Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Có nên diệt khuẩn gây viêm loét dạ dày? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.75 KB, 4 trang )




Có nên diệt khuẩn gây
viêm loét dạ dày?
Câu hỏi: Xét nghiệm cho thấy hệ tiêu hóa của tôi nhiễm khuẩn
helicobacter pylori, thủ phạm gây loét dạ dày. Bác sĩ khuyên tôi nên hạn
chế ăn thực phẩm chứa axit. Tuy nhiên, tôi lại phải uống thuốc
lansoprazole, loại thuốc đã gây viêm đau khớp cho tôi.
Trả lời:



Vi khuẩn Helicobacter pylori là một xoắn khuẩn âm gram cư trú trong dạ
dày. Thật ngạc nhiên là vi khuẩn này có thể sống trong môi trường axit như
vậy và lại còn có thể gây loét dạ dày (người ta mới chỉ phát hiện ra điều này
cách đây 25 năm).

Helicobacter là một trong những vi khuẩn thường gặp nhất ở người. Ở
phương Tây, 30% dân số nhiễm khuẩn này và mỗi năm có 1% bị loét dạ dày
hay tá tràng (đoạn đầu của ruột non, sát với dạ dày.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp loét dạ dày đều do khuẩn
helicobacter mà một số là do các loại thuốc như aspirin.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa rõ cơ chế lây truyền của loại khuẩn này. Ở
các nước kém phát triển, sự lây truyền là do yếu tố vệ sinh, cha mẹ lây
truyền cho con qua đường ăn uống. Mảng bám răng cũng có thể là nơi ẩn
náu của loại vi khuẩn này.

Thường những bệnh chẩn đoán nhiễm khuẩn này hay phàn nàn về tình trạng


trào ngược axit dạ dày, khó tiêu hóa hay đau dạ dày.

Chẩn đoán nhiễm khuẩn này khá phức tạp, đòi hỏi phải có mẫu dịch vị dạ
dày để soi hay test chất ammoia qua hơi thở.

Helicobacter gây viêm dạ dày, dẫn tới loét dạ dày và có thể chuyển thành
ung thư. Vì vi khuẩn này bị cho là một chất sinh ung thư, kiểu như thuốc lá
gây ung thư phổi. Đó là lý do vì sao, việc điều trị triệt để rất quan trọng.

Cách điều trị hiện nay là dùng kháng sinh. Nhưng kháng sinh chỉ phát huy
tác dụng với loại khuẩn này trong điều kiện không có axit trong dạ dày.

Bước đầu tiên là sẽ dùng thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày. Như của bạn là
dùng thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày lansoprazole và dù nó gây ra tác dụng
phụ (thực tế là rất hiếm) nhưng nó lại có tác dụng ức chế sự tiết ra proton.
Tiếp đó là sẽ dùng kháng sinh 7 - 14 ngày. Nếu sau 2 tuần điều trị mà khuẩn
helicobacter không bị tiêu diệt thì bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết tế bào để tìm
ra hướng điều trị hiệu quả hơn.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, không có cách nào khác ngoài cách điều
trị trên. Vì thế đừng vội từ bỏ. Hãy trao đổi với bác sĩ đang điều trị cho bạn
để được dùng một loại thuốc ít tác dụng phụ hơn.

×