Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Giải pháp thu hẹp chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hộ giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.29 KB, 89 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

1

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

LỜI MỞ ĐẦU
Trong một khoảng thời gian dài, đứng trên góc độ địa kinh tế, đã tồn tại
trong nhiều quốc gia và các yếu tố chính trị khơng giống nhau như Liên Xơ cũ,
Cộng hòa Ả Rập, Ấn Độ, Braxin, Mexico, Nam Phi hay nhiều nước khác một quan
điểm “tăng trưởng kinh tế theo không gian”, tiến tới trải rộng sự phát triển kinh tế
đồng đều trên mọi vùng lãnh thổ của đất nước, thậm chí nhiều nước phát triển đã
từng có một sự cam kết mạnh mẽ về sự phát triển cân đối theo khơng gian. Nhưng
trên thực tế, trong q trình phát triển, bản thân mỗi vùng có những đặc điểm và
điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn cho phát triển kinh tế khác nhau, các chính
sách làm giảm khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các vùng trong nước trên một
góc độ nhất định đã làm giảm đi khả năng phát triển của những vùng có nhiều lợi
thế hơn.
Tại Việt Nam, sau khi Nhà nước tiến hành xóa bỏ chế độ bao cấp vào năm
1986, đất nước phải đứng trước một thách thức trong q trình phát triển, đó chính
là tình trạng chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền trong
nước. Một số vùng có điều kiện thuận lợi như vùng Đơng Nam Bộ, vùng Đồng
bằng Sông Hồng đã phát triển nhanh vượt trơi hơn so với các vùng khó khăn như
Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Vậy làm thế nào để thu hẹp sự chênh lệch về phát triển KT - XH giữa các
vùng mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển phồn thịnh của quốc gia?. Bằng
những kiến thức chuyên ngành đã được học cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của các
cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng – Bộ khoa học công nghệ và của
thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Vận, em đã lựa chọn đề tài:
“Giải pháp thu hẹp chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hộ giữa vùng Đồng
bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ”.


+ Vấn đề nghiên cứu: Chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội.
+ Phạm vi nghiên cứu: Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung
Bộ.
+ Phương pháp nghiên cứu: Trong chuyên đề này, em đã sử dụng các
phương pháp: Nghiên cứu, tổng hợp, so sánh và thống kê. Các tài liệu có được
là do tìm tịi, sưu tầm tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng và trên
sách báo, qua các trang web và qua q trình tự phân tích tổng hợp.

SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

2

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

Bài chuyên đề của em bao gồm các phần:
Phần I: Lý luận chung về chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội giữa các
vùng
Phần II: Thực trạng chênh lệch phát triển inh tế - xã hội giữa vùng Đồng
bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ
Phần III: Giải pháp thu hẹp chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa
vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, dù đã cố gắng nhưng do đề tài nghiên
cứu khá rộng và quá trình tìm hiểu tài liệu cịn hạn chế nên em vẫn cịn nhiều thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy giáo,
cơ giáo và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Phạm
Văn Vận và các cán bộ Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng – Bộ khoa học
công nghệ đã giúp em hồn thành đề tài của mình.

SV: Hồng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

3

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÊNH LỆCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GIỮA CÁC VÙNG.
I.Vùng kinh tế.
1. Khái niệm vùng kinh tế.
Trong thực tiễn, chúng ta gặp nhiều khái niệm về vùng. Dưới các lăng kính
khác nhau các nhà khoa học nhận biết và xác định “vùng” không giống nhau, hệ
quả là với mỗi mục đích, người ta dựa trên những phương pháp luận, những tiêu
chuẩn cụ thể, những phương pháp phân chia thích hợp để xác định “vùng”làm cơ sở
cho cơng việc xây dựng phương án phát triển sau đó. Nếu dựa vào tiêu chí kinh tế
để phân chia, lãnh thổ cả nước được chia thành các vùng kinh tế nhằm thực hiện
chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước.
Có thể nói, vùng kinh tế là một thực thể khách quan gắn liền với phân công
lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ tất yếu đưa đến hình thành
các vùng kinh tế. Vậy, vùng kinh tế là một không gian kinh tế xác định đặc thù của
quốc gia, là một tổ hợp kinh tế - lãnh thổ tương đối hồn chỉnh có chun mơn hóa

kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp.
2. Các đặc trưng của vùng kinh tế.
Vùng kinh tế có các đặc trưng sau :
- Tính chun mơn hóa : Chun mơn hóa là đặc tính cơ bản đầu tiên của
vùng. Chun mơn hóa xác định vị trí của vùng trong hệ thống phân công lao động
theo lãnh thổ cả nước, khu vực và thế giới.
- Tính tổng hợp : Tính tổng hợp là mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các
ngành trong vùng, thể hiện tính đa dạng trong q trình phát triển nhằm khai thác
tối đa lợi thế của vùng. Đó là mối quan hệ giữa các ngành chun mơn hóa và các
ngành tổng hợp hóa, giữa các ngành sản xuất với các ngành kết cấu hạ tầng, giữa
các nguồn tài ngun với lao động…
- Tính mở : Khi nói đến vùng kinh tế nào đó khơng có nghĩa là chỉ đóng cửa
trong phạm vi vùng đó, mà nó ln ln có các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài
vùng, với các vùng khác, với cả nước và với cả nước ngồi. Vì vậy sự phát triển của
vùng khơng chỉ phụ thuộc vào tiềm năng lợi thế của vùng mà cịn phụ thuộc rất lớn
vào nhu cầu của ngồi vùng, của cả nước và của nước ngoài đối với vùng.
SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

4

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

- Tính động : quá trình hình thành và phát triển vùng là q trình lâu dài. Cơ
cấu vùng được xác định hơm nay không phải là cố định, bất biến, mà là có sự thay
đổi thường xun liên tục. Vì vậy mọi cách nhìn bất biến đối với vùng sẽ kìm hãm

sự phát triển của vùng.
3. Cơ cấu vùng kinh tế.
Vùng kinh tế là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân và bản thân
mỗi vùng kinh tế lại được kết cấu bởi nhiều các yếu tố, bộ phận hợp thành. Mỗi
vùng kinh tế khác nhau có cơ cấu khác nhau. Song nhìn chung mỗi vùng đều có các
yếu tố :
3.1. Sản xuất.
Sản xuất là yếu tố cơ bản trong cơ cấu vùng kinh tế, nó là tiêu chí cơ bản để
so sánh sự khác nhau giữa vùng này với vùng khác. Nhìn vào yếu tố sản xuất của
vùng ta có thể biết được vùng đó thuộc loại vùng nào, vùng đó là vùng phát triển,
đang phát triển hay chậm phát triển. Sản xuất của vùng được tiến hành bởi các
doanh nghiệp, công ty thuộc các ngành sau : nhóm ngành chun mơn hóa, nhóm
ngành bổ trợ, nhóm ngành phục vụ. Nhóm ngành trên có quan hệ chặt chẽ với nhau
theo tỉ lệ nhất định tạo nên cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Trong cơ cấu này, các
ngành chun mơn hóa có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của vùng, các ngành
khác phải phục vụ cho ngành chun mơn hóa nhằm thúc đẩy ngành chun mơn
hóa phát triển.
3.2. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là tổ hợp các cơng trình vật chất – kỹ thuật mà kết quả hoạt
động của nó là những dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất
và đời sống dân cư được bố trí trên một lãnh thổ phạm vi nhất định. Kết cấu hạ tầng
là một yếu tố cấu thành cơ cấu vùng kinh tế. Vì vậy, kết cấu hạ tầng cung cấp các
dịch vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất đời sống. Nó cịn tạo điều kiện thuận lợi
khai thác các nguồn tài nguyên quy tụ trên vùng. Thiếu kết cấu hạ tầng hoặc phát
triển kết cấu hạ tầng không đồng bộ đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của
vùng kinh tế. Kết cấu hạ tầng được chia thành các loại sau : kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, kết cấu hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng môi trường, kết cấu hạ tầng thiết chế.
3.3. Dân cư và nguồn lao động.
Trong vùng kinh tế, dân cư và nguồn lao động được xem xét trên hai mặt :
một mặt là người sản xuất ra của cải vật chất và mặt khác là người tiêu dùng.


SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

5

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

Với tư cách là một yếu tố của quá trình sản xuất, dân cư và nguồn lao động
ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, cơ cấu kinh tế của vùng, đến việc phát triển các đô
thị, khu dân cư nông thôn. Tất cả những vấn đề này đều ảnh hưởng đến cơ cấu của
vùng kinh tế. Với tư cách là yếu tố của quá trình tiêu dùng, dân cư và nguồn lao
động ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ trong vùng. Đến lượt mình,
nhu cầu này lại là động lực trực tiếp để phát triển sản xuất của vùng theo hướng
chun mơn hóa và phát triển tổng hợp.
3.4. Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố quyết định đến hình thành và phát
triển cơ cấu ngành và cơ cấu không gian của vùng kinh tế. Trong điều kiện khoa học
công nghệ phát triển thấp, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố cơ bản quyết định cơ cấu
sản xuất của vùng, do đó ảnh hưởng đến cơ cấu dân cư và nguồn lao động. Trong
điều kiện khoa học cơng nghệ phát triển thì tài ngun thiên nhiên khơng cịn có vai
trị to lớn đó. Khi đó nhu cầu về tiêu dùng của thị trường, nhu cầu của các vùng
khác và nhu cầu của cả nước là yếu tố cơ bản quyết định cơ cấu sản xuất của vùng.
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm các nhóm : khoáng sản, nhiên liệu – năng
lượng, nước, thực vật, động vật, đất đai….
4 yếu tố có quan hệ qua lại với nhau tạo thành cơ cấu vùng kinh tế.

4. Phân loại vùng kinh tế.
Có nhiều cách phân loại vùng kinh tế khác nhau:
4.1. Căn cứ vào mức độ đồng nhất của các yếu tố cấu thành vùng thì ta
chia vùng kinh tế thành 2 loại :
- Vùng kinh tế đồng nhất : là vùng có các yếu tố hình thành vùng khá
đồng nhất với nhau. Càng gần trung tâm vùng thì các yếu tố đồng nhất càng đậm
đặc, càng xa trung tâm vùng thì các yếu tố đồng nhất đó càng mờ nhạt dần và mất
hẳn khi qua ranh giới vùng để sang vùng khác. Ví dụ : vùng đồng bằng Bắc Bộ là
một vùng kinh tế đồng nhất.
- Vùng kinh tế không đồng nhất : là vùng kinh tế có các yếu tố hình thành
khác biệt nhau nhưng lại được gắn với nhau theo các chu trình nhất định, chẳng hạn
chúng gắn với nhau theo quy trình sản xuất, chu trình năng lượng. Ví dụ : mối quan
hệ giữa nội thành và ngoại thành Hà Nội hợp thành vùng kinh tế khơng đồng nhất.

SV: Hồng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

6

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

4.2. Căn cứ vào mức độ chun mơn hóa và phát triển tổng hợp của
vùng , ta chia thành vùng kinh tế ngành và vùng kinh tế tổng hợp.
- Vùng kinh tế ngành : là vùng mà trong giới hạn của nó phân bổ tập trung
một ngành sản xuất nhất định. Ví dụ : vùng kinh tế nông nghiệp, vùng công nghiệp,
vùng du lịch, vùng cà phê, vùng chè…Tuy nhiên, vùng kinh tế ngành khơng chỉ có

ngành chun mơn hóa mà bên cạnh đó cịn có sự phát triển tổng hợp của một số
ngành khác, nhưng ngành chun mơn hóa vẫn là ngành cốt lõi của vùng.
- Vùng kinh tế tổng hợp : là vùng kinh tế đa ngành phát triển một cách nhịp
nhàng, cân đối, nó là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Sự chun
mơn hóa của vùng tổng hợp được quy định bởi các vùng kinh tế ngành tồn tại trong
vùng kinh tế tổng hợp, mà sự chun mơn hóa của chúng có ý nghĩa đối với các
vùng kinh tế tổng hợp khác. Khi lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động
theo lãnh thổ ngày càng sâu sắc thì số lượng các vùng kinh tế ngành trong vùng
kinh tế tổng hợp có xu hướng tăng lên.
5. Mối quan hệ giữa các vùng trong quá trình phát triển KT - XH.
Các vùng kinh tế có những mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình phát
triển KT – XH :
5.1. Quan hệ về cơ cấu kinh tế.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng phát triển có liên quan chặt chẽ đến
việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng chậm phát triển. Để tiết kiệm vốn đầu tư
xây dựng cơ bản cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng cần có quy
hoạch thống nhất về xây dựng cơ sở hạ tầng trên phạm vi cả nước. Việc tổ chức các
cơ sở dịch vụ về tài chính và về y tế, giáo dục ở các vùng cần được quy hoạch
chung để vừa tiết kiệm vốn đầu tư, vừa hạn chế, thu hẹp khoảng cách giữa các
vùng. Việc tổ chức thị trường trao đổi hàng hóa giữa các vùng là vấn đề hết sức
quan trọng để các vùng tiêu thụ tốt những sản phẩm có lợi cho nhân dân trong vùng.
5.2. Quan hệ về dân số, lao động và đời sống.
Ở các vùng phát triển hơn thì cơng nghiệp, dịch vụ thu hút nhiều lao động ở
các vùng lân cận. Do đó lao động ở các vùng chậm phát triển giảm dần còn vấn đề
lao động ở các vùng phát triển là một trong những trở ngại lớn cho phát triển kinh
tế. Việc gia tăng lao động dẫn tới gia tăng nhân khẩu một cách tự phát theo đó là
việc giải quyết nhiều vấn đề về xã hội trật tự, an ninh nhà ở, môi trường. Việc di
chuyển dân ở các vùng thường tuân theo hai xu hướng: theo quy hoạch và tự phát,
mang tính chất thường xuyên hoặc tạm thời.
SV: Hoàng Thị Thu Hằng


Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

7

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

5.3. Quan hệ về đất đai.
Quá trình CNH - HĐH nền kinh tế gắn với q trình phát triển cơng nghiệp
và dịch vụ. Do vậy, đất đơ thị, đất cơng nghiệp có chiều hướng tăng lên cịn đất
nơng nghiệp, nơng thơn thì ngày càng giảm xuống. Thêm nữa, dân số ở các vùng
phát triển ngày càng tăng thêm khiến cho nhu cầu về nhà ở và các cơng trình phục
vụ đời sống cho nhân dân cũng khơng ngừng tăng thêm. Cịn đất đai của các vùng
chậm phát triển hơn chỉ sử dụng vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ lệ sử
dụng đất đai cho khu dân cư, khu công cộng chiếm tỷ lệ khá cao.
II. SỰ CHÊNH LỆCH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIỮA
CÁC VÙNG.
1. Khái niệm về chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội vùng.
Chênh lệch về phát triển KT –XH vùng là sự chênh lệch về trình độ phát
triển, mức sống dân cư giữa các vùng được so sánh với nhau tại một thời điểm nhất
định. Sự chênh lệch này được phản ánh về cả mặt lượng và chất của sự hơn kém.
Chúng được đo bằng hệ số lần hay tỷ lệ phần trăm(%).
Chênh lệch vùng là một phạm trù KT-XH mang tính khách quan ở các thời
kỳ phát triển. Theo quan điểm hệ thống, vùng là một hệ thống mà trong đó có sự
khác biệt về các yếu tố phát triển sẽ không thể có sự phát triển đồng đều ở tất cả các
lãnh thổ trong cùng thời gian. Trên một vùng có thể xảy ra xu hướng phát triển KTXH mạnh ở những nơi này nhưng lại chậm phát triển ở những nơi khác, thậm chí có
nơi cịn lâm vào tình trạng kém phát triển hoặc trì trệ. Chính vì xu thế này đã đưa

đến sự phát triển không cân đối về mặt KT-XH giữa các vùng và tạo ra sự chênh
lệch về KT-XH giữa các vùng hoặc các lãnh thổ trong cùng một vùng lớn. Như vậy,
chênh lệch vùng phản ánh cơ bản mức chênh lệch giữa các vùng về trình độ phát
triển KT-XH, về mức sống dân cư.
Chênh lệch mức sống giữa các vùng là sự chênh lệch về mức thu nhập, sức
khỏe, mức chi cho tiêu dùng và sự hưởng thụ các dịch vụ KT-XH của người dân
giữa các vùng được so sánh với nhau tại một thời điểm nhất định. Sự chênh lệch
này được phản ánh về cả mặt lượng và chất của sự hơn kém. Chúng được đo bằng
hệ số lần hay tỷ lệ phần trăm(%).

SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

8

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

2.Các nguyên nhân gây ra sự chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội giữa
các vùng.
2.1. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
Vị trí địa lý là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến việc phân bố sản xuất, bố
trí các cơng trình, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn.
Chi phí đầu tư sản xuất ở các vùng khác nhau do ảnh hưởng của yếu tố địa lý, địa
hình khác nhau. Nếu so sánh một vùng có địa hình bằng phẳng với một vùng có địa
hình nhiều đồi núi sẽ thấy vùng có địa hình đồi núi sẽ có chi phí đầu tư cho các hạm
mục cơng trình xây dựng tốn kém hơn: giao thông vận tải sẽ gặp nhiều khó khăn,

ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hóa trong vùng và liên vùng. Như vậy sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong vùng. Người dân sống trong vùng
có điều kiện khó khăn hơn sẽ ít có cơ hội thụ hưởng các dịch vụ sống cơ bản.
Sự khác biệt về khí hậu là nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt và sản
xuất của vùng (đặc biệt là ngành nông nghiệp). Ở một quốc gia có sự phân hóa về
khí hậu, các vùng khác nhau sẽ có điều kiện sản xuất khác nhau và có sự chun
mơn hóa về các sản phẩm nơng nghiệp khác nhau.
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn sẵn có của mỗi vùng; là một trong
những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất; là yếu tố thúc đẩy sản xuất
phát triển, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tùy vào đặc điểm tự
nhiên của vùng mà có sự phân bố về tài nguyên khác nhau, do đó ảnh hưởng đến
việc lựa chọn hướng phát triển cho vùng. Thông thường ở những vùng có tài
nguyên thiên nhiên phong phú sẽ chú trọng phát triển ngành cơng nghiệp khai
khống, chế biến… Cịn vùng khan hiếm nguồn lực sẽ phải tiến hành thu mua và
nhập nguyên liệu, dẫn đến sự lệ thuộc, không được ổn định thị trường.
II.2. Dân số, lao động và trình độ lao động.
Dân số của mỗi vùng bao gồm: quy mô dân số, giới tính, cơ cấu độ tuổi, lao
động…Vì vậy, việc sử dụng và phát huy vai trò của người lao động cũng rất khác
nhau. Tỷ lệ lao động nam nữ, cơ cấu lao động theo độ tuổi khác nhau cũng ảnh
hưởng đến chi phí lao động. Tất cả những điều đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới
chênh lệch về năng suất lao động giữa các vùng. Đối với những vùng đơ thị hoặc
vùng đồng bằng có lịch sử phát triển lâu dài, tập trung nhiều lao động có trình độ
tay nghề cao, tạo ra những sản phẩm đóng góp nhiều cho quốc gia. Ngược lại, vùng
khó khăn thường có lực lượng lao động khan hiếm, năng suất lao động không cao,
hiệu quả lao động thấp. Nhu cầu về các dịch vụ của vùng khó khăn thấp, giản đơn
SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

9

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

nên họ thường dễ chấp nhận tình trạng thiếu thốn và yếu kém mà họ phải chịu. Điều
đó làm cho đời sống của nhân dân trong vùng càng ngày càng gặp khó khăn hơn.
II.3. Mức độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng.
Mức độ phát triển sản xuất và kết cấu hạ tầng biểu hiện qua các thông số về
mức độ tập trung các cơ sở sản xuất, mức tăng trưởng kinh tế và mức độ tập trung
các cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.
Ở các vùng đồng bằng ven biển tập trung nhiều đầu mối giao thơng, các điều
kiện sản xuất thường có sẵn, do đó các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động hơn, các
hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trình độ cao hơn so với vùng miền núi, khó khăn có
trình độ thấp hơn.
Đường giao thông vận tải và mạng lưới điện, nước sạch khơng những có ý
nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế vùng, mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong
việc cung cấp và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về chất lượng dịch
vụ. Ở các vùng miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh thường khơng có điện, nên trường
học, trạm y tế cũng khơng có điện để sử dụng gây tác động xấu đến chất lượng dịch
vụ giáo dục và khám chữa bệnh. Trong khi đó, vùng đồng bằng khơng những giao
thơng thuận lợi mà còn đầy đủ cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển
kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng.
Nói chung sự chênh lệch về phát triển KT-XH là tổng hợp của nhiều yếu tố
chủ quan, khách quan khác nhau.
3.Các chỉ tiêu phản ánh chênh lệch vùng.
3.1. Nhóm các chỉ tiêu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Khi tiến hành đánh giá mức độ chênh lệch phát triển giữa hai vùng cần so
sánh dựa trên các chỉ tiêu : quy mô GDP, Tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh

tế….
Chỉ tiêu GDP là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết
quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời
kỳ nhất định.
GDP là thước đo sản lượng và thu nhập của một nền kinh tế. Đó là một trong
những biến số quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và nó được biết đến như
chiếc “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Nó là số liệu thống kê thường được coi là chỉ
báo tốt nhất về phúc lợi KT - XH. GDP của nền kinh tế đồng thời phản ánh cả tổng
thu nhập nhận được trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của
nền kinh tế. Quy mô của GDP thực tế là chỉ tiêu tốt nhất để phản ánh sự thịnh
SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

10

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

vượng của nền kinh tế và mức tăng trưởng của GDP thực tế là chỉ tiêu tốt nhất về
tiến bộ xã hội.
Cơ cấu ngành kinh tế: Xét trên giác độ phân công sản xuất, nền kinh tế được
chia thành ba khu vực: khu vực nông nghiệp, khu vực công nghiệp, và khu vực dịch
vụ. Trong quá trình hoạt động sản xuất, các ngành có mối quan hệ qua lại, thúc đẩy
lẫn nhau cùng phát triển. Công nghiệp và nông nghiệp được gọi là các ngành sản
xuất vật chất, thực hiện chức năng sản xuất trong quá trình tái sản xuất. Để những
sản phẩm của hai ngành này đi vào tiêu dùng cho sản xuất hoặc tiêu dùng cho đời
sống phải qua phân phối và trao đổi. Những chức năng này cho hoạt động dịch vụ

đảm nhận. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, đời sống nhân dân càng nâng cao thì
nhu cầu dịch vụ càng lớn. Như vậy sự tác động qua lại giữa các ngành tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa các ngành không chỉ biểu hiện về mặt
định tính mà cịn được tính tốn thơng qua tỷ lệ giữa các ngành, thường được gọi là
cơ cấu ngành. Như vậy, cơ cấu ngành là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong toàn
bộ nền kinh tế, mối quan hệ này bao gồm cả về số lượng lẫn chất lượng, chúng
thường xuyên biến động và hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu ngành là
bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế, sự biến động của nó có ý nghĩa quyết
định đến sự biến động của nền kinh tế.
3.2. Nhóm chỉ tiêu phát triển xã hội.
Nhóm chỉ tiêu kinh tế chỉ phản ánh về mặt lượng của sự tăng trưởng kinh tế
giữa các vùng, vì vậy để so sánh một cách tồn diện mức độ chênh lệch phát triển
giữa các vùng thì cần xem xét cả trên khía cạnh chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Thứ nhất là nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí bao gồm tỷ
lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học,
số năm đi học trung bình, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách
hoặc so với mức GDP.Tỷ lệ người biết chữ, tính cho số người từ 15 tuổi trở lên, và
cịn tính riêng tỷ lệ này theo giới tính. Ở các nước đang phát triển, giữa nghèo đói
và tình trạng mù chữ có mối quan hệ khá chặt chẽ, những vùng càng nghèo tỷ lệ mù
chữ càng lớn. Nhưng tỷ lệ người biết chữ không chỉ do đói nghèo mà cịn do các
chính sách và mục tiêu xã hội của vùng.
Thứ hai là nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình qn và chăm sóc sức khỏe gồm có
các chỉ tiêu: tuổi thọ bình qn, tỷ lệ chết ở trẻ em, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm
phòng dịch, số người trên một bác sĩ, số cơ sở y tế khám chữa bệnh…

SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

11

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

Tuổi thọ bình qn khơng chỉ phụ thuộc vào chăm sóc y tế, mà nó cịn phụ
thuộc vào nghèo đói và bệnh tật. Tại các nước đang phát triển, có các dịch bệnh lây
lan làm chết hàng vạn người, ngồi ra tình trạng trẻ em chết yểu nhiều, điều kiện vệ
sinh, chăm sóc y tế kém cũng là nguyên nhân làm cho tuổi thọ bình quân ở các nước
này thấp.
Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, chỉ tiêu này được tính cho hai nhóm tuổi: tỷ lệ trẻ
em chết dưới 1 tuổi và tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi.
Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch: Tỷ lệ trẻ em được tiêm phịng dịch trong
chương trình phịng dịch bệnh cho trẻ em toàn cầu.
Số người trên một bác sĩ (số bác sĩ trên 1 vạn dân) phản ánh khả năng chăm
sóc y tế của các địa phương.
Thứ ba là nhóm các chỉ tiêu về nghèo đói bao gồm các chỉ tiêu: Mức và tỷ lệ
nghèo khổ, tỷ lệ nghèo chung…Nghèo khổ vật chất được hiểu đó là tình trạng một
bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người,
mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy thuộc vào trình độ phát triển
KT - XH và phong tục tập quán của đất nước.
Để đo lường nghèo khổ vật chất, điều quan trọng nhất là phải xác định chuẩn
nghèo (ngưỡng nghèo). Chuẩn nghèo là mốc quan trọng để đánh giá nghèo khổ vật
chất, là ngưỡng chi tiêu tối thiểu cần thiết cho việc tham gia các hoạt động trong đời
sống kinh tế. Những người có thu nhập tối thiểu dành cho chi tiêu vật chất dưới
ngưỡng này được coi là những người nghèo. Chuẩn nghèo là thước đo tương đối ,
nó được thay đổi theo các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và tập quán tiêu dùng
dân cư, vì thế, chuẩn nghèo quốc gia sẽ thay đổi theo thời gian, theo vùng (thành
thị, nơng thơn, miền núi) và có xu hướng tăng lên theo sự phát triển kinh tế, xã hội.

Mức và tỷ lệ nghèo khổ (chỉ số và tỷ lệ đếm đầu): đây là chỉ tiêu phản ánh rõ
nhất, tổng quát nhất tình trạng nghèo khổ và cũng là phương pháp đo lường đơn
giản nhất. Mức nghèo khổ (chỉ số đếm đầu – HC) được xác định trên cơ sở đếm đầu
những người sống dưới chuẩn nghèo, tức là những cá nhân hoặc hộ gia đình (i) có
mức thu nhập (y) dưới mức chi tiêu tối thiểu (C). Cịn tỷ lệ đếm đầu sẽ là:
HCR = HC/n
trong đó: n là tổng dân số.
Về mặt ý nghĩa phản ánh, chỉ tiêu trên cho chúng ta kết luận về quy mô, phạm vi
nghèo khổ trong sự so sánh với tổng dân số của quốc gia hay địa phương.

SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

12

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

Như vậy, các chỉ tiêu phát triển xã hội cho biết khả năng được hưởng các
điều kiện sống cơ bản của người dân tại các địa phương, phản ánh mức độ được
hưởng thụ khác nhau về các dịch vụ cơng.
3.3. Nhóm chỉ tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng.
Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu về hệ thống giao thông: giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy, và đường hàng khơng. Hệ thống mạng lưới điện.
Hệ thống cấp thốt nước. Hệ thống bưu chính viễn thơng…
3.4. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp.
Các chỉ tiêu trên chỉ phản ánh từng lĩnh vực khác nhau của phát triển xã hội.

Để đánh giá tổng hợp và xếp loại trình độ phát triển KT - XH chung giữa các địa
phương, năm 1990 Liên hợp quốc đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp có tên gọi là chỉ số
phát triển con người (HDI). HDI chứa đựng 3 yếu tố cơ bản: Tuổi thọ trung bình
được phản ánh bằng số năm sống; trình độ giáo dục được đo bằng cách kết hợp tỷ lệ
người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học đúng độ tuổi; mức thu nhập bình qn đầu người
tính theo sức mua tương đương. HDI được tính theo phương pháp chỉ số và nhận
giá trị lớn nhất bằng 1, nhỏ nhất là 0. Địa phương nào có HDI càng gần 1 thì được
đánh giá là càng phát triển cao.
HDI được tính theo cơng thức sau:
HDI = (IA+IE+IIN)/3
Trong đó:
IA: là chỉ số tuổi thọ
IB: là chỉ số đo tri thức giáo dục (kiến thức) được đo bằng chỉ số tổng hợp
giữa tỷ lệ biết chữ của người lớn (với trọng số 2/3) và tỷ lệ nhập học cấp giáo dục –
tiểu học, trung học, đại học (với trọng số 1/3).
IIN: là chỉ số đo mức sống.
Ngoài chỉ tiêu phát triển con người, một vấn đề quan trọng để đánh giá sự
phát triển trên khía cạnh xã hội là vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng. Hai chỉ tiêu
này phụ thuộc vào tổng khả năng thu nhập và chính sách phân phối thu nhập và
phân phối lại nhằm điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm
bảo vệ người nghèo cũng như giải quyết vấn đề công bằng xã hội.
Để đánh giá mức độ nghèo đói và bất bình đẳng ta dùng các chỉ tiêu: chỉ tiêu
hệ số giãn cách thu nhập xác định mức chênh lệch thu nhập giữa bộ phận dân cư
giàu và nghèo trong xã hội. “Tiêu chuẩn 40” do WB đề xuất năm 2002 xác định tỷ
lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có thu nhập thấp nhất
SV: Hồng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

13

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

trong vùng. Theo chỉ tiêu này địa phương nào có thu nhập 40% dân số thấp nhất
chiếm trên 17% thì mức độ bình đẳng xã hội khá cao, tương ứng nếu chiếm từ 12%
- 17% thì ở mức độ tương đối bình đẳng cịn nếu đạt nhỏ hơn 12% thì ở mức độ bất
bình đẳng lớn.
Chỉ số nghèo khổ con người – HPI (chỉ số nghèo khổ tổng hợp) cho biết rằng
sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số nước (địa
phương) đó. So sánh các giá trị HDI và HPI cho thấy sự phân phối thành tựu của
tiến bộ con người. Có thể có giá trị HDI như nhau nhưng giá trị HPI khác nhau.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số phương pháp như: phân tích đường
cong Lorenz, Hệ số GINI, Hệ số bất bình đẳng. Theo các phương pháp này, ngoài
việc đánh giá được thực trạng cơng bằng xã hội cịn có thể xác định được nguyên
nhân của sự phân hóa giàu nghèo trong các quốc gia.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Vị trí địa lý, sự phát triển của cơ
sở hạ tầng, nguồn nhân lực, quy mô của thị trường…luôn là những yếu tố quan
trọng, tuy vậy nó chưa đủ để có thể lý giải sự khác biệt về sự phát triển giữa các tỉnh
và thành phố. Vì vậy, cần đưa chỉ số PCI vào phân tích chênh lệch vùng. Chỉ số PCI
được nghiên cứu và công bố hàng năm có ý nghĩa rất lớn trong quản lý và điều hành
kinh tế ở các tỉnh. Nó chỉ ra năng lực cạnh tranh của từng tỉnh trong việc thu hút
đầu tư và phát triển thành phần kinh tế tư nhân. Đó là sự đánh giá khách quan của
những chuyên gia kinh tế với những phương pháp nghiên cứu có tính khoa học cao.
Có thể nói PCI là một nỗ lực nhằm giải thích vì sao ở một số tỉnh có mơi trường
kinh doanh thuận lợi hơn các tỉnh khác khi đề cập đến thúc đẩy và phát triển khối
doanh nghiệp tư nhân. Sử dụng các dữ liệu điều tra của các doanh nghiệp phản ánh
nhận thức của họ về môi trường kinh doanh địa phương, cũng như các số liệu so

sánh mơ tả khác từ phía các quan chức và các nguồn khác liên quan đến các điều
kiện tại địa phương, chỉ số PCI đánh giá các tỉnh theo thang điểm 100. Năm 2006,
chỉ số PCI được cấu trúc bởi 10 chỉ số phụ thu hút các thành tố chủ yếu của mơi
trường kinh doanh địa phương mà có thể trực tiếp bởi các hành động và quan điểm
của lãnh đạo địa phương. Mục tiêu cuối cùng của chỉ số PCI là nhằm xác định các
tỉnh thực hiện tốt khi có những điều kiện ban đầu như nhau.
Các chỉ số thành phần của PCI : Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, Tính
minh bạch, Đào tạo lao động, Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, Chi
phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước, Thiết chế pháp lý, Ưu đãi đối với

SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

14

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

doanh nghiệp của Nhà nước, Chi phí khơng chính thức, Tiếp cận đất đai và sự ổn
định trong sử dụng đất, Chi phí gia nhập thị trường.
Như vậy Chỉ số PCI mang lại một cái nhìn tồn diện hơn về những lĩnh vực
như chi phí khởi sự kinh doanh, tính minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin, thanh
tra, kiểm tra, niềm tin của doanh nghiệp đối với hệ thống pháp luật và đào tạo lao
động.

SV: Hoàng Thị Thu Hằng


Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

15

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

PHẦN II
THỰC TRẠNG CHÊNH LỆCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI GIỮA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ VÙNG BẮC
TRUNG BỘ.
I.Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
1. Vùng đồng bằng sông Hồng.
1.1. Tổng quan chung.
Vùng ĐBSH bao gồm địa giới hành chính của 12 tỉnh và thành phố : Hà Nội
( trước khi mở rộng), Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây (trước
đây), Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. Diện
tích tự nhiên là 21.049km2, số dân năm 2008 là 19,9 triệu người. Diện tích của
ĐBSH chiếm 6,4% diện tích đất của cả nước và dân số chiếm 22,8% số dân của cả
nước. Mật độ dân số trên 1km 2 là 934 người, cao nhất so với các vùng khác trong cả
nước và có thể là một trong những vùng nơng thơn có mật độ dân số cao nhất thế
giới.( Mật độ bình quân của cả nước là 260 người/km 2). Phía Bắc và Tây Bắc giáp
trung du và miền núi, giàu tài nguyên khoáng sản và rừng, phía Đơng giáp Vịnh
Bắc Bộ, có nguồn lợi hải sản phong phú và có khả năng có dầu khí, phía Nam giáp
Bắc Trung Bộ, giàu vật liệu xây dựng và kim loại quý.Theo số liệu thống kê đến
ngày 31/12/2008,Vùng ĐBSH có 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội và
Hải Phòng); 11 thành phố trực thuộc tỉnh; 26 quận, 6 thị xã, 96 huyện; 364
phường;122 thị trấn và 1.965 xã.

Vùng có lịch sử phát triển lâu đời. Nhân dân có trình độ học vấn, có kinh
nghiệm làm ăn. Vùng có kinh tế nơng nghiệp phát triển, có nền cơng nghiệp cân đối
và tương đối phát triển so với các vùng khác. Vùng là trung tâm chính trị văn hóa
của cả nước, là trung tâm giao lưu, dịch vụ, thương mại, du lịch của các tỉnh phía
Bắc. Vùng là đầu mối giao thơng của cả nước và ra nước ngồi, là nơi cung cấp các
tiến bộ khoa học và công nghệ cho các vùng khác, là nơi đào tạo và cung cấp cán bộ
cho cả nước.
1.2. Tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng đồng bằng sông Hồng.
1.2.1. Vùng ĐBSH có thực lực và trình độ phát triển kinh tế khá hơn so
với nhiều vùng trong cả nước.
Vùng ĐBSH có quy mô GDP khoảng 20,2 tỷ USD (năm 2008), chiếm 22,6%
và đứng thứ hai trong cả nước (sau vùng ĐNB). GDP/người của vùng tuy xấp xỉ với
SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

16

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

mức GDP/người của cả nước nhưng cũng đứng thứ hai sau vùng ĐNB, đạt khoảng
1.025 USD; đặc biệt vùng KTTTBB (gồm 7 tỉnh) có mức GDP/người ở mức cao
hơn cả nước, khoảng trên 1.200 USD. Tương tự kim ngạch xuất nhập khẩu của
vùng ĐBSH năm 2008 ước đạt 63,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu khoảng 18,9 tỷ
USD, chiếm 30% so với cả nước (đứng thứ hai sau vùng ĐNB).
Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2001 – 2008 của vùng ĐBSH đạt 7,3% tuy chưa
đạt được kỳ vọng nhưng đã đóng góp 23,7% cho tăng trưởng của cả nước và tốc độ

tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ khá đã tạo ra một cơ cấu GDP khá
hiện đại cho vùng ĐBSH (tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 80%),
trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 41%. Hiện nay, thu ngân sách
của vùng ĐBSH chiếm tới 30,9% tổng thu ngân sách trên địa bàn của cả nước, và là
vùng có 4 trong số 11 tỉnh, thành phố của cả nước có số dư ngân sách nộp lại cho
Nhà nước (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc). Ngân sách nộp lại cho
Trung ương chiếm 29,9% tổng thu ngân sách trích nộp lại Trung ương của 11 tỉnh,
thành phố của cả nước có trích lại thu ngân sách cho Trung ương. Đây chính là một
thế mạnh hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư và kinh doanh tại vùng ĐBSH.
1.2.2. Vùng ĐBSH có lợi thế về quy mô dân số, lực lượng lao động dồi
dào và có tay nghề khá ở trong những ngành nghề quan trọng.
Tính đến thời điểm 31/12/2008, vùng ĐBSH có dân số xấp xỉ 19,7 triệu
người, đứng thứ hai trong cả nước (sau vùng BTB&DHTB), chiếm 22,8% dân số
trong cả nước. Bên cạnh đó, vùng ĐBSH có khoảng 10,73 triệu lao động đang làm
việc trong vùng và 85% số này ở trong độ tuổi 15-44. Trình độ học vấn của các
nhóm dân cư, trình độ văn hóa chung của vùng ĐBSH có mức độ cao hơn so với
các vùng khác trong cả nước.
Một trong những nguyên nhân chính lý giải về trình độ học vấn của lao
động vùng ĐBSH là: hiện tại 64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước, hầu
hết các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học đầu ngành của đất nước đều tập
trung ở vùng ĐBSH. Năm 2008, vùng ĐBSH tập trung tới 26-27% cán bộ có trình
độ cao đẳng và đại học, 72% cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước. Tổng số
lao động kỹ thuật của vùng là khoảng 2 triệu người, chiếm 22,8% lao động kỹ thuật
của cả nước. Đặc biệt, vùng thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nguồn nhân lực khoa
học – công nghệ được đào tạo có bằng cấp cao. Tại đây, có mạng lưới gần 600 cơ
quan khoa học và công nghệ kể cả của Trung ương và tỉnh/thành phố trong tổng số
cả nước có trên 1.200 cơ quan khoa học và cơng nghệ (Viện, Trung tâm, Liên hiệp
SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

17

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

khoa học sản xuất…). Ngồi ra, vùng thủ đơ Hà Nội cịn có 63 trường đại học trong
tổng số 230 trường đại học của cả nước (chiếm 30%).
Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, xây dựng nền kinh tế tri thức và nâng cao
năng lực cạnh tranh, lợi thế to lớn trên về nguồn nhân lực so với các vùng khác đã
tạo ra sức cạnh tranh hấp dẫn cho vùng ĐBSH.
1.2.3. Vùng ĐBSH có vị trí và địa hình thuận lợi để phát triển.
Với một địa hình đa dạng và phong phú, bao gồm đồng bằng, đồi núi, biển
và rừng, vùng ĐBSH có đầy đủ cơ sở để phát triển một hệ thống đường bộ, đường
sắt, đường thủy, cảng biển và sân bay. Với vị trí cửa ngõ của khu vực Đơng Nam Á
với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á, vùng ĐBSH có thủ đơ Hà Nội và vùng
KTTĐBB trở thành một đầu mối giao thông đi thế giới bằng tất cả các loại hình
giao thơng một cách dễ dàng. Hiện nay, từ cảng biển Hải Phòng, cảng Cái Lân
(Quảng Ninh) đi sang Singapo, Hồng Kông chỉ mất 3-5 ngày và từ cảng hàng không
Nội Bài (Hà Nội) đi đến Bắc Kinh, Tokyo, Seoul, Moscow cũng chỉ khoảng 4-6 giờ.
Ngoài ra vùng ĐBSH hình thành hai hành lang và một vành đai kinh tế trong quan
hệ Việt Nam – Trung Quốc. Vùng Tây Nam Trung Quốc, Đông Bắc Thái Lan, các
nước Lào, Campuchia đang điều chỉnh kinh tế và đường lối ngoại giao. Các nước và
khu vực này đang đề ra những mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và hòa nhập thị
trường thế giới. Khu vực Tây Nam Trung Quốc trước đây có hai con đường thơng ra
biển đi qua miền Bắc Việt Nam; qua Lạng Sơn và Lào Cai. Hiện nay khu vực này
đã mở thêm 3 con đường ra biến: thông qua Quảng Đông, qua Lào sang Campuchia
và qua Mianma. Các tuyến đường thông ra biến của Tây Nam Trung Quốc tạo thành

những vịng cung bao phía Bắc, phía Tây miền Bắc Việt Nam và ĐBSH. Cho đến
nay, đã có những dự báo, ý tưởng và dự án về khả năng hợp tác phát triển của khu
vực Đông Nam Á. Tuyến hành lang đi xuyên qua lãnh thổ Việt Nam được nhiều
nước quan tâm.
Bên cạnh đó, do tầm quan trọng về mọi mặt của vùng ĐBSH nên từ hàng
nghìn năm nay một hệ thống mạch máu giao thơng đã từ vùng ĐBSH tỏa ra khắp
các miền đất nước tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa. Hiện nay,
mật độ đường bộ của vùng ĐBSH lớn gấp 3,6 lần mật độ trung bình trên cả nước
cho nên hàng hóa, hành khách dễ dàng đến ĐBSH rồi từ đó tỏa ra các hướng khá
thuận lợi.
Vùng ĐBSH khá phong phú về một số loại tài nguyên, với hầu như toàn bộ
trữ lượng than đá và một phần đáng kể đá vơi, sét cao lanh có khả năng khai thác
SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

18

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

kinh tế tập trung. Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nền nơng
nghiệp thâm canh cao, có khả năng đảm bảo an ninh lương thực, có nhiều loại nơng
đặc sản có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, vùng ĐBSH là một trong hai vựa lúa lớn
nhất cả nước, đóng góp 15% diện tích gieo trồng và 17% sản lương lúa gạo của cả
nước. Tài nguyên du lịch của vùng rất lớn do có nhiều cảnh quan đẹp, có các vườn
quốc gia lớn (Ba Vì, Tam Đảo, Cát Bà, Cúc Phương, khu bảo tồn Hòn Mun), tài
nguyên sinh vật phong phú, vùng đất cổ có nhiều truyền thuyết, di tích lịch sử.

Ngồi ra, với vị thế là cái nơi của người Việt và là một trong hai vùng châu thổ lớn
nhất của Việt Nam, do đó, nơi đây đã hình thành một nền sản xuất cơng nghiệp lâu
đời, đa dạng, phong phú và có một nền văn minh lúa nước cùng với các giá trị
truyền thống phi vật thể độc đáo.
1.2.4. Vùng ĐBSH có một hệ thống đơ thị và các cơ sở tương đối mạnh
Có một sự phát triển lâu đời, vùng ĐBSH từ lâu đã hình thành hệ thống điểm
trung tâm (đơ thị) và kèm theo đó là nhiều cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp có tiềm
lực khá, tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội có bước phát triển tốt. Với tam giác phát
triển Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh, trong đó Hà Nội và Hải Phòng là 2 trong 5
thành phố lớn của cả nước, vùng ĐBSH đã thu hút được các tập đoàn lớn trong
nước và quốc tế đầu tư vốn, công nghệ. Mạng lưới liên kết vùng nông thôn ĐBSH
được phát triển mạnh dọc theo các con sông và hệ thống đường quốc lộ và liên tỉnh.
Tỷ lệ phần trăm đường được giải nhựa trong vùng ĐBSH đạt 83,5%, cao nhất và
gần gấp đôi tỷ lệ này của cả nước. Hệ thống giao thông được phát triển tương đối
thuận lợi khi thời gian vận chuyển giảm nhiều so với trước. Các trục huyết mạch:
Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 10,183,39 đã hoàn thành việc nâng cấp
hoặc đang được cải tạo; đang tiến hành xây dựng mới tuyến đường: Bắc Thăng
Long – Nội Bài, Láng – Hịa Lạc; xây dựng lại các cầu Bình, Phú Lương, Lai Vu
(Hải Dương); hoàn thành, xây mới cầu Tân Đệ (Thái Bình), Thanh Trì (Hà Nội),
cầu Vĩnh Tuy, cầu Yên Lệnh (Hưng Yên), cầu Bãi Cháy (Hạ Long),…
ĐBSH là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp của đất nước và có cơ
cấu cơng nghiệp tương đối phát triển so với các vùng khác. Vùng ĐBSH hiện nay
có 32 khu công nghiệp trên tổng số 145 khu đã thành lập và đi vào hoạt động của cả
nước.
Các ngành dịch vụ phát triển với nhịp độ ngày càng tăng và thu hút nhiều lao
động, các dịch vụ quan trọng như vận tải, viễn thơng, tài chính – ngân hàng, thương
mại đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Mơ hình kinh doanh các loại hình dịch vụ ngày
SV: Hồng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

19

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

càng được đổi mới theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng
cao với các trung tâm phát triển dịch vụ lớn của cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh…
ĐBSH chiếm vị trí hàng đầu về số diện tích được thủy lợi hóa so với các
vùng khác trong cả nước. Mạng lưới bưu chính viễn thơng phát triển nhanh, tính
đến năm 2009 tồn bộ các tỉnh trong vùng có mạng thông tin viễn thông kỹ thuật số,
tất cả các xã đều có điện thoại, bình qn có 27 máy/100 dân- đứng thứ hai trong cả
nước, riêng Hà Nội đạt 37 máy/100 dân là địa phương có mật độ điện thoại cao nhất
cả nước. Các dịch vụ về Internet cũng được phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng
trung bình khoảng 100% trong vài năm trở lại đây. Hiện nay, số thuê bao sử dụng
Internet ADSL/1000 dân của vùng năm 2009 là 44,8, gấp 1,7 lần so với mức bình
quân của cả nước và đứng thứ hai trong các vùng; riêng thủ đô Hà Nội, con số này
là 109 thuê bao/1000 dân cao nhất trong cả nước.
Bên cạnh đó có thể nhận xét rằng, vùng ĐBSH có vùng nơng thơn phát triển
nhất cả nước về đời sống văn hóa và xã hội. Vùng ĐBSH là nơi phát nguồn của văn
minh lúa nước, là một trong những trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới. Vùng
ĐBSH có trình độ thâm canh lúa nướ cao nhất. Nông dân đã tiếp thu nhiều tiến bộ
khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật ni.
1.3. Những hạn chế, khó khăn của vùng Đồng bằng sơng Hồng.
1.3.1. Đất chật, người đơng, chất lượng lao động chưa cao, và có sức ép
giải quyết việc làm lớn.
Tính đến thời điểm 31/12/2008, Vùng ĐBSH là vùng có mật độ dân số

cao nhất trong cả nước, 934 người/1km2 (gấp 3,57 lần so cả nước và 1,57 lần so với
vùng có mật độ dân số đứng thứ hai – vùng Đông Nam Bộ) và là một trong những
vùng nơng thơn có mật độ cao nhất thế giới. Diện tích đất đang sử dụng của vùng
ĐBSH khoảng 1.655 nghìn hecta. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có Quảng Ninh và Hải
Phịng là có tỷ lệ đất sử dụng dưới 80%, còn các địa phương khác trong vùng đều có
mức sử dụng trên 80%, thậm chí có tỉnh trên 88% (như Vĩnh Phúc) và cao hơn
nhiều so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ dân cư đô thị so với tổng dân
số của vùng ĐBSH thấp hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước (27,3 so 28,1).
Riêng 4 tỉnh Nam vùng ĐBSH, tỷ lệ dân đô thị mới chỉ đạt hơn 12,7%, chưa bằng
một nửa so với mức bình quân chung cả nước. Trong khi mỗi hecta đất canh tác
nông nghiệp của cả nước phải nuôi 6,4 người (ở nông thơn) thì ĐBSH là 15,7
người; cứ 1 hecta đất nơng nghiệp của cả nước có 2,7 lao động nơng nghiệp thì ở
SV: Hồng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

20

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

ĐBSH chứa tới 6,2 lao động. Cứ 1 hecta ruộng canh tác lúa, bình qn cả nước có 6
lao động làm việc thì ĐBSH là 9 người. Như vậy ở những vùng thuần nông và độc
canh cây lúa nước, mỗi lao động nông nghiệp một năm chỉ vật lộn với mảnh đất
111m2.
Mặc dù chất lượng lao động của vùng ĐBSH khá nhất trong cả nước ở một
số lĩnh vực, nhưng nhìn chung chất lượng lao động của vùng chưa đáp ứng được
những yêu cầu đặt ra. Hầu hết các chủ đầu tư FDI khi đầu tư vào các khu công

nghiệp, khu chế xuất phải mất vài tháng đào tạo đối với lao động khơng phức tạp
hoặc phải cử các lao động có trình độ kỹ thuật đi tu nghiệp ở nước ngoài. Điều này
làm tăng chi phí và thời gian đối với các cơng ty muốn đầu tư vào vùng và làm giảm
tính hấp dẫn của vùng. Các lao động trong vùng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh
vực như lắp ráp máy móc, hoặc tham gia vào các ngành sản xuất có tiền lương thấp
như dệt may, da giầy…
1.3.2. Kết cấu hạ tầng (nhất là giao thông, điện) chưa tạo đủ tiền đề để
phát triển nhanh và hiệu quả cao.
So với các vùng khác, vùng ĐBSH tuy có lợi thế về các cơng trình hạ tầng
được đầu tư nhiều, tuy nhiên đa số lại rất khó cải tạo, nâng cấp và mở rộng các cơng
trình hạ tầng hiện có đặc biệt là đường giao thông, đường điện nước. Nguyên nhân
chủ yếu là do việc quy hoạch không hợp lý và thiếu diện tích, đồng thời rất tốn kém
khi phải đền bù tiền giải phóng mặt bằng.
Hiện tại vùng chưa có “cơng viên phần mềm” hoặc “công viên silicon” như
vùng Đông Nam Bộ. Nhiều khu đơ thị mới nhanh chóng xuống cấp và thiếu các khu
dịch vụ hoặc các kết cấu hạ tầng xã hội đi kèm nên đã không phát huy được hiệu
quả.
Các cơng trình thủy lợi đều đã xuống cấp trầm trọng, nên gặp rất nhiều khó
khăn cho việc thốt nước, tưới nước cũng như cản trở giao thông đường thủy đặc
biệt ở khu vực nơng thơn.
Vùng ĐBSH hiện chưa có sân bay quốc tế lớn tương xứng với tầm vóc của
thủ đô của một quốc gia 100 triệu dân trong tương lai gần. Ngoài ra, hệ thống vận
tải chưa được tổ chức và vận hành đồng bộ, gây cản trở cho việc thơng thương và
giải phóng hàng hóa tại các cảng. Tại thời điểm hiện tại những kế hoạch xây dựng
đường cao tốc mới bắt đầu được thực hiện xây dựng và cần phải 10 năm nữa hầu
hết các tuyến đường này mới đi vào sử dụng.

SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

21

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

Giao thông đô thị hiện là một trong những vấn đề lớn. Vùng ĐBSH có số
lượng xe máy trên đầu người cao và tiếp tục gia tăng, số xe ô tô cũng tăng lên
nhanh chóng gây tắc nghẽn giao thơng làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế.
Mật độ dân số quá cao ở nông thôn dẫn đến rất căng thẳng về việc làm và với
một diện tích nhỏ hẹp, dân số đơng nên việc bố trí khơng gian lãnh thổ của Vùng
gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc phát triển, xây dựng thêm các trục đường
giao thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu đô thị.
1.3.3. Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại, trình độ cơng nghệ còn thấp,
hiệu suất phát triển chưa cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp.
Hiện nay, theo các cuộc điều tra riêng rẽ, tỷ trọng công nghệ tiên tiến của các
doanh nghiệp trong vùng hiện chưa được 3%, tỷ lệ tự động hóa dưới 10%...Nhìn
chung, hiệu quả sản xuất trong vùng còn tương đối thấp ở trong nhiều lĩnh vực, cụ
thể là năng suất ruộng đất thấp, tiêu hao điện cao, năng suất lao động các ngành
thấp, hệ số ICOR cao, xuất khẩu rịng thấp (khoảng 30-35%)…Trình độ khoa học
cơng nghệ-kỹ thuật và trình độ quản lý của các cơ sở sản xuất còn thấp xa so với
khu vực và thế giới, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều thuộc nhóm thay thế
nhập khẩu, chu kỳ sản xuất ngắn, năng lực cạnh tranh yếu. Đi liền với tình trạng đó
là phát triển chưa bền vững (phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngồi, thiếu điện,
tắc nghẽn giao thơng…) và khả năng cạnh tranh thấp. Vùng ĐBSH với các thành
phố lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Hạ Long, có thể coi là những nơi có các dịch vụ hỗ
trợ doanh nghiệp khá hơn nhiều vùng khác, nhưng so với yêu cầu phát triển và hội
nhập thì cịn yếu. Qn tính của cơ chế kế hoạch hóa tập trung có thể là một trong

những nguyên nhân chủ yếu của tình hình này.
Theo báo cáo Đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
2008, điểm cho chi phí thời gian để thực hiện các qui định của Nhà nước, chi phí
khơng chính thức, tính minh bạch và tiếp cận thơng tin và chính sách phát triển khu
vực kinh tế tư nhân của các tỉnh vùng ĐBSH đều thấp hơn hẳn so với các vùng phát
triển năng động khác như vùng KTTĐ phía Nam và một số tỉnh miền Trung.
Mặc dù tỷ lệ biết đọc biết viết cũng như trình độ học vấn của vùng rất cao,
nhưng phần lớn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chưa được đào tạo
nghề hoặc chỉ được đào tạo nghề rất ít. Hầu hết các lao động có tay nghề đều tập
trung tại Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long, trong khi các địa phương khác rất thiếu
lao động cung ứng cho các khu cơng nghiệp, khu chế xuất

SV: Hồng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

22

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

1.3.4. Tổ chức lãnh thổ đã có bước phát triển nhưng cịn bộc lộ nhiều bất
hợp lý.
Sự phối hợp liên tỉnh chưa đảm bảo phát triển cân đối và hài hịa trong tồn
vùng. Sự liên kết, gắn bó giữa các tỉnh với nhau lỏng lẻo, không tạo được sự phân
công lao động trong vùng, do đó thiếu bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, chưa tạo thành được
một sức mạnh tổng hợp làm cơ sở cho tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của
các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thêm vào đó, sự chênh lệch giàu nghèo vùng ĐBSH là rất lớn, đặc biệt giữa
hai tiểu vùng: Vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng Nam ĐBSH. Hiện nay tiểu vùng Bắc
vùng ĐBSH chiếm tới 83,6% trong tổng GDP của vùng; GDP bình quân đầu người
đạt gần 1.200USD gấp 1,2 lần cả vùng ĐBSH và gấp gần 2 lần các tỉnh Nam vùng
ĐBSH; thu ngân sách trên 1 đồng GDP gấp 1,1 lần cả vùng và gấp 1,8 lần so với
Nam vùng; xuất khẩu bình quân đầu người gấp 1,3 lần cả vùng ĐBSH và gấp 4,8
lần vùng Nam ĐBSH. Các tỉnh phía Nam vùng ĐBSH có mức thu ngân sách thấp,
thu khơng đủ chi (hàng năm nhận trợ cấp của Trung ương khoảng 70-80%).
Mặc dù tỷ lệ đô thị của vùng ĐBSH thấp hơn so với cả nước nhưng tốc độ đơ
thị hóa lại nhanh nhất cả nước (9,2% trong thời kỳ 1995-2008). Tuy nhiên tốc độ đơ
thị hóa tăng nhanh do các quyết định hành chính là chủ yếu nên thực tế đơ thị trong
vùng chỉ có sự chuyển biến về lượng nhưng lại gần như khơng có sự thay đổi về
chất. Do các đơ thị phình to theo quy mơ, theo chiều rộng mà chưa phát triển theo
chiều sâu nên tốn nhiều diện tích tại một vùng đất có mật độ dân cư cao nên chưa
phát huy đầy đủ thế mạnh của vùng đồng bằng châu thổ trù phú nhất ở phía Bắc.
1.3.5. Tâm lý phát triển chưa hình thành rõ nét và phát huy tác dụng.
Vùng ĐBSH với vùng KTTĐ Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành phố có tiềm lực kinh
tế khơng khác gì so với vùng Đơng Nam Bộ. Ngồi ra vùng KTTĐ Bắc Bộ còn
được rất nhiều ưu đãi về vốn đầu tư, về đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách
cũng được ưu tiên hơn so với vùng Đông Nam Bộ (vốn Nhà nước của vùng KTTĐ
Bắc Bộ lớn gấp gần 1,4 lần so với vùng ĐNB). Nhưng có thể thấy, vùng ĐNB hiện
đang có sự phát triển kinh tế tốt hơn vùng ĐBSH, với mức GDP/người gấp 1,3 lần
so với vùng KTTĐ Bắc Bộ. Những ngun nhân chủ yếu đó là: cơ chế, chính sách
và văn hóa. Về yếu tố lịch sử, có nhiều nghiên cứu cho rằng người miền Bắc (vùng
ĐBSH) còn nặng tư tưởng phong kiến giáo huấn, không dám chịu rủi ro nhiều, còn
người miền Nam (vùng ĐNB) là những người mở cõi nên dám chịu rủi ro, dám mạo
hiểm và có cái nhìn rộng hơn.
SV: Hồng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

23

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

1.3.6. Bảo vệ môi trường chưa hiệu quả, chất lượng môi sinh giảm sút
Chất lượng vệ sinh mơi trường của tồn vùng nói chung và khu vực đơ thị
nói riêng đang là một vấn đề chính mà ĐBSH phải đương đầu, đặc biệt là ở các
thành phố lớn thì tình hình này ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tốc độ đô thị hóa
của vùng ĐBSH diễn ra rất nhanh chóng trong khi kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã
hội chưa đáp ứng kịp là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về mơi trường. Bên
cạnh đó, dân số đơng, diện tích chật hẹp và sự phát triển nhanh chóng của các ngành
cơng nghiệp cũng góp phần làm cho vấn đề môi trường trở nên đáng quan tâm hơn.
Trong tương lai, nếu ĐBSH khơng có những chủ trương, chính sách hợp lý
và quyết liệt thì vấn đề mơi trường sống sẽ trở thành một vấn đề bức xúc, càng để
lâu, càng khó giải quyết.
1.3.7. Sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc.
Cho đến nay các hàng hóa của ĐBSH trong thị trường Đơng Nam Á có sức
cạnh tranh khơng lớn. Hầu hết các mặt hàng của vùng ĐBSH sản xuất đưa ra thị
trường thế giới đều giống những mặt hàng được sản xuất tại Trung Quốc, trong khi
sản phẩm của họ có trình độ cơng nghệ cao hơn. Nhiều hàng hóa của vùng đang bị
lấn áp bởi hàng hóa Trung Quốc do giá rẻ, phong phú về mẫu mã, chủng loại với
nhiều nhóm hàng. Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, rất nhiều sản
phẩm hàng hóa của Trung Quốc chiếm lĩnh tới 70% thị phần ở vùng ĐBSH, nhất là
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thép, dệt may, đồ chơi và các mặt
hàng tiêu dùng. Lựa chọn đúng loại sản phẩm, tạo sức cạnh tranh lớn cho sản phẩm
sản xuất ra, xây dựng các trung tâm sản xuất, trong sự hợp tác và phân công trong

khu vực là những thách thức đang đặt ra đối với ĐBSH.
1.3.8. Biến đổi khí hậu và thiên tai gây khó khăn ngày càng lớn.
Có thể nói, ĐBSH là một trong những vùng của Việt Nam gặp nhiều loại
thiên tai nhất. Về mùa đông, mùa màng bị ảnh hưởng bởi sương giá, mùa hè bị ảnh
hưởng bởi lũ lụt, bão nắng kéo dài. Mỗi năm thường có từ 5-6 cơn bão đổ bộ vào
Bắc Bộ, năm có từ 9-10 cơn.
2. Vùng Bắc Trung Bộ
2.1. Khái quát chung.
Vùng BTB bao gồm địa giới hành chính của 6 tỉnh và thành phố : Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Diện tích tự
nhiên là 51.174km2, số dân năm 2008 là 19,9 triệu người. Diện tích của BTB chiếm
15,8% diện tích đất của cả nước và dân số chiếm 22,8% số dân của cả nước. Mật độ
SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

24

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

dân số trên 1km2 là 934 người.Đây là vùng lãnh thổ có thể hình độc đáo kéo dài trên
nhiều vĩ độ, một hành lang giao thơng hẹp, ở ngay chính giữa đất nước. Phía Tây là
sườn Đơng dãy Trường Sơn giáp Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào trên một tuyến
quốc giới dài 1.294km, phía Đơng với bờ biển dài 670km kéo dài từ Nga Sơn tới
Hải Vân..
Đây là vùng tài nguyên đa dạng về khoáng sản, rừng và biển, một cơ sở vật
chẩt bước đầu đang phát triển, một lực lượng lao động có tính năng động cao và trải

qua nhiều thử thách. Một vị trí địa lý vừa làm cầu nối giữa vùng KT - XH với địa
bàn trọng điểm Bắc Bộ, vùng ĐBSH và các vùng trọng điểm miền Trung và Nam
Bộ, bản thân nó giữ một vị trí nổi bật trong chiến lược ổn định và phát triển KT XH cả nước.
2.2.Tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng Bắc Trung Bộ.
2.2.1 Lợi thế về vị trí địa lý.
BTB với vị trí nằm trong vùng trung tâm của 3 nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, ở trung độ - như một điểm gạch nối giữa Bắc và Nam Việt Nam, cửa
ngõ ra biển của một số tỉnh của CHDCND Lào và Đông Bắc Thái Lan.
BTB nằm trên trục giao thông xuyên Việt kể cả đường bộ và đường sắt,
nhiều tuyến đường ngang Đông Tây như cảng biển đến nước bạn Lào như Đường 7,
Đường 8, Đường 9, Đường 29. BTB có hệ thống đơ thị ven biển như Thanh Hóa,
Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà, Cố đô Huế gắn liền với các khu, cụm công
nghiệp, các trung tâm thương mại dịch vụ du lịch và các cảng biển. BTB gần đường
hàng hải quốc tế, gần hay chịu ảnh hưởng trực tiếp của các khu vực phát triển năng
động trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt bị chi phối nhiều bởi sự
tăng tốc của đảo Hải Nam Trung Quốc.
Do vậy, BTB có vị trí giao lưu thuận lợi với các địa phương trong cả nước và
quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, địa bàn trọng điểm Bắc Bộ và địa bàn trọng
điểm miền Trung, nước CHDCND Lào, mở ra triển vọng to lớn về khả năng hợp tác
trong các lĩnh vực khai thác chế biến gỗ và lâm sản, sản xuất và trao đổi vật liệu xây
dựng, khai thác và sử dụng tiềm năng thủy điện, tổ chức vận tải quá cảnh, đặc biệt
Đường 9 đã được chọn là đường xuyên Á, Lao Bảo là khu mậu dịch tự do. Triển
vọng to lớn hơn là khả năng BTB có quan hệ trao đổi mọi mặt với các nước trong
khu vực Đông Nam Á và thế giới thơng qua hệ thống đường biển.

SV: Hồng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

25

GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Vận

2.2.2 Tài nguyên khoáng sản phong phú.
Do cấu tạo địa chất, khoáng sản miền Trung không nhiều và đa dạng như
miền Bắc nhưng phân bố tương đối tập trung và điều kiện khai thác khơng mấy
phức tạp.
Đá vơi và đất sét có nhiều ở các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân, trong các rặng
núi thuộc hệ Trường Sơn Bắc.Các mỏ đá vôi ở đây có trữ lượng hàng tỷ tấn, phân
bố nhiều nhất ở Quảng Bình, phía tây Thừa Thiên -Huế, và Quảng Trị.
Cao lanh, nguyên liệu để sản xuất gốm sứ, cũng tìm thấy nhiều ở phía bắc
đèo Hải vân, lớn nhất là mỏ cao lanh Đồng Hới cạnh thị xã Đồng Hới (Quảng Bình)
có trữ lượng hơn 30 triệu tấn. Các mỏ cao lanh tại A Lưới và Văn Xá (Thừa Thiên Huế) cũng có trữ lượng hơn 11 triệu tấn.
Đá granít và các loại đá cứng có màu dùng để chế tác đá ốp lát có hầu hết các
tỉnh trong miền. Nguồn đá này đã được khai thác để cung cấp cho thị trường vật
liệu trong nước và xuất khẩu nhưng chỉ với qui mô nhỏ và công nghệ thô sơ.
Ở vùng duyên hải, có nhiều mỏ cát trắng có thể làm nguyên liệu cho công
nghiệp sản xuất thủy tinh. Một phần các mỏ cát trắng ở Quảng Bình... đã được khai
thác để xuất khẩu hoặc cung cấp cho các xí nghiệp địa phương. Đầu tư xây dựng
các nhà máy khai thác, tuyển rửa cát trắng để xuất khẩu hoặc xây dựng các nhà máy
thủy tinh, kính phẳng có cơng nghệ tiên tiến là hướng đầu tư ưu tiên trong miền.
Ngồi cát trắng, bờ biển vùng BTB có loại cát đen chứa khoáng chất titan,
phân bố ở khắp các tỉnh duyên hải nhưng nhiều nhất là ở Quảng Bình và Quảng Trị.
Nguồn tài ngun nước khống có ở khắp các tỉnh duyên hải. Về qui mô và
chất lượng, đáng chú ý nhất có các nguồn khống Bang ở Quảng Bình.
Về khống sản kim loại, vùng BTB có vàng và mỏ bauxite trữ lượng lớn.
Vàng sa khoáng xuất hiện ở các sông suối trong miền và được nhân dân khai thác

thủ cơng ở những nơi có mật độ phân bổ cao.Cũng cịn các khống sản khác như
Măng gan, Thiếc, Pirit, Letarit, cát xây dựng…có thể khai thác.
Nhìn chung các mỏ đa số phân bố ở những nơi gần cảng, gần đường giao
thông, tương đối tập trung, quanh các trung tâm Thanh Hóa, Vinh, trước đây có
nghề luyện kim cổ truyền. Chắc chắn khoáng sản vùng BTB sẽ phục vụ tốt cho phát
triển công nghiệp vật liệu xây dựng (đặc biệt xi măng); công nghiệp luyện kim đen
và màu, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu phát triển KT – XH
trong vùng, đưa BTB trở thành vùng có vị trí nổi bật về ngành cơng nghiệp trong cả
nước.
SV: Hoàng Thị Thu Hằng

Lớp: Kế hoạch 48A


×