Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

những biện pháp sản xuất sạch hơn hiện nay đối với ngành mạ kẽm nhúng nóng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 11 trang )

Mở đầu
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nền kinh tế. Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công
nghiệp. Theo đó, nhu cầu sử dụng kim loại và các sản phẩm từ kim loại sẽ ngày
một tăng theo nhằm đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ kim loại, trong đó có lĩnh
vực xi mạ, ẩn chứa những rủi ro nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Do đó,
việc phát triển các ngành sản xuất kim loại đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu,
mặt khác cần phải có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh.
Mặc dù ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất là rất lớn, ngành công nghiệp xi
mạ được xếp vào các ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó,
nhiệm vụ sản xuất sạch hơn đối với ngành xi mạ là rất quan trọng, nhằm đáp ứng
nhu cầu cho sự phát triển, đồng thời đảm bảo sự an toàn đối với môi trường
trong suốt quá trình hoạt động.
Mục tiêu của tiểu luận
(1) Mục tiêu chung
Đưa ra những biện pháp sản xuất sạch hơn hiện nay đối với ngành mạ
kẽm nhúng nóng.
(2) Mục tiêu cụ thể
- Lập cơ sở lý thuyết về công nghệ, ứng dụng của ngành mạ kẽm nhúng
nóng;
- Xác định những vấn đề gây ô nhiễm, phát sinh chất thải của ngành mạ
kẽm nhúng nóng;
- Đưa ra công nghệ tốt nhất sẵn có của ngành mạ kẽm nhúng nóng;
- Lập quy trình, các bước sản xuất sạch hơn cho ngành mạ kẽm nhúng
nóng qua điển hình Công ty Cổ phần Việt Vương;
I. Lý thuyết về mạ kẽm nhúng nóng
1.1. Nguyên lý của mạ kẽm nhúng nóng
Dùng lớp phủ bảo vệ (hay gọi là bảo vệ rào chắn) để cách ly bề mặt kim
loại tiếp xúc với chất điện dung trong môi trường ngoài là phương pháp cổ xưa
nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất trong việc bảo vệ chống ăn mòn. Hai thuộc


tích quan trọng nhất của lớp bảo vệ rào chắn là sự bám dính vào bề mặt kim loại
nền và độ bền của lớp phủ.
Từ lâu, kẽm đã được sử dụng để tạo lớp bảo vệ do tính chất của kim loại
này, nguyên nhân do tốc độ ăn mòn của Zn từ 40-50g/m
2
/năm so với 400-
500g/m
2
/năm của thép, đồng thời Zn có khả năng oxi hóa - khử cao hơn so với
Fe. Do đó, về nguyên tắc dù được tạo bằng phương pháp nào: mạ điện phân, mạ
nhúng nóng, mạ phun thì yếu tố quyết định đến tuổi thọ lớp Zn bảo vệ là độ dày
lớp Zn được phủ.
Lớp phủ kẽm sau khi khô có hai chức năng bảo vệ chính:
- Thứ nhất là chức năng bảo vệ thụ động với lớp màng chắn bảo vệ kim
loại như các loại lớp phủ khác.
- Chức năng thứ hai là bảo vệ chủ động tức chức năng chống ăn mòn
cathode (Cathodic protection), chức năng này có ở lớp phủ bảo vệ bằng mạ kẽm
nhúng nóng (hot-dip galvanizing).
Bảo vệ cathode [1] là một phương pháp quan trọng để tránh ăn mòn, bản
chất của bảo vệ cathode là làm thay đổi phần tử của mạch ăn mòn, tạo nền một
phần tử của mạch ăn mòn mới và đảm bảo rằng kim loại nền trở thành phần tử
cathode của mạch này:
Khi kẽm và thép tiếp xúc với nhau
trong môi trường điện phân, sự chênh
lệch về điện thế sẽ gia tăng và tế bào
điện phân sẽ được hình thành. Kẽm
có khả năng điện hóa cao hơn thép.
Do đó, kẽm sẽ trở thành Anode để
bảo vệ thép bên trong, nó sẽ ngăn sự
hình thành các vùng Anode và

Cathode trên bề mặt thép.
Do sự chênh lệch về điện thế bên
trong tế bào, các hạt electron mang
điện tích âm (-) sẽ dịch chuyển từ
kẽm (Anode) sang thép (Cathode), và
nguyên tử kẽm ở Anode sẽ chuyển
thành các ion kẽm mang điện tích
dương (Zn++)
Tại bề mặt Cathode (-), các electron
mang điện tích âm sẽ thu hút và tác
dụng với các ion H+ của môi trường
điện phân, giải phóng khí H2. Không
có phản ứng hóa học giữa thép
(Cathode) và chất điện phân. Hiện
tượng này ngăn cản sự ăn mòn ở
Cathode, do đó sẽ được gọi là bảo vệ
Cathode. Những ion kẽm Z++ tại
Anode sẽ tác dụng với các ion OH-
của chất điện phân và kẽm sẽ từ từ bị
tiêu thụ, tạo thành 1 lớp bảo vệ hi sinh
cho thép.
Khi có sự ngắt quãng hoặc hư hại ở
lớp kẽm bảo vệ, bảo vệ Cahode sẽ
hoạt động và đảm bảo rằng thép
không bị ăn mòn.
Phần lớn các lớp phủ hữu cơ hoặc
lớp sơn phụ thuộc vào khả năng
chống thấm của nó, và trong vài
trường hợp, là các sắc tố chống ăn
mòn để bảo vệ thép khỏi sự gỉ sét.

Các lớp này cung cấp rất ít hoặc
không có sự bảo vệ thép bên trong khi
có sự ngắt quảng hoặc hư hại trên lớp
bảo vệ này. Do đó, sự ăn mòn bắt đầu
hình thành và nhanh chóng lan rộng
ra bên dưới lớp phủ.
Không có phần thép nào bị oxi hóa cho đến khi phần kẽm mạ cuối cùng bị
oxi hóa hết
Ngoài ra, mạ kẽm nhúng nóng còn có các tính năng ưu việt so với các loại
xi mạ khác như:
- Mạ kẽm có chi phí gia công thấp với chất lượng tốt. Lớp kẽm phủ bề
mặt trở thành 1 phần của lớp thép mà nó bảo vệ. Sản phẩm mạ kẽm có độ bền
vượt trội, các tính chất cơ học của thép không bị ảnh hưởng bởi mạ kẽm;
- Vật liệu được nhúng hoàn toàn trong bể kẽm nóng chảy, do đó toàn bộ
bề mặt của sản phẩm có thể được phủ kẽm cùng 1 lúc, thích hợp cho nhiều
phương án gia công khác nhau;
1.2. Công nghệ mạ kẽm nhúng nóng
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng bao gồm 03 bước cơ bản: chuẩn bị bề mặt,
mạ và kiểm tra.
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ mạ kẽm [1]
(1) Chuẩn bị bề mặt
Tẩy dầu mỡ: loại bỏ dầu mỡ và chất hữu cơ trên bề mặt chi tiết. Sử dụng
dung dịch Alkali nóng (pH < 7) hoặc dung dịch axit nhẹ (3 < pH < 7).
Tẩy rỉ: loại bỏ rỉ sắt trên bề mặt bằng dung dịch axit HCl (150 – 200
mg/l) hoặc H
2
SO
4
(80 – 120 mg/l).
Rữa: loại bỏ dung dịch tẩy rỉ còn dính trên bề mặt

Nhúng trợ dung: dùng dung dịch trợ dung ZnCl
2
(8 – 10%) và NH
4
Cl (18
– 20%). Dung dịch chuyển động loại bỏ lớp màng ô-xít hình thành trên bề mặt
thép hoạt động mạnh sau quá trình làm sạch bằng a-xít, và ngăn chặn sự ô-xi hóa
thêm 2 giờ trước khi mạ kẽm.
(2) Mạ kẽm
Các chi tiết sau khi đã được chuẩn bị sẵn sàng sẽ được nhúng vào dung
dịch kẽm nóng chảy, duy trì ở nhiệt độ khoảng 450
0
C, tạo ra những lớp mạ hợp
kim kẽm-sắt đồng nhất.
Hình 1.2. Mặt cắt lớp mạ kẽm [1]
Sau khi nhúng vào bể kẽm, các chi tiết được lấy ra thật chậm để tạo sự
đồng nhất bề mặt và tránh kẽm văng. Phần kẽm thừa dính trên bề mặt chi tiết
được loại bỏ bằng các biện pháp hút, run hoặc/và ly tâm, tùy theo đặc điểm hình
học của chi tiết.
Sau khi đi khỏi bể kẽm, quá trình đồng hóa hợp kim kẽm-sắt tiếp tục diễn
ra cho đến khi nhiệt độ của chi tiết trở về nhiệt độ phòng. Tạo thành một lớp mạ
rất đồng nhất về mặt cảm quan.
(3) Kiểm tra
Quy trình kiểm tra bao gồm 2 nội dung chính, kiểm tra độ dày và kiểm tra
điều kiện bề mặt của lớp mạ.
Hình 1.3. Kiểm tra độ dày của lớp mạ kẽm [1]
1.3. Tuổi thọ của lớp mạ
Lớp mạ kẽm có tuổi thọ 20 năm trở lên tùy theo độ dày lớp mạ và điều
kiện môi trường của vật liệu được mạ.
Hình 1.4. Tuổi thọ của lớp kẽm mạ [1]

Hình 1.5. Tuổi thọ của vật liệu kẽm mạ trong môi trường đất [1]
1.4. Một số ứng dụng của mạ kẽm nhúng nóng [2]
Tại Việt Nam, đến năm 1989, công nghệ mạ kẽm nhúng nóng mới được
bắt đầu nghiên cứu đưa vào sản xuất và được thúc đẩy mạnh mẽ khi triển khai
xây dựng đường dây tải điện 500kV Bắc Nam phục cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Vật liệu tương ứng và công nghệ nhúng kẽm đã được
áp dụng đúng lúc, đáp ứng được các yêu cầu chống ăn mòn, nâng cao chất lượng
và tuổi thọ cũng như độ an toàn của các công trình kết cấu thép.
Một số ứng dụng của mạ kẽm nhúng nóng có thể được liệt kê như:
+ Viễn thông truyền hình : trạm BTS, cột anten, trụ anten,
+ Lĩnh việc điện lực: trạm biến áp, giá đỡ máy biến áp,…
+ Lĩnh vực giao thông: khung sườn ôtô, xe máy;…
+ Chiếu sáng đô thị như cột đèn, giá đỡ…
+ Công nghiệp chế tạo khác;
BAT
(1) Tẩy dầu mỡ
Sử dụng hỗn hợp Tricloroethylene (CHCl
3
) và Tetracloroethylene (CCl
4
)
thay thế cho alkali và axit yếu. Công nghệ này có thể tẩy sạch và khô nhanh
chóng ngay khi chi tiết rời khỏi dung dịch. Điểm bất lợi của công nghệ này là có
thể ảnh hưởng đến người vận hành trực tiếp khi bay hơi, đồng thời có thể đi vào
trong nước mặt hoặc nước ngầm [3].
Dùng hỗn hợp alkali nóng từ 50 – 90
0
C, bao gồm NaOH, khoáng
carbonate, silicate và phosphates, dung dịch này tẩy dầu mỡ thành dạng nhũ
tương và dễ dàng tái sử dụng bằng cách thu hồi lớp dầu nổi trên bề mặt [3].

Hệ thống tẩy dầu mỡ bằng biện pháp sinh học
Dùng vi sinh vật được nuôi cấy trong điều kiện thích hợp để tẩy dầu mỡ
và chuyển hóa dầu mỡ thành sinh khối.
Hình . Hệ thống tẩy dầu mỡ bằng biện pháp sinh học [3]
(2) Tẩy rỉ
Tẩy rỉ bằng dung dịch HCl thay thế cho H
2
SO
4
nhằm tránh làm hỏng
dung dịch trợ dung (ZnCl
2
, NH
4
Cl) do có sự hiện diện của ion SO
4
2-
[4].
Tuy nhiên, việc sử dụng cần có thiết bị thu gom và trung hòa hơi axit HCl
phát sinh để tránh ảnh hưởng đến môi trường và người lao động. Ngoài ra, việc
tái sử dụng axit cũng nên được thực hiện để tránh lãng phí cũng như tốn kém
hóa chất dùng để trung hòa.
Công nghệ tái sử dụng axit HCl thải được đề xuất như sau:
Hình . Công nghệ tái sử dụng axit HCl [5]
(3) Mạ kẽm
Dùng hợp kim kẽm với niken, sắt, coban để tăng tuổi thọ của lớp mạ từ
2–3 lần [3].
Dùng khí nóng khoảng 500
0
C – 600

0
C sấy lên chi tiết cần mạ trước khi
nhúng vào kẽm, nâng nhiệt độ không khí trong các lỗ hổng của chi tiết. Qua đó
hạn chế quá trình dãn nở do nhiệt của không khí khi nhúng vào bể kẽm, làm
giảm đáng kể lượng kẽm văng trong bể nhúng. Phần khí nóng có thể tuần hoàn
lại cho qua trình nấu chảy kẽm, sấy khô [5].
Sau khi mạ kẽm, có thể nhúng vào bể Cromate hóa để ngăn chặn oxi hóa,
tạo thẩm mỹ cho chi tiết. Hóa trị Crom được khuyên dùng là Cr
3+
[3].
1. P.E. James B. Bushman, Corrosion and Cathodic Protecon Theory
2. hp://makem.com.vn/.
3. IPPC, Reference Document on best available techniques: Surface Treatment of metals
and plasc materials using electrolyc or chemical process 2001.
4. Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp - Bộ Công thương, Báo cáo Đánh giá
sản xuất sạch hơn - Công ty Cổ phần Việt Vương.
5. Công ty Cổ phần Sun Steel, Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường - Công ty Cổ phần
Sun Steel. 2011.

×