Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

luận văn:Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 121 trang )

1



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đề tài: “Thực trạng thu hút và sử dụng
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Thành phố Hồ Chí Minh”










BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
2

CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CNPT : Công nghiệp phát triển
DN : Doanh nghiệp
DNLD : Doanh nghiệp liên doanh
DNSX : Doanh nghiệp sản xuất
DNVN : Doanh nghiệp Việt Nam
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
ĐPT : Đang phát triển
FDI (Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài


GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội
KCN & KCX : Khu công nghiệp & Khu chế xuất
KTTĐ : Kinh tế trọng điểm
NSLĐ : Năng suất lao động
PT : Phát triển
TB : Trung bình
TNC (Transnational Corporation) : Công ty xuyên quốc gia
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Vốn ĐK : Vốn đăng ký
Vốn ĐT : Vốn đầu tư

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH 8
1.1. Vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trong nền kinh tế Việt Nam 8

1.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh là "hạt nhân" phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam: 8
1.1.2. Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế của cả nước 12
1.2. ý nghĩa cần thiết của việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh 22

1.2.1. Thực trạng nền kinh tế thành phố 22
1.2.2. Tính tất yếu khách quan của việc thu hút FDI vào thành phố Hồ Chí Minh 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 31
2.1. Mục tiêu, định hướng, chính sách và biện pháp đã và đang thực hiện để

thu hút FDI vào thành phố Hồ Chí Minh 31

2.1.1. Mục tiêu và định hướng 31
2.1.2. Chính sách 35
2.1.3. Biện pháp 37
2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại thành phố Hồ Chí Minh 38

2.2.1. Quy mô và nhịp độ thu hút FDI 38
2.2.2. Cơ cấu ngành đầu tư: 45
2.2.3. Hình thức và đối tác đầu tư: 47
2.2.4. Một số dự án FDI tiêu biểu trên địa bàn thành phố 51
2.2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài quý I/2008 53
2.3. Đánh giá tác động của FDI đối với nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh 54

2.3.1. Tác động tích cực: 54
2.3.2. Tác động tiêu cực: 67
4
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐỐI VỚI CÁC TỈNH THÀNH KHÁC 73
3.1. Cải thiện môi trường đầu tư: 73

3.1.1. Đất đai 74
3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 75
3.1.3. Giải quyết bức xúc hạ tầng: Mấu chốt để thu hút đầu tư 76
3.1.4. Nỗ lực trong cải cách hành chính : Quyết liệt "một cửa một dấu" 78
3.1.5. Một số cải cách khác: 80
3.2. Xây dựng, quy hoạch và cụ thể hóa chiến lược thu hút FDI 81

3.2.1. Các giai đoạn trong xây dựng chiến lược thu hút FDI 82

3.2.2. Yêu cầu cần thiết phải xây dựng một chiến lược cụ thể để thu hút FDI vào
thành phố Hồ Chí Minh 82
3.3. Thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư chiến
lược, các ngành kinh tế trọng điểm 83

3.3.1. Một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao thành phố
HCM 83
3.3.2. Minh chứng cụ thể về thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi đầu tư đối với các
nhà đầu tư chiến lược, các ngành kinh tế trọng điểm 87
3.4. Tăng cường hiệu quả các dự án đã triển khai 88

3.5. Đẩy mạnh chương trình quảng bá và xúc tiến đầu tư 89

3.5.1. Những khó khăn trong hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư ở thành phố Hồ
Chí Minh 89
3.5.2. Những chuyển biến tích cực 91
3.5.3. Đề xuất về hoạt động xúc tiến đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất 93
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 103

5

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất
quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là “chiếc chìa khóa vàng”,
là một đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất
nước và góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới. Địa phương tiếp

nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà còn được tiếp nhận công nghệ
hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều
địa phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là đầu tàu kinh tế của vùng Kinh tế Trọng
điểm phía Nam cũng như của cả nước, cũng chính là địa phương thu hút được
nguồn vốn FDI lớn nhất cả nước trong thời gian qua. Để đạt được điều này bên
cạnh những lợi thế sẵn có về địa lý – kinh tế - xã hội, TP HCM đã phải có những
chính sách, biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ như
tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp – dịch vụ hiện đại, giá trị cao, gia tăng xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên
tiến nhưng cũng giống như những địa phương khác trong cả nước hay như các
thành phố đang phát triển khác trên thế giới, TP HCM cũng không tránh khỏi những
khó khăn, trở ngại khi tiếp cận, sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả để phát
triển kinh tế.
Việt Nam đã gia nhập WTO, thực hiện chính sách mở cửa chưa lâu và mới chỉ
thực sự chú trọng tới thu hút nguồn vốn FDI được hơn 20 năm. TP HCM lại là địa
phương đi đầu, dẫn đường cho các địa phương khác trong việc thu hút và sử dụng

6
nguồn vốn này. Những bước đi của thành phố sẽ đóng vai trò gợi mở cho các địa
phương khác, những kết quả thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của
thành phố từ những thành công đến những điểm còn chưa làm được thực sự đã,
đang và sẽ để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương trong cả
nước. Do đó nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm TP HCM để áp dụng sang các tỉnh
thành khác là việc làm cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận xin được làm rõ một số nội dung sau:
* Vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP

HCM, đặc biệt trong thời gian 2001 - 2007, ý nghĩa cần thiết phải thu hút FDI vào
thành phố trong thời gian tới.
* Những mục tiêu, định hướng, chính sách, biện pháp nhằm thu hút FDI của
TP HCM cũng như tình hình thu hút FDI của địa phương này và các kết quả đạt
được. Từ đó đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với
sự phát triển kinh tế và xã hội của TP HCM.
* Những bài học kinh nghiệm quý báu về việc thu hút và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn FDI của TP HCM dành cho các tỉnh thành khác trong cả nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu một số vấn đề tổng quan về tình hình kinh tế của TP
HCM; Các chính sách, biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của thành phố; Tình
hình thực tiễn trong việc thu hút FDI, kết quả và những tác động của FDI đối với
kinh tế thành phố.
Tuy nhiên khóa luận không thể nghiên cứu sâu toàn bộ nền kinh tế của TP HCM
mà chỉ đề cập đến thực trạng thu hút, sử dụng FDI và những tác động của nó đến
kinh tế - xã hội của địa phương này trong giai đoạn 2001 - 2007 một cách tổng quát.
Sau đó khóa luận xin đi vào giới thiệu một số dự án FDI lớn trên địa bàn thành phố
như dự án của Intel, dự án cảng Container Trung tâm Sài Gòn, dự án xây dựng
Asiana Plaza,

7
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, khóa luận còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích,
tổng hợp, để phân tích các kết quả nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn và
đi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan.
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng bảng biểu, hình vẽ để mô phỏng xu hướng biến
đổi của các đối tượng và hiện tượng.
5. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận được chia làm 3 phần: phần lời mở đầu, phần kết luận và 3 chương,

trong đó:
Chương 1: Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Bài học kinh nghiệm về việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh đối với các tỉnh thành khác
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do những hạn chế về kiến thức, thời gian
và nguồn tài liệu có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi một số sai sót, hạn chế
nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đến
những vấn đề đặt ra trong khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn – PGS TS
Vũ Chí Lộc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện nghiên cứu
và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.


8
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1. VỊ TRÍ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM

33 năm sau ngày Sài Gòn được giải phóng, từ một thành phố tiêu thụ, kinh tế
què quặt với các tệ nạn xã hội và thất nghiệp tràn lan; với cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ
yếu phục vụ chiến tranh, lệ thuộc nước ngoài thành phố Hồ Chí Minh đã vươn mình
trở thành đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trung tâm kinh tế
lớn nhất của cả nước. Chỉ với 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước nhưng
thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị thế dẫn đầu của mình với một tốc độ

tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm, có GDP chiếm 13% năm 1985,
20% năm 2005 trong cơ cấu GDP của cả nước; thu ngân sách tăng 10 lần và chiếm
tỷ trọng 1/3 tổng thu ngân sách quốc gia; giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng
30%, xuất khẩu chiếm tỷ trọng 40% của cả nước. Mỗi chỉ tiêu tăng trưởng, phát
triển của thành phố đều góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước,
thực sự là trung tâm có sức thu hút và lan toả lớn. [27]
1.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh là "hạt nhân" phát triển của Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam:
Đảng và Nhà nước ta xác định việc thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (Vùng KTTĐ phía Nam) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
bởi vì vai trò của khu vực này đối với sự phát triển kinh tế của cả nước. Vùng
KTTĐ phía Nam chiếm khoảng 50% GDP, 57% tổng sản lượng công nghiệp, 60%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, và 47% ngân sách của cả nước. Tác động tạo đà
thúc đẩy cả nước phát triển trên những nấc thang mới của Vùng KTTĐ phía Nam
được nhân theo bội số của hệ số lan tỏa mà các chuyên gia kinh tế đã tính toán: 1%
GDP tăng thêm của Vùng kinh tế này sẽ có tác động làm tăng 0,3% GDP của cả
nước. Một điểm nhấn nữa trong vai trò của Vùng KTTĐ phía Nam đối với sự

9
nghiệp phát triển kinh tế của cả nước bắt nguồn từ vị trí đặc biệt quan trọng là cửa
ngõ phát triển, liên kết kinh tế giữa miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ và Tây
Nguyên, và lợi thế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giao thông vận tải, hàng không,
cảng biển; giao lưu hợp tác quốc tế; nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn
nhân lực về tài chính lớn tập trung và có thể khai thác để đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế của cả vùng; và nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. [28]
Trong Vùng KTTĐ phía Nam, sự phát triển của TP HCM được Nghị quyết
số 53/NQ-TƯ Bộ Chính trị Trung ương Đảng về Vùng KTTĐ phía Nam xác định là
có ý nghĩa to lớn, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Vùng KTTĐ phía
Nam, tạo đà cùng cả nước tiến nhanh, tiến vững chắc vào quá trình CNH, HĐH.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên – xã hội thuận lợi (nằm ở trung tâm

Nam bộ, phía Nam của Đông Nam bộ và rìa Bắc của Tây Nam bộ, có cơ sở hạ
tầng phát triển tốt, là đầu mối giao thông lớn, nối liền các tỉnh trong vùng và là
cửa ngõ của cả nước vươn ra thế giới) cùng với tiềm năng về nhiều mặt của thành
phố như: là một trung tâm nhiều chức năng, có đội ngũ lao động tay nghề cao với
nguồn chất xám dồi dào, có các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, có các loại dịch
vụ hiện đại,… có thể nói thành phố là hạt nhân trong Vùng KTTĐ phía Nam gồm
8 tỉnh, thành phố: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang và là trung tâm đối với vùng Nam Bộ.
Thành phố luôn giữ vững và phát huy vai trò, vị trí đầu tầu của mình với mức
đóng góp GDP là 66,1% trong Vùng KTTĐ phía Nam và đạt mức 30% trong tổng
GDP của cả khu vực Nam Bộ.
1




1
Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế của cả nước (2005), www.hochiminhcity.gov.vn, 21/04/2008

10
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP, công nghiệp và dịch vụ của TPHCM,
Vùng KTTĐ phía Nam và cả nước giai đoạn 2001 - 2010

(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh)

Dựa vào Quy hoạch phát triển của Vùng KTTĐ phía Nam, TP HCM đã,
đang và sẽ là vai trò trung tâm, đồng thời là Trung tâm lớn của cả nước.
Đối với Vùng KTTĐ phía Nam, chương trình hợp tác của TP HCM với các
tỉnh bạn tiếp tục được tăng cường, đến nay TP HCM đã ký kết hợp tác với tất cả 7
tỉnh trong vùng. Và nếu tính cả nước thì Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác

với 25 tỉnh, thành phố. Qua đó, đã thu hút được trên 200 doanh nghiệp thành phố
thực hiện đầu tư tại các địa phương với 250 dự án đang triển khai có tổng vốn đầu
tư 9.200 tỷ đồng. [27]
Sự phát triển của thành phố cũng đã đóng góp tích cực vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Vùng KTTĐ phía Nam theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp và giữ vai trò trung tâm của cả vùng về dịch vụ và công nghiệp (chiếm hơn
80% giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ, chiếm 50% giá trị gia tăng khu vực công
nghiệp của cả vùng); là trung tâm tài chính - ngân hàng của Vùng KTTĐ phía Nam
và khu vực Nam bộ.
2



2
Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế của cả nước (2005), www.hochiminhcity.gov.vn

11
Biểu đồ 1.2: Giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ của
Thành phố Hồ Chí Minh so với VKTTĐPN

Năm
2005
Kế
hoạch
năm
2010


1. Giá trị sản
xuất công

nghiệp của
Thành phố so
với VKTTĐPN
57,6%

52,5%

2. Dịch vụ của
Thành phố so
với VKTTĐPN
81% -
82%
80%
(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh)
Sự vận động và phát triển của thành phố có tác động ảnh hưởng đến sự phát
triển nhiều mặt của các tỉnh, thành trong khu vực,
- Tạo sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa phương trong
vùng; giúp từng địa phương phát huy thế mạnh trong sản xuất và mở rộng hoạt
động thương mại, giới thiệu các mặt hàng chiến lược đến với các doanh nghiệp
trong và ngoài nước.
- Tạo ra các mô hình trong việc phát triển hoạt động công nghiệp (xây dựng
các khu chế xuất, khu công nghiệp, đào tạo tay nghề cho người lao động) để các
tỉnh, thành có thể vận dụng và tổ chức thực hiện tại từng địa phương.
Thành phố đang vận động và phát triển theo xu hướng hình thành vùng đô thị
thành phố Hồ Chí Minh:
- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn của khu vực và trên thế giới, dân
số đã vượt qua Singapore, Manila, Kuala Lumpua (6,24 triệu người – số liệu năm
2005) và theo quy luật, thành phố cực lớn luôn tạo cho nó một không gian phát triển
ngoài ranh giới hành chính mà các nhà chuyên môn gọi là vùng đô thị thành phố.
Hiện nay nó đang tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các tỉnh lân cận có cơ hội


12
phát triển. Ngày nay người ta còn biết đến bên cạnh Thành phố Hồ Chí Minh là
những cái tên như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang,… là những điểm
sáng về thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng.
- Các tỉnh xung quanh thành phố đang thu hút khá nhiều nhà đầu tư để xây
dựng và phát triển các khu công nghiệp và đô thị, hệ thống đô thị các tỉnh xung
quanh thành phố ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn với đô thị trung tâm là thành phố
Hồ Chí Minh và tạo thành một không gian thống nhất vừa hỗ trợ nhau, vừa bổ sung
tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, qua đó khai thác tối đa mọi tiềm
năng của khu vực cho sự phát triển nhanh và bền vững.
1.1.2. Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế của cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu
trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hoá,
khoa học kỹ thuật của cả nước; ở mức đóng góp vào khoảng 1/5 GDP của cả nước
(20%), giá trị sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 30%, kim ngạch xuất khẩu chiếm
40%, thu nộp ngân sách bằng 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước (34%). Vì cả nước,
cùng cả nước, thành phố đang nỗ lực để đi trước, về đích trước trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong phát triển và hội nhập; góp phần tích cực cùng
cả nước sớm ra khỏi các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp.
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng GDP của TP HCM, VKTTĐPN so với cả nước
vào năm 2005


(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh)

13
Biu 1.4: T trng GDP ca Thnh ph, VKTTPN so vi c nc
vo nm 2007



(Ngun: S K hoch u t Thnh ph H Chớ Minh)
Nu nh nm 2001 tc tng GDP ca thnh ph l 7,4 % thỡ n nm
2007 tng lờn t mc 12,6%, tng gp ri so vi mc tng chung ca c nc v
cng l mc tng cao nht trong vũng 10 nm qua, cao hn ch tiờu tng trng
trung bỡnh hng nm ca K hoch 5 nm 2006 - 2010 (12%). Phỏt trin kinh t vi
tc tng trng cao ó to ra mc úng gúp GDP ln cho c nc. Tng sn
phm trong nc (GDP) ca Thnh ph nm 2007 theo giỏ hin hnh (quý I/2008)
t 228.697 t ng (tng ng 14,3 t USD), chim t trng 20% GDP ca c
nc. GDP bỡnh quõn u ngi cng cú mc tng trng ỏng k, t 2.180 USD,
gp 2,6 ln so vi mc bỡnh quõn chung ca c nc. [16]
Biu 1.5: Tc tng GDP ca TP. HCM giai on 2002 2007

20%
80%
T trng GDP ca TP so vi c nc nm
2007
TP Hồ Chí
Minh
Các vùng khác
50%
50%
T trng GDP ca VKTTPN so vi
c nc nm 2007
VKTTĐPN
Các vùng khác
10,2
11,7
5,62
8,21

9,61
7,32
8,82
12,6
12,2
12,1
11,4
2,50
0,0
2,0
4,0
6,0
8,0
10,0
12,0
14,0
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng GDP (%) Chỉ số giá bình quân cả năm - (%)

14
(Nguồn: Cục thống kê TP. HCM - 2007)
Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà
nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không
ngừng tăng. Năm 2007, tổng thu ngân sách trên địa bàn cả năm đạt 92 ngàn tỷ đồng,
vượt dự toán hơn 4.000 tỷ đồng, tăng đến 30,37% so với năm 2006 (năm 2006 tăng
16,8% so với năm 2005). Năm 2008, dự kiến số thu ngân sách của TP HCM sẽ đạt
con số gần 100.000 tỷ đồng, nhưng ngay trong 4 tháng đầu năm, số thu ngân sách
đã đạt đến con số hơn 41.662 tỷ đồng, gấp 2,03 lần so với cùng thời gian này năm
trước, nên khả năng số thu cả năm sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Tổng chi
ngân sách Thành phố đạt 22.554 tỷ đồng, tăng 14,51%. Chi đầu tư phát triển tăng

10,05% và chiếm 54,1% trong tổng chi ngân sách Thành phố. [16]
Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 2005, năng suất lao
động bình quân toàn nền kinh tế thành phố đạt 63,63 triệu Đồng/người/năm, năng
suất lao động công nghiệp - xây dựng đạt 67,05 triệu Đồng (bằng 105,4% năng suất
lao động bình quân toàn nền kinh tế), năng suất lao động dịch vụ đạt 66,12 triệu
Đồng (bằng 103,12%), năng suất lao động nông nghiệp đạt 13,66 triệu Đồng (bằng
21,5%).
3

 Ngành dịch vụ:
Trong 3 khu vực của nền kinh tế, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao
nhất, tăng 14,1% và chiếm tỷ trọng 52,6% GDP của Thành phố. Bốn ngành dịch vụ
tài chính – ngân hàng, du lịch, bưu chính – viễn thông, vận tải – dịch vụ cảng – kho
bãi có tốc độ tăng trưởng cao, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố
đang đi đúng hướng nhằm gia tăng tỷ trọng của các nhóm ngành dịch vụ, phát huy
tiềm năng thế mạnh của trung tâm tài chính, dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và của cả nước, đặc biệt là tận dụng cơ hội phát triển các lĩnh vực này
trong năm đầu Việt Nam gia nhập WTO. Về thương mại, dịch vụ, thành phố là
trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước Kết quả cụ thể trên một số ngành dịch vụ
có thể ghi nhận như sau:

3
Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế của cả nước (2005), www.hochiminhcity.gov.vn

15
 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu
trên địa bàn có mức đột phá, đạt 18,3 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2006 (Loại
trừ trị giá dầu thô, tổng kim ngạch xuất khẩu là 9.834,4 triệu USD, tăng 35,3% so

với cùng kỳ). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 34,1%; khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài tăng 80,5%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 26,6%, loại trừ
yếu tốt biến động giá tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2007 tăng 16,4%.
[3]
Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán
lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng
trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và
phục vụ đời sống dân cư. Năm 2005, Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 12,2%
so với năm 2004; năng suất lao động của các ngành dịch vụ nói chung là 66,12 triệu
đồng/người/năm (giá trị gia tăng) trong đó năng suất lao động của Thương mại là
51,6 triệu đồng/người/năm (bằng 78% năng suất lao động ngành dịch vụ).
4

Thị trường xuất khẩu được mở rộng, cơ cấu thị trường có chuyển biến tích
cực, giảm dần phụ thuộc vào thị trường châu á, thâm nhập được nhiều thị trường
mới tiềm năng như Nam Phi, úc, New Zealand….
 Ngành du lịch
Du lịch của Thành phố là một trong những ngành dịch vụ có tốc độ tăng
trưởng cao phù hợp với xu thế của thời kỳ hội nhập. Năm 2007, tổng doanh thu du
lịch đạt trên 20.000 tỷ đồng (tương đương 1,25 tỷ USD), tăng 20% so với năm
trước, riêng lĩnh vực khách sạn tăng 41,6%; số lượng khách quốc tế đến Thành phố
đạt 2,65 triệu lượt, tăng 17% so với năm 2006. Đến 2005, có 142 khách sạn được
xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740 phòng và 346 doanh nghiệp

4
Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế của cả nước (2005), www.hochiminhcity.gov.vn

16
lữ hành đủ điều kiện kinh doanh. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn 3 đến
5 sao đạt 75%, tăng 9,5%. [3]

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin
đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền
hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên
nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm. Triển khai chương trình xét chọn và
công nhận 100 điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch.
 Ngành bưu chính, viễn thông
Ngành bưu chính, viễn thông của Thành phố phát triển khá tốt cả về doanh
thu và số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Doanh thu ước cả năm đạt 14.000
tỷ đồng, tăng 16,7%; số lượng doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin
được cấp phép trong năm là 1.053 doanh nghiệp, tăng 13,2%, nâng tổng số doanh
nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin đang hoạt động trên địa bàn là 6.685
doanh nghiệp. Người dân Thành phố ngày càng tiếp cận thuận lợi với công nghệ
thông tin, kết quả trong năm có 9,54 triệu thuê bao điện thoại (trong đó có 7,94 triệu
máy di động), chiếm tỷ lệ gần 20% số thuê bao điện thoại của cả nước và đạt 143
máy/100 dân. [16]
 Tài chính ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam,
thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính -
tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng
doanh thu toàn quốc. Năm 2007, các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát
triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh. Nguồn vốn huy động qua
ngân hàng đạt 484.272 tỷ đồng (tương đương 28 tỷ USD), tăng 69,6% so cùng kỳ
(riêng tiền gửi của dân cư tăng 71,9%, chiếm 44,4% ). Vốn huy động bằng ngoại tệ
chiếm 25,3% tổng vốn huy động, tăng 39,2%; bằng tiền nội tệ (VND) chiếm 74,7%,
tăng 83,2%; tổng dư nợ tín dụng đạt 397.172 tỷ đồng, tăng 72,9% so cùng kỳ. Điều
đáng ghi nhận là trong tổng dư nợ tín dụng, dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm đến

17
39,7%, tăng 71,9% cho thấy nguồn vốn tín dụng được huy động cho đầu tư phát
triển kinh tế đã tăng khá. Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng,

mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ATM được mở rộng. [3]
Về thị trường chứng khoán, đã có 130 cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ niêm
yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; Tổng giá trị niêm
yết toàn thị trường đạt 101.502 tỷ, trong đó: cổ phiếu đạt 35.509 tỷ, trái phiếu:
64.494 tỷ, chứng chỉ quỹ: 1500 tỷ. STB là tổ chức có giá trị niêm yết lớn nhất
(4.449 tỷ), chiếm 4,4% tổng giá trị niêm yết. Tổng giá trị thị trường của các cổ
phiếu niêm yết tại thời điểm ngày 17/12/2007 đạt 341.719 tỷ đồng.
Tổng khối lượng giao dịch cả năm đạt 2,3 tỷ chứng khoán, gấp 2,3 lần năm 2006
với tổng giá trị giao dịch 238,6 ngàn tỷ đồng gấp 3,1 lần cùng kỳ. Trong đó, giao
dịch cổ phiếu chiếm 75,7% về khối lượng, gấp 3,6 lần và 38,5% về giá trị, gấp 6,6
lần. [3]
 Ngành công nghiệp:
Ước cả năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5%. Trong đó, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất 18,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng
13,5%, khu vực nhà nước tăng 8,9%. Một số ngành có hàm lượng khoa học và giá
trị gia tăng cao như cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị truyền thông, hóa chất, sản
phẩm từ cao su – plastic tiếp tục phát triển theo đúng định hướng. Bên cạnh đó, một
số ngành dệt, may, sản xuất da giày có tốc độ tăng chậm hơn so với cùng kỳ. Thành
phố cũng là nơi đi đầu trong cả nước về phát triển các khu chế xuất, khu công
nghiệp và Khu công nghệ cao (12 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất và 1 khu công
nghệ cao); Khu chế xuất Tân Thuận là một trong những khu chế xuất thành công
nhất của khu vực Châu á- Thái Bình Dương hiện nay. [3]
 Ngành nông nghiệp:
Thành phố đang chuyển dần sang nông nghiệp gắn với đô thị và nông nghiệp
sinh thái, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa, rau an toàn, cây công
nghiệp hàng năm và các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ước cả năm 2007 giá trị

18
sản xuất ngành nông nghiệp tăng 6,5%, diện tích rau đạt 10.000 ha, sản lượng
195.000 tấn; diện tích cỏ chăn nuôi 2.400 ha, đàn heo 380.433 con (tăng 26,4%),

trâu bò 121.000 con (tăng 5%); tổng sản lượng thủy sản đạt 57.885 tấn các loại,
tăng 2%; sản xuất 45 triệu con cá cảnh (tăng 50%); đàn cá sấu đạt 123.000 con, tăng
58,9%. [3]
 Đầu tư:
Một thành tựu quan trọng khác là vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tăng
cao. Trong năm 2007, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 84.800 tỷ đồng, tăng 26,6%; trong
đó đầu tư từ vốn nhà nước chiếm 32%, vốn dân doanh chiếm 51%, vốn doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 17%. [3]
Với những nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc tạo dựng niềm tin
cho các nhà đầu tư, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đã góp phần
tạo nên những chuyển biến mới tích cực để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
thành phố. Lực lượng các doanh nghiệp tư nhân cũng đang phát triển rất mạnh,
đóng góp ngày càng lớn hơn vào nền kinh tế chung. Trong năm 2007 đã có thêm
17.519 doanh nghiệp mới với số vốn đăng ký là 153.372 tỷ đồng, tăng 13,3% về số
lượng doanh nghiệp và tăng gấp hơn 3 lần về vốn đăng ký, chứng tỏ một lượng vốn
rất lớn trong dân đã được đưa vào sản xuất kinh doanh. Trong 4 tháng đầu năm
2008, thành phố lại có thêm tới 6.153 doanh nghiệp mới thành lập với tổng vốn
đăng ký 44.667 tỷ đồng. Với hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân và hàng chục
vạn hộ kinh doanh cá thể, kinh tế dân doanh tại thành phố Hồ Chí Minh đã đóng
góp tới 48,1% tổng sản phẩm trên địa bàn và đã đóng góp tới 8,4% trong mức tăng
trưởng GDP 12,6% của toàn thành phố trong năm qua. [3]
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, làn sóng đầu tư nước ngoài đã dồn dập đổ
vào Việt Nam. Nhờ môi trường đầu tư được cải thiện, Thành phố là nơi thu hút vốn
đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự
án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả
nước. Năm 2007, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng khá so với năm 2006, 460 dự
án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký 2.280,3 triệu USD, tăng

19
62,5% (tăng 177 dự án) về số dự án và 40,1% (tăng 653 triệu USD) về vốn đầu tư.

Có 197 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 310,9 triệu USD. Tổng vốn đầu
tư nước ngoài (gồm cấp phép mới và điều chỉnh tăng vốn) trong năm đạt 2.591,2
triệu USD, so với năm 2006 tăng 16% (các chỉ tiêu này năm 2006 đạt 2.233 triệu
USD, gấp 2,3 lần so với năm 2005). Đây cũng là mức thu hút cao nhất từ trước tới
nay. [3]
Tính đến thời điểm cuối tháng 4/2008, toàn thành phố có 2.762 dự án FDI
còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đầu tư 19.314 triệu USD, tăng tới 22,2% về số
dự án và 30,8% về số vốn so với cùng thời điểm này năm trước. Các nhà đầu tư
nước ngoài đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến các ngành thâm dụng vốn, kỹ thuật
công nghệ cao, kinh doanh dịch vụ bất động sản. Trong tổng vốn đầu tư này, vốn
đầu tư vào ngành công nghiệp đạt 7.407,7 triệu USD, chiếm 38,4%; ngành kinh
doanh bất động sản và hoạt động dịch vụ tư vấn đạt 6.148,5 triệu USD, chiếm
31,8%; ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc đạt 1.709,4 triệu USD, chiếm
8,9% Tính chung, hoạt động đầu tư nước ngoài đã đóng góp 20,1% trong tổng giá
trị GDP và đóng góp trên dưới 2% trong mức tăng trưởng của thành phố trong
những năm gần đây. [3]
 Giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế trong tương lai
Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa
phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương
tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập
khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ
thống giao thông như đường Xuyên á, đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho
kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.
Chỉ tiêu về kinh tế đến năm 2010: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong
nước (GDP) trên địa bàn thành phố bình quân 12%/năm; cơ cấu kinh tế đến năm
2010: nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,9%, công nghiệp - xây dựng 48,5% và dịch vụ
50,6% (chấm dứt được xu hướng giảm tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP
trong suốt 10năm qua); tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm trên địa bàn 434.500 tỷ đồng

20

(tương đương khoảng 27,2 tỷ USD); tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng
62,89% so với giai đoạn 2001-2005, trong đó, thu nội địa tăng 88,34%, tổng chi
ngân sách địa phương tăng 44, 29%. [3]
Năm 2008, năm thứ ba – năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 đồng
thời cũng là năm thứ hai Việt Nam thực hiện cam kết gia nhập WTO. Trên cơ sở dự
báo tình hình thuận lợi, khó khăn ở trong nước và trên thế giới, Thành phố đề ra
nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 là tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng
thời tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh
và hiệu quả của nền kinh tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Tận dụng cơ hội
thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ cao của nước ngoài.
Nâng cao mức sống của người dân. Xử lý tốt các vấn đề môi trường, đảm bảo
Thành phố phát triển bền vững, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố xã
hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ
Chính trị.
Thực hiện quyết tâm đó, Hội đồng nhân dân Thành phố đã đề ra 6 chỉ tiêu
kinh tế năm 2008 như sau:
(1) GDP tăng 12,7% - 13%, GDP bình quân đầu người 2.500 USD trở lên.
(2) Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 15%.
(3) Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 35% GDP (97.500 tỷ đồng).
(4) Thu ngân sách trên địa bàn 98.070 tỷ đồng, tăng 17,54% so ước thực hiện
năm 2007.
(5) Chi ngân sách địa phương 18.594 tỷ đồng, bằng 82,4% so ước thực hiện năm
2007.
(6) Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. [16]
Để kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, bảo đảm nâng cao hiệu quả,
tính bền vững, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Thành phố Hồ
Chí Minh hiện đang tích cực khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình hành
động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011. Nhiều giải pháp đang được tích cực triển

21

khai, trong đó thành phố tập trung tạo bước phát triển vượt bậc trong khu vực dịch
vụ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp, đồng thời tạo
chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao
đời sống nhân dân. Thành phố đang triển khai chương trình hành động thực hiện
Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010, trong đó tập
trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9 nhóm ngành dịch vụ mang tính đột phá (tài
chính - tín dụng – ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng;
bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản,
bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ; du lịch; y tế và giáo dục – đào
tạo chất lượng cao); 4 ngành công nghiệp chủ yếu (cơ khí chế tạo; điện tử - viễn
thông - tin học; công nghiệp hóa - dược phẩm; chế biến lương thực thực phẩm giá
trị gia tăng cao); phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái.
Thành phố đang dồn sức để chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển để thực
hiện mục tiêu: Đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa để xây dựng Thành phố Hồ
Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại, từng bước trở thành một trung tâm công
nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam á; góp phần quan
trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Dù hiện tại đang gặp nhiều khó khăn, thử thách trong lúc kinh tế thế giới gặp
nhiều rủi ro, thách thức lớn và tình trạng lạm phát ở trong nước đang có những tác
động bất lợi đến sự tăng trưởng kinh tế chung, nhưng nền kinh tế vĩ mô của thành
phố vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Thành phố sẽ cố gắng để ngay trong năm 2008
này sẽ hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm 2006-
2010; đảm bảo cho việc về đích trước thời hạn vào năm tới.
Cho đến năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là một trong những trung
tâm công nghiệp hàng đầu của Việt Nam, xét về tỉ lệ, mặc dù trong thời kỳ này sẽ
hình thành nhiều khu công nghiệp lớn khác, trong cả nước. Vai trò trung tâm tài
chính, thương mại - dịch vụ, đầu mối giao lưu quốc tế vẫn không có gì thay đổi đối
với thành phố Hồ Chí Minh. Khác với công nghiệp, ngành thương mại - dịch vụ và
hoạt động tài chính của thành phố Hồ Chí Minh ngày càng có vị trí quan trọng hơn;


22
trong quá trình công nghiệp hóa toàn khu vực - tốc độ công nghiệp hóa càng nhanh
thì vai trò trung tâm thương mại - dịch vụ và tài chính của thành phố Hồ Chí Minh
càng quan trọng, nhất là khi thị trường chứng khoán được hình thành ở đây. Thành
phố Hồ Chí Minh có thể sẽ trở thành một trung tâm tài chính và thương mại trong
khu vực các nước ASEAN sau năm 2010.
1.2. Ý NGHĨA CẦN THIẾT CỦA VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội
TP.HCM đã được thực tiễn minh chứng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở
mức hai con số, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp rất tích cực vào quá
trình tăng trưởng kinh tế Thành phố (nếu xét về số tuyệt đối và trực tiếp), và từ đó
góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế Thành phố theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa. Hơn nữa, với hiện trạng nền kinh tế còn nhiều điểm bất cập như hiện nay, FDI
là liều thuốc cần thiết giúp thay đổi diện mạo nền kinh tế cũng như các lĩnh vực
khác của thành phố.
1.2.1. Thực trạng nền kinh tế thành phố
 Ngành công nghiệp:
Đến nay, Thành phố đã có trên 38.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng
35,9% so với năm 2000. Các cơ sở này đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 1 triệu
lao động, tăng gần gấp 2 lần so với thời điểm năm 1995. Nhưng theo khảo sát mới
đây (2007) của Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), chỉ có 10% cơ
sở công nghiệp có trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến (ngang với trình độ khu
vực). [31]
Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may; 4/40 cơ sở ngành da giày; 6/68 cơ
sở ngành hóa chất; 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46
cơ sở chế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Còn lại đều
là những doanh nghiệp có trình độ sản xuất cũ, lạc hậu, năng suất thấp và gây ô


23
nhiễm môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn cho
mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của Thành phố giai đoạn 2006-
2010.
5

Giá trị gia tăng của các cơ sở sản xuất công nghiệp tại Thành phố trên đơn vị
sản phẩm vẫn còn rất thấp do tốc độ đổi mới công nghệ và ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật mới vào sản xuất của các cơ sở công nghiệp của Thành phố rất chậm. Phần
lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp tại Thành phố là các cơ sở dân doanh có qui mô
nhỏ, vốn đầu tư vào sản xuất ít, thiết bị lạc hậu Vì vậy việc đầu tư trang thiết bị
mới, ứng dụng công nghệ mới ở các ngành công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khi các cơ sở công nghiệp thuộc khu vực đầu tư nước ngoài có tốc độ đổi
mới công nghệ sản xuất khá nhanh do được chuyển giao công nghệ từ các công ty
mẹ. Điển hình như trong lĩnh vực điện tử-công nghệ thông tin. Trong tổng số 296
cơ sở của Thành phố thì chỉ có 18 cơ sở có vốn đầu tư nứơc ngoài nhưng lại chiếm
trên 80% giá trị sản xuất toàn ngành. Nhiều công ty nhựa lớn của Nhà nước khi
chuyển thành các công ty cổ phần như các công ty: Bình Minh, Tân Phú đã đầu tư
hàng triệu USD để nhập công nghệ hoặc mua sắm các máy móc thiết bị mới để sản
xuất các sản phẩm nhựa có chất luợng cao.
 Một số những tồn tại của ngành công nghiệp TP HCM :
- Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công chế biến từ nguồn nguyên liệu nhập
ngoại.
- GTSX của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động còn chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu. Giá trị gia tăng, hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ trong sản
phẩm công nghiệp thấp.
- Khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của nhiều mặt hàng công nghiệp còn thấp.
- Thiếu sự liên kết chặt chẽ trong phát triển công nghiệp và kinh tế giữa các tỉnh
thành trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung.


5
Thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại (2007),
, 21/04/2008

24
- Cơ sở hạ tầng chưa đi trước và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Thành phố.
Cơ chế phối hợp và liên thông trong phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng
mức.
- Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ tiên tiến còn chậm so với
tiến trình hội nhập. Năng lực quản trị, kỹ năng của lao động chưa đáp ứng kịp với
sự phát triển.
Mặc dù giá trị sản xuất của nhiều ngành công nghiệp liên tục phát triển trong
nhiều năm qua, trong đó có những ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng đến 50% sản
xuất của cả nước nhưng để phát triển bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh
Thành phố đã xác định tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện -
điện tử - công nghệ thông tin; cơ khí; hóa chất và chế biến tinh lương thực thực
phẩm giai đoạn 2006-2010 với kinh phí 3,5 tỷ USD. Vì thế yêu cầu cần có thêm
những nguồn vốn FDI đủ mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp của thành phố, đưa
ngành này phát triển nhanh, ổn định, hiện đại trong thời gian tới là vô cùng cần thiết
 Ngành nông nghiệp
TP Hồ Chí Minh có vùng nông nghiệp, nông thôn ngoại thành khá lớn,
chiếm 50% diện tích tự nhiên của thành phố nhưng chỉ chiếm 1% GDP của kinh tế
thành phố. Đây là căn cứ kháng chiến, là vùng nghèo, nơi sinh sống của gần hai
triệu người làm nông nghiệp, chịu bao đau khổ trong suốt 30 năm chiến tranh, trong
đó biết bao gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, người có công.
Không giống như vùng nông nghiệp trù phú thẳng cánh cò bay của đồng
bằng sông Cửu Long, đất nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có hơn 50% là đất
phèn mặn và gần 20% là đất xám, không thuận lợi phát triển nông nghiệp. Diện tích
đất nông nghiệp thành phố giảm liên tục suốt 10 năm qua, mỗi năm khoảng 1.000

ha do quá trình đô thị hóa trong đó, riêng diện tích gieo trồng vụ mùa 2003 giảm
gần 4.200 ha, làm cho trồng trọt giảm khoảng 4,4%. Trong khi đó, diện tích đất

25
trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (66% tổng diện tích) lại chủ yếu trồng lúa
năng suất thấp. Qua thống kê nhiều năm liền cho thấy, trồng lúa ở đất nông nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh thì đưa lại năng suất thấp nhất (6,76 triệu đồng/ha/năm);
trong khi đó, trồng cây công nghiệp năng suất gấp 4 lần, cây rau gấp 5 lần, cây hằng
năm gấp 13 lần và nuôi tôm sú gấp 20 lần. Thành phố đã đề ra chủ trương chuyển
một phần đất nông nghiệp nhiễm mặn, độc canh cây lúa năng suất thấp sang nuôi
trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm và thiếu ổn
định, chưa thoát khỏi độc canh và thuần nông. Cây lúa vẫn chiếm 72% diện tích
gieo trồng (rau 13,9%, cây công nghiệp 11,5%). Nếu tính nông dân đang trồng các
loại cây có năng suất thấp (dưới 26 triệu đồng/ha/năm) thì diện tích các loại cây này
còn chiếm tới 82% tổng diện tích gieo trồng và 60% số hộ nông dân tham gia. Các
dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và nông thôn chưa phát triển.
Các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo, hệ thống phân
phối, tiêu thụ nông sản ở ngoại thành còn yếu.
6

Tác động của một thành phố trung tâm công nghiệp lớn để thúc đẩy sự phát
triển vùng nông nghiệp và nông thôn ngoại thành chưa tương xứng. Công nghiệp
nhất là công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp, thương mại
dịch vụ phát triển còn chậm, còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong kinh tế nông nghiệp thành
phố. Chậm chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành khác nhất là ở khu
vực đô thị hóa. Đội ngũ lao động nông nghiệp chưa được đào tạo để bổ sung cho
lực lượng lao động công nghiệp, dịch vụ của thành phố. Khoảng cách về các điều
kiện sinh sống của nhân dân nội thành và ngoại thành chưa được thu hẹp, khoảng
cách giàu nghèo giữa nội thành và ngoại thành đang có chiều hướng tăng lên.


6

TP Hồ Chí Minh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (2007), .v,
21/04/2008

×