Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Hoàn thiện chiến lược Marketing cho công ty TNHH Sản Xuất Thương mại Nam Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.22 KB, 46 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
MỤC LỤC
SVTH: Lê Quang Thanh 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nước ta đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế
giới WTO, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược chính sách kinh
doanh hợp lý để có thể tận dụng được những cơ hội mà thị trường rộng lớn đó mang
lại. Đồng thời cũng có chính sách hợp lý để đối phó với những khó khăn thách thức
khi nước ta gia nhập WTO. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xác định
cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Nếu không có một chiến lược kinh
doanh hay chiến lược kinh doanh sai lầm thì gần như chắc chắn doanh nghiệp sẽ
gặp thất bại trong kinh doanh.
Và khoa học Marketing cũng đã chứng tỏ rằng kinh doanh không phải là
chuyện may rủi, mà muốn thành công doanh nghiệp phải tạo được lợi thế cạnh tranh
trên thị trường. Chiến lược Marketing giúp cho doanh nghiệp đạt được các lợi thế
đó bằng cạnh tranh và những so sánh phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp với các đối thủ, nhu cầu của khách hàng để từ đó doanh nghiệp chọn cho
mình một chiến lược Marketing phù hợp để có thể phát triển có thể khẳng định
được thương hiệu của mình trên thị trường.
Qua thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện chiến lược
Marketing cho công ty TNHH Sản Xuất Thương mại Nam Bình ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Phân tích tổng quan về thị trường ngành và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của một
số đối thủ lớn trong ngành.
• Phân tích thực trạng hoạt động ứng dụng Marketing tại Công ty TNHH SX TM
Nam Bình.
• Đề xuất một số giải pháp Marketing giúp Công ty TNHH SX TM Nam Bình tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường.
.


SVTH: Lê Quang Thanh 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
3. Phương pháp nghiên cứu
Với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu như trên thì phương pháp nghiên cứu của đề
tài là :
- Phương pháp phân tích tổng hợp, mô hình, sơ đồ.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp phân chia.
4. Kết cấu của bài báo cáo
• Phần 1: Tổng quan chung về Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nam
Bình.
•Phần 2: Thực trạng chiến lược Marketing của công ty TNHH Sản xuất Thương
mại Nam Bình.
•Phần 3: Tổng kết quá trình thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại
Nam Bình.
PHẦN 1
SVTH: Lê Quang Thanh 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG
MẠI NAM BÌNH
1.1. Giới thiệu tổng quát về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NAM
BÌNH
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Nam Binh Group
- Trụ sở chính:11/6 Văn Cao, phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, Tp.Hồ
Chí Minh.
- Chi nhánh công ty: 31 đường số 18, phường Tân Quý, Quận Tân Phú,
Tp.Hồ Chí Minh.
- Điện thoại : (083) 62676589
- Fax: (083) 62674374

- Mã số thuế: 0309093306
- Website: www.nambinhgroup.com
- Email:
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế thì cơ chế thị trường
đã tạo được nhiều thành tựu nhất định. Với đà phát triển của đất nước, nhu cầu sản
xuất các sản phẩm cơ khí của người dân ngày càng tăng và đặc biệt là các sản phẩm
máy móc cơ khí in lụa. Do chính sách “mở cửa” nền kinh tế, hội nhập với nền kinh
tế thế giới, nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp
trong và ngoài nước tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh,đầu tư
vào Việt Nam để góp phần đưa đất nước ta tiến lên một tầm cao mới với mục tiêu
“Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nắm bắt được cơ hội đó nên công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nam Bình
chính thức ra đời.
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nam Bình được thành lập ngày
12/09/2009.
Đến nay công ty đã trải qua 4 năm hình thành và phát triển, từng bước vượt
qua những khó khăn bằng sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong công ty cùng
với các đối tác.
1.3. Chức năng nhiệm vụ và định hướng phát triển
1.3.1. Chức năng
SVTH: Lê Quang Thanh 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
Công ty chuyên bán các thiết bị phục vụ ngành in như: Máy in lụa phẳng, máy
in lụa khổ lớn, máy in lụa dạng xoay, máy in lụa dạng trụ tròn, máy in lụa dạng
oval, máy ép nhủ, máy chụp bản, hệ thống sấy UV trên máy lebel plexso, máy đột
CNC, máy nướng nổi thiệp cưới, băng tay sấy hồng ngoại, băng tay sấy UV, máy in
Tampon, máy cắt đờ mi Decal, máy in lụa trên tấm thạch cao, dây chuyền phủ trắng
thạch cao.
Bên cạnh bán các loại máy in công ty còn mua bán các vật dụng nghành in và

nhận gia công các loại khung lụa theo yêu cầu của khách hàng.
1.3.2. Nhiệm vụ
Công ty TNHH SX TM Nam Bình có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty
theo pháp lệnh hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương Mại.
Thứ hai: Đáp ứng tốt chất lượng các sản phẩm và các nhu cầu của khách
hàng.
Thứ ba: Quản lý và sử dụng vốn của công ty theo đúng chế độ, chính sách
của nhà nước. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần CBCNV, bồi dưỡng và nâng
cao trình độ cho nhân viên
1.3.3. Định hướng phát triển
Công ty hướng tới mục tiêu ổn định và phát triển lâu dài, xây dựng uy tín với
khách hàng, duy trì các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đồng thời mở rộng thị
trường. Trong thời gian tới, những định hướng này được thể hiện như sau:
Trở thành một công ty mạnh, một thương hiệu mạnh có uy tín trong lĩnh vực
sản xuất cơ khí.
Đảm bảo chất lượng ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu
cầu về chất lượng của khách hàng.
Hoàn thành tối thiểu 25 – 30% hợp đồng trước thời hạn.
Đáp ứng tối đa nhu cầu sản lượng của thị trường, tận dụng lợi thế sẵn có của
công ty để tạo lòng tin cho khách hàng, qua đó thu hút khách hàng mới.
SVTH: Lê Quang Thanh 5
Phòng Kế Toán
Phòng kinh doanhPhòng sản xuất
Ban Giám Đốc
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
Kiểm tra, xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng với hiệu quả cao nhất,
tạo dựng lòng tin đối với khách hàng.
1.4. Cơ cấu quản lý của công ty.
1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
(Nguồn: phòng tổ chức)
1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc là người điều hành công ty đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ
của công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty theo điều lệ cả tổ
chức trước pháp luật của nhà nước. Giám đốc công ty có trách nhiệm quy định chức
năng, nhiệm vụ, xây dựng quy chế, lề lối làm việc giữa các đơn vị trực thuộc trên
cơ sở tạo quyền chủ động kinh doanh cho các đơn vị và có trách nhiệm thường
xuyên báo cáo đầy đủ hoạt động của công ty trước cơ quan có thẩm quyền.
- Thư kí hành chính: tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý nhân viên, sắp xếp,
tuyển dụng và hệ thống thông tin. Thực hiện chính sách người lao động.
- Phòng kinh doanh: giúp ban giám đốc quản lý và điều hành các loại hình hoạt động
kinh doanh của công ty một cách có hiệu quả như tiếp cận khách hàng, tìm nguồn
cung mới, cùng ban giám đốc nghiên cứu để đưa ra giá về sản phẩm, dịch vụ của
công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo hoạt động của
bộ máy kế toán tài chính. Phân tích các hoạt động kinh tế, thực hiện thống kê, báo
cáo và hoạch toán, quyết toán các hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định
của nhà nước.
SVTH: Lê Quang Thanh 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
- Phòng sản xuất: chuyên sản xuất và gia công các loại máy in lụa phục vụ cho
nghành bên cạnh đó phòng sản xuất còn có nhiệm vụ sửa chữa và bảo trì các máy in
và gia công các loại cơ khí.
Mối quan hệ cộng tác giữa các bộ phận trong tổ chức là mối quan phối hợp,
cộng đồng trách nhiệm, cùng nhau thực hiện kế hoạch chung của công ty đề ra
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Mỗi bộ phận có những nhiệm vụ riêng nhưng đều
góp phần làm cho bộ máy của công ty hoạt động liên tục, hiệu quả. Do đó cần có sự
phối hợp với nhau tạo đều kiện cho nhau trong việc mới đạt được mục tiêu chung
của tổ chức.

1.5. Kết quả kinh doanh gần đây
1.5.1. Tình hình hoạt động kinh doanh gần đây.
Công ty TNHH SX TM Nam Bình là công ty chuyên sản xuất các loại máy
phục vụ ngành in lụa, các sản phẩm của công ty được sản xuất với công nghệ hiện
đại với tiêu chí chất lượng là hàng đầu, ngoài ra công ty đang mở rộng thêm dòng
sản phẩm về máy in mười màu hoàn toàn tự động với độ chính xác cao.
Tình hình hoạt động của công ty được phản ánh chủ yếu qua:
- Số lượng hợp đồng mà công ty đã kí kết và thực hiện với các công ty khác.
- Giá trị của hợp đồng
Bảng 1.1: Bảng tổng kết các hợp đồng điển hình công ty đã thực hiện trong
năm 2012
( ĐVT: 1.000đ)
STT Tên công ty, khách hàng
Giá trị hợp
đồng(đ)
SVTH: Lê Quang Thanh 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
CTY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐẠI LA
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
CTY CỔ PHẦN VĨNH TƯỜNG
CTY CỔ PHẦN THANH BÌNH
CTY CỔ PHẦN TÂN HIỆP THÀNH
CTY TNHH IN BAO BÌ & QUẢNG CAO MẮT VIỆT
CTY TNHH VĨNH PHÁT - IMEXCO
CTY TNHH SRITHAI VIỆT NAM
CTY TNHH Y & J VINA
CTY TNHH TM BAO BÌ SAO VIỆT
CTY CỔ PHẦN TM HƯNG YÊN
CTY TNHH TM & BAO BÌ SÀI GÒN
CTY TNHH MAY MẶC PHÚ AN HƯNG
CÁC HĐ CHO CÁC CƠ SỞ NHỎ KHÁC
35.000.000
180.000.000
190.000.000
360.000.000
350.000.000
155.000.000
100.000.000
130.000.000
95.000.000
75.000.000
185.000.000
98.000.000
51.000.000
80.000.000
TC 2.080.000.00

0
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
1.5.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh
Tuy mới thành lập gần đây nhưng công ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt động
kinh doanh. Luôn tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhà cung ứng mới,
để tạo đầu vào phong phú thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty
đã bảo tồn được vốn trong năm đầu và có lãi trong năm tiếp theo. Đời sống nhân
viên công ty ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đối với nhà nước.
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2012:
( ĐVT: triệu đồng)
CHỈ TIÊU SỐ LIỆU
SVTH: Lê Quang Thanh 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
Doanh thu
Các khoản giảm thu
Doanh thu thuần
Chi phí bán hàng
Lợi nhuận gộp
Chi phí lương, BHXH, quản lý
Khấu hao
Lợi nhuận trước thuế
Thuế
Lợi nhuận ròng
3210
23
3187
2764
423
348

2,5
72,5
20,3
52,2
(Nguồn: Phòng kế toán)
Các chỉ số:
- Hiệu suất tài sản: Doanh thu/ tổng tài sản= 3210/500=6,42 (lần )
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận/ Doanh thu = 52,2/3210= 1,63
(%)
- ROA Lợi nhuận ròng/ tổng tài sản=52,2/500=10,44 (%)
ROA là chỉ số tài chính đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn vốn
của công ty.
Công ty đã cố gắng kiểm soát chi phí và có lãi trong thời gian vừa qua. Trong
thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn mữa hoạt động kinh doanh để tăng doanh số
và tăng lợi nhuận để có thể mở rộng quy mô của công ty trong thời gian tới.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chỉ phản ánh tình hình kinh
doanh của công ty, nhưng có hạn chế là khi nhìn vào bảng ta không đánh giá được
hoạt động của từng phòng ban, bộ phận. Vì vậy, việc xem xét và phân tích môi
trường hoạt động của công ty bên trong và bên ngoài mới có thể cho ta cái nhìn toàn
diện về thực trạng công ty.
1.6. Các nguồn lực của công ty
1.6.1. Nguồn nhân lực
SVTH: Lê Quang Thanh 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của
doanh nghiệp. Nếu công ty có một đội ngũ nhân viên có trình độ cao, kinh nghiệm
giỏi, có tài tổ chức quản lý, nhiệt tình trong công việc thì công ty đó dễ dàng thành
công hơn trên con đường kinh doanh của mình.
Đến tháng 4 năm 2013 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NAM
BÌNH bao gồm những thành viên như sau:

- Ban giám đốc 2 người
- Thư kí hành chính 1 người
- Kế toán tài chính 1 người
- Phòng kinh doanh 3 người
- Phòng sản xuất 15 người
Trong đó có 3 nữ và 18 nam, độ tuổi trung bình là 24 tuổi. Nhìn chung đội ngũ
lao động của công ty có tuổi đời rất trẻ ( trung bình 24 tuổi). Trong đó trình độ
trung cấp chiếm 17.9%, cao đẳng chiếm 36,7%, đại học là 40,9% và trên đại học là
4,5%.
Đây là một đội ngũ lao động trẻ, có năng lực, nhạy bén trong công việc, có
học thức và nhiệt tình nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm… là cơ hội và thách thức
của công ty trong việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh.
1.6.2. Yếu tố vốn
Một trong những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh là
vốn. Đó là một trong những công cụ sắc bén nhất để cạnh tranh trong kinh
doanh.Vốn có thể cho biết phần nào về quy mô của doanh nghiệp, đồng thời nó thể
hiện rõ nét về mặt tài chính của công ty.
Bảng 1.3: Cơ cấu vốn của công ty năm 2012
(đơn vị tính: triệu đồng)
Nguồn vốn 500
Vốn lưu động
500
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
1.7. Tình hình tài sản và cơ sở vật chất của tổ chức
SVTH: Lê Quang Thanh 10
Nhân viên kinh doanh Nhân viên kinh doanh
Trưởng phòng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
• Diện tích của công ty trên khoảng 400m2 bao gồm văn phòng và nhà
xưởng sản xuất.

• Thiết bị máy móc và dụng cụ sản xuất như:
+ Máy tiện: 02
+ Máy bào: 02
+ Các loại máy khoan lớn nhỏ
+ Xe vận chuyển hàng: 02
+ Máy cắt: 02
+ Và các loại dụng cụ khác
+ Bên cạnh đó công ty còn có các loại thiết bị văn phòng.
1.8. Giới thiệu cụ thể về hoạt động của phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh của công ty Nam Bình có: 1 trưởng phòng, và 2 nhân viên
kinh doanh.
Phòng kinh doanh đảm trách những nhiệm vụ chính trong việc phát triển các
mối quan hệ khách hàng, quản lý các quan hệ khách hàng.
Phòng kinh doanh còn có chức năng:
- Điều tra, nghiên cứu thị trường, thu thập và tổng hợp các thông tin khách hàng. Xác
định nhu cầu của khách hàng và phân nhóm khách hàng mục tiêu.
- Lập các chương trình marketing, chương trình ưu đãi, khuyến mại,…đối với khách
hàng. Tổ chức thực hiện các kế hoạch marketing, tiếp thị, phương án sản xuất, kinh
doanh.
- Xây dựng các chương trình tiếp xúc khách hàng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, các
dịch vụ liên quan đến quá trình phân phối, chăm sóc, duy trì và phát triển khách
hàng. Đảm bảo kinh doanh không ngừng mở rộng và phát triển thị phần.
SVTH: Lê Quang Thanh 11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
- Ngoài ra, phòng kinh doanh phải tìm kiếm các đối tác thương mại cho công ty,
những doanh nghiệp cùng hợp tác với công ty trong những lĩnh vực mà công ty
chưa có đủ khả năng hay tiềm lực còn hạn chế.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT THƯƠNG MẠI NAM BÌNH

2.1. Khái niệm và vai trò của marketing đối với sự phát triển của công ty
2.1.1. Khái niệm
“Thương trường là chiến trường”. Đúng vậy cạnh tranh trên thương trường
ngày nay đang diễn ra rất khốc liệt. Nếu ngày xưa từng nói: “ Hữu xạ tự nhiên
hương” thì ngày nay là chưa đủ. Đúng là chất lượng tuy rất quan trọng nhưng việc
quảng cáo giới thiệu đến khách hàng còn quan trọng hơn nhiều và đó chính là hoạt
động marketing.
SVTH: Lê Quang Thanh 12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
Marketing chính là hoạt động nghiên cứu tính quy luật hình thành nhu cầu trên
thị trường. Đồng thời nghiên cứu chính sách và nghệ thuật kinh doanh, nhằm làm
cho quá trình sản xuất đáp ứng được nhu cầu xã hội và đạt hiểu quả kinh tế như
mong đợi của doanh nghiệp.
Chiến lược Marketing của doanh nghiệp là một hệ thống các chính sách và các
biện pháp lớn để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện được
các mục tiêu mong đợi của doanh nghiệp. Để thành công trong kinh doanh các
doanh nghiệp đều rất coi trọng việc hoạt động Marketing thích ứng với động thái thị
trường và thị trường tiềm năng.
2.1.2. Vai trò của marketing đối với sự phát triển của công ty
Cạnh tranh trên thương trường ngày một khốc liệt. Muốn thắng được các đối
thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp không chỉ thích ứng được các biến động của thị
trường, mà còn phải xây dựng chiến lược marketing dựa vào trí tuệ, kinh nghiệm,
bản lĩnh của các doanh nhân.
Chiến lược hoạch định rõ hướng đi trước mắt và tương lai của doanh nghiệp
để các nhà quản trị xem xét và quyết định tổ chức thực hiện các chính sách và biện
pháp Marketing một cách hiểu quả nhất.
Chiến lược Marketing giúp cho nhà quản trị thấy rõ được những cơ hội lớn và
những thách thức có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh từ đó dự báo và
chuẩn bị những điều kiện để khái thác các cơ hội lớn và khắc phục hạn chế những
nguy cơ đang thách thức doanh nghiệp.

Chiến lược marketing giúp các nhà quản trị tăng doanh thu và tiết kiệm được
các khoản chi phí để đạt hiểu quả kinh doanh cao nhất.
Chiến lược Marketing giúp các nhà quản trị xây dựng được hệ thống các biện
pháp lớn để nâng cao được vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đồng
thời tạo lập được các mối quan hệ liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác và có
thể kiềm chế khả năng cạnh tranh của các đối thủ.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty
SVTH: Lê Quang Thanh 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
Môi trường Markeitng của công ty TNHH SX TM NAM BÌNH dựa trên môi
trường vi mô và vĩ mô.
2.2.1. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô tác động một cách trực tiếp đến các hoạt động của công ty.
Chi phối nhiều đến tính hiệu quả trong kinh doanh. Hằng ngày cấp lãnh đạo phải
đối phó với các tình huống từ môi trường này tạo ra. Nó là đầu vào của công ty, đó
là nguồn hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin về sự phản hồi của khách
hàng về các dịch vụ mà công ty cung cấp… Từ đó, ban giám đốc sẽ căn cứ trên
tiềm lực, khả năng của công ty mình để ra quyết định.
2.2.1.1.Yếu tố công ty
Các phòng ban và các cấp độ điều hành của công ty là yếu tố ảnh hưởng
đến việc đề ra quyết định cho việc quản trị tiếp thị. Bản thân sự hoạt động của các
bộ phận trong công ty cũng có những tác động đến kết quả chung. Với nội dung
hoạt động kinh doanh năng động, đáp ứng xu hướng phát triển của thị trường, công
ty có nhiều lợi nhuận trong kinh doanh. Song để khai thác triệt để lợi thế này đòi
hỏi phải có sự nỗ lực cao từ chính công ty. Lãnh đạo công ty đã đưa ra những chính
sách đúng đắn giúp công ty từng bước khẳng định trong những giai đoạn đầu của
hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên những quyết định này chỉ dựa vào kinh nghiệm và
chủ quan của người lãnh đạo. Bên cạnh đó điểm yếu trong công tác kinh doanh của
công ty là chưa đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để dự đoán nhu cầu của
thị trường từng bước một trong thời gian thích hợp, mà công ty chủ yếu dựa vào sự

biến động thị trường và các mối quan hệ để tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu khách
hàng.
2.2.1.2. Yếu tố khách hàng
Mỗi loại thị trường được công ty có những khách hàng khác nhau, mỗi
khách hàng với nhu cầu và số lượng, chất lượng nhu cầu không giống nhau. Theo
tình hình hoạt động thực tế, Công ty TNHH SX TM Nam Bình xác định khách hàng
mục tiêu của mình là các công ty kinh doanh các lĩnh vực:
- Công ty sản xuất có nhu cầu trong lĩnh vực in lụa.
- Các công ty may mặc và gia công .
SVTH: Lê Quang Thanh 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
- Các xưởng gia công may mặc có nhu cầu in lụa.
- Bán hàng cho các công ty khác cùng nghành khi có nhu cầu.
Kinh tế Việt Nam càng phát triển thì khách hàng của công ty ngày càng
nhiều nếu công ty khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Yêu cầu của
khách hàng ngày càng cao. Điều này là động lực thúc đẩy cho tất cả công ty đổi mới
và phát triển.
2.2.1.3. Nhà cung cấp
Vì do là một công ty chuyên sản xuất các trang thiết bị cơ khí nên nhà cung
cấp của công ty thường là các công ty chuyên sản xuất sắt, thép, các dụng cụ thiết bị
để gia công kim loại như:
• Công ty TNHH MTV TM Kim Đạt Thành: chuyên cung cấp nhôm
• Cửa hàng sắt kẽm Đức Thịnh, Duy Tân I: chuyên cung cấp sắt, kẽm
• Công ty TNHH Đại Tân Thành: chuyên cung cấp các thiết bị điện
• Công ty TNHH SX TM Hai Ký: chuyên cung cấp dầu nhớt
• Công ty TNHH Mai Cường Lâm: chuyên cung cấp khuông nhũ
Bên cạnh đó công ty gia công các vật dụng tại các cửa hàng nhỏ lẻ khác, và
sử dụng các loại mô tơ của các cơ sở trong và ngoài nước.
2.2.1.4. Đối thủ cạnh tranh
Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong

kinh doanh. Có thể cho phép đề ra các đối sách trước mắt cũng như những chiến
lược cạnh trạnh lâu dài một cách phù hợp, đạt hiệu quả cao.
Công ty TNHH SX TM Nam Bình xác định đối thủ cạnh tranh của công ty
kinh doanh cùng ngành sản xuất máy in trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Vì
thế, công ty thường xuyên cập nhật thông tin của đối thủ cạnh tranh để có thể đề ra
các biện pháp đối phó hợp lý, đồng thời giúp công ty trách được những rủi ro
Sau đây là 3 đối thủ cạnh tranh chính:
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Chế tạo Đại An Cường
- Điểm mạnh:
Đội ngũ nhân viên được tuyển chọn kĩ lưỡng và tay nghề cao.
- Điểm yếu:
SVTH: Lê Quang Thanh 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
Cũng giống như hầu hết các công ty SX & TM đều chưa có tổ chức phòng
Marketing hoạt động rõ ràng.
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Cơ khí Hoàng Vinh.
- Điểm mạnh
+ Ra đời từ rất sớm, đã khẳng định thương hiệu trên thị trường.
+ Có nguồn cung ứng sản phẩm đồi dào, đảm bảo chất lượng sản phẩm
tốt.
- Điểm yếu
+ Chưa có tổ chức phòng Marketing rõ ràng.
+ Giá bán sản phẩm cao.
Công ty TNHH Công nghệ Màn hình
- Điểm mạnh
+ Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình.
- Điểm yếu
+ Mới thành lập, chưa có được thương hiệu trên thị trường.
+ Đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm.
Tuy nhiên nếu xét trên một khía cạnh khác, đây cũng là các công ty đối tác,

cung cấp các sản phẩm qua lại lẫn nhau cho công ty. Ngoài các công ty nêu trên còn
có khá nhiều những công ty khác cũng là những đối thủ cạnh trên với công ty trên
thị trường mà lĩnh vực kinh doanh của công ty ngành càng phát triển. Đây vừa là cơ
hội vừa là thách thức cho công ty đòi hỏi công ty phải có những chính sách kinh
doanh hợp lý để có thể tồn tại và phát triển.
2.2.2. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô của công ty bao gồm các lực lượng sẽ tạo thành cơ hội và
thách thức của công ty. Những lực lượng này tiêu biểu cho những cái mà công ty
không thể kiểm soát được mà công ty phải dự đoán và phải đáp ứng nhu lại. Bao
gồm:
2.2.2.1. Dân số học
Môi trường dân số là mối quan tâm chủ yếu của các nhà kinh doanh vì dân
số là lực lượng chủ yếu tạo ra thị trường. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng
dân số nước ta có xu hướng giảm do phát động phong trào “ sinh đẻ có kế hoạch”
và một nguyên nhân khác nữa là trình độ nhận thức của người dân được tiến bộ và
SVTH: Lê Quang Thanh 16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
phát triển. Xu hướng chung những năm gần đây là sự biến động trong cơ cấu độ
tuổi và mật độ dân số giữa thành phố và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.
2.2.2.2. Kinh tế
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng
hoảng kinh tế tài chính vừa qua. Nền kinh tế thế giới đang trở lại với hướng đi đúng
đã tạo ra sự gia tăng nhanh của các mối quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là các quan
hệ buôn bán đầu tư nước ngoài, là cơ hội cho các công ty thâm nhập và mở rộng thị
trường ra nước ngoài để tìm kiếm đối tác đầu vào tạo nguồn cung cấp các sản phẩm
dồi dào cho công ty. Trong năm 2012, thị trường máy in lụa ngày càng phát triển,
theo dự đoán sẽ các nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia và ngành, mức tăng trưởng
không dưới 15% ( ở mức tăng trưởng đều trong đều đặn trong 3 năm trở lại đây,
theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường FTA). Theo các chuyên gia chỉ
số tăng trưởng này cũng phần nào phản ánh mức độ phát triển của thị trường trong

những năm qua. Theo kế hoạch, trong năm 2013 công ty sẽ phấn đấu chiếm được
20% ngành.Đây là mục tiêu phấn đấu đòi hỏi các nhân viên trong công ty phải
không ngừng phấn đấu mới đạt được mục tiêu này.
2.2.2.3. Chính trị
Môi trường chính trị ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Một đất nước ổn định về chính trị cùng với hệ thống phát luật rõ
ràng nghiêm chỉnh là môi trường tốt cho các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hòa mình vào nền kinh tế thế giới,
với việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO chắc chắn sẽ tạo
ra nhiều cạnh tranh mới quyết liệt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty
TNHH SX TM Nam Bình cũng không trách khỏi nguy cơ cạnh tranh từ bên ngoài.
Việc hoàn thiện và kiện toàn hệ thống tư pháp như: luật lao động, luật
khuyến khích đầu tư, luật phá sản ảnh hưởng không ít đến việc điều hành các chính
sách, các chế độ trong công ty như quy định các ngày nghỉ lễ, quy định lương tối
thiểu…. Với việc hoàn thiện hệ thống điều hành phát luật, cải cách thủ tục hành
SVTH: Lê Quang Thanh 17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
chính góp phần làm cho các ngành kinh tế tăng trưởng, giúp công ty hoạt động
trong môi trường ổn định có trật tự và tránh xa các tổn thất có thể xảy ra.
2.2.2.4. Công nghệ
Môi trường công nghệ đây là yếu tố đầy năng động chứa đựng nhiều nguy
cơ và cơ hội cho doanh nghiệp. Công nghệ cũng là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh
cho các danh nghiệp, vì thế trong quá trình hoạt động sản xuất công ty Nam Bình
không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ, cập nhập xu hướng công nghệ để trong
thời gian tới đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp.
2.3. Hoạt động Marketing của công ty
2.3.1. Hoạt động tiếp thị
Là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay.
Là một công ty sản xuất và thương mại nên hoạt động chủ yếu là mua các sản phẩm

đầu vào và bán ra các sản phẩm đó kèm theo với việc cung cấp các dịch vụ như:
hướng dẫn sử dụng, giúp bảo trì, bảo dưỡng và có các kế hoạch chăm sóc khách
hàng. Mục tiêu chung của công ty là nâng cao doanh số, đạt lợi nhuận tối đa đồng
thời đạt được sự thỏa mãn tối đa của khách hàng. Hoạt động tiếp thị nằm trong hoạt
động kinh doanh đóng vai trò nâng cao doanh số của công ty. Muốn vậy công việc
của hoạt động tiếp thị bao gồm:
- Chào hàng
- Nghiên cứu thị trường (nhu cầu mà khách hàng của công ty mong muốn)
- Tìm kiếm thị trường mới
- Có chiến lược chăm sóc hợp lý cho các khách hàng mục tiêu, khách hàng lâu năm.
Mặc dù hoạt động tiếp thị còn mới mẻ đối với công ty nhưng bằng sự nỗ lực,
hoạt động tiếp thị bước đầu đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao
doanh số cho công ty.
2.3.2. Hành vi mua của khách hàng
2.3.2.1. Các tổ chức
Người mua là doanh nghiệp thường tham gia mua các thiết bị với số lượng
từ hai đến mười máy và chất lượng sản phẩm thường được yêu cầu theo một tiêu
chuẩn cụ thể, thường là rất cao so với khách hàng là cá nhân, thủ tục mua hàng của
doanh nghiệp thường phức tạp. Tuy nhiên, khách hàng là doanh nghiệp đem lại cho
công ty một nguồn thu chủ yếu vì các doanh nghiệp thường mua các thiết bi với số
SVTH: Lê Quang Thanh 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
lượng tương lối lớn. Khách hàng là các doanh nghiệp phân bố rộng khắp trên đại
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.2.2. Các cá thể hay hộ gia đình cá nhân
Khách hàng là cá nhân thường mua với số lượng ít, thường mua nhiều nhất
là ba máy, bên cạnh mua máy thì họ còn đặt các vật dụng gia công khác như khung
lụa, mực in…
Các cá thể hay hộ gia đình cũng đem lại một khoảng thu nhập tương đối
cho doanh nghiệp.

2.4. Chính sách marketing của công ty
Qua quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã nhân rõ việc cần thiết phải lập
một chính sách Marketing – Mix nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, củng cố thị
trường và phát triển công ty. Ta có thể điểm qua một số chính sách mà công ty đã
thực hiện.
2.4.1. Chính sách sản phẩm
Là công ty thương mại, chuyên mua bán và sản xuất các sản phẩm công nghệ
tự động. Nên đòi hỏi công ty phải có chính sách về sản phẩm thật hợp lý đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy việc cải tiến chất lượng sản phẩm định hướng
theo sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách:
- Không ngừng tìm kiếm các nguồn cung cấp các sản phẩm đầu vào.
- Nâng cao chất lượng địch vụ đầu ra nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách
hàng.
2.4.2. Chính sách giá
Do tính chất loại hình kinh doanh thương mại cho nên công ty phải có một
chính sách giá cả thật linh hoạt sao cho vẫn có thể bán được hàng, thu lại vốn và có
được một khoản lãi nhất định. Muốn vậy đòi hỏi các nhân viên phòng kinh doanh
và giám đốc thường xuyên tham khảo lẫn nhau về giá bán cho khách hàng, cũng
như giá của các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó có được một chính sách giá thật phù
hợp để gửi khách hàng. Các tiêu chí công ty định giá bán ra:
SVTH: Lê Quang Thanh 19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
- Số lượng mua của khách hàng.
- Hình thức thanh toán của khách hàng (nhanh hay chậm, sẽ chiết khấu cho
khách hàng thanh toán liền hoặc với thời gian mà công ty qui định)
- Giá của sản phẩm đầu vào ở thời điểm hiện tại mà công ty sẽ có chính sách
giá.
2.4.3. Chính sách phân phối
Vì muốn hạn chế số lượng trung gian bán hàng của mình và muốn duy trì
quyền kiểm soát chặt chẽ đối với mức độ đảm bảo dịch vụ và khối lượng dịch vụ do

người bán thực hiện, công ty TNHH Nam Bình đã chọn hình thức là bán sản phẩm
trực tiếp tại công ty.
Tình hình thực tế cho thấy chính sách mà công ty đang thực hiện đang đem lại
những kết quả khả quan, trong thời gian tới công ty sẽ xây dựng một hệ thống phân
phối có hiểu quả
2.4.4. Chính sách quảng cáo khuyến mãi
Công ty chưa có nhiều ngân sách cho chính sách này. Tuy nhiên công ty đã
thực hiện một số biện pháp nhằm lôi kéo thu hút sự chú ý của khách hàng:
- Thông tin đến các đối tượng khách hàng về công ty qua các hình thức: gửi
mail, fax, thư ngõ và gọi điện trực tiếp.
- Tặng kèm các phụ kiện, tiện ích có liên quan đến sản phẩm mà khách hàng
mua đối với khách hàng mua với số lượng nhiều.
2.5. Đánh giá hoạt động marketing
Mặc dù bộ phận Marketing của công ty chưa được tổ chức như một phòng ban
đặc biệt, công việc hoạt định chiến lược tiếp thị chưa rõ ràng, công ty cũng đã đạt
được những kết quả nhất định trong giai đoạn đầu. Qua phân tích về tình hình tiếp
thị của công ty ta có thể nhận thấy một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty như
sau:
2.5.1. Những điểm mạnh
- Giám đốc có kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực thiết bị tự động.
- Công ty có đội ngũ tiếp thị trẻ năng động, trình độ nhân viên ngày càng cao, tuy
nhiên về số lượng còn hạn chế.
SVTH: Lê Quang Thanh 20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
- Có chính sách Marketing tổng hợp.
- Các nguồn dịch vụ đầu vào phong phú, chất lượng tốt.
2.5.2. Những điểm yếu
- Chưa có chiến lược tiếp thị rõ ràng.
- Chưa có bộ phận riêng biệt để làm công tác Marketing.
- Các chiến lược Marketing- Mix chưa tạo được kết quả như mong đợt.

Sau phần phân tích hoạt động Marketing tại công ty TNHH SX TM Nam Bình
có thể thấy được tầm quan trọng của Marketing đối với sự tồn tại và phát triển của
công ty. Tuy trong giai đoạn đầu thành lập và phát triển, công việc tiếp thị của công
ty vẫn chưa được đầu tư hiệu quả và chính thức. Nó hoạt động chủ yếu thông qua
kinh nghiệm của người lãnh đạo, chưa hoạch định chiến lược rõ ràng và chưa thiết
lập được bộ phận Marketing chính thức với đầy đủ chức năng của nó. Điều này
khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình vì
chưa tìm được đầu ra thương xuyên. Vì vậy, để hướng tới một bước phát triển mới
về kinh doanh sản phẩm dịch vụ: dư báo nhu cầu sản phẩm, nâng quy mô và hoạt
động của công ty lên một tầm cao mới. Chính vì vậy thiết kế chiến lược Marketing
là công việc thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
2.5.3. Phân tích ma trận SWOT
Qua phần phân tích môi trường Marketing và tổ chức hoạt động Marketing của
công ty, có thể rút ra những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu đối với hoạt
động Marketing của công ty như sau:
2.5.3.1. Điểm mạnh( S)
- Công ty có nhiều mối quan hệ tạo lợi nhuận cho công trong việc tìm kiếm đối tác
cũng như nguồn cung ứng.
- Lãnh đạo công ty có nhiều kinh nghiệm trong ngành in lụa và tự động hóa.
- Cơ cấu công ty gọn nhẹ dễ dàng cải cách và thay đổi để thích nghi với sự biến động
của tình hình kinh tế hiện nay.
- Đội ngũ nhân viên kĩ thuật có tay nghề cao, hiểu biết sâu về lĩnh vực công ty kinh
doanh.
- Đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình cao trong công việc.
2.5.3.2. Điểm yếu ( W)
SVTH: Lê Quang Thanh 21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
- Chưa có một đội ngũ nhân viên chuyên trách trong tiếp thị.
- Chưa có bộ phận Marketing chuyên trách. Đây là điểm yếu cơ bản mà công ty cần
có hướng khắc phục.

- Chưa tạo lập danh tiếng cho thương hiệu.
2.5.3.3. Cơ hội (O)
Phải quan tâm đến cơ hội, nắm bắt kịp thời, phân tích đánh giá và lựa chọn
những cơ hội phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của mình. Những cơ hội cụ thể đó
là:
- Nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh
tế tài chính thế giới, tốc độ tăng trưởng trên 5,3% năm 2012
- Nền chính trị đã đi vào ổn định, các bộ luật dần dần đã được hoàn chỉnh tạo
điền kiện thuận lợi cho việc nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thúc đẩy sản xuất
trong nước phát triển kéo theo phát triển ngành in lụa.
- Nhận thức và trình độ dân trí của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi
công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp.
2.5.3.4. Thách thức (T)
Các mối đe dọa gây bắt lợi cho công ty:
- Sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty kinh doanh trên lĩnh vực gia công
cơ khí và sản xuất máy in lụa mà tiêu biểu là máy in lụa dạng xoay.
- Các công ty nước ngoài có nền khoa học kĩ thuật, đội ngũ nhân viên có
chuyên môn cao, đang dẫn đầu trong ngành mang lại cho công ty mối nguy có thể
đánh mất một nhóm khách hàng tiềm năng.
- Những thị trường lớn, công ty lớn đều đã tìm được cho mình một nhà cung
cấp sản phẩm thích hợp.
- Vẫn có nhiều hộ cá nhân vẫn tiến hành in lụa theo dạng thủ công chưa nhận
thức được sự tiện lợi mà các máy in lụa tự động mang lại.
SVTH: Lê Quang Thanh 22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
2.6. Hoàn thiện chiến lược marketing cho công ty TNHH SX TM Nam Bình.
2.6.1. Xây dựng chiến lược mục tiêu.
2.6.1.1. Những căn cứ để xây dựng chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing của công ty được xây dựng không nằm ngoài mục
đích phục vụ cho chiến lược kinh doanh của công ty, thúc đẩy tiến hành mục tiêu

chung của doanh nghiệp.
Trong tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gây gắt, muốn tồn tại và phát
triển được thị đòi hỏi mỗi công ty, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình
những mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện riêng
của mình, với môi trường xung quanh để tạo được lợi thế cạnh trạnh.
Chiến lược Marketing cần phải quan tâm đến thành phần bên trong và bên
ngoài của công ty có liên quan tới chiến lược Marketing.
- Bên trong:
+ Công ty mong muốn có doanh số ngày càng tăng thêm, mang lại lợi nhuận ngày
càng nhiều cho công ty. Tạo được sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm
dịch vụ của công ty để từ đó phát huy nguồn khách hàng cho công ty.
+ Nhân viên mong muốn công ty kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển vì
điều này gắn liền với quyên lợi của họ.
- Bên ngoài:
+ Khách hàng mong muốn được thỏa mãn tối đa với những tiện ích mà công ty mang
lại.
+ Nhà nước mong muốn mức nộp ngân sách ngày càng cao và giải quyết nhiều công
ăn việc làm cho người dân.
+ Xã hội mong muốn công ty có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội
như các chính sách hỗ trợ, xóa đói giảm nghèo, từ thiện.
SVTH: Lê Quang Thanh 23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
2.6.1.2. Mục tiêu của chiến lược Marketing
Từ việc phân tích các cơ may của thị trường đồng thời dựa vào các mục tiêu
chiến lược kinh doanh của mình cũng như quan tâm tới những mong muốn bên
trong và bên ngoài. Công ty có thể đưa ra một số mục tiêu chiến lược Marketing
như sau:
- Giữ vững và mở rộng thị trường cho các sản phẩm của công ty.
- Mở rộng thị trường một cách chọn lọc, đẩy mạnh việc xây dựng và nâng cao
uy tín thương hiệu để trở thành một trong những công ty mạnh.

- Gia tăng doanh số và lợi nhuận, bảo tồn và phát triển vốn, đảm bảo nâng cao
không ngừng mức sống của nhân viên và làm tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Tạo dựng hình ảnh công ty trong lòng người cung cấp và tiêu thụ.
2.6.2. Phân khúc thị trường và các nhân tố ảnh hưởng.
2.6.2.1. Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Theo phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh thực tế, ta cần xác định
được phạm vi và đặc điểm thị trường mục tiêu theo 3 phân khúc như sau:
Phân khúc 1
Thị trường của phân khúc này là các công ty có nhu cầu lớn về các mặt
hàng nghàng in. Đây là các công ty chủ yếu đã có thương hiệu trên thị trường từ đó
có thể giúp cho công ty có thể thu được những lợi nhuận lớn cũng như những hợp
đồng mới từ mối quan hệ với các doanh nghiệp khác là đối tác của doanh nghiệp mà
công ty chịu trách nhiệm sản xuất các thiết bị phục vụ cho ngành in. Từ đó tạo cho
công ty có được danh tiếng và khẳng định thương hiệu riêng trên thị trường. Công
ty xác định sẽ phục vụ cho các phân khúc này với các chủng loại sản phẩm: máy in
lụa khổ lớn, máy in lụa tròn, máy in lụa oval, máy in lụa phẳng, máy in lụa trên tấm
thạch cao,… và những thiết bị khác khi khách hàng có nhu cầu.
Đặc điểm của phân khúc: Các công ty có quy mô lớn, có thương hiệu, đòi
hỏi sự nhanh chóng, chính xác cao trong từng sản phẩm.
SVTH: Lê Quang Thanh 24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
Phân khúc 2
Khách hàng chủ yếu của phân khúc này là các hộ gia đình cá nhân các
xưởng sản xuất, các công ty có quy mô tương đối nhỏ và các công ty doanh nghiệp
nhỏ khác ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc và miền Tây Nam Bộ. Đối với phân
khúc nay công ty chỉ chịu trách nhiệm bán và vận chuyển từ xưởng sản xuất đến nơi
gửi hàng trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn phần vận chuyển còn lại do
khách hàng chịu toàn bộ chi phí.
Đặc điểm của phân khúc: các xưởng may mặc gia công có nhu cầu thêm in
các chi tiết nhỏ trên thân áo.

Phân khúc 3
Khách hàng chủ yếu của phân khúc này là những người mua các vật dụng
khác của ngành in như đặt khung lụa, các loại mực in cao cấp, mấy chụp bản, máy
sấy UV….
Đặc điểm của phân khúc này: đối tượng khách hàng này chỉ mua những
dụng cụ cần thiết cho việc in ấn.
Ngoài ra, công ty còn xác định trong thời gian tới sẽ tiếp cận, hợp tác với
các bên có liên quan để tiến hành sản xuất chế tạo máy in lụa mười màu với hệ
thống tự động hoàn toàn mới, giúp tiết kiệm về mặt không gian và thời gian để hoàn
thành các sản phẩm và đạt được chất lượng tốt nhất.
Như đã xác định ba phân khúc thị trường ở trên, công ty cần kết hợp đánh
giá giữa nguồn lực, mục tiêu của công ty và tính hấp dẫn thực tế, đặc tính của từng
thị trường để xác định và lựa chọn thị trường trọng điểm, cô đọng nhất có thể giúp
công ty thực hiện được mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty đã đề ra.
2.6.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường sản phẩm
Thị trường không bao giờ ổn định mà nó luôn thay đổi từng giờ, từng phút,
vì nó không đứng riêng lẽ mà bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Đối với việc
kinh doanh của công ty ngoài yếu tố giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ tác động
lên doanh số mà còn có nhiều yếu tố khác nữa ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
SVTH: Lê Quang Thanh 25

×