Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện nam giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.38 KB, 22 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ
nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân
Pháp (năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27-7 là ngày
Thương binh - Liệt sĩ, nhằm tơn vinh và tỏ lịng biết ơn đối với thương binh, bệnh
binh, gia đình liệt sỹ và người có cơng. Hồ Chủ tịch đã nói: “Thương binh, bệnh
binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những người có cơng với Tổ quốc. Bởi vậy
bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, thương u và giúp đỡ họ”. Vì vậy, chăm
sóc, ưu đãi người có cơng với cách mạng có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn và trở
thành một nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam. Điều 67 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Thực hiện tốt các chính
sách ưu đãi với người có cơng với nước, vận động tồn xã hội tham gia các hoạt
động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất tinh thần của người có
cơng”. Đây là yếu tố nhằm thực hiện sự tiến bộ và cơng bằng xã hội, góp phần ổn
định chính trị, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới phát triển.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, người và gia
đình có cơng giúp đỡ cách mạng. Chính sách này gắn liền với việc thực hiện chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, liên quan đến đời sống hàng ngày của
hàng triệu người có cơng với cách mạng. Ngoài ra, liên Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội - Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thơng tư hướng dẫn thực hiện chính
sách ưu đãi, chăm sóc người có cơng với nước. Hiện cả nước có trên 8,8 triệu đối
tượng người có cơng được hưởng trợ cấp một lần và hàng tháng. Mỗi năm, Nhà
nước đã dành gần 26.000 tỷ đồng để thực hiện các chế độ ưu đãi cho người có cơng
với cách mạng.


2


Chính từ những đóng góp to lớn các gia đình người có cơng, Đảng, Chính phủ
những năm qua ln quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ các gia đình
người có cơng như: Hỗ trợ tiền đối với các thân nhân liệt sỹ, người có cơng;
thăm, tặng q trong những dịp lễ, tết, ốm đau, bệnh tật... Trong đó, năm
2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày
26.4.2013 về hỗ trợ tu sửa, xây mới nhà ở cho người có cơng với cách mạng,
đây thực sự là một chính sách thiết thực và ý nghĩa, đây là một chủ trương lớn,
có ý nghĩa xã hội, hướng đến mục tiêu giải quyết cơ bản khó khăn về nhà ở
cho người có cơng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với những đóng
góp của các gia đình với cách mạng, đất nước.
Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, những người ông, người cha,
người anh ưu tú của mảnh đất Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã rời quê hương, xóm
làng theo tiếng gọi của Tổ quốc tham chiến trên khắp các mặt trận Nam – Bắc. Các
cuộc kháng chiến đi qua, nhiều người vì chiến tranh đã ra đi mà không hẹn ngày trở
lại hay phải mang thương tật suốt đời. Họ ra đi để lại niềm xót thương cho người
thân, bạn bè xóm làng. Những năm sau chiến tranh nhiều gia đình người có cơng đã
qn đi đau thương, mất mát phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Nhưng cịn
khơng ít gia đình vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, vất vả và nghèo đói vì chiến
tranh cướp đi lao động chính, mất đi chỗ dựa tinh thần, trụ cột gia đình.
Trong năm 2013 và 2014, huyện Nam Giang đã tổ chức triển khai thưc hiện
Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, chủ trương này được các cấp ủy
Đảng, chính quyền, mặt trận đồn thể và nhân dân đồng tình ủng hộ, đặc biệt
là các đối tượng chính sách, người có cơng cách mạng nói chung và đối tượng
có cơng được thụ hưởng từ chủ trương này nói riêng rất phấn khởi, vì lẽ đây là
chủ trương rất thiết thực, giải quyết được nỗi trăn trở bấy lâu về nhà ở ổn định
của những người có cơng với cách mạng khó khăn về nhà ở, nhất là trong điều
kiện kinh tế thị trường phát triển như hiện nay và cũng như trong điều kiện
nền kinh tế nước ta vẫn còn những khó khăn.



3
Với ý nghĩa đó, xuất phát từ thực trạng việc tổ chức triển khai thực hiện
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Nam Giang trong giai đoạn
2013 và 2014; kết hợp với lý luận đã học được tại Học viện Chính trị khu vực III,
bản thân tơi tìm hiểu, đánh giá và làm rõ những kết quả đã đạt được, hạn chế, tồn
tại và đề xuất một số giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian đến.

2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục đích
Nhằm đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với người có
cơng với cách mạng nói chung và Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4
năm 2013 Hỗ trợ nhà ở người có cơng nói riêng trên địa bàn huyện Nam Giang;
những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế; nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
thực hiện chủ trương này trong những năm đến được tốt hơn.
2.2. Ý nghĩa
Qua bài viết Tiểu luận này, tiếp tục khẳng định tính đúng đắn về chủ trương,
quan điểm, mục tiêu của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc
thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có cơng cách mạng nói chung và hỗ
trợ nhà ở cho người có cơng với cách mạng khó khăn về nhà ở nói riêng.
Đồng thời bản thân tơi có cơ hội tiếp thu những ý kiến đóng góp, xây dựng
của các thầy, cơ về lý luận cũng như giúp bản thân hiểu rõ hơn về thực trạng tổ
chức thực hiện chủ trương, chính sách đối với người có cơng cách mạng trên địa
bàn huyện Nam Giang, từ đó trang bị cho bản thân mình đầy đủ hơn về lý luận và
thực tiễn để phục vụ công tác tham mưu cũng như tổ chức thực hiện chính sách
người có cơng trên địa bàn huyện Nam Giang sau này được tốt hơn.
2.3. Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Nam Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 120
km về phía Tây Bắc. với tổng diện tích tự nhiên 184.288,66 ha.



4
Tồn huyện có 11 xã và 01 thị trấn với tổng dân số 24.636 người, là địa bàn
cư trú, sinh sống làm ăn của nhiều dân tộc anh em, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu
số chiếm trên 80% tổng dân số toàn huyện. Trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ cứu nước, huyện Nam Giang giữ vai trị địa bàn trọng yếu, có tuyến
giao thơng huyết mạch Trường Sơn nối Bắc- Nam, phục vụ vận chuyển quân và vũ
khí, khí tài, lương thực của cách mạng Việt Nam. Đồng thời đây là địa bàn sinh
sống của đồng bào dân tộc thiểu số có truyền thống cách mạng, nhân dân một lòng
theo Đảng, Bác Hồ để cùng quân, dân cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược, làm nên chiến thắng vỹ đại, thống nhất nước nhà mùa xuân
1975 và đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân
dân, trong đó, có 06 xã/12 xã được phong tặng xã AHLLVT và 03 cá nhân được
phong tặng AHLLVT.
Sau chiến thắng mùa xuân 1975, với những chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với người có cơng cách mạng, huyện Nam Giang cũng đã tập trng
lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách đối với người có cơng trên địa
bàn huyện và đã đạt được nhiều kết quả, nhiều đói tượng tham gia cách mạng đã
được gải quyết chế độ chính sách theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần
bù đắp và làm với đi những nỗi đau hy sinh mất mát đã trải qua trong chiến tranh
cũng như ghi nhận công lao đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng thống
nhất nước nhà. Tuy nhiên, do những điều kiện chủ quan và khách quan, việc giải
quyết chế độ chính sách cho các đối tượng chính sách vẫn cịn những bất cập, hạn
chế; cuộc sống của nhiều trường hợp đối tượng người có cơng cách mạng vẫn cịn
những khó khăn, trăn trở, trong đó có vấn đề ổn định nhà ở cho người có cơng.
Trong những năm gần đây, với điều kiện chung của kinh tế đất nước trong thời kỳ
hội nhập, Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chính sách ưu đãi cho người có
cơng với cách mạng, trong đó, có chủ trương, chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có
cơng khó khăn về nhà ở.



5
Trên cơ sở chủ trương, chính sách trên của Trung ương và Đề án của UBND
tỉnh Quảng Nam Hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2013, UBND huyện Nam Giang đã tập trung chỉ đạo Phòng Lao động,
Thương binh và Xã hội huyện tham mưu Kế hoạch tổ chức thực hiện, đồng thời
chủ trì phối hợp với các ngành chức năng có liên quan của huyện và UBND các xã,
thị trấn tổ chức triển khai rà soát, xét lập danh sách trình UBND huyện, trên cơ sở
đó lập Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách các đối tượng người có cơng
huyện Nam Giang cùng với các địa phương của tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 20132015.
Sau khi Đề án đã được phê duyệt, trong năm 2013, UBND huyện Nam Giang
đã tổ chức triển khai thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch giao, đến năm 2014 cơ bản đã
thực hiện xong số lượng nhà ở cho người có cơng theo tiến độ đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, qua tổ chức thực hiện tại địa phương, vẫn còn một số tồn tại hạn chế,
bất cập đó là: thời gian thực hiện hỗ trợ người có cơng về nhà ở của chỉ tiêu năm
2013 quá cập rập, thời gian đúng vào thời điểm mùa mưa; ngân sách hỗ trợ của
Trung ương và tỉnh chưa được phân bổ về cho địa phương để kịp thời giải ngân cho
các đối tượng; phần lớn các đối tượng người có cơng đều thuộc diện kinh tế gia
đình khó khăn, eo hẹp, khơng có đủ vốn ban đầu để đầu tư xây dựng nhà ở; một số
cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận đồn thể cơ sở chưa làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực
hiện tại địa phương do vậy một số khơng ít chỉ tiêu xây dựng nhà của năm trước
buộc phải chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện…đã ảnh hưởng không nhỏ đến
tiến độ chung thực hiện Đề án hỗ trợ người có cơng về nhà ở theo chủ trương của
Chính phủ và Đề án đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt.
Kết cấu Tiểu luận của Đề tài: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Đề tài này
có những nội dung cơ bản sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận



6
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ người có cơng về nhà ở
theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện
Nam Giang
Chương 3: Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện hồn thành
chính sách hỗ trợ người có công về nhà ở tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
trong những năm đến.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng sổ 26/2005/PL- UBTVQH
11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Pháp
lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng số 35/2007/PL- UBTVQH 11; Pháp lệnh
số: 04/2012/UBTVQH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người
có cơng với cách mạng;


7
- Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
người có cơng với cách mạng;
- Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ
Hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở;
- Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Thơng tư số 98/2013/TT-BTC ngày 27/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán nguồn vốn hồ trợ cải thiện người có
cơng về nhà ở;
- Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của ƯBND tỉnh Quảng
Nam về phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn

tỉnh theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính
phủ; Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam
về việc điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày
05/9/2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở trên địa
bàn tỉnh
- Hướng dẫn số 417/SXD-QLHT ngày 16/7/2013 của Sở Xây dựng Quảng
Nam về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có cơng với
cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI CĨ CƠNG
VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM GIANG


8
Thực hiện quan điểm, mục tiêu và chủ trương, đường lối của Đảng, chương
trình, chính sách của Chính phủ về ưu đãi người có cơng cách mạng nói chung và hỗ
trợ người có cơng về nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của
Thủ tướng Chính phủ và các văn bản Hướng dẫn tổ chức thực hiện cuuar Bộ, Ngành
Trung ương cũng như Đề án hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ; Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày
05/9/2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam; văn bản Hướng dẫn thực hiện của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam tại
văn bản số 417/SXD-QLHT ngày 16/7/2013 của Sở Xây dựng Quảng Nam về việc
hướng dẫn thực hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có cơng với cách mạng theo
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. UBND huyện Nam Giang
đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện tổ chức lãnh đạo, điều hành thực hiện chính sách

này đảm bảo theo đúng quan điểm, mục tiêu, đối tượng và thời gian đã được phê
duyệt, trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, ngân sách tỉnh và
huyện cũng như nguồn lực tự có của hộ gia đình, ngồi ra huy động thêm sự đóng góp
của cộng đồng làng, xã hội để cùng chung tay đóng góp, giúp đỡ đối tượng được hỗ
trợ nhà ở hồn thành ngơi nhà mới theo tiêu chí 3 cứng “ nền cứng, vách cứng và mái
cứng”, góp phần ổn định nơi ở và cuộc sống cho các trường hợp đối tượng có cơng
khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện, an tâm lao động, sản xuất phát triển kinh tế gia
đình, xóa đói giảm nghèo bền vững.
2.1. THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN

2.1.1. Thuận lợi
- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ người có cơng về nhà ở là một trong
những chính sách ưu đãi những người đã có cơng với cách mạng, với nhà nước


9
trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế là một chủ
trương đúng đắn, hợp lịng dân, nhận đươc sự đồng thuận của tồn xã hội;
- Có sự quan tâm của cấp ủy Đảng các cấp trong việc lãnh đạo thực hiện chủ
trương, chính sách này; sự chỉ đạo, điều hành sát sao, liên tục của UBND các cấp
trong tổ chức thực hiện;
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham mưu, các cơ quan mặt trân,
đoàn thể các cấp, UBND các xã, thị trấn trong tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giải
thích, vận động, xét chọn các đối tượng ở từng địa bàn cơ sở, đảm bảo đúng quan
điểm, mục tiêu, đối tượng chính sách và quy trình theo quy định tại Quyết định số
22/2013/Q Đ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ Hỗ trợ người có cơng
về nhà ở.
2.1.2. Khó khăn
- Nam Giang là địa bàn miền núi, địa hình đồi núi dốc, địa bàn các xã, thị
trấn phân bố cách xa nhau, nhất là đối với các xã vùng cao, biên giới nên gặp nhiều

khó khăn trong việc chuẩn bị vật liệu xây dựng nhà ở;
- Đời sống đối tượng người có cơng và nhân dân đa số cịn nhiều khó khăn,
vất vả, nên việc huy động nguồn lực, vật lực của hộ gia đình chính sách để cùng
với nguồn vốn Trung ương, tỉnh, huyện xây dựng nhà ở gặp rất nhiều khó khăn, ảnh
hưởng khơng nhỏ đến tiến độ chung của Đề án; một bộ phận đối tượng người có
cơng cịn trơng chờ, ỷ lại vào bao cấp từ ngân sách nhà nước, nên không quyết tâm
trong việc cùng nhau thực hiện chính sách này, dẫn đến tình trạng đối tượng đã
được xét chọn nhưng không thực hiện được trong năm kế hoạch đã phê duyệt;
- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể chưa nhận thức và
phát huy hết vai trị của mình trong việc lãnh đạo, điều hành, tham mưu tổ chức
thực hiện chính sách này, cịn tư tưởng phó thác tồn bộ công việc cho riêng cơ
quan tham mưu.
2.2. NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ


10
Theo Quyết định số 22/2013/Q Đ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính
phủ Hỗ trợ người có cơng về nhà ở. Nguyên tắc, đối tượng và điều kiện được hỗ trợ
bao gồm, như sau:

2.2.1. Nguyên tắc hỗ trợ
- Hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình mà người có cơng với cách mạng, thân
nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày Quyết
định này có hiệu lực thi hành.
- Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện; Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng
giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở.
- Sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng
cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m 2 (đối với những hộ độc
thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn
24 m2); đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).

2.2.2. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ. Hộ gia đình được hỗ trợ theo
quy định tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg phải có đủ các điều kiện sau:
- Là hộ gia đình có người có cơng với cách mạng đã được cơ quan có thẩm
quyền công nhận, bao gồm:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945;
+ Thân nhân liệt sỹ;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
+ Bệnh binh;


11
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có cơng giúp đỡ cách mạng.
- Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ
trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:
+ Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;
+ Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
2.2.3. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương) với mức sau:
- Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở
- Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và

thay mới mái nhà ở.
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI CĨ CƠNG VỀ
NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/QĐ-TTg NGÀY 26/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN
2013-2015

2.3.1. Công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện
2.3.1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Sau khi Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ Hỗ trợ người có cơng về nhà ở có hiệu lực; đồng thời trên cơ sở các
Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn
thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thơng tư số
98/2013/TT-BTC ngày 27/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp
phát, thanh toán và quyết tốn nguồn vốn hồ trợ cải thiện người có cơng về nhà ở.
Uỷ ban Nhân dân huyện Nam Giang đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị phổ biến, quán


12
triệt triển khai thực hiện trên địa bàn huyện cho các đối tượng Bí thư Đảng ủy, Chủ
tịch, cơng chức phụ trách chính sách xã hội của UBND các xã, thị trấn; Thủ trưởng
các cơ quan, ban ngành, mặt trận, đoàn thể;
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở người có cơng trên địa bàn
huyện Nam Giang theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ
tướng Chính phủ Hỗ trợ người có cơng;
- Ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 25/9/2013 Về triển khai thực
hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ Hỗ
trợ người có cơng;
- Ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 08/10/2013 Về tăng cường thực
hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ Hỗ
trợ người có cơng, trên địa bàn huyện Nam Giang;

- Ngồi ra, trong q trình điều hành, tổ chức thực hiện chính sách này,
UBND huyện cũng đã ban hành các văn bản đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra tiến độ thực
hiện tại các cơ quan chức năng liên quan và tại địa bàn các xã, thị trấn. Qua đó,
nắm bắt kịp thời tiến độ, những kết quả đạt được, các vướng mắng nảy sinh từ cơ
chế và điều kiện thực tiễn của từng địa phương, hộ gia đình được hỗ trợ, để có
phương hướng giải quyết kịp thời, dứt điểm các vướng mắc đó, hoặc kiến nghị
UBND tỉnh xem xét giải quyết theo thẩm quyền;
- Định kỳ 03 tháng, 06, 09 tháng và năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết
quả thực hiện theo từng giai đoạn và kế hoạch năm. Từ đó, kịp thời gải quyết các vấn
đề phát sinh, tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp tổ chức thực
hiện trong thời gian tiếp theo, trong đó, tập trng vào các trường hợp chậm tiến độ.
2.3.1.2. Cơng tác tổ chức thực hiện
- Phịng Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức
họp, quán triệt chủ trương, phổ biến kế hoạch tổ chức kiểm tra, xét duyệt đối tượng
đảm bảo theo yêu cầu. Trong nhiệm vụ này, UBND xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo,
chủ trì việc đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân


13
huyện Nam Giang. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, kiểm tra qua
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; sau khi đảm bảo các quy định, tiến hành
phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để
làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày
05/9/2013 Phê duyệt Đề án hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở trên địa
bàn tỉnh theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ; Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 2740/QĐ-UBND
ngày 05/9/2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở trên

địa bàn tỉnh. UBND huyện giao Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ
quan chức năng liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện, bao gồm về
triển khai thi công, giải ngân tạm ứng vốn hỗ trợ ban đầu cho đối tượng được hỗ
trợ. Trong q trình tổ chức thực hiện có kiểm tra, giám sát và đánh giá tiến độ,
chất lượng từng hợp phần như: nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng; sau khi
hoàn thành, tổ chức nghiệm thu, giải ngân vốn theo kế hoạch bố trí của từng năm.


14
2.3.1.3. Kết quả thực hiện
- Kế hoạch năm 2013, triển khai thực hiện hoàn thành 58 nhà:
+ Nhà làm mới 36 nhà (trong đó theo Quyết định 2444/QĐ-UBND của UBND
tỉnh: 20 nhà; theo Quyết định 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 16 nhà);
+ Nhà sửa chữa: 22 nhà (13 nhà theo Quyết định 2444/QĐ-UBND của ƯBND
tỉnh: 09 nhà, theo Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 04 nhà).
- Năm 2014, kế hoạch triển khai thực hiện 204 nhà:
+ 183 nhà làm mới (nhà làm mới theo Quyết định 2444/QĐ-UBND của
UBND tỉnh: 48 nhà; nhà làm mới theo Quyết định sô 22/20ỉ3/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chỉnh phủ: 135 nhà);
+ Nhà sửa chữa 21 nhà (nhà sửa chữa theo Quyết định sổ 22/2013/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ: 21 nhà);
Tuy nhiên, đối với kế hoạch năm 2014 có sự điều chỉnh tạm dừng triển khai
thực hiện, theo tinh thần Văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam,
chờ chỉ đạo của Trung ương, do đó kết quả thực hiện hồn thành nhà ở tính đến
ngày 31/01/2015, tồn huyện đã hồn thành 87/204 nhà. Cụ thể:
+ Cuối tháng 9/2014: Các địa phương báo cáo hồn thành 33 nhà, UBND
huyện giao Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội phối họp với UBND các xã,
thị trấn tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao cho các hộ đưa vào sử dụng và
hướng dẫn các địa phương tiếp nhận kinh phí vả thanh tốn tiền nhà ở cho các hộ.
Trong đó: làm mới 24 nhà, sửa chữa 09 nhà.

+ Đầu tháng 01/2015: Các địa phương báo cáo bổ sung hoàn thành 54 nhà,
nhưng các địa phương chưa tổ chức nghiệm thu, UBND huyện Nam Giang đã chỉ
đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương lập và
báo cáo danh sách, hoàn thành các thủ tục theo quy định để kiểm tra và phối hợp
với các địa phương tổ chức nghiệm thu, bàn giao, giải ngân kinh phí cho các hộ và
đưa vào sử dụng trong thời gian đến.
2.3.1.4. Kinh phí thực hiện


15
Căn cứ Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh tốn, quyết tốn nguồn vốn hỗ trợ người có
cơng với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ; Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam về phân bổ kinh phí hổ trợ cho
người có cơng với cách mạng huyện Nam Giang thực hiện cải thiện nhà ở năm
2013 và 2014, UBND huyện giao cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
phối hợp với Phịng Tài chính - Ke hoạch huyện tham mưu UBND huyện, phân bổ
kinh phí về các xã, thị trấn quản lý, trực tiếp chi trả cho đối tượng và thanh quyết
tốn với Phịng Tài chính - Kế hoạch, Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội
huyện. Theo đó, Phịng Tài chính - Ke hoạch tham mưu UBND huyện ban hành
quyết định chi ngân sách huyện hỗ trợ theo mức quy định: ngân sách Trung ương
và tỉnh hỗ trợ nhà làm mới 40.000.000 đồng/nhà, nhà sửa chữa 20.000.000
đồng/nhà; ngân sách huyện hỗ trợ nhà làm mới: 5.000.000 đồng/nhà, nhà sữa chữa
3.000.000 đồng/nhà.
Kinh phí thực hiện năm 2013, 2014. Cụ thể như sau:
- Năm 2013: thực hiện hoàn thành 49 nhà (làm mới 36 nhà và sửa chữa 13

nhà), tổng số kinh phí hỗ trợ thực hiện: 1.919.000.000 đồng. Trong đó: ngân sách
Trung ương và tỉnh: 1.700.000.000 đồng; ngân sách huyện: 219.000.000đồng.
- Năm 2014: thực hiện hoàn thành 33 nhà (làm mới 24 nhà và sửa chữa 09


nhà), tổng số kinh phí hỗ trợ thực hiện: 1.287.000.000 đồng. Trong đó: ngân sách
Trung ương và tỉnh: 1.140.000.000 đồng; ngân sách huyện: 147.000.000đồng.
Theo Quyết định số: 3741/QĐ-UBND ngày 25/11/1014 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc bổ sung kỉnh phí cho UBND các huyện, thành phố để thực
hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Huyện Nam Giang
33 nhà, trong đó 27 làm mới và 6 nhà sửa chữa, với số tiền 1.200.000.000 đồng và
Quyết định số: 181/QĐ-UBND ngày 16/01/1015 của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc Bổ sung kinh phí cho UBND các huyện, thành phố để thực hiện chính sách hỗ
trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở, trong đó, huyện Nam Giang 85 nhà làm


16
mới (41 nhà theo Đề án 2444 và 44 nhà theo Quyết định số 22/QĐ-TTg với số tiền
3.400.000.000 đồng).
Tổng số kinh phí Trung ương và tỉnh hỗ trợ thực hiện nhà ở người có cơng
với cách mạng năm 2014 là 4.600.000.000đồng, đã cấp cho các địa phương thanh
toán cho các hộ năm 2014: 1,140.000.000đồng. số kinh phí cịn lại
3.460,000.000đồng, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, nghiệm thu 54 nhà và phối hợp
với Phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu UBND huyện phân bổ kinh phí của
Trung ương, tỉnh và huyện hỗ trợ cho các địa phương thanh tốn cho các hộ; phần
kinh phí cịn lại tiếp tục thanh tốn cho các hộ thực hiện hồn thành nhà ở trong
năm 2015.
Nhìn chung, việc triển khai thực hiện nhà ở người có cơng với cách mạng
trên địa bàn huyện theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
trong năm 2013, 2014 đã đạt được một số kết quả nhất định là nhờ sự quan tâm chỉ
đạo thường xuyên và kịp thời của UBND tỉnh, Sờ Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam và Huyện ủy Nam Giang, cùng với
sự chủ động triển khai thực hiện của Chính quyền các địa phương và sự tích cực

thực hiện của các hộ gia đình người có cơng được hỗ trợ cải thiện về nhà ở.
2.3.3.5. Tồn tại, hạn chế; nguyên nhân
Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo
triển khai thực hiện kịp thời nhà ở người có cơng với cách mạng, hoặc triển khai
nhưng còn chậm so với thời gian quy định; vẫn cịn tình trạng xét duyệt đối tượng
chưa đảm bảo theo quy định; đánh giá thực trạng nhà ở người có cơng đề nghị hỗ
trợ làm mới, hoặc sửa chữa nhà ở một số địa phương chưa chính xác, còn nể nang,
ngại va chạm. Một số hộ người có cơng tự nguyện đăng ký thực hiện nhà ở trong
năm 2013, nhưng chưa chủ động tích cực trong việc chuẩn bị vật liệu làm nhà ở, có
tư tưởng ỷ lại trồng chờ nhận kinh phí cấp ứng của Nhà nước trước, sau đó mới
triển khai thực hiện, kinh phí đối ứng của gia đình hầu như khơng có nên khi tổ


17
chức thực hiện chưa đúng tiến độ; việc giải ngân của các xã, thị trấn đối với các hộ
được hỗ trợ về nhà ở còn chậm, việc lập hồ sơ thủ tục thanh quyết tốn các nguồn
kinh phí hỗ trợ cải thiện nhà ở người có cơng với cách mạng năm 2014, hầu hết các
xã, thị trấn chưa báo cáo và gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phịng
Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp báo cáo quyết tốn với Sở Tài chính và Sở
Xây dựng tỉnh Quảng Nam.
* Về nguyên nhân tồn tại, hạn chế:
- Thời gian triển khai Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ năm 2013 quá ngắn và được thực hiện từ tháng 10/2013, nằm trong những
tháng cuối năm, mưa lớn kéo dài, bão lũ xảy ra liên tục, do đó đối tượng người có
cơng được hỗ trợ cải thiện về nhà ở gặp khơng ít khó khăn trong việc khai thác vật
liệu để làm nhà ở; đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian nhân dân vào mùa thu
hoạch lúa vụ Hè - Thu, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện cải thiện về
nhà ở trên địa bàn.
- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện của cấp xã chưa thật sự quyết liệt;


công tác tuyên truyền vận động cộng đồng, tộc họ giúp đõ chưa được thường
xuyên, một số hộ được hỗ trợ về nhà ở chưa chủ động tích cực thực hiện cịn tư
tưởng trơng chờ ỷ lại Nhà nước tạm ứng kinh phí mới thực hiện; đời sống đa số
người có cơng với cách mạng trên địa bàn huyện cịn nhiều khó khăn.
- Một số văn bản hướng dẫn của cấp trên chưa kịp thời; nguồn vốn Trung

ương và của tỉnh phân bổ còn chậm, gây khó khăn trong giải ngân tạm ứng vốn ban
đầu cũng như giải ngân thanh quyết toán sau khi hồn thành.
- Do là địa bàn miền núi, địa hình phức tạp, việc vận chuyển vật liệu gặp

nhiều khó khăn, giá thành vận chuyển đắt đỏ, do đó cũng đã ảnh hưởng không nhỏ
đến tiến độ tổ chức thực hiện xây dựng nhà ở của các đối tượng có cơng trên địa
bàn huyện.


18


19
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HỖ TRỢ NGƯỜI CĨ CƠNG
VỀ NHÀ Ở TRONG NHỮNG NĂM ĐẾN
Để việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ nhà ở
đối với người có cơng trên địa bàn huyện trong những năm đến được tốt hoan, hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch theo Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bản thân tôi
kiến nghị một số phương hướng, giải pháp trọng tâm sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà
nước trong việc thực hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “ Ăn
quả nhở kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn; Lá lành đùm lá rách…” cho các cấp

ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và cho các tầng lớp nhân dân nhận thức
sâu sắc, từ đó tạo sự nhận thức và đồng thuận cùng chung tay thực hiện tốt các
chính sách ưu đãi với người có cơng trên địa bàn huyện ngày càng tốt và kịp thời
hơn; làm tốt công tác huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội cùng chung tay hỗ
trợ các đối tượng có cơng về nhà ở;
- Tiếp tục rà soát, đánh giá và nắm bắt số lượng người có cơng gặp khó khăn
về nhà ở trên tồn địa bàn huyện. Qua đó, tiếp tục xét chọn, lập kế hoạch hỗ trợ cho
từng năm, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, đề xuất Trung ương tiếp tục hỗ trợ nguồn
kinh phí cùng với ngân sách tỉnh, huyện và nguồn huy động xã hội thực hiện chính
sách hỗ trợ nhà ở cho ngườ có cơng;
- Đối với số lượng nhà ở năm 2014, tiếp tục chỉ đạo đôn đốc các cơ quan
chức năng của huyện, UBND các xã, thị trấn cùng với hộ gia đình tiếp tục thực
hiện. Đối với các đối tượng q khó khăn về kinh phí tự lực, UBND huyện có kế
hoạch tạm ứng ngân sách huyện để hỗ trợ cho các hộ gia đình có điều kiện chuẩn bị
vật liệu; xã có tránh nhiệm huy động nhân công giúp đỡ các trường hợp già cả, neo
đơn, tàn tật không thể tự xây dựng nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây
dựng nhà ở cho các hộ này. Bên cạnh đó, đối với các trường hợp thiếu đất ở,


20
UBND xã, thị trấn có kế hoạch bố trí đất làm nhà ở cho các đối tượng, lập hồ sơ
chuyển đề xuất Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện lập hồ sơ, trình
UBND huyện quyết định cấp đất đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Bố trí đủ vốn đối ứng và kinh phí quản lý triển khai thực hiện Chính sách
theo quy định, Chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cấp chính quyền địa phương phối
hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn vận động cộng đồng giúp đỡ hộ người có
cơng với cách mạng về nhà ở. Ngồi nguồn vốn và số vốn quy định tại Quyết định
22/2013/QĐ-TTg, UBND huyện xe xét tăng mức hỗ trợ thêm từ ngân sách địa
phương để nâng cao chất lượng nhà ở cho các hộ gia đình được hỗ trợ; thực hiện tốt
các chế độ giải ngân vốn, bao gồm các khâu tạm ứng, thanh quyết toán nguồn vốn;

- UBND huyện Ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, đảm
bảo khơng để xảy ra thất thốt, tiêu cực;
- Hàng tháng các địa phương có báo cáo nhanh gửi Phịng Lao động, Thương
binh và Xã hội tổng hợp báo cáo, đề xuất giải quyết các vấn đề vướng mắc; 3 tháng
một lần có báo cáo định kỳ kết quả thực hiện chính sách gửi về UBND huyện để
theo dõi, báo cáo tổng hợp về UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo. Hăng năm có đánh giá
tổng kết thực hiện, tập trung chủ yếu rút kinh nghiệm những mặt tồn tại, hạn chế
trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện ở các khâu, các cấp, để đề ra các giải
pháp kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong hỗ trợ người có cơng về nhà ở trên
địa bàn huyện.


21

KẾT LUẬN
Ngay từ những ngày đầu non trẻ của chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khởi xướng và nêu lên những quan điểm cơ bản về ưu đãi người có
cơng với cách mạng, hình thành chính sách ưu đãi thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sĩ.
Ưu đãi người có cơng với nước là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có
ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiện sự tôn vinh của Tổ quốc và nhân dân đối
với những người đã hy sinh và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tổng thể các chính sách ưu đãi đó, có chính sách
hỗ trợ người có cơng về nhà ở.
Do vậy, việc thực hiện chính sách này là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống
chính trị nước ta nói chung, của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể
và của tồn xã hội nói chung. Trong lãnh đạo, điều hành và tham mưu, các cấp ủy
Đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể và các cơ quan ban ngành phải xem đây là
nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng ta đối với
những người đã hy sinh xương máu, tinh thần, của cải vật chất cho cuộc đấu tranh

cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Tồn xã hội phải có trách
nhiệm chăm lo đối với người có cơng, theo tinh thần truyền thống đạo lý của dân
tộc Việt Nam: “ Ăn quả nhở kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn; Lá lành đùm lá
rách…”.
Trong tổ chức thực hiện phải nắm rõ và vận dụng sáng tạo các quan điểm,
mục tiêu của Đảng và Nhà nước để thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với
người có cơng; việc xét chọn phải đúng đối tượng, quy trình, cơng khai, dân chủ,
khách quan, phổ biến rộng rãi; chú trọng cơng tác tun truyền, vận động tồn hệ


22
thống chính trị và tồn xã hội nhận thức đúng về quan điểm, mục tiêu của Đảng và
Nhà nước. Thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng phải gắn với
các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo cho các đối
tượng có nhà ở và có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.
Trong q trình cơng tác ở địa phương và trong thời gian học tại trường bản
thân tâm đắc với chủ trương của Đảng và Nhà nước về Chủ trương, chính sách đối
với người có cơng cách mạng, vì vậy bản thân tôi chọn đề tài này để nghiên cứu,
vừa nghiên cứu tìm hiểu vừa học tập để nâng cao năng lực, nhận thức của mình
trong cơng tác sau này ở địa phương. Thời gian và kiến thức có hạn chắc đề tài
khơng tránh khỏi các thiếu sót, mong q thầy cơ đóng góp ý kiến để đề tài hồn
thiện hơn.



×