Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

UEH TIỂU LUẬN GIỮA kỳ QUẢN TRỊ MARKETING THESIS OF MARKETING MANAGEMENT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.25 KB, 5 trang )

KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn học: Quản trị marketing

Câu 1: Hãy cho biết việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do với các
nước trên thế giới của Việt Nam có liên quan đến một mơi trường vĩ mô nào nhất?
Tại sao?

Theo khái niệm, Môi trường vĩ mô là những lực lượng xã hội rộng lớn, ảnh
hưởng đến tất cả những tác nhân trong môi trường vi mơ của cơng ty, từ đó tạo ra
cơ hội và nảy sinh những mối đe dọa cho doanh nghiệp. Những lực lượng đó bao
gồm: dân số, kinh tế, tự nhiên, cơng nghệ, chính trị - pháp luật và cuối cùng là văn
hóa. Đây là những lực lượng mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt hay khống chế
được mà chỉ theo dõi, đối phó mà thơi.
Theo em, việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do với các
nước trên thế giới của Việt Nam có liên quan đến một mơi trường vĩ mơ Chính trị Pháp Luật.
Mơi trường chính trị - Pháp luật bao gồm bộ máy quản lý hành chính các cấp và hệ
thống pháp luật để điều tiết các Doanh nghiệp trong xã hội đó.
-

Trong pháp luật bao gồm hiến pháp, đạo luật, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị,
thơng tư.
Pháp luật có 3 chức năng: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ quyền
lợi của Doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi rộng lớn của xã hội.

Dựa vào khái niệm của mơi trường chính trị pháp luật phía trên, có thể thấy, vấn đề
ký kết hợp đồng do thủ tướng chính phủ, chủ tịch nước, những nhà chính trị cấp cao
của một quốc gia đứng ra ký kết hợp đồng cho thấy đây là vấn đề liên quan đến
chính trị, thể hiện tinh thần đối tác giữa các quốc gia. Và để thực hiện những hiệp
định thương mại đã ký kết, các quốc gia này phải điều chỉnh lại bộ luật thương mại
của mình, các điều khoản như thuế suất/nhập khẩu, quy định phi thuế quan, hạn
ngạch,...để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, có thể thấy


những vấn đề này liên quan đến pháp luật.
=> Việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế
giới của Việt Nam có liên quan đến mơi trường vĩ mơ Chính trị-pháp luật nhất.

Câu 2: Tại sao các doanh nghiệp sản xuất trên thế giới ngày nay phải dùng đến
hoạch định chiến lược chứ không hoạch định kế hoạch năm hoặc dài hạn nữa? Hãy


cho biết các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam hiện nay cần hoạch định chiến
lược không? Tại sao?

Hoạch định chiến lược là tiến trình thuộc về quản trị nhằm phát triển và duy
trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của doanh
nghiệp và một bên là cơ hội marketing đầy biến động. Việc hoạch định này phải dựa
vào sự triển khai của một sứ mệnh kinh doanh có tính chất rõ ràng của doanh
nghiệp, những mục tiêu và yêu cầu thứ cấp, một doanh mục đầu tư vững chắc và
những chiến lược có tính chất liên kết - Theo Philip Kotler.
Lập kế hoạch dài hạn có thể được định nghĩa là các quá trình được sử dụng
để thực hiện kế hoạch chiến lược của tổ chức. Đó là việc sắp xếp các mục tiêu dài
hạn của doanh nghiệp và phát triển các kế hoạch hành động phù hợp với kế hoạch
chiến lược.
Hoạch định chiến lược đóng vai trị rất quan trọng. Điều quan trọng cần nhấn mạnh
là lập kế hoạch chiến lược là một q trình liên tục — khơng phải là một cuộc họp
một lần. Lý do các doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn hoạch định chiến lược chứ
không hoạch định hằng năm hay dài hạn nữa vì có những lợi ích sau đây:
1. Tạo một tầm nhìn tập trung
Lập kế hoạch chiến lược là rất quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó tạo ra một
bản đồ để doanh nghiệp tuân theo và tất nhiên là chính xác khi cần thiết. Việc lập kế
hoạch chiến lược tạo ra một tầm nhìn duy nhất, tập trung vào phía trước, có thể gắn
kết cơng ty của bạn và các cổ đơng của nó. Bằng cách làm cho mọi người biết về

các mục tiêu của công ty, cách thức và lý do chọn những mục tiêu đó cũng như
những gì họ có thể làm để đạt được mục tiêu đó, có thể tạo ra tinh thần trách nhiệm
cao hơn trong tồn bộ tổ chức của mình.
Điều này cũng có thể có hiệu ứng nhỏ giọt. Ví dụ: nếu người quản lý không hiểu rõ
về chiến lược của tổ chức của bạn hoặc lý do được sử dụng để tạo ra chiến lược
đó, họ có thể đưa ra quyết định ở cấp độ nhóm làm ngược lại những nỗ lực của tổ
chức. Với một tầm nhìn đồn kết, mọi người trong tổ chức của bạn có thể hành
động với một chiến lược rộng lớn hơn.
2. Theo dõi tiến độ dựa trên các mục tiêu chiến lược
Có sẵn một bản kế hoạch chiến lược có thể cho phép theo dõi tiến trình hướng tới
các mục tiêu. Khi mỗi bộ phận và nhóm hiểu được chiến lược lớn hơn của công ty
bạn, tiến độ của họ có thể tác động trực tiếp đến thành công của họ, tạo ra phương
pháp từ trên xuống để theo dõi các chỉ số hiệu suất chính (KPI).
Bằng cách lập kế hoạch chiến lược của công ty và xác định mục tiêu, KPI có thể
được xác định ở cấp tổ chức. Những mục tiêu này sau đó có thể được mở rộng cho
các đơn vị kinh doanh, phòng ban, nhóm và cá nhân. Điều này đảm bảo rằng mọi


cấp độ trong tổ chức đều phù hợp và có thể tác động tích cực đến KPI và hiệu suất
của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam hiện nay cần hoạch định
chiến lược rõ ràng cụ thể, phải chủ động vạch ra một hướng đi và cố gắng tác động
để dẫn dắt thị trường đi theo hướng này, một hướng đi mà công ty của mình đã
chuẩn bị, từ đó sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.
Do thị trường luôn biến động, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ln thay
đổi, vì vậy nếu khơng xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ khơng có được những
hướng đi đúng đắn và thích hợp với hồn cảnh mới.Bên cạnh đó, xây dựng chiến
lược kinh doanh sẽ hướng tất cả mọi người về cùng một đích đến chung. Hơn nữa,
thời đại ngày nay cơng ty sẽ khó thể thắng được nếu khơng có chiến lược kinh

doanh.Bởi đây là thời đại cạnh tranh khốc liệt ( tình trạng thị trường cạnh tranh tự
do, mở cửa ) , dư thừa hàng hóa và nhu cầu người tiêu dùng đa dạng hóa.
Như vậy, việc hoạch định chiến lược sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có được
những lợi ích to lớn như :







Toan tính được những việc có thể xảy ra trong tương lai
Dự đoán được tương đối xu hướng thị trường trong thời gian sắp tới
Hoạch định ra được phương hướng kinh doanh tối ưu nhất với công ty
Các phương pháp, hình thức Marketing thích hợp và hiệu quả nhất
Các quy chuẩn quản lý hệ thống nhân sự, tài chính hợp lý.
Quản trị và phịng tránh các rủi ro có thể xảy ra cho cơng ty, doanh
nghiệp

Câu 3: Hãy trình bày, giải thích và cho nhận xét của mình về phẩm chất cần có của
một nhãn hiệu sản phẩm đã được các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng.

Khái niệm Nhãn Hiệu: Theo Hiệp hội Marketing Mỹ, nhãn hiệu là một tên gọi, thuật
ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng hoặc một sự kết hợp những cái đó nhằm
xác định những hàng hóa hay dịch vụ của một người hay nhóm người bán và phân
biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Dưới đây là những phẩm chất cần có của một nhãn hiệu Việt Nam:
Nhãn hiệu phải nói lên lợi ích, chất lượng của sản phẩm
Khách hàng mua sản phẩm vì những lợi ích và giá trị của chùng. Nhãn hiệu khi nhìn

vào ta thấy được lợi ích của sản phẩm sẽ khiến khách hàng có nhu cầu chú ý và
khả năng chọn mua cao hơn. Từ đó nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.


Nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhận ra và dễ nhớ
Tên nhãn hiệu dễ đọc và dễ nhớ sẽ là một điểm cộng lớn giúp khách hàng dễ dàng
nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp hơn.
Nhãn hiệu phái độc đáo, đặc biệt
Tên và logo của nhãn hiệu phải là duy nhất, để tăng sự nhận diện, tránh nhầm lẫn
giữa các thương hiệu với nhau. Đồng thời, việc xây dựng nhãn hiệu độc đáo sẽ giúp
tăng mức độ nhận diện thương hiệu của sản phẩm.
Nhãn hiệu phải tránh có ý nghĩa xấu khi dịch ra tiếng nước ngồi
Ngơn ngữ ln là một rào cản giao thương giữa các quốc gia trong thị trường kinh
tế. Đối với các quốc gia khác nhau về bảng chữ cái thì sẽ khơng có q nhiều vấn
đề, tuy nhiên với những quốc gia sử dụng chung bảng chữ cái Latin thì cần phải đặt
tên nhãn hiệu thật cẩn thận. Bởi có thể tại nước nhà tên thương hiệu có ý nghĩa tốt
nhưng khi qua các quốc gia khác có thể bị phát âm hoặc mặt chữ dịch ra có ý nghĩa
xấu, thơ gây mất thiện cảm với người tiêu dùng nước ngồi.
Nhãn hiệu có thể đăng ký và được bảo hộ bởi pháp luật
Đăng ký bảo hộ bởi pháp luật là việc cần thiết vì khi đăng ký nhãn hiệu được pháp
luật bảo hộ toàn diện, khơng có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn
hiệu tương tự như vậy, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của doanh
nghiệp là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của
người tiêu dùng. Nhất là khi thương hiệu đã có tên tuổi nhưng chưa được đăng ký,
kẻ gian có thể sử dụng tên của Doanh nghiệp và làm mất quyền sở hữu thương
hiệu vào tay người khác.

Nhận xét cá nhân
Tạo nhãn hiệu mới là một vấn đề lớn và phức tạp liên quan đến chính sách sản xuất
kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nhìn chung, khi tạo nhãn hiệu mới, doanh

nghiệp cần phải chú ý để nhãn hiệu đó đáp ứng được hai mục tiêu chính là có giá trị
thương mại và dễ hảo hộ. Nhãn hiệu có giá trị thương mại phải là một dấu hiệu thu
hút được sự chú ý của công chúng, đặc biệt là nó phải hấp dẫn đối tượng khách
hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có ý định chinh phục. Để đạt mục tiêu này, nhãn
hiệu phải dễ phát âm, dễ nhớ, đặc biệt phải kích thích và khêu gợi.
Nên thêm các phẩm chất mà những nhãn hiệu quốc tế thường có để đưa những
hàng hóa thương hiệu Việt Nam đến rộng rãi hơn với thị trường nước ngồi. Có thể
là:
-

Đáng tin cậy: một nhãn hiệu mạnh phải thể hiện được sự chân thành, trung
thực, nhất quán và luôn thực hiện đúng những lời hứa của mình.


-

Tính sáng tạo: Một nhãn hiệu có thể cạnh tranh trong ngắn hạn mà không cần
phải sáng tạo hay đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
gay gắt, các nhãn hiệu mạnh cần phải tiên đoán được nhu cầu của khách
hàng và làm cho họ hài lòng, ngạc nhiên bằng sự sáng tạo khơng ngừng.

-

Tính liên quan: một nhãn hiệu mạnh phải thể hiện được niềm hy vọng, nhu
cầu và mong muốn của họ.



×