BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
------------------------------
Ngô Lan Hương
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG
TÁC HẠI THUỐC LÁ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI CÁC NHÀ HÀNG THUỘC QUẬN HAI BÀ TRƯNG,
HÀ NỘI NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hà Nội - Năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
------------------------
Ngô Lan Hương – C00797
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG
TÁC HẠI THUỐC LÁ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI CÁC NHÀ HÀNG THUỘC QUẬN HAI BÀ TRƯNG,
HÀ NỘI NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN BẠCH NGỌC
Hà Nội - Năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học
cùng toàn thể các Thầy, Cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Bộ môn Y tế Công cộng,
trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp,
phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bạch Ngọc,
người Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, đến thực hiện
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Y tế quận Hai Bà Trưng, UBND quận
Hai Bà Trưng và nhân dân trên địa bàn quận đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình thu thập số liệu tại địa phương.
Xin cảm ơn các anh, chị và các bạn học viên sau đại học chuyên ngành Y tế
Công cộng trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
số liệu tại thực địa.
Đặc biệt, từ tận đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan
đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và dành cho tôi những tình cảm chăm sóc
quý báu để tôi hoàn tất luận văn này./.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Học viên
Ngô Lan Hương
ii
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thăng Long;
- Bộ môn Y tế Công cộng trường Đại học Thăng Long;
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tên tôi là: Ngô Lan Hương – Học viên lớp cao học YTCC5, chuyên ngành
Y tế Công cộng, trường Đại học Thăng Long.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực,
khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có
điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Học viên
Ngô Lan Hương
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
ĐTV
Điều tra viên
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
HTLTĐ
Hút thuốc lá thụ động
PCTHTL
Phòng chống tác hại của thuốc lá
GATS
Global Adult Tobacco Survey
(Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành)
UBND
Ủy ban nhân dân
WHO
World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
iv
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 3
1.1.1. Nhà hàng ăn uống ............................................................................. 3
1.1.2. Địa điểm công cộng, trong nhà ......................................................... 3
1.1.3. Kinh doanh thuốc lá .......................................................................... 4
1.1.4. Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và các văn bản liên quan..... 4
1.2. Tác hại của hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động.......................... 6
1.2.1.Tác hại của hút thuốc lá chủ động ..................................................... 6
1.2.2. Tác hại của hút thuốc lá thụ động ..................................................... 8
1.3. Các quy định hạn chế hút thuốc lá ................................................................. 9
1.3.1. Công ước khung về kiểm soát thuốc lá ............................................. 9
1.3.2. Quy định của Việt Nam về phòng chống tác hại của thuốc lá.......... 9
1.4. Tình hình thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các nhà
hàng trên Thế giới và tại Việt Nam ..................................................................... 12
1.4.1. Tình hình thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các
nhà hàng trên Thế giới......................................................................................... 12
1.4.2. Tình hình thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các
nhà hàng tại Việt Nam ......................................................................................... 14
1.5. Một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến thực thi Luật Phòng, chống tác
hại của thuốc lá .................................................................................................... 16
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 25
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................. 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 25
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................... 25
v
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .............................................................. 25
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................... 26
2.2.3.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................ 26
2.2.3.2. Nghiên cứu định tính.................................................................... 26
2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................................. 27
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 31
2.5. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 32
2.5.1. Số liệu định lượng ........................................................................... 32
2.5.2. Số liệu định tính .............................................................................. 32
2.6. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................... 33
2.7. Sai số và cách khắc phục .............................................................................. 33
2.7.1. Sai số ......................................................................................................... 33
2.7.2. Các biện pháp khắc phục sai số................................................................. 33
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 35
3.1. Thông tin chung về đối tượng và nhà hàng nghiên cứu............................... 35
3.2. Thực trạng thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội ................................................................................................ 37
3.2.1. Thực trạng thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các
nhà hàng đã tham gia thực hiện........................................................................... 38
3.2.2. Thực trạng thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các
nhà hàng chưa tham gia thực hiện....................................................................... 42
3.2.3. Thực trạng khách hàng sử dụng thuốc lá tại các nhà hàng
nghiên cứu……….. ……………………………………………………………44
3.3. Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện Luật
Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các địa điểm nghiên cứu.......................... 46
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 49
4.1. Thực trạng thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các nhà
hàng thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2018 ............................................ 49
vi
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của
thuốc lá tại các nhà hàng tham gia nghiên cứu ................................................... 53
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 61
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 63
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về chủ/quản lý nhà hàng tham gia nghiên cứu ....... 35
Bảng 3.2. Thông tin chung về nhà hàng nghiên cứu .......................................... 36
Bảng 3.3. Hiểu biết của chủ/người quản lý nhà hàng về Luật PCTHTL ............ 37
trong nhà hàng ..................................................................................................... 37
Bảng 3.4. Việc thực hiện Luật PCTHTL trong nhà hàng .................................. 37
Bảng 3.5. Hiểu biết của chủ nhà hàng về các quy định của Luật PCTHTL ...... 38
Bảng 3.6. Lý do thực hiện Luật PCTHTL của ĐTNC ........................................ 40
Bảng 3.7. Thực trạng thực hiện các tiêu chí trong cam kết nhà hàng không khói
thuốc của các nhà hàng ....................................................................................... 41
Bảng 3.8. Biện pháp đảm bảo việc thực hiện Luật PCTHTL tại nhà hàng ........... 41
Bảng 3.9. Đơn vị/đối tượng nhắc nhở các nhà hàng về Luật PCTHTL ............ 43
Bảng 3.10. Tình trạng các nhà hàng thực hiện Luật PCTHTL nếu có quy định
bắt buộc ............................................................................................................... 43
Bảng 3.11. Tình trạng hút thuốc của khách hàng ............................................... 45
Bảng 3.12. Địa điểm hút thuốc của khách hàng tại các nhà hàng ...................... 45
Bảng 3.13. Lợi ích của việc thực hiện Luật PCTHTL của các nhà hàng .......... 46
Bảng 3.14. Tác động của việc thực hiện Luật PCTHTL tới các nhà hàng tham
gia thực hiện Luật PCTHTL ............................................................................... 46
Bảng 3.15. Những thuận lợi của nhà hàng khi thực hiện luật PCTHTL ........... 47
Bảng 3.16. Những khó khăn của nhà hàng khi thực hiện Luật PCTHTL .......... 47
Bảng 3.17. Lý do các nhà hàng chưa thực hiện Luật PCTHTL ......................... 48
Bảng 3.18. Lý do khách hàng tiếp tục hút thuốc tại các nhà hàng đang thực hiện
Luật PCTHTL .................................................................................................... 48
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thời gian thực hiện luật PCTHTL của các nhà hàng ..................... 38
Biểu đồ 3.2. Nguồn thông tin cho biết các quy định của Luật PCTHTL ........... 39
Biểu đồ 3.3. Mức độ ủng hộ thực hiện Luật PCTHTL của ĐTNC..................... 40
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhà hàng kinh doanh mặt hàng thuốc lá................................ 42
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhà hàng được nhắc nhở thực hiện luật PCTHTL ................ 42
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ khách hàng từng nghe về Luật PCTHTL .............................. 44
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ khách hàng từng nghe về quy định cấm hút thuốc hoàn toàn
trong nhà hàng ăn uống ....................................................................................... 44
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hút thuốc lá là một trong những mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng lớn nhất
mà Thế giới đang phải đối mặt. Hơn 05 triệu trường hợp tử vong là hậu quả của
việc hút thuốc lá chủ động, hơn 600.000 trường hợp là hút thuốc lá thụ động
(HTLTĐ). Gần 80% trong số hơn 01 tỷ người hút thuốc lá trên toàn Thế giới
sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Người hút thuốc lá làm ảnh hưởng
đến thu nhập, nâng cao chi phí chăm sóc y tế và cản trở sự phát triển kinh tế [25].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thế kỉ 20, trên Thế giới
đã có 100 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá và mỗi
năm thuốc lá gây ra gần 06 triệu trường hợp tử vong [25], con số này sẽ đạt hơn
08 triệu mỗi năm vào năm 2020, trong đó 70% số trường hợp tử vong sẽ xảy ở
các nước đang phát triển [25], [40].
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Theo
điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2010
(GATS) đã xây dựng một mô hình mô phỏng và ước tính hút thuốc gây ra
40.000 trường hợp tử vong trong năm 2008 và sẽ tăng lên đến 50.000 mỗi năm
vào năm 2023 [23]. Ngoài việc gây hại về sức khỏe, hút thuốc lá cũng là gánh
nặng đối với nền kinh tế quốc gia [25].
Theo WHO, khói thuốc lá không những ảnh hưởng đến người hút mà còn
làm ô nhiễm môi trường xung quanh khiến những người không hút thuốc cũng
hít phải khói thuốc lá. Những người thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng sẽ
mắc các bệnh như người hút thuốc lá [25].
Theo điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 1315 tuổi năm 2014 cho thấy 47,7% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà;
66,5% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại địa điểm công cộng trong nhà.
Theo GATS, năm 2015, có tới 80,7% người trên 15 tuổi đã từng tiếp xúc khói
thuốc thụ động ở nhà hàng và 89,1% người trưởng thành đã từng tiếp xúc với
khói thuốc thụ động tại quán bar và quán cafe. Tỷ lệ hút thuốc thụ động tại các
2
nhà hàng là 84,9%. Qua đó cho thấy nhà hàng là một trong những địa điểm
công cộng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của khói thuốc lá [23].
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/5/2013, trong đó có quy định cấm hút thuốc lá hoàn toàn tại
khu vực trong nhà của các nhà hàng [8]. Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
y tế cũng quy định rõ, hút thuốc lá ở khu vực trong nhà tại các nhà hàng (tại địa
điểm có quy định cấm) sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng.
Nhà hàng ăn uống không treo biển “cấm hút thuốc lá”; không yêu cầu người
vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá; không hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực
hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại nhà hàng sẽ bị phạt tiền từ 03- 05
triệu đồng [9]. Dù Luật PCTHTL đã quy định rõ ràng nhưng theo điều tra gần đây
của tổ chức HealthBridge Canada tại 195 nhà hàng trên địa bàn Hà Nội, chỉ có
44% nhà hàng có thực thi quy định của Luật PCTHTL [15].
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của dịch vụ và sự đa dạng thể loại
khách hàng, việc triển khai trong các nhà hàng còn chưa được chính quyền
các cấp kiểm tra, xử lý nghiêm như các địa điểm công cộng khác. Hơn nữa, cho
đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào ở quận Hai Bà Trưng về việc thực hiện
Luật PCTHTL tại các nhà hàng.
Để Luật PCTHTL được thực thi có hiệu quả trên địa bàn quận, tôi tiến hành
đề tài nghiên cứu “Thực trạng thực hiện luật phòng chống tác hại thuốc lá
và một số yếu tố ảnh hưởng tại các nhà hàng thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội năm 2018” với 02 mục tiêu chính:
1. Mô tả thực trạng thực hiện luật phòng chống tác hại thuốc lá tại các nhà
hàng ăn uống thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc
thực hiện luật phòng chống tác hại thuốc lá tại các nhà hàng được nghiên cứu.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Nhà hàng ăn uống
Theo định nghĩa trước đây của Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày
08/12/2005 của Bộ Y tế về ban hành quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống, “Nhà hàng ăn uống” là các
cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
Tuy nhiên Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế
quy định về điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố đã bãi bỏ Quyết định số
41/2005/QĐ-BYT từ ngày 20/01/2013 nhưng không định nghĩa rõ từng loại hình
kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Theo Hướng dẫn số 2248/HD-SYT ngày 27/6/2017 của Sở Y tế Hà Nội
về tiêu chí an toàn thực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn
đường phố trên địa bàn thành phố Hà Nội, tiêu chí nhà hàng ăn uống là cơ sở có
quy mô ≥ 30 suất ăn/lần phục vụ, có diện tích tối thiểu 35 m2.
Như vậy, trong nghiên cứu này có thể định nghĩa, nhà hàng ăn uống là cơ sở
dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ và có quy mô ≥ 30 suất ăn/lần phục vụ, có diện tích
tối thiểu 35 m2.
1.1.2. Địa điểm công cộng, trong nhà
Theo Điều 2, chương I của Luật PCTHTL, địa điểm công cộng là nơi
phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Theo định nghĩa này, nhà hàng là
một địa điểm công cộng [20].
Luật PCTHTL định nghĩa “trong nhà” là nơi có mái che và có một hay
nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh [20].
Theo Khoản 2 Điều 11 của Luật PCTHTL, nhà hàng thuộc địa điểm
công cộng, do đó cấm hoàn toàn hút thuốc lá trong nhà.
4
1.1.3. Kinh doanh thuốc lá
Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi [20].
1.1.4. Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và các văn bản liên quan
Luật PCTHTL được Quốc hội thông qua năm 2012 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/5/2013, gồm 05 chương và 35 điều với nhiều quy định về các biện pháp
làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá
và điều kiện bảo đảm để PCTHTL nhằm đẩy mạnh các hoạt động PCTHTL tại
Việt Nam:
Chương I. Những quy định chung gồm có 09 điều quy định: Phạm vi
điều chỉnh (Điều 1); giải thích từ ngữ (Điều 2); nguyên tắc PCTHTL (Điều 3);
chính sách của Nhà nước về PCTHTL (Điều 4); trách nhiệm quản lý nhà nước
về PCTHTL (Điều 5); trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương
trong PCTHTL (Điều 6); quyền và nghĩa vụ công dân trong PCTHTL (Điều 7);
hợp tác quốc tế trong PCTHTL (Điều 8) và các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9).
Chương II. Các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá gồm có 09 điều
quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về PCTHTL (Điều 10); địa điểm
công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn (Điều 11); địa điểm cấm hút thuốc lá
trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá (Điều 12);
nghĩa vụ của người hút thuốc lá (Điều 13); quyền, trách nhiệm của người đứng đầu,
người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá (Điều 14); ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe
trên bao bì thuốc lá (Điều 15); hoạt động tài trợ (Điều 16); cai nghiện thuốc lá
(Điều 17); trách nhiệm trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá (Điều 18).
Chương III. Các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá gồm có 09
điều quy định về quản lý kinh doanh thuốc lá (Điều 19); quy hoạch kinh doanh
thuốc lá (Điều 20); kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá (Điều 21); kiểm soát sản
lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước (Điều 22); quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
thuốc lá (Điều 23); số lượng điếu thuốc látrong bao, gói (Điều 24); bán thuốc lá
5
(Điều 25); các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả (Điều 26);
trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả (Điều 27).
Chương IV. Các điều kiện bảo đảm để PCTHTL gồm có 05 điều quy định
về thành lập Quỹ PCTHTL (Điều 28); mục đích và nhiệm vụ của Quỹ (Điều 29);
nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng Quỹ (Điều 30); xử lý vi phạm pháp
luật về PCTHTL (Điều 31); trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về PCTHTL
(Điều 32).
Chương V. Điều khoản thi hành bao gồm 03 điều quy định về hiệu lực
thi hành (Điều 33); điều khoản chuyển tiếp (Điều 34); quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành (Điều 35).
Các văn bản liên quan đến thực thi Luật PCTHTL
Hiện có nhiều văn bản về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến việc
chấp hành Luật PCTHTL.
Điều 32 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày15/11/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: Phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển
thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán theo quy định;
phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
đúng quy định về trưng bày thuốc lá tại điểm bán hàng; phạt tiền từ 3.000.000 đồng
đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động
hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm [8].
Theo Điều 23, Nghị định số 176/2013/NĐ/CP ngày 14/11/2013 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi hút thuốc lá
tại địa điểm có quy định cấm như nhà hàng, trường học, cơ sở y tế... bị cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Việc vi phạm một trong
những hành vi: Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại
địa điểm cấm hút thuốc lá; không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút
thuốc lá trong cơ sở của mình; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra,
6
đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền
quản lý, điều hành sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Việc
vi phạm một trong các hành vi: Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt
với khu vực không hút thuốc lá; không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;
không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; không có thiết bị phòng cháy,
chữa cháy sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng [9].
1.2. Tác hại của hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động
1.2.1. Tác hại của hút thuốc lá chủ động
Thành phần khói thuốc lá có chứa trên 4000 chất hóa học, trong đó có hơn
200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc (khí
CO và 43 chất gây ung thư). Sử dụng thuốc lá sẽ gây ra 25 căn bệnh nguy hiểm
như: Ung thư phổi, các bệnh tim mạch, các bệnh đường hô hấp,... [2], [10].
Hút thuốc lá làm tim đập nhanh hơn, làm giảm lượng oxy trong máu và
làm tổn hại các tế bào cơ tim. Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch của những người hút
thuốc lá cao gấp ba lần so với những người không hút thuốc lá. Khi hít thuốc,
nhựa thuốc lá sẽ bám vào phối như bồ hóng vào ống khói. Nếu hút 20 điếu
thuốc lá một ngày, cơ thể sẽ phải hít vào khoảng 210g nhựa mỗi năm (tương
đương một tách đầy nhựa). Cứ 3 người hút thuốc lả thường xuyên, mỗi người
hút trung bình 20 điếu thuốc một ngày, thì một trong ba người sẽ chết sớm do
các bệnh liên quan đến thuốc lá, đặc biệt là do ung thư phổi [18], [19].
Nguy cơ phát sinh bệnh ung thư phổi của một người phụ thuộc chủ yếu
vào thời gian hút thuốc, chứ không phụ thuộc nhiều vào số điếu thuốc người đó
hút trong một ngày. Các nghiên cứu cho thấy, tăng ba lần thời gian hút thuốc
tương đương với tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư 100 lần. Trong khi đó, tăng số
điếu thuốc hút gấp ba lần trong một ngày chỉ tương đương với tăng nguy cơ mắc
bệnh ung thư gấp ba lần. Do vậy, những người bắt đầu hút thuốc lá ở tuổi thanh
thiếu niên là những người tiếp tục gặp phải những nguy cơ cao nhất về mắc
bệnh ung thư. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu của các căn bệnh
viêm phế quản, bệnh khí thũng phế mãn [3], [27].
7
Theo kết quả nghiên cứu của Hội Ung thư qua theo dõi hơn một triệu
người tại Mỹ cho thấy những người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong do mắc
bệnh ung thư phổi ở tuổi trung niên gấp 20 lần so với người không hút thuốc, và
gấp ba lần nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, gồm cả suy tim, đột quỵ và các
bệnh khác về động mạch, tĩnh mạch [30].
Ở Việt Nam, thuốc lá là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm như
ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh về hệ hô hấp.
Theo số liệu điều tra năm 1997, ở Việt Nam tỷ lệ nam giới hút thuốc là 50%, nữ
giới là 3,4%; ước tính 10% dân số hiện nay (khoảng trên 7 triệu người) sẽ chết
sớm do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó 3,7 triệu người sẽ chết ở độ
tuổi trung niên. Theo dự báo của WHO, đến năm 2020, số người chết vì thuốc lá
sẽ nhiều hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đường bộ.
Ngoài những tác hại đối với sức khỏe, hút thuốc lá còn gây ra những tổn
thất lớn về kinh tế của từng gia đình và toàn xã hội. Ở Việt Nam, ước tính phần
đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 1/3
số tiền (khoảng 6.000 tỷ đồng) mà người dân dùng để hút thuốc lá [10].
Hút thuốc lá lâu ngày còn gây viêm mũi - viêm họng mạn tính, viêm
thanh quản mạn tính. Đặc biệt, nếu hút thuốc từ khi còn nhỏ tuổi sẽ làm tăng
nguy cơ bị các chứng ho, đờm, thở khò khè, khạc đờm, thở không sâu, giảm
chức năng phổi và giảm phát triển thế chất, tăng nguy cơ hen xuyễn,… Theo
một nghiên cứu mới đây, tỷ lệ tử vong vì bệnh hen ở người đang hoặc từng hút
thuốc cao gấp đôi so với người không hút thuốc [18].
Hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh lý tim mạch
và đột tử. Theo WHO, 35% trong tổng số người chết vì các bệnh tim mạch đều
có liên quan đến hút thuốc lá. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học
Mỹ báo cáo tỷ lệ chết do xơ cứng động mạch vành ở người hút thuốc lá so với
người không hút thuốc lá là 1,61. Nghiên cứu ở Anbani và Birmingham cho
thấy nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người hút thuốc lá cao gấp 2,5 lần so với người
không hút thuốc lá. Nói chung, người hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh về tim
8
cao hơn người không hút từ 2 đến 4 lần và số người chết vì bệnh này cao hơn
70% so với người không hút thuốc lá [22].
Ngoài ra việc hút thuốc lá là nguy cơ gây ra các bệnh liên quan đến tâm
thần kinh như rối loạn giấc ngủ [29], bệnh tâm thần; là yếu tố chủ yếu gây nên
các bệnh nha chu, các bệnh răng miệng và chúng cũng được coi như là một
trong những bệnh hệ thống trong cùng một cách bệnh như bệnh tim hoặc bệnh
phổi [32], [34].
1.2.2. Tác hại của hút thuốc lá thụ động
Hút thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người
hút mà còn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của những người xung quanh. Vì khói
thuốc thụ động là khói từ những sản phẩm thuốc lá đang chảy, toả ra từ người
đang hút làm cho những người xung quanh phải HTLTĐ [24]. Ngành công nghiệp
thuốc lá cũng gọi đây là khói thuốc lá môi trường. Khi khói thuốc lá lan toả
trong không khí, đặc biệt là ở những nơi đông người, kín, khói thuốc sẽ được
nhiều người hít vào, như vậy cả những người hút thuốc và không hút thuốc
đều phơi nhiễm với tác hại của khói thuốc. Do khói thuốc hấp thụ bởi những
người không chủ động hút thuốc, nó thường được nhắc đến như hút thuốc
không chủ động hoặc HTLTĐ. HTLTĐ cũng được coi là nguyên nhân làm tăng
thêm bệnh tật, tử vong và đặc biệt làm tăng thêm đáng kể các chi phí cho cả
người không hút thuốc lá và cho cả xã hội. Nghiên cứu của Takeshi Hirayama
chỉ ra: Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở người không hút thuốc lập gia đình với người
nghiện thuốc nặng cao hơn 24% so với gia đình không có người hút thuốc. Theo
cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, HTLTĐ là nguyên nhân của 3.000 trường hợp
tử vong do ung thư phổi mỗi năm. Ngoài ra rất nhiều các tác giả đã chứng minh
rằng thuốc lá là nguy cơ cao gây bệnh ung thư các loại [12], [26], [39], [42].
Các nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cho thấy tình trạng tiếp xúc bị động
với khói thuốc cũng là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt. Nghiên cứu ở hai
phường nội thành Hà Nội cho thấy, tỷ lệ những người hút thuốc có thói quen hút
thuốc lá tại nhà là 90%, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc là 50%. Tỷ lệ tiếp
9
xúc với khói thuốc của bà mẹ và trẻ em là 56%. Hàm lượng Nicotin trong nhà
khá cao: Trung bình 0,687%/m3. Theo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001 2002 cho thấy có 63% các hộ gia đình có người hút thuốc lá và có tới 71% trẻ
em dưới 5 tuổi sống trong các hộ gia đình có người hút thuốc [13], [18].
1.3. Các quy định hạn chế hút thuốc lá
1.3.1. Công ước khung về kiểm soát thuốc lá
Để giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh liên quan đến sử dụng các sản
phẩm thuốc lá, WHO đã khởi xướng xây dụng Công ước khung về kiểm soát
thuốc lá. Công ước khung được 192 thành viên WHO thông qua ngày
21/5/2003. Ngày 27/2/2005, Công ước khung về kiểm soát thuốc là chính thức
có hiệu lực và trở thành Luật Quốc tế. Đây là hiệp ước Quốc tế đầu tiên trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, quy định một khuôn khổ toàn diện về
những nỗ lực kiểm soát thuốc lá trên toàn Thế giới. Công ước bao hàm tất cả
các khía cạnh của việc kiểm soát thuốc lá gồm có: Quảng cáo thuốc lá, nhãn
cảnh báo về sức khỏe, các vấn đề giá cả và thuế, buôn bán trái phép (buôn lậu)
và các chương trình cai thuốc lá. Với nội dung gồm 11 chương, 38 điều. Công ước
Khung được coi là chuẩn cơ bản để các quốc gia làm căn cứ phát triển và thực thi
các chính sách kiếm soát thuốc lá. Mục tiêu của Công ước: Nhằm bảo vệ các
thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội,
môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc [6].
Tính đến ngày 30/7/2009, đã có 168 quốc gia ký Công ước, trong đó có
166 quốc gia đã phê chuẩn Công ước khung. Việt Nam là nước thứ 47 trên
Thế giới phê chuẩn Công ước Khung và có hiệu lực tại nước ta từ ngày 17/03/2005
[6], [7].
1.3.2. Quy định của Việt Nam về phòng chống tác hại của thuốc lá
Từ năm 1989, Việt Nam đã có phong trào tuyên truyền vận động
PCTHTL, Ban PCTHTL đã được thành lập, bước đầu hoạt động có hiệu quả, đã
có tác dụng làm giảm số người hút thuốc lá.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tác hại và kiểm
10
soát thuốc lá đã từng bước được xây dựng tạo nên một khung pháp lý chung để
điều chỉnh hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá, cũng như hướng đến công
tác PCTHTL tại Việt Nam.
Với những tác hại của thuốc là rất lớn về sức khỏe cũng như kinh tế và
sự cam kết của Chính phủ về PCTHTL, các chính sách của Nhà nước Việt Nam
ra đời nhằm làm giảm việc cung cấp các sản phẩm thuốc lá trên toàn lãnh thổ.
Ngày 14/8/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số
12/2000/NQ-CP của Chính phủ về “Chính sách quốc gia về PCTHTL giai đoạn
2001-2010” [10]. Chính sách Quốc gia về PCTHTL đề cập đến cả phương diện
giảm cung và phương diện giảm cầu thuốc lá. Theo tinh thần Nghị quyết số
12/2000/NQ-CP thì công tác PCTHTL mang tính liên ngành và đang dần dần
được xã hội hóa. Hiện nay, đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định
riêng về phòng và chống tác hại thuốc lá [5], [10].
Việc ký kết Công ước khung, về kiểm soát thuốc lá và ban hành Chính sách
quốc gia PCTHTL, là biểu thị cam kết cũng như quyết tâm của Chính phủ Việt Nam
trong việc PCTHTL, làm giảm các ảnh hưởng có hại cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, để thực thi Công ước khung và huy động sự tham gia liên ngành,
Việt Nam cần có khung pháp luật về kiểm soát thuốc lá có hiệu lực pháp lý cao
và tiến tới xây dựng Luật kiểm soát thuốc lá. Ngoài các văn bản trên, để tăng
cường công tác PCTHTL, Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản như:
Chỉ thị số 13/1999/CT-TTg ngày 22/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
chấn chỉnh sắp xếp sản xuất kinh doanh ngành nghề thuốc lá [4].
Chỉ thị số 08/2001/CT-BYT ngày 03/8/2001 của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh
hoạt động PCTHTL trong Ngành Y tế [2].
Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ngày 10/5/2007 của Chính phủ về tăng cường
hoạt động PCTHTL [6].
Nghị định số 45/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế. Trong đó quy định các hình thức xử phạt hành vi vi phạm
quy định về PCTHTL.
11
Thông tư số 19/2005/TT-VHTT ngày 12/5/2005 hướng dẫn thực hiện
Pháp lệnh quảng cáo và Nghị quyết 12/2000/NQ-CP về cấm quảng cáo các
sản phẩm thuốc lá.
Thông tư của Bộ Thương mại số 30/1999/TT-BTM ngày 9/9/1999 về
hướng dẫn kinh doanh mặt hàng thuốc lá điếu sản xuất trong nước.
Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về hoạt động
sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
Ngày 21/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định l315/QĐ
-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát
thuốc lá. Theo đó, sẽ nghiêm cấm hút thuốc lá từ 01/01/2010 ở lớp học, nhà trẻ,
các cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, các khu vực
sản xuất và nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các
phương tiện giao thông công cộng [7].
Hiện nay, các chính sách đang tập trung vào vấn đề giảm tỷ lệ tiếp xúc
thụ động với khói thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe cho những người không
hút thuốc, phụ nữ và trẻ em; vận động cho việc ban hành Luật PCTHTL. Bên
cạnh đó, một số biện pháp khác đang được sử dụng bao gồm: Tuyên truyền về
tác hại của thuốc lá trong trường học và nơi công cộng, tăng hiểu biết của cơ sở
y tế để hỗ trợ người muốn bỏ thuốc và tăng thuế để tạo ra một rào cản kinh tế
tài chính để khuyến khích người không hút hoặc bỏ thuốc.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định để kiểm soát thuốc lá
nhằm giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ nhân dân như: Cấm nhập khẩu
thuốc lá (1990); cấm hút thuốc ở các nơi công cộng, nhà trẻ, bệnh viện (1991);
cấm quảng cáo thuốc lá trên phương tiện thông đại chúng (1994). Năm 2000
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành Nghị quyết 12 “Chính sách quốc
gia về PCTHTL” cho giai đoạn 2000 - 2010 với mục tiêu chung là giảm nhu cầu
sử dụng, tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá nhằm
giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Ngày 3 tháng 9
năm 2003 Việt Nam đã ký vào Công ước khung của WHO về “Kiểm soát
12
thuốc lá” trong khuôn khổ cam kết cấp quốc gia về các biện pháp kiểm soát và
bảo vệ thế hệ tương lai không bị tàn phá về sức khỏe, môi trường và kinh tế do
thuốc lá [2], [4], [5]. Quốc hội đã ban hành Luật PCTHTL số 09/2012/QH13
(Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ hợp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012) và chính thức có hiệu lực
từ ngày 01/5/2013 [20].
1.4. Tình hình thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các
nhà hàng trên Thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Tình hình thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các
nhà hàng trên Thế giới
Một nghiên cứu tiến hành tại Mỹ từ năm 1986 đến 1993 trên 15 Thành phố
nơi thực hiện pháp lệnh nhà hàng không khói thuốc và 15 Thành phố là địa bàn
không áp dụng pháp lệnh này cho thấy, pháp lệnh nhà hàng không khói thuốc
không hề gây ảnh hưởng xấu đến doanh số bán hàng của các nhà hàng [48].
Nghiên cứu tiếp đó của đồng tác giả tiến hành năm 1997 cũng cho kết quả
tương tự [35].
Nghiên cứu của Cowling DW và Bond P sử dụng dữ liệu thuế từ năm
1990 đến năm 2002 tại California phân tích sự ảnh hưởng của quy định không
khói thuốc đến nguồn thu của các nhà hàng tại bang này. Kết quả cho thấy:
Quy định không hút thuốc lá trong nhà hàng ban hành năm 1995 không những
không ảnh hưởng đến doanh thu của các nhà hàng mà còn ngược lại, chỉ ra sự
liên quan có ý nghĩa thống kê với sự gia tăng doanh thu nhà hàng [38].
Trong Tạp chí Quản lý Y tế Công cộng và Thực hành, nhiều bài viết về
tác động của thực thi Luật PCTHTL trong nhà hàng đã được kiểm chứng tại
Thành phố New York và bang Massachusetts. Năm 1999, Bartosch and Pope
tiến hành nghiên cứu cho kết quả rằng, nhà hàng thực thi tốt Luật PCTHTL có
rất ít hoặc không có tác động tới kinh tế của đơn vị [48].
Năm 2010, dữ liệu từ 10 thành phố Minnesota cũng cho thấy rằng, thực hiện
Luật PCTHTL tại địa phương không hề có tác động tiêu cực đến doanh thu của
13
các quán bar và nhà hàng, thậm chí còn có tác động tích cực. Trong nghiên cứu
này, những quán bar và nhà hàng áp dụng một phần hoặc toàn diện Luật đã có
doanh thu cao hơn so với những quán bar hay nhà hàng không áp dụng [28].
Ngày 01 tháng 08 năm 2013 - ATLANTA - Một nghiên cứu của RTI
International tiến hành trong 09 bang Alabama, Indiana, Kentucky, Mississippi,
Missouri, Bắc Carolina, Nam Carolina, Texas và Tây Virginia của tác giả Brett
Loomis cho kết luận rằng quy định không khói thuốc trên toàn tiểu bang sẽ
không có tác động tiêu cực đến kinh tế, việc làm và thu nhập của nhà hàng, việc
thực hiện Luật PCTHTL được xác định có mối liên quan với 01% gia tăng việc
làm trong các nhà hàng ở các Thành phố thực thi quy định này so sánh với các
Thành phố không thực hiện Luật PCTHTL tại Tây Virginia. Hơn thế, nghiên cứu
đã chỉ ra rằng chính sách cấm hút thuốc lá tại nhà hàng có một số lợi ích sức khỏe
rõ ràng: Làm giảm sự tiếp xúc của người không hút thuốc với khói thuốc lá,
khuyến khích người hút thuốc bỏ thuốc lá, cải thiện sức khỏe của nhân viên
nhà hàng và làm giảm cơn đau tim phải nhập viện trong dân số nói chung.
Tuy nhiên, chủ một số nhà hàng lo ngại rằng các chính sách có thể ảnh hưởng
tiêu cực (giảm doanh thu hoặc mất khách...) tại các nhà hàng và quán bar
kinh doanh,những lo ngại đó có thể đặt ra một rào cản đối với việc giới thiệu
rộng hơn về môi trường không khói thuốc [35].
Tại Bắc Carolina, trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu xung quanh
việc áp dụng quy định của Luật PCTHTL trong nhà hàng và quán bar. Kết quả
một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Phòng ngừa bệnh mãn tính cho thấy, tại
Bắc Carolina không có sự tác động nào từ quy định của Luật PCTHTL ở nhà hàng
và quán bar lên việc kinh doanh, doanh thu của những nhà hàng hay quán bar
trong khu vực này [44]. Năm 2011, nghiên cứu của Chenoweth and Associates.
Inc về chi phí hiệu quả của quy định của Luật PCTHTL trong nhà hàng, quán
bar tại Bắc Carolina chỉ ra rằng, quy định không khói thuốc trong nhà hàng,
quán bar tại đây giúp tiết kiệm gần 4,7 triệu USD cho chi phí chăm sóc điều trị
và chi trả nhân công cho y tế mỗi năm [50].
14
Tại Mỹ, California là bang có các quy định liên quan đến PCTHTL khắt
khe nhất, đây là bang đầu tiên thực hiện Luật nhà hàng không khói thuốc (năm
1995) và quán bar không khói thuốc (năm 1998) [25]. Ở Bắc Carolina, kể từ
tháng 01 năm 2010, gần như tất cả nhà hàng và quán bar đã thực hiện nghiêm túc
quy định [23]. Tại New York, năm 2003, Luật PCTHTL đã gây ra một cuộc
tranh luận mạnh ở Mỹ [49]. Một số chủ quán bar nói quyền lợi của họ bị
xâm phạm, trong khi người không hút thuốc nói họ được hưởng môi trường
không khói thuốc. Trong những năm gần đây, làn sóng thúc đẩy triển khai quy
định không khói thuốc trong các nhà hàng và quán bar đã lan rộng tới nhiều
bang trên toàn nước Mỹ. Tính đến năm 2014, khoảng 65% dân số Mỹ (gần 200
triệu người) được sống trong khu vực áp dụng mạnh mẽ quy định không thuốc lá
tại nhà hàng và quán bar [36].
Estonia gia nhập các quốc gia Châu Âu cấm hút thuốc lá trong các nhà hàng
và quán bar từ tháng 06 năm 2007. Những người vi phạm quy định cấm hút
thuốc lá trong nhà hàng tại nước này sẽ phải chịu phạt 80 Euro, trong khi chủ
sở hữu của các nhà hàng và quán cafe có khách vi phạm sẽ bị phạt lên đến 2.000
Euro [51].
Nhiều quốc gia khác cũng đã áp dụng quy định “Nhà hàng không khói
thuốc” như nước Pháp (năm 2008), Cộng hòa Ireland (năm 2004, phạt 3.000
euro nếu bất kỳ ai hút tại nơi cấm), Ba Lan (tháng 10 năm 2010), Tây Ban Nha
(tháng 01 năm 2011) [41].
1.4.2. Tình hình thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các
nhà hàng tại Việt Nam
Theo khảo sát của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thành phố
Hồ Chí Minh: Khoảng 40% trong số 219 khách sạn, nhà hàng tại Thành phố
Hồ Chí Minh cho phép hút thuốc tự do, hơn 30% cấm hoàn toàn và hơn 20% có
nơi dành riêng cho người hút thuốc [21].
Với sự hỗ trợ của Liên minh phòng ngừa và kiểm soát thuốc lá Châu Á
(SEATCA), Hội Y tế công cộng cùng tổ chức Health Bridge Canada năm 2009
15
đã thực hiện một nghiên cứu về thực trạng triển khai chính sách không hút thuốc
trong nhà hàng tại Hà Nội. Nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình triển khai
nhà hàng không khói thuốc tại Hà Nội; tìm hiểu quan điểm và thái độ của chủ
cửa hàng, nhân viên các nhà hàng tại Hà Nội về chính sách quy định của Luật
PCTHTL trong nhà hàng, những khó khăn thuận lợi trong việc thực thi Luật
PCTHTL trong nhà hàng. Nghiên cứu trên 200 đối tượng khách hàng ngẫu nhiên
tại 20 nhà hàng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2009 cho thấy, 71%
khách hàng cảm thấy khó chịu khi ngửi mùi khói thuốc khi dùng bữa, 91%
khách hàng ủng hộ mô hình nhà hàng không khói thuốc [16].
Về quan điểm của khách hàng, có 89,4% người không hút thuốc cho biết
họ cảm thấy không thoải mái khi ăn nếu hít phải khói thuốc hay nhìn thấy người
hút thuốc trong nhà hàng; 10,6% cảm thấy việc hút thuốc và ngửi thấy mùi khói
thuốc là không bình thường; tỉ lệ khách hàng từng yêu cầu được ngồi ở những
nơi không khói thuốc trong nhà hàng là 40% và có khoảng 80,2 % trong số đó đã
được đáp ứng. Có 93% khách hàng (cả những người hút thuốc và không hút
thuốc) cho rằng nhà hàng nên sắp xếp riêng khu vực dành cho người hút thuốc
hoặc có sự ngăn cách giữa khu vực hút thuốc và khu vực không hút [16].
Về sự ủng hộ và cam kết thực thi Luật PCTHTL của quản lý nhà hàng và
nhân viên phục vụ, phần lớn đều cho rằng hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc
có hại cho sức khỏe, môi trường và thể hiện mong muốn được làm việc trong
một môi trường không khói thuốc lá; e ngại những ảnh hưởng tiêu cực đến
tình hình kinh doanh và sự hài lòng của khách hàng. Tại những nhà hàng có
khu vực dành riêng cho người hút thuốc, quản lý và chủ nhà hàng đánh giá rằng
không có sự ảnh hưởng tiêu cực nào đến lợi nhuận cũng như sự hài lòng của
khách hàng, đồng thời, nhận thấy bản thân họ và các nhân viên phục vụ còn
thiếu kỹ năng thuyết phục khách hàng trong việc hút thuốc đúng khu vực đã
được quy định dành riêng cho người hút thuốc. Một số nhân viên, quản lý cho biết
đã nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng không thể kiểm soát được khách hàng. Chủ nhà hàng,
quản lý, nhân viên cũng đều nhận thấy sự hữu ích và thể hiện cam kết ủng hộ,