Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo " Pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ và những điểm khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt Nam " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.79 KB, 7 trang )

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ


tạp chí luật học số 12/2010 11






TS. Vũ Thị Lan Anh *
1. Ngun phỏp lut iu chnh quan h
hp ng
Phỏp lut hp ng l mt trong nm ni
dung ln ca phỏp lut dõn s Hoa K, bờn
cnh phỏp lut v bi thng thit hi ngoi
hp ng, s hu, tha k v gia ỡnh. Ngun
lut ch yu iu chnh quan h hp ng
Hoa K l ỏn l. n l l nhng bn ỏn ó
c to ỏn tuyờn trong quỏ kh, c ỏp
dng nh tin l cho nhng v vic tng t
v sau. n gia th k XIX, cỏc to ỏn
Hoa K mi bt u xõy dng mt cỏch h
thng nhng nguyờn tc phỏp lớ v hp
ng. Nhng thnh qu t c trong lnh
vc phỏp lut hp ng to nn tng phỏp lớ
cho cỏc hot ng kinh doanh phỏt trin
t nc non tr ny, ỏp ng nhu cu ca
nn kinh t th trng t do v nng ng.
Vỡ th, th k XIX c coi l thi hong
kim ca phỏp lut hp ng Hoa K.


(1)

n l liờn quan n hp ng ch yu do to
ỏn cỏc bang ban hnh, vỡ õy l lnh vc
thuc thm quyn ca phỏp lut bang. Tuy
nhiờn, ỏn l cng cú th do to ỏn liờn bang
a ra, vớ d trong trng hp cỏc bờn ca
hp ng l cụng dõn cỏc bang khỏc nhau thỡ
to ỏn liờn bang cng cú thm quyn gii
quyt tranh chp hp ng ú.
Bờn cnh ỏn l, Hoa K cũn cú mt s
o lut thnh vn iu chnh quan h xó hi
phỏt sinh t hp ng, trong ú quan trng
nht l B lut thng mi thng nht Hoa
K (Uniform Commercial Code - UCC).
iu c bit ch õy khụng phi l B
lut do ngh vin xõy dng v ban hnh m
l sn phm ca cỏc t chc t nhõn.
(2)
Sau
khi c ngh vin bang thụng qua, B lut
mi cú hiu lc phỏp lớ ti bang ú. Hin
nay, c 50 bang ca M u ó thụng qua
UCC, trong ú ch cú bang Louisiana bang
duy nht ca M theo dũng h phỏp lut
chõu u lc a khụng thụng qua ton vn
m cú bo lu mt s iu khon liờn quan
n h thng phỏp lut ca mỡnh; mt s
bang khỏc cú sa i cõu ch khụng ỏng
k. B lut ny iu chnh phn ln cỏc quan

h kinh doanh, bao gm mua bỏn hng hoỏ,
thuờ ti sn, chng khoỏn trong ú cú cỏc
quy nh v hp ng gia cỏc thng nhõn
nh giao kt hp ng, iu kin mua bỏn,
cỏc bin phỏp m bo cho ngi bỏn
(3)

Ngoi ra, mt s quy nh liờn quan n hp
ng cú th tỡm thy trong cỏc lut liờn
bang,
(4)
cỏc o lut ca cỏc bang v nhng
lnh vc c th
(5)
v B lut dõn s mt s
bang nh Louisiana, California. Tuy nhiờn,
vai trũ ca lut thnh vn trong lnh vc hp
ng khỏ hn ch vỡ khụng phi l ngun
lut c bn iu chnh quan h hp ng.
* Ging viờn Trung tõm lut so sỏnh
Trng i hc Lut H Ni
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


12 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

Ngoài pháp luật quốc gia, các điều ước quốc
tế cũng được coi là nguồn pháp luật hợp đồng
của Hoa Kỳ. Công ước Liên hợp quốc về hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980

(Công ước Viên) đã được Hoa Kỳ gia nhập
và có hiệu lực ở đất nước này từ năm 1988.
Khác với Hoa Kỳ, ở Việt Nam, án lệ
không phải là nguồn luật nói chung và nguồn
pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng nói
riêng. Nguồn luật chủ yếu trong lĩnh vực này
ở Việt Nam là luật thành văn. Đóng vai trò
trung tâm trong hệ thống các văn bản pháp
luật về hợp đồng là Bộ luật dân sự (BLDS)
năm 2005. Bên cạnh đó, các văn bản luật
chuyên ngành khác như Bộ luật hàng hải
Việt Nam, Luật thương mại, Luật xây dựng,
Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật đất đai, Luật
kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở… cũng
điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong các lĩnh
vực cụ thể. Ngoài ra, tập quán cũng có thể
được áp dụng trong trường hợp pháp luật
không quy định và các bên không có thoả
thuận (Điều 3 BLDS năm 2005; Điều 13 Luật
thương mại năm 2005). Các điều ước quốc tế
mà Việt Nam gia nhập cũng là nguồn luật
trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, khác với Hoa
Kỳ, Việt Nam chưa tham gia điều ước quốc tế
quan trọng bậc nhất về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế là Công ước Viên năm
1980. Điều này cũng gây khó khăn cho các
doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia quan
hệ mua bán hàng hoá quốc tế, nhất là trong
việc giải quyết tranh chấp hợp đồng, khi các
bên có bất đồng về luật áp dụng.

2. Khái niệm hợp đồng
Pháp luật về hợp đồng của các nước theo
dòng họ pháp luật Anh - Mỹ nói chung và
Hoa Kỳ nói riêng không có sự phân biệt giao
dịch và hợp đồng. Hợp đồng được hiểu theo
nghĩa rộng, bao gồm cả giao dịch đơn
phương và hợp đồng theo cách hiểu truyền
thống của dòng họ pháp luật châu Âu lục
địa. Theo luật án lệ của Hoa Kỳ thì hợp đồng
được hiểu là một hoặc một số lời hứa, nếu vi
phạm thì pháp luật buộc phải bồi thường
hoặc buộc thực hiện lời hứa như một nghĩa
vụ.
(6)
UCC phân biệt “thỏa thuận” và “hợp
đồng”, theo đó, thoả thuận là sự mặc cả giữa
các bên trên thực tế được thể hiện bằng lời
nói hoặc các hình thức khác (Điều 1-201-3),
còn “Hợp đồng là tổng hợp nghĩa vụ pháp lí
phát sinh từ thỏa thuận
(7)
giữa các bên do
Luật này xác định và được bổ sung bởi các
luật khác” (Điều 1-201-12).
(8)
Về bản chất,
theo cách hiểu của người Mỹ thì hai khái
niệm “hợp đồng” nêu trên là tương đồng.
Trên thực tế, do án lệ là nguồn luật quan
trọng và chủ yếu trong lĩnh vực hợp đồng

nên khái niệm hợp đồng theo luật án lệ được
áp dụng rộng rãi hơn.
Từ hai khái niệm trên, có thể thấy không
phải mọi lời hứa hay thoả thuận đều trở
thành hợp đồng. Chỉ những lời hứa hay thoả
thuận được pháp luật can thiệp khi bị vi
phạm thì mới được coi là hợp đồng. Hợp
đồng được xác lập khi lời hứa được đưa ra
và tự nguyện chịu sự ràng buộc pháp lí. Để
lời hứa của một bên có giá trị pháp lí, thông
thường nó cần phải được phía bên kia của
hợp đồng chấp nhận bằng cách đưa ra một
nghĩa vụ đối ứng (consideration). Tuy nhiên,
không phải hợp đồng nào cũng bắt buộc phải
có nghĩa vụ đối ứng.
(9)

Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng được
quy định tại Điều 388 BLDS năm 2005, theo
đó, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 13

các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là cách hiểu
truyền thống về hợp đồng của các nước thuộc
dòng họ pháp luật châu Âu lục địa. Như vậy,
quan niệm về hợp đồng của Hoa Kỳ và Việt

Nam khác nhau ở chỗ: 1) Theo pháp luật Hoa
Kỳ, lời hứa của một bên (giao dịch đơn
phương) cũng có thể là hợp đồng, trong khi
đó, ở Việt Nam, hợp đồng bắt buộc phải có sự
thoả thuận của hai bên; 2) Hợp đồng theo
pháp luật Hoa Kỳ thường phải có consideration
nhưng đây là khái niệm xa lạ với pháp luật
Việt Nam. Sự khác biệt này xuất phát từ quan
niệm khác nhau về hợp đồng giữa hai dòng
họ pháp luật mà hai hệ thống pháp luật này
trực thuộc. Tuy nhiên, xét về bản chất, cho
dù có theo dòng họ pháp luật nào thì quan
niệm về hợp đồng của Hoa Kỳ và Việt Nam
đều có những điểm chung sau: Thứ nhất, có
sự thoả thuận (hoặc cam kết) giữa các bên
tham gia quan hệ; Thứ hai, sự thoả thuận
(hoặc cam kết) của các bên làm phát sinh sự
ràng buộc pháp lí (nghĩa vụ pháp lí).
3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Theo luật án lệ của Hoa Kỳ, hợp đồng có
hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau: 1) Có
sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên
một cách tự nguyện; 2) Các bên có năng lực
kí kết hợp đồng;
(10)
3) Có nghĩa vụ đối ứng,
trừ một số trường hợp ngoại lệ; 4) Mục đích
của hợp đồng phải hợp pháp hoặc không trái
với chính sách công; (v) Hình thức hợp đồng
phải phù hợp với quy định pháp luật.

Ở Việt Nam, điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng nói
riêng được quy định tại Điều 122 BLDS,
theo đó, một giao dịch có hiệu lực khi người
tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân
sự; mục đích và nội dung của giao dịch
không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội; người tham gia
giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Nếu pháp
luật có quy định hình thức hợp đồng là điều
kiện để hợp đồng có hiệu lực thì cũng phải
tuân thủ quy định này.
Như vậy, về cơ bản, trừ điều kiện về
nghĩa vụ đối ứng, các điều kiện hợp đồng có
hiệu lực của Hoa Kỳ và Việt Nam khá tương
đồng với nhau. Liên quan đến hợp đồng
không có hiệu lực thi hành, pháp luật Hoa Kỳ
chia thành 3 loại là hợp đồng vô hiệu (void),
có thể vô hiệu (voidable) và không thể thực
thi (unenforceable). Hợp đồng vô hiệu là hợp
đồng bị coi là không tồn tại, không được toà
án công nhận và không được thực thi (loại
hợp đồng này giống hợp đồng vô hiệu tuyệt
đối theo quan niệm trong khoa học pháp lí
của Việt Nam). Hợp đồng có thể bị vô hiệu là
hợp đồng mà một bên có quyền lựa chọn
chấm dứt hợp đồng, ví dụ hợp đồng kí sai
thẩm quyền (loại hợp đồng này cũng giống
hợp đồng vô hiệu tuyệt đối ở Việt Nam). Hợp
đồng không thể thực thi là hợp đồng mà

không bên nào có thể thực thi nghĩa vụ hợp
đồng, ví dụ ở Hoa Kỳ, một số loại hợp đồng
bắt buộc phải kí bằng văn bản, nếu các bên
không tuân thủ quy định này thì hợp đồng bị
coi là không thể thực thi. BLDS năm 2005
của Việt Nam cũng lần đầu tiên đưa ra căn cứ
hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể
thực hiện được (Điều 411). Tuy vậy, với cách
quy định tại Điều 411 “Trong trường hợp
ngay từ khi kí kết, hợp đồng có đối tượng
không thể thực hiện được vì lí do khách quan
thì hợp đồng này bị vô hiệu” có thể tạo ra sự
hiểu nhầm là trong mọi trường hợp, khi có lí
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


14 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

do khách quan làm cho đối tượng của hợp
đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng
sẽ bị coi là vô hiệu. Ví dụ: A kí hợp đồng mua
hàng của B nhưng không may, số hàng này
gặp hỏa hoạn và bị tiêu huỷ toàn bộ. Rõ ràng
đối tượng của hợp đồng này không thể thực
hiện được nhưng không thể nói hợp đồng bị
vô hiệu. Hợp đồng vẫn có hiệu lực, bên bán
vi phạm hợp đồng (không giao được hàng
cho bên mua) nhưng do gặp phải lí do bất khả
kháng nên được miễn trách nhiệm hợp đồng.
4. Hình thức hợp đồng

Ở Hoa Kỳ, pháp luật không có quy định
chung về hình thức của hợp đồng. Có nghĩa
là hoàn toàn không có yêu cầu hợp đồng
phải được lập thành văn bản và có chữ kí của
các bên để hợp đồng đó có hiệu lực pháp lí.
Về nguyên tắc, kể cả những hợp đồng phức
tạp hoặc có giá trị lớn đều có thể được kí
bằng lời nói và đều phát sinh hiệu lực ràng
buộc các bên, nếu có bằng chứng về sự tồn
tại của thoả thuận và những điều khoản của
hợp đồng này. Tuy nhiên, một số bang ban
hành luật thành văn, trong đó yêu cầu một số
loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn
bản. Các đạo luật này đều theo khuôn mẫu
của một đạo luật ra đời từ thế kỉ XVII ở
nước Anh mang tên Đạo luật chống gian
lận.
(11)
Khi áp dụng đạo luật này, một thoả
thuận nếu không kí bằng văn bản thì không
có hiệu lực thi hành, cho dù nó đáp ứng đầy
đủ những điều kiện của một hợp đồng như
có đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề
nghị, nghĩa vụ đối ứng… và có đến hàng tá
nhân chứng sẵn sàng xác nhận là các bên đã
đạt được thoả thuận. Nhìn chung, các loại
thoả thuận sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh
của đạo luật này, tức là bắt buộc phải lập
thành văn bản: 1) Thoả thuận mua bán hàng
hoá có giá trị từ 500 USD trở lên hoặc tài

sản vô hình có giá trị trên 5.000 USD; 2)
Thoả thuận mua bán đất đai; 3) Thoả thuận
không được thực hiện đầy đủ trong vòng 01
năm kể từ ngày xác lập; 4) Thoả thuận bảo
lãnh nợ thay cho người khác; 5) Thoả thuận
về của hồi môn hoặc cấp dưỡng cho con; 6)
Thoả thuận cho thuê tài sản với giá trị hợp
đồng từ 1.000 USD trở lên
Như vậy, theo pháp luật Hoa Kỳ, hình
thức hợp đồng do các bên tự định đoạt. Các
quy định về hình thức văn bản của hợp đồng
chỉ bảo vệ những lợi ích công cần thiết, tránh
các hiện tượng gian dối, lừa đảo.
(12)
Tòa án
chỉ can thiệp buộc bên có nghĩa vụ phải thực
hiện cam kết của mình, nếu các quy định về
hình thức đã được tuân thủ. Pháp luật Hoa
Kỳ còn quy định những trường hợp ngoại lệ
khi hợp đồng không tuân thủ hình thức văn
bản nhưng vẫn có hiệu lực pháp lí.
(13)

Điều 401 BLDS năm 2005 của Việt Nam
quy định hợp đồng có thể được giao kết bằng
văn bản, lời nói hoặc hành vi, nếu pháp luật
không yêu cầu hình thức nhất định. Trường
hợp pháp luật quy định hợp đồng phải được
công chứng, chứng thực, đăng kí hay xin
phép thì bắt buộc phải tuân thủ yêu cầu này.

Như vậy, về cơ bản, cả pháp luật Hoa Kỳ và
Việt Nam đều cho phép giao kết hợp đồng
dưới bất cứ hình thức nào, nếu không có yêu
cầu luật định về hình thức văn bản. Sự khác
biệt là ở chỗ: Thứ nhất, Hoa Kỳ khái quát hoá
các trường hợp bắt buộc phải lập văn bản hợp
đồng, còn Việt Nam chỉ quy định chung
chung là pháp luật sẽ quy định loại hợp đồng
phải được giao kết bằng hình thức nhất định.
Thứ hai, nếu như ở Hoa Kỳ, các loại hợp
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 15

đồng bắt buộc phải kí bằng văn bản được liệt
kê cụ thể ở một văn bản pháp luật của bang
nhằm chống các hành vi gian dối thì ở Việt
Nam, hình thức văn bản của hợp đồng là do
các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định
trong từng lĩnh vực cụ thể. Vì thế, ở Việt
Nam khó có thể xác định một cách tổng quát
những loại hợp đồng nào phải kí bằng văn
bản, với mỗi loại hợp đồng cần phải tìm quy
định trong văn bản pháp luật chuyên ngành.
Thứ ba, ở Hoa Kỳ, vi phạm về hình thức
khiến hợp đồng không thể thực thi được
(unenforceable), tức là toà án sẽ không can
thiệp buộc thực thi hợp đồng; còn ở Việt Nam,
vi phạm hình thức có thể dẫn đến hậu quả làm

hợp đồng vô hiệu nếu pháp luật có quy định.
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng
thời gian qua cho thấy toà án đã tuyên bố
nhiều hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm về
hình thức (ví dụ: hợp đồng mua bán nhà
không có công chứng, chứng thực hợp lệ).
5. Thủ tục giao kết hợp đồng
Cũng giống như Việt Nam, thủ tục giao
kết hợp đồng ở Hoa Kỳ gồm hai bước: đề
nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
(GKHĐ). Sự khác biệt giữa pháp luật hai
nước trong thủ tục GKHĐ thể hiện ở cách
xác định thời điểm GKHĐ. Hoa Kỳ - đại
diện điển hình của dòng họ pháp luật Anh -
Mỹ theo thuyết “gửi” (Mail box theory), coi
thời điểm GKHĐ là thời điểm bên chấp nhận
đề nghị GKHĐ gửi chấp nhận đề nghị đi. Còn
Việt Nam, cũng giống như nhiều nước thuộc
dòng họ pháp luật châu Âu lục địa, coi hợp
đồng được hình thành vào thời điểm bên đề
nghị nhận được chấp nhận đề nghị GKHĐ. Ví
dụ, ngày 1/11/2010, A gửi đề nghị bán một
lô hàng cho B. Ngày 7/11/2010 B gửi thư
qua bưu điện đồng ý mua lô hàng. Ngày
10/11/2010 A nhận được thư chấp nhận đó.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, hợp đồng được giao
kết vào ngày 7/11 nhưng theo pháp luật Việt
Nam thì lại là ngày 10/11. Do quan niệm về
thời điểm hình thành hợp đồng khác nhau
nên trong thực tiễn kinh doanh quốc tế giữa

hai nước, trong trường hợp các bên không có
thoả thuận về luật áp dụng, rất khó xác định
hợp đồng được giao kết ở đâu để từ đó xác
định cơ quan tài phán nước nào có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam đều có quy
định về việc sửa đổi hay rút lại đề nghị GKHĐ.
Điểm khác biệt là ở chỗ: Ở Hoa Kỳ, đề nghị
GKHĐ có thể sửa đổi hoặc rút lại vào bất cứ
thời điểm nào trước khi được bên kia chấp
nhận; trong khi đó, Điều 392 BLDS Việt Nam
quy định có thể thay đổi, rút lại đề nghị GKHĐ
nếu thông báo thay đổi hoặc rút lại đến cùng
lúc hoặc trước thời điểm nhận được đề nghị.
Quy định này áp dụng cho mọi đề nghị giao
kết hợp đồng, không phân biệt đề nghị có thời
hạn hay không có thời hạn trả lời.
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Theo pháp luật Hoa Kỳ, vi phạm hợp
đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng hợp đồng. Luật án lệ của
Hoa Kỳ quy định những chế tài áp dụng cho
hành vi vi phạm hợp đồng như sau:
- Bồi thường thiệt hại: Khi hợp đồng bị vi
phạm thì bên bị vi phạm có quyền đòi bồi
thường thiệt hại. Đây là chế tài chủ yếu ở Hoa
Kỳ đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Pháp
luật Hoa Kỳ phân biệt các loại thiệt hại sau đây:
+ Thiệt hại kì vọng: Tòa án đánh giá mức
tiền để khôi phục lại những lợi ích kinh tế mà

bên bị vi phạm dự kiến có thể đạt được khi
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


16 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

hợp đồng được thực hiện. Đây là cách xác
định thiệt hại phổ biến nhất được biết đến
dưới tên gọi “thước đo kì vọng” (expectation
measure). Cách tính toán thiệt hại này tương
đương với việc bồi thường thiệt hại bị bỏ lỡ
theo pháp luật Việt Nam (Điều 302 Luật
thương mại năm 2005).
+ Thiệt hại do tín nhiệm: Bên vi phạm sẽ
phải bồi thường những chi phí và tổn thất
phát sinh do đã tin tưởng là hợp đồng sẽ
được thực hiện. Loại bồi thường này chỉ
được áp dụng khi không thể chứng minh
thiệt hại kì vọng và số tiền bồi thường không
được vượt quá mức lợi nhuận dự kiến.
+ Thiệt hại ấn định: Khi kí kết hợp đồng,
các bên có thể ấn định trước khoản tiền bồi
thường cố định khi hợp đồng bị vi phạm, dựa
trên sự tính toán mức thiệt hại dự kiến hoặc
thực tế. Có thể nói về hình thức, bồi thường
thiệt hại ấn định gần giống chế tài phạt hợp
đồng theo pháp luật Việt Nam nhưng về bản
chất thì khác hẳn. Ở Hoa Kỳ, hình thức bồi
thường này chỉ được áp dụng nếu nhằm mục
đích dự kiến thiệt hại có thể phát sinh trong

trường hợp khó chứng minh được thiệt hại
nhưng nó sẽ bị vô hiệu nếu được sử dụng như
một biện pháp trừng phạt bên vi phạm hợp
đồng khi quy định khoản tiền quá lớn, không
hợp lí so với thiệt hại có thể xảy ra. Còn ở
Việt Nam, phạt hợp đồng là chế tài răn đe, có
ý nghĩa ngăn ngừa và trừng phạt nếu vi phạm
hợp đồng. Đây là sự khác biệt lớn về tư duy
pháp lí của hai hệ thống pháp luật.
Ngoài ra, toà án có thể tính toán mức
tiền bồi thường để khôi phục lại tình trạng
kinh tế của bên bị vi phạm ở thời điểm hợp
đồng có hiệu lực, nhằm ngăn chặn bên vi
phạm làm giàu bất chính.
- Yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng: Bên
bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm thực
hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ đã cam
kết. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên đã
thực hiện nghĩa vụ của mình, bên vi phạm
chỉ còn nghĩa vụ quyết toán cho bên kia thì
chế tài này không được áp dụng.
(14)
Bên vi
phạm cũng có quyền đòi bên bị vi phạm thực
hiện phần còn lại của hợp đồng vượt quá
mức tổn thất mà bên vi phạm đã gây ra cho
bên kia.
(15)
Hình thức chế tài này bị hạn chế
áp dụng ở Hoa Kỳ, chỉ được sử dụng nếu

việc bồi thường bằng tiền tỏ ra không hợp lí
mà thôi. Trong khi đó, ở Việt Nam, buộc
thực hiện đúng hợp đồng là chế tài khá phổ
biến, được quy định tại Điều 297 Luật
thương mại năm 2005.
- Huỷ bỏ hợp đồng: Đối với những vi
phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, bên bị vi
phạm có quyền lựa chọn: hoặc yêu cầu thực
hiện hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại,
hoặc yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng và bồi thường
thiệt hại. Đối với những vi phạm không cơ
bản, bên bị vi phạm không được quyền yêu
cầu huỷ hợp đồng mà chỉ có thể đòi bồi
thường thiệt hại. Quy định này khá tương
đồng với Điều 425 BLDS và Điều 312 Luật
thương mại Việt Nam năm 2005. Pháp luật
Việt Nam còn quy định một trường hợp nữa
có thể yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng, đó là khi
các bên đã thoả thuận trước trong hợp đồng
điều kiện huỷ bỏ.
Như vậy, nếu như ở Việt Nam có nhiều
chế tài áp dụng cho hành vi vi phạm hợp
đồng thì ở Hoa Kỳ chỉ có ba chế tài, trong đó
chế tài chủ yếu lại là bồi thường thiệt hại. Kể
cả hình thức phạt hợp đồng khá phổ biến ở
Việt Nam thì Hoa Kỳ lại không có khái niệm
T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú


t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 17


này, hình thức bồi thường thiệt hại theo mức
ấn định tuy gần giống phạt hợp đồng của Việt
Nam nhưng lại khác ở mục đích áp dụng,
thậm chí nếu áp dụng nhằm mục đích trừng
phạt do vi phạm hợp đồng – mục đích chủ
yếu khi chế tài này được áp dụng ở Việt Nam
thì ở Hoa Kỳ, hình thức chế tài này sẽ bị vô
hiệu. Do quy định riêng biệt 2 chế định phạt
vi phạm và bồi thường thiệt hại nên Luật
thương mại Việt Nam còn cho phép áp dụng
đồng thời cả hai chế tài này, nếu trong hợp
đồng có quy định về phạt vi phạm (Điều 307).
Như vậy, qua phân tích ở trên, có thể
thấy pháp luật hợp đồng của Hoa Kỳ về cơ
bản là khác với pháp luật Việt Nam. Biểu
hiện rõ nét nhất là sự khác biệt về nguồn luật
điều chỉnh quan hệ hợp đồng và những nội
dung cơ bản của pháp luật hợp đồng như
khái niệm, các điều kiện để hợp đồng có
hiệu lực pháp lí, thủ tục GKHĐ hay trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng… Nguyên nhân
chủ yếu của sự khác biệt là hai nước thuộc
hai dòng họ pháp luật khác nhau. Hoa Kỳ là
đại diện điển hình của dòng họ common law,
trong khi Việt Nam thuộc dòng họ pháp luật
xã hội chủ nghĩa, về bản chất là phân nhánh
của dòng họ civil law. Hai dòng họ này có
quan niệm và tư duy pháp lí rất khác nhau về
chế định hợp đồng. Vì thế, pháp luật hợp

đồng Hoa Kỳ và Việt Nam mang những nét
đặc trưng cơ bản về hợp đồng của dòng họ
pháp luật mà mình trực thuộc./.

(1). Alan Scott Rau, Robert F. Windfohr & Anne
Burnett Windfohr (The University of Texas at Austin
School of Law), Contract law in the United States: An
overview, Nguồn: isdoc tor.adv.br/legis/
contract.htm

(2). UCC do Viện luật Mỹ kết hợp với Hội nghị quốc
gia các uỷ viên Hội đồng thống nhất pháp luật bang
(NCCUSL) để soạn thảo ra. NCCUSL là hiệp hội
chuyên xây dựng các bộ luật mẫu để các bang thông
qua. Viện luật Mỹ là tổ chức phi lợi nhuận gồm các
giáo sư, thẩm phán, luật sư uy tín, có nhiệm vụ làm rõ
pháp luật về mặt học thuật, hiện đại hoá và hoàn thiện
pháp luật.
(3).Xem: TS. Vũ Thị Lan Anh, “Hợp đồng thương
mại và pháp luật về hợp đồng thương mại các nước
trên thế giới”, Tạp chí luật học, số 11/2008, tr. 5.
(4). Ví dụ: Luật về chữ kí số trong thương mại quốc tế
và trong nước (Electronic Signatures in Global and
National Commerce Act).
(5). Ví dụ: Luật thống nhất về giao dịch điện tử (Uniform
Electronic Transactions Act).
(6). §1 Restatement (Second) of the law of contracts.
Nguồn:
_of_contract.htm
(7). Thoả thuận được hiểu theo nghĩa của Điều 1-201-

3 UCC, chứ không phải theo nghĩa thông dụng trong
pháp luật các nước thuộc dòng họ civil law.
(8). Uniform Commercial Code. Nguồn: .
cornell.edu/ucc/ucc.table.html
(9).Xem thêm: TS. Phạm Duy Nghĩa, “Pháp luật
chung về hợp đồng của Hoa Kỳ”, trong sách Bước
đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ, GS.TSKH.
Đào Trí Úc (Chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2002, tr. 195 - 197.
(10). Luật án lệ Hoa Kỳ quy định người có năng lực
kí kết hợp đồng là người đủ tuổi trưởng thành (18
tuổi), có quyền tự do lựa chọn (tức là không bị ép
buộc hay bị tác động quá mức) và có trí tuệ minh mẫn
vào thời điểm giao kết hợp đồng.
(11). Đạo luật chống gian lận (The Statute of Frauds)
là tập hợp các quy định của luật thành văn, theo đó
một số hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lí khi được kí
bằng văn bản.
(12).Xem: TS. Phạm Duy Nghĩa. Sđd, tr. 202.
(13).Xem thêm:
study/outlines/pdf/contracts.pdf
(14). § 373 Restatement (Second) of the law of contracts.
(15). § 374(1) Restatement (Second) of the law of contracts.

×