Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thuyế minh cố đô Hoa Lư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.36 KB, 14 trang )

Thuyết minh CỐ ĐƠ HOA LƯ
Cố đơ Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam đồng
thời là một trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được
UNESCO cơng nhận. Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến sự nghiệp của các
nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính
từ Đinh Tiên Hồng đến Lý Thái Tông trong lịch sử. Hoa Lư là kinh đô đầu tiên
của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử:
thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích q trình định đơ Hà
Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đơ từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long
(Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù
khơng đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều
cơng trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ… Khu di tích lịch sử Cố đơ
Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km² thuộc tỉnh Ninh Bình. Với bề
dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua
nhiều thời đại.
Lịch sử Kinh đô Hoa Lư
Nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình
của tỉnh Ninh Bình, kinh đơ Hoa Lư xưa (tức khu di tích Cố đơ Hoa Lư hiện nay)
là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ
học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn thuộc
sơ kỳ đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An và nhiều hang động có di chỉ cư trú của
con người các thời kỳ văn hố Hồ Bình, Bắc Sơn, Đơng Sơn và Đa Bút. Quần thể
di sản thế giới Tràng An ở Hoa Lư còn lưu giữ nhiều di vật của người tiền sử từ
30.000 năm trước. Thời Hồng Bàng nơi đây thuộc bộ Quân Ninh. Thời An Dương
Vương, vùng này thuộc bộ lạc Câu
Từ thời thuộc Hán qua Tam Quốc đến thời Nam Bắc triều, vùng cố đô Hoa Lư
thuộc huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ. Sang thời thuộc Đường, vùng này thuộc
Trường châu.
Trong thời nhà Ngô, vùng này là nơi cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông ly khai đã đẩy
lui thành cơng cuộc tấn cơng của chính quyền trung ương Cổ Loa năm 951 do 2
anh em Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn


đích thân chỉ huy. Cho tới khi nhà Ngơ mất, đây vẫn là vùng cát cứ của Đinh Bộ
Lĩnh.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngơi hồng đế và đóng đơ ở
Hoa Lư, nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968
đến năm 1009, có 6 vị vua (Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê
Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ) thuộc 3 triều đại đóng đơ tại đây. Thời kỳ
này, Hoa Lư là nơi diễn ra nhiều hoạt động ngoại giao giữa các triều đình nước Đại


Cồ Việt với triều đình nhà Bắc Tống (Trung Quốc): thời Đinh 2 lần (năm 973,
975), thời Tiền Lê 10 lần (980, 985, 986, 987, 988, 990, 995, 996, 997, 1007).
Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, cho hoàng tử Lý Long Bồ trấn thủ
đất này. Từ đó đến thời Trần, vùng này thuộc lộ Trường Yên. Nhà Trần sử dụng
thành Nam Trường Yên của cố đô Hoa Lư để làm cứ địa kháng chiến chống
Nguyên Mông. Vua Trần Thái Tông xây dựng ở Hoa Lư hành cung Vũ Lâm, đền
Trần thờ thần Quý Minh và chùa A Nậu. Cung Vũ Lâm là nơi các vua Trần xuất gia
tu hành.
Đầu thời Lê sơ, vùng cố đô Hoa Lư nhập vào Thanh Hóa, từ thời Lê Thánh Tơng
lại tách ra, thuộc phủ Trường Yên, thừa tuyên Sơn Nam.
Qua thời Nam Bắc triều, từ thời Lê trung hưng tới thời Tây Sơn, vùng này thuộc
phủ Trường Yên thuộc trấn Thanh Hoa ngoại. Từ cải cách hành chính của vua
Minh Mạng nhà Nguyễn năm 1831, vùng này thuộc tỉnh Ninh Bình. Từ ngày 27
tháng 12 năm 1975, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam
thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 26 tháng 12 năm 1991, vùng cố đô
Hoa Lư trở lại thuộc tỉnh Ninh Bình.
Khu di tích Cố đơ Hoa Lư
Ngày 29/4/2003, Thủ tướng chính phủ Việt Nam ra quyết định 82/2003/QĐ-TTG
việc việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử của khu di tích cố đơ Hoa Lư.
Theo Quyết định này, tồn bộ khu di tích Cố đô Hoa Lư nằm trên địa bàn giáp ranh
giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình. Đây là

khu vực khá bằng phẳng nằm trong hệ thống núi đá vôi kéo dài từ tỉnh Hịa Bình
xuống. Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đơ Hoa Lư có diện tích 13,87 km² bao gồm:
- Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3 km² gồm toàn bộ khu vực bên trong thành
Hoa Lư, trong vùng có các di tích lịch sử: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê
Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất
Trụ, phủ Vườn Thiên, bia Câu Dền, chùa Kim Ngân, hang Bim, chùa Cổ Am, chùa
Duyên Ninh, phủ Chợ, sông Sào Khê, một phần khu sinh thái Tràng An và các
đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất...
- Vùng đệm có diện tích 10,87 km² gồm cảnh quan hai bên sông Sào Khê và quần
thể Tràng An. Trong vùng có các di tích lịch sử: động Am Tiên, hang Qn, hang
Muối, đình n Trạch, chùa Bà Ngơ, hang Luồn, hang Sinh Dược, hang Địa Linh,
hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, động Liên Hoa, đền Trần, phủ Khống, phủ Đột,
hang Bói...
- Các di tích liên quan trực tiếp gồm các di tích khơng nằm trong 2 vùng trên
nhưng có vai trò quan trọng đối với quê hương và sự nghiệp của triều đại nhà Đinh
như chùa Bái Đính, cổng Đông, cổng Nam, động Thiên Tôn, động Hoa Lư, đền thờ
Đinh Bộ Lĩnh và quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Ninh Bình...
Các nhóm di tích


Ngay sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, dân chúng từ bên ngoài kéo vào kinh
thành sinh sống. Chính vì vậy mà ngoại trừ khu trung tâm cung điện giới hạn bởi
ba cửa: cửa Bắc, cửa Đông và cửa Nam thì rất nhiều các cơng trình kiến trúc của
cố đô Hoa Lư hiện tại nằm rải rác trong khu dân cư. Các di tích do 2 triều Đinh-Lê
xây dựng gồm: dấu tích kinh thành, cung điện, các chùa cổ và các đền thờ thần.
Các di tích do các triều đại sau xây dựng gồm hệ thống lăng mộ, đền, đình thờ các
danh nhân thời Đinh Lê. Tuy nhiên, các di tích thường có sự pha trộn kiến trúc do
hoạt động tu bổ vì vậy mà các nhà nghiên cứu phân nhóm các di tích Hoa Lư theo
loại di tích. Từ những di tích này các nhà nghiên cứu có thể hình dung được hình
thức bố trí cung điện của kinh đô xưa.

Kiến trúc đền thờ
- Đền Vua Đinh Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành được xây dựng từ thời nhà
Lý và xây dựng lại từ thời Hậu Lê theo kiểu nội công ngoại quốc và mô phỏng
kiến trúc kinh đơ xưa là 2 di tích quan trọng của khu di tích. Trước mặt đền Đinh là
núi Mã n có hình dáng giống cái n ngựa, trên núi có lăng mộ vua Đinh. Đền
Đinh Tiên Hồng là một cơng trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc
gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 và là cơng trình nghệ thuật đặc
sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ
Đại Việt quốc quân thành chuyên, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký…
Chính cung đền thờ Đinh Tiên Hồng và 3 hoàng tử: Đinh Liễn, Đinh Đế Toàn và
Đinh Hạng Lang. Tịa thiêu hương đền có bài vị thờ 4 vị quan trung thần là
Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Trong nhà Khải Thánh có tượng thờ
quốc lão Đinh Công Trứ và thái hậu Đàm Thị là phụ mẫu của Đinh Tiên Hoàng.
- Đền Vua Lê Đại Hành nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét. Đền vua Lê
quy mô nhỏ hơn nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo. Nét độc đáo ở
đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu
luyện, tinh xảo. Tương truyền, bà mẹ mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn, trong
lúc đi cấy ở cạnh ao sen. Bà đã ủ Lê Hồn trong khóm trúc và được con hổ chúa
rừng xanh ấp ủ. Sau lời cầu xin của bà mẹ con hổ bỏ đi. Vì vậy mà nghệ thuật điêu
khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyền
thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hồn. Chính cung đền thờ Lê Hoàn, Dương Vân
Nga và Lê Long Đĩnh, tịa thiêu hương có bài vị thờ Phạm Cự Lượng, người có
cơng cùng với Dương Vân Nga đưa Lê Hồn lên ngôi.
- Đền thờ Công chúa Phất Kim được xây dựng từ thời nhà Tiền Lê. Đền nằm gần
đền thờ Lê Hồn và chùa Nhất Trụ. Tương truyền vị trí này nằm trên nền nhà của
cung Vọng Nguyệt, nơi trước đây bà đã ở. Chiếc giếng bà nhảy xuống tự vẫn đến
nay vẫn còn trước của đền. Đền thờ Phất Kim là một ngôi đền cổ suy tôn người
phụ nữ thế kỷ X, hiền lành, trung hậu và chịu nhiều sóng gió cuộc đời; giá trị tâm
linh của ngơi đền cịn thể hiện ở ý nghĩa: dù thời thế có đổi thay, thăng trầm nhưng
cội nguồn văn hóa là mãi mãi trường tồn.



- Đền Vua Lý Thái Tổ là dự án được xây dựng từ nguồn vốn kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long Hà Nội. Sự xuất hiện ngôi đền này ở Hoa Lư khẳng định lại nhận thức
của người Việt về vai trò của Hoa Lư đối với Lý Thái Tổ và ngược lại. Đây là ngôi
đền đầu tiên thờ riêng Lý Thái Tổ, có phối thờ cùng Lý Thái Tơng và hoàng hậu Lê
Thị Phất Ngân - những người con của kinh đơ Hoa Lư. Ngơi đền này khơng có
kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc như đền Đinh Lê mà nó mang dáng dấp
của một ngơi chùa. Dự án đang triển khai thì phải đình lại do phát hiện các di tích
khảo cổ trong lịng đất.
Các vị thần trấn giữ ba hướng cửa vào thành ngoài, thành trong và thành nam được
Vua Đinh Tiên Hoàng cho xây dựng đền thờ gồm trấn đông, trấn tây và trấn nam.
- Động Thiên Tôn thờ thần Thiên Tôn, là vị thiên thần trấn đông hướng mặt trời
mọc. Xưa nơi đây là tiền đồn để trình báo khi vào kinh đơ Hoa Lư từ phía Đơng.
Trước lúc đem qn đi dẹp loạn 12 sứ quân, Vua đã sửa lễ vật vào cầu đảo trong
động để mong được thần giúp đỡ. Về sau nơi đây nhà vua cho xây cất nhà Tiền Tế
và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi nhà vua cho
vào bệ kiến.
- Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một vị thần núi ở Phụng Hóa (Nho Quan Ninh Bình) mà từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã được mẹ đưa vào sống cạnh đền sơn thần
trong động, vị thần sau này có cơng phù trợ quân Lê Tương Dực diệt được Uy Mục
nên cũng được dân làng Kim Liên rước về thờ ở trấn phía Nam kinh thành, một
trong Thăng Long tứ trấn. Cao Sơn đại vương khi đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến
vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một lồi cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo,
lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang
lang hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống
đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được Vua Đinh cho phép dân
lập đền thờ.
- Đền Trần thờ thần Quý Minh, là vị thủy thần trấn ải Sơn Nam nằm ở vùng sông
núi Tràng An. Đền do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng cùng thời với đền Hùng, sau
này vua Trần Thái Tông về đây tu hành cải tạo bề thế hơn với các cột đá, đổi tên

thành đền Trần, là nơi thờ thần Quý Minh, vị thần trấn cửa ải phía nam Hoa Lư từ
thời Hùng Vương thứ 18. Đền cịn có tên là đền Nội Lâm (cùng với Vũ Lâm, Văn
Lâm hợp thành Tam Lâm dưới triều Trần).
Kiến trúc đình làng
Ngồi các đền thờ 2 vua Đinh, Lê thuộc sở hữu cộng đồng thì ngay trong kinh
thành Hoa Lư, người dân cố đơ vẫn lập những ngơi đình riêng của mỗi làng để thờ
2 vị vua này, đó là các di tích thuộc sở hữu của 7 làng cổ thuộc xã Trường Yên.
- Đình Yên Thành nằm cạnh chùa Nhất Trụ, thuộc làng cổ Yên Thành là nơi trung
tâm nhất của cung điện Hoa Lư xưa. Đình làng Yên Thành thờ cả hai vua Đinh Lê làm thành hoàng. Làng cổ Yên Thành được giới hạn bởi 3 cổng chốt: cửa bắc
vào trung tâm di tích Hoa Lư, cửa bắc vào kinh đơ Hoa Lư xưa tại vị trí cầu Dền và


cầu Đông nối với làng Yên Thượng. Đây là một làng cổ có vai trị trung tâm kết
nối khơng gian giao thơng và văn hóa với các làng lân cận của Hoa Lư tứ trấn.
Làng nằm khá biệt lập, ba mặt giáp sông Sào Khê ngăn cách với làng Yên Thượng,
phía nam giáp với các di tích trung tâm cố đơ Hoa Lư, phía tây giáp với núi Đìa,
núi Chợ. Làng n Thành được chia thành 4 thơn: Đơng, Đồi, Nam, Bắc. Đây là
làng duy nhất ở Trường Yên chia thôn theo các hướng cổ truyền Việt Nam. Trung
tâm xã Trường Yên thuộc làng này.
- Đình Yên Trạch thờ Vua Đinh Tiên Hồng. Đình nằm ở làng cổ n Trạch, cách
trung tâm quảng trường cố đơ 2 km. Đình n Trạch nằm phía đơng bắc của xóm
Đình. Phía nam giáp đất thổ cư của dân xóm Đình, ba phía cịn lại giáp với hồ,
ruộng canh tác. Đình toạ lạc trên khoảng đất rộng, cao ráo. Đình được xây dựng
quay hướng đông bắc, trông ra dãy núi Bên Bến, bên phải có núi Sách Sẻ cheo leo,
bên trái xa xa có núi Rùa, tạo thế núi chống đỡ với trời cao. Phía trước có sơng
Phúc Hầu chảy từ sơng Hồng Long, qua núi Đơng Lâm, vịng qua bên phải của
Đình, tạo thuỷ tụ về. Theo thuật phong thuỷ và theo các cụ trong làng cho rằng có
sơn tất có thuỷ tạo cảnh hữu tình nên đã cho đào hồ trước cửa và bên trái của Đình.
Bên phải của Đình là đường đi giáp với sơng Phúc Hầu.
- Đình n Hạ thờ Vua Lê Đại Hành.

- Các đình làng Yên Trung, Yên Thượng, Chi Phong, Lạc Hối đã bị phá hủy trong
chiến tranh, hiện đã có kế hoạch phục dựng.
Kiến trúc chùa cổ
Sau khi đã là kinh đô, Hoa Lư dần trở thành trung tâm Phật giáo. Theo các thư tịch
và dấu vết cịn sót lại, vào thế kỷ 10, tại đây đã có khá nhiều chùa tháp như chùa
Bà Ngơ, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh, chùa Am Tiên, chùa Tháp, chùa Bàn
Long, chùa động Thiên Tôn, chùa Hoa Sơn (nhà Đinh); chùa Kim Ngân, chùa Nhất
Trụ, chùa Đẩu Long (nhà Tiền Lê). Theo chính sử, Vua Đinh Tiên Hồng là người
đầu tiên đặt chức tăng thống phật giáo trong lịch sử mà quốc sư đầu tiên của Việt
Nam là Khuông Việt. Điều độc đáo ở đây là có khá nhiều chùa được xây dựng
trong các hang núi đá vôi, dựa vào núi đá hoặc tận dụng hẳn núi đá làm chùa mà
tiêu biểu là các động chùa: Hoa Sơn, Thiên Tơn, Bích Động, Địch Lộng, Bái Đính,
Linh Cốc…
Chùa Nhất Trụ (hay chùa Một Cột) cùng với đình Yên Thành tọa lạc ở gần đền Vua
Lê Đại Hành, được Vua Lê Đại Hành xây dựng để mở mang phật giáo. Hiện còn
cột kinh Phật trước chùa vẫn giữ nguyên vẹn từ nghìn năm trước, được coi là thạch
kinh cổ nhất Việt Nam.
Chùa Bái Đính gồm có một khu chùa cổ và một khu chùa mới với đền thờ đức
Thánh Nguyễn, hang động sáng thờ Phật, hang động tối thờ Tiên và đền thờ thần
Cao Sơn. Quần thể chùa Bái Đính nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt
theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.
Chùa Bái Đính được các báo giới tôn vinh là khu chùa lớn nhất Đông Nam Á. Đây


là một siêu chùa thuộc khu di tích cố đơ Hoa Lư với nhiều kỷ lục được xác lập.
Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng.
Chùa Bà Ngô được xây từ thời nhà Đinh. Nằm bên phải bờ sơng Hồng Long
thuộc khu vực ngoại vi thành Hoa Lư xưa. Tấm bia đá dựng ở chùa, niên đại 1877
có đoạn: "Chùa Bà Ngơ trong ấp ta là một danh lam của đô cũ Đại Việt trước. Vốn
là một danh thắng nhưng do thế đại chuyển dời, phong quang thay đổi, am ngọc

quạnh quẽ dưới ánh dương tà, chùa báu điêu tàn trơ trọi trong ánh trăng đêm".
Tương truyền là nơi hồng hậu mẹ Ngơ Nhật Khánh tu hành. Trong chùa có bức
đại tự thời Nguyễn ghi 3 chữ Bà Sa tự. Theo từ điển Hán Việt, Sa có nghĩa là nhiều
khổ não. Chùa Bà Ngơ ở thế kỷ thứ X chính là nơi tiến hành nghi thức sám hối, rửa
sạch mọi tội lỗi nghiệp chướng trần gian. Tại đây cịn khai quật được ngơi mộ cổ
thời Hán – Đường.
Chùa Bàn Long cũng được hình thành từ thời Đinh. Khi chúa Trịnh Sâm đã đến
thăm, tay đề ba chữ lớn: "Bàn Long Tự" trên vách cửa động. "Bàn Long" là bệ
rồng - bệ đá rồng ngồi. Tấm bia ở vách núi khắc vào thế ký 16 có ghi: "Từ thành cổ
Hoa Lư men theo núi đá mà đi về phía nam đến làng Khê Đầu, ở đó có chùa Bàn
Long. Đây là danh thắng từ ngàn xưa. Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần chùa này
càng thêm nổi tiếng".
Chùa Tháp là ngôi chùa cổ mà nay chỉ cịn lại vết tích ở nền sơng Hồng Long.
Trong số tảng đá chân cột, có những viên hình vng cạnh hơn 1 m và vịng trịn ở
giữa có đường kính 0,68 m. Chùa tên là chùa Tháp vì có tháp Báo Thiên thời ĐinhLê.
Chùa Kim Ngân là một ngôi chùa cổ nằm ở thơn Chi Phong, thuộc vịng thành
trong ở phía tây, xưa là nơi cất giữ vàng bạc từ khi vua Lê Đại Hành cày tịch điền
ở ruộng Kim Ngân. Chùa Duyên Ninh xưa là nơi vui chơi của các công chúa, nơi
đây Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Thái
Tông.
Hoa Sơn động nằm ở Áng Ngũ, xã Ninh Hòa, ở độ cao gần 70 mét. Tương truyền
động Hoa Sơn là nơi nuôi Ấu chúa thời vua Đinh. Tên trước của động là chùa Bà
Đẻ, sau vua Tự Đức đến thăm đã đặt lại tên động là Hoa Sơn.
Chùa động Am Tiên như một thế giới riêng biệt. Có một tấm bia cổ, từ thời Lý, chữ
đã mờ hết đọc không được. Nhưng tấm bia dựng thời vua Ðồng Khánh, chữ viết
cịn rõ ràng, nói về việc tu sửa chùa và động. Đây là nơi vua Đinh Tiên Hồng ni
hổ báo để trừng trị những người phạm tội nặng. Đến thời Lý, nhà sư Nguyễn Minh
Không đã ở trong hang tụng kinh thuyết pháp, xây bệ thờ Phật ở trong hang, người
đời sau mới mở ra cảnh chùa chiền để khách thập phương hành hương đến đó.
Chùa Am thuộc thơn n Trung, nằm ở phía tây bắc núi Đìa; chùa Đìa thuộc thơn

n Thành, nằm ở phía đơng nam núi Đìa, xã Trường n. Đây là hai chùa cổ thời
Đinh xây dựng theo kiểu động chùa, tựa lưng vào núi.
Hệ thống lăng, bia


Nhà bia Lý Thái Tổ là di tích được thành phố Hà Nội xây dựng tại cố đô Hoa Lư.
Sau khi dời đô về Thăng Long, nhà Lý vấn kế thừa các thành quả có được từ kinh
đơ Hoa Lư trước đó. Để tưởng niệm cơng lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự
chủ của đất nước và nhớ đến Cố đô Hoa Lư, nhà Lý đã lấy tên một số cơng trình ở
Hoa Lư đặt cho nhiều khu vực ở Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay
như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, phố Cầu Đông, chùa Một Cột, ngã ba Bồ Đề,
cống Trẹm, tháp Báo Thiên...
Lăng vua Đinh và lăng vua Lê đều xây từ năm 1840 và được trùng tu vào năm
1885 nên khá khiêm nhường và cổ kính. Lăng vua Đinh xây bằng đá, được đặt trên
đỉnh núi. Trước lăng một tấm bia đá có đề chữ mà qua đó, người đời sau biết được
lăng được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 21 và đến năm Hàm Nghi thứ nhất có
trùng tu lại. Lăng Vua Lê Đại Hành cũng xây bằng đá nhưng nằm dưới chân Mã
Yên Sơn đi về hướng nam. Trước lăng cũng có bia dựng từ đời Minh Mạng. Lăng
mộ Đinh Bộ Lĩnh được đặt ở chính giữa núi, nơi võng xuống thấp mà dân gian
hình dung là cái yên ngựa. Tương truyền, cách tôn thờ như vậy để đề cao tinh thần
thượng võ của vua Đinh dù người đã mất.
Bia Cầu Dền là một tấm bia cổ, minh chứng xác thực cho sự xuất hiện chiếc cầu đá
bắc qua sông Sào Khê và cũng là một cửa ngõ của kinh thành Hoa Lư từ thời nhà
Đinh. Ở Hà Nội sau này, Ô Cầu Dền (Triền Riều) cũng là một cửa ngõ của kinh
thành Thăng Long, xuất hiện trong sử từ thời Lý, thế kỷ XI- XII Bia Cửa Đơng
(cịn gọi là bia hang Thầy Bói) được tạc dưới chân núi Đầm, gọi cửa thành này là
Đông Môn, là nơi bá quan văn võ qua lại mỗi khi vào triều bệ kiến. Nay cịn địa
danh xóm Đơng Mơn thuộc xã Trường Yên, và núi Thanh Lâu nằm cạnh đường
cịn gọi là Núi Cổng, nhưng vết tích của cửa thành thì hồn tồn khơng cịn do con
đường qua đây luôn được cải tạo và mở rộng. Cầu Đông là cây cầu bắc qua sơng

Sào Khê, nằm giữa vị trí hang thầy bói và chợ Cầu Đơng mà dân gian có câu: "Bà
già đi chợ cầu Đơng, xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói
rằng, lợi thì có lợi nhưng răng khơng cịn".
Hệ thống phủ, miếu
Nằm rải rác trong khu dân cư cố đô Hoa Lư có rất nhiều các cơng trình lăng phủ cổ
kính thờ các quan thời Đinh - Lê và các thái tử, công chúa ở 2 triều đại này. Phủ là
nơi làm việc của quan lại thời Đinh Lê, khi kinh đơ Hoa Lư trở thành cố đơ thì phủ
trở thành nơi thờ phụng.
Phủ Vườn Thiên nằm cách quảng trường trung tâm khu di tích cố đơ Hoa Lư
600m. Phủ có kiến trúc y hệt quy mô của một ngôi đền với 3 tòa chầu vào sân giữa.
Phủ Vườn Thiên thờ thái tử Lê Long Thâu, con cả vua Lê Đại Hành, là người cai
quản Tháp Tư thiên. Tháp có nhiệm vụ quan sát thiên tượng, dự đoán thời tiết hàng
ngày để tâu lên vua. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là tháp đài mà năm
991 Tống Cảo - sứ nhà Tống đã tâu vua Tống rằng:


"...ở kinh đơ Hoa Lư có một cái tháp nhiều tầng, kết gỗ dựng lên, hình dáng hơi thơ
lậu, Lê Hồn có mời bọn hạ thần lên đó xem. Lê Hồn hỏi: bên thượng quốc có cái
tháp này khơng? Ấy là tháp đo khí hậu. Khí hậu nước này khơng rét, giữa tháng
Chạp vẫn mặc áo đơn, dùng quạt".
- Phủ Đông Thành thuộc thôn Đông Thành thờ Đông Thành Vương, tức hồng tử
Lê Long Tích con thứ hai của Vua Lê Đại Hành; Tại đây còn phối thờ Khai Quốc
Vương cai quản Hoa Lư sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long;
- Phủ Đông Vương thuộc thôn Vàng Ngọc có tượng thờ Đơng Thành Vương, tức
hồng tử Lê Long Tích con thứ hai của Vua Lê Đại Hành;
- Phủ Phù Dung hay phủ Bà Chúa thuộc thôn Yên Trạch, gần chân núi Cột Cờ thờ
công chúa Đinh Phù Dung, con Vua Đinh Tiên Hồng và phị mã Trương Ma Sơn.
- Phủ Bến Đị nằm ở bên sơng Hồng Long, thờ Đông Thái Đại Vương là vị quan
coi cửa Bắc kinh đô Hoa Lư;
- Phủ Cửa Đền thờ Ngũ Đạo Đại Vương, vị tướng phụ trách 5 đạo quân;

- Phủ Vật thờ Cẩm Trà Đại Vương, tướng phụ trách tuyển quân, vào ngày 6/1 âm
lịch có hội vật tưởng nhớ ông;
- Phủ Chợ thờ Ngũ Lầu Đại Vương, quan phụ trách ca hát cùng phối thờ bà tổ hát
Chèo Phạm Thị Trân. Vào 1/1 âm lịch tại đây có hát ca trù tưởng nhớ ơng; vào
ngày 12/8 âm lịch có hát Chèo tưởng nhớ bà tổ hát Chèo;
- Phủ Đột (hay đền Trình) ở Tràng An là nơi thờ 2 vị quan nhà Đinh đã canh gách
tại khu vực này; Đền Trần ở Tràng An do vua Trần Thái Tông xây dựng năm 1258,
là nơi thờ thần Quý Minh, vị thần trấn cửa ải phía nam Hoa Lư tứ trấn;
- Phủ Khống ở Tràng An là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với các
truyền thuyết khi vua Đinh Tiên Hồng qua đời. Tại đây cịn cây thị nghìn năm tuổi
mà quả có hai loại: 1 trịn và 1 dẹt.
- Phủ Thành Hồng (cịn gọi là đền Hành khiển thuộc thôn Áng Ngũ) thờ Nguyễn
Bặc;
- Phủ Làng Thong ở thôn Thong Bái thờ một vị tướng được tôn gọi là Vạn Dần Đại
Vương phụ trách thủy quân thường xuyên luyện tập ở sông Sào Khê, đoạn gần
hang Luồn suốt hai triều Đinh và Tiền Lê.
Bảo vật quốc gia
Cố đơ Hoa Lư khơng chỉ là khu di tích quốc gia đặc biệt quan trọng mà còn lưu giữ
2 bảo vật quốc gia đã được thủ tướng chính phủ công nhận là Cột kinh Phật tại
chùa Nhất trụ và Long sàng trước Nghi môn ngoại và trước Bái đường Đền thờ
Vua Đinh Tiên Hồng.
- Long sàng trước Nghi mơn ngoại và trước Bái đường Đền thờ Vua Đinh Tiên
Hoàng: Cố đơ Hoa Lư, Ninh Bình là nơi lưu giữ hai chiếc sập đá vô cùng độc đáo,
là một bảo vật vơ tiền khống hậu trong mỹ thuật Việt Nam. Hai chiếc sập đá cũng
có thể gọi là long sàng này là một trong những hiện vật quan trọng nhất của ngôi


đền vua Đinh. Hai chiếc sập đá này xác lập những kỷ lục lần đầu tiên và duy nhất
trong mỹ thuật Việt.
- Cột kinh Phật tại chùa Nhất trụ được dựng từ thế kỷ thứ X đến nay vẫn còn tại vị

trí cũ. Với những nét độc đáo, Cột kinh Phật đã minh chứng cho thời kỳ phát triển
rực rỡ đạo Phật ở Việt Nam. Đây là thời kỳ bắt đầu giành độc lập, thống nhất thể
hiện sự khéo léo trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc trên đá, nghệ thuật chế tác
của ông cha ta thời bấy giờ. Với kiến trúc độc đáo trên, trải qua hàng ngàn năm
nhưng các bộ phận của cột vẫn không tách rời và giữ được vẻ nguyên sơ.
Dấu tích kinh thành
Cung điện dưới lòng đất
Tại khu vực đền vua Lê, Các nhà khảo cổ đã khai quật một phần nền cung điện thế
kỷ X. Chứng tích nền cung điện nằm sâu dưới mặt đất khoảng 3m đã được khoanh
vùng phục vụ khách tham quan. Tại đây cịn trưng bày các phế tích khảo cổ thu
được tại Hoa Lư phân theo từng giai đoạn lịch sử: Đinh-Lê, Lý và Trần. Sau
chương trình điền dã của dự án hợp tác văn hoá Việt Nam - Phần Lan tiến hành
khảo sát; vết tích nền móng cung điện thế kỷ X đã được phát hiện bởi đợt khai quật
của Viện Khảo cổ học. Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những
viên gạch lát nền có trang trí hình hoa sen tinh xảo, đặc biệt loại lớn có kích thước
0,78m x 0,48m. Có những viên gạch còn hằn dòng chữ "Ðại Việt quốc quân thành
chuyên" (gạch chuyên xây dựng thành nước Ðại Việt). Có những ngói ống có phủ
riềm, nằm sâu dưới đất ruộng, khai quật lên, còn lành nguyên và cả những chì lưới,
vịt... làm bằng đất nung. Kết quả đợt khai quật tại khu vực đền Lê Hoàn năm 1997
đã hé mở phần nào diện mạo của kinh đô Hoa Lư: thành quách kiên cố, nhiều kiến
trúc lớn và trang trí cầu kỳ mang đậm phong cách nghệ thuật riêng thời Đinh - Lê
đơn giản, khỏe khoắn.
Thực hiện quyết định số 3826/QĐ-BVHTTDL ngày 23 tháng 10 năm 2009, Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình
tiến hành khai quật khảo cổ học khu vực trung tâm Di tích Cố đơ Hoa Lư. Dự án
nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Cố đô Hoa Lư năm 2009 - 2010 là bước khởi
đầu nhằm định hình cho quá trình nghiên cứu lâu dài, phục vụ hiệu quả cho công
tác bảo tồn, tôn tạo và quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử, văn hố Cố đơ Hoa
Lư trong những năm tiếp theo. Trong đợt khai quật lần này, các nhà khảo cổ tập
trung thám sát, khai quật tại khu vực đồng Cây Khế phía Bắc đền vua Lê. Kết quả

bước đầu đã làm phát lộ dấu tích của tường gạch xây bằng loại gạch Đại Việt Quốc
Quân Thành Chuyên, loại gạch chuyên để xây thành, cùng nhiều loại hình vật liệu
xây dựng và trang trí kiến trúc thời Đinh Lê. Bên cạnh việc xác định được các vết
tích kiến trúc và kỹ thuật xây dựng đương thời, công tác khảo cổ còn đưa lên khỏi
lòng đất nhiều di vật quý giá góp phần nghiên cứu một cách tồn diện về lịch sử,
văn hố…của vùng đất Cố đơ Hoa Lư.
Thành thiên tạo


Cố đơ Hoa Lư là một kiến trúc hài hịa giữa nhân tạo và thiên tạo. Các triều vua đã
sử dụng triệt để sự lợi hại của những dãy núi và hệ thống sông hào làm thành
quách để xây dựng cung điện. Qua thời gian, thành nhân tạo chỉ còn là những dấu
tích, thành thiên tạo là những vách núi vẫn còn tồn tại mãi.
Núi Mã Yên: Tên núi Mã n vì trơng xa núi có hình n ngựa. Tương truyền khi
dựng kinh đô Đinh Bộ Lĩnh đã lấy núi này làm án. Đứng ở trên đỉnh núi có thể
nhìn rõ tồn cảnh Cố đơ với dãy núi Rù bao quanh đền hai vua, rặng Phi Vân, núi
Kiến, núi Cột Cờ và khu dân cư. Người xưa đã án táng Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh
núi với quan niệm đề cao tinh thần thượng võ của người, dù mất vẫn còn trên yên
ngựa, vì vậy để lên thăm lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng phải bước lên 150 bậc đá
của núi Mã n.
Núi Cột Cờ: Phía đơng bắc thành ngoại có núi Cột Cờ là nơi treo quốc kỳ Đại Cồ
Việt, tại đây đã khai quật được dấu tích tường thành.
Ghềnh Tháp: Phía đơng nam có ghềnh tháp là nơi Đinh Tiên Hồng duyệt thủy
qn. Khu vực này cịn có hang Tiền, hang muối - nơi cất giữ tài sản quốc gia,
động Am Tiên nhốt hổ, báo để xử người có tội.
Sơng Hồng Long: Là con sơng gắn với những truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh thuở
nhỏ. Sơng nằm ở phía bắc kinh đơ Hoa Lư, một nhánh của sơng Hồng Long, nằm
uốn lượn trong khu di tích mà người dân địa phương gọi là sông Sào Khê. Tương
truyền, bên bến sông này là nơi Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô để xuống thuyền tiến
về Thăng Long. Sông Sào Khê hiện nay được nạo vét và là một cửa ngõ đường

thủy dẫn vào các khu di tích, thắng cảnh Hoa Lư
Kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, các triều vua đã dựa theo địa
hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư
với diện tích hơn 300 ha. Tồn bộ cơng trình chủ yếu được các vua Đinh, Lê dựa
vào thiên nhiên hiểm trở làm chỗ dựa, mang nặng tính chất qn sự, khơng câu nệ
vào hình dáng, kích thước. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An (còn được
gọi là thành Nam) là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đơ. Thành Hoa Lư có hai
vịng: thành Đơng và thành Tây, có đường thơng với nhau. Thành Đơng có vai trị
quan trọng hơn. Các nhà khảo cổ đào một số đoạn tường thành phát hiện ở những
khu vực này có móng thành bằng cành cây với nhiều cọc đóng xuống sâu. Phía
trong của tường thành xây bằng gạch, dày đến 0,45 m, cao từ 8-10 mét. Chân
tường kè đá tảng, gạch bó và đóng cọc gỗ. Loại gạch phổ biến có kích thước 30 x
16 x 4 cm, trên gạch thường có in các dịng chữ "Đại Việt quốc quân thành
chuyên" và "Giang Tây quân". Phía ngồi tường gạch là tường đất đắp rất dày.
Thành Đơng hay thành ngồi rộng khoảng 140 ha, thuộc địa phận hai thôn Yên
Thượng và Yên Thành xã Trường Yên, có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo
nên vịng thành khép kín. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê
nằm ở trung tâm


Thành Tây hay thành trong có diện tích tương đương thành ngồi, thuộc thơn Chi
Phong cũng có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi
Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được
nhánh sông Sào Khê chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy,
phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Trong hai tịa thành có bố trí các khu triều
đình, quan lại và qn lính. Hiện nay thành thiên tạo vẫn còn, thành nhân tạo và
cung điện chỉ cịn là những dấu tích đang được khai quật.
Thành Nam nằm ở phía Nam kinh thành Hoa Lư, có núi cao bao bọc xung quanh,
bảo vệ mặt sau thành. Địa thế thành Nam rất vững chắc, đoạn sơng Trường chảy
qua thành Nam có một hệ thống khe ngòi chằng chịt từ các ngách núi đổ ra. Thành

Nam có nhiều giá trị về mặt quân sự, là nơi dự trữ, thủ hiểm từ đây có thể nhanh
chóng rút ra ngoài bằng đường thủy. Đây là hệ thống hang động Tràng An hiện tại.
Khu thành hào, hang động Tràng An xưa được sử dụng như là hệ thống phòng thủ
mặt sau của kinh thành Hoa Lư. Tại đây cũng khai quật được các dấu tích của
người tiền sử. Vào thời Trần, tại hang bói ở đây là cứ địa chống qn Ngun
Mơng. Đây là tuyến điểm di tích lịch sử thu hút nhiều nhà khảo cổ, nghiên cứu lịch
sử đến làm việc. Tại đây đã tìm được nhiều cổ vật từ thời Đinh, Tiền Lê và thời
Trần. Tràng An là một khu danh thắng nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là di
sản thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh
thái và kiến tạo địa chất, là địa danh được Việt Nam đầu tư để trở thành một khu du
lịch tầm cỡ quốc tế. Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng
đất cố đơ Hoa Lư.
Người Việt muốn khẳng định kinh đô Hoa Lư cũng bề thế như kinh đô Tràng An
của phương Bắc qua câu đối:
"Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo"
"Hoa Lư đô thị Hán Tràng An".
Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ sửa Hoa Lư thành phủ Tràng An, Đại La thành Thăng
Long. Khu vực Tràng An hiện còn các đền, phủ thờ các vị quan trung thần thời
Đinh và thần Quý Minh trấn thành Nam.
Việc Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư mà không chọn Cổ Loa của nhà Ngô hay Đại
La thời Bắc thuộc được Lê Văn Siêu xem là quyết định khơn ngoan. Với hồn cảnh
đương thời, sau nhiều năm loạn lạc, Hoa Lư là địa điểm chiến lược, khống chế
được cả khu vực sơn cước từ Thanh Hóa đổ ra, sông Đà đổ xuống, thêm địa thế
vừa hùng vừa hiểm có thể cầm cự với Trung Hoa, nếu có cuộc xâm lăng của phía
này tới. Nhà địa chất, đồng thời là nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương cũng cho rằng: tính hiểm yếu của Hoa Lư không
chỉ nhờ phần thành lũy, nền điện mà chính bởi hệ thống các thung lũng núi sâu hơn
bên trong có thể liên thơng với nhau bởi các khe ngách mà ngày nay do nước biển
dâng cao đã biến thành những lạch nước ngầm
Đô thị cổ Hoa Lư



Hoa Lư là đô thị đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Năm 970, đồng tiền Việt Nam
đầu tiên đã được Vua Đinh Tiên Hoàng cho phát hành, đánh dấu sự ra đời của nền
kinh tế, tài chính của chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Đại Việt Sử ký tồn
thư cho biết năm Thái Bình thứ 7 (976) tại đây thuyền bn nước ngồi tới dâng
sản vật, kết mối giao thương với Đại Cồ Việt. Khu di tích Hoa Lư hiện tại có nhiều
địa danh gắn liền với lịch sử hình thành đơ thị Hoa Lư cũng như Thăng Long sau
này là phố chợ, núi chợ, tường Dền, thành Dền, cầu Dền, cầu Đông, tường Đông,
cửa Đông và phủ Chợ
Sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, Hoa Lư vẫn mang dáng dấp của một đô thị
cổ kính được quan tâm, tìm hiểu. Những ngơi nhà cổ ở đây mang nét đặc trưng của
châu thổ Bắc Bộ, được hình thành từ những tục quán sinh hoạt văn hóa lâu đời.
Các nhà nghiên cứu cịn so sánh Hoa Lư với đô thị Tràng An, đô thị cổ nhất của
Trung Hoa qua vế đối "Hoa Lư đô thị Hán Tràng An". Với núi cao, hào sâu, Đô thị
Hoa Lư vừa là quân thành lợi hại, hiểm hóc vừa hùng tráng, hữu tình của một
thắng cảnh.
Đàn Kính Thiên
Đàn Kính Thiên Tràng An là cơng trình kiến trúc văn hóa được phục dựng trong
quần thể di sản thế giới Tràng An để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của kinh đơ
Hoa Lư xưa. Đàn Kính Thiên cịn được gọi là Đàn Tế Trời vì là nơi thờ Ngọc
Hồng Thượng đế cùng các vị thần trên thiên đình là Nam Tào, Bắc Đẩu, Phạm
Thiên, Đế Thích và là nơi xưa kia các Hồng đế đóng đơ ở Hoa Lư tổ chức các
nghi lễ tế cáo trời đất, cầu quốc thái dân an. Khu di tích Đàn Kính Thiên hiện nay
nằm ở phía tây cố đơ Hoa Lư, gần chùa Bái Đính, khu du lịch thung Ui và cách
thành phố Ninh Bình 20 km.
Phụ Lục






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×