Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Du lịch sinh thái là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.33 KB, 8 trang )

Du lịch sinh thái là gì?
rong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền
vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh thái: Là hình
thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân
cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.
Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái. "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn
ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm
ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo,
1991).
Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là tập trung vàomức độ
trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là
du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu
cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái còn phải
đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của
nhân dân địa phương. Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương đối đầy đủ hơn:
"Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và
cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương". “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch có trách nhiệm đối
với môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội, qua đó du khách được nâng cao nhận thức về môi trường và một
phần lợi nhuận của hoạt động du lịch được tái đầu tư trực tiếp vào việc bảo vệ và cải thiện đối tượng du
lịch, cũng như nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia có tổ chức của họ
vào hoạt động du lịch và bảo vệ đối tượng du lịch
Phát triển du lịch bền vững .
3, tài nguyên du lịch sinh thái ở huế.
Với diện tích trên 22.000 ha mặt nước, trải dài qua 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú
Lộc) của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Được mệnh danh là “Biển cạn” là vùng đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á, có hệ
sinh thái đa dạng phong phú, nơi sinh tồn của hàng ngàn loài sinh thủy có giá trị kinh tế cao. Theo số liệu điều tra
mới đây của ngành chức năng: vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có nguồn ren cao nhất so với các đầm phá ở
Việt Nam, gồm 921 loài thuộc 444 chi, giống và 340 họ. Trong đó có 235 loài cá với 25 loài cá kinh tế, 12 loài tôm,18
loài cua cùng nhiều loại trìa, sò huyết, rong câu... Chim có 73 loài, trong đó có 30 loài di cư có số lượn lớn như


ngỗng trời, sâm cầm, sếu, vịt trời, cò, chắt chân đỏ... Ngoài giá trị to lớn về môi trường sinh thái của tiểu vùng khí
hậu Trung Trung bộ, Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai còn ẩn chứa một tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái, nghĩ
dưỡng, văn hóa đặc sắc. Thế nhưng lâu nay, du khách đến Huế chỉ mới quẩn quanh di tích cố đô, “ ăn cơm vua,
mua tranh bèo...”, chưa ai biết đến Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đặc sắc thơ mộng như thế nào? Đặc biệt là nét
văn hóa phong tục, tập quán sinh hoạt đặc trưng riêng biệt còn nguyên sơ chưa bị lai tạp của cộng đồng cư dân đầm
phá, với những địa danh đã đi vào văn hóa lịch sử như, thành cổ Hóa Châu, chợ Cồn Gai, Chợ Đại Lược, làng tranh
dân gian Sình, làng rượu Chuồn, lễ hội cầu ngư An Truyền, chùa Linh Thái, Túy Vân... Một vùng đất, vùng nước đa
tầng, đa nghĩa văn hóa như thế, một vùng khí hậu trong lành hấp dẫn như thế , mà lâu nay chưa được khám phá,
nên hầu như vẫn nằm trong ký ức buồn từ xa xưa vọng về “Thương em anh cũng muốn vô/ Sợ Truông nhà Hồ, sợ
phá Tam Giang...” quả thật rất là lãng phí.
Hiện nay, tiềm năng của vùng Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai mới chỉ được khai thác mạnh trên lĩnh vực kinh tế tập
trung chủ yếu vào đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, còn tiềm năng du lịch hầu như còn bỏ ngỏ. Mặc dù vài năm trở lại
đây, một số lễ hội đặc trưng của cư dân vùng đầm phá được tổ chức qui mô rầm rộ hơn như, lễ hội Cầu ngư làng An
Truyền, hội vật Làng Sình, đua thuyền, đua thúng Lăng Cô..., nhưng cũng chỉ là những tour riêng lẻ chưa nằm trên
bản đồ tour, tuyến du lịch của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế. Và duy nhất một lần trong dịp Festival Huế năm 2004,
du khách đã được chiêm ngưỡng toàn cảnh Đầm phá Tam Giang khi được ngồi trên khinh khí cầu, với giá 40.000
đồng/người trong một thời gian ngắn chẳng khác nào cưỡi ngựa xem hoa, thế mà nhiều du khách đã mê mẫn trước
vẽ đẹp quyến rủ của Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Nhưng tôi xin cam đoan: nếu được một lần ngồi thuyền thong
dong trên phá ngắm trăng, thưởng thức rượu Chuồn nhấm với cá dìa, tôm, cua… những đặc sản nổi tiếng vớt lên từ
lòng phá, thì không ai có thể quên được cái ấn tượng bồng bềnh thi vị trên sóng nước Tam Giang. Hay qua một đêm
thưởng trăng trên sóng mơ màng thức dậy đón mặt trời nhô lên trên phá thì thú vị và khỏe khoắn vô cùng.
Tiềm năng đang được đánh thức
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho Tam Giang – Cầu Hai ngủ quên lâu nay là do qui hoạch, do nguồn lực đầu tư, do
cơ chế chính sách...được nhiều người viện dẫn. Nhưng có một nguyên nhân mà ít được người ta nhắc đến, đó là tư
duy kinh doanh theo lối mòn “ăn sẵn” bám vào các di sản văn hóa Huế, mà quên đi tiềm năng to lớn của các vùng
lân cận. Chính điều này đã làm cho sản phẩm du lịch Huế kém sự phong phú đa dạng, kém sức cạnh tranh, không
níu được chân du khách, ngày lưu trú của du khách thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Nếu nói đến du
lịch là nói đến sự khám phá cái mới, cái khác lạ của văn hóa, thì việc đầu tư khai thác du lịch Đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai sẽ hứa hẹn một sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn không nơi nào có được. Nhiều người đã ví tiềm năng du
lịch của Tam Giang - Cầu Hai như là “kho vàng” chưa mở của du lịch Huế. Thời gian qua, để đánh thức tiềm năng

của Tam Giang - Cầu Hai, nhiều dự án phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đã được triển khai như: dự án tổng thể
quản lý khai thác Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai vừa được UBND tỉnh TT - Huế hợp tác với chính phủ Italya, với
tổng kinh phí thực hiện là 1,7 triệu USD. Và mới đây công ty dịch vụ du lịch Mai Linh đã bước đầu khảo sát tour du
lịch đầm phá để đưa vào kế hoạch khai thác trong dịp Festival huế 2010. Đặc biệt vừa qua UBND tỉnh TT – Huế đã
quyết định tổ chức lễ hội Tam Giang 2010 với tên gọi “Sóng nước Tam Giang”. Lễ hội sẽ diễn ra trong hai ngày 1 -
2/5/2010, tại Bến đò Cồn Tộc, xã Quãng Lợi, huyện Quảng Điền, với rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch
đặc sắc gắn với các di tích văn hóa của vùng sóng nước Tam Giang như, thành cổ Hóa Châu, Chùa Thành Trung,
Khu lưu niệm cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh… Hy vọng với việc tổ chức thành công lễ hội “Sóng nước Tam Giang”
và trở thành một lễ hội thường xuyên trong các kỳ Festival Huế, thì tiềm năng lợi thế về kinh tế – văn hóa – du lịch
của Tam Giang - Cầu Hai mới được đánh thức một cách hiệu quả.
Truyền thuyết về cái tên Bạch Mã: người dân nơi đây kể rằng, các cụ ngày trước thường gặp tiên ngồi đánh cờ,
ngựa đi ăn cỏ đồng xa. Một lần, ngựa mải ăn, đi xa quá, khi trở lại thì tiên đã bay về trời, ngựa nhớ chủ lang thang đi
tìm, hóa thành mây trắng mang hình con ngựa. Cái tên Bạch Mã có từ đó.
Khu du lịch sinh thái Bạch Mã nằm ở phân khu hành chính dịch vụ du lịch của Vườn quốc gia Bạch Mã. Đây từng là
khu nghỉ mát khá nổi tiếng thời Pháp thuộc; với diện tích 300ha, cách Quốc lộ IA khoảng 16km, nằm ở độ cao từ
1.000m đến 1.450m so với mực nước biển, nổi tiếng là khu nghỉ mát lý tưởng bởi vẻ đẹp của rừng mưa á nhiệt đới
và khí hậu mát mẻ – nhiệt độ vào mùa hè chỉ từ 18-23 độ C. Đến Bạch Mã, du khách sẽ có dịp khám phá những con
đường mòn thiên nhiên kỳ thú như đường mòn Trĩ Sao, đường mòn thác Đỗ Quyên, đường mòn thác Ngũ Hồ,
đường mòn Hải Vọng Đài. Thú vị hơn bởi nơi đây có gần 2.150 loài thực vật, trong đó có một số loài quý hiếm, có
giá trị cao như trầm hương và gần 1.500 loài động vật, trong đó có hàng chục loài có tên trong sách đỏ, đặc biệt như
sao la, một trong số loài thú được phát hiện ở nước ta…Phong cảnh hùng vĩ với nhiều đỉnh núi cao, suối thác trong
xanh và hệ sinh thái giàu có với nhiều loài động, thực vật đan xen giữa nhiệt đới và á nhiệt đới. Đây là địa điểm du
lịch khá lý thú để du khách có thể mang balô, sau bao ngày bộn bề công việc.
Thời gian tốt nhất để du khách đến thưởng ngoạn Bạch Mã là mùa hạ và đầu thu. Không khí se se lạnh sẽ làm dịu
dàng những bước chân để chúng ta chinh phục hết vẻ đẹp của Bạch Mã là bức tranh hùng vĩ và thơ mộng được tạo
thành bởi các dãy núi cao trùng điệp, là trung tâm dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam và cũng là
phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc kéo dài từ biên giới Việt – Lào ra tận biển Đông. Ở đây thắng cảnh và di
tích hòa quyện vào nhau tạo cho Bạch Mã một địa điểm du lịch có nét duyên riêng
- Việc khai thác tài nguyên tại các khu du lịch biển chưa chuyên nghiệp, thiếu cái nhìn
đồng bộ mang tính hệ thống và chiến lược dài hạn.

- Sản phẩm du lịch của các khu du lịch biển được xây dựng một cách tự phát,
không có tính liên kết và thống nhất cao, nên chưa thể hiện được rõ nét tính đặc trưng
độc đáo để tạo ra thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chất lượng
sản phẩm thấp nên chưa thu hút được thị trường khách có khả năng chi trả cao và hiệu
quả doanh thu còn thấp.
- Không gian trong các khu du lịch biển được qui hoạch manh mún, kiến trúc
công trình thiết kế theo rất nhiều phong cách khác nhau, ngôn ngữ kiến trúc thiếu
đồng nhất, không tạo ra được bản sắc cho các khu du lịch biển.
- Hiện trạng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch biển chưa được đầu tư
tương xứng, thiếu đồng bộ. Đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải còn
yếu kém, gây nhiều tác động xấu đến chất lượng của môi trường du lịch biển.
Để giải quyết các vấn đề trên, việc đánh giá thực trạng phát triển các khu du lịch biển
miền Trung, xác định những tồn tại, thách thức trong quá trình phát triển và đề xuất
các giải pháp khắc phục trong thời gian tới là việc làm cấp thiết, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của các khu du lịch biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ một cách hiệu quả
và bền vững.
Đến với vườn quốc gia Bạch Mã, du khách sẽ thấy những
thảm mây mang hình những chú ngựa trắng (nên gọi là Bạch Mã) luôn song hành cùng chúng ta, tạo nên một cảm
giác như đang sống ở chốn bồng lai tiên cảnh. Thả bước dưới rừng nguyên sinh, tựa mình vào cội cây già, chúng ta
như được sống trong vòng tay của người mẹ thiên nhiên.
Nhìn những cây cổ thụ, thân cây to đến 3-4 vòng tay ôm, chúng ta càng thấm thía hơn công lao của một đời người
đời cây. Nơi đây có khách sạn, nhà hàng, quán bar nằm trên đỉnh núi, ngày xưa là biệt thự nghỉ mát của người Pháp
và vua Bảo Đại, nay được xây dựng lại theo khuôn mẫu cũ rất khang trang. Đó là nơi nghỉ lưng tốt nhất để du khách
yên tâm thong dong thu hết vẻ đẹp Bạch Mã vào lòng.
Tất cả mở ra khi chúng ta đặt chân đến Hải Vọng Đài. Thả mắt xuống khắp nơi, ta sẽ thấy “Đường vô xứ Huế quanh
quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Một phá Tam Giang no tròn mùa hải sản. Hay hồ Truồi uy nghi bên
Thiền viện Trúc Lâm – bầu sữa tươi mát cho vườn Truồi “mít ngọt dâu thơm”…
Vườn quốc gia Bạch Mã có rất nhiều cây gỗ quí hiếm được người Pháp đem qua trồng. Rừng núi nên đường đi có
nhiều dốc võng, thế nhưng du khách không hề thấy mệt mỏi mà ngược lại trên môi luôn nở nụ cười. Bởi ở đây có
hướng dẫn viên rất tài hoa biết “nói tiếng loài vật”. Anh có thể gọi sao la hoặc hơn mười loài chim về bên chúng ta.

Mỗi loài một giọng hót khác nhau, đồng thanh hòa tấu lên những bản nhạc núi rừng líu lo trìu mến. Đêm đến, mọi du
khách ở đây không phân biệt lạ quen, màu da, tiếng nói, chỉ biết là đang cùng chung sống dưới mái nhà nguyên sinh
Bạch Mã. Và cứ thế họ cùng nhâm nhi trà, rượu, hát cho nhau nghe hoặc thả hồn lắng đọng trong màn đêm Bạch
Mã.
Xuôi dòng suối Yến, vượt qua vùng Ngũ Hồ huyền diệu của
Vườn quốc gia Bạch Mã, cuốc bộ thêm 45 hoặc 50 phút nữa thì tới đỉnh ngọn thác mang tên một loài hoa rất đẹp và
hiếm: Đỗ Quyên. Con đường mòn quanh co và khá gập ghềnh, lúc vượt dốc, lúc lội suối
Nếu ai có thú thăm viếng những thác đẹp của Việt Nam mà chưa đến chiêm ngưỡng thác Đỗ Quyên của núi rừng
Bạch Mã thì là điều khiếm khuyết. Đến rồi bạn hãy so sánh xem có nơi nào thác cao và hoang sơ như ở nơi đây.
Thậm chí còn ước ao giá như được ngắm nhìn dòng thác vào mùa nước lớn. Khi ấy người yếu bóng vía chắc sẽ
không dám nhìn vào dòng nước đục ngầu, cuồn cuộn đổ từ cao độ gần 300m. Đây là điểm cuối cùng mà mọi du
khách không thể bỏ qua khi tới Bạch Mã. Bởi đây là nguồn cảm xúc thăng hoa của du khách đối với Bạch Mã. Để
được chiêm ngưỡng thác Đỗ Quyên trọn vẹn, du khách phải đi xuống 689 bậc đá. Thác Đỗ Quyên là dải lụa trắng, là
món quà mà Bạch Mã sẽ quàng mãi trong trí nhớ của mọi người đến đây.

Vườn quốc gia bạch mã.
Khu bảo tồn thiên nhiên quảng điền huế
Nằm sâu ở vùng rừng phía Tây Thừa Thiên Huế, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền như một cô gái ngủ
quên trong rừng, với vẻ đẹp hoang sơ và chất chứa nhiều giá trị tài nguyên sinh thái, môi trường cùng với
những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Được thành lập từ năm 2002, với diện tích 41.433ha, thuộc địa bàn hai huyện Phong Điền và A Lưới,
giáp ranh với khu bảo tồn Đakrong (Quảng Trị), Phong Điền là một trong số những khu bảo tồn có tiềm
năng phát triển du lịch sinh thái.
Phong Điền là nơi ẩn chứa bao nhiều điều kì thú,hấp dẫn du khách và các nhà nghiên cứu bởi sự
phong phú và độc đáo của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khu bảo tồn thuộc vùng núi thấp miền Trung
Việt Nam nằm ở phía đông bắc của bán đảo Đông Dương nên hệ sinh thái tự nhiên nơi đây chứa nhiều
giá trị về đa dạng sinh học. Những phát hiện kỳ thú về các loài động, thực vật quý hiếm đã được ghi nhận
tại đây. Năm 1924, khi nhà tự nhiên học người Pháp – Cean Dela Coul phát hiện ở vùng rừng phía Tây
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế một cặp gà lôi lam mào trắng và đưa về nuôi tại Pháp, từ đó về
sau giới chuyên môn về chim trên thế giới cho rằng gà lôi lam mào trắng đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Cho

đến 72 năm sau, gà lôi lam mào trắng mới xuất hiện trở lại tại vùng rừng phía Tây huyện Phong Điền. Đây
cũng là vùng duy nhất trên thế gới có gà lôi lam mào trắng sinh sống.
Nhiều loài chim quý khác cũng được phát hiện ở đây như gà so Trung bộ, gà so ngực gụ, trĩ sao... Từ
những phát hiện mới trên cùng với công tác nghiên cứu vùng rừng đặc hữu, các nhà điểu học trên thế giới
xác định đây là vùng chim quan trọng của thế giới. Bên cạnh đó nhiều loài thú quý hiếm cũng liên tục được
phát hiện tại khu bảo tồn này như: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis), Hổ (Panthera tigris), Báo gấm (Pardofelis nebulosa), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Vượn
đen má hung (Hylobates gabriellae),...
Trong số các loài thú ghi nhận được có hai loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu vực Phong Điền là Sao la
và Mang lớn. Hai loài này là hai loài thú lớn hiện tại chỉ được biết từ Việt Nam và Lào. Kết quả khảo sát đã
ghi nhận tại đây có 44 loài Thú, trong 7 bộ và 20 họ trong tổng số loài thú có 19 loài được ghi trong sách đỏ
(IUCN,1996) chiếm 43% và 16 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (Anon, 1992) chiếm 34%.
Thành phần loài bò sát - ếch nhái ở Phong Điền cũng phong phú so với toàn khu Bắc Trường Sơn. Kết
quả khảo sát đã ghi nhận có 34 loài Bò sát và 19 loài ếch nhái. Trong đó, có 20 loài nằm trong sách đỏ của
IUCN và Việt Nam.
Bên cạnh đó, các loài chim ở đây cũng khá đa dạng với 172 loài. Nhiều loài trong đó nằm trong danh
sách bị đe dọa toàn cầu, với 3 loài đặc hữu cho Việt Nam.
Với thế mạnh về tài nguyên cùng với nhiều thắng cảnh tự nhiên và những nét văn hóa của đồng bào
dân tooch thiểu số sống ở vùng đệm, Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền hoàn toàn có tiềm năng
và lợi thế để phát triển du lịch sinh thái.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Phong Điền những vẻ đẹp kì thú, những loài động thực vật đa dạng, và
nhiều nét văn hóa của cộng đồng dân tộc. Đó là những thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái. Nếu được
quan tâm, quản lý đúng mức thì Phong Điền sẽ là điểm hứa hẹn khám phá nhiều điều kì thú đối với du
khách qua đó sẽ nâng cao chất lượng sống của người dân trong vùng đồng thời bảo tồn được tính đa
dạng sinh học của khu vực Trung Trường sơn nói chung và Khu BTTN Phong Điền nói riêng.


Đồi vọng cảnh huế
lịch Huế - Đứng trên Ðồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được phong cảnh nên thơ của Tp. Huế, đặc
biệt là khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn.

Cách núi Ngự vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng soi bóng duyên dáng
bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Từ đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy những khu
vườn cây ăn quả mướt xanh của cau, nhãn, cam, quýt, thanh trà... chen lẫn bóng thông, những mái
nhà ngói xám của đền chùa, lăng tẩm cổ kính, trầm mặc... Sông Hương như một dải lụa mềm uốn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×