PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP VÀN HĨA
THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
NGUYỀN HUY PHỊNG'
Cơng nghiệp văn hóa (CNVH) là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Những năm qua, các ngành CNVH có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế
cũng như góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế
sẵn có, việc phát triển CNVH ở nước ta cịn nhiều hất cập, hạn chế. Bài viết khẳng định vai trò của
ngành CNVH, chỉ ra những điều kiện thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức đang đặt ra,
từ đó đề xuất một số giải pháp để CNVH khơng ngừng phát triển, đạt được những mục tiêu mà
Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Từ khóa: cơng nghiệp văn hóa, Đại hội XIII của Đảng.
Cultural industry is an important component of the national economy. In recent years, cultural
industries have made a great contribution to the economic development as well as to the
improvement of people's spiritual life. However, compared with the potential and available
advantages, the development of cultural industries in our country still has many shortcomings and
limitations. This paper affirms the role of the cultural industry, points out the favorable conditions
as well as the difficulties and challenges ahead; thereby proposing some solutions for the cultural
industry to constantly develop and achieve the goals that our Party and State set out.
Keywords: cultural industry, 13th Party Congress.
Ngày nhận: 15/2/2022
Ngày đánh giá, phản biện: 28/2/2022
1. Vai trị của cơng nghiệp văn hóa
Cơng nghiệp văn hóa (cultural industries)
hay cịn gọi là cơng nghiệp sáng tạo, cơng
nghiệp bản quyền, cơng nghiệp nội dung
văn hóa, cơng nghiệp giải trí [1] là một trong
những ngành kinh tế mới, hướng đến khai
thác nguồn tài nguyên văn hóa, sức sáng tạo
của con người dựa trên nền tảng khoa học kỹ
thuật, công nghệ để tạo ra những sản phẩm
văn hóa có giá trị kinh tế, mang lại nguồn thu
lớn cho ngân sách quốc gia. Đồng thời, góp
phần giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng
cuộc sống cũng như quảng bá hình ảnh đất
nước, con người ra quốc tế.
Tùy vào tiềm năng, lợi thế, quan niệm mà cơ
cấu ngành CNVH ở các quốc gia có sự khác biệt.
Ở Anh, Chính phủ xác định có 13 ngành thuộc
CNVH gồm: quảng cáo; kiến trúc; thị trường
nghệ thuật và đồ cổ; nghề thủ công; thiết kế;
* TS Nguyễn Huy Phịng, Viện Văn hóa và Phát triển,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
24
Ngày duyệt đăng: 16/3/2022
thiết kế thời trang; phim, video và nhiếp ảnh;
âm nhạc; nghệ thuật thị giác và nghệ thuật
biểu diễn; xuất bản; phần mềm, các trị chơi
máy tính và xuất bản điện tử; truyền hình và
phát thanh. Một số các quốc gia châu Ầu xác
định 11 lĩnh vực thuộc CNVH gồm: quảng cáo,
kiến trúc, giải trí kỹ thuật số, mỹ thuật đồ cổ và
thủ công mỹ nghệ, thiết kế mỹ thuật, phim ảnh
và video, in ấn xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật
biểu diễn, phát thanh truyền hình và phần
mềm vi tính. Một số nước chầu Á lại chỉ đề cập
đến 6 hoặc 7 lĩnh vực thuộc cơng nghiệp văn
hóa như: điện ảnh, phát thanh truyền hình, báo
chí, xuất bản, in và sản xuất băng đĩa, quảng
cáo và dịch vụ giải trí [2],
Ở nước ta, trong Chiến lược phát triển các
ngành CNVH đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030, Chính phủ xác định 12 ngành thuộc
CNVH gồm: quảng cáo; kiến trúc; phần mềm
và các trị chơi giải trí; thủ cơng mỹ nghệ; thiết
kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật
I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I số 43 (3-2022)
biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;
truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.
Kinh nghiệm và những thành tựu trong
phát triển CNVH của nhiều guốc gia cho thấy
CNVH đã và đang trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn
từ những sản phẩm chứa đựng nhiều giá trị,
tri thức, chất xám và những thơng điệp mang
tính nhân văn.
Trong bối cảnh trữ luợng nguồn tài nguyên
thiên đang ngày càng cạn kiệt, cùng những
vấn nạn về ơ nhiễm mơi truờng, biến đổi khí
hậu... thì việc hướng đến khai thác, phát huy
giá trị, tiềm năng văn hóa và sức sáng tạo của
con người - "nguồn nguyên liệu" đầu vào đặc
biệt của CNVH sẽ là xu hướng lựa chọn và là
con đường tất yếu trong quá trình phát triển
của mỗi quốc gia vì mục tiêu phát triển bền
vững, phát triển xanh, hài hịa, tồn diện.
CNVH là ngành kinh tế đặc thù hướng đến
khai thác, phát huy nguồn vốn văn hóa dân
tộc. Đây là ngành có sức hấp dẫn lớn, thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao từ các nhà khoa
học, trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân đến các
nhà quản lý, doanh nhân, các tập đoàn và sự
tham gia của cộng đồng cư dân bản địa. Điều
này góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập, cải thiện cuộc sống của người dân.
So với các ngành công nghiệp khác, sản
phẩm của ngành CNVH được "sản xuất" ở
nhiều quốc gia, mang đậm truyền thống lịch
sử - văn hóa, tri thức dân gian, bản địa và bản
sắc văn hóa độc đáo của các cộng đồng, tộc
người sẽ làm phong phú đời sống tư tưởng,
tình cảm, tinh thần, nâng cao dân trí.
Với khả năng tương tác cao, lan tỏa rộng,
nhất là qua các phương tiện truyền thông,
mạng xã hội, nhiều sản phẩm của ngành
CNVH được người tiêu dùng đón nhận vì đáp
ứng nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ đa dạng của
cơng chúng, góp phần thu hẹp khoảng cách về
mức thụ hưởng văn hóa giữa các vùng miền,
giai tầng, lứa tuổi.
Điểm nhấn của CNVH là những sản phẩm
văn hóa được sản xuất qua dây chuyền công
nghệ với những kỹ năng, kỹ xảo tinh vi, thu
hút sự quan tâm của công chúng bởi mẫu mã
sản phẩm đẹp, bắt mắt, nội dung đa dạng,
phong phú, thiên về đáp ứng nhu cầu "tiêu
dùng" tinh thần của con người, với những giá
trị nhân văn, nhân bản, hướng con người đến
những giá trị chân, thiện, mỹ, thơng qua q
trình xuất, nhập khẩu các sản phẩm CNVH sẽ
góp phần đẩy mạnh q trình giao lưu, hợp
tác, thiết lập tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Việc gia tăng các sản phẩm CNVH với sự đa
dạng về chủng loại, chất lượng vói những giá
trị tích cực, tiến bộ sẽ tạo sức đề kháng giúp
công chúng sáng suốt trong việc lựa chọn, tiếp
nhận những sản phẩm văn hóa hữu ích, đồng
thời lên án, đẩy lùi những xuất bản phẩm có
tư tưởng độc hại, từ đó xây dựng mơi trường
lành mạnh, nhân văn, khoa học.
Nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan
trọng của ngành CNVH, tại Hội nghị Trung
ương 5 khóa VIII (năm 1998), Đảng ta đặc
biệt nhấn mạnh đến việc thực thi chính sách
kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong kinh
tế nhằm khai thác, phát huy hiệu quả giá
trị kinh tế trong những sản phẩm văn hóa.
Tuy nhiên, phải đến Hội nghị Trung ương
9 khóa XI (năm 2014), việc xây dựng, phát
triển ngành CNVH mới chính thức được đề
cập như một nhiệm vụ quan trọng để phát
triển nền văn hóa dân tộc. Tại Đại hội lần
thứ XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan
điểm nhất quán là cần đẩy mạnh sự phát
triển ngành CNVH: "Phát triển có trọng tầm,
trọng điểm ngành cơng nghiệp văn hóa và
dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát
huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam,
vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa
và thành tựu mới của văn hóa, khoa học kỹ
thuật, cơng nghệ của thế giới. Gắn phát triển
văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch
thành một ngành kinh tế mũi nhọn" [3],
SỐ 43 (3-2022) I TẠP CHÍ KINH TÊ VÀ QUẢN LÝ I
25
ĐƯA NGHỊ QUYẾT CỦA ĐÃNG VÀO cuộc SỐNG
2. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cơng năm 2030... tạo hành lang pháp lý thuận lợi
nghiệp văn hóa
cho sự phát triển CNVH.
Nhận thức về CNVH ngày càng đầy đủ,
toàn diện. Thời gian qua, các chủ trương và
chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển
CNVH đã được khẳng định, từ đó truyền đi
những thơng điệp tích cực, kịp thời giúp người
dân hiểu toàn diện hơn về CNVH.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII
(năm 1998) về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
đã đề ra chính sách kinh tế trong văn hóa và
văn hóa trong kinh tế. Nghị quyết số 23-NQ/
TW của Bộ Chính trị khóa X (năm 2008) về tiếp
tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật
trong thời kỳ mới khẳng định ở trong nước "đã
hình thành một thị trường hàng hóa và dịch vụ
các sản phẩm văn học, nghệ thuật" [4], Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước, lần đầu đề cập đến phát triển CNVH đi
đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường văn hóa
và xác định đây là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm, cơ bản để đẩy nhanh quá trình xây
dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Văn kiện Đại hội lần thứ XII và XIII đều nhấn
mạnh chủ trương nhất quán của Đảng về phát
triển CNVH: "Phát triển công nghiệp vãn hóa
đi đơi vói xây dựng, hồn thiện thị trường dịch
vụ và sản phẩm văn hóa... Đổi mới, hồn thiện
thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây
dựng, phát triển thị trường dịch vụ, sản phẩm
văn hóa lành mạnh; đẩy mạnh phát triển cơng
nghiệp văn hóa" [5],
Nhiều luật, bộ luật cũng như chiến lược,
chương trình hành động đã được thông qua
và đi vào thực hiện như Luật Sở hữu trí tuệ,
Luật Điện ảnh, Luật Xuất bản, Luật Di sản
văn hóa, Luật Quảng cáo, Luật Du lịch, Luật
Thư viện...; Chiến lược phát triển văn hóa đến
năm 2030, Chiến lược phát triển các ngành
CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
26
Thơng qua cơng tác tun truyền với những
hình thức sinh động, phong phú, đa dạng đã
góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy
đảng, chính quyền và người dân về vai trò,
tầm quan trọng của CNVH. Văn hóa khơng chỉ
là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực
của sự phát triển mà văn hóa cịn là nguồn lực
nội sinh, sức mạnh mềm quan trọng của quốc
gia - nhân tố bảo đảm cho quá trình phát triển
nhanh và bền vững.
Tiềm năng văn hóa, con người. Việt Nam
có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển
CNVH, thể hiện ở truyền thống lịch sử văn
hóa lâu đời với những nét đặc sắc kết tinh ở
hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
phong phú; ở phong tục tập quán, nghi lễ, tín
ngưỡng, lễ hội.
Ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt
Nam sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh nổi
tiếng trải dài từ Bắc tới Nam. Bên cạnh đó là
những nét độc đáo trong đời sống văn hóa của
54 dân tộc anh em. Đây là nguồn vốn văn hóa
để khai thác, phát huy, tạo điều kiện thuận lợi
để CNVH phát triển.
Hiện nay, dân số Việt Nam gần 100 triệu
người, số dân trong độ tuổi lao động chiếm đa
số. Người Việt được đánh giá là thông minh,
sáng tạo, cần cù, chịu khó, có khả năng thích
ứng linh hoạt với cái mới. Đâv là nguồn lực
đặc biệt quan trọng với những ý tưởng sáng
tạo, phát minh, sáng chế để tạo ra những sản
phẩm văn hóa chứa đựng hàm lượng chất
xám, trí tuệ cao, mang lại những giá trị mới
cho CNVH. Với lợi thế cơ cấu dân số vàng, đây
vừa là nguồn cung ứng lao động dồi dào cho
ngành CNVH, đồng thời cũng là thị trường
tiềm năng, tạo sức cạnh tranh, tiêu dùng các
sản phẩm văn hóa.
Sự tăng tốc của một số ngành CNVH có thế
mạnh. Thời gian qua, một số ngành CNVH
đã có sự phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn
I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I số 43 (3-2022)
thu lớn cho ngân sách. Theo thống kê của
Viện Văn hóa nghệ thuật guốc gia thuộc Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đóng góp GDP
của các ngành CNVH những năm qua có sự
tăng trưởng đáng kể. Năm 2010, đóng góp
của ngành CNVH chiếm 2,44% GDP, năm
2015: 3,5% GDP, năm 2018: 3,61% GDP.
Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực văn
hóa, năm 2009: 1,72%, năm 2015: 3,45%,
năm 2018: 3,51%. Xuất khẩu sản phẩm văn
hóa, năm 2013: 493.342.938,00 (USD), năm
2016: 912.981.417,00 (USD), năm 2019:
2.494.075.077,00 (USD) [6],
Mức doanh thu cụ thể của từng ngành
thuộc CNVH, cho thấy: Đối với ngành điện ảnh,
năm 2016 doanh thu đạt 1.073 tỷ đồng; năm
2017 đạt 3.228 tỷ đồng (tương đương khoảng
140 triệu USD); năm 2018 đạt 3.353 tỷ đồng
(tương đương khoảng 145 triệu USD). Trong 6
tháng đầu năm 2019, doanh thu đạt khoảng
200 tỷ đồng [6], Đối với ngành nghệ thuật
biểu diễn, năm 2018, doanh thu đạt khoảng
104.165.240.400 đồng (doanh thu bán vé), với
2.118 buổi biểu diễn; năm 2018, doanh thu
gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng
đầu năm 2019, số kinh phí từ các buổi biểu
diễn có bán vé đạt 42.697.665.000 đồng. Đối
với ngành quảng cáo, năm 2017 và 6 tháng
đầu năm 2018, doanh thu quảng cáo trên các
phương tiện truyền hình là 64.104.908.921
đồng; trên báo in: 1.067.129.234 đồng;
trên tạp chí: 762.907.174 đồng; trên radio:
1.462.066.374 đồng [?]. Đối với ngành du
lịch, khách quốc tế đến thăm Việt Nam có xu
hướng ngày càng tăng không chỉ về quy mô
du khách (đạt trên 1,8 triệu lượt khách năm
2019) mà còn cả về tốc độ tăng trưởng du
khách (đạt mức bình quân 23%/năm trong
giai đoạn 2016-2019). Năm 2019, tổng thu từ
ngành du lịch đạt 700.000 tỷ đồng [8],
Như vậy, so với mục tiêu mà Chính phủ
đề ra trong Chiến lược phát triển các ngành
CNVH đến năm 2020, doanh thu của các
ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng
3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã
hội, đến nay qua thống kê cho thấy, doanh thu
của ngành CNVH đã vượt chỉ tiêu đề ra, góp
phần quan trọng vào q trình phát triển kinh
tế - xã hội đất nước, giải quyết việc làm, nâng
cao thu nhập cũng như mang lại đời sống văn
hóa tinh thần phong phú cho nhân dân.
ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật.
So với các quốc gia có ngành CNVH phát triển
thì ngành CNVH ở Việt Nam cịn non trẻ. Tuy
nhiên, phát triển trong bối cảnh hội nhập
quốc tế sâu rộng, sự phát triển của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, những bài học
thành cơng của các nước có CNVH phát triển
sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tận dụng
cơ hội đi trước đón đầu trong tiếp thu, chuyển
giao khoa học kỹ thuật, công nghệ để tạo ra
những sản phẩm văn hóa có chất lượng.
Trong CNVH, yếu tố khoa học kỹ thuật có
vai trị đặc biệt quan trọng, là nền tảng vật
chất góp phần tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa
trên dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, hiện
đại, đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu
thẩm mỹ của công chúng. Với hơn 70% người
dân Việt Nam sử dụng internet và các phương
tiện truyền thông, đây là cơ hội lớn để quảng
bá, giới thiệu những sản phẩm vàn hóa có
giá trị đến với người dùng, góp phần kiến tạo
không gian, môi trường sống lành mạnh, khoa
học, nhân văn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được,
ngành CNVH ở nước ta cũng gặp nhiều khó
khăn, thách thức.
Hệ thống cơ chế, chính sách cịn thiếu. Hệ
thống cơ chế, chính sách về CNVH nói chung
và việc xây dựng hệ thống các bộ luật cho từng
ngành CNVH vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ.
Do chưa có những quy định, chế tài, hướng
dẫn cụ thể nên việc phát triển một số ngành
CNVH gặp nhiều khó khăn. CNVH liên quan
mật thiết đến quá trình cung - cầu, xuất nhập
khẩu sản phẩm văn hóa trên thị trường nội
địa và quốc tế, điều này đòi hỏi hệ thống cơ
chế, chính sách phải phù hợp với thơng lệ, quy
SỐ 43 (3-2022) I TẠP CHÍ KINH TÊ VÀ QUẢN LÝ I
27
ĐƯA NGH Ị QU YẾT CỦA ĐÀNG VÀO cuộc SỐNG
định chung của quốc tế, vừa phù hợp với điều
kiện tình hình ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số
chính sách chậm được ban hành, bị thực tiễn
vượt qua, tạo rào cản trong việc huy động sự
tham gia của các chủ thể trong khai thác, phát
huy tài nguyên văn hóa.
Nhận thức về vai trị của CNVH cịn chưa
đầy đủ, tồn diện. CNVH là ngành cơng
nghiệp ra đời muộn, cịn khá mới ở nước ta
nên nhận thức của cộng đồng về CNVH chưa
đầy đủ, thơng suốt. Một số doanh nghiệp cịn
băn khoăn, cân nhắc khi đầu tư vào CNVH bởi
tính rủi ro và hiệu quả kinh tế mang lại ở một
số ngành chưa cao.
Nguồn nhân lực tham gia vào CNVH cịn có
những hất cập về trình độ tay nghề, chun
mơn. Văn hóa, văn nghệ là lĩnh vực đặc thù,
liên quan trực tiếp đến tài năng sáng tạo (văn
chương, âm nhạc, hội họa, điện ảnh, nhiếp
ảnh...) trong khi số lượng người theo học, theo
đuổi đam mê nghệ thuật còn khiêm tốn. số
nhân lực làm trong CNVH có tay nghề, trình
độ chun mơn, được đào tạo cịn hạn chế.
Thiếu sự kết nối giữa các khơng gian sáng
tạo. Ở một số thành phố, đô thị lớn, các khơng
gian sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật bước đầu
hình thành, đi vào hoạt động, tạo ra những
hiệu ứng tích cực trong xã hội (năm 2021,
cả nước có 198 khơng gian văn hóa sáng tạo
ngồi cơng lập). Tuy nhiên, các khơng gian
sáng tạo cịn thiếu sự kết nối, thiếu cơ chế vận
hành, thiếu cơ sở hạ tầng, hoạt động mang
tính tự phát nên chưa khai thác, phát huy
được tiềm năng sáng tạo và những đam mê
cống hiến của giới trẻ và những người có tình
u văn hóa, nghệ thuật nước nhà.
Thị trường nội địa còn yếu. Việt Nam đang
ở giai đoạn dân số vàng với lực lượng người
trong độ tuổi lao động chiếm đại đa số. Tuy
nhiên, mức sống, mức thu nhập của người
dân cịn khó khăn dẫn đến việc chi tiêu cho
vãn hóa cịn thấp. Sức mua của thị trường
CNVH trong nước còn chậm. Một số sản phẩm
văn hóa cịn đơn điệu, chưa đủ sức cạnh tranh
về giá thành, mẫu mã so với sản phẩm CNVH
của các nước tiên tiến.
28
Trước những tác động xấu của hội nhập
toàn cầu, q trình biến đổi khí hậu, ơ nhiễm
mơi trường, sự thiếu vắng của các nghệ nhân
dân gian khiến cho một số loại hình di sản văn
hóa đứng trước nguy cơ mai một. Bên cạnh
đó, tình trạng khai thác triệt để giá trị kinh
tế của các di sản văn hóa cũng như cách làm
du lịch văn hóa thiếu chuyên nghiệp của một
số cá nhân, tổ chức đang đặt ra những thách
thức cho sự phát triển bền vững của ngành
CNVH.
Tình trạng vi phạm bản quyền. CNVH liên
quan mật thiết đến quá trình sáng tạo của
cá nhân, với những phát minh, sáng chế độc
quyền. Tình trạng vi phạm, xâm phạm, tranh
chấp bản quyền xảy ra với tần suất các vụ việc
có chiều hướng gia tăng. Việc ứng dụng khoa
học kỹ thuật trong khai thác, phát huy tiềm
năng văn hóa dân tộc, nhất là văn hóa truyền
thống cịn chưa được như kỳ vọng.
Tác động của đại dịch COVID-19. Đại dịch
COVID-19 khiến cho nhiều ngành như du lịch
văn hóa, nghệ thuật biểu diễn bị đình trệ,
khủng hoảng.
3. Giải pháp phát triển ngành cồng nghiệp văn hóa
Thứ nhất, tiếp tục làm tốt cơng tác tun
truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành và toàn thể người dân, cộng đồng
doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của
CNVH. CNVH không chỉ là ngành kinh tế đơn
thuần mà những giá trị, thông điệp từ các sản
phẩm CNVH có ý nghĩa đặc biệt trong việc
ni dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách,
lối sống đẹp cho mỗi người. Khi nhận thức đầy
đủ, thông suốt sẽ tạo động lực, sức mạnh và
tinh thần quyết tâm để xây dựng, phát triển
ngành CNVH vững mạnh.
Thứ hai, bổ sung và ban hành kịp thời cơ
chế, chính sách, hành lang pháp lý đầy đủ,
đồng bộ, kịp thời, nhất là việc ban hành luật,
chiến lược, chương trình hành động cho 12
ngành CNVH. Tạo mơi trường thuận lợi trong
hoạt động sáng tạo, sản xuất sản phẩm CNVH;
bảo đảm quyền tự do, dân chủ trong sáng tạo
văn hóa, nghệ thuật. Có chính sách ưu đãi
I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I số 43 (3-2022)
trong tuyển dụng, đào tạo, thu hút nguồn bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội. Bên cạnh
nhân lực trẻ, tài năng tham gia vào quá trình việc gìn giữ, bảo tồn tốt giá trị văn hóa truyền
CNVH. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh thống tốt đẹp cần không ngừng tiếp thu tinh
nghiệp, nhà đầu tư trong và ngồi nước tham hoa văn hóa nhân loại.
gia tích cực vào quá trình khai thác, sản xuất,
Nâng cao trình độ ngoại ngữ, năng lực
quảng bá sản phẩm văn hóa thơng qua những quản trị, điều hành hoạt động khai thác, kinh
cơ chế đặc thù, những ưu đãi về thuế, lệ phí, doanh sản phẩm văn hóa. Tăng cường khả
xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa vì lợi năng liên kết, mở rộng hợp tác với các quốc gia
ích chung của cộng đồng, xã hội.
có CNVH phát triển để học tập kinh nghiêm,
Tăng cường nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực chuyển giao tri thức, ứng dụng khoa học cơng
phát triển văn hóa nói chưng và CNVH nói riêng nghệ, tạo ra những sản phẩm văn hóa có chất
thông qua nguồn lực từ ngân sách nhà nước, lượng, mang bản sắc, đặc trưng văn hóa quốc
nguồn vốn xã hội hoá, nguồn vốn huy động từ gia. Thiếp lập và tạo dựng mối liên kết bền
cộng đồng. Phát huy tinh thần chủ động, tích chặt với các cơ quan, tổ chức, tập đoàn chuyên
cực, sáng tạo của nhân dân trong hoạt động về CNVH để tìm kiếm thị trường tiềm năng,
ổn định, phục vụ tốt nhu cầu thụ hưởng văn
sáng tạo, thụ hưởng thành quả CNVH.
Trong số 12 ngành thuộc CNVH, các bộ hóa, mang lại những "món ăn tinh thần" bổ
ngành và chính quyền địa phương cần xác ích cho công chúng.
Đấu tranh, đẩy lùi và xử lý nghiêm tình
định những ngành trọng tâm, trọng điểm,
có thế mạnh để tập trung ưu tiên nguồn lực trạng vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật
đầu tư, gắn với đặc trưng văn hóa vùng miền, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sản
tộc người. Từ những thành công bước đầu phẩm và dịch vụ văn hóa; các hiện tượng trục
sẽ nhân rộng mơ hình phát triển đối với các lợi, khai thác tối đa giá trị kinh tế của văn hóa;
ngành nghề khác, tạo sự phát triển hài hịa, các xuất bản phẩm có nội dung xấu độc, ảnh
hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình
bền vững.
Thứ ba, nguồn vốn, tài nguyên quan trọng thành thị trường CNVH lành mạnh, minh
của CNVH là truyền thống, bản sắc văn hóa bạch, trong sạch, nhân văn, tiến bộ, tạo động
phong phú, độc đáo và sức sáng tạo của người lực để các nguồn lực văn hóa, các chủ thể
dân. Vì thế, phát triển CNVH phải bảo đảm sáng tạo, chủ thể lãnh đạo, quản lý tham gia
nguyên tắc hài hòa giữa kế thừa, bảo tồn với ngày càng tích hơn vào công cuộc xây dựng,
phát huy, lan tỏa; giữa truyền thống với hiện phát triển ngành CNVH.
đại; tăng tưởng, phát triển kinh tế nhưng phải
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
777 Lương Hồng Quang: Các ngành công nghiệp sáng
tạo ở Việt Nam: Môi trường thể chế, thị trường rà sự
tham gia, Nxb. Thế giới, H.2018.
[2] Vũ Thị Phương Hậu: Một số vấn đề về cơng nghiệp
văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 374, tháng
5-2013.
[3] ĐCSVN: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, 1.1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.
[4] ĐCSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, t.67, Nxb. Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2008.
[5] ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
XII, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2016.
[6] Nguyễn Thị Thu Phương: "Phát triển các ngành
cơng nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay" in trong Kỷ
yếu Hội nghị văn hóa tồn quốc triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII của
Đảng, H, ngày 24/11/2021.
[7] Chính phủ: Chiến lược phát triển các ngành cơng
nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 (Quyết định số: 1755/QĐ-TTg, ngày
08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
SỐ 43 (3-2022) I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I
29