Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Làm gì để khắc phục tình trạng học sinh học yếu -kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.24 KB, 2 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
--------------------------------------
Việc học tập hiện nay của học sinh phần lớn là lười học bài và làm bài ở nhà . Đến
lớp chưa tập trung nghe giảng , hàng ngày bên ngoài cổng trường còn rất nhiều lôi cuốn
như phim ảnh ,trò chơi , … , dẫn đến ngày càng nhiều học sinh học yếu - kém . Theo tôi
để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó đòi hỏi
phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên.
Phụ đao học sinh yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình học
tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đao như thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là
một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu.
Sau đây tôi xin phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém để từ
những nguyên nhân đó có thể tìm ra hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên
trong học tập.
Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém:
1. Về phía học sinh:Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì
nguyên nhân học sinh yếu kém có thể kể đến là do cá nhân học sinh trong đó có thể kể đến
một số nguyên nhân sau.
- HS lười học: qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh yếu
kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà
thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cặp sách đến trường, nhiều khi
học sinh còn không biết ngày đó học môn gì, vào lớp thì không chép bài vì lí do là không
có đem tập học của môn đó.
- Còn một bộ phận không ít học sinh thì không xác định được mục đích của việc
học, đi học để có điều kiện đi chơi, đến lớp thì lo chọc phá bạn bè, gọi đến thì không biết
trả lời, đang giờ học thì xin ra ngoài để chơi hoặc cáo bệnh .
- Theo sách giáo khoa hiện hành thì để dễ dàng tiếp thu bài, nhanh chóng lĩnh hội
được tri thức thì người học phải biết tự tìm tòi, tự khám phá, có như thế thì khi vào lớp
mới nhanh chóng tiếp thu và hiểu bài một cách sâu sắc được. Tuy nhiên, phần lớn học sinh
hiện nay đều không nhận thức được điều đó. Học sinh chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo
viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học rồi về về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà
không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì.


- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Với một địa phương như Bắc Sơn
chúng ta có nhiều đối tượng hộ gia đình khác nhau , phần lớn là con em công nhân lao
động , bố mẹ suốt ngày lo bươn chải cuộc sống nhiều khi chưa chú ý đến vấn đề tự học
của con em mình
- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận, với
chương trình học tập hiện nay, để có thể học tốt, đặc biệt là các môn như Toán, Văn, Anh
văn… thì để việc học tập có kết quả thì đòi hỏi trước đó học sinh phải vốn kiến thức nhất
định. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều học sinh đã không có được những vốn kiến thức cơ
bản ngay từ lớp nhỏ, từ đó càng lên các lớp lớn hơn, học những kiến thức mới có kiên
quan đến những kiến thức cũ thì học sinh đã quên hết cho nên việc tiếp thu kiến thức mới
trở thành điều rất khó khăn đối với các em..
2. Về phía giáo viên:
Học sinh học yếu không phải nguyên nhân toàn là ở học sinh mà một phần ảnh
hưởng không nhỏ là ở người giáo viên.
Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi người giáo
viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây
không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở
đây đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào là tốt với từng
đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua quá trình công tác tôi nhận thấy,
vẫn còn giáo viên chưa thật tâm huyết với nghề, chỉ rập khuôn theo một khuôn mẫu nhất
định mà chưa chú ý quan tâm đến các đối tượng học sinh. Chưa tìm tòi nhiều phương dạy
học mới kích thích tính tích cực chủ động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu
đến hoàn cảnh của học sinh, có khi học sinh hỏi một vấn đề gì đó thì giáo viên lại tỏ ra
khó chịu làm cho học sinh không còn dám hỏi khi có điều gì chưa rõ.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém mà bản thân
tôi nhận thấy trong quá trình công tác.để giáo dục, phụ đạo học sinh yếu kém ta cần :
A. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học
sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên.
Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được

ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn.
- Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh sợ giáo
viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. Giáo viên không nên dùng biện
pháp đuổi học sinh ra ngoài không cho học sinh học tiết học đó khi học sinh không ngoan,
không chép bài vì làm như thế học sinh sẽ không được học tiết đó thế là học sinh lại có
một buổi học không thu hoạch được gì. Chúng ta phải tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở học
sinh giáo dục ý thức học tập của học sinh chứ đừng đuổi học sinh ra ngoài trong giờ học.
- Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức học tập của học sinh cũng phụ thuộc rất lớn vào
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm là người gần gủi với học sinh, phải tìm hiểu đối
từng đối tượng học sinh, thường xuyên theo dõi các em về cả học lực và hạnh kiểm để kịp
thời giáo dục, uốn nắn học sinh của mình.
B. Kèm cặp học sinh yếu kém:
- Mỗi Thầy cô giáo cần chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi
tiết học như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng…
- Luôn có cách đánh giá phù hợp với từng đối tượng học sinh , luôn tạo điều kiện
nhiều hơn cho các học sinh học yếu có cơ hội ghi điểm
- Khi giảng đến các kiến thức có liên quan đến kiến thức cũ nên dành thời gian ôn ,
nhắc lại để luôn giúp học sinh hệ thống kiến thức .
- Cần chốt những kiến thức trọng tâm của bài học , giúp học sinh ghi chép ngắn gọn
, súc tích , ý chính , tránh tình trạng ghi chép như trong sgk là học sinh chán học .
- Mỗi giáo viên chúng ta cũng cần suy nghĩ rằng hàng ngày các em có rất nhiều vấn
đề khác , đôi khi chúng ta cũng cần chú ý đến những hoạt động bên ngoài nhà trường mà
tạo điều kiện cho các em có cơ hội học tốt . Không nên nghĩ rằng cứ cho nhiều điểm 0 , 1
là học sinh sợ bởi vì theo tôi tuổi các em việc ý thức học như thế nào ? có giá trị ra sao
cho cuộc sống sau này chưa được nhiều em quan tâm .
Vì vậy theo tôi mỗi chúng ta cần quan tâm và giúp đỡ các em nhiều hơn nữa dù có
thể nói là rất cực khổ . Nhưng nếu mỗi chúng ta làm tốt thì số học sinh yếu chắc chắn
ngày càng giảm đi và có một thế hệ học sinh biết suy nghĩ hơn trong học tập và cách sống.
Người viết
TRẦN NHƯ CƯỜNG

×