Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG THỪA THIÊN HUẾ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.94 KB, 10 trang )



387

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
INTERNET CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG THỪA THIÊN HUẾ
Phan Thị Kim Tuyến
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Tóm tắt. Dịch vụ Internet ngày càng phổ biến và có những bước phát triển nhanh
chóng ở Thừa Thiên Huế. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch
vụ Internet có ảnh hưởng quan trọng đến việc đề ra các chính sách nâng cao chất
lượng dịch vụ của các công ty viễn thông. Thông qua việc điều tra 215 khách hàng
có sử dụng dịch vụ Internet của Công ty Viễn thông Thừa Thiên Huế, kết quả
nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố quan trọng liên quan đến chất lượng dịch vụ
Internet: sự đảm bảo về chất lượng mạng; sự phản hồi những yêu cầu của khách
hàng; mức độ tin cậy trong sử dụng dịch vụ; mức độ cảm thông khi sử dụng dịch
vụ và nhân tố hữu hình. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, kết quả
nghiên cứu cho thấy nhân tố đảm bảo các cam kết trong cung cấp và phản hồi
những yêu cầu của khách hàng có ảnh hưởng lớn nhất đến đánh giá của khách hàng
về chất lượng dịch vụ Internet.

1. Đặt vấn đề
Dịch vụ Internet đang có những bước phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam với tốc độ
phát triển số lượng thuê bao hơn 20%/năm. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, dịch vụ Internet
đang ngày càng thu hút nhiều người sử dụng và dự báo trong thời gian tới thị trường dịch
vụ Internet sẽ cạnh tranh quyết liệt với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp như FPT,
Viettel. Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng cạnh tranh và duy trì sự


tăng trưởng bền vững là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại nhiều
tiện ích cho người sử dụng. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố chủ chốt
ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet của Công ty Viễn thông Thừa Thiên Huế và đề
xuât một số giải pháp cơ bản để công ty có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, số liệu thứ cấp được điều tra thông qua các báo cáo về
tình hình hoạt động của Công ty Viễn thông Thừa Thiên Huế, các báo cáo chuyên đề và
các nghiên cứu trong và ngoài nước. Số liệu sơ cấp được điều tra thông qua phỏng vấn
trực tiếp 215 khách hàng đã sử dụng dịch vụ Internet của Công ty Viễn thông Thừa
Thiên Huế. Bảng câu hỏi là công cụ cơ bản để thu thập thông tin về cảm nhận của khách
hàng đối với dịch vụ Internet mà họ sử dụng. Ngoài phần thông tin cá nhân và đặc điểm


388

khách hàng, bảng câu hỏi được thiết kế gồm 25 câu hỏi phản ánh thuộc tính cấu thành
đặc trưng của chất lượng dịch vụ Internet. Khách hàng sẽ cho biết cảm nhận của mình
về các thuộc tính của chất lượng dịch vụ Internet được thể hiện trên thang điểm Li-kert
từ 1 - 5 điểm.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn và tóm tắt
các dữ liệu. Sau khi đã rút trích được các nhân tố từ kết quả phân tích nhân tố, điểm số
của các nhân tố sẽ được tính cho từng quan sát để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình
hồi quy tuyến tính bội. Trong nghiên cứu này, mô hình hồi quy tuyến tính bội sẽ được
xây dựng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập (các yếu tố chất lượng
dịch vụ Internet) đến biến phụ thuộc (cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ
Internet).
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Quá trình điều tra được thực hiện trong năm 2011. Tổng số khách hàng có sử
dụng dịch vụ Internet của Viễn thông Thừa Thiên Huế được điều tra là 215 khách hàng.

Sau khi nhập vào phần mềm SPSS và xử lý sơ bộ, có 198 phiếu hợp lệ được đưa vào
phân tích.
- Về độ tuổi: Kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi của người được phỏng vấn chủ
yếu là sinh viên (dưới 25 tuổi chiếm 32,3%). Đây cũng là nhóm khách hàng có nhu cầu
cao và nhiều kinh nghiệm khi sử dụng Internet. Ngoài ra, nhóm khách hàng có độ tuổi
từ 25 – 35 chiếm khá cao (26,3%). Vì vậy, mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đại diện cho
đối tượng nghiên cứu.
- Về giới tính: Trong tổng số 198 khách hàng được phỏng vấn, tỷ lệ khách hàng
nam được phỏng vấn chiếm 53,5% và nữ là 46,7%.
3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Thang đo các yếu tố chất lượng dịch vụ Internet bao gồm 5 thành phần chính. Sự
đảm bảo về chất lượng mạng (DB) được đo lường bằng 7 biến quan sát; sự cảm thông
(CT) được đo lường bằng 4 biến quan sát; mức độ tin cậy của khách hàng đối với dịch
vụ Internet (TC) được đo lường bằng 4 biến quan sát; sự phản hồi của Công ty Viễn
thông (VNPT) Thừa Thiên Huế đối với các yêu cầu của khách hàng (PH) được đo lường
bằng 5 biến quan sát và các yếu tố hữu hình (HH) được đo lường bằng 5 biến quan sát.
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha được tính toán cho mỗi
khái niệm nghiên cứu.


389

Bảng 1. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các khái niệm nghiên cứu
Biến
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo
nếu loại biến

Tương quan
tổng biến
Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại
biến
1. TIN CẬY: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,822
TC1 9,94 7,517 0,714 0,743
TC2 9,64 9,119 0,548 0,818
TC3 10,03 7,943 0,684 0,758
TC4 9,73 8,463 0,644 0,778
2. PHẢN HỒI: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,766
PH1 12,40 11,896 0,658 0,680
PH2 12,44 12,339 0,641 0,689
PH3 12,47 11,591 0,643 0,684
PH4 12,39 13,763 0,519 0,732
PH5 12,29 13,640 0,296 0,819
3. ĐẢM BẢO: Hệ số Cronbach’s Alpha =0,850
DB1 21,28 21,808 0,568 0,837
DB2 20,59 21,979 0,628 0,827
DB3 20,94 21,850 0,638 0,826
DB4 20,83 21,859 0,652 0,824
DB5 21,06 20,585 0,691 0,817
DB6 20,52 24,322 0,498 0,845
DB7 21,26 20,966 0,612 0,830
4. CẢM THÔNG: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,839
CT1 11,20 5,854 0,757 0,756
CT2 11,10 6,304 0,711 0,779
CT3 11,16 6,610 0,677 0,795
CT4 11,35 6,553 0,556 0,849
5. HỮU HÌNH: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,855

HH1 14,06 13,180 0,518 0,865
HH2 14,13 12,141 0,646 0,832
HH3 14,23 12,585 0,652 0,830
HH4 14,05 12,135 0,780 0,798
HH5 14,07 12,102 0,779 0,798
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)


390

Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha theo từng khái niệm nghiên cứu cho
thấy, ngoại trừ yếu tố phản hồi có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,766, hệ số Cronbach’s
Alpha của tất cả các khái niệm nghiên cứu đều lớn hơn 0,8. Theo nhiều nghiên cứu
thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên là thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến
gần 0,8 là sử dụng được. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha loại biến đều có giá trị > 0,6.
Vì vậy có thể kết luận rằng: thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và
đáng tin cậy.
Bảng 2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo cảm nhận về chất lượng dịch vụ Internet
Biến
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
tổng biến
Hệ số
Cronbach’s
Alpha nếu loại

biến
Chất lượng dịch vụ: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,788
CL1 6,12 4,753 0,689 0,654
CL2 6,28 4,295 0,611 0,738
CL3 6,10 4,869 0,595 0,746
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS).
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo cảm nhận chất lượng dịch vụ Internet
cũng cho thấy rằng hệ số Cronbach’s Alpha của biến này bằng 0,788 > 0,7 và hệ số
Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều lớn hơn 0,6. Điều này cho thấy, thang đo chất lượng
dịch vụ Internet cũng đảm bảo độ tin cậy cho việc nghiên cứu.
Tóm lại, kết quả kiểm định thang đo đối với các biến sử dụng trong nghiên cứu
này là đáng tin cậy và có thể được sử dụng để tiến hành phân tích nhân tố và các bước
nghiên cứu tiếp theo.
3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên
cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của
nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Kết quả
phân tích nhân tố đối với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet cho
thấy, trị số KMO = 0,693 thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0,5 nên việc phân tích nhân tố là
thích hợp với dữ liệu của mẫu.
Ngoài ra, giá trị kiểm định Bartlett test với giả thuyết là (H
0
) là “các biến không
tương quan với nhau” bằng 2811,08 với mức ý nghĩa thống kê dưới 1% kết quả đó đã
bác bỏ giả thuyết trên đồng nghĩa với việc các biến có tương quan với nhau và việc áp
dụng phân tích nhân tố là thích hợp.


391


Bảng 3. Ma trận xoay nhân tố
Nhân tố
Biến
1 2 3 4 5
DB2 0,776
DB4 0,759
DB3 0,728
DB5 0,713
DB6 0,520
DB7 0,509
CT1 0,836
CT2 0,810
CT3 0,792
CT4 0,568
TC1 0,808
TC3 0,708
TC2 0,688
TC4 0,658
PH1 0,813
PH3 0,739
PH2 0,722
PH4 0,633
PH5 0,515
HH4 0,808
HH5 0,801
HH2 0,716
HH3 0,683
Phương sai tổng hợp 3,476 2,907 2,901 2,808 2,786
Phương sai rút trích 64,686 %


(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS).
Bảng 3 thể hiện kết quả phân tích nhân tố đối với các biến thuộc chất lượng dịch


392

vụ Internet. Kết quả phân tích cho ra 5 nhân tố với phương sai tổng hợp (Eigenvalue)
thỏa mãn điều kiện lớn hơn 1. Đồng thời hệ số tải nhân tố (Factor loadings) được tính
cho mỗi biến cũng thỏa mãn yêu cầu lớn 0,5. Do đó các nhân tố mới này sẽ được sử
dụng để tính toán các biến mới cho việc phân tích hồi qui.
Nhân tố thứ nhất: ĐẢM BẢO (DB) với giá trị Eigenvalue bằng 3,476 >1. Nhân
tố này bao gồm những vấn đề liên quan đến cảm nhận của người sử dụng về những cam
kết của VNPT Thừa Thiên Huế đối với dịch vụ Internet cung cấp như tốc độ đường
truyền đúng như cam kết; các chương trình khuyến mãi được thực hiện như đã công bố;
nhân viên của công ty có kỹ năng về chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng.
Nhân tố thứ hai: CẢM THÔNG (CT). Nhân tố này bao gồm các biến liên quan
đến cảm nhận của người sử dụng Internet về sự cảm thông của công ty trong quá trình
sử dụng dịch vụ như: thời gian giải quyết các yêu cầu của khách hàng phù hợp với
mong đợi của họ; nhân viên luôn niềm nở khi giao tiếp với khách hàng; thời gian làm
việc của công ty thuận tiện cho khách hàng. Giá trị Eigenvalue của nhân tố này bằng
2,907 thõa mãn tiêu chuẩn Kaiser trong phân tích nhân tố.
Nhân tố thứ ba: TIN CẬY (TC) liên quan đến cảm nhận về mức độ tin cậy và
an tâm của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ internet như: xử lý nhanh chóng
những trục trặc về đường truyền; các dịch vụ do công ty cung cấp đúng trong lần đầu
tiên; công ty lưu ý không để xảy ra những sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ. Giá
trị Eigenvalue của nhân tố này bằng 2,901 cho thấy nhân tố này thõa mãn điều kiện theo
tiêu chuẩn Kaiser đối với phân tích nhân tố.
Nhân tố thứ tư: PHẢN HỒI (PH) với giá trị Eigenvalue bằng 2,808. Nhân tố
này liên quan đến cảm nhận của khách hàng về những phản hồi của VNPT Thừa Thiên

Huế đối với những yêu cầu của khách hàng như việc thông báo thời gian lắp đặt dịch
vụ; cung cấp thông tin kịp thời và chính xác; giải đáp thỏa đáng những thắc mắc, khiếu
nại của khách hàng.
Nhân tố thứ năm: HỮU HÌNH (HH) liên quan đến các vấn đề như: thiết bị đầu
cuối phục vụ cho dịch vụ Internet hiện đại, đảm bảo chất lượng; cơ sở vật chất tại phòng
giao dịch tiện nghi; các bảng giá dịch vụ rõ ràng, dễ hiểu. Nhân tố này có giá trị
Eigenvalue bằng 2,786 thõa mãn điều kiện theo tiêu chuẩn Kaiser đối với phân tích
nhân tố khám phá.
Ngoài ra, tổng phương sai rút trích của tất cả các nhân tố đưa vào phân tích bằng
64,686% lớn hơn tiêu chuẩn (50%) cho thấy sự phù hợp của phân tích nhân tố đối với
tập hợp các biến nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá đối với các biến liên quan
đến đánh giá chung về chất lượng dịch vụ Internet của VNPT Thừa Thiên Huế, kết quả


393

phân tích cho thấy giá trị Eigenvalues bằng 2,119 thõa mãn điều kiện lớn hơn 1 và tổng
phương sai rút trích bằng 70,64% > 50% đã cho thấy các điều kiện của việc phân tích
nhân tố là phù hợp đối với các biến quan sát.
Bảng 4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá về cảm nhận chất lượng dịch vụ
Biến quan sát Yếu tố
CL1 0,874
CL2 0,828
CL3 0,818
Phương sai tổng hợp 2,119
Phương sai rút trích (%) 70,64
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Kết quả kiểm định Bartlett's - Test cũng cho thấy, giá trị kiểm định bằng 178,784
với mức ý nghĩa thống kê dưới 1% đã bác bỏ giả thuyết các biến không tương quan với

nhau nên việc áp dụng phân tích nhân tố là thích hợp.
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet của VNPT Thừa
Thiên Huế
Để đánh giá mối liên hệ và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến cảm
nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ Internet, nghiên cứu này đã sử dụng mô
hình hồi quy tuyến tính bội có dạng:
Y= a
0
+ a
1
CT +a
2
HH + a
3
TC + a
4
DB + a
5
PH
Trong đó:
- Y là nhân tố chất lượng
- a
0
là hệ số chăn chặn, - CT là nhân tố cảm thông,
- HH là nhân tố hữu hình, - TC

là nhân tố tin cậy,
- DB là nhân tố đảm bảo, - PH là nhân tố phản hồi.
Phân tích ANOVA đối với mô hình hồi quy đa biến cho thấy giá trị kiểm định F
= 47,972 có ý nghĩa ở mức thống kê 1% chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù

hợp với bộ dữ liệu thu thập được. Giá trị R
2
của mô hình tổng thể bằng 55,7% cho thấy
các biến độc lập trong mô hình giải thích khoảng 55,7% ảnh hưởng của các nhân tố
đang xét đến cảm nhận chung về chất lượng dịch vụ Internet của khách hàng.


394

Bảng 5. Kết quả mô hình hồi quy
Biến Hệ số hồi quy Giá trị kiểm định t
Hệ số a
0
0,002
ns
0,036
DB 0,460
***
9,519
CT 0,145
***
2,993
TC 0,320
***
6,629
PH 0,436
***
9,026
HH 0,186
***

3,858
Giá trị kiểm định sự phù hợp của mô hình: F = 47,972
***

R
2
= 55,7%
Durbin-Watson = 1,924
(***: Mức ý nghĩa tương ứng với 1%).
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS).
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy, tất cả các nhân tố: sự đảm bảo; sự
cảm thông; mức độ tin cậy; sự phản hồi và nhân tố hữu hình có ảnh hưởng tích cực đến
cảm nhận về chất lượng dịch vụ Internet của VNPT Thừa Thiên Huế .
So sánh hệ số hồi quy giữa các biến cho thấy, yếu tố Sự đảm bảo liên quan đến
cảm nhận của người sử dụng Internet về những cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ có
ảnh hưởng mạnh nhất đến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ Internet. Hệ
số hồi quy của biến DB trong mô hình hồi quy bằng 0,460 có ý nghĩa ở mức 1% cho
thấy, trong điều kiện các biến số khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số biểu
hiện các lợi ích về giá cả cảm nhận tăng lên 1 điểm (tính trên thang điểm Likert 5 điểm),
thì mức độ hài lòng về dịch vụ Internet của VNPT Thừa Thiên Huế sẽ tăng lên 0,46
điểm. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ Internet là những đảm bảo về chất lượng dịch vụ như: Những cam kết về tốc độ
đường truyền; sự ổn định của mạng trong quá trình sử dụng và những đảm bảo của công
ty khi thực hiện các chương trình khuyến mãi.
Nhân tố phản hồi có hệ số hồi quy 0,436 với mức ý nghĩa 1% đã cho thấy, sự
nhanh chóng phản hồi của công ty trong quá trình cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng tích
cực đến mức độ thõa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Điều này khá phù hợp
với bối cảnh kinh doanh của dịch vụ Internet. Bên cạnh những đảm bảo về chất lượng
mạng thì mức độ nhanh chóng trong xử lý các sự cố có tác động quan trọng đến đánh
giá về chất lượng của người sử dụng.



395

Sự tin cậy của khách hàng đối với dịch vụ do VNPT Thừa Thiên Huế cung cấp
cũng có tầm quan trọng khá lớn đến đánh giá của người sử dụng về chất lượng dịch vụ
Internet với hệ số hồi quy bằng 0,320. Điều này cho thấy rằng, việc cung cấp đúng dịch
vụ và không để xảy ra các sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ sẽ làm gia tăng mức
độ hài lòng của khách hàng.
Tóm lại, kết quả hồi quy cho thấy, cả 5 biến đưa vào mô hình đều có ảnh hưởng
tích cực đến mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Internet và đây là
những nhân tố quan trọng cần nghiên cứu để gia tăng chất lượng dịch vụ Internet trong
thời gian tới.
4. Kết luận
Trong bối cảnh cạnh tranh khá gay gắt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet
thì các giải pháp nhằm gia tăng chất lượng dịch vụ có ý nghĩa quan trọng quyết định đến
khả năng cạnh tranh của các công ty viễn thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong
năm nhóm nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ Internet nhân
tố đảm bảo liên quan đến những cam kết thực hiện dịch vụ là quan trọng nhất. Bên cạnh
đó, yếu tố phản hồi và tin cậy cũng có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Để nâng cao
chất lượng dịch vụ Internet, Viễn thông Thừa Thiên Huế cần đảm bảo cam kết với
khách hàng khi sử dụng dịch vụ, nhanh chóng giải quyết các trục trặc khi khách hàng
gặp sự cố; nâng cao sự tin cậy của khách hàng khi sử dụng dịch vụ (đảm bảo an toàn
mạn và tính cước chính xác); đa dạng hóa chính sách giá để khách hàng có thể lựa chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Công, Phạm Ngọc Thúy, Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành
của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại di động, Tạp chí Phát triển Khoa học
Công nghệ, số 8, (2007).
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb.
Hồng Đức, 2008.

3. Hoàng Trọng, Phân tích nhân tố, Tài liệu giảng dạy chương trình Fulbright, 2005.
4. Philip Kotler, Quản trị Marketing, Nxb. Thống kê, 2001.
5. Janda, Swinder, Trocchia, Philip J., & Gwinner, P. Kevin, Consumer perceptions of
Internet retail service quality, International Journal of Service Industry Management,
2002.
6. Wang, H and M Xie, T N Goh, Service quality of Internet search engines, Journal of
Information Science, Amsterdam, 1999.


396

STUDY ON FACTORS INFLUENCING THE QUALITY OF INTERNET
SERVICES OF THUA THIEN HUE TELECOMMUNICATION COMPANY
Phan Thi Kim Tuyen
College of Economics, Hue University

Abstract. Internet service has increasingly become popular and rapidly developed
in Thua Thien Hue. The identification of factors affecting the quality of Internet
services plays an important role to improve the operation of the telecommunication
company. Through the survey of 215 customers who used Internet services of Thua
Thien Hue Telecommunication Company, research results showed that there are
five important factors related to quality Internet services: The guarantee of quality,
the response to the internet user’s requirements, the reliability, empathy and
tangible factors. Applying multivariate regression analysis, the results showed that
two factors that most strongly influence the satisfaction of the internet users are the
guarantee of quality and the response to the user’s requirements.

×