Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở người già doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.51 KB, 6 trang )






Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở người già

Suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người già.
Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp người già thoát khỏi
tình trạng này.
Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở người già:
Người cao tuổi bị suy dinh dưỡng thường đờ đẫn, lơ là với mọi người, với sự việc
xảy ra xung quanh hoặc đôi khi lại gắt gỏng, khó tính; Da khô, xanh lợt, dễ bầm,
vết thương lâu lành; Tóc khô giòn, rụng nhiều; Móng tay khô, nứt; Ăn không ngon
miệng, giảm cảm giác với mùi vị thực phẩm; miệng khô, lưỡi và môi lở; nhai nuốt
khó khăn, hay buồn nôn; Đại tiện bón, lỏng bất thường; Nhịp tim nhanh; hơi thở
khó khăn; Cơ thể mỗi ngày một gầy đi, sức khỏe suy giảm. Các bệnh đang có trầm
trọng thêm lên, di chuyển khó khăn, dễ ngã, dễ bị tai nạn,…

Chế độ ăn tốt cho người già:
Ăn nhiều cá
Nếu ăn cá thường xuyên, ít nhất 2 lần trong tuần, giúp người cao tuổi có khả năng
chống lại nhiều nguy cơ gây bệnh từ hen phế quản đến ung thư tiền liệt tuyến. Cá
giàu chất đạm, ít acid béo không tốt, nhiều acid béo tốt có tác dụng chống bệnh tim
mạch và ung thư.

Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ tuy không cung cấp năng lượng cho người cao tuổi nhưng lại có vai trò
không thể thiếu trong việc chống táo bón, giảm cholesterol máu làm tránh xơ vữa
động mạch, đái tháo đường, béo phì… Việc tiêu thụ những thức ăn giàu chất xơ đã
làm giảm nguy cơ ung thư ruột.


Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng. Lượng chất xơ trong rau khoảng
0,3-3,5% tùy loại. Thực phẩm này đặc biệt cần thiết cho người cao tuổi. Trong rau,
chất xenlulô liên kết với các chất pectin tạo thành một phức hợp kích thích mạnh
nhu động ruột và sự tiết dịch ruột. Khuyến cáo chung của các chuyên gia dinh
dưỡng là nên ăn khoảng 20-35g chất xơ/ngày, tức tiêu thụ tối thiểu 300g rau/ngày
và ăn ít nhất 100g quả chín/ngày.
Giảm chất đường, chất bột
Ở người cao tuổi, sự dung nạp các chất đường, bột giảm nhiều. Nhu cầu về năng
lượng giảm 30% so với tuổi 20. Vì vậy, người cao tuổi nên ăn các thức ăn chứa
tinh bột giàu chất xơ như bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ chứa ít năng
lượng (khoai lang), không đắt tiền, luôn sẵn có và là nguồn vitamin, khoáng chất
và protein quý. Ngược lại, người cao tuổi nên hạn chế và gần như không nên ăn
các loại đường mía, mật, bánh kẹo, nước ngọt, nước tăng lực.
Ăn thức ăn càng đa dạng càng tốt
Thức ăn hàng ngày của người cao tuổi càng đa dạng càng tốt, khoảng trên 20 loại
thực phẩm. Một chế độ dinh dưỡng tốt là mỗi bữa ăn phải cung cấp đầy đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn đầy đủ, đa dạng chủ yếu dựa vào các thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Tính đa dạng của khẩu phần ăn là lời khuyên được chấp nhận rộng rãi khắp thế
giới. Các nước đều khuyến nghị người cao tuổi mỗi tuần nên sử dụng trên 30 loại
và mỗi ngày trên 12 loại thực phẩm khác nhau.
Ăn nhiều các loại rau tươi

Gần đây, một nghiên cứu của Anh trên 257.000 người châu Âu cho thấy, nếu mỗi
ngày ăn 5 đĩa rau quả tươi hoặc nhiều hơn nữa (mỗi đĩa có 77g rau xanh hay 80g
quả tươi), có thể làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não ở người cao tuổi đến
25%. Ăn rau tươi sẽ bổ sung các vitamin, muối khoáng cần thiết mà cơ thể người
cao tuổi không thể tự tổng hợp được.


×