Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sinh trưởng và năng suất của giống cà phê chè TN2 ghép trên 3 loại gốc ghép khác nhau tại Sơn La pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.06 KB, 5 trang )

SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CÀ PHÊ CHÈ TN2
GHÉP TRÊN 3 LOẠI GỐC GHÉP KHÁC NHAU TẠI SƠN LA
Vũ Thị Trâm
1
, Trần Xuân Hân
2
, Tống Xuân Trung
2
,
Nguyễn Thị Bích Thuỷ
2
, Trương Thị Thu Hà
1

Summary
Growth, production of T2 Coffea arabica grafting on
different rootstocks at SonLa
TN2 is one of very elite hybrids of C. arabica, it is necessary to multiplying TN2 by vegetative
propagation. Vegetative propagation through grafting is used for TN2. The performance of TN2
C. arabica cultivar was evaluated on three rootstocks: C. canephora, C. liberica and C. arabica at
Chieng Sinh, Sonla Prov. The result shows that the succesful grafting rate is more than 93% with
all kinds of rootstocks. Stem diameter, height of TN2 grating on C. canephora are better than on C.
arabica and C. liberica. Number of plagiotrophic branches of grafted TN2 on three rootstock is
similar. Grafting almost did not affect growth and yield of TN2, however bean size of TN2 grafting
on C. liberica rootstock seems to be improvement.
Keywords: Coffea arabica (C. liberica, C. canephora), grafting, rootstock.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cà phê chè đã và đang chứng tỏ
được vai trò quan trọng tại tỉnh Sơn La.
Hiện nay giống cà phê chè lai TN2 được lai
tạo từ Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm


nghiệp Tây Nguyên đang được khảo
nghiệm thành công trên một số vùng sinh
thái khác nhau như Sơn La, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế. Giống cà phê chè TN2 thể
hiện các ưu điểm nổi bật như năng suất cao,
kích cỡ hạt lớn, kháng bệnh gỉ sắt và chất
lượng cao hơn so với giống Catimor đang
trồng đại trà hiện nay. Để giữ nguyên đặc
tính của giống, biện pháp nhân giống bắt
buộc là nhân vô tính.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của
thời vụ ghép và loại gốc ghép đến sinh
trưởng phát triển của giống TN2. Thí
nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD với 3
lần nhắc lại, mỗi ô gồm 50 cây, theo sơ đồ
sau: Thời vụ ghép tháng 4 và tháng 6; trên
các gốc ghép 1/Cà phê chè (arabica), 2/Cà
phê vối (canephora), 3/Cà phê mít
(excelsa). Thí nghiệm nghiên cứu ảnh
hưởng của loại gốc ghép đến sinh trưởng
phát triển và năng suất của giống cà phê chè
TN2, được bố trí theo kiểu RCBD với 3 lần
nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm gồm 30 cây. Các
thí nghiệm được bố trí và theo dõi tại Sơn
La năm 2002-2006.
Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá:
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng,
khả năng cho năng sut, phNm cp ht, theo

các phương pháp quan trc thông dng v
cây cà phê; cht lưng cà phê tách ưc
ánh giá bi các chuyên gia ca Công ty Cà
phê Control.
X lý thí nghim theo Gomez K. A. &
Gomez A. A. (1984), các giá tr trung bình so
sánh bng tiêu chuNn Duncan mc α ≤ 0,05.
1
ThS.,
2
KS. Vin Khoa hc k thut N ông Lâm nghip min núi phía Bc.
III. KT QU VÀ THO LUN
Kt qu bng 1 cho thy, i vi ging
cà phê TN 2 trên hai thi v ghép khác nhau
u cho t l sng không sai khác mt cách
có ý nghĩa thng kê khi ghép trên 3 loi gc
ghép cà phê chè, cà phê vi và cà phê mít.
Bảng 1. Tỷ lệ sống của giống T2 sau 2
tháng ghép với các thời vụ ghép
và loại gốc ghép khác nhau tại Sơn La
Loại gốc ghép
Tỷ lệ sống của cây sau ghép
(%)
Tháng 4 Tháng 6
Gốc cà phê chè 96,3 95,5
Gốc cà phê vối 95,8 95,6
Gốc cà phê mít 94,9 93,5
Trung bình 95,7 94,9
Như vậy đối với điều kiện Sơn La, để
có cây cà phê chè TN2 trồng vào giữa vụ

mưa, sử dụng các loại gốc ghép non của
cây cà phê chè, cà phê vối và cà phê mít
đều cho tỷ lệ cây sống rất cao. Kết quả ở
bảng 2 cho thấy ghép trên gốc cà phê vối
cây cà phê chè giống TN2 có chiều cao cây
cao hơn hẳn so với ghép trên gốc ghép là
gốc cà phê chè hoặc cà phê mít. Ghép trên
gốc cà phê vối sau 36 tháng trồng cây cà
phê chè TN2 có chiều cao cây là 151,1 cm
trong khi ghép trên gốc cà phê chè cây
ghép mới chỉ đạt 135,4 cm và ghép trên
gốc cà phê mít cây chỉ đạt chiều cao cây
trung bình là 127,1 cm trong cùng thời
gian và điều kiện sống.
Sau 36 tháng trồng cây cà phê chè TN2
ghép trên gốc cà phê vối có đường kính gốc
thân là 34,8 mm cao hơn hẳn so với ghép
trên gốc ghép cà phê chè và gốc ghép cà
phê mít (tương ứng trên gốc ghép là cà phê
chè cây TN2 có đường kính gốc thân là
28,4 mm và 27,8 mm với cây được ghép
trên gốc cà phê mít). Không thấy có sự khác
nhau một cách có ý nghĩa thống kê ở chỉ
tiêu số cặp cành cấp 1 của cây cà phê giống
TN2 ghép trên 3 loại gốc ghép khác nhau
sau 36 tháng trồng tại Sơn La.
Bảng 2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống cà phê chè T2 ghép trên 3 loại gốc cà phê
khác nhau sau 36 tháng trồng tại Sơn La
Loại gốc ghép
Chỉ tiêu sinh trưởng

Chiều cao
cây (cm)
Đường kính
thân (mm)
Số cặp cành
cấp 1
Dài cành cấp
1 (cm)
Dài lóng
thân (cm)
Dài lóng
cành (cm)
Gốc cà phê chè 135,4 b 28,4 28,0 65,7 5,6 4,4
Gốc cà phê vối 151,1 a 34,8 29,3 71,7 6,3 4,7
Gốc cà phê mít 127,1 b 27,8 27,4 61,2 5,6 4,2
Trung bình 137,9 30,3 28,2 66,2 5,8 4,4
CV (%) 2,23 4,07 6,59 16,3 5,27 1,64
LSD (0,05) 13,22 2,96 NS NS NS 0,30

Ghép trên gc ghép cà phê vi cây cà
phê TN2 cũng có xu hướng cho chiều dài
cành cấp 1 dài hơn so với ghép trên gốc
ghép là cà phê chè và cà phê vối. Sau 36
tháng trồng cây cà phê TN2 ghép trên gốc
cà phê vối có chiều dài cành cấp 1 là
71,7 cm, ghép trên gốc cà phê chè có chiều
dài cành cấp 1 là 65,7 cm và cây ghép trên
gốc cà phê mít có chiều dài cành cấp 1 là
64,2 cm. Ghép trên gốc ghép cà phê vối cây
ghép có chiều dài lóng cành là 4,7 cm sai

khác một cách có ý nghĩa thống kê so với
chều dài lóng cành của cây cà phê TN2
ghép trên gốc ghép là cà phê chè và cà phê
mít. Từ số liệu ở bảng 2 có thể rút ra nhận
xét: Sau 36 tháng trồng cây cà phê chè TN2
ghép trên gốc cà phê vối sinh trưởng tốt
hơn so với cây được ghép trên gốc cà phê
chè và gốc cà phê mít, điều này được thể
hiện rõ nhất qua các chỉ tiêu chiều cao cây
và đường kính gốc thân cây.
Bảng 3. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất giống cà phê chè T2
ghép trên 3 loại gốc khác nhau trồng tại Sơn La
Loại gốc ghép
Chỉ tiêu
Số cặp cành
mang quả
Số đốt mang quả

Kg nhân/cây
Tỷ lệ
tươi/nhân
Gốc cà phê chè 16,8 9,2 0,32 6,2
Gốc cà phê vối 16,9 9,1 0,33 6,7
Gốc cà phê mít 15,9 8,2 0,35 6,1
Trung bình 16,5 8,8 0,33 6,3
CV (%) 16,37 16,67 4,8 6,6
LSD (0,05) NS NS NS NS

Kt qu  bng 3 cho thy: Ghép trên
gc cà phê vi cây cà phê TN2 có tỷ lệ

tươi/nhân cao hơn so với ghép trên gốc
cà phê chè và cà phê mít. Ghép trên gốc
cà phê mít giống cà phê chè TN2 cho tỷ
lệ tươi/nhân là 6,1 thấp hơn hẳn so với
khi sử dụng gốc ghép là gốc cà phê vối
hoặc gốc cà phê chè. Do có tỷ lệ
tươi/nhân thấp nên năng suất nhân của
giống TN2 ghép trên gốc cà phê mít đạt
0,35 kg nhân/cây có xu hướng cao hơn so
với năng suất của cây TN2 sử dụng gốc
ghép là gốc cà phê chè hoặc gốc cà phê
vối.
Bảng 4. Một số chỉ tiêu về phm cấp hạt của giống cà phê chè T2
ghép trên 3 loại gốc cà phê khác nhau tại Sơn La
Loại gốc ghép
Chỉ tiêu
P100 nhân (g)

Hạt/sàng 16
(%)
Hạt/sàng 18
(%)
Tỷ lệ hạt tròn
(%)
Gốc cà phê chè 15,6 75,8 32,0 28,3
Gốc cà phê vối 15,9 70,5 25,4 31,4
Gốc cà phê mít 16,3 80,7 43,0 26,9
Trung bình 15,9 75,7 33,5 28,9
CV (%) 2,2 6,7 26,6 8,0
LSD (0,05) NS NS NS NS


T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
4
S liu bng 4 cho thy: Ghép trên gc ghép cà phê mít giống TN2 có xu hướng
cho các chỉ tiêu v phNm cp ht tt hơn so vi ghép trên gc cà phê chè hoc gc cà
phê vi. Ghép trên gc cà phê mít ging TN 2 không ch có khi lưng 100 nhân cao
hơn mà t l ht trên sàng s 16 và t l ht trên sàng s 18 cũng có xu hưng cao hơn
so vi ghép trên gc cà phê vi và gc cà phê chè. T l ht trên sàng s 16 là 80,7% và
t l ht trên sàng s 18 là 43,0% i vi ging TN 2 ghép trên gc cà phê mít trong khi
ó các t l này là 75,8% và 32,0% khi ghép ging TN 2 trên gc cà phê chè và 70,5%,
25,4% nu ghép trên gc cà phê vi.
Kt qu th nm cht lưng nưc ung ca ging TN 2 ghép lên 3 loi gc ghép
trng ti Sơn La ưc ánh giá  mc khá; không thy có s sai khác v cht lưng cà
phê tách khi ghép trên 3 loi gc ghép khác nhau.
IV. KT LUN
1. Nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép non nối ngọn đối với giống TN2 tại
Sơn La vào tháng 4 và tháng 6 đều cho tỷ lệ sống rất cao (trên 93%).
2. Có thể sử dụng cả 3 loại gốc ghép là gốc cà phê chè, cà phê vối và cà phê mít
để nhân giống TN2. Ghép trên gốc ghép cà phê vối cây cà phê chè TN2 có chiều cao
cây và dài lóng cành dài hơn so với ghép trên gốc cà phê chè và cà phê mít.
3. Không có sự sai khác về năng suất nhân và chất lượng nước uống của giống TN2
ghép trên 3 loại gốc ghép khác nhau; các chỉ tiêu v phNm cp ht như khi lưng 100
nhân; t l ht trên sàng s 16 và sàng s 18 ca TN 2 có xu hưng ưc ci thin khi s
dng gc ghép là gc cà phê mít.
TÀI LIU THAM KHO
1 Trịnh Đức Minh, 1998. Chn lc dòng vô tính và nhân vô tính ghép cho cà phê vi
(Coffea canephora) trong iu kin  k Lk, Lun án Tin s nông nghip, Trưng
ại học Nông Lâm Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh.
2 Trịnh Đức Minh, 1999. “Kỹ thuật nhân giống cà phê”, Cây cà phê ở Việt am, XB.
ông nghiệp, trang 202-232.

3 Hoàng Thanh Tiệm, 2005. Nghiên cứu chọn tạo giống và công nghệ nhân giống cà
phê chè, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu thuộc chương trình giống cây trồng vật
nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giai đoạn 2001-2005.
4 Cabos, R.; Sipes; Brent; Schmitt; Donald; Atkinson; Howard, agai; Chifumi, 2006.
"Transformation of Coffea arabica for root-knot Nematode resistance using cystein
and serine proteinase inhibitors", ASIC abstract 2006.
gười phản biện: Trần Duy Quý
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
5

×