Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.06 KB, 18 trang )

Nguyễn Thành Công

Trường THPT Krông Nô

MỤC LỤC
Nội dung ………………………………………………………………… Trang
1. Tóm tắt …………………………………………………………………..

02

2. Giới thiệu ………………………………………………………………. .

03

a. Hiện trạng …………………………………………………………….

03

b. Giải pháp thay thế ……………………………………………..…….

04

c. Xác định vấn đề nghiên cứu …………………………………………

14

3. Phương pháp …………………………………………………………….

14

a. Khách thể nghiên cứu ……………………………………………….


b. Lựa chọn thiết kế …………………………………………………….

14
14

c. Đo lường - thu thập dữ liệu ………………………………………….

15

4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả ……………………………… ..

15

5. Kết luận và khuyến nghị ……………………………………………… .

17

a. Kết luận ………………………………………………………………
b. Khuyến nghị ………………………………………………………....

17
17

6. Tài liệu tham khảo ………………………………………………………

18

7. Phụ lục ………………………………………………………………..

P1-P5


1


Ngũn Thành Cơng

Trường THPT Krơng Nơ

1. Tóm tắt:
Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi
trọng công tác giáo dục. Việt Nam chúng ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, địi hỏi phải nhanh chóng xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, thực hiện đi tắt đón đầu, áp dụng
những thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới vào sản xuất và phát
triển đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ nói trên, giáo dục và đào tạo đóng một
vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Chỉ thị,
Nghị quyết riêng cho sự nghiệp giáo dục như: Nghị quyết TW2 (KVIII) xác định:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; ban hành Luật giáo dục. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Khóa XI xác định: “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đạo tạo…”. Chấn hưng giáo dục là chìa khố mở cửa vào
tương lai. Tư tưởng “Hiền tài là ngun khí quốc gia” ln minh chứng về sự thịnh
suy của đất nước gắn liền với nhân tố con người.
Qua việc dự giờ thăm lớp, và thực tiễn quá trình dạy học ở trường THPT, đặc
biệt là qua đợt tập huấn từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 01 năm 2015 về việc đổi mới
chương trình sách giáo khoa bậc THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tôi là
người vinh dự được tham gia, và cũng từ đó tơi thấy được sự cần thiết của phương
pháp dạy học theo chuyên đề.
Vấn đề dạy học theo chuyên đề đã được nhắc đến bắt đầu từ năm học 2014 –
2015. Tuy nhiên đây là vấn đề mới nên nhiều giáo viên cịn băn khoăn, khơng biết
bắt đầu từ đâu, cách thức thực hiện như thế nào, cấu trúc của chương trình ra sao,

có mang lại hiệu quả thiết thực cho giáo viên và học sinh hay không.
Trong khả năng và điều kiện cho phép, tôi chỉ xin đề cập và đã thử nghiệm
một mảng nhỏ trong một giai đoạn lịch sử lớp 12 ban cơ bản đó là: Dạy học theo
chuyên đề phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930. Trong giai đoạn đó, tơi
chọn chun đề: Phong trào công nhân. Chuyên đề được thực hiện trong hai tiết
dạy ở Trường THPT Krông Nô.
2


Ngũn Thành Cơng

Trường THPT Krơng Nơ

Mục đích của đề tài là giúp giáo viên và các em học sinh có thể làm quen với
dạy học chuyên đề. Đặc biệt là đối với giáo viên, bởi vì đây chính là quan điểm dạy
học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với bộ mơn Lịch sử nói riêng và với các mơn
học khác ở bậc THPT nói chung sau khi có chương trình sách giáo khoa mới từ
năm 2018. Đồng thời để tăng hiệu quả, tính hứng thú trong dạy học Lịch Sử.
Quy trình thực hiện, được thực hiện trên hai lớp, lớp 12A1 là lớp thực
nghiệm và lớp 12A3 là lớp đối chứng. Kết quả cho thấy sự khác biệt rõ nét giữa lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi áp dụng việc dạy học chuyên đề.
2. Giới thiệu:
a. Hiện trạng
Trong năm học 2016 – 2017 việc học sinh đăng ký thi tốt nghiệp tổ hợp môn
khoa học xã hội ở các trường thường rất thấp, việc đăng ký thi tổ hợp môn khoa
học xã hội để lấy điểm mơn Lịch sử xét Đại học lại càng ít; trong quá trình dạy học
ở các trường THPT cả giáo viên và học sinh đều thấy rất khó khăn trong việc tiếp
cận kiến thức, một số học sinh còn thấy sợ khi đến tiết dạy mơn Lịch Sử. Qua tìm
hiểu cho thấy một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Do giáo viên ít sử dụng phương pháp dạy học mới, nhất là việc áp dụng

phương pháp dạy học chuyên đề.
- Do chương trình nặng về kiến thức hàn lâm, đề cập quá nhiều về các mốc
thời gian sự kiện, và các số liệu.
- Do thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy học.
- Học sinh học thực dụng, chỉ chú trọng đến các môn tự nhiên.
- Do một số học sinh có tâm lý chỉ đến khi sắp thi mới học.
- Do tác động của kinh tế thị trường, học sinh chỉ muốn học những ngành như
quản trị, công nghệ thông tin…nên dẫn đến việc học lệch.
- Do bố mẹ thoái thác việc dạy học cho nhà trường.
- Do môn Lịch Sử chỉ là một môn trong tổ hợp môn khoa học xã hội (tự chọn),
nên học sinh thường chủ quan.
3


Nguyễn Thành Công

Trường THPT Krông Nô

- Trong các nguyên nhân trên tơi chọn ngun nhân: “Do giáo viên ít sử dụng
phương pháp dạy học mới, nhất là việc áp dụng phương pháp dạy học chuyên
đề” để tác động.
b. Giải pháp thay thế
Qua những lần dự giờ giáo viên dạy bộ môn Lịch sử Trường THPT Krông
Nô và nhiều thầy cô ở các trường khác trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, ngay cả đợt thi
giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2017 vừa qua, tôi thấy các thầy cô chưa mạnh dạn
hoặc thậm chí là cịn nhiều lúng túng trong việc triển khai dạy học theo chuyên đề,
cụ thể như:
Cách thức để tiến hành dạy học theo chuyên đề?
Cách đặt tên một chuyên đề? Tên chuyên đề với chủ điểm có khác nhau hay
khơng?

Nếu đã dạy học chun đề thì cấu trúc chương trình sẽ phải thay đổi, vậy sẽ
thay đổi như thế nào?
Những bài chỉ lấy một phần trong dạy học chun đề thì phần cịn lại được
dạy như thế nào?
Thời lượng của mỗi chuyên đề?
Chuẩn bị đồ dùng học tập, tài liệu như thế nào khi tổ chức dạy học theo
chuyên đề?
Các tiết dạy học chuyên đề sẽ được kiểm tra đánh giá như thế nào? Đặc biệt
là từ năm học 2016 – 2017 này sẽ là năm đầu tiên áp dụng hình thức thi trắc
nghiệm cho kỳ thi THPT Quốc gia.
Trên thực tế đây là vấn đề còn rất mới, bản thân tơi chưa tìm thấy đề tài nào
đề cập đến việc dạy học chuyên đề về phong trào công nhân giai đoạn 1919 - 1930.
Chỉ qua tập huấn và thực tiễn dạy học Lịch Sử ở trường THPT Krông Nô mà tôi
mạnh dạn viết đề tài này nhằm được chia sẻ, học hỏi.
Giải pháp thay thế: Để thay đổi hiện trạng nêu trên, đề tài này chỉ ra cách thức
tổ chức hoạt động dạy học chuyên đề một cách có hiệu quả, khắc phục được những
4


Nguyễn Thành Công

Trường THPT Krông Nô

lúng túng của giáo viên, sự thụ động của học sinh và sự nhàm chán của tiết dạy. Từ
đó giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn, u thích mơn Lịch sử hơn.
Quy trình nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Nhóm thực
nghiệm (Lớp 12A1) và nhóm đối chứng (lớp 12A3) Trường THPT Krơng Nơ tỉnh
Đăk Nơng.
- Nhóm đối chứng: Quy trình chuẩn bị bài dạy bình thường, không áp

dụng phương pháp dạy học chuyên đề.
- Lớp thực nghiệm: Giáo viên áp dụng phương pháp dạy học chuyên đề,
cụ thể như sau: Chuyên đề được thực hiện trong 02 tiết
Chuyên đề:
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TRONG PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 GIAI
ĐOẠN 1919 - 1930 LÀM TĂNG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Giáo viên giới thiệu:
Trong Tun ngơn của Đảng Cộng sản, Mác-Ăngghen viết: “Vì ln luôn bị
thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp
toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối
liên hệ ở khắp nơi”. Do yêu cầu tìm kiếm thị trường và thuộc địa ngày càng lớn,
cuộc chạy đua cạnh tranh, giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác
ở khu vực châu Á, đặc biệt với các nước tư bản mạnh lúc bấy giờ như Anh, là một
trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
của thực dân Pháp.
Mục đích của chúng là vơ vét nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bóc
lột nguồn nhân cơng rẻ mạt, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, xuất
khẩu tư bản để làm giàu, tiến tới độc chiếm thị trường Việt Nam nói riêng và Đơng
Dương nói chung. Nhưng, về mặt khách quan, cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho
nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mới, đồng thời làm cho xã hội nước ta

5


Ngũn Thành Cơng

Trường THPT Krơng Nơ

phân hóa ngày càng sâu sắc. Bên cạnh những giai cấp cũ đã xuất hiện thêm những

giai cấp, tầng lớp mới trong đó có giai cấp cơng nhân.
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 giai cấp công
nhân Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc. Vậy sự chuyển biến đó là gì? Chúng ta
cùng tìm hiểu chun đề.
2. Thiết kế các hoạt động học tập:
* Hoạt động 1: Sự ra đời và đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
Hoạt động: cá nhân
Tư liệu: (Hình 1; hình 2. Phụ lục 1; Phụ lục 2)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kênh hình và trả lời câu hỏi: Trình bày
sự ra đời của giai cấp cơng nhân Việt Nam? Rút ra đặc điểm?
• Sự ra đời:
- Giai cấp cơng nhân ra đời trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp.
- Số lượng công nhân tăng nhanh: 5 vạn người lên 22 vạn người (từ đầu thế
kỷ XX- 1929).
• Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Vừa mang đầy đủ những đặc
điểm chung của giai cấp cơng nhân quốc tế, ngồi ra giai cấp cơng nhân Việt Nam
cịn có những đặc điểm riêng:
- Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc
- Bị ba tầng áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt
- Có quan hệ gần gũi, gắn bó và xuất thân chủ yếu từ nông dân;
- Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc
- Sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.
---> Giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc
lập, thống nhất, tự giác trong cả nước, trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm
quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

6



Nguyễn Thành Công

Trường THPT Krông Nô

* Hoạt động 2: Quá trình phát triển của phong trào cơng nhân Việt Nam
1919-1930
Hoạt động: nhóm, giáo viên chia lớp thành 04 nhóm cùng tìm hiều 02 vấn đề
Nhóm 1, 2: Trình bày về nguyên nhân, phong trào đấu tranh của công nhân giai
đoạn 1919-1925? Nêu và nhận xét đặc điểm của phong trào thời kỳ này?
Tư liệu: (Hình 3; hình 4. Phụ lục 3)
- Học sinh đã chuẩn bị nội dung ở nhà. Cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
* Ngun nhân:
- Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp.
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925.
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga
* Phong trào đấu tranh: Có 25 vụ đấu tranh riêng rẽ
- Mở đầu là cuộc bãi công của thuỷ thủ Hải Phòng, Sài Gòn đòi phụ cấp đắt
đỏ.
- Năm 1920, cơng nhân Sài Gịn, Chợ Lớn đã thành lập Cơng hội (bí mật) do
Tơn Đức Thắng đứng đầu.
- Năm 1922, cơng nhân viên chức Bắc Kỳ địi chủ phải cho nghỉ ngày chủ
nhật có trả lương. Cùng năm đó, cịn có cuộc bãi cơng của cơng nhân thợ Nhuộm
ở Chợ Lớn đòi tăng lương.
- Đặc biệt vào năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ của
xưởng Ba Son (Sài Gòn)......(học sinh phải nêu được sự kiện 8/1925 đánh dấu
phong trào công nhân bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác).
* Đặc điểm:
- Diễn ra còn lẻ tẻ, tự phát
- Mục tiêu đấu tranh chủ yếu vẫn là đòi quyền lợi kinh tế trước mắt.
- Bước đầu đã xuất hiện tính tổ chức và ý thức chính trị song cịn mang tính

tự phát.

7


Ngũn Thành Cơng

Trường THPT Krơng Nơ

Giáo viên mời các nhóm cịn lại nhận xét phần trình bày của nhóm 1, Học
sinh các nhóm thảo luận đặt câu hỏi cho nhau.
Giáo viên nhận xét, chốt ý nếu cần thiết và hướng dẫn học sinh ghi bài.
Nhóm 3, 4: Trình bày về nguyên nhân, phong trào đấu tranh của công nhân giai
đoạn 1926-1930? Nêu và nhận xét đặc điểm của phong trào thời kỳ này?
- Học sinh đã chuẩn bị nội dung ở nhà. Cử đại diện nhóm trình bày sản
phẩm.
* Ngun nhân:
- Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của Công xã Quảng Châu- Trung Quốc
- Đại hội V của Quốc tế cộng sản.
- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
* Phong trào đấu tranh:
- Trong hai năm 1926 - 1927, có 27 cuộc đấu tranh của công nhân. Lớn nhất
là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân
đồn điền cao su Cam Tiêm, đồn điền cao su Phú Riềng...
- Năm 1928, chủ trương “vô sản hóa” làm cho phong trào cơng nhân có sự
chuyển biến sâu sắc. Trong hai năm 1928 - 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của
công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam. Tiêu biểu là:
+ Năm 1928, bãi cơng của công nhân nổ ra ở mỏ than Mạo Khê, đồn điền
Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, đồn điền cao su
Cam Tiêm,....

+ Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng, nhà
máy xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy điện Nam Định, dệt Nam Định, đồn điền
cao su Phú Riềng v.v..
(GV: nhấn mạnh chủ trương “vô sản hóa” đối với phong trào cơng nhân Việt Nam)
* Đặc điểm:
- Phong trào đấu tranh nổ ra liên tục, rầm rộ, sôi nổi, rộng khắp.

8


Ngũn Thành Cơng

Trường THPT Krơng Nơ

- Có sự phối kết hợp giữa các địa phương, đơn vị đấu tranh, có sự lãnh đạo
chặt chẽ của tổ chức công hội hay thanh niên với quy mô ngày càng lớn.
- Mục tiêu đấu tranh: Kinh tế gắn với chính trị.
Giai cấp cơng nhân Việt Nam đang chuyển dần từ đấu tranh tự phát lên đấu
tranh tự giác.
- Giáo viên mời các nhóm cịn lại nhận xét phần trình bày của nhóm 3, học
sinh các nhóm thảo luận đặt câu hỏi cho nhau.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý nếu cần thiết và hướng dẫn học sinh ghi bài.
* Hoạt động 3: Vai trị của phong trào cơng nhân đối với sự thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Hoạt động: cá nhân- toàn lớp
Tư liệu 1. Phim tư liệu về quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, lưu ý chỉ
nhấn mạnh khai thác khía cạnh vai trị của phong trào cơng nhân đối với sự thành
lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Tư liệu 2. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 2 sơ đồ.
Tâm tâm xã


Phục Việt

Hội VN CM
thanh niên

Tân việt cách
mạng Đảng

Đông dương
CS Đảng
An Nam
CS Đảng

Đảng cộng sản
Việt Nam

Đông dương
CS liên đồn
Đảng
lậplập
Đảng
hiến hiến

VN Quốc
dân đảng

Sơ đồ: Phân hóa các tổ chức cách mạng

9



Nguyễn Thành Công

Trường THPT Krông Nô

Chủ nghĩa Mác-Lê nin

Phong trào công nhân

Đảng cộng sản
Việt Nam

Phong trào yêu nước

Sơ đồ: Các yếu tố hình thành Đảng cộng sản Việt Nam
- Học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi: Đánh giá vai trị của phong trào cơng
nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Học sinh báo cáo kết quả làm việc
- Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh chốt ý:
+ Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, có ý thức chính trị rõ rệt (cùng
với phong trào u nước) địi hỏi có sự lãnh đạo của tổ chức đảng cách mạng tiên
phong. Các tổ chức cộng sản ra đời sau đó thống nhất thành Đảng cộng sản Việt
Nam.
+ Phong trào công nhân là điều kiện bên trong, là mảnh đất màu mỡ để đón
nhận Chủ nghĩa Mác – Lê Nin từ bên ngoài vào Việt Nam.
+ Phong trào công nhân là một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Giáo viên: Trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trị của
phong trào cơng nhân. Liên hệ vai trị của phong trào cơng nhân trong thời đại ngày

nay.
10


Ngũn Thành Cơng

Trường THPT Krơng Nơ

• Phần mở rộng: Vai trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam trong thời đại
ngày ngay.
Kể từ khi ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp, giai cấp cơng nhân Việt Nam đã lớn mạnh và có vai trị to lớn trong tiến trình
cách mạng nước ta; thơng qua Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân là
người lãnh đạo, đồng thời cũng là một trong những lực lượng cơ bản, chủ yếu của
cách mạng và thực sự là lực lượng tiên phong trong tiến trình xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp cơng nhân Việt Nam đã và đang trải qua
những biến động về cơ cấu, số lượng, tâm lý, tư tưởng, phong cách lao động...
Cũng chính vì thế, đã có biểu hiện coi nhẹ vị trí, vai trị của giai cấp cơng nhân.
Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ
thông tin, thời đại kỹ thuật số, giai cấp cơng nhân trên tồn thế giới nói chung, giai
cấp cơng nhân Việt Nam nói riêng cần có một cái nhìn nhận thức đúng đắn về vai
trị của họ; trong sự nghiệp đổi mới đất nước, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là vấn
đề thời sự cấp bách và lâu dài của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Trên cơ sở Nghị
quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước và Kết luận số 79-KL/TW, ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị khố XI
về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW. Cụ thể, chúng ta cần nhận thức
đúng đắn những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về vai trị và sứ mệnh của giai
cấp cơng nhân Việt Nam sau đây:

Thứ nhất: Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp,
được nền đại cơng nghiệp rèn luyện, đồn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã
hội hùng mạnh; từ đó họ làm được cuộc cách mạng giành chính quyền, giải phóng
con người, xây dựng xã hội mới, xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống
ấm no hạnh phúc cho nhân dân mới là mục tiêu cuối cùng của cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Để thực hiện được sứ mạnh này, giai cấp phải có chính đảng lãnh đạo,
11


Ngũn Thành Cơng

Trường THPT Krơng Nơ

thơng qua chính đảng của mình để đề ra cương lĩnh cách mạng, đường lối chiến
lược, sách lược, phương pháp hình thức cách mạng đúng đắn để cuốn hút các lực
lượng khác đi theo mình để làm cách mạng đến thắng lợi cuối cùng (nòng cốt là
liên minh cơng, nơng và tầng lớp trí thức). Sự thực đã được chứng minh bằng việc
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930 là bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam; nó đã chứng minh giai cấp cơng nhân Việt
Nam trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng; qua đó đã đánh dấu tư tưởng Hồ
Chí Minh về vai trị của giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng Việt Nam đã
được xác lập trên thực tế, mở ra một thời đại mới cho cách mạng Việt Nam. Với vai
trò này đã trở thành nguyên tắc hàng đầu trong suốt qúa trình lãnh đạo cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến giai đoạn hiện nay.
Thứ hai: Trong điều kiện hiện nay, cuộc cách mạng khoa học – cơng nghệ
gắn liền với q trình tồn cầu hố diễn ra mạnh mẽ; đất nước ta trong tiến trình đổi
mới, hội nhập, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì phải xây dựng giai cấp
cơng nhân Việt Nam ngang tầm với nhiệm vụ mới là một tất yếu khách quan. Để
làm được việc này thì phải xây dựng giai cấp cơng nhân có trình độ học vấn cao,
chun mơn nghề nghiệp giỏi, giác ngộ về lợi ích giai cấp, vững vàng về chính trị

tư tưởng và rèn luyện tác phong lao động cơng nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật. Vì
vai trị của giai cấp cơng nhân trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước được khẳng định bằng chính sự lao động sáng tạo của mỗi người cơng nhân
và các tập thể lao động góp sức lại.
Thứ ba: Đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực cho giai cấp
cơng nhân phát huy vai trị của mình trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước hiện nay. Đây là giải pháp hết sức quan trọng, không thể thiếu được
trong việc phát huy vai trị của giai cấp cơng nhân, vì các chính sách đó sẽ tác động
trực tiếp đến đời sống, việc làm, sự hưởng thụ đời sống văn hoá, tinh thần của
người công nhân; làm sao để người công nhân thực sự phục vụ hết khả năng của
mình cho xã hội, cho đất nước theo đúng vai trò, sứ mệnh của họ đã đặt ra.
12


Nguyễn Thành Công

Trường THPT Krông Nô

Thứ tư: Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị để xây dựng và phát huy vai trị
của giai cấp cơng nhân, bởi giai cấp cơng nhân thơng qua đảng của mình để sử
dụng hệ thống chính trị như một cơng cụ sắc bén hữu hiệu để thực hiện vai trị lịch
sử của mình là xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng
bằng, văn minh”. Do đó sự vững mạnh và hiệu lực thực thi tốt của hệ thống chính
trị là điều kiện cơ bản bảo đảm cho giai cấp cơng nhân thực hiện thắng lợi vai trị,
sứ mệnh lịch sử của mình. Trong đổi mới hệ thống chính trị cần quan tâm đến việc
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Cơng đồn, vì sức mạnh của giai cấp
công nhân gắn liền với hoạt động và sự lớn mạnh của Cơng đồn Việt Nam theo
dịng lịch sử.
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố là xu thế chung của tồn thế giới, là con
đường tất yếu để đưa nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu có thể đi tắt đón đầu,

tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước phát triển trở
thành một nước công nghiệp; đồng thời, là phương thức, là điều kiện để giai cấp
cơng nhân thực hiện vai trị, sứ mệnh của mình đối với dân tộc và Tổ quốc. Để
xứng đáng là lực lượng lãnh đạo, lực lượng cơ bản chủ yếu đi đầu trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị tư tưởng,
có trình độ học vấn cao, chun mơn nghiệp vụ giỏi là yêu cầu khách quan và là
đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng là góp phần vào thắng
lợi chung của thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội cở nước ta.

13


Nguyễn Thành Công

Trường THPT Krông Nô

c. Xác định vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu: Dạy học chuyên đề phong trào công nhân trong phần
lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1919 - 1930 có làm tăng kết quả học tập của học
sinh lớp 12A1 trường THPT Krông Nô hay khơng?
Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc áp dụng phương pháp dạy học chuyên đề
phong trào công nhân trong phần lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1919 - 1930
làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 12A1 trường THPT Krông Nô.
3. Phương pháp:
a. Khách thể nghiên cứu: Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên trường THPT
Krông Nô là người có nhiều năm cơng tác, và thường xun được giao nhiệm vụ
dạy lớp 12 hằng năm, là người được Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Nông cử tham
gia nhiều đợt tập huấn chuyên môn, chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nên có
nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.

b. Lựa chọn thiết kế:
Tôi lựa chọn thiết kế 2: “Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các
nhóm tương đương”.
Học sinh: Hai lớp 12A1 và 12A3. Hai lớp được lựa chọn tham gia nghiên
cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỷ lệ giới tính, dân tộc,… cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc và học sinh 2 lớp 12A1 và 12A3 của
trường THPT Krông Nô
Lớp
Thực nghiệm
(12A1)
Đối chứng
(12A3)

Số học sinh các nhóm
Sĩ số
Nam
Nữ

Kinh

Dân tộc
Khác

39

13

26

37


02

40

15

25

38

02

14


Nguyễn Thành Công

Trường THPT Krông Nô

- Về ý thức học tập: Tất cả các em lớp 12A1, 12A3 đều có ý thức học tập,
thành tích học tập của 2 lớp là tương đương về điểm số.
c. Đo lường - thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút (Hai lớp làm cùng một
đề). Hình thức kiểm tra là dạng bài tự luận.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết (Hai lớp làm cùng một đề).
Hình thức kiểm tra là dạng bài trắc nghiệm.
Qua bảng điểm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, áp dụng vào
cơng thức tơi tính được các giá trị như sau:
Bảng 2: Tính Mốt, trung vị, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn

Mốt(Mode)
Trung vị(Median)
Giá trị trung bình(Average)
Độ lệch chuẩn(Stdev)

Lớp thực nghiệm
7
7
6,8
0,62

Lớp đối chứng
5
5
5,5
0,52

4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động của nhóm tương đương
(Chọn hai lớp nguyên vẹn). Tôi dùng bài kiểm tra 15 phút làm bài kiểm tra trước
tác động, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm
số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động:
Kết quả:
Bảng 3: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng 12A3
6.1

Thực nghiệm 12A1
6.0


TBC
P
0,1
p = 0,1 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng là khơng có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu
15


Ngũn Thành Cơng

Trường THPT Krơng Nơ

Nhóm

Kiểm tra
trước tác động

Tác động

Kiểm tra sau
tác động

Nhóm
thực nghiệm

0,1

Áp dụng phương pháp
dạy học chuyên đề


0,3

Nhóm
đối chứng

0,2

Không áp dụng phương
pháp dạy học chuyên đề

0,4

Hai thiết kế này chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập
Lớp thực nghiệm giáo viên áp dụng phương pháp dạy học chuyên đề.
Điểm kiểm tra đầu ra lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,5. Điểm kiểm tra
đầu ra của lớp đối chứng là 6,2. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p=1,37 có
nghĩa là có sự khác biệt rõ rệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng. Điều đó cho thấy việc áp dụng phương pháp dạy học chuyên đề ở lớp 12A1
là có hiệu quả cao.
8,5 − 6,2

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,62 = 1,5
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,5
cho thấy mức độ ảnh hưởng của nhóm thực nghiệm là rất cao.
* Kết quả
Kết quả nêu trên đã chứng minh rằng hai nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T – test độc lập
cho kết quả p = 1,37 cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng là rất cao. Nghĩa là tác động của việc áp dụng phương pháp dạy

học chuyên đề phong trào công nhân trong phần Lịch Sử Việt Nam lớp 12 giai
đoạn 1919 - 1930 giúp học sinh lớp 12A1 trường TPHT Krơng Nơ có kết quả học
tập mơn Lịch Sử cao hơn.

16


Nguyễn Thành Công

Trường THPT Krông Nô

Biểu đồ 1: so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng.
5. Kết luận và khuyến nghị
a. Kết luận: Việc áp dụng phương pháp dạy học chuyên đề phong trào công nhân
trong phần lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1919 - 1930 đã làm tăng kết quả học
tập của học sinh lớp 12A1 trường THPT Krông Nô.
b. Khuyến nghị:
- Đối với lãnh đạo: Cần trang bị đầy đủ hơn nữa về phương tiện, đồ dùng dạy
học cho giáo viên, phòng học và bàn ghế cho học sinh đúng quy chuẩn; tăng cường
công tác tập huấn, kiểm tra việc dạy học theo chuyên đề.
- Đối với giáo viên: Tăng cường công tác tự bồi dưỡng, học hỏi cách thức
dạy học mới, đặc biệt là phương pháp dạy học chuyên đề; cập nhật cách thức ra đề
thi trắc nghiệm; cách thức thu thập kiểm duyệt các tư liệu, phim, lược đồ, tranh
ảnh. Lưu ý đối với giáo viên là hướng dẫn cho học sinh tự tìm nguồn tài liệu, tự
phân tích các sự kiện để tăng tính năng động, chủ động, sáng tạo và bày tỏ chính
kiến của học sinh.
- Đối với học sinh: Cần rèn luyện kỹ năng hoạt động, làm việc theo nhóm, ý
thức tự học, cách thức tra cứu, thu thập tài liệu; kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm.
17



Nguyễn Thành Công

Trường THPT Krông Nô

6. Tài liệu tham khảo
1. Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12, NXB Giáo dục
Việt Nam
2. Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo
khoa, NXB Giáo dục Việt Nam
3. Trương Ngọc Thơi (chủ biên), 1260 câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 12, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội
4. Nghiêm Đình Vỳ, Tài liệu tập huấn dạy học chuyên đề, tháng 1 năm 2015 [4]
Bộ Giáo dục & Đào tạo(2006), Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên môn Lịch Sử, NXB
Giáo dục Việt Nam
5. Bộ Giáo dục & Đào tạo(2006), Mơđun “Hỗ trợ tiến trình dạy và học”,
UNESCO.
6. Bộ Giáo dục & Đào tạo(2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB
Đại học sư phạm
7. Phim về quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

18



×