Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.43 KB, 11 trang )
1
TIẾP CẬN LÝ THUYẾT KHÁM PHÁ TRONG NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC HÀNH DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (PHẦN 3)
Trong bài này, chúng tôi quan tâm cách tiếp cận dạy học khám phá cho học viên
cao học nói riêng, sinh viên sư phạm ngành toán và giáo viên Toán ở trường phổ thông
nói chung qua việc khai thác các năng lực khám phá kiến thức mới.
3.1. Các cơ sở khoa học và thực tiễn
Để xác định các thành tố của năng lực khám phá, và đề xuất các biện pháp rèn luyện các
thành tố đó, chúng tôi xuất phát từ các điểm tựa khoa học và thực tiễn sau đây:
3.1.1. Đặc điểm phát triển tâm lí cơ bản của sinh viên
Hoạt động nhận thức toán học của sinh viên gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa
học và hoạt động nghề nghiệp - dạy học Toán ở trừơng phổ thông, nhằm sẵn sàng đáp ứng
yêu cầu đổi mới hoạt động dạy và hoạt động học.
Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo; Họ phải tìm
ra phương pháp thích ứng với chuyên ngành Toán; Hoạt động học tập có tính mở để sinh
viên phát huy tối đa năng lực của họ; Họ phải khắc phục những khó khăn trong giai đoạn
chuyển tiếp tư duy nghiên cứu toán học phổ thông sang nghiên cứu toán học trừu tượng
khái quát ở trường đại học.
3.1.2. Xem xét việc học tập tìm tòi khám phá của sinh viên từ góc độ Triết học – Tâm lí
Việc xem xét này dựa trên tư tưởng sự phát sinh trí tuệ (xem lại mục 2.5), tâm lí
hoạt động. lí thuyết liên tưởng của J. Piaget; A. N. Lêônchiep; J. Bruner…
Các quan điểm cơ bản của các tư tưởng trên bao gồm:
- Tiến trình học tập tìm tòi khám phá của sinh viên được bắt đầu từ các thao tác và
hành động trên các kiến thức đã có (thông qua hành động phân tích và hành động mô hình
hóa), sau đó rút ra các khái niệm, các quy tắc chung (hành động kí hiệu).
- Từ góc độ xem xét trên cho thấy sinh viên cần phải học theo phương pháp chung
là suy luận quy nạp để rút ra các nguyên tắc chung, tìm ra các sự kiện mới, hiểu sâu sắc và