Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá công tác cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện bù gia mập tỉnh bình phước giai đoạn từ năm 2010 đến t6 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 103 trang )

CƠ SỞ 2 - TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BAN NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ
SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÙ GIA MẬP
TỈNH BÌNH PHƢỚC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM
2010 ĐẾN T6/2015

NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: D850103

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Hùng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Vân
Khóa học: 2012 – 2016
Lớp: K57H_QLĐĐ

Đồng Nai, 2016


LỜI CẢM ƠN
------------Đầu tiên con xin gửi đến bố mẹ lời biết ơn thành kính, cảm ơn bố mẹ
đã nuôi dƣỡng và dành cho con những điều kiện thuận lợi nhất để con đƣợc
học tập và cố gắng mới có đƣợc hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn trân thành và sự tri ân sâu sắc đến quý thầy cô
trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp cơ sở 2, Trảng Bom, Đồng Nai. Trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện tại trƣờng em đã nhận đƣợc sự dạy dỗ tận tình của
quý thầy cô, đặc biệt là các thầy cô ban Nông Lâm đã truyền đạt vốn kiến
thức chuyên môn, kinh nghiệm quý báu và cần thiết cho em. Với vốn kiến
thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình


nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bƣớc vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Hùng đã tận tâm, nhiệt
tình hƣớng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn thầy!
Lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo, cùng các cô, chú, anh, chị đang
công tác tại Phòng Tài Nguyên - Môi Trƣờng, Văn phòng đăng ký Quyền Sử
Dụng Đất huyện Bù Gia Mập đã hƣớng dẫn tận tình, tạo mọi thuận lợi để bài
khóa luận đƣợc hoàn thành đúng thời hạn.
Khóa luận tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận đƣợc ý kiến đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô cũng nhƣ các bạn sinh
viên để em có thể vững bƣớc hơn trong chuyên môn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trảng Bom, ngày 12 tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tuyết Vân


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Vân. Ban Nông lâm. Trƣờng
Đại Học Lâm Nghiệp cơ sở 2.
Đề tài: “Đánh giá công tác cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa
chính trên địa bàn huyện Bù Gia Mập Tỉnh Bình Phƣớc giai đoạn từ năm
2010 đến T6/2015”.
Giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Thanh Hùng.
Hồ sơ địa chính đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà
nƣớc về đất đai, là căn cứ để ghi nhận mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và ngƣời
sử dụng đất. Do đó việc thƣờng xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động về sử
dụng đất vào HSĐC giúp cho việc quản lý đất đai đƣợc thực hiện một cách
chặt chẽ hơn, tạo niềm tin cho ngƣời sử dụng đất vào công tác quản lý Nhà

nƣớc về đất đai và để ngƣời sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ một
cách tốt nhất.
Huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc là một huyện nông nghiệp thuộc
vùng Đông Nam bộ mới đƣợc tách ra từ huyện Phƣớc Long cũ, tuy là một
huyện miền núi, còn có nhiều khó khăn. Song trong giai đoạn đô thị hóa, tỉnh
Bình Phƣớc nói chung và huyện Bù Gia Mập nói riêng đang ngày càng phát
triển và đạt đƣợc những thành quả nhất định. Trong những năm qua, tình hình
kinh tế huyện liên tục phát triển, nhu cầu SDĐ tăng cao. Điều này làm cho
tình hình biến động đất đai diễn ra thƣờng xuyên. Chính vì vậy việc chỉnh lý
biến động đất đai hoàn thiện HSĐC rất cần thiết.
Tổng số lƣợng hồ sơ đã đạt đƣợc từ năm 2010 đến nay là 56498 hồ sơ
cho thấy tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện đang ngày một diễn ra
nhanh chóng. Bằng phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh đề tài thực hiện
đánh giá tình hình chỉnh lý biến động đất đai huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình
Phƣớc. Thông qua việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, quy trình thực hiện,
kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động đề tài đã có những đề xuất mới.


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Giấy xác nhận
Lời cảm ơn
Tóm Tắt
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1- TỔNG QUAN ................................................................................ 3

1.1. Tài liệu nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................ 3
1.2. Tình hình thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam ...................... 4
1.3. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 7
1.4. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 10
Chƣơng 2 - MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 11
2.1. Mục tiêu .................................................................................................. 11
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 11
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 12
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 14
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ......................................................... 14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................. 14
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 14
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên............................................................................. 16
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội ........................................................................ 17
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến công
tác cập nhật chỉnh lý biến động của huyện Bù Gia Mập............................................ 23
3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất ................................................................ 24
3.2.1. Tình hình quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại địa phƣơng có liên quan đến
việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai .................................................................... 24


3.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ................................................ 29
3.2.3. Biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Bù Gia Mập ............................ 31
3.3. Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Bù Gia
Mập.................................................................................................................. 34
3.3.1. Nguyên tắc chỉnh lý biến động .................................................................... 34
3.3.2. Quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai tại địa phƣơng .................. 34
3.3.3. Phƣơng pháp chỉnh lý biến động ................................................................. 39
3.3.4. Kết quả đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện Bù Gia Mập giai

đoạn 2010 – 6/2015 ...................................................................................................... 60
3.3.4.1. Tình hình đăng ký biến động đất đai năm 2010 .................................... 60
3.3.4.2. Tình hình đăng ký biến động đất đai năm 2011 .................................... 61
3.3.4.3. Tình hình đăng ký biến động đất đai năm 2012 .................................... 62
3.3.4.4. Tình hình đăng ký biến động đất đai năm 2013 .................................... 63
3.3.4.5. Tình hình đăng ký biến động đất đai năm 2014 .................................... 64
3.3.4.6. Tình hình đăng ký biến động đất đai 6 tháng đầu năm 2015 .................. 65
3.3.4.7. Nguyên nhân tồn đọng hồ sơ qua các năm............................................. 66
3.3.4.8. Kết quả đăng ký biến động đất đai trên địa bàn Huyện 2010 - T6/2015 . 66
3.3.4.9. Nguyên nhân biến động đất đai............................................................... 70
3.3.4.10. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác cập nhật và chỉnh lý biến
động đất đai trên địa bàn huyện Bù Gia Mập ............................................................. 70
3.4. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất
đai trên địa bàn huyện Bù Gia Mập ................................................................ 71
Chƣơng 4 ......................................................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 73
4.1. Kết luận ................................................................................................... 73
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 74
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................
Danh sách phụ lục ...............................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HSĐC: Hồ sơ địa chính
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
TTg: Thủ Tƣớng
QĐ-ĐKTK: Quyết định-Đăng ký thống kê
TT-BTNMT: Thông tƣ-Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng
CP: Chính Phủ
NĐ-CP: Nghị định-Chính phủ

NQ/CP: Nghị quyết/Chính phủ
QĐ-UBND: Quyết định-Ủy ban nhân dân
GCN: Giấy chứng nhận
QSDĐ: Quyền sử dụng đất
SDĐ: Sử dụng đất
TNMT: Tài Nguyên Môi Trƣờng
TN & MT: Tài Nguyên và Môi Trƣờng
VPĐKQSDĐ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
NVTC: Nghĩa vụ tài chính
ĐC: Địa chính
BQ: Bình quân
SX: Sản Xuất
LD: Lâu dài
CMĐSDĐ: Chuyển mục đích sử dụng đất
CMĐ: Chuyển mục đích
BP: Bộ phận


QL: Quốc Lộ
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
TH & THCS: Trung học và trung học cơ sở
HSĐK: Hồ sơ đăng ký
ĐNB: Đông Nam Bộ
CN: Chuyển nhƣợng
TC: Thế chấp
TC: Tặng cho
TN-TKQ: Tiếp nhận – trả kết quả

NXB: Nhà xuất bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số, mật độ dân số huyện Bù Gia Mập chia theo xã, năm 2015 ...... 19
Bảng 3.2. Lao động và cơ cấu lao động năm 2015 ....................................... 20
Bảng 3.3. So sánh bình quân sử dụng đất của huyện Bù Gia Mập và tỉnh
Bình Phƣớc ...................................................................................................... 21
Bảng 3.4. Thống kê tình hình giao đất, cho thuê, thu hồi đất năm 2015 .........27
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ................................................. 29
Bảng 3.6. Biến động diện tích các nhóm đất giai đoạn 2010 đến 2013 ........ 31
Bảng 3.7. Biến động diện tích các nhóm đất giai đoạn 2013 đến 2015 ........ 32
Bảng 3.8. Kết quả chỉnh lý biến động đất đai năm 2010 ............................. 60
Bảng 3.9. Kết quả chỉnh lý biến động đất đai năm 2011 .............................. 61
Bảng 3.10. Kết quả chỉnh lý biến động đất đai năm 2012 ............................ 62
Bảng 3.11. Kết quả chỉnh lý biến động đất đai năm 2013 ............................ 63
Bảng 3.12. Kết quả chỉnh lý biến động đất đai năm 2014 ........................... 64
Bảng 3.13. Kết quả chỉnh lý biến động đất đai 6 tháng đầu năm 2015 ........ 65
Bảng 3.14. Số lƣợng các loại hồ sơ biến động giai đoạn 2010 – 6/2015 ...... 66
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả chỉnh lý số hồ sơ biến động đất đai đạt đƣợc
trên địa bàn huyện Bù Gia Mập giai đoạn 2010 – 6/2015 .............................. 68


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH

Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng các loại đất chính của huyện ........................... 30
Biểu đồ 3.2. Số lƣợng hồ sơ biến động đất đai giai đoạn 2010–T6/2015 ..... 67
Biều đồ 3.3. Kết quả chỉnh lý hồ sơ biến động đất đai 2010-T6/2015.......... 68
Danh mục các sơ đồ

Sơ đồ 3.1. Quy trình đăng ký biến động về sử dụng đất của Văn phòng
ĐKQSDĐ huyện Bù Gia Mập năm 2003........................................................ 35
Sơ đồ 3.2. Quy trình đăng ký biến động về sử dụng đất của Văn phòng
ĐKQSDĐ huyện Bù Gia Mập năm 2013........................................................ 37
Danh mục các hình
Hình 3.1. Bản đồ vị trí huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc ....................... 15
Hình 3.2. chỉnh lý tách thửa .......................................................................... 40
Hình 3.3. chỉnh lý hợp thửa ........................................................................... 41
Hình 3.4. cập nhật các số hiệu thửa vào bảng ............................................... 41
Hình 3.5. chỉnh lý diện tích ........................................................................... 42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con ngƣời, đất đai còn là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế
đƣợc. Đất đai cố định về diện tích, không gian,… là địa bàn phân bố khu dân
cƣ, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Nó có vai
trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Hiện nay đất
nƣớc ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập với thị trƣờng thế giới tiến dần
tới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc nên nhu cầu về đất đai phục vụ cho
sản xuất là một yêu cầu rất lớn. Bên cạnh đó sự gia tăng dân số cũng làm cho
nhu cầu sử dụng đất của ngƣời dân và các thành phần kinh tế khác ngày một
tăng cao dẫn đến tình hình biến động đất đai ngày một diễn ra thƣờng xuyên
và phức tạp. Vì vậy yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về đất đai là phải sử dụng đất
ngày càng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
Huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phƣớc là một huyện nông nghiệp thuộc
vùng Đông Nam bộ mới đƣợc tách ra từ huyện Phƣớc Long cũ, tuy là một
huyện miền núi, còn có nhiều khó khăn, song trong giai đoạn đô thị hóa, tỉnh
Bình Phƣớc nói chung và huyện Bù Gia Mập nói riêng đang ngày càng phát
triển và đạt đƣợc những thành quả nhất định. Cùng với xu thế đó đất đai biến

động thƣờng xuyên, liên tục do nhu cầu của ngƣời sử dụng đất ngày càng tăng
cao, làm cho quỹ đất chƣa đƣợc bảo vệ và phát huy hết tiềm năng. Vì vậy
chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Bù Gia Mập là công tác rất cần
thiết và cấp bách, việc chỉnh lý biến động đất đai phải thƣờng xuyên, liên tục
phải đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất,
để cho ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo
pháp luật và giúp cho công tác quản lý, thống kê, kiểm kê đất đai đƣợc dễ
dàng, nhanh chóng và chính xác hơn.
Thấy đƣợc ý nghĩa của việc cập nhật, chỉnh lý biến động trong công tác
quản lý Nhà nƣớc về đất đai và đƣợc sự giúp đỡ của Phòng Tài Nguyên Môi
1


Trƣờng cùng giảng viên hƣớng dẫn Nguyễn Thanh Hùng em đã chọn đề tài
nghiên cứu “Đánh giá công tác cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa
chính trên địa bàn huyện Bù Gia Mập - Tỉnh Bình Phƣớc giai đoạn từ
năm 2010 đến T6/2015”.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tài liệu nghiên cứu nƣớc ngoài
Cho đến nay, trên thế giới tồn tại hai hệ thống địa chính thể hiện bằng
hai hệ thống hồ sơ quản lý đất đai khác nhau:
- Hệ thống địa bạ (định hƣớng thuế): bao gồm các loại sổ sách địa
chính sử dụng để định vị lô đất theo sơ đồ do chính quyền quản lý và các giấy
tờ pháp lý dựa trên cơ sở các khế ƣớc, văn tự đƣợc pháp luật thừa nhận.
- Hệ thống bằng khoán (định hƣớng pháp lý): bao gồm bản đồ địa

chính, các hồ sơ đăng ký đất đai, GCNQSDĐ của chủ sử dụng.
Địa chính Tây Ban Nha
Ở Tây Ban Nha, hệ thống địa chính mang định hƣớng thuế khóa đƣợc
chia làm hai loại là địa chính đô thị và địa chính vùng nông thôn, địa chính
nông thôn chỉ thuần túy làm thuế đất, nó đƣợc cơ quan về địa bạ sử dụng để
định vị các lô đất.
Địa chính Italia
Ở Italia, bản đồ địa chính có chức năng làm vật chứng minh để đƣợc
xây dựng theo kiểu địa chính Napoleon (một phần đất thuộc về một sở hữu
duy nhất, đƣợc phân chia phụ thuộc vào hạng thuế đất của nó). Cũng giống
nhƣ ở Tây Ban Nha, hệ thống địa chính đƣợc chia làm hai loại là địa chính đô
thị và địa chính vùng nông thôn.
Địa chính Pháp
Hệ thống thuế đƣợc vận hành trên cơ sở các sổ địa bạ thể hiện các
thông số diện tích đất, dữ kiện định vị, chỉ tiêu đánh giá đất, đôi khi đƣợc
minh họa bằng bình đồ trên giấy trang trí rất nghệ thuật nhƣng độ chính xác
cũng rất tƣơng đối. Thời kỳ cận đại, đã nẩy sinh nhu cầu một hệ thống địa
chính bao quát, nhiều dự án đƣợc thử nghiệm, nhờ những biến đổi của thời kỳ
3


hiện đại đã đem lại sự thống nhất cho nền địa chính có bản chất khác nhau.
Nền địa chính thuế đã đƣợc tạo dựng, phát triển tại Pháp và trên phần lớn diện
tích châu Âu. Từ năm 1808 đến năm 1850 bản đồ giải thửa tổng quát (địa
chính Napoleon hay địa chính cũ), đặt nền móng cho địa chính Pháp đƣơng
đại. Bản đồ địa chính Napoleon gồm một bình đồ giải thửa, đƣợc đo đạc và
thành lập rất cẩn thận, nhƣng là một bản vẽ thể hiện trạng thái tĩnh và không
dự kiến trƣớc việc cập nhật hóa thông tin.
Nền địa chính đƣơng đại (Bộ luật 1930) đặt ra nhu cầu cấp thiết phải
đổi mới toàn bộ nền địa chính cũ, đòi hỏi phải cập nhật hóa hàng năm các

bình đồ địa chính đã tái lập. Trong khuôn khổ cải tổ việc quản lý đất đai, tất
cả các xã phải cập nhật hóa hàng năm bản địa chính của mình. Bản địa bạ đổi
mới ngay từ đầu đã có một hệ thống ghi chép, trình bày trên giấy, hàng năm
mọi thay đổi đều đƣợc ghi lại.
Địa chính Đức
Ở Đức, bản đồ địa chính mới với nội dung định vị và mô tả tổng thể
các thửa đất và nhà cửa, gồm có một bình đồ địa chính và một sổ cái dùng để
mô tả. Các thửa đất đƣợc xác định chủ yếu theo quan hệ với sở hữu, còn loại
hình sử dụng chỉ giới hạn ở nhƣng rất chung (đất canh tác, đất rừng…), các
thửa đất đƣợc đánh giá chính xác trên thực địa (bằng cột mốc) và đƣợc đánh
số theo một hệ thống định dạng thống nhất cùng số liệu với số ghi trong sổ
địa bạ, bởi vì sơ đồ vị trí này có giá trị làm vật chứng minh. Mọi sự thay đổi
đều phải nhất thiết ghi vào sổ địa bạ và đƣợc quản lý thống nhất, chặt chẽ.
1.2. Tình hình thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam
Ngành địa chính Việt Nam có hiệu lực từ triều đại vua Hồng Đức, gọi là
bản đồ Hồng Đức. Bản đồ lúc bấy giờ vẽ khái quát các huyện có trong cả nƣớc
và ghi tên các quận, huyện. Đến triều Nguyễn, vua Gia Long lập địa bạ đến các
làng, ghi chép đến xứ đồng, mỗi xứ có bao nhiêu ruộng công điền, ruộng tƣ điền,
các mốc giới làng, tứ cận, hạng thuế, hàng năm đều có tu sửa sổ bộ.
4


Giai đoạn trƣớc năm 1930 đến năm 1945
Ngay khi thực dân Pháp sang xâm chiếm Việt Nam, năm 1886 Pháp
thực hiện đo đạc vẽ bản đồ thành phố Sài Gòn. Năm 1888, Pháp thiết kế xong
bản đồ quy hoạch mở rộng thành phố Sài Gòn.
Năm 1887 lập Sở Địa Chính Sài Gòn, từ năm 1898 đến năm 1930 đo vẽ
xong bản đồ giải thửa các làng ở Nam Kỳ, dựa vào các bản đồ giải thửa lập ra
các tài liệu của chế độ quản thủ địa chính cùng với Lý trƣởng, Chƣởng bạ có
quyền nhận thị thực các văn bản về ruộng đất trong các làng, chuyển dịch

ruộng đất thì phải nộp phí cho Chƣởng bạ.
Sở địa chính lập ra từ năm 1931, các thƣ ký đạc điền đo vẽ lập các tài
liệu địa chính nhƣ bản đồ, sổ địa chính, sổ điền chủ, sổ khai báo.
Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975
Thi hành sắc lệnh điền thổ đƣợc ban hành năm 1927 quy định đất đai là
tài sản mà ngƣời dân có quyền sở hữu để mua bán, sang nhƣợng, cho thuê,
thừa kế và thế chấp.
Đất đai đƣợc mua bán tự do nhƣng phải chấp hành quy định của Nhà
nƣớc để thực hiện vào công trình công ích phúc lợi xã hội, mọi sự mua bán
nhà, xây dựng, sửa chữa đều phải có sự chấp thuận của chủ đất.
Chính sách “Người có ruộng cày” năm 1970 chỉ cho phép sở hữu 15 ha
đất hƣơng quả, còn ngƣời trực canh đƣợc quyền sở hữu đất 3 ha.
Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986
Thời kỳ này triển khai công tác đo đạc phân hạng và đăng ký thống kê
đất trong cả nƣớc theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/01/1980 của Thủ tƣớng
Chính phủ và Quyết định số 56/QĐ-ĐKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục
Quản lý ruộng đất về việc ban hành quy định về thủ tục đăng ký thống kê
ruộng đất.
Năm 1983 thực hiện chính sách hợp tác hoá gia nhập “Tập đoàn sản
xuất” đã gây sáo trộn lớn về sử dụng đất. Việc phân chia ruộng đất đƣợc thực
5


hiện theo phƣơng thức bình quân nhân khẩu, độ tuổi lao động và khoán cho
từng hộ gia đình.
Năm 1986, phong trào hợp tác hoá giải thể, kinh tế hộ gia đình đƣợc
coi là vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông
lâm nghiệp nói riêng. Trong thời gian này, nhà nƣớc không cho phép sang
nhƣợng, mua bán đất đai nhƣng thực tế việc sang nhƣợng, mua bán bất hợp
pháp vẫn xảy ra rất nhiều, nên nhà nƣớc không quản lý đƣợc công tác chỉnh lý

biến động.
Giai đoạn từ năm 1987 đến 1993
Năm 1987, Chính phủ ban hành luật đất đai đầu tiên.
Giai đoạn 1993-2003
Chính phủ ban hành luật đất đai năm 1993.
Các văn bản pháp luật và dƣới luật chủ yếu nhƣ sau: Nghị định số
34/CP, Thông tƣ số 1990/2001/TT-TCĐC,…
Giai đoạn 2003
Luật đất đai năm 2003 đƣợc Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/7/2004, quy định chặt chẽ và chi tiết công tác quản lý nhà
nƣớc về đất đai (13 nội dung so với 7 nội dung của Luật cũ). Tháng 11/2004,
Chính phủ ban hành Nghị định số 181 hƣớng dẫn chi tiết thi hành Luật đất
đai. Công tác lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính hƣớng dẫn cụ thể trong
Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004. Tuy nhiên trong quá
trình quản lý đất đai xuất hiện nhiều bất cập, ngày 02/8/2007 Bộ Tài Nguyên
& Môi Trƣờng ban hành Thông tƣ số 09/2007/TT-BTNMT thay thế Thông tƣ
số 29/2004/TT-BTNMT.
Giai đoạn 2013 đến nay
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013, Luật
này sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2014. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất
đai năm 2013 có 14 chƣơng với 212 điều, tăng 7 chƣơng và 66 điều, đã khắc
6


phục, giải quyết đƣợc những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi
hành Luật đất đai năm 2003. Ngày 15/5/2014 chính phủ ban hành nghị định
43/2014 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và
Thông tƣ 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng Quy định về hồ sơ địa chính, nhƣng trên địa bàn huyện Bù Gia Mập
chƣa có hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử nên áp dụng Thông tƣ số 09/2007/TTBTNMT có sửa đổi, bổ sung theo Thông tƣ số 17/2009/TT-BTNMT.

1.3. Cơ sở khoa học
a. Các khái niệm cơ bản về hồ sơ địa chính
Theo luật đất đai 2013:
Giấy chứng nhận QSDĐ quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất: Là chứng thƣ pháp lý để Nhà Nƣớc xác nhận QSDĐ, quyền sở
hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của ngƣời có quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo thông tƣ 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính:
Hồ sơ địa chính: là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện
trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn
liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nƣớc về đất đai và nhu cầu thông
tin của các tổ chức cá nhân có liên quan.
Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng
ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một
số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
Theo thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài Nguyên
Và Môi Trƣờng về việc hƣớng dẫn, chính lý, quản lý hồ sơ địa chính thì:
Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý
có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn, đƣợc cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền xác nhận.
Sổ mục kê đất đai: Sổ mục kê đƣợc lập theo đơn vị hành chính cấp xã
7


để thể hiện tất cả các thửa đất và các đối tƣợng chiếm đất nhƣng không tạo
thành thửa đất.
Sổ địa chính: Sổ địa chính đƣợc lập theo đơn vị hành chính cấp xã để
thể hiện thông tin về ngƣời sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất của ngƣời
đó đối với thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận.
Sổ theo dõi biến động đất đai: Sổ theo dõi biến động đất đai đƣợc lập

ở cấp xã để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở
để thực hiện thống kê diện tích đất đai hàng năm.
b. Các vấn đề về biến động đất đai
Theo thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài
Nguyên Và Môi Trƣờng về việc hƣớng dẫn, chính lý, quản lý hồ sơ địa chính
thì:
Khái niệm biến động đất đai: Biến động đất đai là sự thay đổi thông
tin không gian và thuộc tính của thửa đất sau khi đƣợc xét duyệt cấp
GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính ban đầu.
- Các dạng biến động đất đai: Căn cứ vào đặc trƣng biến động đất đai,
chia làm 2 dạng biến động chính:
- Biến động do thay đổi dữ liệu không gian: tách thửa, hợp thửa, thửa
đất sạt lở tự nhiên, thay đổi ranh giới hành chính,…
- Biến động do thay đổi dữ liệu thuộc tính: biến động này gắn liền với
các quyền của ngƣời sử dụng đất.
Các hình thức biến động đất đai
- Chuyển quyền sử dụng đất:
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất.
- Chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất.
- Thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất.

8


- Chuyển quyền sử dụng đất theo quyết định công nhận kết quả hòa
giải thành đối với tranh chấp đất đai của UBND có thẩm quyền cấp
GCNQSDĐ.
- Chuyển quyền sử dụng đất theo quyết định hành chính giải quyết
khiếu nại, tố cáo về đất đai của UBND có thẩm quyền.
- Chuyển quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của tòa án nhân

dân hoặc quyết định của cơ quan thi hành án.
- Chuyển quyền sử dụng đất theo văn bản công nhận kết quả đấu giá
quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật.
- Chuyển quyền sử dụng đất theo văn bản thỏa thuận xử lý nợ trong
hợp đồng thế chấp bảo lãnh.
- Chuyển quyền do chia tách, sát nhập tổ chức theo quyết định của cơ
quan, tổ chức.
- Thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Hợp thức hóa quyền sử dụng đất.
- Cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ.
- Ngƣời sử dụng đất đổi tên.
- Biến động do sai sót nội dung thông tin trên GCNQSDĐ.
- Thay đổi mục đích, thời hạn sử dụng đất.
- Tách hoặc hợp thửa.
- Thửa đất sạt lở tự nhiên.
- Chuyển từ hình thức đƣợc nhà nƣớc cho thuê đất sang hình thức
đƣợc nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất,….
c. Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính
Các loại hồ sơ địa chính cần chỉnh lý để hoàn thiện khi có biến động
đất đai:
- Chỉnh lý bản đồ.
- Chỉnh lý GCNQSDĐ.
- Chỉnh lý hoàn thiện sổ bộ địa chính:
9


- Sổ theo dõi biến động.
- Sổ địa chính.
- Sổ mục kê.
- Sổ cấp GCNQSDĐ.

1.4. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 hƣớng
dẫn về thi hành Luật đất đai.
- Thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài Nguyên
Và Môi Trƣờng về việc hƣớng dẫn, chính lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 quy định
về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
- Thông tƣ số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Quyết định 2056/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính chung áp
dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.
- Luật đất đai 2013.
- Nghị định 43/2014 /NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành luật đất đai 2013.
- Thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT có sửa đổi bổ sung theo Thông tƣ số
17/2009/TT-BTNMT.
- Thông tƣ 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
- Quyết định 1301/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính chung áp
dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.

10


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình hình chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Bù

Gia Mập - tỉnh Bình Phƣớc giai đoạn năm 2010 đến T6/2015. Từ đó đề xuất
đƣợc giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế.
b. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính giai
đoạn 2010- T6/2015.
- Phân tích nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn trong công tác cập nhật
chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn.
- Đề ra giải pháp góp phần hoàn thiện công tác cập nhật chỉnh lý biến
động hồ sơ địa chính.
c. Đối tƣợng nghiên cứu
- Quy trình chỉnh lý biến động trên địa bàn Huyện Bù Gia Mập – Tỉnh
Bình Phƣớc.
- Hồ sơ địa chính.
- Các loại hình biến động đất đai.
- Các văn bản pháp luật liên quan.
d. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ năm 2010 đến T6/1015.
- Không gian: Địa bàn Huyện Bù Gia Mập – Tỉnh Bình Phƣớc.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực cần nghiên cứu.
- Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất.
- Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Bù
Gia Mập.
11


- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động hồ
sơ địa chính trên địa bàn huyện Bù Gia Mập.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra thu thập thông tin:

Tài liệu thứ cấp: Thu thập số liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên (vị trí
địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn,…), kinh tế - xã hội (mật độ, dân số, tăng
trƣởng kinh tế,…), cơ cấu sử dụng đất, số liệu về công tác, tài liệu chỉnh lý
biến động đất đai tại VPĐKQSDĐ, phòng TNMT huyện Bù Gia Mập giai
đoạn 2010 đến T6/2015.
- Phƣơng pháp thống kê: Từ số liệu thu tập đƣợc tiến hành thống kê
các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, dân số, diện tích,
số lƣợng các loại hồ sơ biến động, hồ sơ chỉnh lý biến động (hồ sơ chuyển
nhƣợng, thừa kế, tặng cho, hồ sơ tách thửa, hợp thửa, hồ sơ chuyển mục đích
sử dụng đất,…) theo từng năm từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá công tác
thực hiện.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Dựa vào số liệu thống kê tiến hành
phân tích các điều kiện về tự nhiên kinh tế - xã hội, để thấy đƣợc ảnh hƣởng
của nó (thuận lợi, khó khăn) đến công tác cập nhật chỉnh lý biến động trên địa
bàn huyện. Phân tích tình hình chỉnh lý biến động các loại hồ sơ trên địa bàn
để thấy đƣợc loại hình biến động nào chiếm số lƣợng hồ sơ nhiều nhất, ít
nhất, nguyên nhân tại sao, đánh giá đƣợc thuận lợi, khó khăn trong công tác
cập nhật chỉnh lý trên địa bàn huyện. Từ đó đề xuất đƣợc giải pháp khắc phục
những tồn tại hạn chế.
- Phƣơng pháp so sánh: So sánh (thuận lợi, khó khăn) khi áp dụng hai
luật đất đai trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, so sánh tình hình chỉnh lý biến
động qua các năm (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, T6/2015) trên địa bàn
huyện để thấy đƣợc năm nào là năm có sự biến động nhiều nhất, ít nhất từ đó
rút ra nhận xét, khó khăn, thuận lợi trong việc chỉnh lý biến động.
12


- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý
nhà nƣớc về đất đai tại địa phƣơng. Những ngƣời am hiểu về đất nhƣ giám
đốc VPĐKQSDĐ, phó giám đốc.


13


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị tri địa lý
Bù Gia Mập là một huyện miền núi phía Bắc tỉnh Bình Phƣớc có diện
tích tự nhiên là 173.613,00 ha, chiếm khoảng 25.27% diện tích của toàn tỉnh.
Trung tâm huyện lỵ nằm cách trung tâm tỉnh 70 km, cách thành phố Hồ Chí
Minh 190 km về phía Nam. Là địa bàn có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên
xuống đồng bằng theo hƣớng Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Có tọa độ địa lý (theo hệ tọa độ VN 2000, múi 30):
- Từ 11035’21’’ đến 12017’57’’ vĩ độ bắc.
- Từ 106044’21’’ đến 107014’19’’ kinh độ đông.
- Ranh giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau:
- Đông và Đông Nam: Tỉnh Đắk Nông, Thị Xã Phƣớc Long và huyện
Bù Đăng.
- Tây Bắc giáp: Vƣơng quốc Campuchia và huyện Bù Đốp.
- Tây giáp: Huyện Lộc Ninh và huyện Hớn Quản.
- Nam giáp: Huyện Đồng Phú.
Huyện có 18 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Đắk Ơ, Bù Gia
Mập, Bình Thắng, Đức Hạnh, Phú Văn, Phú Nghĩa, Đa kia, Phƣớc Minh,
Bình Tân, Bình Sơn, Long Bình, Phƣớc Tân, Long Hƣng, Bù Nho, Long Hà,
Phú Riềng, Phú Trung và Long Tân.

14



Hình 3.1. Bản đồ vị trí huyện Bù Gia Mập

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Bù Gia Mập, 2015)

b. Địa hình
Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa bậc thềm phù sa cổ cao
đến núi trung thấp. Nhìn chung hầu hết địa hình khu vực thuộc núi thấp dạng
giải kéo dài chia cắt mảnh, đỉnh bằng thoải, sƣờn dốc,..
c. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu Bù Gia Mập bên cạnh những đặc trƣng của miền nhiệt đới cận
xích đạo gió mùa còn có những nét đặc thù riêng nhƣ mƣa lớn vào mùa mƣa,
khô nóng hơn vào mùa khô.
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25.8 – 26.20C.
Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 - 90C nhất là vào các tháng
mùa khô.

15


3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Huyện Bù Gia Mập có 04 loại đất chính, bao gồm: đất
đỏ vàng, đất xám, đất dốc tụ, và sông suối, mặt nƣớc.
Tài nguyên đất của huyện không chỉ phục vụ tốt cho phát triển công
nghiệp, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, mà còn có tiềm năng
lớn cho phát triển nông nghiệp, với thế mạnh là các cây công nghiệp lâu năm
trong đó cây cao su, điều, tiêu là 03 cây thế mạnh của huyện.
Tài nguyên nƣớc: Trên địa bàn huyện có Sông Bé chảy qua theo hƣớng

Bắc Nam với 3 chi lƣu chính: Suối Đăk Huýt, Suối Đắk Lung, suối Đắk Lap.
Trên Sông Bé quy hoạch 4 công trình thủy lợi, thủy điện lớn theo 4 bậc thang:
Thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sóc Phú Miêng và Phú Hòa.
Trên địa bàn huyện còn có rất nhiều hồ, đập, bƣng bàu chứa nƣớc thủy
lợi, nuôi trồng thủy sản và mặt nƣớc chuyên dùng, với tổng diện tích đất có
mặt nƣớc, không kể sông suối, lên đến 4.849 ha. Tuy nhiên, do lƣợng mƣa
phân bố theo mùa và địa hình cao dốc nên tình trạng dƣ thừa nƣớc vào mùa
mƣa và thiếu nƣớc khá trầm trọng vào mùa khô vẫn luôn xảy ra.
Tài nguyên rừng: Trên địa bàn huyện có vƣờn Quốc gia Bù Gia
Mập với diện tích rừng và đất rừng khá lớn nên hệ động thực vật rừng rất đa
dạng phong phú là nơi bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của hệ động, thực vật,
các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm,....
Theo số liệu kiểm kê đất đai tính đến tháng 6/2015, đất lâm nghiệp có
rừng trên địa bàn là 51.142,91 ha, chiếm 29,46% diện tích tự nhiên.
Phân theo trữ lƣợng, trong đất có rừng chỉ còn khoảng 5% diện tích là
rừng giàu, khoảng 4% diện tích là rừng trung bình, phần còn lại là rừng nghèo
và rừng non tái sinh. Tổng trữ lƣợng rừng trên địa bàn đạt khoảng 5,9 tỷ m3
và khoảng 108 tỷ cây tre, nứa, lồ ô.
Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản vật liệu xây dựng gồm mỏ đá xây
16


×