Tải bản đầy đủ (.doc) (197 trang)

TRIẾT LÝ NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.75 KB, 197 trang )

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ NGÂY
TRIẾT LÝ NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO
VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN
Chuyên ngành : Tôn giáo học
Mã số : 62 22 90 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1.GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu
2.TS. Nguyễn Quốc Tuấn
HÀ NỘI – 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các nội dung, số liệu nêu trong luận án là trung
thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đỗ Ngây
ii
MỤC LỤC
Bìa phụ i
L I CAM OANỜ Đ ii
M C L CỤ Ụ iii
A. M UỞĐẦ 1
I. T NH C P THI T C A TÀIÍ Ấ Ế Ủ ĐỀ 1
II. M C CH VÀ NHI M V NGHIÊN C UỤ ĐÍ Ệ Ụ Ứ 4
III. I T NG VÀ PH M VI NGHIÊN C UĐỐ ƯỢ Ạ Ứ 5
IV. C S LÝ LU N VÀ PH NG PHÁP NGHIÊN C UƠ Ở Ậ ƯƠ Ứ 5
V. ÓNG GÓP M I C A LU N ÁNĐ Ớ Ủ Ậ 5
VI. Ý NGH A C A LU N ÁNĨ Ủ Ậ 6


VII. K T C U C A LU N ÁNẾ Ấ Ủ Ậ 6
B. N I DUNGỘ 7
Ch ng 1ươ 7
T NG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C UỔ Ứ 7
1.1. T ng quan t li uổ ư ệ 7
1.2. Các v n ã c nghiên c uấ đềđ đượ ứ 12
1.3. M t s khái ni m c b n s d ng trong lu n ánộ ố ệ ơ ả ử ụ ậ 22
1.4. Nh ng v n t raữ ấ đềđặ 29
Ch ng 2ươ 31
C S LÝ LU N VÀ TH C TI N TRI T LÝ NH P THƠ Ở Ậ Ự Ể Ế Ậ Ế 31
C A PH T GIÁO VI T NAM TH I LÝ – TR NỦ Ậ Ệ Ờ Ầ 31
2.1. C s lý lu n tri t lý nh p th c a Ph t giáo th i Lý – Tr nơ ở ậ ế ậ ế ủ ậ ờ ầ 31
2.2. C s th c ti n trong tri t lý nh p th c a Ph t giáo th i Lý – Tr nơ ở ự ễ ế ậ ế ủ ậ ờ ầ 70
Ti u k t ch ng 2ể ế ươ 91
Ch ng 3ươ 93
C I M VÀ N I DUNG TRI T LÝ NH P TH C A PH T GIÁO VI T NAM ĐẶ ĐỂ Ộ Ế Ậ Ế Ủ Ậ Ệ
TH I LÝ – TR NỜ Ầ 93
3.1. c i m tri t lý nh p th c a Ph t giáo th i Lý – Tr nĐặ để ế ậ ế ủ ậ ờ ầ 93
3.2. N i dung tri t lý nh p th c a Ph t giáo th i Lý – Tr nộ ế ậ ế ủ ậ ờ ầ 125
Ti u k t ch ng 3ể ế ươ 153
Ch ng 4ươ 155
GIÁ TR VÀ BÀI H C L CH S TRI T LÝ NH P THỊ Ọ Ị Ử Ế Ậ Ế 155
C A PH T GIÁO VI T NAM TH I LÝ – TR NỦ Ậ Ệ Ờ Ầ 155
4.1. Giá tr nh p th c a Ph t giáo Vi t Nam th i Lý – Tr nị ậ ế ủ ậ ệ ờ ầ 155
4.2. B i h c tri t lý nh p th c a Ph t giáo Vi t Nam th i Lý – Tr n i à ọ ế ậ ế ủ ậ ệ ờ ầ đố
v i Ph t giáo hi n nayớ ậ ệ 165
C. PH N K T LU NẦ Ế Ậ 176
D. NH NG CÔNG TRÌNH Ã CÔNG B C A TÁC GIỮ Đ Ố Ủ Ả 181
E. DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả 183
iii

A. MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phật giáo nói riêng và các tôn giáo trên thế giới nói chung trong quá
trình phát triển luôn phải đối đầu với những mâu thuẫn: thần thánh-thế tục,
thiêng liêng hóa-giải thiêng liêng, xuất thế-nhập thế v.v Những mối quan hệ
này tiềm ẩn, xuyên suốt, là nhựa sống và là mắt xích nối kết giữa tôn giáo –
thế tục, giữa cái tục và cái thiêng. Và chúng sẽ dâng lên cao trào khi bối cảnh
xã hội tạo áp lực ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong thì hai chỉnh thể này sẽ
hợp thành một luồng sức mạnh đoàn kết, hòa nhập để cùng tồn tại và phát
triển tạo nên những nét son lịch sử (Như vậy, những mâu thuẫn này thường
nổi lên, trở thành nhu cầu cấp bách khi quan hệ tôn giáo và xã hội thế tục có
vấn đề ảnh hưởng tới sự sống còn của tôn giáo). Và mỗi lần như vậy, hình
như tôn giáo và xã hội thế tục lại càng hiểu nhau, nhích lại gần nhau hơn. Sự
chủ động nhích lại gần, tiếp cận thực tế sống động và vận dụng tư tưởng tôn
giáo vào giải quyết các vấn đề của xã hội thế tục của tôn giáo được gọi là
nhập thế; và cả tôn giáo và xã hội thế tục đều phải tham gia bàn bạc và hành
động.
Một mặt, tôn giáo không tự sinh ra mà là kết quả của chính nhu cầu tinh
thần của xã hội thế tục. Là hình thái ý thức của xã hội, không tôn giáo nào có
thể tồn tại và phát triển mà tách rời khỏi xã hội thế tục. Mặt khác, tôn giáo
luôn khẳng định tính siêu việt (khoảng cách) của nó đối với xã hội thế tục
bằng quá trình thần thánh hóa, thiêng liêng hóa của mình, song tính thiêng
liêng ấy không thể tự thân nó chiêm ngưỡng mà phải tạo được sức hấp dẫn
đối với xã hội thế tục (thế gian); thậm chí, ở mức độ tích cực tôn giáo (nếu
tôn giáo có quan hệ tốt với xã hội thế tục,) có thể chia sẻ, bù đắp và góp phần
giải quyết tốt nhiều vấn đề của thế tục thì uy tín, vai trò và sức lan tỏa của tôn
giáo càng được củng cố, phát huy.
1
Với Phật giáo nói chung, tư tưởng nhập thế đã có rất sớm ngay từ thời
đức Phật. Riêng Phật giáo Việt Nam, thời Lý - Trần một đỉnh cao trong việc

áp dụng thành công triết lý này thông qua hành trạng của các vị vua, quan và
các thiền sư tiêu biểu mà sử liệu còn ghi nhận cho đến ngày nay.
Nhập thế của Phật giáo là hành động đem đạo vào đời, là truyền trao
chân lý mà đức Phật đã chứng ngộ và tuyên thuyết cho những ai mong cầu
hạnh phúc và hướng đến lộ trình giải thoát tâm linh trong đời sống hiện thực.
Dù đã trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại, dù kinh qua bao biến cố thăng trầm và
thịnh suy theo dòng lịch sử nhân loại, Phật giáo không những được duy trì mà
còn vượt qua mọi biên giới để vươn đến những vùng đất mới. Kết quả là Phật
giáo đã và đang hiện diện ở khắp các châu lục cũng như hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Để đạt được điều này, thế hệ nối tiếp thế hệ những người Phật tử
(xuất gia và tại gia) đã tích cực thực hiện tinh thần nhập thế một cách hợp
thời, hợp lý và hiệu quả. Nói cách khác, thành quả này đến từ triết lý nhập thế
tích cực của Phật giáo nói chung.
Thế kỷ XXI là thời kỳ hậu hiện đại. Xu thế toàn cầu hóa, đa phương
hóa trên mọi lĩnh vực khoa học, chính trị và nền kinh tế tri thức; cùng với sự
phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ (khiến) đang từng bước xóa
nhòa đi lằn ranh văn hóa giữa các cộng đồng, các quốc gia và vùng lãnh thổ
trở nên càng mờ nhạt. Hệ quả tất yếu là sự giao lưu, ảnh hưởng và thậm chí là
xung đột giữa các nền văn hóa đã xảy ra thường xuyên. Trong trào lưu không
thể cưỡng lại này, sự biết tiếp thu những yếu tố tích cực, gạn lọc những yếu tố
tiêu cực khi tiếp xúc với các nền văn hóa khác trở thành yếu điểm sống còn
của một nền văn hóa. Với xã hội Việt Nam ngày nay, vấn đề giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những tinh
hoa của các nền văn hóa khác đã trở nên hết sức bức thiết như kết luận Hội
nghị lần 10 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX xác định rõ:
2
Trong quá trình mở của hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu
văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn
hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế
thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc và

tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển
của thời đại…[23,tr.4].
Để thực hiện được mục tiêu này, cần có sự quan tâm và tham gia của
mọi thành phần dân tộc, mọi tầng lớp xã hội, trong đó, các tôn giáo, đặc biệt
là các tôn giáo dân tộc, đóng một vai trò quan trọng.
Với lịch sử hơn 2000 năm gắn bó, thăng trầm cùng dân tộc Việt Nam,
Phật giáo luôn đóng góp những gì tinh túy nhất cho đất nước trong mọi lãnh vực
như: chính trị, giáo dục, nghệ thuật, y học, tâm linh… và đặc biệt là với nền văn
hóa dân tộc. Nối tiếp truyền thống hộ quốc an dân của tiền nhân, Phật giáo có thể
đóng góp giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hội Việt Nam đang phải đối mặt như:
sự xuống cấp về đạo đức và lối sống tha hóa của một bộ phận không nhỏ các
thành phần xã hội; sự lạm dụng thái quá vật chất để thỏa mãn nhu cầu cá nhân,
đề cao chủ nghĩa tiêu thụ; sự lãng phí và phá hủy trong khai thác tài nguyên
thiên nhiên; sự vị kỷ, mất đoàn kết dẫn đến sự vô tâm với quyền lợi cộng đồng…
bằng triết lý nhập thế tích cực để góp phần vào công cuộc phát triển đất nước
bền vững, trong đó, Phật giáo chú trọng đến việc xây dựng con người thông qua
Năm nguyên tắc đạo đức căn bản và triết lý Trung đạo.
Với những nguyên tắc đạo đức trên và vị trí văn hóa của mình, Phật
giáo hoàn toàn có thể góp phần vào việc định hướng tư duy và điều chỉnh
hành vi của cộng đồng xã hội nếu biết vận dụng những phương thức phù hợp
theo tinh thần nhập thế. Trên thực tế, Phật giáo Việt Nam đã và đang bền bỉ
dấn thân vào nhiệm vụ xây dựng con người nói trên thông qua các hoạt động
3
nổi bật, điển hình như các Khóa tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên, chủ
nhân tương lai của đất nước; những lớp học đạo đức tại chùa; những chương
trình từ thiện xã hội v.v trên khắp ba miền của Tổ quốc. Những hoạt động
này đang được triển khai ngày càng sâu rộng trên khắp mọi miền Tổ quốc và
đã đạt được nhiều thành quả.
Tinh thần nhập thế của Phật giáo đã được thể hiện từ những ngày đầu
Phật giáo du nhập vào Việt Nam, mà rõ nét nhất là vào hai thời đại Lý – Trần.

Từ những suy nghĩ trên đã dẫn chúng tôi đến việc chọn đề tài: “Triết lý nhập
thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần” làm luận án cho chương trình
tiến sỹ tôn giáo học với mong muốn khơi dậy những giá trị mà tiền nhân đã
dày công gầy dựng và bồi đắp để đóng góp vào sứ mệnh hoằng pháp lợi sanh,
cổ súy cho chủ trương bảo tồn và phát huy tinh hoa nền văn hóa truyền thống
của dân tộc.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận án nhằm phân tích và tìm ra một số nội dung cơ bản
triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam trước thời Lý – Trần. Trên cơ sở đó
rút ra giá trị và bài học từ triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý – Trần.
Nhằm mục đích vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn hiện nay.
Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ của Luận án phải thực hiện là:
(1). Khái lược lịch sử tổng quan lịch sử nghiên cứu về nhập thế của
Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần nói riêng.
(2). Phân tích và tìm ra cơ sở lý luận của Phật giáo trước thời Lý – Trần
làm tiền đề cơ sở cho triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý –Trần.
(3). Hệ thống một số nội dung cơ bản của triết lý nhập thế của Phật
giáo thời Lý – Trần.
4
(4). Nêu một số giá trị mang tính dân tộc, cộng đồng và cá nhân của
triết lý nhập thế Phật giáo thời Lý – Trần.Từ đó, đưa ra bài học lịch sử cho
Phật giáo Việt Nam hiện nay.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là nội dung “Triết lý nhập thế
của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần”, trên cơ sở triết lý nhập thế Phật giáo
của các vị thiền sư và vua quan thời Lý – Trần. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài
này, luận án chỉ tập trung nghiên cứu và làm rõ một số nội dung triết lý nhập thế
cơ bản sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành triết lý nhập thế
- Đặc điểm và nội dung triết lý nhập thế

- Giá trị và bài học lịch sử của triết lý nhập thế
IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
Luận án có sử dụng phương pháp liên chuyên ngành khoa học xã hội:
Tôn giáo học, sử học, văn học, đạo đức học, triết học kết hợp với các phương
pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, luận án đã khảo sát, phân tích bức tranh tổng quan về bối
cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ
IX. Qua đó, chúng tôi phân tích và phân kỳ lịch sử Phật giáo đồng hành với
dân tộc, từ đó, làm tiền đề cho cơ sở lý luận để hình thành triết lý nhập thế
của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần.
Thứ hai, luận án đã phân tích, làm rõ một số cơ sở thực tiễn của xã hội
thời Lý – Trần, qua đó, tác giả đưa ra sự ảnh hưởng sâu đậm về triết lý nhập
5
thế của Phật giáo trong từng giai đoạn, thông qua sự dấn thân của các vị thiền
sư đối với dân tộc và vua quan có tâm mộ đạo.
Thứ ba là, từ cơ sở lý luận và thực tiễn trong triết lý nhập thế của Phật
giáo Việt Nam thời Lý – Trần. Tác giả đưa ra một số đặc điểm cơ bản trong
giáo lý nhà Phật về lý tưởng giác ngộ và tinh thần triết lý nhập thế, tác giả làm
sáng tỏ lý tưởng người thực chứng được Thiền – Mật – Tịnh, làm nổi bậc
được hành động lợi ích thiết thực cho cộng đồng và dân tộc của các bậc cao
tăng chứng ngộ triết lý nhập thế trong giai đoạn Lý – Trần.
Thứ tư, tác giả phân tích tinh thần bình đẳng đối với mọi tầng lớp trong
xã hội, xây dựng đại đoàn kết dân tộc và dấn thân phụng sự nhân dân thông
qua hành trạng của các vị Thiền sư và chư vị tiền bối để làm nổi bậc nội dung
triết lý nhập thế của thời đại này.
Thứ năm, từ sự phân tích hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn đến đặc
điểm và nội dung của triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần,

cụ thể hóa bằng những kết quả đạt được, tác giả rút ra các bài học mang giá trị
triết lý, từ đó, xây dựng bài học lịch sử cho Phật giáo Việt Nam hiện nay.
VI. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
Luận án, có thể là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy và
học tập về tư tưởng Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Lý-Trần
nói riêng ở các cơ sở đào tạo đại học.
VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận án gồm bốn
chương,8 tiết.
6
B. NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tư liệu
1.1.1. Tư liệu quan niệm nhập thế nói chung của Phật giáo
Trong quá trình thực hiện công trình luận án, chúng tôi đã sử dụng
những tư liệu bàn về triết lý Phật giáo nói chung và triết lý của Phật giáo Việt
Nam thời Lý Trần nói riêng. Số lượng các công trình khảo cứu, luận giải về
chủ đề triết lý nhập thế Phật giáo hết sức khiêm tốn, phần lớn các bài hội thảo,
bài đăng trên tập chí nghiên cứu,chưa có các công trình nghiên cứu về triết lý
nhập thế một cách hệ thống và mang tính đồ sộ. Chúng tôi, dựa trên những
bản dịch và sách triết học, qua đó phân tích, đối chiếu và tổng hợp xây dựng
nội dung này.
Thích Minh Châu(dịch),(1982), Tương ưng bộ kinh, Trường cao cấp
Phật học Việt Nam tại Tp HCM, ấn bản.
Thích Nhất Hạnh(1966), Hoa sen trong biển lửa, Hội Phật tử Việt kiều
hải ngoại xuất bản.
Thích Nhất Hạnh (Phật lịch 2548), Đạo Phật đi vào cuộc đời, Nxb Lá Bối.
Albert Schweitzer, do Phan Quang Định (dịch) (2003), Những nhà tư
tưởng lớn của Ấn Độ, Nxb, Văn hóa Thông Tin.

Lê Mạnh Thát (chủ biên), (2008), Phật giáo nhập thế và phát triển,
Nxb Tôn giáo.
Phân Viện nghiên cứu Phật học (1999), Đại tạng kinh Việt Nam, Nxb
Tp Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng một số tư liệu đáng tin cậy khác từ
các nguồn như tư liệu các kỳ hội thảo lớn như: Hội thảo liên hữu Phật giáo
quốc tế tổ chức trong 3 ngày từ ngày 18 – 20 tháng 12 năm 2006, tại số 750
7
Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, Tp. HCM tại hội trường của Học Viện Phật Giáo
Vạn Hạnh tại TP. HCM, với sự tham dự hơn 200 chư tôn đức Tăng Ni, các
nhà học giả và Phật tử từ quốc tế đến với chủ đề:“ Phật giáo nhập thế trong
thế kỷ XXI”, Ngoài ra, chúng tôi sử dụng tài liệu qua Đại Lễ Phật Đản Liên
Hợp Quốc 2008 tại Việt Nam, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, 13 – 17 tháng
5 năm 2008, Vesak Chương Trình Đại Lễ Và Hội Thảo, Học viện Phật giáo
Việt Nam tại Tp HCM xuất bản.
Những tài liệu này, phong phú, công phu, nghiêm túc; là đối tượng
chúng tôi căn cứ triển khai một cách triệt để, xây dựng triết lý nhập thế của
Phật giáo nói chung, theo lập trường lý tưởng giác ngộ của Phật Đà.
1.1.2. Tư liệu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là lịch sử thời
kỳ Lý – Trần
Để xác chứng lại tư liệu sử, để có cái nhìn tổng quan về bối cảnh lịch sử
Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ, để thể nghiệm sự song hành và gắn bó với
dân tộc, ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tâm linh của con người Việt Nam từ
khi du nhập hình thành và phát triển đến ngày nay. Lịch sử Phật giáo gắn liền
với lịch sử dân tộc Việt Nam. Tác giả đã tham khảo các công trình như sau:
Mật Thể, (1943), Việt Nam Phật giáo sử lược.
Trần Văn Giáp, (do Tuệ sỹ dịch), (1968), Phật giáo Việt Nam từ khỏi
nguyên đến thế kỷ 13, Nxb, tu thư Vạn Hạnh.
Lê Mạnh Thát, (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập I, từ khỏi
nguyên đến thời Lý Nam Đế, Nxb Thuận Hóa – Huế.

Lê Mạnh Thát,(2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập II, từ Lý Nam
Đế (544) đến Lý Thái Tổ (1054), Nxb Tp Hồ Chí Minh.
Lê Mạnh Thát, (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thái
Tổ(1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb Tp Hồ Chí Minh.
8
Nguyễn Lang,(1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, (tập một &hai), Nxb
Văn học – Cty Phát hành sách Hà Nội.
Nguyễn Lang, (1977), Việt Nam Phật giáo sử luận, (tập ba), Nxb Lá
Bối in lần hai, tại Paris.
Viện sử học (1980), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời kỳ Lý – Trần, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
VKHXHVN (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, (tập I, II), Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
Nhìn chung, nghiên cứu triết lý Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần, theo
người viết luận án này, về mặt tư tưởng, lịch sử, tư liệu văn hóa thì những tài
liệu nêu trên có giá trị liên quan. Chúng tôi căn cứ vào tài liệu nhằm xác minh
về lịch sử Phật giáo Việt Nam mang tính thống nhất về lịch sử, mạnh dạn đề
xuất những phương thức tiếp cận mới khi khảo cứu lịch sử triết lý nhập thế của
lịch sử Phật giáo Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử của dân tộc kế thừa
thành tựu của những người đi trước, qua đó, người viết cố gắng trình bày có hệ
thống, có sức thuyết phục.
1.1.3. Tư liệu về văn học Phật giáo Việt Nam, đặc biệt thời Lý – Trần
Tìm hiểu triết lý nhập thế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc
xây dựng nền độc lập dân tộc thời Lý – Trần là một vấn đề được nhiều người
quan tâm. Tiếp cận góc độ văn học Phật giáo có nhiều công trình nghiên cứu,
các tác phẩm sâu đây có ý nghĩa rất lớn với chúng tôi trong luận án này.
Viện văn học,(1977), Thơ văn Lý – Trần, Tập I Quyển thượng. Nxb
Khoa học Xã hội, Hà nội.
Viện văn học,(1989),Thơ văn Lý – Trần, Tập II. Quyển trung. Nxb Khoa
học Xã hội, Hà nội.

Viện văn học,(1978),Thơ văn Lý – Trần, Tập III. Quyển hạ. Nxb Khoa
học Xã hội, Hà nội, 1978.
9
Lê Mạnh Thát,(2001, 2002), Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, tập
I, II và III, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
Lê Mạnh Thát,(1999), Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Nxb Hồ Chí Minh.
Lê Mạnh Thát,(2010), Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb Phương Đông.
Lê Mạnh Thát, (2004), Toàn Tập Trần Thái Tông, Nxb Tổng Hợp Tp Hồ
Chí Minh.
Lý Việt Dũng, (dịch giải),(2003), Tuệ Trung Thượng Sĩ, Ngữ Lục, Nxb
Cà Mau.
Nguyễn Đăng Thục, (1996), Thiền học Trần Thái Tông, Nxb Văn hóa Thông.
Thích Thanh Từ,(PL,2535 - 1992), Thiền sư Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
Thích Thanh Từ,(PL,2541 - 1997), Tham đồ hiểu quyết và thi tụng các
Thiền sư đời Lý, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
Nhất Hạnh, (1998), Thiền sư Tăng Hội (sơ tổ của thiền tông Việt Nam
thiền tập tại Giao Châu đến thế kỷ thứ ba), Nxb Lá Bối giữ bản quyền.
Ngoài ra còn có các tác phẩm như: Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục,
Thánh đăng ngữ lục. Khi trích dẫn chúng tôi tham khảo các bản dịch khác có
liên quan.
Tài liệu này, từ các tác phẩm văn học nêu trên đã khá bổ biến trong giới
nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, các tác phẩm phần lớn chú trọng tư tưởng
Thiền học và văn học. Thông qua đó, chúng tôi kiến giải sự ảnh hưởng của triết
lý nhập thế Phật giáo thời Lý – Trần tác động vào đường lối xây dựng chính trị,
ngoại giao cũng như xây dựng nền độc lập chủ quyền quốc gia.
1.1.4. Tư liệu về tư tưởng Phật giáo Việt Nam, đặc biệt tư tưởng
Phật giáo thời Lý – Trần
Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb
KHXH, Hà Nội. Bằng phương pháp luận triết học, tác giả trình bày tư tưởng
Việt Nam qua từng giai đoạn từ du nhập đến dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi,

10
Vô Ngôn Thông, v.v… với sự trình bày rõ ràng về thế giới quan và nhân sinh
quan. Thông qua tác phẩm này, chúng tôi tiếp thu về kết cấu để trình bày nội
dung luận án theo phương pháp luận triết học.
Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb, KHXH, Hà
Nội. Đây là một công trình công phu để truyền tải nội dung tư tưởng Phật
giáo, đồng thời, tác giả cũng liên hệ đến sự đóng góp của Phật giáo vào dân
tộc. Tác phẩm này đã cho chúng tôi một số ý tưởng, cách lập luận cũng như ý
nghĩa thực tiễn.
Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, (trọn bộ) Nxb Tp
Hồ Chí Minh, (1998). Tác giả đã trình bày sự liên hệ giữa Phật giáo và dân
tộc qua các giai đoạn lịch sử một cách chi tiết và rõ nét. Bộ sách này tập hợp
khá nhiều thông tin và luận chứng mới để bổ sung cho các sử kiện của dân tộc
cũng như sự phát triển Phật giáo.
Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển, tập I, (tư tưởng Việt Nam từ đầu
cao nguyên đến cuối thời Lý) của Viện Triết học, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà
Nội,(2002). Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển, tập II, (tư tưởng Việt Nam
thời Trần – Hồ) của Viện Triết học, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội,(2004).
Đây là tác phẩm văn tuyển tư liệu. Bộ sách này chủ yếu trình bày tư tưởng
triết học của các vị vua, quan và các vị thiền sư. Qua tác phẩm này, chúng tôi
kế thừa về tư liệu để dẫn chứng cho bài viết của mình.
Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử của
Trần Văn Giàu, Tập I, Nxb Tp Hồ Chí Minh, (1993). Tác giả chia lịch sử Phật
giáo Việt Nam thành năm giai đoạn. Với cách phân kỳ này, tác giả đã dựa
trên sự kiện lịch sử dân tộc để trình bày Phật giáo. Chúng tôi nhận thấy cách
phân kỳ này khá tổng quát và khách quan trong việc thể hiện mối liên hệ giữa
dân tộc và Phật giáo.
11
Những công trình này đã nhiều ít đề cập tới triết lý nhập thế Phật giáo và
những ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống tâm

linh của con người, nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển và góp phần bảo
vệ nền độc lập dân tộc Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam thời Lý –
Trần nói riêng.
1.2. Các vấn đề đã được nghiên cứu
Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu lịch
sử, triết lý và vai trò của Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam, trong đó, triết lý
nhập thế, tuy là chủ đề không mới, nhưng để bàn sâu về nó thì còn nhiều việc
phải làm. Riêng về triết lý nhập thế Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần thì chưa
có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào được công bố. Trước hết, chúng tôi
lược khảo tổng quan tư liệu bàn về nhập thế Phật giáo nói chung và Phật giáo
Việt Nam thời Lý – Trần nói riêng từ những công trình đi trước có liên quan
đến mục đích và nhiệm vụ đặt ra cho đề tài luận án này, có thể tạm phân chia
thành một số nhóm vấn đề như dưới đây.
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về nhập thế Phật giáo nói chung
Phùng Hữu Lan, Lịch sử triết học Trung Quốc, do Lê Anh Minh, (dịch,
2010), Nxb Đại học Sư phạm Tp HCM. Tác giả đưa ra vấn đề xuất thế và
nhập thế trong lịch sử triết học Trung Quốc, bàn về các trường phái triết lý
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo nói chung (từ trang 21 đến trang 26). Từ
quan điểm về triết học xuất thế là:
…sự lìa bỏ cái gọi là tấm lưới ràng buộc của trần thế; và do đó, nếu
thành tựu tối cao của một thánh nhân cần phải thực hiện, thì ngài phải
lìa bỏ xã hội, thậm chí phải dứt bỏ sự sống. Chỉ như thế thì họ mới đạt
được giải thoát sau cùng” và triết học nhập thế là: “…chú trọng
những gì hiện hữu trong xã hội, chẳng hạn như nhân luân (human
relations) và nhân sự (human affairs). Thứ triết học này chỉ nói về các
12
giá trị đạo đức, và không thể hoặc không muốn nói tới các giá trị siêu
đạo đức”, tác giả đi đến nhận định: “Xét từ quan điểm của triết học
nhập thế thì triết học xuất thế thật quá lý tưởng, không thực dụng, và
tiêu cực. Xét từ quan điểm của triết học xuất thế thì triết học nhập thế

quá hiện thực, quá hời hợt. Nó có thể tích cực, nhưng nó cũng giống
như sự rảo bước của một người lầm đường: càng đi nhanh thì càng lạc
lối,
và kế đó, tác giả nói về khía cạnh triết lý để trở thành Thánh nhân bằng
mối quan hệ giữa xuất thế và nhập thế hình thành đối tượng phụng sự cho
nhân gian bằng nhận định: “Triết học Trung Quốc cho rằng ai tổng hợp
thành công nhập thế và xuất thế, không chỉ trong phương diện lý thuyết mà
còn trong hành động thực tế nữa, thì chính là một thánh nhân. Thánh nhân
thì vừa xuất thế vừa nhập thế. Thành tựu tâm linh của một thánh nhân Trung
Quốc tương đương với thành tựu của đức Phật trong Phật giáo và thành tựu
của các thánh trong tôn giáo phương Tây”[48,tr.34-24]. Theo chúng tôi, việc
đồng nhất quan niệm về xuất thế và nhập thế giữa các triết gia Trung Quốc
với phương Tây và cả với Phật giáo là điều bất khả. Đơn cử với Phật giáo,
một người để được xem là Thánh thì sự thành tựu của người đó cũng đã vượt
xa các phạm trù nhập thế - xuất thế vì ít nhất cũng phải từ hàng A-la-hán trở
lên[133,tr.1398]. Mà theo Phật giáo, bắt đầu từ địa vị thánh đến quả vị Phật
đòi hỏi một quá trình dày công thành tựu nhiều công hạnh một cách trọn vẹn
sự tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Đã thế thì sao có thể so sánh thành
tựu của các thánh nêu trên với đức Phật? Điều này hoàn toàn đối lập với quan
niệm về thánh của các tôn giáo khác của phương Tây, nhất là với Thiên chúa
giáo La Mã với rất nhiều các vị được phong thánh. Do đó, không thể so sánh
sự thành tựu của đức Phật với sự thành tựu của các thánh Trung Quốc, và
càng không thể với các thánh của tôn giáo phương Tây như tác giả nhận định.
13
Chúng tôi cho rằng, hoặc tác giả quá chủ quan trong nhận định, hoặc tác giả
chưa được tiếp xúc với triết lý Phật giáo chính thống khi đưa ra những nhận định
và so sánh như trên? Vì thế, với tác phẩm này, chúng tôi chủ yếu tiếp thu về góc
độ mối quan hệ xuất thế và nhập thế của các thánh Trung Quốc chứ không liên hệ
với triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam vì những dị biệt kể trên.
Thích Minh Tuệ viết, Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật

giáo Tp Hồ Chí Minh, Ấn hành, (PL. 2536 – 1993). Đây là tác phẩm chủ yếu
viết về tổng quan bức tranh lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tuy không phải là tác
phẩm chú trọng viết về nhập thế Phật giáo mà chỉ trình bày sơ lược (từ trang
474 đến 480) về các thiền sư và vua quan trên phương diện nhập thế để bảo
vệ nền độc lập dân tộc nhưng tác giả cũng đã liệt kê tương đối đầy đủ những
nhân vật nổi bật của Phật giáo từ khởi nguyên cho đến 1975. Theo tác giả:
Các thiền sư luôn luôn có quan điểm quần chúng. Với tinh thần
“nhập thế”, thiền sư tham dự các mặt hoạt động của đất nước, nhân
dân. Kể từ các triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần trở về sau, tinh thần
nhập thế của Phật giáo Việt Nam vô cùng rõ nét. Các nhà tu vừa là
thiền sư, vừa là nghệ sĩ, vừa là nhà chính trị ngoại giao, vừa là người
nông dân chít khăn mỏ quạ, xuống đồng cày cấy…[89,tr.476-477].
Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 8, (2008), Nguyễn Thị Minh Ngọc viết
“Phật giáo dân gian: Con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam”, tác giả
trình bày khái quát vấn đề dựa trong Hội thảo liên hữu Phật giáo quốc tế tổ
chức trong 3 ngày từ ngày 18 – 20 tháng 12 năm 2006, tại số 750 Nguyễn
Kiệm, Phú Nhuận, Tp. HCM tại hội trường của Học Viện Phật Giáo Vạn
Hạnh tại TP. HCM với chủ đề: “Phật giáo nhập thế trong thế kỷ XXI”. Bên
cạnh việc liệt kê lại các ý tưởng tham luận trong cuộc hội thảo, tác giả đặc
biệt chú trọng đến Phật giáo dân gian như một hình thức phổ biến trong sinh
hoạt tín ngưỡng của số đông người dân Việt Nam ngày nay với những thống
14
kê và nhận định khá lý thú và cởi mở. Bài viết chỉ ra nhiều hình thức của Phật
giáo tế tự, một trong các phương diện nhập thế của Phật giáo để đáp ứng nhu
cầu tín ngưỡng và tâm linh của quần chúng như một cách giới thiệu.
Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 3, (2001), nhà nghiên cứu Phật học Minh
Chi viết: “Về xu thế thế tục hóa và dân tộc hóa của Phật giáo”. Trong cả bài, dù
tác giả không đề cập đến nhập thế hay xuất thế nhưng đã minh định một cách rõ
nét tinh thần nhập thế của Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Việt Nam thời hiện
đại. Các ý tưởng và phương thức mà tác giả đưa ra về vấn đề đạo Phật dấn thân

vào những sự nghiệp thế tục mang tính toàn diện với nhận định:
Đạo Phật không phải là thế tục hóa, mà là siêu việt thế tục để có
thể trọn đời, và hết lòng phục vụ thế gian. Một con người đam mê đủ
thứ, từ tiền bạc, quyền lực cho tới sắc đẹp, danh vọng thì sẽ cái gì cũng
vơ vét cho mình, cho gia đình mình. Dồn cả tâm sức để lo cho bản thân
và gia đình mình, còn đâu tâm sức mà lo cho người khác nữa?
[148,tr.27].
Theo chúng tôi, nhận định này có thể là chủ quan nhưng không phiến
diện vì nó lột tả và lý giải rõ ràng những đóng góp của giới Phật giáo trong
lịch sử dân tộc, đỉnh cao là hình ảnh Bồ-tát Quảng Đức ngồi hiên ngang trong
ngọn lửa tượng trưng cho sự bạo tàn mà dân tộc và Phật giáo Việt Nam phải
hứng chịu dưới thời Ngô Đình Diệm. Bài viết trên của tác giả cũng đã có ý
nói đến tinh thần nhập thế của Phật giáo gắn liền với tiến trình “dân tộc hóa”
của Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, trong Luận án này, chúng tôi sẽ tiếp thu
những quan điểm của tác giả, nhất là về tinh thần và các hoạt động nhập thế
của Phật giáo cận đại trong mối tương quan với vấn đề “dân tộc hóa” Phật
giáo với mong muốn một ý kiến để Phật giáo Việt Nam mang đậm bản sắc
dân tộc hơn.
15
Tạp chí Khoa học xã hội, số 9, (2006), (trang. 58 – 66) do GS. TS. Đỗ
Quang Hưng với chủ đề: “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và
toàn cầu hóa”. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày khảo lược tình hình tôn
giáo thế giới đang diễn ra mang tính “toàn cầu hóa” hiện nay, tác giả đã tách
biệt sự khác nhau giữa thế tục hóa của phương Tây và nhập thế của Phật giáo
Việt Nam, tác giả đã làm tỏ một số nét trong triết lý nhập thế Phật giáo Việt
Nam: “Đặc điểm cơ bản nhập thế của Phật giáo Việt Nam là không hề đồng
nhất với khái niệm tục hóa (sécularisation) của phương Tây trên hai mặt:
tách quyền lực tôn giáo ra khỏi quyền lực nhà nước và tục hóa đời sống tăng
lữ. Về cơ bản, xu hướng nhập thế của Phật giáo Việt Nam đặc biệt từ thế kỷ
XX là hướng tới một đạo Phật dấn thân vì xã hội (Bouddhisme engagé

socialement)”. Quan điểm trên của tác giả đã phần nào khái quát được sự
khác biệt giữa nhập thế Phật giáo Việt Nam với sự thế tục hóa ở phương Tây.
Đó chính là một nét đặc thù của nhập thế Phật giáo Việt Nam. Chúng tôi, căn
cứ với quan điểm này nhằm mục đích phát huy và hình thành quan điểm cụ
thể về mặt triết lý cũng như ứng dụng hiện nay.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu về nhập thế Phật giáo thời Lý – Trần
Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 11, (2009), GS.TS. Nguyễn Tài Thư
viết: “Xu thế nhập thế trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông”. Thông qua
bài viết này, tác giả làm toát lên triết lý nhập thế của Trần Nhân Tông với
phương châm “đạo pháp dân tộc” trong quá trình xây dựng bảo vệ nền độc
lập và chủ quyền quốc gia, trong đó Phật giáo có vai trò quan trọng. Rồi tác
giả đúc kết về vua Trần Nhân Tông:
… Nhưng ở các nhân vật này hàm chứa hai con người riêng
biệt: con người triều thần và con người Phật tử. Lúc ra giúp việc triều
đình thì con người triều thần xuất hiện, lúc trở về tu hành thì con người
Phật tử hiện ra. Hai mặt đó chưa thống nhất trong một con người. Còn
16
Trần Nhân Tông thì lúc làm vua vẫn mang tư tưởng Phật giáo, lúc đã
xuất gia vẫn mang nặng nỗi niềm nhập thế.
Đây là một nhận định lôi cuốn và mới mẻ về Trần Nhân Tông khi tác
giả nhìn nhận về cả hai vai trò quan trọng trong cuộc đời ông: vừa là vua vừa
là nhà tu hành. Một điểm đáng chú ý trong bài viết này là dường như tác giả
muốn chính trị hóa các hoạt động của Trần Nhân Tông, do đó, mọi hoạt động
của ông đều được nhìn nhận dưới nhãn quan theo chiều hướng chủ quan của
tác giả. Theo chúng tôi, đó là một cách nhìn đúng nhưng chưa đủ. Nguyên
nhân của vấn đề này đến từ việc tác giả cố gắng lý giải những quan niệm và
hoạt động của Trần Nhân Tông theo cách thông thường nhất. Với việc ông bỏ
ngôi vua, truyền ngôi cho con để làm Thái thượng hoàng
1
, tác giả cho rằng

Trần Nhân Tông không thể vừa “vứt bỏ ngôi vua như chiếc giày rách, không
chút thương tiếc” lại vừa “còn có ý thức trách nhiệm với xã hội, với sự thống
trị của dòng họ Trần”. Theo chúng tôi, nếu chúng ta quan niệm đúng đắn về
Phật giáo và đặc biệt là Thiền tông thì không những hai yếu tố trên hoàn toàn
có thể song hành trong một người mà còn có thể đạt kết quả tốt nhất. Cần lưu
ý rằng Trần Nhân Tông không chỉ là một vị sư mà ông là thiền sư, và cũng
không phải tùy tiện khi đời sau gọi ông là Phật Hoàng.
Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 4, (1998), Hoàng Thị Lan viết: “Vài
nét về tính nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần”. Tác giả đã trình
bày được tinh thần nhập thế Phật giáo trong mối quan hệ hỗ tương giữa đạo
pháp và dân tộc. Tuy nhiên, có thể do những hạn chế về mặt tìm hiểu giáo lý
nhà Phật, đặc biệt là với những thuật ngữ Phật giáo, nên có nhiều chỗ còn mơ
hồ, thậm chí dễ gây ngộ nhận, như bài viết có đoạn:
1
Tác giả viết: “Có người nhân sự kiện này, nhận định rằng Nhân Tông đã vứt bỏ ngôi vua như vứt bỏ chiếc
giày rách, không chút thương tiếc. Thực tế không phải như vậy. Dù đi tu, ông vẫn còn có ý thức trách nhiệm
với xã hội, với sự thống trị của dòng họ Trần”.
17
Nếu như Phật giáo nguyên thủy phương pháp tu hành khổ hạnh
tu tâm diệt dục mong tìm được sự giải thoát ở cõi Niết Bàn thanh tịnh
siêu phàm, thì ở đây các thiền sư Việt Nam lại tìm sự giải thoát ở ngay
trong tâm mình, ngay giữa cuộc sống hiện tại, gắn việc Đạo với việc
Đời. Nếu như Phật giáo nguyên thủy chủ trương giải thoát bằng cách
xa lệch cuộc sống phàm tục thì các Thiền sư Việt Nam lại chủ trương
giải thoát bằng cách gia nhập vào cuộc sống, với các hoạt động thực tế
để góp phần xây dựng cuộc sống đời thường [153,tr.38].
Cụm từ “Phật giáo nguyên thủy” không biết được tác giả sử dụng với
ý nghĩa gì, là Phật giáo vào thời đức Phật hay một hệ phái Phật giáo còn đến
ngày nay? Dù có là gì chăng nữa thì cũng không có một Phật giáo nào chủ
trương “phương pháp tu hành khổ hạnh tu tâm diệt dục”, và cũng không thể

có một Phật giáo “mong tìm được sự giải thoát ở cõi Niết Bàn thanh tịnh siêu
phàm” như tác giả nhận xét vì Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo thời đức Phật,
chủ trương sự giải thoát hay Niết-bàn không phải ở một nơi trừu tượng nào
mà phải ở chính trên thế gian này. Giáo lý đức Phật mục đích là đưa con
người giác ngộ - giải thoát chính tự thân, từ đó, giúp mọi người cùng giải
thoát. Do vậy, hành trạng của các thiền sư dấn thân vào đời cần phải được
hiểu là “giúp mọi người giải thoát”. Ở vào trình độ tâm linh đó thì việc các
thiền sư “gia nhập vào cuộc sống” hay “xa lệch cuộc sống phàm tục” cũng
không ảnh hưởng gì thêm đến sự giác ngộ của họ.
Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 4, (1998), Dương Thúy Mỹ viết: “Tìm hiểu
tư tưởng nhập thế qua một vài bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh”. Bằng văn
phong khá lôi cuốn cùng sự hiểu biết về Phật học, tác giả đã phác họa một
bức tranh toàn cảnh về đường truyền Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt Nam, thời
Vạn Hạnh thiền sư. Tuy nhiên, nội dung của bài viết này có lẽ thích hợp hơn
với chủ đề: “Tìm hiểu một vài bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh” vì tác giả chủ
18
yếu phân tích và nhận định về các bài thơ của Vạn Hạnh thiền sư chứ không
đặt trọng tâm vào “Tìm hiểu tư tưởng nhập thế” như chủ đề ngoài một ý: “…
ông đã thể hiện tinh thần nhập thế tích cực” [153,tr.44] trong khi phân tích ý
thơ. Do vậy, chúng tôi thấy không có gì để phân tích thêm về bài viết này.
Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 5, (1999), Nguyễn Thị Hương (NCS K13
– Học viện CT - QG Hồ Chí Minh) viết “Triết lý nhập thế nét đặc sắc của
Thiền tông Việt Nam thời Lý – Trần” (từ trang 26 đến 29). Tác giả đã khái quát
được tinh thần nhập thế từ thời đức Phật, và trình bày mối quan hệ thời Lý –
Trần, từ đó, so sánh và đưa ra quan niệm Thiền tông nói chung và Thiền tông
Việt Nam nói riêng. Dù vậy, những phân tích về Phật giáo và Thiền tông như:
Theo Thiền tông ai cũng có thể thành Phật, nếu làm điều thiện,
dứt điều ác. Với chủ trương luân hồi, nghiệp báo – Phật giáo đã đẩy
lùi sự cứu độ, giải thoát chúng sinh ở những tiền kiếp khác nhau, còn
thiền tông không chấp nhận chủ trương bi quan đó. Bằng quan niệm

“đốn ngộ”, Thiền tông đã xóa bỏ nghiệp báo, cắt đứt sợi dây luân hồi,
để đưa đến cho con người một tinh thần lạc quan hơn: có thể lên ngay
cõi Phật – tức là tìm được hạnh phúc ở trần thế.
Không phải theo Thiền tông mà là theo đức Phật, ai cũng có thể thành
Phật qua câu nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Những
giáo lý cơ bản về luân hồi, nghiệp nhân – quả báo vốn dĩ là những sự thật của
cuộc đời đã được đức Phật đã chỉ ra, qua đó, Ngài hướng dẫn chúng ta con
đường tu tập giác ngộ để thoát khỏi tất cả những ràng buộc hệ lụy. Thế nên dù
thuộc tông phái Phật giáo nào, với thái độ tiếp nhận lạc quan hay bi quan,
những sự thật trên vẫn là sự thật, và Thiền tông càng không phải là ngoại lệ.
Do vậy, luận điểm: “Với chủ trương luân hồi, nghiệp báo – Phật giáo đã đẩy
lùi sự cứu độ, giải thoát chúng sinh ở những tiền kiếp khác nhau, còn thiền
tông không chấp nhận chủ trương bi quan đó.” là một sự xuyên tạc, gán ghép
19
vội vàng và thiếu suy nghĩ của tác giả. Điểm đặc biệt quan trọng trong Phật
giáo, kể cả các tông phái Thiền, là đạt được sự thanh tịnh nội tâm chứ không
chỉ có làm lành, lánh dữ. Nói cách khác, theo Phật giáo, một chúng sinh, dù
làm lành lánh dữ qua vô lượng kiếp cũng không thể thành Phật nếu không đạt
được sự thanh tịnh về nội tâm, chứ không như sự nhầm lẫn nghiêm trọng khi
tác giả cho rằng “nếu làm điều thiện, dứt điều ác” là có thể thành Phật.
Về nhập thế Phật giáo, bằng cách so sánh việc dấn thân vào đời của các
thiền sư Việt Nam, đặc biệt là của hai vua Trần, với con đường tìm đạo của đức
Phật và với tư tưởng thiền tông Trung Hoa rồi kết luận: “…nhập thế để góp
phần giải quyết vấn đề dân tộc, đó là đặc điểm cơ bản, là nét đặc sắc của
Thiền tông Việt Nam thời Lý - Trần. Triết lý nhập thế đó là sự phản ánh khát
vọng đấu tranh cho con người khỏi mọi khổ đau, để con người tìm hạnh phúc
trong cuộc sống hiện thực”. Chúng tôi, tiếp thu ý kiến này, và làm sáng tỏ tinh
thần nhập thế Phật giáo thời Lý – Trần.
Tác phẩm, Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,
Nxb Văn hóa – Thông Tin, do HT.Thích Giác Toàn, PGS.TS. Trần Hữu

Tá(chủ biên) (2010), trang 464, tác giả Phước Tâm viết đề tài “Tư tưởng nhập
thế của Tuệ Trung qua bài “Phật Tâm Ca”. Bài viết này đã đi đúng trọng tâm
trên tinh thần nhập thế, tác giả đã giải quyết được nguyên nhân hình thành và
kết quả của triết lý nhập thế Phật giáo với phương châm phụng sự đạo pháp
và dân tộc:
Tuệ Trung một đời chuyên tâm tham thiền học đạo, không màng
đến những phù hoa thế gian, nhưng gặp những lúc đất nước nguy
nan(tức lúc bấy giờ, giặc Nguyên Mông xâm chiếm bờ cõi nước
Nam),ông tích cực tham gia kháng chiến ở cả ba trận chiến
(1257,1285,1288)?. Vì bảo vệ quốc thổ, ông đã lập nên nhiều chiến
công hiển hách, do thế đã được triều đình khen thưởng. Tuy nhiên, ông
20
đối với chốn quan trường không chút hứng thú, ngày ngày lấy thiền
duyệt làm vui. Ông không xuống tóc xuất gia, mà lấy thân phận cư sĩ,
tích cực tham gia hoạt động Phật sự, cứu đời, giúp người như các nhà
xuất gia đích thực, và cuối cùng ông đắc pháp với thiền sư Tiên Dao.
…. và đồng thời càng hiểu rõ thêm tư tưởng nhập thế của Phật giáo
thời nhà Trần Việt Nam[87,tr.465-466] .
Trên tinh thần từ bi – vô ngã – vị tha, vô chấp, chúng tôi, tiếp thu quan
điểm này để phát huy một cách hệ thống tư tưởng trong triều đại Lý – Trần.
Từ đó, làm nổi bật triết lý nhập thế hơn.
Bên cạnh, những đề tài được nêu trên, từ năm 2006 đến nay, nhiều hội
thảo khoa học về thời kỳ Lý – Trần đã được tổ chức tại nhiều địa phương:
Năm 2006, trường Đại học khoa học xã hội nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh tổ chức hội thảo với chủ đề: “Tư tưởng Việt Nam thời Lý Trần”.
Năm 2008, Viện khoa học xã hội Việt Nam cùng Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề: “Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân
Tông, cuộc đời và sự nghiệp, kỷ niệm 700 năm ngày nhập Niết Bàn 1308 -
2008” tại tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2010, tại Bái Đính, tỉnh Ninh Bình , Viện Nghiên cứu Tôn giáo

và Ban trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình tổ chức hội thảo với chủ đề: “Phật
giáo thời Đinh – Tiền Lê”.
Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Viện nghiên cứu Tôn giáo
và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề: “Phật giáo thời
Lý với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” tại Thiên Đường Bảo Sơn, Hà Nội.
Năm 2010, Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh cùng với
Hội nghiên cứu & giảng dạy văn học Tp Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa
học với chủ đề: “Văn Học Phật Giáo Với 1000 Năm Thăng Long – Hà Nội”,
tại Khu du lịch Resort Phương Nam, Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương.
21
Năm 2010, tháng 12, do Trường Đại Học khoa học xã hội &nhân Văn
Hà Nội và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo với chủ đề:
“Chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang và Thiền Phái Trúc Lâm Trong Qúa Trình
Phát Triển Phật Gíao Việt Nam”, tại Hội Trường tỉnh Bắc Giang.
Năm 2011, tháng 5 ngày 10, do Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Viện
Nghiên cứu Phật học & Trường ĐH Mỹ Thuật Việt Nam tổ chức với chủ để:
“Phật Tích Trong Tiến Trình Lịch Sử”, tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh.
Việc tham dự các hội thảo khoa học kể trên đã giúp chúng tôi có được
những nguồn tư liệu, các ý tưởng và kinh nghiệm cho luận án này.
1.3. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án
Triết lý là gì?
Triết là: là sự hiểu biết một cách sáng suốt, đạt đến cái lẽ tận cùng của
các sự vật hiện tượng.
Lý là: chỉ rõ và lý giải cái lẽ sống đúng của sự thật cuộc đời.
Triết lý là tuệ giác thực chứng để hiểu biết cái lẽ sống đúng sâu xa tận
cùng của bản chất nhân sinh và vũ trụ.
Như vậy, triết lý Phật giáo thường chỉ cho những nhà minh triết thực
chứng thông qua sự trải nghiệm các giá trị chân lý và nắm bắt được quy luật
tự nhiên và quy luật xã hội, từ đó, đưa ra lẽ sống tốt phù hợp với lợi ích của

mình và người, sống tốt không chỉ hiện tại và cho cả tương lai.
Cho nên, khi nghiên cứu triết lý là tìm hiểu về giá trị “chủ trương, quan
niệm” được lặp đi lặp lại mang tính hành động hiện thực trong suốt chiều dài
lịch sử của dân tộc đó, thể hiện trong dân gian bao gồm những ẩn dụ, ca dao,
tục ngữ,văn thơ, danh ngôn, điểm tích v.v… là biểu hiện lên hình ảnh để diễn
tả lên triết lý. Triết lý thể hiện chân lý đúng thông qua hành động, thái độ của
con người, như các vị vĩ nhân, Thiền sư, các vị anh hùng dân tộc. Ngoài ra,
22

×