Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ung thư sacoma mỡ, cách điều trị và chăm sóc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.06 KB, 6 trang )



Ung thư sacoma mỡ,
cách điều trị và chăm sóc

Bố tôi bị một khối u ở đùi phải. Kết quả khám và xét
nghiệm ở bệnh viện là u ác tính và có tế bào của ung thư
sarcoma mỡ.
Bố tôi đã hoàn thành ca mổ và đang phục hồi sức khỏe.
Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên về cách điều trị và chế độ ăn
uống cho bố tôi. Liệu ung thư đó có chữa được không? Xin
chân thành cám ơn!
(Minh Đức)

Bệnh nhân ung thư thường có cảm giác buồn nôn có thể
ngậm một viên thuốc có vị bạc hà hoặc một viên đường
nhỏ. Ảnh:etsystatic
Chào bạn, trước hết xin chia sẻ một phần lo lắng với gia đình
bạn.
Ung thư sarcoma mỡ thì bệnh nhân vẫn có thể hy vọng chữa
khỏi nếu được chẩn đoán và phát hiện ở giai đoạn sớm.
Trong điều trị căn bệnh này, bố bạn được chỉ định phẫu thuật
là rất quan trọng vì qua đó các bác sĩ sẽ loại bỏ các mô mỡ
ung thư. Thông thường, kết hợp sau phẫu thuật bác sĩ sẽ chỉ
định cho bố bạn thử tế bào học để có liệu trình điều trị hóa trị
thích hợp. Bạn cần lưu ý là xạ trị và hóa trị chỉ bổ trợ trong
việc điều trị căn bệnh này.
Về chế độ dinh dưỡng, bản thân bệnh ung thư và các phương
pháp điều trị ung thư thường có những ảnh hưởng không tốt
đến dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư. Ví dụ như biếng ăn,
thay đổi khẩu vị, khô miệng, buồn nôn, tiêu chảy Do đó,


suy dinh dưỡng là tình trạng thường gặp nhất ở các bệnh
nhân ung thư.
Chế độ ăn uống đúng đắn trước, trong và sau khi điều trị có
thể giúp bệnh nhân được tăng cường dinh dưỡng, hạn chế
những ảnh hưởng không mong muốn do căn bệnh ung thư
hay do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư
gây ra, góp phần quan trọng trong việc điều trị căn bệnh.
Dưới đây là một số lời khuyên căn bản bạn có thể tham khảo:
- Ăn ít, ăn từng chút và chia thành nhiều bữa (5-6 lần), ăn
chậm và nhai thật kỹ.
- Tránh ăn quá ngọt, quá béo, tránh những món chiên xào.
- Nên lựa những thức ăn dễ tiêu, thức ăn ở nhiệt độ hơi lạnh
sẽ dễ tiêu hóa so với thức ăn quá nóng.
- Không nên nằm ngay sau khi ăn ít nhất 2 giờ, và nếu nôn
xảy ra vào buổi sáng thì nên cố gắng ăn thức ăn khô (đối với
hóa trị). Bệnh nhân có triệu chứng đau họng thì không cần cố
gắng. Khác với xạ trị, bệnh nhân nên sử dụng những thức ăn
dạng lỏng.
- Trước khi hóa trị/ xạ trị vài giờ thì chỉ nên ăn nhẹ.
- Uống nước cách bữa ăn ít nhất là 1 giờ, uống ít, từng chút
một, không có đường nhưng có thể dùng nước ép trái cây.
Không nên vừa ăn vừa uống.
- Nếu bệnh nhân thường xuyên có cảm giác buồn nôn, có thể
ngậm một viên thuốc có vị bạc hà hoặc một viên đường nhỏ.

×