Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rối loạn giấc ngủ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.28 KB, 5 trang )




Rối loạn giấc ngủ


Giấc ngủ hàng ngày vô cùng quan trọng đối với mọi lứa tuổi nhưng đối người cao
tuổi (NCT) cần được quan tâm hơn. Bởi vì khi bị rối loạn giấc ngủ, NCT sẽ gặp
nhiều điều bất lợi do tuổi cao, sức yếu và mọi chức năng sinh lý đều bị suy giảm.
Rối loạn giấc ngủ ở NCT có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy mọi người
nên tìm hiểu để có giải pháp khắc phục.
Mất ngủ do chức năng của cơ thể bị suy giảm
Ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn hoặc thời gian ngủ ngắn ở NCT có thể gọi là
hiện tượng rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ ở NCT là một rối loạn thường hay bắt gặp
với rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở NCT có thể phân ra mấy loại sau đây: rối
loạn giấc ngủ do tuổi cao bởi các chức năng của con người bình thường bị suy
giảm một cách đáng kể, rối loạn giấc ngủ do bệnh lý và rối loạn giấc ngủ do ảnh
hưởng xấu của môi trường hoặc thay đổi môi trường đang sinh sống một cách đột
ngột (ví dụ chuyển nhà ở hoặc trong giai đoạn chuẩn bị chuyển nhà ở).

Ảnh minh họa
Nhiều NCT rối loạn giấc ngủ còn do chế độ sinh hoạt, ăn uống không điều độ hoặc
do dùng một số thuốc để điều trị một bệnh nào đó. Các nguyên nhân rối loạn giấc
ngủ có thể là đơn độc nhưng có thể là có sự kết hợp của hai hay nhiều nguyên nhân
lại với nhau, trong đó nguyên nhân do tuổi tác có thể nói là rất khó tránh khỏi. Tuổi
tác càng cao thì mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó chức năng của
hệ thần kinh trung ương là nhạy cảm nhất. Tế bào thần kinh trung ương của con
người kể từ lúc phôi thai phát triển cho đến khoảng tuổi 25 là hoàn chỉnh. Nhưng
sau lứa tuổi này thì mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào nơron thần kinh bị hủy hoại
và như vậy ngoài ảnh hưởng đến các chức năng khác thì giấc ngủ của NCT cũng


không thể không bị ảnh hưởng.
Có rất nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của NCT, nhưng hay gặp nhất
là đau nhức xương, khớp (thoái hóa khớp, bệnh gút…). Bệnh đau nhức xương,
khớp có ở cả ngày lẫn đêm nhưng hay gặp nhất vẫn là ban đêm làm cho giấc ngủ
không sâu, chập chờn và nhiều khi đau nhức không thể ngủ được, nhất là khi thay
đổi thời tiết.
Các loại bệnh về tim mạch cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của NCT
nhưng hay gặp nhất là bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim (thiểu năng mạch
vành) làm cho NCT hay bị đau tức ngực, khó chịu và nhiều khi còn tỏ ra lo lắng
làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ ở NCT cũng liên quan đến các bệnh về đường hô hấp, nhất là
bệnh giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)… gây ho
nhiều, càng ho nhiều thì không thể nào ngủ được. Các bệnh đường hô hấp thường
xuất hiện nặng về ban đêm nhất là lúc có áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc, ẩm
ướt Đặc biệt, bệnh hen suyễn là một bệnh gây khó thở dữ dội làm cho thiếu oxy
trầm trọng và liên tục gây mất ngủ cho NCT nhiều đêm liền ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe.
Các bệnh về đường tiêu hóa gây ảnh hưởng nhiều nhất đến giấc ngủ là bệnh về dạ
dày và bệnh viêm đại tràng mạn tính do bị đau hoặc bụng ậm ạch và gây rối loạn
tiêu hóa suốt đêm không thể nào chợp mắt được. Đây là một vòng luẩn quẩn: đau
không ngủ được và không ngủ được thì càng đau.
Các bệnh về tiết niệu, tiền liệt tuyến, đái tháo đường cũng làm cho NCT bị rối loạn
giấc ngủ. Các bệnh về đường tiết niệu hay gặp ở NCT là u xơ tiền liệt tuyến, đái
tháo đường hoặc có thể sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, bàng quang, niệu quản, niệu
đạo). Các loại bệnh này thường làm cho NCT phải đi tiểu đêm do đó ảnh hưởng
nhiều đến giấc ngủ.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến giấc
ngủ. Nhà ở chật chội, đông người, nhiều tiếng ồn ào, mất vệ sinh thì sẽ làm cho
NCT rất khó ngủ.
Rối loạn giấc ngủ ở NCT còn phụ thuộc khá nhiều vào chế độ sinh hoạt và dinh

dưỡng. NCT nếu ăn, uống điều độ thì ngoài việc đảm bảo cho sức khỏe tốt còn có
tác dụng rất hữu ích trong giấc ngủ làm cho giấc ngủ ngon, sâu vì vậy tinh thần
luôn được sảng khoái, hồ hởi, phấn chấn và sống một cuộc sống lạc quan hơn. Nếu
ăn uống quá no, uống nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc uống nhiều bia, rượu, ăn
nhiều chất kích thích (ớt, hạt tiêu, bồ tạt ) thì ảnh hưởng xấu không nhỏ đến giấc
ngủ, đặc biệt là những NCT có bệnh mạn tính như cao huyết áp, thiểu năng mạch
vành, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường, bệnh về đường tiêu hóa
Nên làm gì để ngủ tốt?
Giấc ngủ có liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt là giấc ngủ cho NCT. Vì vậy,
NCT và gia đình cần tùy theo từng hoàn cảnh của từng cá thể mà tự điều chỉnh một
cách hài hòa, hợp lý để làm sao cho giấc ngủ tốt của NCT luôn luôn được tốt đẹp là
điều lý tưởng nhất.
Hầu hết NCT đều có sổ khám bệnh, vì vậy nên đi khám bệnh định kỳ để biết được
tình trạng sức khỏe của mình. Qua việc khám bệnh, bác sĩ sẽ cho biết tình trạng
sức khỏe hiện tại và có nhiều lời khuyên bổ ích. Khi phát hiện có bệnh, đặc biệt là
bệnh mạn tính phải tuyệt đối tuân theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ không tự tiện
mua thuốc hoặc nghe theo lời mách bảo của bạn bè để tự điều trị, bởi vì thuốc
ngoài tác dụng chính còn vô số tác dụng phụ, trong đó có nhiều loại ảnh hưởng đến
giấc ngủ. Nên ăn uống điều độ và không nên kiêng khem quá mức và tất nhiên
không nên quá lạm dụng trong khâu ăn, uống.
Một số nước giải khát có cồn cũng làm ảnh hưởng rất lớn đều giấc ngủ của NCT,
vì vậy không nên uống cà phê, trà đặc vào buổi tối hoặc không nên uống quá nhiều
rượu, bia trước khi đi ngủ.
NCT nên có thói quen tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ và nên tập thể dục
hàng ngày một cách bài bản. Phòng ngủ của NCT nên luôn luôn sạch sẽ, thoáng
mát, hạn chế người qua lại và ít tiếng ồn.
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×