Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Dự báo nhu cầu điện năng việt nam giai đoạn 2005 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 70 trang )

Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
Mục lục
Mở đầu
Chương I: Hiện trạng Sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam giai đoạn
1990-2003 3
1.1 Các nguồn điện hiện có: 3
1. Các nhà máy thủy điện: 3
2. Nhà máy nhiệt điện than- tua bin khí- diesel: 4
1.2. Hiện trạng lưới điện hiện nay: 5
1. Lưới truyền tải: 5
2. Lưới phân phối: 5
1.3. Tình hình tiêu thụ điện giai đoạn 1990- 2003: 6
1. Cơ cấu tiêu thụ điện: 6
2. Đánh giá tình hình tiêu thụ điện: 6
Kết luận chương I 10
Chương II: Cơ sở lý thuyết 11
2.1. Cơ sở phương pháp luận: 11
2.1.1. Khái niệm chung về dự báo: 11
2.1.2. Tầm quan trọng của dự báo: 11
2.2.3 Các phương pháp dự báo thường gặp: 12
1. Phương pháp tính hệ số vượt trước: 12
2. Dự báo theo phương pháp hệ số đàn hồi: 12
3. Dự báo theo phương pháp đối chiếu 13
4. Dự báo theo phương pháp chuyên gia: 13
5. Phương pháp trực tiếp: 13
6. Phương pháp ngoại suy theo thời gian: 14
2.1.4. Phương pháp hồi quy kinh tế: 14
1. Giới thiệu phương pháp phân tích hồi quy: 14
2. Bản chất và nguồn số liệu phân tích cho hồi quy: 15
2.1.5 Phương pháp bình phương cực tiểu: 16
2.1.6. Một số tiêu chuẩn phục vụ công tác kiểm định: 16


2.2. Các dạng hàm được sử dụng: 18
2.2.1. Các dạng hàm cầu điện năng 18
1 Hàm xu thế tuyến tính: 18
2 Hàm Cobbs- Douglass: 19
2.2.2 Kết quả của mô hình: 19
2.3. Giới thiệu các yếu tố đầu vào của mô hình: 21
Chương III: Xây dựng hàm dự báo 26
3.1. Xây dựng hàm dự báo cho khu vực Quản lý tiêu dùng: 26
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
3
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
3.1.1 Hàm mũ 27
1. Kết quả chạy SPSS tìm hàm hồi quy tổng quát: 27
2. Kết qủa chạy hàm hồi quy khi loại biến POP: 28
3. Thay thế 2 biến POP và GDP bằng một biến tương đương: 29
3.1.1 Hàm tuyến tính 31
1. Kết quả chạy SPSS tìm các hệ số của hàm (2) dạng tuyến tính: 31
2. Trường hợp bỏ biến POP: 32
3. Trường hợp thay thế biến: 33
3.2 Xây dựng hàm dự báo cho khu vực Thương mại- Dịch vụ: 33
3.2.1 Dạng hàm mũ: 33
1. Kết quả chạy SPSS trường hợp tổng quát: 34
2. Kết quả chạy SPSS với mô hình đã loại bỏ biến POP: 34
3. Kết quả chạy SPSS với mô hình khi thay thế biến: 36
3.2.2 Dạng hàm tuyến tính: 37
3.3. Xây dựng hàm hồi quy cho khu vực Công nghiệp- Xây dựng: 39
3.3.1 Hàm mũ 39
1. Kết quả chạy SPSS tìm hàm hồi quy tổng quát: 39
2. Kết quả chạy SPSS sau khi loại bỏ biến POP: 40
3. Kết quả chạy SPSS khi thay thế biến: 41

3.3.2 Hàm tuyến tính: 42
1. Dạng tổng quát: 42
2. Trường hợp loại biến POP: 43
3. Trường hợp thay thế biến: 43
3.4 Xây dựng hàm hồi quy cho khu vực Nông- Lâm- Thủy sản: 45
3.4.1 Dạng hàm mũ: 45
1. Kết quả chạy SPSS cho dạng tổng quát: 46
2. Dạng hàm sau khi biến loại bỏ biến: 47
3. Dạng hàm sau khi thay thế biến: 47
3.4.2 Dạng hàm tuyến tính: 47
1. Dạng tổng quát: 47
2. Dạng hàm loại bỏ biến POP: 48
3. Dạng hàm thay thế biến: 48
3.5 Xây dựng hàm hồi quy cho Các hoạt động khác: 50
3.5.1 Dạng hàm mũ: 51
1. Kết quả chạy SPSS trường hợp tổng quát: 52
2. Trường hợp bỏ biến POP: 53
3. Trường hợp bỏ biến Pe: 51
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
4
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
4. Trường hợp thay thế bằng biến GDPbq: 53
3.5.2 Hàm tuyến tính: 55
1. Dạng hàm chỉ có biến GDP: 55
2. Dạng hàm thay thế biến: 56
Kết luận chương 3 58
Chương IV: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010 59
4.1 Cơ sở của dự báo: 59
4.1.1 Sự phát triển của nền kinh tế: 59
1. Tình hình tăng trưởng: 59

2. Dự báo xu thế: 61
4.1.2 Chính sách giá điện: 62
1 Nguyên tắc xác định giá điện: 62
2 Diễn biến giá điện trong những năm qua:(giá danh nghĩa) 63
3 Dự báo xu thế tăng giá điện: 63
4.2 Dự báo nhu cầu điện năng toàn quốc giai đoạn 2005- 2010: 64
4.3 Tính toán các đại lượng đặc trưng thông qua kết quả dự báo: 68
1. Tốc độ tăng trưởng điện năng: 68
2. Cường độ điện năng theo GDP: (kWh/USD): 68
3. Hệ số đàn hồi điện năng theo GDP: 68
4. Hệ số đàn hồi theo giá: 69
Kết luận và kiến nghị 70
Phụ lục
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
5
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
Dự báo nhu cầu điện năng Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
Mở đầu
Trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay ở bất cứ nước nào, tiềm lực kinh tế và kỹ
thuật, quy mô và khả năng kinh tế của nước đó gắn bó chặt chẽ với hiện trạng và
tương lai phát triển của khoa học và kỹ thuật. Từ đó yêu cầu một nhiệm vụ rất khó
khăn và phức tạp là điều khiển nền kinh tế theo nhu cầu của tiến bộ xã hội.
Việc tiên đoán, lập dự báo có tính đến các tác động của các yếu tố trong nền kinh tế
là một bộ phận quan trọng của chức năng quản lý. Muốn điều khiển nền kinh tế phát
triển theo hướng phát triển của nhu cầu xã hội trong điều kiện khoa học công nghệ
ngày càng hiện đại thì điều quan trọng và cần thiết là phải tiên đoán, đánh giá sự phát
triển trong tương lai, các khả năng phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật trong từng thời
kỳ một. Vì thế sự cần thiết ngày một tăng trong công tác dự báo và đó cũng là một hệ
quả tất yếu của logic nội tại và sự phát triển kinh tế của thế giới.
Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong sản xuất hay trong các mặt khác của xã

hội, năng lượng đóng vai trò hết sức quan trọng. Năng lượng như một nguồn động lực
để thúc đẩy sự phát triển các ngành khác. Mỗi dạng năng lượng đều có một tầm quan
trọng riêng tuy nhiên đối với điện năng thì khác, điện năng có một vai trò như là cơ sở
hạ tầng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Ngoài việc điện năng có thể chuyển
hóa dễ dàng thành các dạng năng lượng khác, ngành điện còn là ngành có vốn đầu tư
rất cao tuy nhiên thời gian thu hồi vốn dài. Bởi thế sự dự báo càng chính xác bao nhiêu
thì càng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành điện nói chung và nền kinh tế nói
riêng. Trong những năm qua ngành điện đã được nhà nước chú trọng đầu tư và cũng
đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Để phù hợp với xu thế phát triển chung
của toàn xã hội, ngành điện đã luôn luôn cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện năng,
nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo an toàn sản xuất và cung cấp, đa dạng nguồn
phát, giảm thiểu sự cố và thiều điện trong giờ cao điểm, tiết kiệm đầu tư và đảm bảo
thực hiện tốt vấn đề môi trường.
Với những vai trò quan trọng của ngành điện, bản đồ án này được thực hiện nhằm
tìm hiểu về nhu cầu điện năng ở nước ta cũng như trong từng ngành kinh tế trong giai
đoạn 1990- 2004 và dự báo nhu cầu điện năng cho giai đoạn 2005- 2010. Việc dự báo
nhu cầu điện được tiến hành bằng phương pháp hồi quy trên cơ sở phần mềm SPSS.
Mục tiêu của đồ án:
Mục tiêu của đồ án là tìm ra phương pháp dự báo tốt nhất và các yếu tố có ảnh hưởng
đến kết quả dự báo, cách đưa các biến vào hàm dự báo như thế nào là phù hợp. Dựa
trên số liệu thực tế về tiêu thụ điện, GDP, giá điện bình quân của khoảng thời gian
13 năm (1990-2002) để tìm ra một hàm dự báo có kết quả chính xác nhất bằng các so
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
6
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
sánh kết quả dự báo cho năm 2003 sau đó dùng số liệu tiêu thụ điện và GDP của 15
năm (1990- 2004) để dự báo cho các năm tiếp theo ( 2005-2010) trên cơ sở sử dụng
phần mềm SPSS.
Các mục tiêu cụ thể:
- Xác định hàm dự báo tối ưu.

- Dự báo tiêu thụ điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
- So sánh với kế hoạch phát triển nguồn của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
Phạm vi đồ án:
Trong bản đồ án này chỉ xét trên cơ sở hàm dự báo tuyến tính, Cobbs- Douglas và các
biến là giá điện P
e
, GDP, dân số. Dữ liệu sử dụng để dự báo là các số liệu thực tế được
lấy từ Tổng Công ty điện lực Việt Nam, Viện năng lượng, Tổng cục thống kê… Dựa
trên các yếu tố là giá điện, GDP, dân số để dự báo tiêu thụ điện cho giai đoạn 2005-
2010.
- Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào các số liệu thống kê đưa ra hàm dự báo, sử
dụng phần mềm SPSS để xácđịnh các thông tin cần thiết cho công tác dự báo.
Kết cấu của đồ án bao gồm các phần chính như sau:
- Mở đầu: Sự cần thiết phải thực hiện đề tài, mục đích và phạm vi nghiên cứu của
đề tài.
- Chương I:. Thực trạng của hệ thống điện Việt Nam, nhu cầu về điện năng và
tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
- Chương II: Cơ sở lý thuyết của đồ án
- Chương III: Xây dựng hàm dự báo.
- Chương IV: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2010:
Kết luận và kiến nghị:
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
7
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
Chương I:
Hiện trạng Sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
giai đoạn 1990-2003
1.1 Các nguồn điện hiện có:
Tính đến cuối năm 2003, tổng công suất đặt các nhà máy điện (NMĐ) là 8981
MW, các nguồn vào thêm trong năm 2003 là: Tổ máy 2 Phả Lại (300MW); đuôi hơi

Phú Mỹ 1 (370MW); đuôi hơi Phú Mỹ 2 (143MW) và tổ máy 1 của thủy điện Cần
Đơn (IPP- 39MW). Tổng công suất tăng thêm là 852 MW.
Sang năm 2004, ngoài Phú Mỹ 3 (720MW) và tổ máy 2 thủy điện Cần Đơn (IPP-
39MW) vào đầu năm, có thêm một số nguồn đưa vào vận hành và chạy thử trong thời
gian quý 3 và 4 như:
- Phú Mỹ 4 (450 MW)
- Na Dương (IPP- 100MW)
- Formosa (IPP- 150 MW)
- Phú Mỹ 2.2 (720 MW cân đối vào năm 2005)
Đến cuối năm 2004 hệ thống điện có tổng công suất đặt nguồn là 10445 MW, khả
dụng là khoảng 10223 MW, trong đó nguồn điện trực thuộc EVN là 8747 MW (chiếm
84%) và nguồn ngoài EVN là 1698 MW (16%). Tổng công suất tăng thêm năm 2004
là 1464 MW.
1. Các nhà máy thủy điện:
Bảng 1.1: Thống kê công suất của các nhà máy Thủy điện hiện có:
TT Tên nhà máy Công suất đặt
(MW)
Công suất khả dụng
(MW)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
Thác Bà
Hòa Bình
Yaly
Vĩnh Sơn
Sông Hinh
Đa Nhim
Trị An
Thác Mơ
Hàm Thuận
Đa Mi
Cần Đơn
Thủy điện nhỏ
Tổng Thủy điện
108
1920
720
66
70
160
400
150
300
175
78
51
4198
120
1920
720

66
70
160
400
150
300
175
78
51
4210
2. Các nhà máy nhiệt điện than- tua bin khí- diezel:
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
8
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
Bảng 1.2: Danh sách các nhà máy nhiệt điện và tua bin khí:
TT Tên nhà máy Công suất đặt
MW
Công suất khả dụng
MW
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
2

3
4
5
6
7
1
2
3
Nhiệt điện
Uông Bí (Than)
Ninh Bình (than)
Phả Lại 1 (than)
Phả Lại 2 (than)
Na Dương (than)
Formosa (than)
Thủ Đức ( dầu)
Trà Nóc (dầu)
Hiệp Phước (IPP)
Tua Bin Khí (TBK)
Thủ Đức
Bà Rịa
Phú Mỹ 2.1 và 2.2 MR
Phú Mỹ 1
Phú Mỹ 3
Phú Mỹ 4
Trà Nóc
Điesel
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam

2068
105
100
440
600
100
150
165
33
375
3659
128
389
709
1113
750
450
150
245
0
176
69
2018
105
100
400
600
100
150
156

32
375
3567
70
378
709
1090
720
450
150
153
0
91
62
Đánh giá chung:
- Năm 2004 tổng công suất đủ đáp ứng cho nhu cầu phụ tải cực đại khoảng 8367 MW
vơi tổng dự phòng 2659 MW, thiếu dự phòng công suất ở miền Bắc vào mùa lũ
khoảng 200- 300 MW
- Miền Nam do có nhiều nguồn vào nên dự phòng cao (>30% cả năm)
- Vào mùa lũ, các nhà máy thủy điện miền Bắc hạ mức nước hồ chứa, giảm khả năng
phát khoảng 560 MW.
Bảng thống kê sản lượng điện của sản xuất trong 3 năm (2001- 2003)
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
9
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
STT Nhà máy 2001 2002 2003 Tổng
I Điện sản xuất + mua ngoài 30.601 35.798 40.873 107.27
2
II Điện sản xuất 28.474 33.689 39.309 101.47
2

1. Thủy điện 18.210 18.198 18.971 55.379
2 Nhiệt điện than 3.218 4.881 7.223 15.322
3 Nhiệt điện dầu 1.117 1.019 891 893.136
4 Tua bin khí 4.017 5.735 8.387 18.139
5 Tua bin dầu 1.418 1.168 164 166.586
6 Đuôi hơi 405 2.600 3.580 411.18
7 Diesel 89 89 94 272
III Điện mua ngoài 2.127 2.109 1.564 5.8
1.2 Hiện trạng lưới điện hiện nay:
1 Lưới truyền tải:
Hiện nay, hệ thống truyền tải Việt Nam bao gồm ba cấp điện áp: 500kV, 220kV
và 110kV, được quản lý và vận hành bởi bốn công ty truyền tải điện 1, 2, 3 và 4 phân
chia theo khu vực địa lý. Phạm vi quản lý của 4 công ty truyền tải được mô tả trong
Bảng 3.
Bảng 1.3: Lưới truyền tải theo phạm vi quản lý của các công ty truyền tải
Mô tả CTTTÐ1 CTTTÐ2 CTTTÐ3 CTTTÐ4
Tổng chiều dài đường dây 500 kV (km) 406 586,76 354,5 183
Tổng chiều dài đường dây 220 kV (km) 1788,6 182 434 1783
Tổng chiều dài đường dây 110 kV (km) 14,55 736 981,2 1326
Trạm 500 kV Hà Tĩnh Ðà Nẵng Pleiku Phú Lâm
Tổng công suất lắp đặt trạm 500 kV (MVA) 450 450 450 900
Số trạm 220 kV 18 3 3 13
Tổng công suất lắp đặt trạm 220 kV (MVA) 3750 563 501 4135
Số trạm 110kV 7 17 16 16
Tổng công suất lắp đặt trạm 110 kV (MVA) 486 651 599 836
2 Lưới phân phối:
Do điều kiện lịch sử để lại, hiện nay, hệ thống lưới điện phân phối của Việt Nam
bao gồm nhiều cấp điện áp khác nhau, cả ở thành thị và nông thôn, do bẩy công ty
điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý. Nhằm nâng cao độ tin cậy
trong việc cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của khách

hàng và giảm tổn thất điện năng của toàn hệ thống tới khoảng 10% vào năm 2010,
Tổng công ty thường xuyên đầu tư mở rộng, nâng cấp và cải tạo lưới điện phân phối
trên phạm vi cả nước. Theo kế hoạch phát triển, từ nay đến năm 2010, lưới điện phân
phối của Tổng công ty sẽ được xây dựng thêm 282.714 km đường dây trung và hạ áp
(tăng 183% so với khối lượng hiện nay) và 19.010 MVA công suất máy biến áp phân
phối (tăng 78,9% so với hiện nay).
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
10
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
Bảng 1.4: Lưới điện phân phối hệ thống điện Việt Nam
Khối lượng 2001 2002
Ðường dây trung áp (km) 79.701,76 83.652,6
Ðường dây hạ áp (km) 64.979 70.686
Trạm biến áp trung gian (MVA) 3.016,52 2.675,6
Trạm biến áp phân phối (MVA) 16.482,08 21.427,5
Bảng 1.5: Hệ thống lưới phân phối theo phạm vi quản lý của các công ty điện lực
Khối lượng quản lý CTÐL1 CTÐL2 CTÐL3 CTÐL
Hà Nội
CTÐL
TP Hồ
Chí
Minh
CTÐL
Hải
Phòng
CTÐL
Đồng
Nai
Ðường dây trung thế (km) 29.297 28.685 16.251 2.310 3.604 1.512 1993
Ðường dây hạ thế (km) 16.247 28.023 15.701 1.817 6.250 587 2.061

Trạm biến áp trung gian (MVA) 1.132 283 860 148,5 16,5 181 54,4
Trạm biến áp phân phối (MVA) 6.442 4.151 2.188,7 2.861 4.364 28,2 792,6
Dưới sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Tổng công ty, các công ty phân phối điện
đã triển khai nhiều biện pháp quản lý nhằm giảm tối đa tổn thất điện năng khu vực
cũng như nâng cao chất lượng trong việc cung cấp điện.
1.3.Tình hình tiêu thụ điện giai đoạn 1990- 2003:
1. Cơ cấu tiêu thụ điện:
Sau 14 năm (1990- 2003) điện năng thương phẩm tăng lên gần 5 lần với tốc độ
tăng trưởng điện năng hằng năm khoảng 14,23%/ năm. Năm 2004 sản lượng điện năng
đạt khoảng 39.95 tỷ kWh. Do điện tiêu thụ tăng trưởng quá nhanh dẫn tới hệ thống
lưới điện truyền tải và phân phối bị quá tải, phải tiến hành chống quá tải cục bộ của
nhiều khu vực.
Cơ cấu tiêu thụ điện được thể hiện chi tiết trong bảng 1-7 (phần sau)
2. Đánh giá tình hình tiêu thụ điện:
Theo xu thế chung về phát triển kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch
vụ ngày càng tăng lên và tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm.(xem bảng 1-2). Từ đó
ta có những nhận xét như sau:
- Về tiêu thụ điện trong công nghiệp: Công nghiệp và xây dựng là ngành mũi nhọn
của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Công nghiệp và xây dựng cũng là ngành tiêu
thụ điện năng rất lớn trong đó bao gồm nhiều ngành nhỏ như sản xuất gang thép,
sản xuất giấy, dệt may, chế tạo máy móc thiết bị. Đồng thời công nghiệp và xây
dựng cũng là ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP hàng năm. Điện
năng là sản phẩm không thể thiếu được đối với ngành công nghiệp. Tốc độ tăng
trưởng bình quân điện thương phẩm sử dụng trong nghành công nghiệp và xây dựng
trong giai đoạn 1990-2003 là 13,49%, vào năm 1990 ngành này mới tiêu thụ 2875,6
GWh điện thì đến năm 2004 đã tăng lên đến 17890,78 GWh như vậy gấp 6,22 lần.
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
11
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
Có những giai đoạn tốc độ tăng trưởng tăng rất lớn như giai đoạn 2001-2002 đạt

20,73%, song có những giai đoạn tăng rất thấp như giai đoạn 1991-1992 chỉ tăng có
3,78%. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta,
do đó cũng tác động đến ngành công nhiệp và xây dựng làm cho tiêu thụ điện năng
trong giai đoạn này cũng giảm xuống chỉ còn 10,03%. Tỷ trọng tiêu thụ điện trong
công nghiệp giai đoạn này khoảng 44.5%.
- Về tiêu thụ điện trong nông nghiệp: chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tiêu thụ điện,
chủ yếu cung cấp cho các trạm bơm phục vụ tưới/tiêu sản xuất nông nghiệp… tiêu
thụ điện năng ngày càng có xu hướng giảm. Giai đoạn 1990-2004, điện năng tiêu
thụ trong ngành này tăng lên rất ít từ 213,1 GWh lên 546,74 GWh như vậy chỉ tăng
2,57 lần và đến năm 2004 tỷ trọng tiêu thụ điện của ngành này chỉ chiếm 1,7%
- Tiêu thụ điện trong dân dụng: Trong giai đoạn 1995-2004 điện năng tiêu thụ trong
ngành này tăng từ 2778,0 GWh lên 17618,28 GWh (gấp 6,34 lần).Có những giai
đoạn tốc độ tăng trưởng điện tiêu thụ trong khu vực này rất cao đạt 23,39% vào giai
đoạn 1993-1994. Tốc độ tăng trưởng bình quân tiêu thụ điện năng của khu vực này
đạt 14,68%. Cơ cấu tiêu thụ điện cho dân dụng chiếm tỷ trọng cao (45-51%)
- Tiêu thụ điện trong thương mại dịch vụ: Đây là thành phần có tỷ trọng nhỏ nhưng
lại có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao (khoảng 16%/năm). Do việc chuyển đổi nền
kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, xuất hiện nhiều hoạt động dịch vụ mới như khách sạn nhà hàng mang đậm
nét của nền kinh tế thị trường , có tỷ trọng giá trị tăng thêm cao như năm 1995
chiếm 43,82% GDP, năm 2000 chiếm 41,30% GDP, năm 2003 chiếm 40,52% GDP.
Mức độ tiêu thụ điện năng của ngành này tăng dần qua các năm , giai đoạn 1990-
2004 tốc độ tăng trưởng bình quân tiêu thụ điện năng của ngành này là 21,06%, từ
128,9 GWh lên 1789,63 GWh gấp 13,88 lần.
- Các hoạt động khác: Tiêu thụ điện năng của hoạt động khác chủ yếu là dùng cho
chiếu sáng công cộng hay môt số ngành được nhà nước hỗ trợ như bệnh viện. Năm
1990 tiêu thụ điện năng ở đây là 213,1 GWh thì đến năm 2004 thì tiêu thụ điện năng
đã đạt được là 1750,95 GWh, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,29% cao hơn
tốc dộ tăng trưởng bình quân của khu vực nông nghiệp và công nghiêp. Từ năm
2000 trở lại đây tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng của hoạt động khác tăng rất

cao. Giai đoạn 2001-2002 tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng đạt 39,38%.
Trong vòng vài năm trở lại đây, nhu cầu điện thương phẩm không ngừng tăng lên.
Sự gia tăng một cách nhanh chóng này là do sự xuất hiện của hàng loạt các khu công
nghiệp và nhà máy có nhu cầu công suất lớn. Cụ thể:
- Miền Bắc: Các khu công nghiệp Cầu Diễn, Đài Từ ở Hà Nội; nhà máy cán thép Hòa
Phát, thép Sông Đà, Khu công nghiệp Nam Sách, Chí Linh ở Hưng Yên, Khu công
nghiệp Đình Vũ, Nhà máy thép Cửu Long và nhà máy đóng tàu Phà Rừng với tổng
mức đầu tư khoảng 3000 tỷ đồng ở Hải Phòng, khu công nghiệp Hoành Bồ, nhà máy
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
12
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
phôi thép Cái Lân ở Quảng Ninh, Nhà máy lọc dầu số 2 Nghi Sơn ở Thanh Hóa;
Khai thác quặng sắt tại Thạch Khê Hà Tĩnh và một số khu công nghiệp tại các tỉnh
Hải Dương, Vĩnh Phúc…
- Miền Trung: Khu vực kinh tế Đà Nẵng- Quảng Nam- Quảng Ngãi: gồm các khu
công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiểu, Hòa Khương ở Đà Nẵng, An Hòa- Nông Sơn,
Chu Lai, Kỳ Hà ở Quảng Nam; các khu công nghiệp Quảng Phú, Phổ Phong, Tịnh
Phong và nhất là khu công nghiệp Dung Quất ở Quảng Ngãi.
- Miền Nam: nhiều khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh như Tân Thuận, Tân
Tạo, Linh Trung… đã phát triển nhanh, công suất yêu cầu của thành phố đến năm
2010 tăng thêm gần 800MW; hàng chục khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương
đang được mở rộng và đầu tư mới; ở Bà Rịa- Vũng Tàu có thêm các khu công
nghiệp Ngãi Giao, Đá Bạc, Long Sơn, cảng Bến Đình; Tây Ninh có các khu công
nghiệp Trảng Bàng, Trâm Vàng; khu vực Lâm Đồng dự kiến sẽ có công nghiệp
luyện nhôm, khu vực miền Tây có các khu công nghiệp mới Kiên Lương- Kiên
Giang, Tân Hương- Tiền Giang, cụm công nghiệp khí- điện- đạm Cà Mau…
Theo thông tin gần đây của Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Bộ kế hoạch và
đầu tư, dự kiến có thêm khoảng 300 khu công nghiệp lớn nhỏ thực thuộc các tỉnh
thành trong cả nước. Ngoài các khu công nghiệp, nhà máy nói trên các khu đô thị lớn
và khu du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần

Thơ cũng phát triển mạnh về nhu cầu điện cho dịch vụ- thương mại và sinh hoạt gia
dụng. Đặc biệt, thành phố Hà Nội mới hình thành một số khu như: thành phố giao lưu,
đô thị Nam Thành Công, đô thị Định Công, làng quốc tế Thăng Long…
Với những diễn biến như vậy để đáp ứng đầy dủ nhu cầu điện an toàn ổn định cho sự
phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đáp
ứng nhu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa thì việc dự báo cho phát triển của ngành
điện.
Bảng 1.6: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng trung bình hàng năm giai đoạn
1990-2003.
Đơn vị: %
Ngành
Toàn
quốc
CN&XD
Nông lâm
thuỷ sản
Thương
nghiệp
Quản lý và
tiêu dùng
Hoạt động
khác
Tốc độ tăng
trưởng (%)
14,25 13,49 9,53 21,06 14,68 15,29
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
13
Bảng 1-7: Thống kê tình hình tiêu thụ điện năng và cơ cấu tiêu thụ của các ngành cũng như toàn quốc giai đoạn 1990- 2003
Đồ án tốt nghiệp- Chương I: Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện năng của Việt Nam
TT Cơ cấu tiêu thụ điện 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

1 Tiêu thụ điện
Công nghiệp(GWh)
2846 3080 3197 3497 3944 4618 5413 6163 6887 7753 9088 10520 12785 15290
Tỷ trọng(%) 45% 44% 43% 41% 36% 41% 40% 40% 39% 40% 41% 41% 42% 44%
2 Tiêu thụ điện nông
lâm thủy sản (GWh)
214.97 233.78 245.00 289.95 359.19 356.00
500.85 466.16 507.50 516.80 428.15 533.21 502.91 560.61
Tỷ trọng(%) 3% 3% 3% 3% 3% 3% 4% 3% 3% 3% 2% 2% 2% 2%
3 Tiêu thụ điện Thương
mại-dịch vụ (GWh)
666.90 590.90 549.80 632.40 765.00
908.50
1013.85 1096.47 1225.58 1129.65 1082.78 1277.23 1373.03
1513.59
Tỷ trọng % 10% 8% 7% 7% 7% 8% 8% 7% 7% 6% 5% 5% 5% 4%
4 Tiêu thụ điện quản lý
tiêu dùng (GWh)
2163.08 2550.96 2884.98
3464.4
6
5152.08 4679.19 5789.90 6882.19 8348.94 9196.38 10985.56 12525.79
14266.3
9
15952.29
Tỷ trọng 34% 37% 39% 41% 48% 42% 43% 45% 47% 47% 49% 48% 47% 46%
5 Tiêu thụ điện trong
các hoạt động khác
498.25 523.16 549.32 576.79 605.63 635.91 667.71 701.09 736.15 772.95 811.60 973.20 1329.22 1568.28
Tỷ trọng 8% 7% 7% 7% 6% 6% 5% 5% 4% 4% 4% 4% 4% 4%

6 Tiêu thụ điện
thương phẩm (GWh)
6388.8
0
6979.00 7426.00
8441.0
0
10826.00 11199.00
13375.8
0
15301.0
0
17708.1
3
19545.20 22397.45 25850.10
30256.5
3
34885.1
8
Tăng trưởng 9,23% 9,40% 13,37% 28,25% 3,45% 19,44% 14,39% 15,73% 10,37% 14,59% 15,42% 17,05% 15,30%
7 Bình quân đầu người
kWh / người
96.78 103.79 108.49 119.18 152.86 155.55 182.84 205.92 234.68 255.17 288.50 328.52 377.00 428.25
8 Tỷ lệ tổn thất*%)
28.73 28.51 28.58 26.47 24.45 23.55 21.07 2 0.01 18.27 17.04 15.68 15.57 15.55 15.67
Nguồn: Viện Năng lượng
Lương Công Chiến- KTNL45- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
14
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
Kết luận chương I

Trong chương này chúng ta đã nêu ra được những vấn đề như sau:
- Về nguồn sản xuất điện: với thực trạng hiện nay của hệ thống điện thì nguồn sản
xuất điện của chúng ta vẫn còn thiếu hụt một lượng đáng kể (mặc dù đã có sự nhập
khẩu điện năng của nước ngoài) đặc biệt tại những lúc cao điểm. Hơn nữa trong cơ
cấu nguồn của chúng ta thì thủy điện chiếm tỷ trọng lớn (70%) đã khiến cho việc
phụ thuộc của nguồn vào thời gian cũng như thời tiết khí hậu là rất lớn.
- Về hệ thống lưới: Hiện nay thì hệ thống lưới truyền tải và phân phối mặc dù đã và
đang hình thành một mạng lưới rộng khắp nhưng còn khá nhiều vùng điện lưới quốc
gia chưa đi đến nơi hoặc khả năng truyền tải và phân phối bị hạn chế.
Tuy nhiên, hiện nay Tổng công ty điện lực Việt Nam và các bộ ngành có liên quan
đang cố gắng khắc phục và hạn chế những thiếu hụt trên.
- Về tiêu thụ điện: tình hình tiêu thụ điện của nước ta hiện nay với sự nghiệp công
nghiệp hóa- hiện đại hóa cũng như đời sống kinh tế- xã hội của nhân dân ngày càng
tăng cao khiến nhu cầu điện năng cũng tăng với tốc độ rất cao (trên 10%).
Thông qua công tác đánh giá khái quát về tình hình sản xuất- truyền tải phân phối-
tiêu thụ điện năng, ta nhận thấy rằng công tác dự báo nhu cầu điện năng là rất cần
thiết. Nó cho phép chúng ta biết trước được tình hình tiêu thụ điện của các năm tới để
từ đó đánh giá tình hình và có sự phát triển của hệ thống trong tương lai cũng như
giảm thiểu các tác động xấu do khả năng đáp ứng nhu cầu hạn chế, khả năng phụ
thuộc vào các yếu tố ngẫu nhiên cần được giảm thiểu và đặc biệt là tăng cường công
tác quản lý nhu cầu điện năng.
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
59
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
Chương II:
Cơ sở lý thuyết
2.1 Cơ sở phương pháp luận:
2.1.1. Khái niệm chung về dự báo:
Như chúng ta đã biết, một trong những bộ phận quan trọng của toàn bộ chiến lược
phát triển năng lượng quốc gia là công tác dự báo nhu cầu và quy hoạch phát triển.

Việc xây dựng các chính sách kinh tế- kỹ thuật năng lượng có hiệu quả sẽ chẳng có ý
nghĩa nếu không có dự báo. Các dự báo có khả năng vạch ra con đường phát triển,
định hướng trong hệ thống phức tạp có sự tác động qua lại giữa nhiều ngành kinh tế-
kỹ thuật khác nhau. Các dự báo không chỉ để tính toán nhu cầu về sản lượng điện
năng cần cung cấp mà còn cho phép xác định các kế hoạch đầu tư trong tương lai.
Đã có rất nhiều phương pháp luận cho công tác dự báo. Việc nghiên cứu ứng dụng
các lý thuyết dự báo cho phép ta có cơ sở tiếp cận với việc chọn lựa các phương pháp
dự báo, đánh giá mức độ chính xác của dự báo. Nếu công tác dự báo và dựa trên lập
luận khoa học thì sẽ trở thành cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển của ngành
điện nói riêng cũgn như toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Dự báo được phân theo thời gian: Dự báo ngắn hạn khoảng 1- 2 năm, dự báo trung
hạn khoảng 5- 10 năm và lớn hơn là dự báo dài hạn. Ngoài ra còn có dự báo điều độ
với tầm dự báo khoảng vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần để phục vụ cho công tác vận
hành hệ thống điện. Tính đúng đắn của dự báo phụ thuộc nhiều vào các phương pháp
dự báo mà chúng ta áp dụng ứng với các sai số cho phép khác nhau. Đối với dự báo
ngắn hạn thì sai số cho phép là 5- 10%, dự báo dài hạn thì sai số cho phép khoảng 5-
15% hoặc có thể là 20% còn điều độ cho phép sai số chỉ 3-5%.
2.1.2.Tầm quan trọng của dự báo:
Như chương trước đã nói, dự báo có vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên
cứu các xu thế có thể xảy ra ở cả cấp độ vi mô lẫn vĩ mô của nền kinh tế- xã hội nhằm
có được sự chủ động trong quá trình phát triển. Cụ thể là:
- Phân tích định tính và định lượng các xu thế vận động của các đối tượng nghiên
cứu.
- Dự báo sự vận động trong các đối tượng nghiên cứu trong tương lai bằng
phương pháp thích hợp.
- Cập nhật các kết quả dự báo.
Dự báo được hình thành tất yếu là do sự nâng cao công tác hoạch định. Công tác
hoạch định được chia làm 3 giai đoạn:
- Tiền hoạch định: Trong giai đoạn này chủ yếu phân tích hiện trạng đối với đối
tượng nghiên cứu nhằm tìm ra những ưu khuyết điểm mắc phải những nguồn lực

Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
60
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
chưa được sử dụng, những mục tiêu chưa đạt được… Lúc này dự báo được thiết
kế dưới dạng khảo sát đối tượng và các nhân tố ảnh hưởng.
- Hoạch định: Giai đoạn này người ta đưa ra các mục tiêu phát triển và các giải
pháp trên cơ sở sử dụng nội dung của tiền hoạch định để sử dụng dự báo định
mức tìm ra phương án tối ưu.
- Thực hiện hoạch định: Giai đoạn này là giai đoạn vận động tích cực nhằm đạt
được mục tiêu phát triển. Dự báo có nhiêm vụ tiên đoán các xu thế mới nảy sinh
làm cơ sở để điều chỉnh hệ thống hoạch định phù hợp với thực tiễn hơn.
2.1.3.Các phương pháp dự báo thường gặp:
a. Phương pháp tính hệ số vượt trước:
Phương pháp này cho thấy khuynh hướng phát triển của nhu cầu và sơ bộ cân đối
nhu cầu này với nhịp độ phát triển của kinh tế nói chung. Nó là tỷ số của nhịp độ phát
triển năng lượng điện với nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế.
Ví dụ: Trong thời gian 5 năm kể từ năm 1995- 2000, tổng giá trị GDP của một tỉnh
tăng từ 100% lên 147%, sản lượng điện năng cũng tăng trong thời gian đó là 172%.
Như vậy hệ số vượt trước là:
K= 172/ 147= 1,16
Như vậy phương pháp này chỉ nói lên một xu thế phát triển với một mức độ chính
xác nào đó và trong tương lai xu thế này còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác
nữa:
- Do tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ và quản lý nên suất tiêu hao điện năng đối với
mỗi đơn vị sản phẩm ngày càng giảm.
- Do điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân
và các địa phương.
- Do cơ cấu kinh tế không ngừng thay đổi.
Vì những yếu tố trên mà hệ số vượt trước có thể khác một và tăng hay giảm khá
lớn. Dựa vào hệ số K để xác định điện năng ở năm dự báo.

b. Dự báo theo phương pháp hệ số đàn hồi:
Cơ sở của các dự báo nhu cầu năng lượng sử dụng phương pháp hệ số đàn hồi là sử
dụng năng lượng ở mỗi ngành được xác định bởi một yếu tố kinh tế phù hợp với
ngành và được điều chỉnh bởi hệ số đàn hồi thu nhập và hệ số đàn hồi giá. Hệ số đàn
hồi thu nhập là tỷ số giữa tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng và tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế xét trên tổng thể nền kinh tế hoặc ở các khu vực khác nhau, được xác định
trựctiếp hoặc trên tổng thể nền kinh tế hoặc ở các khu vực.
Hệ số đàn hồi theo GDP (η) được tính theo công thức sau:
GDP
Toc do tang nhu cau dien(%)
He so dan hoi theo GDP(η )=
Toc do tang truong GDP(%)
Đối với nông nghiệp, thương mại và công nghiệp, yếu tố kinh tế quyết định là giá trị
gia tăng của ngành. Đối với giao thông vận tải, giá trị gia tăng không được tính toán
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
61
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
riêng rẽ thì giá trị gia tăng công nghiệp được sử dụng như là yếu tố thích hợp nhất.
Trong khu vực dân dụng, tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế được sử dụng như là
một yếu tố thay thế cho thu nhập của khu vực dân dụng.
Thông thường các hệ số đàn hồi được xác định bằng các phan tích kinh tế lượng của
các chuỗi dữ liệu theo thời gian trong quá khứ. Điều này không thể làm được ở Việt
Nam vì các chuỗi dữ liệu theo thời gian này không có được và ngay cả khi có được thì
một số sự phân bổ sai lệch tác động đến nền kinh tế Việt Nam sẽ làm mất tác dụng
của cách tiếp cận này. Vì thế các hệ số đàn hồi dùng trong việc phân tích dự báo nhu
cầu năng lựơng thường được chọn bằng cách mô phỏng kinh nghiệm của các quốc gia
lân cận ở thời điểm mà họ có các điều kiện và hoàn cảnh tương tự. Cách tiếp cận này
không dễ dàng vì một số lý do: các ước tính kinh trắc thường không tin cậy và dễ bị
thay đổi tùy thuộc vào việc hình thành các quan hệ giữa sử dụng năng lượng và nhu
cầu năng lượng cũng như các tập hợp dữ liệu nhất định đang được nghiên cứu, ngoài

ra, Việt Nam còn là môt trường hợp đặc biệt vì trước đó có sự hạn chếvề sử dụng
điện. Nhu cầu bị kiềm chế này ở Việt Nam là khá lớn, nó có tác động làm cho gái trị
trung bình của hệ số đàn hồi thu nhập tính toán trở nên kém tinh cậy. Vì những lý do
trên, phương pháp này mang năng tính chuyên gia hơn là tính toán thông thường.
c. Phương pháp đối chiếu:
Nội dung của phương pháp này là so sánh đối chiếu nhu cầu phát triển điện năng của
các nước có hoàn cảnh tương tự. Phương pháp này tương đối đơn giản thường được
dùng mang tính tham khảo kiểm chứng.
d. Phương pháp chuyên gia:
Nội dung chính là sự hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia giỏi. Các chuyên gia sẽ tính
toán theo các phương pháp cùng với kinh nghiệm của mình để đưa ra các dự báo.Từ
đó tổng hợp các dự báo trên đưa ra dự báo hợp lý nhất.
e. Phương pháp trực tiếp:
Nội dung của phương pháp này là xác định nhu cầu điện năng của năm dự báo dựa
trên tổng sản lượng của các ngành năm đó và suất tiêu hao điện năng đối vói từng loại
sản phẩm hoặc theo nhu cầu điện cho từng trường hợp cụ thể đối với những trường
hợp không xây dựng được suất tiêu hao điện năng như các hộ gia đình, bệnh viện
trường học…
Phương pháp này thường áp dụng dể dự báo ngắn hạn và trung bình khoảng từ 2- 5
năm ứng với các kế hoạch phát triển ổn định nền kinh tế, không có khủng hoảng và
cạnh tranh.
Ưu điểm của phương pháp này là tính toán đơn giản. Nó không chỉ cho biết tổng
điện năng dự báo mà chúng ta còn biết được tỷ lệ sử dụng điện năng trong các ngành
kinh tế như công nghiệp, nông- lâm- ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, tiêu dùng dân
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
62
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
cư… đồng thời xác định được nhu cầu điện ở các khu vực địa lý khác nhau. Từ đó có
thể đề xuất quy hoạch xây dựng các trung tâm cung cấp nguồn và phụ tải thích hợp.
Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác phụ thuộc vào tính chính xác của

tổng sản lượng các ngành kinh tế quốc dân trong tương lai dự báo và phụ thuộc vào
suất tiêu hao điện năng của một đơn vị sản phẩm sản xuất ra của các ngành kinh tế ấy.
f. Phương pháp ngoại suy theo thời gian:
Phương pháp này là việc nghiên cứu diễn biến của nhu cầu điện năng trong một thời
gian quá khứ tương đối ổn định, tìm ra một quy luật nào đó rồi kéo dài quy luật đó để
dự báo cho tương lai.
Ví dụ: Nhu cầu điện năng dự báo tuân theo một quy luật hàm số :
0
(1 )
t
t
A A α= +
Trong đó: A
t
- điện năng dự báo ở năm t
A
0
- điện năng ở năm gốc
∀- Tốc độ phát triển bình quân hàng năm
t- Thời gian dự báo.
Ta có:
1
1
0
0
(1 )
1 onst
(1 )
t
t

t
t
A
A
C c
A A
α
α
α
+
+
+
= = + = =
+
Hàm mũ có ưu điểm đơn giản phản ánh chỉ số phát triển hằng năm không thay đổi.
Hằng số C có thể được xác định bằng cách lấy giá trị trung bình sau đó nhân với chỉ
số phát triển nhiều năm.
1 2 3

n
n
C C C C C=
Dạng tổng quát của mô hình dự báo điện năng sẽ là A
t
= A
0
.C
t

Lấy lôgarit hai vế biểu thức trên ta được:

LogA
t
= logA
0
+ t.logC
Đặt y= logA
t
, a= logA
0
, b= logC. Ta có: y= a + b.t
Dùng phương pháp bình phương cực tiểu để giải bài toán trên. Như vậy với trường
hợp đơn giản nhất hai biến ngẫu nhiên liên hệ với nhau bằng hàm tuyến tính: y= a+b.x
Trong đó a, b là những hệ số không đổi, x là biến độc lập, y là biến phụ thuộc.
Nhược điểm của phương pháp này là chỉ cho ta kết quả chính xác nếu tương lai không
có nhiễu và quá khứ phải tuân theo một quy luật.
2.1.4. Phương pháp hồi quy kinh tế:
a. Giới thiệu phương pháp phân tích hồi quy:
Phân tích hồi quy nghiên cứu mối liên hệ của một biến phụ thuộc (gọi là biến phụ
thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến độc lập hay biến giải thích.
Tuy nhiên điều này không đòi hỏi giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc có mối
liên hệ nhân quả.
Phân tích hồi quy giải quyết các vấn đề sau:
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
63
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
- Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị đã cho của biến độc
lập.
- Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc.
- Dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết giá trị của các biến phụ
thuộc.

Phương pháp hồi quy là cách tiếp cận về kỹ thuật dự báo khá phức tạp và có độ chính
xác cao. Cụ thể trong đồ án là nhu cầu điện quá khú được đặt trong mối tương quan
với các biến là giá điện, thu nhập, dân số. Các kết quả dự báo sau này được tính toán
dựa trên sự tăng trưởng dự báo của các biến này.
b. Bản chất và nguồn số liệu phân tích cho hồi quy:
Thành công trong bất cứ một sự phân tích kinh tế nào đều phụ thuộc vào việc sử
dụng các số liệu thích hợp và phương pháp xử lý các số liệu đó. Có ba loại số liệu: số
liệu theo chuỗi thời gian, số liệu chéo và số liệu hỗn hợp của 2 loại trên:
- Các số liệu theo thời gian: là các số liệu được thu thập trong một thời kỳ, một
khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như các số liệu về GDP, giá điện hay tỷ lệ thất
nghiệp của một quốc gia.
- Các số liệu chéo: là các số liệu về một hoặc nhiều biến được thu thập tại một thời
điểm ở nhiều địa phương, đơn vị khác nhau.
- Các số liệu hỗn hợp theo không gian và thời gian. Ví dụ như các số liệu về giá
USD hàng ngày ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế…
Các số liệu thường được các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế, các công ty tư
nhân hay cá nhân thu thập. Chúng có thể là số liệu thực nghiệm hoặc không thực
nghiệm. Tuy nhiên trong thực tế các số liệu không phải do thực nghiệm mà có, các
số liệu về GDP, số người thất nghiệp, giá cổ phiếu nằm dưới sự kiểm soát của các
kỹ thuật viên, thường thì chất lượng của số liệu bị ảnh hưởng của các nguyên nhân
sau:
• Các số liệu thu thập phi thực nghiệm thường có sai số quan sát, bỏ sót
quan sát hoặc cả hai.
• Sai số trong phép đo.
• Các số liệu thường được tổng hợp ở mức cao không cho phép đi sâu vào
từng đơn vị nhỏ.
• Một số các số liệu thuộc bí mật quốc gia nên không phải ai cũng sử dụng
được.
Ta có thể thấy rằng phương pháp hồi quy có ưu điểm là xét đến tác động của các
yếu tố tới tiêu thụ điện trong thực tế như giá điện, dân số và thu nhập. Kết quả có độ

chính xác cao nó bắt kịp được sự chuyển đổi cấu trúc tăng trưởng về nhu cầu.
Tuy nhiên phương pháp hồi quy cũng có nhiều hạn chế:
- Cơ sở dữ liệu thường không đầy đủ để tạo nên ước tính hồi quy có thể chấp nhận
được.
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
64
e
i
Y= a+bX
Y
i
*
Y
i
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
- Cần được cung cáp dữ liệu xác thực về tiêu dùng năng lượng, giá, GDP.
- Chưa xét đến chi phí, mức độ sẵn có, tuổi thọ và khả năng thay thế các thiết bị sử
dụng điện và các dạng năng lượng khác nhau.
2.1.5 Phương pháp bình phương cực tiểu:
Giả sử có 2 đường hồi quy thì đường hồi quy nào sẽ là đường hồi quy thích hợp hơn.
Vấn đề đưa ra là đưa ra một phương pháp và một số điều kiện để tìm ra đường hồi
quy thích hợp. Phương pháp bình phương cực tiểu là một trong những phương pháp
thường được áp dụng và tỏ ra rất thích hợp.
Nội dung phương pháp:
Phương pháp bình phương cực tiểu do nhà toán học người Đức F.Gauss đưa ra.
Giả sử có đường hồi quy:
Y= a+ b.X , trong khi đó giá trị thực tế của lần quan sát thứ i là Y
*
i
(X

i
).
Tại vị trí quan sát thứ i ta có Y
i
= a+ b.X
i
+ e
i
. Vấn đề phải tìm là Y
i
sao cho nó càng
gần với giá trị thực Y
*
càng tốt, tức là phần dư e càng nhỏ càng tốt.
Do e
i
có thể âm hoặc dương do đó cần tìm Y
i
sao cho tổng bình phương e
i
là nhỏ
nhất, tức là
Εe
i
2
= Ε(Y
i
- Y
*
i

)
2
= Ε (Y
i
- a
i
- b
i
.X
i
)
2
=> Min (i= 1 n)
a, b là nghiệm của hệ thống phương trình sau:
∂f(a
*
i
, b
*
i
)/ ∂a
i
*
= Ε 2(Y
i
- a
i
- b
i
.X

i
)(-1)= 0 (i=1 n)
a và b được tìm từ hệ phương trình:
2
1
i i
i i i i
na b X Y
a X b X X Y i n
ì
ï
+ =
ï
ï
í
ï
+ = =
ï
ï
î
å å
å å å
Từ hệ phương trình trên ta tìm được giá trị:

( )
2
2
. .
.
.

; 1
i i i i
i i
i i
n X Y X Y
b
n X X
Y b X
a i n
n
-
=
-
-
= =
å å å
å å
å å
Từ cách tính trên ta rút ra nhận xét: a, b được xác định một các duy nhất với n cặp
quan sát X,Y.
2.1.6 Một số tiêu chuẩn phục vụ công tác kiểm định:
- Hệ số đo độ phù hợp của hàm hồi quy R
2
:
+
_
2
1
( )
n

i
i
TSS Y Y
=
= -
å
- Tổng bình phương tất cả các sai lệch giữa các giá trị quan
sát và giá trị trung bình của chúng.
+
_
* * 2
1
( )
n
i
i
ESS Y Y
=
= -
å
- Tổng bình phương tất cả các sai lệch giữa các giá trị nhận
được từ hàm hồi quy và giá trị trung bình của chúng.
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
65
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
+
2
1
n
i

i
RSS e
=
=
å
- Tổng bình phương tất cả các sai lệch giữa các giá trị quan sát và
các giá trị nhận được từ hàm hồi quy.
Khi đó TSS được chia thành hai thành phần: một phần ESS do đường hồi quy gây
ra và một phần RSS do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra.
Ta có TSS= ESS + RSS
Chia 2 vế trên cho TSS ta được
ESS
1
TSS
RSS
TSS
= +
Đặt
_
* * 2
2
1
_
2
1
( )
ESS
1
TSS
( )

n
i
i
n
i
i
Y Y
RSS
R
TSS
Y Y
=
=
-
= = - =
-
å
å
=>
_
* * 2
2
1
_
2
1
( )
( )
n
i

i
n
i
i
Y Y
R
Y Y
=
=
-
=
-
å
å
Các tính chất của R
2
:
+ Nhận các giá trị trong đoạn (0;1)
+ Y; X độc lập thì R
2
= 0 tuy nhiên điều ngược lại thì không đúng.
+ Nếu R
2
càng gần 1 thì sự phụ thuộc của Y và X càng chặt.
- Tiêu chuẩn kiểm định ảnh hưởng của các biến đổi với giá trị của hàm:
Thống kê
*
1
*
( )

a a
t
SE a
-
=

*
2
*
( )
b b
t
SE b
-
=
có phân bố tuân theo luật phân bố Student
T(n-2)
• Nếu
i
2
t > t (n-2)
α
khẳng định ảnh hưởng của các yếu tố đến các giá trị
của hàm.
• Ngược lại thì phủ nhận ảnh hưởng của các yếu tố này đến giá trị của hàm,
tức là:
Nếu: - t
2
α
(n-2) ≤ t

i
=
*
*
( )
a a
SE a
-
≤ - t
2
α
(n-2) thì khẳng định rằng có sự ảnh hưởng của
yếu tố a đến giá trị Y.
Tương tự cho yếu tố b
Nếu: - t
2
α
(n-2) ≤ t
i
=
*
*
( )
b b
SE b
-
≤ - t
2
α
(n-2) thì ta cũng có kết luận tương tự.

Theo lý thuyết kinh tế lượng và lý thuyết thống kê thì một yếu tố có thể coi là có ảnh
hưởng đến kết quả của mô hình khi độ tin cậy cần thiết của có đạt tới trên 95% tức là
xác suất mắc sai lầm của nó nhỏ hơn 5%. Thường thì người ta ký hiệu mức ý nghĩa là
∀.
Trong luật phân bố STUDENT người ta xét đến chỉ số ∀/2. Sig là ước lượng của ∀/2,
điều này có nghĩa là nếu Sig(X) ≤ 5 thì lúc đó người ta mới có cơ sở để kết luận rằng
X có ảnh hưởng đến kết quả của mô hình.
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
66
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
- Thống kê Durbin- Watson:
Đối với dãy số thời gian thì cần thiết phải kiểm tra xem có tồn tại hiện tượng tự
tương quan giữa các biến hay không tức là giữa các biến có quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau. Một trong những phương pháp kiểm định tốt nhất để phát hiện ra hiện tượng tự
tương quan chính là dựa vào thống kê Durbin- Watson
Thống kê Durbin- Watson:


1
2
1
1
1
2
1
( )
n
t t
i
n

t
i
e e
D
e
-
-
-
-
=
-
=
å
å
Kết quả biểu diễn:
Các giá trị d
1
, d
u
, phải tra trong bảng; các giá trị tới hạn d
1
, d
u
, đối với hệ số tự
tương quan.
0< D < d
1
Các số trong dãy số tự tương quan dương.
d
1

< D < d
u
không đủ điều kiện để kết luận cần phải quan sát thêm.
d
u
< D < 4- d
u
– Không tương quan.
4- d
u
< D < 4- d
1
– không đủ điều kiện để kết luận.
4- d
1
< D < 4 – Tự tương quan âm.
Như vậy thống kê D càng gần 2 thì càng khắc phục được hiện tượng tự tương
quan.
2.2 Các dạng hàm được sử dụng:
2.2.1 Các dạng hàm cầu điện năng:
Có nhiều dạng hàm cầu được sử dụng để dự báo nhu cầu điện, tuy nhiên hiện nay
thường sử dụng dạng hàm tuyến tính thông thường hay là dạng hàm Cobbs- Douglass
làm dạng hàm dự báo mô phỏng. Xu thế chung là tuyến tính hóa các hàm phức tạp
này và giải nó bằng phương pháp bình phương cực tiểu.
a. Hàm xu thế tuyến tính:
Giả sử sự phát triển của nhu cầu điện có thể được miêu tả bằng hàm có xu thế tuyến
tính Y= a + b.X
1
+ c.X
2

+ d.X
3
+…+ X
n
.
Các tham số a,b,c… được xác định bằng phương pháp bình phương cực tiểu. Khi đó
giá trị dự báo của hàm được xác định trên cơ sở tính toán các giá trị của X
1
,X
2
,X
3

trong tương lai. Đây là dạng hàm hay dùng bởi tính hiệu qủa và đơn giản của nó và nó
cũng là dạng biểu diễn của các hàm phi tuyến khác.
b. Hàm Cobbs- Douglass:
Hàm Cobbs- Douglass có dạng:
Y= a
0
.x
1
b
.x
2
c
…x
n
k
.
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội

67
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
Khi lấy Logarit Nepe cả hai vế trên ta được:
LnY= lna
0
+ b.lnx
1
+ c. lnX
2
+ …+ k.lnx
n
. (*)
Khi đó nếu ta đặt : LnY= Q, lna
0
= a và lnx
i
= X
i
như vậy hàm Cobbs- Douglass sẽ có
dạng tuyến tính:
Q= a + bX
1
+ c.X
2
+…+ k.X
n
.
Tương tự như hàm phi tuyến, hàm này cũng được giải theo phương pháp bình
phương cực tiểu.
Ngoài ra còn có nhiều loại dạng hàm khác nhau mà điều kiện không cho phép nên

không thể đưa ra.
Việc lựa chọn hàm dự báo cũng là một công việc quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả dự báo. Nếu chọn dạng hàm không phù hợp sẽ dẫn đến việc kết quả
dự báo cao hơn hoặc thấp hơn xu thế tăng của những yếu tố cần dự báo. Tuy vậy
trong khuôn khổ của đồ án này xin chỉ xét tới 2 dạng hàm cầu để dự báo với số lượng
các biến độc lập thay đổi. Sau đó sẽ tiến hành dự báo tối ưu. Hàm tối ưu này sẽ được
dùng để làm hàm dự báo cho nhu cầu điện của các ngành kinh tế cũng như của toàn
quốc giai đoạn 2005- 2010.
2.2.2 Kết quả của mô hình:
Ngày nay có rất nhiều phần mềm kinh tế khác nhau đã được soạn thảo để trợ giúp
việc tính toán và phân tích. Các phần mềm tiêu biểu là EVIEWS, SPSS, STATA,
MFIT3… Tùy theo mục đích sử dụng mà lựa chọn phần mềm cho thích hợp. Tuy
nhiên kết qủa đưa ra là khá giống nhau.
Ta xét cấu trúc kết quả sau khi chạy phần mềm SPSS.
Ví dụ: Dưới đây là năng suất lúa trên một hécta và mức phân bón trên một hécta cho
lúa trong 10 năm từ 1989 đến 1997. Ước lượng mô hình hồi quy của năng suất phụ
thuộc vào lượng phân bón với độ tin cậy 95%.
Năm Phân bón (tạ) Năng suất (tạ) Năm Phân bón (tạ) Năng suất (tạ)
1988
1989
1990
1991
1992
6
10
12
14
16
40
44

46
48
52
1993
1994
1995
1996
1997
18
22
24
26
32
58
60
68
74
80
Theo yêu cầu của bài toán thì ta có thể dùng phần mêm SPSS để giải một cách đơn
giản như sau.
Các yếu tố đầu vào bao gồm:
- Biến phụ thuộc (Biến được giải thích) là năng suất lúa trên 1 ha : Y
- Biến độc lập (Biến giải thích) là lượng phân bón trên 1 ha : X
Vậy hàm hồi quy tổng thể có dạng: Y= a + bX
Hàm hồi quy mẫu là : Y= a
*
+ b
*
.X
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội

68
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
Nhập số liệu đã cho vào chương trình ta được kết quả như sau:
Variables Entered/Removed(b)
Model Variables Entered Variables Removed Method
1 PHANBON(a) . Enter
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: NANGSUAT
Bảng này in ra các kết quả tổng hợp của bài toán cụ thể là:
Model Summary(b)
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson
1 .985(a) .971 .967 2.4317 1.784
A Predictors: (Constant), PHANBON
B Dependent Variable: NANGSUAT
- Hệ số R và R
2
.
R
2
= 0.971 : Điều này có nghĩa là lượng phân bón giải thích xấp xỉ 97% sự biến
thiên của năng suất.
- Độ lệch chuẩn hồi quy σ =2.4317
- Thống kê Durbin- Watson:1.784 Tra bảng ta có d
u
= 1.320. Không có hiện tượng
tương quan trong dãy số liệu
ANOVA(b)
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 1586.694 1 1586.694 268.33
1

.000(a)
Residual 47.306 8 5.913
Total 1634.000 9
a Predictors: (Constant), PHANBON
b Dependent Variable: NANGSUAT
Bảng này in ra kết quả như sau:
- Tổng bình phương hồi quy :1586.694
- Tổng bình phương phần dư:47.306
- Số bậc tự do:8
- Thống kê F:268.331
Coefficients(a)
Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig.
Model B Std. Error Beta
1 (Constant) 27.125 1.979 13.70
5
.000
PHANBON 1.660 .101 .985 16.38
1
.000
a Dependent Variable: NANGSUAT
Bảng này là kết quả cần tìm của bài toán đó là hệ số hồi quy cũng như độ lệch
chuẩn của các hệ số. Cụ thể như sau:
Vậy đường hồi quy mẫu là Y
*
= 27.125+ 1.66 X*
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
69
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
Theo lý thuyết thì khi tăng lượng phân bón cho một hécta cây trồng thì năng suất
cây trồng sẽ tăng, b

*
=1.66 >0 cho thấy sự phù hợp với lý thuyết. Con số có nghĩa là
khi ta tăng thêm một tạ phân bón/ha thì sản lượng sẽ tăng thêm 1.66 tạ/ha, a
*
=27.125
có nghĩa là khi không bón phân thì năng suất trung bình của lúa sẽ là 27.125 tạ/ha.
- Độ lệch chuẩn của a
*
SE(a
*
)= 1.979
- Độ lệch chuẩn của b
*
SE(b
*
)=.101
- Thống kê t trả lời mức phân bón /ha có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng hay
không.
Để trả lời câu hỏi này ta phải kiểm định giả thiết sau:
+ H
0
: b= 0 mức phân bón /ha không ảnh hưởng đến năng suất lúa.
+ H
1
: b≠0 mức phân bón /ha có ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Với mức ý nghĩa 5%, ta có t
0.025
(8)= 2.306. Theo bảng kết quả trên ta được
t=16.381> 2.306, điều này có nghĩa là giả thiết H
0

bị bác bỏ và kết luận lượng phân
bón/ha có ảnh hưởng đến năng suất lúa/ ha.
2.3 Giới thiệu các yếu tố đầu vào của mô hình:
Như đã giới thiệu ở chương I, để chọn hàm dự báo ta tiến hành cho chạy các mô hình
với các biến thay đổi, sau khi chạy ra kết quả cuối cùng với sự so sánh kết quả các chỉ
tiêu của các mô hình trên cơ sở xem xét đánh giá các chỉ tiêu như R
2
, tổng bình
phương phần dư, mức ý nghĩa α… cùng với việc dự báo cho năm 2003 để đánh giá sai
số của mô hình. Sau khi xem xét tất cả các kết quả trên ta sẽ có cơ sở để lựa chọn ra
một mô hình tối ưu nhất trong tất cả các mô hình đưa ra.
Trước hết ta xem xét các yếu tố có thể đưa và danh sách các biến đầu vào của mô
hình:
- Biến phụ thuộc là nhu cầu điện năng , ta ký hiệu là Q
E
.
- Các biến giải thích có thể như sau:
• GDP: Đây là yếu tố phản ánh mức độ tăng trưởng của xã hội. Yếu tố này
không thể thiếu cho bất cứ mô hình dự báo nào. Nói chung yếu tố này
phản ánh mức độ phát triển của toàn quốc gia.
Tương tự với GDP còn có một yếu tố đó là VA, đây là yếu tố phản ánh giá trị
gia tăng của một ngành kinh tế.
• Giá điện: Giá điện là yếu tố tác động trực tiếp đến lượng điện năng tiêu
thụ, điều này cũng là quy luật chung của hàng hóa. Tuy nhiên đối với thị
trường điện nước ta thì là độc quyền nên tác động của giá điện thường
không mạnh như các thị trường khác trên thế giới.
• Dân số: Càng ngày tiêu thụ điên trong sinh hoạt- dân dụng càng tăng và
chiếm mộ phần lớn tỷ trọng của tổng tiêu thụ quốc gia. Đây là một yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến lượng điện tiêu thụ.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác nữa nhưng tác động của nó không rõ ràng và rất khó

xác định nên không đưa chúng vào mô hình.
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
70
Đồ án tốt nghiệp- Chương 4: Dự báo nhu cầu điện Việt Nam giai đoạn 2005- 2010
Dưới đây là bảng số liệu các yếu tố của mô hình từ năm 1990- 2004
Lương Công Chiến- KTNL45- ĐHBK Hà Nội
71

×