Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Khai thác lợi thế cảnh quan tự nhiên vào phát triển loại hình du lịch sinh thái huyện gia viễn tỉnh ninh bình luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ
===  ===

BÙI THỊ THỦY

KHÓA LUN TT NGHIP I HC
KHAI THáC LợI THế CảNH QUAN Tự NHIÊN
VàO PHáT TRIểN LOạI HìNH DU LịCH SINH THáI
HUYệN GIA VIƠN TØNH NINH B×NH

CHUN NGÀNH ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN


VINH - 2011

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ
===  ===

BÙI THỊ THỦY

KHÓA LUN TT NGHIP I HC
KHAI THáC LợI THế CảNH QUAN Tự NHIÊN
VàO PHáT TRIểN LOạI HìNH DU LịCH SINH THáI
HUYệN GIA VIƠN TØNH NINH B×NH

CHUN NGÀNH ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN


Lớp 48A - Địa lý (2007 - 2011)

Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VĂN ĐÔNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VINH - 2011

SVTH: Bùi Thị Thủy

4

Lớp: 48A - Địa lý


LỜI CẢM ƠN
Khố luận của chúng tơi được hồn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của
Ban chủ nhiệm, cùng các thầy giáo, cơ giáo trong khoa Địa lí.
Qua đây, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Thạc sĩ
Nguyễn Văn Đơng đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện
khố luận.
Xin dành mọi tình cảm thân thương nhất cho gia đình và bạn bè - những
người luôn bên cạnh tôi, động viên và ủng hộ tơi trong q trình học tập và làm
việc để hồn thành khố luận.
Do trình độ của bản thân, thời gian và phương tiện cịn hạn chế nên
khơng thể tránh khỏi những khuyết điểm. Rất mong được sự cảm thơng và
đóng góp q báu của thầy cơ giáo cùng các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Bùi Thị Thủy


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................9
3. Nhiệm vụ của nghiên cứu.................................................................................................9
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................9
5. Giới hạn nghiên cứu..........................................................................................................9
6. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................9
7. Quan điểm nghiên cứu......................................................................................................9
8. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................10
9. Những điểm mới của đề tài..........................................................................................11
10. Bố cục đề tài................................................................................................................12
NỘI DUNG..........................................................................................................................13
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI.....................................................................................13
1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................................13
1.1.1. Định nghĩa về du lịch sinh thái (Ecotourism)............................................................13
1.1.2. Vai trò của du lịch sinh thái.......................................................................................14
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái.........................................15
1.1.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái............................................17
1.1.5. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái...............................................................17
1.1.6. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái..............................................................18

1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................20
1.2.1. Khái quát về đặc điểm địa lí huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình..........................20
1.2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái cảnh quan huyện Gia Viễn.........................................32
Chương 2
ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN DU LỊCH SINH THÁI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN
LOẠI HÌNH DU LỊCH NÀY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN - NINH BÌNH.............52
2.1. Đánh giá cảnh quan du lịch sinh thái huyện Gia Viễn...............................................52
2.1.1. Các bước đánh giá....................................................................................................52
2.1.2. Kết quả đánh giá cảnh quan du lịch sinh thái huyện Gia Viễn - Ninh Bình.........55
2.2. Đề xuất hướng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Gia Viễn - Ninh
Bình......................................................................................................................................58
2.2.1. Cơ sở của việc đề xuất............................................................................................58
2.2.2. Đề suất hướng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Gia Viễn - Ninh Bình........63
2.2.3. Một số phương pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái..................................65
KẾT LUẬN...........................................................................................................................68
1. Đóng góp của đề tài.......................................................................................................68
2. Hạn chế của đề tài.........................................................................................................68
3. Hướng tiếp tục nghiên cứu.............................................................................................68
4. Đề xuất kiến nghị...........................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................69
PHỤ LỤC.............................................................................................................................70


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: Bùi Thị Thủy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

7


Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng đã và đang phát
triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Trong 2 thập kỉ qua DLST như là một
hiện tượng là một xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của
nhiều người. Bởi đó là loại hình du lịch tự nhiên, có trách nhiệm hỗ trợ cho
mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa. Phát triển
cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực
vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển du lịch sinh thái nói chung.
Gia Viễn là một huyện của tỉnh Ninh Bình, nằm cách thủ đơ Hà Nội
khơng xa, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Có thể nói ít có địa phương
nào, trong cả nước có diện tích nhỏ, dân số không đông lại tập trung nhiều
nguồn tài nguyên du lịch như Gia Viễn. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Vân Long, suối nước nóng Kênh Gà, Động- chùa Địch Lộng, Núi Chùa
Bái Đính, Hang Soi.
Trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện nói chung và du lịch
nói riêng, đã có những tiến bộ đáng kể nhưng thực tế nó chưa tương xứng với
tiềm năng của vùng. Hầu hết các hoạt động du lịch vẫn dừng lại ở việc khai
thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà chưa có sự đầu tư phát triển
bền vững. Du lịch sinh thái bước đầu đã đi vào hoạt động nhưng vẫn mang
tính tự phát, việc tổ chức các hoạt động du lịch còn yếu kém. Tác động xấu
đến cảnh quan môi trường, mặt khác đời sống của bà con nhân dân huyện Gia

Viễn trên thực tế cịn gặp nhiều khó khăn. Tỉ lệ hộ đói nghèo còn khá cao so
với các huyện trong Tỉnh (2009 - 7,9%)
Vậy làm thế nào để hoạt động du lịch nói chung, và đặc biệt là du lịch
sinh thái nói riêng có thể phát triển mạnh và bền vững. Qua đó có thể giúp bà
con Gia Viễn xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống.
SVTH: Bùi Thị Thủy

8

Lớp: 48A - Địa lý


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Đây chính là lí do, Tôi chọn đề tài: “Khai thác lợi thế cảnh quan tự
nhiên vào phát triển loại hình du lịch sinh thái huyện Gia Viễn - Ninh Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tài nguyên du lịch tự nhiên của Huyện Gia Viễn, trên cơ sở
kết quả nghiên cứu được đưa ra phương hướng phát triển du lịch sinh thái.
3. Nhiệm vụ của nghiên cứu
- Hệ thống hố cơ sở lí luận về du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên Huyện Gia Viễn.
- Nghiên cứu tài nguyên du lịch tự nhiên Huyện Gia Viễn.
- Đề suất hướng phát triển du lịch sinh thái trên lãnh thổ.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lãnh thổ huyện Gia Viễn.
5. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu 1 số đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên của

Huyện Gia Viễn - Ninh Binh.
6. Đối tượng nghiên cứu
- Các đặc điểm về thiên nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên của huyện
Gia Viễn - Ninh Bình.
7. Quan điểm nghiên cứu
Đề tài vận dụng các quan điểm sau:
7.1. Quan điểm hệ thống
- Nghiên cứu tổng hợp các đối tượng của các hợp phần cấu tạo nên hệ
thống thuộc phạm vi nghiên cứu.
- Cấu trúc đứng cuả hệ thống bao gồm các tập hợp các thành phần cấu
tạo nên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu như: địa hình, khí hậu…
SVTH: Bùi Thị Thủy

9

Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Cấu trúc ngang thể hiện sự phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đó là
các điểm du lịch, các tuyến du lịch.
- Cấu trúc chức năngchính là các yếu tố làm cho quan hệ giữa các cấu
trúc lãnh thổ du lịch hài hoà và hoạt động hiệu quả.
7.2. Quan điểm hoạt động lãnh thổ
- Đây là quan điểm dựa trên cơ sở phân hố khơng gian của tự nhiên
gắn với các lãnh thổ nghiên cứu du lịch được chia ước lệ bằng ranh giới
nằm ngang.

7.3. Quan điểm phát triển bền vững
- Nghiên cứu vấn đề dựa trên cơ sở tôn trọng quy luật phát triển của tự
nhiên, chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ vấn đề bảo vệ tài nguyên cho thế hệ mai
sau, khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả lâu dài gắn với việc bảo vệ môi
trường (cả mơi trường tự nhiên và văn hố).
7.4. Quan điểm sinh thái - môi trường
- Sử dụng quan điểm này để đề xuất hướng phát triển du lịch sinh thái
tại huyện Gia Viễn - Ninh Bình.Hoạt động du lịch sinh thái nếu phát triển
đúng hướng sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và bảo vệ mơi trường.
7.5. Quan điểm thực tiễn
- Dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên tại các điểm nghiên cứu, đề ra
các giải pháp, các mơ hình tổ chức lãnh thổ du lịch tại huyện Gia Viễn Ninh Bình.
8. Phương pháp nghiên cứu.
8.1. Phương pháp thực địa
- Đây là phương pháp truyền thống của khoa học địa lí, vận dụng
phương pháp này để tiến hành quan sát, mô tả, lập hồ sơ và mô tả đặc điểm
bên ngoài của tài nguyên tại các điểm du lịch.

SVTH: Bùi Thị Thủy

10

Lớp: 48A - Địa lý


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Chúng tơi vận dung phương pháp này để lập hồ sơ vị trí các điểm du

lịch như:Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long, suối nước nóng Kênh
Gà, Động Địch Lộng.
8.2. Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích tài liệu
- Đề tài này cần tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy sau khi thu
thập tài liệu, chúng tơi tiến hành xử lý, phân tích số liệu, tài liệu theo những
yêu cầu của nội dung tài liệu.
8.3. Phương pháp bản đồ
- Sử dụng phương pháp bản đồ để nghiên cứu, định vị chính xác vị trí
địa lý, phân tích mối quan hệ về mặt không gian của điểm nghiên cứu với các
điểm xung quanh. Đề tài sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ du lịch Ninh
Bình, bản đồ du lịch tự nhiên của Gia Viễn.
- Phương pháp bản đồ được sử dụng từ giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu,
để xác định vị trí điểm du lịch cần nghiên cứu và sử dụng, trong suốt quá trình
nghiên cứu.
8.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Chúng tôi vận dụng phương pháp này để điều tra, thu thập nguồn
thông tin liên quan đến đề tài qua các cán bộ quản lí nhân viên nghành du lịch
Ninh Bình. Từ cán bộ bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long, từ nhân dân
địa phương xung quanh các khu du lịch.
9. Những điểm mới của đề tài
- Xác định được cơ sở khoa học, các yếu tố đánh giá tiềm năng du lịch
tại huyện Gia Viễn theo phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên
nhiên. Đưa ra bảng kết quả đánh giá khách quan dựa trên tiềm năng du lịch
của Gia Viễn.
- Đề xuất khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên theo hướng phát triển du
lịch sinh thái.
SVTH: Bùi Thị Thủy

11


Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả loại hình du lịch
sinh thái tại huyện Gia Viễn.
10. Bố cục đề tài
Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, phần kết luận, đề tài gồm có 3 bản đồ,
3 bảng biểu,7 bức ảnh. Phần nội dung gồm có:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu loại hình du
lịch sinh thái huyện Gia Viễn - Ninh Bình.
Chương 2: Đánh giá cảnh quan du lịch sinh thái và đề xuất hướng
phát triển loại hình du lịch này trên địa bàn huyện Gia
Viễn - Ninh Bình.

SVTH: Bùi Thị Thủy

12

Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Định nghĩa về du lịch sinh thái (Ecotourism)
Có rất nhiều định nghĩa về du lịch sinh thái, nhưng chúng ta chỉ đi xem
xét một số định nghĩa cơ bản:
“Du lịch sinh thái là lữ hành có trách nhiệm tới các khu thiên nhiên,
bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. (Hiệp
Hội Du Lịch Sinh Thái Anh Lindberg, và Diezenl hawkins -1993).
“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục
cao về sinh thái và mơi trường. Có tác động tích cực đến việc bảo vệ mơi
trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa
phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” (Phạm Trung Lương và
Nguyễn Tài Cung 1998- Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Du Lịch).
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân
vào việc hoạch định và quản lí các tài nguyên du lịch. Để tăng cường phát
triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch. Đồng
thời sử dụng thu thập từ du lịch, để bảo vệ các nguồn lực mà nghành du lịch
phụ thuộc vào” (Định Nghĩa Của Nêpan).
“Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự
giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên. Được quản lí bền vững về
mặt sinh thái” (Định Nghĩa của Ơxtrâylia).
“Du lịch sinh thái là lồi hình du lịch dựa vào thiên nhiên, và văn hóa
bản địa, gắn với giáo dục mơi trường. Có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát

SVTH: Bùi Thị Thủy

13


Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

triển bền vững, sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Định nghĩa
của Viêt Nam 1999).
“Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng cịn chưa bị con người biến
đổi. Nó phải đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên, và phúc lợi của dân địa
phương” (Hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, theo L.Hens 1998).
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái, song
những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩavề du lịch sinh thái. Cũng đã được
tổ chức Du Lịch Thế Giới (WTO) tóm tắt lại như sau:
Du lịch sinh thái bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên,mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan, tìm hiểu về tự
nhiên cũng như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng tự nhiên đó.
- Du lịch sinh thái bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về
môi trường.
- Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất, các hoạt động đến mơi
trường tự nhiên, và văn hóa xã hội.
- Du lịch sinh thái có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên, bằng
cách:
+ Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ
thể quản lý, với mục địch bảo tồn các khu tự nhiên đó.
+ Tạo ra các cơ hội việc làm, và tăng thu nhập cho cộng đồng địa
phương.
+ Tăng cường nhận thức của cả khu du khách, và người dân địa phương
về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.

1.1.2. Vai trị của du lịch sinh thái.
a. Vai trò của du lich sinh thái đối với kinh tế
Du lịch sinh thái làm nền tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại các khu
bảo tồn thiên nhiên, đời sống của người dân có thể được tăng lên đáng kể nhờ
du lịch sinh thái.
SVTH: Bùi Thị Thủy

14

Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nhờ du lịch sinh thái các khu bảo tồn thiên nhiên có thể thu hút nhiều
vốn đầu tư hơn, chất lượng các dịch vụ cơng cộng của khu bảo vệ có thể tốt
hơn, nhờ sự đầu tư từ du lịch sinh thái.
Như vậy du lịch sinh thái là một trong những lĩnh vực quan trọng hỗ trợ
nền kinh tế địa phương, tạo cơ hội kinh doanh cho cư dân địa phương.
b. Vai trò của du lịch sinh thái với văn hóa - xã hội
Du lịch sinh thái có thể cải thiện chất lượng của các sản phẩm, và dịch
vụ hạ tầng du lịch như hệ thống vận tải, đường xá, điện nước, các nhà hàng,
các của hiệu và các nhà nghỉ trong khu vực. Du lịch sinh thái có thể làm tăng
lịng tự hào của người dân về văn hóa bản địa.
Du lịch sinh thái khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt động
văn hóa, như phát triển nghề thủ cơng. Các loại hình biểu diễn nghệ thuật và
âm nhạc tại địa phương.
Du lịch sinh thái góp phần tăng cường trao đổi văn hóa giữa du khách

và nhân viên, khu bảo vệ và người dân địa phương. Mặt khác nhờ phát triển
du lịch sinh thái nhân viên khu bảo vệ, và người dân địa phương có nhiều cơ
hội giải trí.
c. Vai trị của du lịch sinh thái với môi trường
Du lịch sinh thái giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên, và bảo vệ các
loại động vật hoang dã tại các khu bảo tồn.
Du lịch sinh thái giúp cải thiện môi trường sinh thái, cải thiện diện mạo
của khu bảo tồn.
Du lịch sinh thái cung cấp động cơ cho việc phục hồi các công trình
kiến trúc mang tính lịch sử.
1.1.3. Các ngun tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
Hoạt động du lịch sinh thái cần tuần theo một số quy tắc sau:
a. Có hoạt động giáo dục và diễn giải, nhằm nâng cao hiểu biết về mơi
trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
SVTH: Bùi Thị Thủy

15

Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Đây là 1 trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh
thái, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái, với các loại hình dựa
vào tự nhiên khác. Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan, sẽ phải có
hiểu biết cao về giá trị của môi trường tự nhiên.
Về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Với những

hiểu biết đó thái độ đối xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng
những nỗ lực tích cực trong hoạt động bảo tồn, và phát triển những giá trị
tự nhiên.
b. Bảo vệ mơi trường và duy trì hệ sinh thái
Du lịch sinh thái coi đây là 1 trong những nguyên tắc cơ bản, quan
trọng cần tuân thủ bởi vì:
- Việc bảo về mơi trường và duy trì hệ sinh thái, chính là mục tiêu hoạt
động du lịch sinh thái.
- Sự tồn tại của du lịch sinh thái, gắn liền với mơi trường tự nhiên và
các hệ sinh thái. Điển hình sự xuống cấp của mơi trường, sự suy thối các hệ
sinh thái, đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái.
c. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng, đối với hoạt
động du lịch sinh thái. Bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ,
không thể tách rời các giá trị môi trường. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục
sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương, dưới tác động nào
đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái. Tự nhiên vốn có của nó, của khu vực
và như vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái. Hiệu quả của quá trình này sẽ tác
động trực tiếp đến du lịch sinh thái.
Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa
phương có ý nghĩa quan trọng, và là nguyên tắc hoạt động du lịch sinh thái.
d. Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

SVTH: Bùi Thị Thủy

16

Lớp: 48A - Địa lý



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình
để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
Ngồi ra du lịch sinh thái, ln hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia
của người dân địa phương. Như đảm nhận vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng
chỗ nghỉ ngơi cho khách, cung ứng nhu cầu lương thực thực phẩm, hàng lưu
niệm.Thơng qua đó sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
1.1.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
- Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái, là sự tồn tại
của các hệ sinh thái tự nhiên, điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
- Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch
sinh thái, ở 2 điểm:
+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao hiểu biết cho khách du lịch sinh
thái. Người hướng dẫn viên ngồi kiến thức ngoại ngữ tốt, cịn phải am hiểu
các đặc điểm sinh thái, tự nhiên và văn hóa địa phương.
+ Hoạt động du lịch sinh thái, địi hỏi phải có được người điều hành có
ngun tắc, các nhà điều hành du lịch sinh thái, phải có được sự cộng tác với
các nhà quản lí khu bảo tồn thiên nhiên. Và văn hóa khu vực, cải thiện đời
sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với du khách.
- Yêu cầu thứ ba: Nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của
hoạt động du lịch sinh thái, đến tự nhiên và mơi trường. Theo đó du lịch sinh
thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “Sức chứa”.
- Yêu cầu thứ tư: Là thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du
lịch, về kinh nghiệm. Hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hóa bản địa.
1.1.5. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái, là 1 bộ phận quan trọng của tài nguyên du

lịch, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái. Cụ thể và

SVTH: Bùi Thị Thủy

17

Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

các giá trị văn hóa bản địa, tồn tại và phát triển khơng tách rời hệ sinh thái tự
nhiên đó.
Tuy nhiên, khơng phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được
coi là tài nguyên du lịch sinh thái. Mà chỉ có các thành phần và các thể tổng
hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được
khai thác, sử dụng để tạo ta các sản phẩm du lịch sinh thái. Phục vụ cho mục
đích phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng, mới được xem là
tài nguyên du lịch sinh thái.
1.1.6. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
a. Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng. Trong đó có
nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn.
Là một bộ phận quan trọng, tài nguyên du lịch chủ yếu được hình thành
từ tự nhiên. Mà bản thân tự nhiên lại rất đa dạng, và phong phú vì thế tài
nguyên du lịch sinh thái cũng có đặc điểm này. Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt,
nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều lồi sinh vật đặc hữu q hiếm.
Thậm chí có những loại tưởng chừng đã bị tuyệt chủng, được xem là những
tài nguyên du lịch sinh thái, đặc săc có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

b. Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động so
với nhiều dạng tài nguyên du lịch khác như: Các bãi biển, thác nước, các cơng
trình di tích lịch sử văn hóa tài nguyên du lịch sinh thái, thường rất nhạy cảm
đối với tác động của con người. Sự suy giảm hay mất đi của 1 số loài sinh vật,
cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con người, sẽ là nguyên
nhân làm thay đổi, thậm chí mất hệ sinh thái đó.
c. Tài ngun du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau.
Trong các loại tài nguyên du lịch sinh thái, có loại có thể khai thác
được quanh năm,cũng có loại mà việc khai thác chủ yếu dựa vào thời vụ. Sự
lệ thuộc này chủ yếu dựa vào quy luật diễn biến của thời tiết. Của mùa di cư,
sinh sản của các loài vật.
SVTH: Bùi Thị Thủy

18

Lớp: 48A - Địa lý


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Ví dụ: Du khách chỉ có thể đến thăm những vườn cây đặc sản như nhãn
lồng, vải thiều, xoài cát..v ào mùa hạ.
Như vậy để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái, các nhà
quản lý, tổ chức điều hành cần những nghiên cứu cụ thể về tính mùa của các
lồi tài nguyên.
d. Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được
khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Một đặc điểm có tính đặc trưng của tài ngun du lịch sinh thái, là

chúng thường nằm xa các khu dân cư, bởi chúng sẽ nhanh chóng bị suy giảm,
bị biến đổi, thậm chí khơng cịn nữa, do tác động trực tiếp của con người.
Như săn bắn, chặt cây nhằm thỏa mãm nhu cầu của mình. Điều này giải thích
tại sao phần lớn tài nguyên du lịch sinh thái, nằm trong phạm vi các Vườn
Quốc Gia, các khu bảo tồn.
Khác với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi được khai thác có thể vận
chuyển đi nơi khác để chế biến, nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại được đưa đến
tận nơi tiêu thụ. Tài nguyên du lịch sinh thái, thường được khai thác tại chỗ
để tạo ra các sản phẩm thỏa mãm nhu cầu của khách.
e. Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.
Phần lớn các tài nguyên du lịch sinh thái, được xếp vào loại tài
nguyên có khả năng tái tạo, sử dụng lâu dài. Điều này dựa trên khả năng tự
phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều tài
nguyên du lịch sinh thái, đặc sắc như các lồi sinh vật đặc hữu, q hiếm có
thể biến mất do tác động của tự nhiên, hay do chính con người. Vấn đề đặt
ra là cần nắm vững quy luật của tự nhiên, tác động của con người. Để có
những định hướng, giải pháp cụ thể khai thác hợp lý, hiệu quả. Đây cũng là
yêu cầu sống còn của du lịch nhằm góp phần thực hiện chiến lược phát triển
du lịch bền vững.

SVTH: Bùi Thị Thủy

19

Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về đặc điểm địa lí huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình
1.2.1.1. Vị trí địa lí
Gia Viễn nằm ở phía bắc của tỉnh Ninh Bình, có toạ độ địa lí từ 20 013'
20025' vĩ độ bắc và từ 105 047'- 105057'kinh độ đơng. Gia Viễn gồm có thị
trấn Me và 20 xã với tổng diện tích 178,5 km2.
Phía Bắc giáp với tỉnh Hồ Bình và tỉnh Hà Nam
Phía Tây giáp huyện Nho Quan
Phía Nam giáp huyện Hoa Lư
Phía Đơng giáp tỉnh Nam Định
Gia Viễn là cửa ngõ quan trọngcủa tỉnh trong việc giao lưu phát triển
kinh tế -xã hội với các tỉnh vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng và thủ
đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao thơng quan trọng:
Quốc lộ 1A.
Chạy theo hướng bắc nam dài khoảng 4,5 km từ cầu Đoan Vĩ tới cầu
Gián, quốc lộ 477 nối từ Gián Khẩu chạy qua trung tâm huyện lị thị trấn Me
đi Hồ Bình. Đường tỉnh lộ 491, 477B, 477C chạy qua địa bàn nhiều xã trong
huyện. Ngoài ra trên địa bàn huyện cịn có mạng lưới sơng ngịi khá dày như:
Sơng Đáy, Sơng Hồng Long, Sơng Bơi... chảy qua giúp cho GiaViễn có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
1.2.1.2. Địa hình
Gia Viễn thuộc vùng bán sơn địa, địa hình phân thành ba khu vực rõ
rệt: Vùng núi đá vơi tập trung ở phía bắc và phía đơng nam, vùng bán sơn địa
ở phía tây nam và vùng đồng bằng rộng lớn nằm ở giữa trung tâm huyện lị.
Ruộng đất canh tác phân bố tương đối bằng phẳng, và có thế thấp dần từ tây
bắc xuống đơng nam. Nơi cao nhất là phía bắc của xã Gia Hưng, nơi trũng
nhất ở lịng trảo Gia Hồ, Liên Sơn và ven sơng Rịa.
- Địa hình vùng núi:
Có hai khu núi đá tập trung ở phía bắc huyện giáp tỉnh Hồ Bình và ở

phía đơng nam giáp huyện Hoa Lư. Ngồi ra cịn có một số khu vực núi đá
vôi độc lập phân bố dải rác xen kẽ với đất canh tác tập trung ở các xã: Gia
SVTH: Bùi Thị Thủy

20

Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Phương, Gia Lạc, Gia Minh, Gia Tiến, Gia Xuân. Vùng này có nhiều tiềm
năng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển du lịch và
chăn nuôi.
Bên cạnh núi đá vôi, cịn có một số đồi đất như dải đồi áp với khu núi
đá vơi ở phía bắc và phía nam huyện, dải đồi nằm độc lập trong khu tả từ liên
sơn chạy theo hướng Đông- Tây đến Gia Vân. Đồi đất ở đây thường trơ trọi ít
màu mỡ, vùng này rất thích hợp với việc trồng rừng và khoan ni tái sinh.
- Địa hình vùng bán sơn địa.
Nằm ở phía tây nam huyện tiếp cận với khu núi Đính, thoải dần từ chân
núi Đính về ven đê hữu sơng Hồng Long. Vùng này có nhiều tiềm năng phát
triển ngành cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, chăn ni gia súc
(trâu, bị, dê).
- Địa hình vùng đồng bằng.
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 1- 1,5m. Đất đai
vùng này chủ yếu là đất phù xa khơng được bồi hàng năm, diện tích này nằm
gọn trong đê tả hữu sơng Hồng Long, đê Hữu Đáy và đê Đầm Cút. Vùng này
có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp trồng lúa, hoa màu và cây cơng

nghiệp ngắn ngày.
1.2.1.3. Khí hậu
Cũng như các huyện khác trong tỉnh, Gia Viễn mang những đặc điểm
của tiểu vùng khí hậu đồng bằng sơng Hồng, có mùa đơng lạnh, ít mưa, mùa
hè nắng nóng mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình năm từ 22-27 0C. Tổng nhiệt độ trung bình năm
từ 8500-8600 0C, mùa đơng nhiệt độ trung bình là 20 0C, tháng lạnh nhất là
tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ trung bình có thể dưới 10 0C. Mùa hạ nhiệt độ
trung bình là 27 0C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8, nhiệt độ trung
bình trên 30oC.
- Tổng nhiệt độ của Gia Viễn khá dồi dào nhưng sự phân bố theo hai
mùa lại chênh lệch nhau khá lớn, tổng nhiệt độ vụ chiêm xuân chỉ bằng 6070% tổng nhiệt độ vụ mùa. Với tổng nhiệt độ này vẫn đảm bảo cho cây trồng
vụ đông xuân phát triển, nếu bố trí giống và thời vụ thích hợp.
SVTH: Bùi Thị Thủy

21

Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1830-1970mm
(Trung bình năm có 129-161 ngàymưa), lượng mưa tập trung và 6 tháng mùa
mưa (từ tháng 5-10) chiếm 80-85% tổng lượng mưa cả năm, lũ lụt cũng
thường xuyên xảy ra trong thời gian này. Vào mùa đông lượng mưa thấp
khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm chủ yếu là dạng mưa nhỏ mưa phùn.
- Chế độ ẩm: Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới,gió mùa nên

huyện Gia Viễn có độ ẩm khơng khí tương đối cao, bình qn cả năm từ 8486%, chênh lệch độ ẩm với độ ẩm giữa các tháng khơng nhiều. Tháng có độ
ẩm cao nhất là 90% (tháng 2) thấp nhất là 81% (tháng 10).
- Lượng bốc hơi: Trung bình từ 850-870 mm trong đó mùa hạ chiếm
60% lượng bố hơi của cả năm. tháng 7 có lượng bốc hơi lớn nhất là 105mm,
tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 45mm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, mùa đơng hướng gió
thịnh hành là gió đơng bắc, những tháng giữa và cuối mùa đơng gió có xu
hướng lệch về phía đơng. Mùa hè gió thịnh hành từ hướng đơng hoặc đơng
nam. Địa bàn Gia Viễn cịn chịu ảnh hưởng của gió lục địa, hướng tây hoặc
tây nam, gió biển theo hướng đơng nam. Vào các tháng 7,8,9 thường có bão
làm ảnh hưởng đến sản xuất sinh hoạt trên địa bàn.
1.2.1.4. Thuỷ văn
Gia Viễn bao gồm một hệ thống sông lớn chảy qua, mật độ 0,4km/km 2
tổng chiều dài 42,7 km, một số sông lớn như: sơng Đáy, sơng Hồng Long,
sơng Bơn, sơng Riạ.
- Sông Đáy:
Là chi lưu của sông Hồng bắt nguồn từ Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây) đi
qua địa phận Gia Viễn từ cầu khuất đến cầu Gián dài 8,4km. Dòng chảy của
sông Đáy nhỏ, nhưng được bổ sung từ sông Hồng qua sông Đào - Nam Định.
Mùa cạn lưu lượng của sông Đáy nhỏ, nhưng được bổ sung từ sông Hồng qua
sơng Đào, mực nước tại Ninh Bình Hmax = 0,06-0,07, Hmin=-0,10-0,10.
Mưa lũ trên đoạn sông này mực nước dâng cao từ 1,68-2,95m.
Với mực nước sông Đáy như trên, trong khi độ cao của đồng ruộng
thay đổi, địa hình lại cao thấp không đều nên việc tưới tiêu tự chảy không
SVTH: Bùi Thị Thủy

22

Lớp: 48A - Địa lý



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

thực hiện được, chủ yếu phải dùng trạm bơm và tiêu tự chảy khi nước trong
đồng cao bị úng và phải gặp lúc triều thấp.
- Sơng Hồng Long:
Là chi lưu của sơng đáy bắt nguồn từ hồ Thường Xung (Nho Quan) đến
Gián Khẩu dài 13,1 km, là trục tiêu chính của huyện, nó nhận nước mưa trong
nội vùng, lượng nước. Lượng nước từ vùng đồ núi Hồ Bình, Nho Quan chảy
về Hồng Long đổ ra sơng Đáy rồi đổ ra biển. Ngồi nhiệm vụ tiêu nước sơng
Hồng Long cịn có nhiệm vụ tiêu nước cho phần lớn diện tích nằm trong khu
vực và làm nhiệm vụ vận chuyển đường thuỷ cho các xã ven sơng.
- Sơng Bơi và sơng Rịa.
Thuộc hệ thống sơng Hồng Long dài 21,3 km. Lưu lượng của sông
này trong mùa lũ rất cao, vào mùa khô hệ thống sông này có tác dụng cung
cấp nước tưới cho vùng.
Tóm lại, theo tài liệu của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Ninh
Bình ta thấy: Hệ thống sơng ngịi của huyện Gia viễn không đảm bảo cho việc
tưới tiêu chủ động, mới chủ yếu là cung cấp nguồn nước ngọt cho các trạm
bơm phục vụ tưới. Về vụ mùa chỉ tranh thủ tưới tiêu tự chảy tối đa 65% diện
tích, cịn lại phải bơm tiêu.
1.2.1.5. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của Gia Viễn khá phong phú và đa dạng bao gồm 17
loại và gộp thành 4 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa:
Diện tích 10816,51 ha chiếm 60,61% diện tích đất tự nhiên, được hình
thành do sự bồi đắp của sơng Đáy và sơng Hồng Long. Thành phần cơ giới
chủ yếu là thịt trung bình, thịt nhẹ và một phần nhỏ là đất cát pha. Nhìn trung

đất có hàm lượng lân tổng số và lân đễ tiêu không cao, lân tổng số 0,1% và
lân dễ tiêu < 3 mg/100 gam đất. Đất có hàm lượng kali từ trung bình đến giàu,
độ dày tầng đất > 1m, địa hình tương đối bằng phẳng độ dốc < 80.
- Nhóm đất xám:
Diện tích 1159,36 ha chiếm 6,5% diện tích đất tự nhiên. Đất phát triển
trên đá cát kết và phù sa cổ phân bố chủ yếu ở xã Gia Hưng, Gia Sinh, Gia
SVTH: Bùi Thị Thủy

23

Lớp: 48A - Địa lý


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Hồ. Nhóm đất xám được phân ra làm: đất xám feralít, đất xám feralít kết von
nông (Acfe - fel), đất xám kết von, kết xám, kết von điển hình (Acfe - h), đất
xám kết von đá lẫn nơng (Acfe - ll).
-Nhóm đất glây;
Diện tích đất 486,45 ha đất có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất
dày. Diện tích đất này nằm trong khu vực địa hình thấp, thường xun ngập
nước. Nhóm đất glây bao gồm: Đất glây trung tính ít chua, đất glây chua, đất
glây chua nóng nước tự nhiên.
- Nhóm đất đen;
Diện tích 79,08 ha đất có thành phần cơ giới trung bình và nặng, hàm
lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng khá cao. Lân tổng số và lân dễ tiêu ở
mức nghèo và rất nghèo. khả năng hấp phụ của đất biến động mạnh, đất có
phản ứng trung tính, độ dốc < 8 0, tầng đất dày > 1m. Diện tích này đang được

sử dụng để trồng cây hoa màu; mía, dứa, khoai, ngơ.
1.2.1.6. Dân cư - lao động
Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số trung bình huyện Gia Viễn là:
120007 người, với mật độ dân số khoảng 672 người/km2.
- Kết cấu dân số theo giới tính (năm 2008):
+ Nam giới: 56705 người.
+ Nữ giới :58631 người.
- Số dân thành thị năm 2008 là: 3559 người, số dân nơng thơn là:
111759 người.
- Năm 2009, huyện Gia Viễn có 69852 lao động, tăng 1469 người so
với năm 2008. Trong đó:
+ Số lao động trong ngành nơng - lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 49975
người, và thấp nhất là nghành văn hoá thể thao với số lương chỉ 7 người.
+ Số người trên độ tuổi thực tế có tham gia lao động:2,745 người…
1.2.7.1.Giáo dục - y tế
- Giáo dục: Năm 2009, huyện Gia Viễn có:
+ 21 trường mẫu giáo với 152 lớp học và 246 giáo viên.
+ 22 trường tiểu học với 280 lớp học và 343 giáo viên.
+ 21 trường trung học cơ sở với 218 lớp học và 439 giáo viên.
+ 3 trường phổ thông trung học với 65 lớp học và 156 giáo viên.
SVTH: Bùi Thị Thủy

24

Lớp: 48A - Địa lý


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


+ 100% số xã và thị trấn ở huyện phổ cập giáo dục tiẻu học, trung học
cơ sở.
- Y tế: Ở 21 cơ sở và thị trấn của huyện Gia Viễn đều có 1 trạm xá.
Như vậy đến 2007, tồn huyện có 21 trạm xá với tổng giường bệnh là 105
giường. Số y sĩ, dược sĩ trung cấp là 61 người và số bác sĩ dược sĩ cao cấp là
2 người.
- Văn hố: tồn huyện có 1 trung tâm văn hố, 5 thư viện, phòng đọc
sách, 100% các xã và thị trấn được phủ sóng phát thanh và truyền hình. Ở mỗi
xã và thị trấn đều có một trạm truyền hình.
1.2.1.7. Thực trạng phát triển kinh tế
- Cơng nghiệp:
Năm 2009, huyện Gia Viễn có 2.394 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp với 9714 lao động. Công nghiệp của huyện chủ yếu là hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất xi măng, khai thác đá, gạch tuy nen, vôi củ, sản
phẩm hương bia, may mặc, sản phẩm từ gỗ, sản phẩm kim loại, thêu ren, cót
nan, xay xát,tấm lợp, mì ăn liền.
Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện Gia
Viễn đạt1.497.772 triệu đồng. Trong đó kinh tế nhà nước 36.931 triệu đồng,
kinh tế tập thể 642 triệu đồng, kinh tế tư nhân 1.280.808 triệu đồng kinh tế cá
thể 77.884 triệu đồng.
- Nông lâm ngư nghiệp:
Năm 2009, giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Gia Viễn (theo giá so
sánh năm 1994) là 684.664 triệu đồng. Trong đó: Trồng trọt 504.325 triệu
đồng; chăn nuôi 163.650 triệu đồng; dịch vụ 16.689 triệu đồng.
- Xây dựng - thương mại - dịch vụ:
Năm 2009,tổng số vốn đầu tư của huyện là: 2.096.642 triệu đồng.
Trong đó:
+ Vốn ngân sách nhà nước: 410.379 triệu đồng (trung ương: 124.239
triệu đồng; địa phương: 286.140 triệu đồng).

+ Vốn tín dụng: 1.139.549 triệu đồng.
+ Vốn của dân cư và tư nhân: 537.705 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 9.009 triệu đồng.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu trên địa bàn: 232.495 triệu đồng.
SVTH: Bùi Thị Thủy

25

Lớp: 48A - Địa lý


×