Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xả rác + Vấn đề chơi game + Tình trạng học đối phó pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.43 KB, 11 trang )

Xả rác + Vấn đề chơi game + Tình trạng học đối phó





Môi trường:
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các
quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả
rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý
thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện
tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố
rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể
ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ
biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một
chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay
một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách
đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng
rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem
là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền,
vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh
rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá
phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta
còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà,
vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè
người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải
bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một
tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ
thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của
mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học,


sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang, Nguy
hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân
cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi
mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.
Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân
Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến
quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc
ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công
gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế
thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ
lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp
học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới
giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất
nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian
để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với
thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được
quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện
thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của
con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi
của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ
tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm
soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử
lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà
làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì
còn ai dám xả rác nữa.
Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng
không phải nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả

bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm
môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải
chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống
sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải
rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần
đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị
ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi
trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh
tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong
việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ
bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự
truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường.
Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì,
nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào
mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn
thêm một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông
cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác
còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám
đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc
ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối
hợp với các ban ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác
của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức
đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì
họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty nào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy
phép hoạt động . Tốt nhất là các cơ quan nhà nước cần đưa ra những bộ luật thật cụ
thể về vấn đề xâm hại môi trường.
Hànhvi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức
năng bởi mức hiệt hại cảu nó đối với XH, . Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của
mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng

một môi trường xanh-sạch-đẹp

*tình trạng Học đối phó
Ngày nay, được đến trường đi học là niềm hạnh phúc của nhiều bạn, là ước mơ
lớn lao của những bạn không có đủ điều kiện để cắp sách đến trường. Thế nhưng, bên
cạnh đó, có một số bạn có điều kiện thì lại không lo học hành, ham chơi, học qua loa,
đối phó. Đáng buồn thay, hiện tượng đó đã trở nên phổ biến trong học sinh.
Những học sinh lười học, học qua loa, đối phó ất dễ nhận ra qua những biểu
hiện như ngại học, lúc nào cũng lẩn trốn, tìm mọi lý lẽ để biện minh cho việc lười học
của mình, biếng nhác, ham chơi. Họ quan niệm rằng, học cho ba mẹ vui, đến trường
cho có bạn, nên họ không hề chủ động torng việc học. Học không đến nơi đến chốn,
học đầu quên đuôi. Học lúc ấy để trả bài, đối phó với sự kiểm tra của thầy cô, cha mẹ
nên bài cũ không nhớ lâu, một thời gain ngắn sẽ quên ngay. Ngay cả trong lớp, những
học sinh học có lối học như trên cũng ngồi học một cách chán nán, hoặc không tập
trung vào bài học, làm việc riêng, giả vờ ghi ghi chép chép, ngoan hiền để qua mặt
thầy cô. Đến khi bị nhắc nhở thì tỏ ra chú ý rồi đâu lại vào đấy. Đối với bài tập ở nhà,
họ không bao giờ chịu suy nghĩ để làm, mà chỉ toàn chép trong sách giải, sach học tốt
hoặc lên lớp mượn vở bạn chép lại. Táo bạo hơn, nhiều học sinh còn trả tiền cho bạn
để làm bài hộ mình.
Việc học qua loa đối phó này gây những tác hại ghê ghớm, cho chính bản thân
người học sinh ấy, cho gđ và xh. Bởi lối học bị động như tren, nên kiến thức nắm lơ
mơ, nông cạn, hời hợt, phiến diện, mất kiến thức cơ bản, vì vậy đầu óc rỗng tuếch. Đó
là nguyên nhân gây nên sự tụt dốc nghiêm trọng trong việc học. Những học sinh đã
sút học thường ít khi có cí cầu tiến mà hầu như đề chán nản, bi quan, nghĩ rằng mình
không còn đủ sức học nữa đâm ra không còn sự say mê, hào hứng torng học tập dần
dần bỏ bê luôn viẹc học. nặng hơn nữa là bỏ học do xấu hổ, thiếu niềm tin. Mà những
người thất học thì tương lai sẽ không mấy tốt đẹp, không có nghề nghiệp ổn định.
Thật tai hại khôn lường. Một khi đã không tập trung vào việc học, “nhành cư vi bất
thiện”, họ rất dễ bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm pháp, tệ nạn xã hội, cuộc
đời cang ngày càng đi vào ngõ cụt.

Không những gây hại cho chính bản thân họ mà còn liên lụy tới mọi người
trong gia đình. Vừa tốn kém tiền bạc thuê gia sư đến dạy, vừa phải đóng phí cho
những năm bị lưu ban mà không thu được kết quả tốt. Những bậc cha mẹ có con em
mình bị như vậy thì vô cùng đau khổ, xấu hổ trước bạn bè, vì liên tục bị GVCN mời
gặp. Thử hỏi họ còn an tâm công tác, làm việc khi con họ hư hỏng, ăn chơi…
Còn đối với xã hội, những người như vậy là gánh nặng cho xã hội về nhiều
mặt: kinh tế tư tưởng, đạo đức, lối sống. Việc học qua loa, đối phó sẽ tạo ra những con
người không có tri thức, bất tài, vô dụng trong khi đất nước ta đang trên đà phát triển,
rất cần những người tài giỏi, ra sức giúp nước. Một vấn đề đang nhcứ nhối hiện nay là
tệ nạn xã hội nước ta ngày càng gia tăng do những người vô công rỗi nghề gây nê.
Mới đây là những vụ bằng cấp giả, “tiến sĩ giấy” đã bị báo chí đưa lên. Họ không học
hành đến nơi đến chốn nhưng lại muốn có tiền, được tăng lươn, thăng cấp, vì vậy xảy
ra một số trường hợp thừa bằng cấp, thiếu năng lực
Đây quả là một hiện tượng rất đáng chê trách. Vậy làm thế nào để khắc phục
được hiện trạng này? Bản thân ở mỗi người cần ý thức và tự giác trong học tập: học
cho mình, học để lấy kiến thức, để phát triển nhân cách, tâm hồn, có tượng lai sáng lạn
và để xây dựng đất nước. Nhưng phản học như thế nào?? Học ở thầy, ở bạn, những
người xung quanh mình và ngoài xã hội. Thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng để nâng cao hiểu biết. Quan trọng nhất là xác định đung đắn, mục tiêu, lí tưởng,
động cơ, nhiệmvụ học tập một cách nghiêm túc, đáng đắn.Học tập thật hết mình để đạt
kết cao và thường xuyên rèn luyện nhân cách
Học vấn là con đường duy dấn đi đến tương lại. Chúng ta hãy cố gắng học tập
để tự khẳng định , tự tìm chỗ đứng của mình trong xã hội, hơn thế nữa là tự nuôi sống
bản thân và gia đình, không biến mình thành gáh nặng cho xã hội


**Vấn đề chơi game:
Ngày nay, trong giới học sinh cũng như mọi người, trò chơi điện tử đã quá
quen thuộc, nó đã trở thành một thú vui tiêu khiển giết thời gian cực kì hấp dẫn. Cùng
với sự phát triển tốc độ của trò chơi điện tử đã làm nhiều người phải kinh ngạc, thì kéo

theo đó là những tác hại, khuyết điểm của nó khiến các bậc phụ huynh phải quan tâm.
Một trong số tác hại đó là khiến nhiều bạn vì mãi chơi game mà sao nhãng việc học
tập, mắc những sai phạm lớn.
Vì sao các bạn trẻ ngày nay lại thích trò chơi điện tử đến vậy? là vì tính hấp
dẫn của nó. Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh được đồ
họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. Về một khía cạnh
nào đó, trò chơi điện tử mang lại cho chúng ta một số ích lợi. Chơi trò chơi điện tử
(tcdt) giúp chúng ta rèn luyện tư duy, nhạy bén, xử lí các tình huống một cách sáng
tạo và khéo léo. Hơn thế nữa, nó tạo cho chúng ta sự kiên trì, nhẫn nại. Một điều rất
quan trọng để tcdt cuốn hút bạn trẻ là sự hồi hộp khi chơi. Càng chơi, các bạn càng
thích thú hơn, càng tò mò hơn, và càng thõa mãn tính hiếu thắng khi chơi thắng một
trò chơi nào đó, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước
những điều mới lạ.
Không những thế, ngoài mục đích chính là để giải trí, nó còn giúp ta mở rộng
quen biết với mọi người bởi tính cộng đồng của tcdt rất cao, nhất là các trò chơi trực
tuyến. Chơi game giúp ta rèn luyện tính cách. Đặc biệt là các game hóa thân vào nhân
vật. Thế giới trong game như một xã hội ngoài đời thu nhỏ, cũng có cái thiện, cái ác,
cái tốt, cái xấu do đó bạn phải biết "gạn **c khơi trong", gặp người xấu thì làm thế
nào, gặp người tốt thì phải làm sao, Một số tcdt du nhập từ nước ngoài vào, do đó
khi chơi chúng sẽ giúp bạn trau dồi vốn từ tiếng anh của mình. Bên cạnh đó, chơi
game còn mang lại cho một số người những nguồn lợi lớn. Chẳng hạn như bạn L hay
B ở TP HCM, hằng ngày kiếm tiền bằng việc chơi thuê, mua bán đồ ảo, hơn thế, họ
còn mở hẳn cả 1 công ty chơi game thuê. Tóm lại, tcdt được ví như một món ăn tinh
thần của bạn trẻ hiện nay. Và một số game online đang được ưa chuộng hiện nay là
Võ Lâm Truyền Kì, thiên Long bát Bộ, MU…
Bất cứ việc gì cũng có 2 mặt - lợi và hại. Sau một quá trình phát triển, trò chơi
điện tử cũng đã bộc lộ những khuyết điểm không đáng có của nó . Nhưng nguyên
nhân chính là do người chơi không tự làm chủ, điều khiển được bản thân mình để sa
đà vào game đến mức không thể dứt ra được. Thực tế hiện nay, có nhiều bạn trẻ vì quá
ham mê “món ăn tinh thần” này mà bỏ bê việc học, quên đi nhiệm vụ chính của mình.

Phần lớn thời gian, các bạn dành vào việc chơi game nên không còn thời gian ngó
ngàng gì tới quyển vở chứ đừng nói là học bài, làm bài, ôn bài. Tình trạng đó kéo dài
lâu ngày dẫn đến kiến thức ngày càng mơ hồ, mông lung. Bởi kiến thức cũ chưa nắm
được thì kiến thức mới lại đến.
Chơi game nhiều sẽ làm đầu óc trở nên mê mụi. Để giải thích cho việc này, các
bạn hãy nhìn lại luận điểm trên, bạn sẽ suy ra được ngay thôi. Một ngày hết 1/3 thời
gian cắm cúi trong ctdt, đầu óc chỉ nghĩ đến game thì thử hỏi thời gian đâu bạn có thể
thư giãn, có thể đọc báo, chơi thể thao, hay ít ra là giải trí với bạn bè. 2/3 thời gian còn
lại bạn đã phải giành cho ngủ, ăn và những sinh hoạt ngày thường, thì thử hỏi liệu đầu
óc của bạn đến đâu? Lại còn thức khuya. Đối với các game thủ, chơi trắng đêm là một
khái niệm hết sức bình thường. Những ai học sinh học cũng biết khi người ta không
ngủ đủ giấc, hoặc thức đêm nhiều thì đầu óc cực kì mệt mỏi. Dẫn đến tình trạng ngủ
gà ngủ gật trong lớp, uể oải…, và hậu quả thấy rõ nhất là kết quả học tập sa sút.
Chơi tcdt mang những hình ảnh bạo lực hoặc không phù hợp với lứa tuổi sẽ
làm cảm xúc của con người bị tê liệt, và sau khi không còn cảm xúc về bạo lực nữa,
bạn sẽ thực hiện nó một cách dễ dàng. Có rất nhiều bạn nhiễm tính bạo lực ấy và áp
dụng nó vào cuộc sống hằng ngày với tất cả mọi người. Điển hình và vụ một thanh
niên trẻ người Thái lan đã giết một anh lái taxi vì bắt chước tcdt mà người thanh niên
ấy đang chơi.
Nói về vấn đề kinh tế, tcdt tác hại vô cùng ngay cả với gia đình có kinh tế khá
giả. Khi quá đam mê, không có tiền để chơi, họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để có tiền đi
chơi, nối dối thầy cô để cúp học bỏ tiết. Nếu bố mẹ không cho tiền, họ sẽ lấy cắp đồ
đạc trong nhà đi bán, táo tợn hơn, họ còn trấn lột, trộm đạo… thậm chí gây án mạng
để có tiền thoản mãn thú vui chơi. Điển hình là một bạn 14 tuổi ở HN, đã trèo vào nhà
người dân rồi giết hại họ để cướp tài sản lấy tiền chơi game.
Về vấn đề sức khỏe. Chơi game nhiều gây hại cho sức khỏe là điều không cần
bàn cãi. Hầu hết các game hiện nay đều đã mất đi chức năng vốn có của nó là giải trí,
thay vào đó là sự cạnh tranh, dễ gây nghiện, gây tác hại ít nhiều đến người chơi.
Những tác hại này gồm gây căng thẳng, cận thị, một số bệnh về xương (như đau cột
sống), phản ứng chậm, lười vận động khiến sức khỏe suy giảm. Đặc biệt đối với

những người chơi game online, do phải cày nhiều nên dễ gây suy kiệt sức khỏe, mất
ngủ, các bệnh về tim và não, rối loạn chức năng sinh lý; nặng hơn có thể gây đột quỵ,
rối loạn tâm thần, dẫn đến TỬ VONG!!!! Tuy vậy, chơi game một cách điều độ thì
vẫn không sao, cố gắng chơi game dưới 1 tiếng/ngày, giảm thời gian chơi game xuống
càng ít càng tốt! Thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp người chơi game quá độ dẫn
đến tử vong. Những trường hợp này có thể đến từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt
Nam do chơi game hơn 12 tiếng/ngày. Một vấn đề nhức nhối hiện nay của một số
học sinh nữ là do nhẹ dạ, lên mạng chat làm quen với một vài người lạ nhưng lại
không biết đó là những kẻ xấu, chuyên đi dụ dỗ, lừa đảo. và các học sinh nữ đã dễ
dàng trở thành nạn nhân của những ổ chứa, bị bán ra nước ngoài hoặc bị những yêu
râu xanh làm nhục tập thể.
Việc mãi chơi game mà sao nhãng việc học tập và những sai phạm của 1 số bạn
đã gióng lên hồi chuông báo động Các bạn còn trẻ, chưa ý thức được tác hại của trò
chơi điện tử , còn dễ dãi với chính mình và thiếu ý thức trong học tập. Vì vậy, gia đình
và xã hội phải có trách nhiệm về việc này. Về phía gia đình : cần có sự quan tâm của
bố mẹ đến con cái, cũng như cần có những quy định về giờ học, giờ chơi, hướng con
cái đến các hình thức giải trí phong phú, tham gia các hoạt thể dục thể thao để có lối
sống và tinh thần lành mạnh. Về phía nhà nước, các cơ quan ban ngành : cần tăng
cường công tác kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm các quy
định về quản lý Internet. Đề ra những quy định cụ thể về thời gian, nội dung của các
tcdt trước khi cấp giấy phép lưu hành. Và hiện nay, ở một số nước đã mở những trung
tâm cai nghiện game, tuy nhiên, ở nước ta loại hình này chưa được phổ biến. Và hơn
ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi hại của tcdt để tự điều
chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác. Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính
giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.
Tcdt là thú vui tiêu khiển, hấp dẫn và có ích nếu chơi điều độ. Ngược lại

×