Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÀI THU HOẠCH quan hệ giữa việt nam campuchia trong bối cảnh mới, liên hệ thực tế trên địa bàn huyện bù gia mập, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.68 KB, 24 trang )

BÀI THU HOẠCH
MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ
“QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM - CAMPUCHIA TRONG BỐI CẢNH
MỚI, LIÊN HỆ THỰC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÙ GIA MẬP
TỈNH BÌNH PHƯỚC”

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

MỤC LỤC

1

B. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG......................................................................2
1.1.

Khái quát về vị trí chiến lược, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam và

Campuchia:..............................................................................................................2
1.2.

Khái quát quan hệ Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1945-1991....................3

1.3.

Một số xu hướng kinh tế - xã hội và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt

Nam - Campuchia sau Chiến tranh lạnh...................................................................4
1.4.



Những nhân tố bên ngoài tác động đến quan hệ Việt Nam - Campuchia:5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC, LIÊN KẾT GIỮA VIỆT NAM - CAMPUCHIA
HIỆN NAY................................................................................................................6
2.1.

Thành Tựu:.....................................................................................................6

2.2Hạn chế, nguyên nhân:...........................................................................................12


CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC:........................13
3.1.

Tổng quan chung về huyện Bù Gia Mập, biên giới giữa huyện Bù Gia Mập và

Campuchia:............................................................................................................13
3.2.

Kết quả hoạt động quan hệ ngoại giao giữa huyện Bù Gia Mập và Campuchia:
14

3.3.

Kết quả thực hiện các thủ tục pháp lý về nhân thân, quốc tịch và các chế độ,

chính sách đối với Việt kiều Campuchia hồi hương trên địa bàn...........................15
3.4.


Liên hệ bản thân:..........................................................................................20

C. PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................22


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng, cùng nằm trên bán đảo Đông
Dương, thuộc vùng hạ lưu sơng Mê Cơng, đều có nguồn gốc nền văn minh nông
nghiệp lúa nước với lịch sử lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Với nhiều điểm tương
đồng, hai nước ln gần gũi, gắn bó, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước.
Hai nước có tuyến biên giới dài 1.270km đi qua 9 tỉnh của Campuchia (là
Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal,
Takéo và Kampot), và 10 tỉnh của Việt Nam (là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc
Nơng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang).
Đường biên giới này có điểm bắt đầu là cột mốc ngã ba Việt Nam-Lào-Campuchia,
trên ranh giới hai tỉnh Ratanakiri và Kon Tum.
Bình Phước có đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia với khoảng
260km đường biên giới nằm trên địa bàn 03 huyện Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Bù Đốp.
Với vai trị Phó Bí thư Huyện đồn Bù Gia Mập huyện có 60km đường biên giới giáp
với nước bạn Campuchia thì vai trị của tổ chức Đoàn trong việc tuyên truyền chủ
quyền biên giới cũng như thắt chặt quan hệ bang giao hai nước thắm thiết thêm tình
hữu nghị là việc làm thường xuyên và ý nghĩa.
Chính vì vậy sau khi nghiên cứu và được các thầy cơ của Học viện chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh hướng dẫn học tập môn Quan hệ Quốc tế tôi chọn nội dung
“Quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia trong bối cảnh mới, liên hệ thực tế trên địa

bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” để làm bài thu hoạch hết môn. Với mong
muốn bài thu hoạch sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng thể về đường biên giới của Bù
Gia Mập cũng như những giải pháp của bản thân sẽ góp phần tăng cường thắt chặt tình
hữu nghị của hai nước.
Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng với những kiến thức đã học được
nhưng bài thu hoạch sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tơi rất
mong được sự góp ý của quý thầy cô để bài thu hoạch của tơi được hồn thiện. Tơi xin
chân thành cảm ơn!


2

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Khái quát về vị trí chiến lược, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam
và Campuchia:
Xét trên phương diện địa-chiến lược: Việt Nam, Campuchia nằm trên bán đảo
Đông Dương với diện tích khoảng 512.247 km 2 (Trong đó Việt Nam có diện tích
331.212km2, Campuchia có diện tích 181.035km2), núi liền núi, sơng liền sơng, chung
một dịng sơng Mekong lại nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới,
nối liền Đơng Bắc Á qua Nam Á, nói Tây Thái Bình Dương với Ân Độ Dương, cho
nên chiếm vị trí địa-chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Trên con đường phát
triển, vị trí chiến lược của ba nước ngày càng trở nên quan trọng khơng chỉ từ góc độ
địa-chính trị và quân sự - chiến lược, mà cả ý nghĩa địa-kinh tế và địa-văn hóa đối với
thế giới.
Về kinh tế: Trong bối cảnh kinh tế thế giới liên tục suy giảm, nền kinh tế của
Việt Nam và Campuchia vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân trên 6%/năm,
với tổng GDP năm 2019 đạt 312,93 tỷ USD (trong đó Việt Nam GDP đạt 266,5 tỷ
USD, GDP của Campuchia đạt 27,03 tỷ USD).
Về quốc phòng: Đường bờ biển Campuchia dài 443km và của Việt Nam dài

3.260 km không kể các đảo, cho nên việc bố trí chiến lược gặp khơng ít khó khăn.
Về các nhân tố dân cư, xã hội: dân số của Việt Nam là 98.956.000 người,
Campuchia là 16.825.756 người, đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngơn ngữ.
Chính q trình cộng cư hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và
Campuchia trên địa bàn biên giới hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ
nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thủy. Điều này, thêm một lần nữa khẳng
định các quan hệ cội nguồn và tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử - xã hội đầu
tiên, tạo ra những mối dây liên hệ, giao thoa văn hóa nhiều tầng nấc


3

giữa cư dân hai nước.
Về nhân tố văn hóa và lịch sử: Do quan hệ gần gũi và lâu đời nên người dân
hai nước, đặc biệt là người dân ở vùng biên giới, am hiểu về nhau khá tường tận. Các
nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam và Campuchia dễ dàng tỉm thấy sự
đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tơn kính người
già... Sự tương đồng giữa văn hóa hai nước xuất phát từ cội nguồn cùng nền văn minh
nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á.
Các dân tộc Việt, Campuchia đều cùng chung số phận là đối tượng bị cai trị và
bóc lột của các thế lực thực dân, đế quốc. Hơn nữa, kẻ thù bao giờ cũng lớn mạnh gấp
nhiều lần so với bất cứ một dân tộc nào trên bán đảo Đông Dương, nên các dân tộc ở
đây tất yếu phải liên kết chặt chẽ với nhau để chống kẻ thù chung.
1.2.

Khái quát quan hệ Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1945-1991
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông

Dương năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại, đánh dấu mốc hình thành nên mối quan hệ mới
của hai nước. Đó là cơ sở vững chắc để củng cố và tăng cường đồn kết. Đó khơng chỉ

đơn thuần là mối quan hệ láng giềng gần gũi, mà được nâng lên thành tình bạn, tình
anh em, tình đồng chí ngày một thủy chung, son sắt của hai dân tộc cùng chống kẻ thù
xâm lược, vì mục tiêu giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Trải qua các giai đoạn vận
động đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930-1945), cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1946-1954) và chống đế quốc Mỹ (1954-1975), sự đồn kết ấy được
hình thành từ chính địi hỏi khách quan của lịch sử, càng thêm bền chặt, tạo thành biếu
tượng về tình đồn kết và mối quan hệ quốc tế trong sáng bậc nhất của thời đại. Các
thế hệ về sau, nhận thức đầy đủ, tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết hai
nước là sứ mệnh lịch sử không thể thay đổi.
Quan hệ giữa hai nước được đánh dấu bởi những mốc quan trọng. Ngày 2461967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Giai đoạn


4

1976-1991 (thời kỳ có những biến động lớn tại khu vực và thế giới), hai dân tộc đã
tiếp tục sát cánh bên nhau trong việc bảo vệ nền độc lập, an ninh, ổn định bởi sự liên
kết chặt chẽ và vì chính lợi ích của mỗi nước. Hiệp định Pari về vấn đề Campuchia
được ký kết năm 1991 và sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã mở ra một chương mới
trong tiến trình phát triển quan hệ hai nước, cũng như quá trình đổi mới, phát hiển
kinh tế của mỗi nước.
1.3. Một số xu hướng kinh tế - xã hội và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại
của Việt Nam - Campuchia sau Chiến tranh lạnh
Lĩnh vực kinh tế của Việt Nam và Campuchia hiện nay nổi lên một số xu
hướng mới: (1) điều chỉnh cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng phát triển các ngành
cơng nghệ, kỹ thuật cao; (2) đẩy mạnh tự do hóa nhằm thích ứng với những thay đổi
của tồn cầu hóa; (3) về chiến lược phát triển kinh tế, hai nước đều duy trì chiến lược
mở cửa, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường Ân Độ, Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu... bên
cạnh thị trường truyền thống là Trung Quốc, kích thích nhu cầu nội địa.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam và Campuchia ln xác định mục tiêu hàng
đầu là lợi ích quốc gia - dân tộc. Cả hai nước đều có sự điều chỉnh chính sách đối

ngoại rõ nét trên ba hướng chủ yếu: (1) những điều chỉnh trong quan hệ giữa hai nước
với nhau trước bối cảnh quốc tế và khu vực đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Những thay đổi đó địi hỏi Việt Nam, Campuchia cần phải tăng cường hợp tác, phối
hợp hành động vì sự nghiệp xây dựng và phát triển ở mỗi nước. Nhận thức đầy đủ về
tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ Việt Nam - Campuchia, các đảng cầm quyền
và chính phủ mỗi nước đã dành những ưu tiên cao nhất trong chính sách cựa mình vào
việc củng cố và phát triển mối quan hệ chiến lược và các quan hệ song phương; (2)
đẩy mạnh quan hệ với các nước khác ở Đông Nam Á; (3) phát triển quan hệ với các
nước ngoài khu vực.


5

Đặc điểm bao trùm của sự điều chỉnh chính sách đốị ngoại của hai nước là đều
nhấn mạnh chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chú trọng hợp
tác, liên kết giữa hai nước với nhau, đồng thởi phát triển quan hệ với các nước khác.
1.4. Những nhân tố bên ngoài tác động đến quan hệ Việt Nam Campuchia:
Quan hệ Việt Nam - Campuchia được tăng cường trong bối cảnh thế giới, khu
vực có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc với xu thế đa cực, đa trung tâm của một trật tự
đang trong quá trình hình thành. Tương quan lực lượng và cơ cấu địa- chính trị tồn
cầu hồn tồn bị đảo lộn.
* về thuận lợi
Thứ nhất, Việt Nam - Campuchia có sự tương đồng về lợi ích chiến lược, hai
nước đã tích cực triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa
các quan hệ quốc tế, song vẫn dành ưu tiên cao cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai
nước nhằm đối phó với các thách thức từ bên ngoài.
Thứ hai, hợp tác, liên kết Việt Nam - Campuchia được đẩy mạnh trong bối
cảnh thế giới có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc hiện nay. Đây là thời kỳ quá độ từ trật
tự thế giới cũ sang trật tự mới, theo xu thế đa cực hóa, đa trung tâm hóa. Sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực đời

sống, hội nhập quốc tế, hình thành xu thế mới, thu hút sự tham gia của nhiều nước, các
dàn xếp, thỏa thuận liên kết, hội nhập quốc tế, trong đó có Việt Nam - Campuchia.
Thứ ba, quan hệ Việt Nam - Campuchia hiện nay vận động trong điều kiện hịa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc
tế. Điều đó cho thấy, phát triển mối quan hệ Việt Nam - Campuchia khơng chỉ đáp ứng
lợi ích của hai nước, mà còn phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới.
* Về khó khăn


6

Trước hết trong thời kỳ quá độ hình thành trật tự thế giới mới, các nước đều có
lợi ích đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. Trong các trường hợp cụ thể, xuất phát từ lợi
ích quốc gia của mình, các nước lớn có thể thỏa hiệp với nhau, khống chế gây sức ép
đối với một số nước khác, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam và
Campuchia.
Hai là, sự điều chỉnh chính sách và cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực làm
cho mối quan hệ Việt Nam - Campuchia trở nên khó khăn hơn từ những tác động
không mong muốn. Điều này càng làm phức tạp thêm tình hình chính trị nội tại và trở
thành một thách thức khơng hề nhỏ trong q trình hoạch định cũng như thực thi chiến
lược ngoại giao của hai nước.
Ba là, Mỹ và các nước tư bản phát triển ln theo đuổi chiến lược “diễn biến
hịa bình”, nhằm thay đổi thể chế chính trị, hạn chế khả năng của Việt Nam trong việc
huy động mọi nguồn lực ở trong nước, cũng như những nhân tố tích cực của bên ngồi
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đi lên chủ nghĩa xã hội. Các thế lực
phản động, thù địch ra sức lợi dụng sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới,
tăng cường gây sức ép, áp đặt điều kiện, thậm chí can thiệp vào công việc nội bộ của
Việt Nam và Campuchia, chia rẽ khối đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC, LIÊN KẾT GIỮA VIỆT
NAM - CAMPUCHIA HIỆN NAY

2.1. Thành Tựu:

2.1.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng
Việt Nam và Campuchia trong những năm qua đã duy trì thường xuyên các
chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao. Qua các chuyến thăm, lãnh đạo hai nước
đều khẳng định quyết tâm cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị
truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng nhằm đáp
ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước của mỗi nước. Quân đội Việt


7

Nam và Campuchia thường xuyên trao đổi đoàn quân sự cấp cao, ký kết nhiều văn bản
hợp tác.
Về công tác phân giới, cắm mốc đường biên giới giữa Việt Nam - Campuchia,
đến nay, hai nước đã hoàn thành phân giới cắm mốc 1.045km đường biên giới, xây
dựng được 2.048 cột mốc, bao gồm cả cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam-LàoCampuchia, tại 1.554 vị trí trên thực địa. Khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên
biên giới đất liền giữa hai nước đã đạt được khoảng 84% khối lượng cơng việc và
quyếtt tâm sớm hồn thành nhằm xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển bền vững vì lợi ích chung của nhân dân hai nước. Việc giải quyết biên
giới đất liền Việt Nam - Campuchia góp phần củng cố và nâng quan hệ Việt Nam Campuchia lên tầm cao mới, thể hiện phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị
truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã
thỏa thuận.

2.1.2. Trong khuôn khổ hợp tác liên kết khu vực và quốc tế Sau Chiến
tranh lạnh, hợp tác, liên kết đa phương trên lĩnh vực chính trị, an ninh của Việt Nam Campuchia đã được tiến hành, trong đó có việc cải thiện quan hệ với các nước
ASEAN.
Việt Nam - Campuchia không chỉ dừng lại ở cấp độ quan hệ song phương, mà
còn hợp tác ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hai nước đã tham gia

những cơ chế, giải pháp khá hữu hiệu, có khả năng ngăn ngừa xung đột, tạo mơi
trường khu vực hịa bình, hữu nghị và hợp tác để thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế trong nước, củng cố độc lập chủ quyền quốc gia và thúc đẩy liên kết khu vực
trên các lĩnh vực. Cho đến nay, hai nước cùng các nước ASEAN đã và đang thực hiện
tương đối có hiệu quả hàng loạt thỏa thuận liên quan đến chính trị - ngoại giao, an
ninh - quốc phòng.

2.1.3.

Trên lĩnh vực kinh tế


8

Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Campuchia không ngừng phát triển. Nếu
như năm 1997, kim ngạch thương mại hai chiều mới chỉ đạt khoảng 130 triệu USD thì
đến năm 2019, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 10,56% so
với năm 2018, đạt trước thời hạn và vượt mục tiêu kim ngạch thương mại 5 tỷ USD
vào năm 2020 mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra. Trong bối cảnh đại dịch Covid19, thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia 10 tháng đầu năm 2020 vẫn đạt 4,22
tỷ USD và nhiều khả năng đạt 5 tỷ USD trong năm 2020.
Năm 2020 có thêm 9 dự án đầu tư mới của Việt Nam sang Campuchia, đưa tổng
số dự án đầu tư của Việt Nam còn hiệu lực tại Campuchia lên 186 dự án, với tổng vốn
đăng ký đạt 2,76 tỷ USD và Campuchia đứng vị trí thứ ba trong số 78 quốc gia, vùng
lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài.
Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác như Hiệp định
về Hợp tác kinh tế thương mại (tháng 4/1994); Hiệp định về thành lập Ủy ban hỗn hợp
về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật (tháng 4/1994); Hiệp định về Quá cảnh hàng
hóa (tháng 4/1994); Hiệp định Thương mại mới (tháng 3/1998); Hiệp định về Hợp tác
khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp (tháng 8/2000); Hiệp định
Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 11/2001); Hiệp định Mua bán, trao đổi hàng

hóa và dịch vụ thương mại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia (tháng 11/2001);
Thỏa thuận Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2012-2013 (tháng
2/2012) (VCCI, 2016).

2.1.4.

,

Trong khuôn khổ hợp tác liên kết khu vực và quốc tế
Việt Nam và Campuchia cùng nhau tham gia vào các tổ chức khu vực và thế

giới gồm ASEAN; tiểu vùng Mêkong mở rộng (GMS); ủy hội sông Mekong (MRC),
chiến lược hợp tác kinh tế ba dịng sơng Ayeyawad - Chao Praya Mekong (ACMECS); tham gia hội nghị hợp tác và hội nhập kinh tế giữa Campuchia,
Lào, Myanmar, Việt Nam (CLMV), hành lang kinh tế Đông Tây (WEC); Diễn đàn


9

phát triển tồn diện Đơng Dương (1993); sự phối hợp giữa ASEAN và Nhật Bản thành
lập Nhóm cơng tác về hợp tác kinh tế giữa CLMV (1994); hợp tác ASEAN phát triển
lưu vực sông Mekong (1995); hợp tác sông Mekong - sông Hằng, gồm 6 nước Lào,
Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Ân Độ (2000)...
Việt Nam, Campuchia chú trọng phát triển hợp tác, liên kết trong khuôn khổ
các cơ chế đa phương như: ASEM (1996), APEC (1989), Hội nghị kinh tế Thái Bình
Dương (PECC), hợp tác tiểu vùng ASEAN + 1 (hình thành trong những năm 70-80
của thế kỷ XX), ASEAN + 3 (1997), ACD (2002), EAS (2005)...

2.1.5. Trên một số lĩnh vực khác
Về giáo dục: Hàng năm, Việt Nam cấp hàng trăm suất học bổng đào tạo ngắn
hạn và dài hạn trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho sinh viên

Campuchia sang học tại Việt Nam. Số lưu học sinh Campuchia đang học hiện nay
khoảng 4.000, trong đó số có học bổng là 800, các chuyên ngành thu hút sinh viên
Campuchia là y, dược, nông nghiệp, kinh tế, kiến trúc.
Về văn hóa, du lịch và y tế: Việt Nam và Campuchia thường xuyên tổ chức các
hoạt động giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân, nhất là ở các địa phương giáp biên
giới. Trong nhiều năm qua, Việt Nam ln là nước có lượng du khách lớn nhất thăm
Campuchia. Từ năm 2017 trở lại đây, Việt Nam đứng thứ hai về lượng du khách tới
Campuchia (sau Trung Quốc). Cụ thể, năm 2017, du khách Việt Nam thăm Campuchia
đạt khoảng 800.000 lượt người; nãm 2018 đạt
835.1

lượt người; năm 2019 với khoảng 900.000 lượt người, số lượng khách du

lịch của hai nước dự kiến sẽ tăng thêm nữa thông qua việc tăng cường quảng bá và
thúc đẩy kết nối các địa điểm du lịch và sản phẩm du lịch. Theo thống kê của Bộ Du
lịch Campuchia công bố đầu tháng 12-2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19,
khách du lịch quốc tế đến Campuchia đã giảm mạnh chưa tưng thấy (chỉ còn bằng 1/5


1
0

so với cùng kỳ năm 2019), tuy nhiên khách du lịch Campuchia đến từ Việt Nam vẫn
đứng ở vị trí thứ ba (sau Trung Quốc và Thái Lan).
Việt Nam cũng thường xun tổ chức các đồn bác sĩ tình nguyện sang khám
chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân Campuchia; các bệnh nhân Campuchia
khi sang khám và điều trị bệnh tại Việt Nam được hưởng mức lệ phí khám chữa bệnh
như người Việt Nam.
Hệ thống mạng di động Viettel có thể kết nối với mạng Metfone tại Campuchia
cũng hoạt động rất hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai nước trong giao

tiếp, trao đổi thông tin và xích lại gần nhau hơn, đóng góp vào việc tăng cường hiểu
biết giữa nhân dân hai nước.

2.1.6 Kết quả chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc tại Vương quốc Campuchia.
Sáng 21/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thủ đô Phnom Penh, bắt đầu
chuyến thăm cấp nhà nước Vương quốc Campuchia. Đây là chuyến thăm Vương Quốc
Campuchia lần đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới, thể
hiện nhất quán đường lối đối ngoại Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta luôn coi trọng và
dành ưu tiên cao cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có quan
hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tồn diện với Campuchia.
Trong khn khổ chuyến thăm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc
hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Say Chhum. Hai bên nhất trí thúc đẩy
các cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục ủng hộ và tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn
nữa cho việc tăng cường kết nối kinh tế, thương mại, đầu tư; thúc đẩy giao lưu nhân
dân, nhất là thế hệ trẻ, và hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh giáp biên của
hai nước; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động chào mừng “Năm Hữu nghị Việt Nam Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022” và kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa hai nước (24/6/1967-24/6/2022)


11

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội
Campuchia Heng Samrin. Sau cuộc hội kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và
Chủ tịch Quốc hội Campuchia đã cùng tham dự Lễ động thổ dự án xây dựng tồ nhà
hành chính mới của Quốc hội Vương quốc Campuchia - quà tặng của Đảng, Nhà nước
và nhân dân Việt Nam dành cho Nhà nước và nhân dân Campuchia trị giá 25 triệu
USD.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Thủ tướng Campuchia Hun
Sen. Hai bên nhất trí đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, bao gồm cả kết nối cứng và kết

nối mềm, nhất là giao thông vận tải, viễn thông, thương mại, đầu tư, tài chính, ngân
hàng, hợp tác giữa các địa phương; đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh giáp biên.
Hai bên khẳng định ủng hộ nỗ lực sớm hoàn thành “Quy hoạch tổng thể Kết nối hai
nền kinh tế Việt Nam - Campuchia đến năm 2030”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đánh giá
cao việc kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại biên giới, đồng thời khẳng định sẽ
tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh
nghiệp hai nước trên cơ sở cùng có lợi. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định
Việt Nam sẽ ủng hộ mạnh mẽ Campuchia đảm nhiệm thành cơng vai trị Chủ tịch
ASEAN trong năm 2022, đóng góp tích cực vào hồ bình, ổn định, hợp tác và phát
triển ở khu vực và trên thế giới.
Hai nước đã ra Tuyên bố chung gồm 16 điểm, trong đó nhấn mạnh tầm quan
trọng và sự cần thiết phải ưu tiên tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ song phương
theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền
vững lâu dài”. Đồng thời, hai bên tiếp tục thực hiện đầy đủ các nguyên tắc được nêu
trong Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia các năm 1999, 2005, 2009, 2011, 2014,
2016, 2017 và 2019; tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của mỗi nước,


1
2

không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau và giải quyết các vấn đề nảy sinh
giữa hai nước bằng các biện pháp hịa bình.
2.2 Hạn chế, ngun nhân:

2.2.1

Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng
Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn trên tuy nhiên quan hệ Việt Nam -


Campuchia hiện nay vẫn còn hạn chế là do: (1) âm mưu chống phá của các thế lực thù
địch nhằm “bôi nhọ” và “vu khống”, tìm cách xuyên tạc lịch sử của mối quan hệ đoàn
kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước, vẫn tồn tại tư tưởng bài trừ người Việt ở
Campuchia vì động cơ chính trị của một so thế lực phản động; (2) vấn nạn buôn lậu
qua biên giới đã và đang tồn tại, gây nên nhiều tổn thất cho hai nước; (3) hệ thống
pháp luật kinh tế Campuchia đang trong q trình sửa đổi, hồn thiện nên có nhiều
thay đổi, không thống nhất, chưa thật sự minh bạch và khó tiếp cận, đặc biệt là các
quy định cục bộ của địa phương; (4) sự cạnh tranh từ các nền kinh tế khác chủ yếu
diễn ra ở Campuchia như Trung Quốc, Thái Lan, các nước ASEAN...; (5) tình hình
chính trị tại Campuchia trong thời gian gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, đã tác
động đến hoạt động đầu tư tại Campuchia; (6) khó khăn chủ yếu hiện nay là tình hình
chính trị nội bộ của Campuchia vẫn tiếp tục là thách thức cho vấn đề hoạch định và
phân định đường biên giới trên đất liền và trên biển giữa hai nước.

2.2.2

Trên lĩnh vực kinh tế:
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Campuchia chưa đạt

được sự phát triển ổn định cần thiết, vẫn chịu ảnh hưởng lớn bởi các nhân tố bên ngoài
khu vực.
Về cơ cấu thương mại có sự khác biệt tương đối rõ trong cơ cấu xuất nhập khẩu
hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia. Theo đó các mặt hàng xuất khẩu sang
Campuchia chủ yếu là nhóm hàng cơng nghiệp chế biến và chế tạo, nguyên phụ liệu
đầu vào cho các ngành công nghiệp nhẹ, ngược lại các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu


1
3


từ Campuchia phần lớn là nhóm hàng nơng sản và lâm sản. Tuy thế đây vẫn là nhóm
hàng hóa thâm dụng yếu tố tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ, vốn thường tạo
ra những giá trị gia tăng thấp.
Cơ sở hạ tầng tại khu vực biên giới giữa Campuchia và Việt Nam còn yếu và
thiếu, hệ thống ngân hàng còn chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ của người dân điều này
cũng dẫn đến nguyên nhân dẫn đến hạn chế quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ
CAMPUCHIA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC:
3.1. Tổng quan chung về huyện Bù Gia Mập, biên giới giữa huyện Bù Gia
Mập và Campuchia:
Bù Gia Mập là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước được thành lập vào ngày 11
tháng 8 năm 2009 theo nghị quyết số 35-NQ/CP và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 1/11/2009 (gồm 18 xã), trên cơ sở phần còn lại của huyện Phước Long cũ, sau
khi thành lập thị xã Phước Long. Ngày 01/8/2015, một lần nữa huyện Bù Gia Mập
được chia tách thành 02 huyện: Bù Gia Mập (gồm 08 xã) và huyện Phú Riềng (gồm
10 xã) theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội.
Bù Gia Mập có nhiều thành phần dân tộc khác nhau sinh sống với 23 dân tộc
anh em. Đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 36%, đa số là người S'tiêng, một số
ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,...vì thế Bù Gia Mập có nhiều nét văn hóa của đồng
bào dân tộc Xtiêng.
Trên địa bàn huyện Bù Gia Mập có biên giới với Campuchia đã tiến hành phân
định và cắm mốc thành công đường biên giới trên sông Đắk Huýt. Với khoảng 60km
đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia cụ thể 02 huyện
Ôrăng và Keoxima thuộc tỉnh Mundulkiri. Trên địa bàn huyện có 05 Đồn Biên phịng
đóng chân trên địa bàn huyện gồm: Đăk Ơ, Bù Gia Mập, Đăk Ka, Đăk Nô, Đăk Bô.


1

4

Hiện nay 05 Đồn Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới được quy định tại
Luật Biên phòng năm 2020 có hiệu lực ngày 01/01/2022.
Hiện nay hai bên cùng nhau quản lý 38 cặp cột mốc trong đó có 36 cặp cột mốc
phụ và 02 cặp cột mốc chính là 61 (2) và 62 (2) do Đồn Biên phịng Đăk Ơ quản lý,
phía đối diện nước bạn Campuchia là cặp cột mốc chính 61 (1), 62 (1). Biên giới giữa
ta và bạn là tuyến biên giới trên sông Đắk Ht.
Hiện nay bên phía bạn Campuchia có 02 lực lượng chính tham gia cơng tác
tuần tra bảo vệ biên giới gồm: Bộ đội Biên phòng, cảnh sát tuần tra biên giới. Ngồi ra
hiện nay có lực lượng cơng binh làm vành đai biên giới Campuchia.
3.2. Kết quả hoạt động quan hệ ngoại giao giữa huyện Bù Gia Mập và
Campuchia:
Trong năm 2021 công tác phối hợp, ngoại giao để cùng bảo vệ tuyến biên giới
chung luôn được huyện Bù Gia Mập và huyện Ôrăng, Keoxima rất coi trọng. Riêng
đối với lực lượng biên phòng 01 tháng sẽ tiến hành tổ chức hội đồn 01 lần, năm 2021
tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên 02 bên tiến hành trao đổi với nhau
thông qua điện thoại. Trong năm nước bạn cũng sang thăm chúc Tết huyện Bù Gia
Mập 02 lần vào dịp 22/12 và Tết cổ truyền dân tộc.
Đồn cơng tác của huyện Bù Gia Mập cũng sang thăm và chúc Tết 02 huyện
Ôrăng, Keoxima 02 lần vào dịp Tết và Quốc khánh.
Năm 2020, 2021 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 Huyện Bù
Gia Mập cũng đã tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho
nhân dân khu vực biên giới. Trao tặng vật chất, trang thiết bị y tế, tặng lương thực,
thực phẩm cho tỉnh Mundulkiri gồm 35.000 khẩu trang y tế, 20 thùng gel rửa tay khô,
20 thùng nước rửa tay Lifebuoy, 200 kg gạo, 55 thùng mì tơm, 100 hũ yến sào và các
nhu yếu phẩm khác như: nước mắm, đường, bột ngọt, hạt nêm... với tổng trị giá 115
triệu đồng.



1
5

Năm 2020 Huyện Bù Gia Mập đăng cai tổ chức chương trình giao lưu thanh
niên 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia với hơn 50 đại biểu đến từ các bạn thanh
niên Lào, Campuchia và các đồng chí lãnh đạo trong Bộ ngoại giao và lãnh đạo tổ
chức Thanh niên 03 nước. Hoạt động đã tạo được tiếng vang cũng như thắt chặt quan
hệ ngoại giao giữa ba nước. Trong hoạt động những hình ảnh đẹp về phong tục tập
quán của huyện Bù Gia Mập và đặc sản địa phương cũng đã được giới thiệu đến bạn
bè các nước. Trong chương trình 03 nước cịn trao tặng cho nhau những phần quà ý
nghĩa, đặc biệt là chương trình văn nghệ kết nối vùng miền với tiết mục nhảy sạp.
Hình ảnh thanh niên và các đồng chí Bộ ngoại giao 3 nước cùng nắm tay nhau hòa
cùng điệu nhảy sạp như cho thấy tinh thần hữu nghị với phương châm “Láng giềng
tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
3.3. Kết quả thực hiện các thủ tục pháp lý về nhân thân, quốc tịch và các
chế độ, chính sách đối với Việt kiều Campuchia hồi hương trên địa bàn

3.3.1

Đánh giá chung:
Những năm gần đây, tình hình các hộ, nhân khẩu là Việt kiều từ Campuchia di

cư tự do trở về Việt Nam sinh sống trên địa bàn huyện Bù Gia Mập có chiều hướng
gia tăng và di biến động nhiều. Đa số các nhân khẩu này sống từ rất lâu đời trên
xuồng, bè lênh đênh, làm nghề chài lưới, đánh bắt cá trên các mặt hồ, sông, đập của
Vương quốc Campuchia, điều kiện kinh tế thấp, khơng có giấy tờ tùy thân, khơng có
điều kiện tối thiểu để hội nhập vào xã hội nước sở tại nên đã quay trở lại Việt Nam từ
các địa phương: Pursat, Kratié, Kandal, Kampong Chhnang và số ít từ Phnom Penh,
Batambang... bằng nhiều con đường và phương tiện khác nhau để tìm phương thức
sinh sống, định cư. Do có được chính sách ưu đãi từ Đảng, Nhà nước Việt Nam và

điều kiện sinh sống dễ dàng hơn nên ngày càng có nhiều nhân khẩu diện này di cư tự
do trở về Việt Nam nói chung và huyện Bù Gia Mập nói riêng, tác động đến cơng tác
quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.


1
6

Số nhân khẩu trên thuộc diện: Nhóm 2 (những người khơng có bất kỳ loại giấy
tờ nào để chứng minh về quốc tịch (bao gồm cả quốc tịch Việt Nam, Campuchia hoặc
quốc tịch nước khác); là những người đang rơi vào tình trạng khơng quốc tịch) và
Nhóm 3 (trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc sinh ra trên lãnh thổ Campuchia
có cha, mẹ thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2) theo hướng dẫn rà sốt tại Kế hoạch số
21/KH-UBND ngày 02/02/2016 của UBND tỉnh Bình Phước nhằm triển khai Tiểu đề
án “Giải quyết các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu và các loại giấy tờ tùy thân
khác cho người di cư tự do từ Campuchia về nước” (Tiểu đề án 2) trên địa bàn tỉnh, do
vậy họ chưa được nhập quốc tịch Việt Nam, không có hộ khẩu, chứng minh nhân dân.
Đơng con, nhiều trẻ em không được đi học hoặc bỏ học dang dở, đời sống
nghèo khó, thiếu thốn, người lớn đi làm thuê (xưởng điều, phụ làm vườn rẫy, phụ xây
dựng...), số khác làm nghề chài lưới, đánh bắt, nuôi cá, công việc và thu nhập đều
khơng ổn định.
Khơng có nhà, chỗ ở ổn định, hợp pháp mà ở trên xuồng, ghe, bè trên mặt nước
gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và chương trình xây dựng nơng thơn mới. Một
số ít ở tại nơi làm thuê, nhà trọ hoặc lều, chòi tạm bợ trên đất của các công ty thủy
điện quản lý.
Do đi khỏi Việt nam quá lâu hoặc đã sinh sống tại Campuchia qua nhiều thế hệ
nên họ không xác định được địa danh cụ thể của quê quán, nơi thường trú, tạm trú ở
Việt Nam trước khi đến Campuchia. Mức độ di biến động của các nhân khẩu này khá
cao (di chuyển đến các địa phương khác và kể cả quay lại Campuchia), phụ thuộc vào
chỗ ở, công việc và thu nhập. Có trường hợp vừa được hướng dẫn kê khai thì cả hộ đã

bỏ địa phương đi nơi khác vì họ cho rằng nơi ở mới họ có cuộc sống dễ dàng hơn.
Hiện nay địa bàn huyện Bù Gia Mập có tổng số dân Việt kiều Campuchia là
151 hộ với 710 nhân khẩu (368 nhân khẩu nữ, 478 nhân khẩu trên 14 tuổi), trong đó
có khoảng 60% là các hộ có kinh tế đủ, 25% trung bình, 15% khó khăn. Nhìn chung


1
7

thời gian qua, số nhân khẩu này chủ yếu tập trung lao động, tìm phương thức sinh
sống, chưa phát hiện vụ việc phức tạp nào gây mất đoàn kết dân tộc ảnh hưởng đến
ANQG và TTATXH.

3.3.1 Các giải pháp tháo gỡ:
Làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân dưới nhiều hình thức cụ
thể:
-

Thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các giải

pháp an sinh xã hội, từng bước tạo điều kiện ổn định cuộc sống, đồng thời tuyên
truyền, vận động người Việt kiều Campuchia đang sinh sống trên địa bàn chấp hành
tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định của địa
phương cũng như động viên tích cực tham gia các phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
-

Tổ chức các buổi gặp gỡ, tiếp xúc, nắm bắt tình hình tư tưởng, chính trị,

đời sống kinh tế, tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn, trăn trở nhằm kịp
thời báo cáo, tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng

để giải quyết.
Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống, sản
xuất cho người dân di cư tự do từ Campuchia về địa bàn tỉnh.
- Tổ chức rà sốt, thống kê và phân loại thành các nhóm theo mốc thời gian đến
địa phương hoặc nhóm cần trợ giúp về lĩnh vực như: nhà ở, việc làm, y tế, giáo dục...
để kịp thời quản lý và có phương án, kế hoạch hỗ trợ về các chính sách phù hợp.
- Cấp 26 lô đất (từ 300-400m2/lô) và xây 26 căn nhà (60m2/căn) cho 26 hộ đảm
bảo các tiêu chí chọn lọc, xét duyệt tại Tiểu khu 119 thuộc thôn Hai Căn, xã Phú
Nghĩa.
- Mở các lớp dạy nghề nhằm hướng nghiệp, lập nghiệp như: cắt tóc, thợ may,
cạo mủ cao su, sửa chữa xe máy.... Tuy nhiên, chưa mang lại hiệu quả do số nhân
khẩu này không tham gia hoặc một số ít tham gia nhưng sau đó khơng lập nghiệp theo


1
8

nghề đã đào tạo. Các địa phương Phước Minh, Đức Hạnh, Phú Nghĩa là 03 xã có số
nhân khẩu này tập trung nhiều đã chủ động liên hệ với các công ty chế biến nông sản
(tiêu, điều, cà phê), các tiểu điền cao su tư nhân tại địa phương để tạo việc làm hoặc
tạo điều kiện để họ phát triển ni trồng thủy sản tại lưu vực các lịng hồ thủy điện.
- Đã rà sốt, triển khai cơng tác cấp thẻ bảo hiểm y tế, đồng thời hỗ trợ kinh phí
cho học sinh cấp mẫu giáo và tiểu học, THCS.
Thực hiện giải quyết các vấn đề về quốc tịch, hộ khẩu, hộ tịch và các giấy tờ
tùy thân khác cho người dân di cư tự do từ Campuchia về nước.
- Thực hiện Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 02/02/2016 và Kế hoạch số
170/KH-UBND ngày 4/7/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai T iểu đề án “Giải
quyết các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu và các loại giấy tờ tùy thân khác cho
người di cư tự do từ Campuchia về nước” (Tiểu đề án 2) và đảm bảo an sinh xã hội,
ổn định đời sống, sản xuất cho người di cư tự do từ Campuchia về Bình Phước, Cơng

an huyện phối hợp Phịng Tư pháp huyện đã ban hành các biểu mẫu, mẫu tờ khai
trong công tác rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại lập danh sách theo nhóm người di
cư tự do từ Campuchia về Việt Nam và yêu cầu các địa phương nghiêm túc thực hiện.
- Cơng an huyện, phịng Tư pháp huyện đã phối hợp cùng Công an tỉnh, Sở Tư
pháp và các địa phương có nhân hộ khẩu Việt kiều từ Campuchia trở về sinh sống đã
tiến hành tổng rà soát, hướng dẫn kê khai các thủ tục (HK01, HK02,
DC01...), biểu mẫu thống kê, thu thập giấy tờ (nếu có), lập danh chỉ bản để tra cứu,
xác định nguồn gốc, nhân thân lai lịch đồng thời vận động, tuyên truyền, quản lý và có
hướng tham mưu cho cấp trên giải quyết những khó khăn vướng mắc về: quốc tịch,
giấy tờ tùy thân, chỗ ở và các chính sách an sinh xã hội theo chủ trương của Đảng,
Nhà nước, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giải pháp tối ưu.
- Chỉ đạo Cơng an các xã định kỳ rà soát, lập danh sách bổ sung, phân loại di
biến động của số nhân khẩu này để chủ động nắm chắc tình hình cơng dân cư trú trên


1
9

địa bàn, tình hình ANTT có liên quan và tham mưu thực hiện các biện pháp ổn định
cuộc sống của người dân Việt kiều Campuchia, đồng thời tranh thủ sự quan tâm của
các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân để hỗ trợ về nhu yếu phẩm, dụng cụ sinh
hoạt, nhất là vào các thời điểm giao mùa, mưa lũ, lễ tết nhằm đảm bảo đời sống của bà
con ổn định, đầy đủ hơn.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại, hạn chế mà địa phương chưa có hướng giải quyết
triệt để do những nguyên nhân:
-

Không hoặc chưa xác định được quốc tịch. Đây là vấn đề nền tảng để

thiết lập các giấy tờ tùy thân, giấy tờ hộ tịch, hộ khẩu.

-

Do gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh tế, kiến thức, điều kiện đi lại

để liên hệ xác nhận quá trình sinh sống cả trong nước và tại Vương quốc Campuchia
nhằm xác định quốc tịch, thời gian sinh sống... từ đó có ý thức bỏ mặc việc trang bị
các loại giấy tờ dù đã đến thế hệ con, cháu đang sinh sống tại địa phương.
-

Chưa có quy định chung về chính sách hỗ trợ đối với Việt kiều

Campuchia trở về nước sinh sống nên chưa đảm bảo được việc thực hiện các chính
sách về an sinh xã hội như người dân địa phương. Trong khi độ di biến động của họ
rất cao, thậm chí cịn tâm lý chưa ổn định.
-

Việc tổ chức làm thủ tục cấp thẻ thường trú cho công dân là Việt kiều

Campuchia đang cư trú trên địa bàn đã được triển khai thu thập, thực hiện từ lâu, tuy
nhiên đến nay số công dân này vẫn chưa được cấp thẻ thường trú.
- Việc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý, thi hành công vụ ở
địa phương liên quan tới người dân là Việt kiều Campuchia chưa được quan tâm đúng
mức, chưa mở các lớp tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ vận động, quản lý, dân vận để
nắm bắt nguyện vọng, tư tưởng, thói quen sinh hoạt, tập tục đối với số nhân khẩu này
nhằm tuyên truyền, thuyết phục hiệu quả.


2
0


3.4. Liên hệ bản thân:
Với vai trị là Phó Bí thư Huyện đoàn Bù Gia Mập thường xuyên tham gia các
hoạt động tuyên truyền biên giới đặc biệt giáo dục lịng u nước cho đồn viên thanh
thiếu nhi. Qua các chương trình chào cột mốc, các hoạt động thăm tặng quà các Đồn
biên phòng, các hoạt động thăm chúc Tết nước bạn Campuchia cũng như tham gia đón
tiếp đồn nước bạn đến tham và chúc mừng ta. Bản thân cảm thấy mình cần phải trao
dồi hơn nữa các kiến thức về quan hệ ngoại giao hai nước, các lịch sử truyền thống,
đặc biệt là tìm hiểu ngơn ngữ, chữ viết của bạn để có thể trao đổi cũng như phát huy
vai trị của tuổi trẻ trong cơng tác ngoại giao.
Bởi lẽ nếu như không am hiểu ngôn ngữ của bạn sẽ cản trở trong quá trình giao
tiếp cũng như giới thiệu hình ảnh con người Việt Nam, đất nước Việt Nam đến với
bạn.
Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, thăm hỏi tặng quà đặc biệt các ngày
lễ tết hoặc các chương trình nằm trong cơng tác an sinh xã hội.
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ Kiều Bào Campuchia hồi
hương ổn định cuộc sống, đặc biệt là các cháu thiếu nhi được đi học đầy đủ. Đây cũng
là biện pháp dài hơi giúp bà con kiều bào thay đổi tư tưởng di cư trên các lịng hồ thủy
điện hoặc các khu vực có sông hồ để đánh bắt thủy hải sản sinh sống.
Bản thân cũng sẽ tiếp tục ra sức học tập đặc biệt là các bài giảng được các thầy
cô học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh truyền dạy để trang bị thêm kiến thức cho
bản thân để góp phần cống hiến cho quê hương đất nước.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Sáng 21/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thủ đô Phnom Penh, bắt đầu
chuyến thăm cấp nhà nước Vương quốc Campuchia. Đây là chuyến thăm Vương Quốc
Campuchia lần đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới, thể
hiện nhất quán đường lối đối ngoại Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta luôn coi trọng và


2
1


dành ưu tiên cao cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có quan
hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Campuchia. Quốc vương Norodom
Sihamoni dành cho Chủ tịch nước và Đoàn cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị với
nghi lễ cao nhất, cùng với tình cảm nồng hậu và thân tình, thể hiện sự coi trọng và ưu
tiên cao của Campuchia đối với quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống,
hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" giữa Campuchia và Việt Nam. Tại cuộc hội kiến
với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sau Lễ đón, Quốc vương Campuchia đánh giá
cao ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia của
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới, thể hiện sự coi trọng của Nhà
nước Việt Nam cũng như của cá nhân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đối với mối
quan hệ gắn bó thân thiết giữa Việt Nam và Campuchia. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định
sẽ tiếp tục dành ưu tiên cao nhất và làm hết sức mình vun đắp cho mối quan hệ Việt
Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam ngày càng đơm hoa kết trái.
Với những kết quả tốt đẹp và ý nghĩa chuyến thăm cấp quốc gia giữa Việt Nam
và Campuchia chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam - Campuchia sẽ tiếp tục có nhiều
tiếng nói chung trong quan hệ song phương cũng như đa phương trong khu vực và thế
giới.
Tôi cũng mong muốn qua bài thu hoạch này sẽ mang đến cho quý thầy cô học
viện cảm nhận mới về huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đặc biệt là về tuyến đường
vành đai biên giới của huyện Bù Gia Mập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Quan hệ quốc tế dành cho hệ đào tạo cao cấp lý luận

chính trị (tái bản có cập nhật, chỉnh sửa năm 2021)
2.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

3.

Tạp chí Cộng sản - cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.


2
2

4.

Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, Một số điểm mới nổi bật

trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
5.

Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: http:

//www.vienthongtinkhoahoc. org.vn/.
6.

Thư viện số Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: http:

//dlib.vienthongtinkhoahoc. org.vn/.
7.
Bài viết của Ơng NGUYỄN MINH TÂM - HỒ QUỲNH
PHƯƠNG - Vụ trưởng Vụ Lào - Cam-pu-chia, Ban Đối ngoại Trung ương Ban Đối ngoại Trung ương vào lúc 17:48, ngày 18-09-2021 đăng trên Tạp chí
Cộng sản.
8.


Các trang trên internet:

- />- https: //vov .vn/chinh-tri
- http: //chinhphu.vn/
- />-
- https: //bugiamap .binhphuoc. gov.vn



×