoạt động của
công ty.
 Tốc độ đường truyền tương đối tốt đáp ứng được yêu cầu làm việc của
công ty.
Nhược điểm:
 Cấu tạo quá đơn giản, chưa chú trọng vấn đề an ninh mạng. Dễ bị xâm
nhập, nhiễm virus.
 Cách vận hành mạng LAN vẫn còn rời rạc, không khoa học, hình thức
chia sẻ thông tin rất thủ công. Ví dụ: nhân viên giao, nhận hàng muốn in 1
văn bản phải coppy vào USB rồi in tại máy của kế toán trưởng. Khi muốn
trao đổi các file dữ liệu giữa các máy cũng làm tương tự.
 Hệ thống dây mạng rất rắc rối, khi có sự cố về đường truyền rất khó
để tìm ra vị trí bị lỗi. Hơn nữa quá nhiều dây mạng cũng làm nội thất trong
công ty trở nên không đẹp mắt.
2. Khảo sát vị trí lắp đặt
Trụ sở của công ty là tòa nhà 2 tầng tại số 21 Lê Trọng Tấn, Hà Đông,
Hà Nội. Tòa nhà hướng mặt tiền ra trước đường Lê Trọng Tấn, diện tích mặt
tiền là 5m, chiều sâu là 10m. Tầng 1 là nơi tiếp khách và làm việc của nhân
viên giao, nhận và kỹ thuật.Tầng trên là phòng làm việc giám đốc và kế toán
trưởng . Switch mạng đặt tại phòng giám đốc.
- 20 -
Độ dài lớn nhất của dây mạng là 15m. Độ dài của đường dây điện
thoại từ tủ cáp của nhà mạng tới modem là 150m.
3. Điều kiện thi công
Điều kiện thi công tại công ty khá thuận lợi. Chủ yếu tiến hành trong
nhà. Tại trụ sở của công ty.
4. Lựa chọn giải pháp và mô hình thiết kế
4.1.Thiết kế sơ đồ mạng

Với điều kiện của công ty 359 thì mô hình mạng WLAN phù hợp nhất
có thể lựa chọn là mô hình mạng cơ sở BBSs, vì các lý do sau: mạng máy
tính trong công ty có quy mô nhỏ, số lượng máy truy cập biến động không
nhiều, cần có một mạng chạy ổn định,truy cập INTERNET tốt.
Mô hình quản lý mạng sẽ lựa chọn mô hình “Domain”.
Sơ đồ mạng:
- 21 -
4.2.Lựa chọn thiết bị.
Các thiết bị cần mua sắm bao gồm:
 1 Wireless router loại: TENDA W311R Wireless-N Broadband
Router.
Chi tiết: Hãng sản xuất: TENDA, Số cổng kết nối: 5 x RJ45, Tốc độ truyền
dữ liệu: 10/100Mbps, Chuẩn giao tiếp: IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, IEEE
802.3, IEEE 802.3u, IEEE 802.11n, IEEE 802.11a
Giá :235.000 VND
 5 card mạng không dây cho các máy tính Desktop loại: Wireless PCI
Adapter W322P V2.0 300Mbps.
Chi tiết: Hãng sản xuất: Tenda / Kiểu: PCI Card, / Bus: 32bit, / Chuẩn giao
tiếp:IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, IEEE 802.11n, / Tốc độ truyền dữ
liệu:300Mbps, /
Giá : 299.000 VND
Tham khảo tại website: www.vatgia.com
4.3.Lập kế hoạch thực hiện.
Kế hoạch thực hiện dự kiến gồm các bước như sau:
 Xin ý kiến phê duyệt của người đứng đầu đơn vị (giám đốc công ty)
về việc thực hiện việc cài đặt mạng Wireless LAN.
 Chuẩn bị các thiết bị cần thiết: mua sắm Wireless router, card mạng
không dây, chuẩn bị kìm bấm mạn, các trang thiết nị khác để thi công.
 Tiến hành cài đặt phần cứng. Lắp ráp các thiết bị, đấu nối vào mạng
Wireless LAN chung.

 Cấu hình phần mềm các máy tính trong mạng (phân địa chỉ IP, chọn
mô hình Workgoup…). Thiết lập chế độ bảo mật mạng.
 Chạy thử mạng, thu thập ý kiến của của người dùng. Đồng thời
hướng dẫn người dùng về cách sử dụng mạng sao cho hiệu quả nhất.
- 22 -
 Sửa chữa các thiếu khuyết của mạng nếu có hoặc điều chỉnh lại theo
yêu cầu của người dùng
 Hoàn thiện mạng, đưa ra thành phẩm cuối cùng. Tiến hành bảo trì hệ
thống định kỳ.
CHƯƠNG 3
QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MẠNG WLAN CHO CÔNG TY TMHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 359
I. Các vấn đề của mạng WLAN
1. Các vấn đề khi triển khai mạng WLAN
1.1.Vấn đề chất lượng tín hiệu
Không giống như mạng LAN có dây, môi trường truyền dẫn tín hiệu
sóng wireless là không khí nên chịu rất nhiều ảnh hưởng của môi trường bên
ngoài. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín hiệu trong mạng WLAN có
thể kể đến:
1.1.1. Sự xung đột sóng giữa các mạng wireless gần nhau.
Phương thức truyền tín hiệu của mạng wireless LAN là sử dụng sóng
vô tuyến điện để truyền dẫn tín hiệu. Yếu tố quan trọng nhất trong truyền
thông vô tuyến là tần số. Tần số mà các thiết bị wireless LAN sử phổ biến
hiện nay là tần số 2.4Ghz. Tại tần số này chúng cung cấp 3 kênh truyền dẫn
tín hiệu cho các thiết bị. Khi 2 thiết bị wireless hoạt động gần nhau sẽ sẽ tạo
ra sự giao thoa sóng làm các thiết bị không thể nhận thông tin. Giải pháp là
các wireless router sẽ truyền dẫn những kênh riêng (3 kênh). Như vậy khi có
nhiều hơn 3 mạng wireless cùng hoạt động trong cùng một khu vực sẽ xảy ra
sự xung đột sóng wireless làm các mạng hoạt động không hiệu quả thậm chí
là không hoạt động được.

1.1.2. Ảnh hưởng từ các thiết bị điện trong gia đình.
- 23 -
Các thiết bị thiết bị điện thoại không dây và lò vi sóng đều ảnh hưởng
tới thiết bị sử dụng băng tần 2.4GHz. Rất nhiều thiết bị giám sát trẻ hoạt
động ở băng tần 900MHz và không làm ảnh hưởng mạng không dây. Tuy
nhiên, một số thiết bị giám sát không dây đều hoạt động ở băng tần 2.4GHz,
và chúng có thể gây nhiễu router 802.11g hoặc router 802.11n băng đơn.
1.1.3. Các thiết bị Bluetooth
Bluetooth là một đặc tả công nghiệp cho truyền thông không dây tầm
gần giữa các thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua
các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động và cố định, tạo nên các mạng
cá nhân không dây.
Các thiết bị có sử dụng công nghệ bluetooth hiện đang rất phổ biến
như điện thoại di động, laptop, máy ảnh số,… Các thiết bị này cũng hoạt
động ở dải tần số 2.4 Ghz trùng với tần số của wireless router vậy nên hoàn
toàn có nguy cơ gây ra hiện tượng nhiễu sóng wireless.
1.1.4. Cài đặt bảo mật.
Đối với một số router, cài đặt bảo mật mạng có thể ảnh hưởng phần
nào đến khả năng hoạt động. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nên tắt bỏ
bảo mật hoàn toàn, hoặc áp dụng mức bảo vệ yếu hơn.
1.1.5. Firmwave cũ.
Firmware là một thuật ngữ được dùng để biểu thị những phần mềm
cố định, thường là khá nhỏ, để điều khiển nội quan nhiều thiết bị điện tử.
wireless router cũng có firmwave của mình.
Nhà sản xuất khi bán sản phẩm ra thị trường, đã cài sẵn firmwave
nhưng trong vòng đời tồn tại của thiết bị nhà sản xuất thường xuyên nâng
cấp firmware cho thiết bị đó nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị
cho phù hợp với các thay đổi của công nghệ. Firmware cũ không được nâng
- 24 -
cấp có thể làm giảm hiệu suất của thiết bị vì không thích ứng với các công

nghệ mới.
1.1.6. Hướng đặt wireless router.
Hướng hay vị trí đặt wireless router cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín
hiệu của mạng.
1.2.Vấn đề bảo mật mạng.
Với mạng WLAN có 2 vấn đề về bảo mật cần quan tâm đó là:
1.2.1. Bảo mật truy cập vào mạng.
Không giống như mạng LAN có dây, muốn truy cập phải có đường
truyền (dây mạng) kết nối vào máy tính. Truy cập WLAN chỉ cần có thiết bị
hỗ trợ truy cập wireless và nằm trong vùng phủ sóng của wireless router
cũng có thể truy cập vào mạng của công ty. Như vậy một người không phải
là nhân viên của công ty 359, ở ngoài tòa nhà của công ty cũng có thể truy
cập vào mạng của công ty. Vậy nên, ta phải áp dụng các cơ chế bảo mật truy
cập vào mạng của công ty.
1.2.2. Bảo mật chống phá hoại, virus, phần mềm gián điệp.
Có thể nói đây là vấn đề mang tính cố hữu của các mạng máy tính nói
chung. Bảo mật chống phá hoại bằng virus, phần mềm gián điệp cần tiến
hành thường xuyên, liên tục. Cần có sự đầu tư cả vật chất và tri thức.
2. Các giải pháp nâng cao chất lượng
2.1.Nâng cao chất lượng tín hiệu
2.1.1 Sử dụng wireless router tần số 5Ghz.
Các wireless router hoạt động ở dải tần 2.4 Ghz chỉ cung cấp 3 kênh
truyền dẫn tín hiệu cho mạng WLAN. Giải pháp cho vấm đề này là sử dụng
các wireless router mới hoạt động ở dải tần 5 Ghz. Tại dải tần này, ta có 11
kênh tín hiệu. ta có thể cấu hình cho wireless router chọn kênh tín hiệu tối
ưu sao cho không trùng với kênh của mạng WLAN bên cạnh. Rất hiếm khi
- 25 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×