Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức – Lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.94 KB, 84 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay Việt Nam đang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đã dẫn đến sự phát triển
mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp, trong đó: các xí nghiệp quốc doanh,
ngoài quốc doanh, các công ty liên doanh, các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài rất đông. Chính vì lẽ đó mà vai trò của Công đoàn cần phải được phát
huy cao độ, tăng cường mạnh các chức năng nhiệm vụ của mình để bảo vệ
quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động.
Công đoàn là một trong những thành viên nằm trong hệ thống chính trị,
được ra đời ngày 28/7/1929. Trải qua hơn 70 năm hoạt động Công đoàn ngày
càng phát huy được vị trí vai trò của tổ chức mình: luôn luôn bảo vệ lợi ích
chính đáng giai cấp mình bằng những việc làm cụ thể hữu ích.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Phong trào thi đua là nguồn lực tạo lên
thắng lợi lớn của nhân dân ta trong kháng chiến. Nó sẽ làm đà cho những
thắng lợi to lớn hơn, vẻ vang hơn nữa về mọi mặt của xã hội. Phong trào thi
đua là động lực để khơi dậy rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân lao động
tự nguyên tham gia, tạo thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi, mang
lại hiệu quả thiết thực trong lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế –
xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Công tác tổ chức phong trào thi đua và vận
dụng phổ biến những nguyên tắc thi đua là nhiệm vụ không thể tách rời của
hoạt động Công đoàn.
Nhân loại đang có những bước phát triển mạnh mẽ, những bước tiến
nhảy vọt với những sự thay đổi đến chóng mặt từng ngày, đặc biệt là xu thế
toàn cầu hoá kinh tế đã đặt chúng ta đứng trước những cơ hội lớn và cả những
thách thức không nhỏ. Để nắm bắt được thời cơ và phát huy cao độ nội lực thì
mỗi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu, chính vì vậy công tác thi đua khen thưởng
càng có vai trò quan trọng góp phần tăng cường sức cạnh tranh để tồn tại và
1 1
phát triển, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành,
cơ sở và các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hiệu quả rõ rệt


của các phong trào thi đua do Công đoàn khởi xướng là góp phần khơi dậy ý
thức trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng, tinh thần lao động sáng tạo, ý thức tự
lực tự cường, dám nghĩ dám làm, vượt qua khó khăn của đội ngũ công nhân
lao động. Hàng chục nghìn sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, công trình mới được
thực hiện, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng, mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội to
lớn.
Thi đua trong nền kinh tế thị trường là sự nối tiếp, kế thừa, sàng lọc để
tổ chức nhiều phong trào thi đua với hình thức đa dạng phong phú. Điều đó
đặt ra yêu cầu mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương phải luôn coi trọng công
tác thi đua và tổng kết phong trào thi đua.
Tuy nhiên trước yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong điều
kiện mới, phong trào thi đua trong Công nhân lao động còn nhiều bộc lộ hạn
chế nhất định, nhận thức về thi đua, có nơi có lúc chưa đầy đủ, sâu sắc. Phong
trào thi đua có lúc chưa chuyển kịp tình hình mới, chưa hình thành cao trào
sâu rộng đều khắp, liên tục, phát động phong trào thi đua rầm rộ nhưng hiệu
quả thấp. Công đoàn tổ chức phong trào thi đua trong điều kiện hiện nay làm
nhằm rèn luyện công nhân viên chức- lao động trở thành người lao động giỏi
có ích cho xã hội đáp ứng tình hình mới. Xuất phát từ quan điểm khoa học và
thực tiễn trên, em đã nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chức Công
đoàn trong các doanh nghiệp.Vì vậy, với tư cách là một sinh viên khoa Xã hội
học, trường Đại học Công đoàn nên trong thời gian thực tập, em đã mạnh dạn
chọn đề tài: “Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức
phong trào thi đua trong công nhân viên chức – Lao động”, Với mong muốn
là có một cách tiếp cận cụ thể theo hướng tiếp cận chuyên ngành Xã hội học.
2 2
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.1 Ý nghĩa khoa học
Bằng việc ứng dụng những kiến thức chuyên ngành Xã hội học để
nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề Công đoàn trong việc
tổ chức thi đua trong công nhân lao động. Từ đó tìm ra những đặc trưng cơ

bản cũng như vị trí, vai trò, chức năng, của tổ chức khẳng định vai trò lịch sử
của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Khoá luận góp phần chỉ ra vai trò quan trọng của Công đoàn trong việc
tổ chức phong trào thi đua trong CNVCLĐ, chỉ ra thi đua mới thực sự là động
lực đưa nước ta phát triển nhanh trong giai đoạn mới. Là tài liệu tham khảo
của các đơn vị cơ sở trong việc tổ chức phong trào thi đua, giúp cho cán bộ
Công đoàn nhận thức đúng vai trò của công đoàn từ đó ý thức cao trong việc
tổ chức thi đua, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định vị trí, vai trò của thi đua và xu hướng vận động của
nó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, làm rõ nét về vai trò của công
đoàn trong việc tổ chức phòng trào thi đua trong công nhân lao động. Phân
tích thực trạng quá trình tổ chức các phong trào thi đua, xem xét tác động của
Công đoàn đối với thi đua tại Tổng công ty Sông Đà. Từ đó khoá luận vạch ra
các hướng và những gải pháp cơ bản để phong trào thi đua trong công nhân
viên chức lao động phát huy được vai trò trong Tổng công ty Sông Đà.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận nghiên cứu về vấn đề thi đua của Công Đoàn trong Tổng
công ty Sông Đà
3.3 Khách thể nghiên cứu
3 3
Khoá luận xây dựng nhằm khái quát những vấn đề lý luận chung và đề
cập đến vấn đề thi đua trong công nhân viên chức -lao động của Công Đoàn
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Khảo sát vấn đề tổ chức thi đua trong công nhân lao
động trong Tổng công ty Sông Đà
Về thời gian: Khảo sát vấn đề thi đua trong giai đoạn 2000-2005
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp, duy vật biện chứng kết hợp phân tích lý luận qua các tài liệu nơi
thực tập và sử dụng quan điểm chủ nghiã Mac Lenin, tư tuởng Hồ Chí Minh,
các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách Nhà Nước, nghị quyết của Công
Đoàn..
5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN: Gồm 3 phần
Phần thứ nhất: Những vấn đề cơ bản về thi đua và tổ chức phong trào
thi đua.
Phần thứ hai: Thực trạng công tác tổ chức phong trào thi đua của công
đoàn trong công nhân viên chức lao động tại TCT Sông Đà
Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phong trào công
thi đua trong công nhân viên chức lao động tại TCT Sông Đà
4 4
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THI ĐUA VÀ TỔ CHỨC
PHONG TRÀO THI ĐUA
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THI ĐUA
1.Bản chất của thi đua
Thi đua được hiểu là sự đua tài, đua sức của con người trong lĩnh vực
hoạt động của mình. Sự đua tài đua sức này diễn ra trong quá trình sản xuất
thì gọi là thi đua lao động.
Sự đua tài đua sức trong lao động sản xuất kinh doanh là một thuộc tính
tự nhiên thuộc về bản chất cả người lao động đó là lòng tự trọng, là sự
khẳng định mình trong quan hệ lao động.
Từ điển triết học đã chỉ ra rằng “ Thi đua xã hội chủ nghĩa là phương
pháp cộng sản chủ nghĩa để xây dựng xã hội chủ nghĩa, phương pháp dựa trên
tính tích cực cao nhất của hàng triệu người lao động”
(1)
. Sự phát triển của chủ
nghĩa cộng sản là kết quả của lao động có kết quả tự giác của quần chúng. Thi

đua xã hội chủ nghĩa biểu hiện tinh thần sáng tạo tự giác của quần chúng đang
xâydựng một xã hội mới.
Điểm đặc sắc của thi đua xã hội chủ nghĩa là nó đã xâydựng nên sự
thay đổi căn bản trong thái độ của con người đối với lao động. Thi đua xã hội
chủ nghĩa là một phần nguồn lực mạnh mẽ để nâng cao năng suất lao động.
Thi đua xã hội chủ nghĩa đến lượt nó thì lại trở thành một nhân tố cải thiện
liên tục đời sống vật chất và văn hoá các dân tộc. Nó là biểu hiện sáng chói
của sự kết hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung.
Khi nghiên cứu xã hội tư bản, đặc biệt là sự hoạt động của người lao
động trong xã hội C.Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng: “ Thi đua là một hiện
(1)
(1)
(tõ ®iÓn tiÕng viÖt-NXB Sù ThËt 1992 tr 902)
(2)
( Tõ ®iÓn triÕt häc-NXB Sù ThËt 1978 tr803)
5 5
tng khỏch quan ny sinh do s tip xỳc xó hi trong quỏ trỡnh lao ng sn
xut
(2)
. Mỏc cũn núi: Cha núi n mt sc mi xut hin khi nhiu sc hp
sc li thnh mt sc chung trong phn ln cỏc cụng vic sn xut, ngay s
tip xỳc xó hi cng ra thi ua, cng kớch thớch nguyờn lý lm tng nng
sut lao ng cỏ nhõn ca tng ngi riờng r..
(1)
Trong xó hi t bn, vi ch chim hu t nhõn v t liu sn xut
thng xuyờn cú s cnh tranh gia nhng ngi lao ng lm thuờ bỏn
t hn, ti sn quý nht m h cú c l bỏn sc lao ng. Lờnin vit:
cnh tranh l mt hỡnh thc thi ua c bit m xó hi ch ngha t bn vn
cú, l s ginh git ming n, ginh git nh hng v v trớ trờn th trng
gia nhng ngi sn xut riờng l...

(2)
Trong nn kinh t hng hoỏ nhiu thnh phn cú s qun lý ca nh
nc theo nh hng XHCN, thi ua ny sinh t tinh thn lm ch tp th
lao ng, t ý thc t giỏc, nng ng sỏng to trong lao ng, t mi quan
h hp tỏc ca ngi lao ng. c trng ca thi ua l ua sc ua ti trong
s on kt tng t. nc ta khi nhõn dõn lao ng tr thnh ngi lm
ch trờn mi lnh vc kinh t xó hi thỡ thi ua lao ng l mt ũn by cc
k quan trng y nhanh tc phỏt trin kinh t .
Thi ua lao ng gii vi ni dung ch yu l phỏt huy sỏng kin ci
tin k thut,hp lý hoỏ sn xut, ci tin nghip v cụng tỏc, phong tro thi
ua lao ng gii, thi ua sỏng to l mt ng lc quan trng thỳc y mi
ngi lao ng lm vic cú k lut, cú k thut t nng sut cao, m bo
cht lng sn phm, tớch cc tham gia qun lý kinh t, qun lý xớ nghip,
cng c v hon thin quan h sn xut xó hi ch ngha.
2. Nhng vn c bn v phong tro thi ua
2.1 Khỏi Nim
(2)
(1)
(CacMác T bản NXB Sự Thật Hà Nội 1960 quyển 1 tập 2 tr 23 )
(2)
( LêNin Toàn Tập Tập 36 NXB tiến bộ tr 185 )
6 6
Phong trào hoạt động cách mạng là hoạt động chính trị văn hoá xã hội
của đông đảo quần chúng nhằm làm thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến
bộ trong một lĩnh vực nào đó: “ Thi đua là cùng nhau đem hết sức lực tài năng
ra làm, nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản
xuất, công tác, học tập..”
(1)
“ Phong trào là hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội lôi cuốn được đông
đảo quần chúng tham gia”.

(2)
Như vậy phong trào hành động cách mạng bao gồm phong trào thi đua.
Mọi phong trào thi đua đều là phong trào hành động cách mạng. Trong thời
kỳ xây dựng đất nước, phong trào thi đua là trung tâm của phong trào hành
động cách mạng, là điểm tập trung của phong trào hành động cách mạng.
Hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường mấy năm qua cho
thấy: Công tác thi đua vẫn là biện pháp quan trọng, có tính tổng hợp nhằm
thực hiện đồng thời ba cuộc cách mạng. Cách mạng phong trào thi đua do các
cấp công đoàn phát động vẫn được đông đảo công nhân lao động ủng hộ. Kết
quả của phong trào đã được đại hội VIII Công Đoàn Việt Nam ghi nhận và
biểu dương.
Trong những năm qua, nhiều cơ sở thuộc các cấp công đoàn nghành
nghề liên đoàn lao động địa phương đã chủ động phối hợp với cơ quan quản
lý cùng cấp tổ chức nhiều phong trào thi đua với các tên gọi khác nhau. Nổi
bật là phong trào thi đua lao động giỏi trở thành một trong những biện pháp
quan trọng để điều tiết hành vi người lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển. Vì vậy, tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi là nhiệm vụ của
các cấp công đoàn.
Lao động giỏi là danh hiệu tặng cho tập thể, cá nhân có thành tích suất
sắc quản lý, tổ chức đời sống mà đã được tổng kết thành các bài học kinh
(1)
(1)
( tõ ®iÓn tiÕng viÖt -NXB Sù ThËt 1992, tr 902)
(2)
(Tõ ®iÓn triÕt häc-NXB Sù ThËt 1978, tr 803)
7 7
nghiệm để tổ chức cho tập thể và các cá nhân khác thi đua học tập và làm
theo.
Trong phong trào thi đua của công nhân viên chức lao động, lao động
giỏi là những hình mẫu cụ thể của việc thực hiện thắng lợi và đúng đắn sáng

tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước trong từng thời kỳ cách
mạng là tấm gương để cho quần chúng tự soi mình vào đó, tự so sánh bản
thân mình với các hình mẫu, rút ra những bài học cần thiết để phấn đấu vươn
lên trở thành lao động giỏi có ý nghĩa, tác dụng vô cùng to lớn. Lenin nhấn
mạnh: Những tấm gương đó có tác dụng hơn hẳn hết thẩy mọi biện pháp khác
khi giải quyết nhiệm vụ tổ chức. Nó hỗ trợ cho việc tận dụng toàn diện tiềm
năng của các đơn vị cơ sở, của từng người lao động, tập thể lao động, thông
qua việc phổ biến tổ chức áp dụng rộng rãi các kinh nghiệm tiên tiến đã nẩy
sinh trong thi đua vào công nhân, viên chức và lao động, làm cho tính cá biệt
của các lao động giỏi trở thành phổ biến.
Trong những năm qua, nhiều cơ sở thuộc các Công Đoàn nghành trung
ương, liên đoàn lao động địa phương đã chủ động phối hợp với cơ quan quản
lý tổ chức nhiều phong trào thi đua lao động giỏi.Với bản chất thi đua kinh tế,
phong trào thi đua lao động giỏi trở thành một trong những biện pháp quan
trọng để điều tiết hành vi người lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển.Với mục tiêu của phong trào thi đua lao động giỏi là nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường
và đai hội VIII Công Đoàn Việt Nam đã xác định, các công đoàn cơ sở cần
tập trung chỉ đạo, tổ chức các tập thể, cá nhân lao động thi đua theo các nộ
dung của phong trào.
Hoàn thành toàn diện, vượt quá mức kế hoạch được giao (về sản lượng,
sản phẩm chủ yếu, năng suất lao động,chất lượng và giá thành....). Với mức
phấn đấu cao. Tập thể tích cực lao động, quản lý tốt mọi hoạt động sản xuất,
phát huy sáng kiến có giá trị về hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật và tích
8 8
cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Tổ chức phong trào thi đua có nề nếp và có
hiệu quả thiết thực.
Các thành viên trong tập thể nêu cao tinh thần làm chủ, tinh thần tự lực,
tự cường và tiết kiệm xây dựng nước nhà, gương mẫu chấp hành kỷ luật lao
động, an toàn lao động và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tích cực chống tham ô, lãng phí, quan liêu, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương
trợ, hợp tác trong và ngoài tập thể lao động.
Các thành viên trong tập thể tích cực học tập, văn hoá, chính trị nghiệp
vụ, kỹ thuật. tự cải thiện đời sống tốt, và thực hiện nếp sống văn hoá không
còn người chậm tiến. Có 30% số người trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động
giỏi ).
Tiêu chuẩn của cá nhân lao động giỏi là: Giỏi về chuyên môn, nghiệp
vụ, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, đạt năng suất, chất lượng tốt.
Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, có
tinh thần tự lực cánh sinh, đoàn kết, tương trợ tích cực tham gia các phong
trào thi đua. Có đạo dức lối sống lành mạnh, được tập thể công nhân tích cực
học tập chính trị, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ. Tiêu chuẩn đã được quy định
trên đây là cơ sở để công đoàn tổ chức phong trào thi đua phấn đấu trở thành
lao động giỏi. Song kết quả của phong trào lại phụ thuộc vào công tác tổ
chức, chỉ đạo. Do đó, vấn đề tổ chức, chỉ đạo của Công Đoàn với phong trào
là vô cùng quan trọng.
2.2 Nguyên tắc tổ chức phong trào
Nguyên tắc công khai
Công khai thi đua là trình bầy, thông báo cho đông đảo quần chúng đều
biết được mục đích, yêu cầu nội dung của phong trào thi đua, công khai các
giao ước, chỉ tiêu thi đua, các danh hiệu và các chế độ khen thưởng, các kết
quả, biện pháp và kinh nghiệm tiên tiến.
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng, có công khai các nội dung trên
thì quần chúng mới hiểu rõ phong trào, nắm được nội dung các việc làm, từ
9 9
đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự nguyện tự giác tham gia thi đua. Công
khai giúp cho quần chúng có đích phấn đấu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng
đạt dược các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Đồng thời nhờ có công khai mà kết quả,
thành tích kinh nghiệm thi đua được tập thể chứng kiến, cổ vũ, công nhận,
theo dõi giúp đỡ lẫn nhau nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của bản thân

theo mục tiêu của phong trào.
Nguyên tắc so sánh:
So sánh trong thi đua là xem xét đối chiếu giữa kết quả của các cá nhân
và tập thể tham gia thi đua, giữa các sáng kiến, kinh nghiệm tiên tiến để chọn
lọc những sáng kiến kinh nghiệm tốt, phù hợp với thực tiễn và khả năng của
mình để áp dụng.
So sánh cũng là một nguyên tắc quan trọng có tiến hành so sánh mới
thấy hết được việc làm tốt hay chưa tốt, kết quả đạt được cao hay thấp..để
quần chúng tự đánh giá kết quả lao động, năng lực của bản thân để có biện
pháp phấn đấu. Đồng thời tổ chức cũng thấy được những điểm mạnh, điểm
yếu của quần chúng để khuyến khích giúp đỡ quần chúng phát huy ưu điểm,
khắc phục khuyết điểm, kịp thời chấn chỉnh công tác tổ chức, nhằm chỉ đạo
quần chúng tiến bộ và nâng cao chất lượng phong trào.
Nguyên tắc phổ biến, áp dụng các kinh nghiệm tiên tiến.
Kinh nghiệm tiên tiến là những tư thức được tổng kết từ quá trình tích
cực lao động sáng tạo của người lao động. Nhũng kinh nghiệm đó có tác dụng
nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm...do đó,
những kinh nghiệm tiên tiến được phổ biến áp dụng rộng rãi sẽ đem lại hiệu
quả to lớn trong sản xuất và công tác.Vì vậy, trong quá trình tổ chức phong
trào thi đua cũng phải hết sức coi trọng nguyên tắc này.
Nguyên tắc tập trung dân chủ thi đua.
Ý nghĩa quan trọng của nguyên tắc này là tập trung sự lãnh đạo của tổ
chức đối với phong trào, dẫn dắt phong trào đi đúng hướng nhưng đồng thời
phải phát triển những hoạt động mang tính dân chủ để quần chúng tự nguyện,
10 10
tự giác tham gia phong trào và khai thác được khả năng sáng tạo của quần
chúng trong quá trình tham gia phong trào.
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong thi đua.
Thi đua là công cụ quản lý kinh tế đựợc sử dụng nhằm thực hiện thắng
lợi các chính sách của Đảng.Thông qua các phong trào thi đua, các nghị quyết

của Đảng trở nên sinh động nhờ thực tiễn. Do đó tự bản thân phong trào đòi
hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng .Thực tiễn có những nơi do thiếu sự lãnh
đạo của Đảng nên việc tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua còn thiếu đồng bộ
giữa các tổ chức và còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, công tác vận động tổ chức
phong trào thi đua phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, từ trung
ương đến cơ sở các cấp uỷ Đảng phải thường xuyên lãnh đạo phong trào thi
đua.
Nguyên tắc kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng với khuyến khích
lợi ích vật chất và tinh thần.
Thi đua xã hội chủ nghĩa là phong trào cách mạng của quần chúng dựa
trên tính tự nguyện, tự giác tham gia của người lao động. Tính tự nguyện tự
giác này được hình thành trên cơ sở họ được thoả mãn những lợi ích chính trị
và dân chủ trong thi đua.Thực tiễn cho thấy bất cứ nơi nào biết quan tâm bồi
dưỡng giáo dục tốt về chính trị và nhiệt tình cách mạng của quần chúng trong
các nhiệm vụ về thi đua, ở nơi đó họ sẽ có thói quen lao động mà không chờ
vào việc khen thưởng, không có sự mặc cả trong thi đua.Tuy vậy lợi ích vật
chất thường xuyên đóng vai trò chỉ đạo trong đời sống xã hội, nên kích thích
bằng lợi ích vật chất sẽ là một động lực thúc đẩy họ ra sức hoàn thành nhiệm
vụ được giao, đồng thời nó cũng là phương tiện quan trọng để tổ chức, duy
trì, phát triển phong trào thi đua như Lênin đã chỉ rõ: Đối với hết thẩy một
thành tích quan trọng nhất thiết phải khen thưởng đích đáng ( thưởng bằng
hiện vật và bằng các hình thức khác ), tổ chức kiểm tra những hình thức đó
công bằng và thành thạo.
11 11
Những nguyên tắc trên có mối quan hệ biện chứng với nhau.Vì vậy
Công Đoàn không nên coi nhẹ nguyên tắc nào. Nguyên tắc thi đua lao động
sản xuất phải được thể hiện và vận dụng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo
phong trào thi đua lao động giỏi ở mọi cấp, mọi nghành.
2.3 Một số yêu cầu trong công tác chỉ đạo phong trào thi đua
+ Tổ chức thi đua trong từng đợt vận động chính trị: “thực ra thi đua

phải trường kì” là phải iên tục chia ra từng giai đoạn và tổ chức từng đợt
công tác, chỉ đạo thi đua đòi hỏi thời gian cần tập trung vận động, giữ vững
kỷ luật lao động nhằm đúng hướng đúng mục tiêu phấn đấu và phải có bước
lấy đà khởi động cho mỗi đợt thi đua. Những ngày kỉ niệm là những đợt để
lấy đà thi đua một cách tốt nhất.Nói cách khác nên lấy những ngày kỉ niệm
lớn, những cuộc vận động chính trị lớn trong năm kế hoạch để động viên thi
đua,nêu tiêu đề chính trị cho đợt thi đua là cần thiết.Điều quan trọng hơn là
cần gắn chặt nó với nội dung sản xuất, để đạt được hiệu quả kinh tế thiết thực
biết đề ra mục tiêu và có chuẩn bị điều kiện tổ chức quản lý, biết đề ra điển
hình có kế hoạch tổng kết và đánh giá kết quả thi đua cụ thể.
+ Tổ chức thi đua theo nghành, nghề:
Quản lý thi đua theo nghành nghề kết hợp theo lãnh thổ là phương
hướng lớn của Đảng và Nhà Nước ta trong quá trình đưa nền kinh tế từ sản
xuất nhỏ tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá, hợp tác hoá nhằm khai thác
tiềm năng của từng đơn vị. Mục đích của thi đua theo nghành nghề là xây
dựng mối quan hệ gắn bó giữa các đơn vị kinh tế nhằm phát huy sức mạnh
của mỗi thành viên khắc phục khó khăn yếu kém về công nghệ kỹ thuật quản
lý nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đạt hiệu quả
cao. Do đó tổ chức thi đua lao dộng theo nghành là tổ chức thi đua ngày càng
quan trọng bởi nó sát, hợp nhất với đặc điểm sản xuất kinh tế kỹ thuật của
từng nghành nghề. Nó khiến cho nhiều người lao động cùng làm một việc
giống nhau trong địa phương dễ thi đua với nhau. Nó tạo điều kiện tăng
cường đoàn kết tương thân tương ái trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhiệt tình
12 12
ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn nữa vấn đề lao động với kỹ thuật và kinh tế
nghành,mau chóng lôi cuốn được đông đảo quần chúng sôi nổi, hào hứng
hưởng ứng thi đua.
+ Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thi đua Công Đoàn phải:
Tham gia với chủ doanh nghiệp, người quản lý xây dựng phương án
sản xuất, có những qui định nghiêm ngặt về chất lượng và tiết kiệm, thực hiện

cơ chế khoán đến từng người, từng công nhân lao động, công khai cơ chế
lương, thưởng gắn với kết quả lao động, thực hiện dân chủ công khai trong
việc xét duyệt, khen thưởng, tổ chức bồi dưỡng cho công nhân lao động nắm
vững quy trình công nghệ, nâng cao tay nghề, kịp thời phổ biến những sáng
kiến kinh nghiệm.Tham gia với nhà nước đổi mới chế độ, chính sách thi đua
khen thưởng, hướng dẫn hình thành các quỹ khen thưởng của cơ sở, của từng
nghành, từng địa phương. Các nghành sự nghiệp, các cơ quan hành chính cần
nghiên cứu vận dụng cụ thể hoá mục tiêu nội dung phong trào thi đua lao
động giỏi cho phù hợp với đặc điểm của phong trào, của đơn vị mình.
Cùng với việc chỉ đạo phong trào thi đua nói trên, các nghành, các cấp
Công Đoàn cần phải phối hợp với người quản lý có biện pháp đấu tranh
chống làm hàng giả, trốn thuế, đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham
nhũng, buôn lậu.Từng đơn vị công đoàn cần vận động anh chị em tham gia
xây dựng và thực hiện qui chế đảm bảo an toàn trật tự, an toàn xây dựng môi
trường văn hoá lành mạnh.
3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí
Minh về tổ chức phong trào thi đua
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng CSVN và chủ tịch HCM
luôn quan tâm đến vấn đề thi đua xuất phát từ quan điểm “cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng”và mục tiêu của cách mạng là xây dựng một Nhà
Nước của dân, do dân và vì dân. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IV của Đảng ta đã khặng định: “Công tác cách mạng phải được tiến hành
bằng phong trào cách mạng “
(1)
. Đây là một quy luật mà Đảng ta rút ra từ sự
13 13
tổng kết những kinh nghiệm của thời kỳ đã qua. Đây là một quy luật mà Đảng
ta rút ra cho nhiều lĩnh vực hoạt động trong giai đoạn mới. Để đạt được những
mục tiêu cực kỳ to lớn và nặng nề của cách mạng, Đảng đã phát động và tổ
chức hàng loạt phong trào sôi nổi và liên tục của đông đảo các tầng lớp nhân

dân thông qua các phong trào chủ yếu. Trong kháng chiến chống pháp có các
phong trào nổi bật như: sản xuất và tiết kiệm, bình dân học vụ, tòng quân giết
giặc, hũ gạo kháng chiến..Những phong trào này đã tạo ra sức mạnh chống
giặc đói giặc dốt và đánh thắng giặc xâm lược.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền Nam có các phong
trào: Đồng khởi, tìm Mĩ mà đánh, tìm nguỵ mà giệt, giành đất cắm cờ,tổng
tiến công nổi dậy..ở miền Bắc có phong trào: ba sẵn sàng, ba đảm đang, mỗi
người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt, thi đua bắn rơi máy bay Mĩ,
tiếng hát át tiếng bom..
Trong lao động xây dựng đất nước có các phong trào: Sóng duyên hải,
gió đại phong, cò ba nhất, dậy tốt học tốt,phát huy sáng kiến cải tiến. kỹ thuật,
hợp lý hoá sản xuất, thi đua quốc tế xã hội chủ nghĩa..chính suất phát từ quan
điểm coi nhân dân là người làm chủ, là người làm nên lịch sử, cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng, thi đua là phát huy nội lực của cách mạng ngay từ
đầu khi chính quyền nhân dân vừa giành được, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu
gọi toàn dân tham gia phong trào thi đua ái quốc, một lời kêu gọi có tính chất
lịch sử mà cho mãi đến ngày nay vẫn còn âm vang,vẫn còn lắng đọng trong
lòng mỗi người dân Việt Nam chúng ta,Người nói: “ Thi đua là yêu nước, yêu
nước thì phải thi đua, và những người thi đua là những người yêu nước nhất”
(2)
. Đây là quan niệm mới về thi đua thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong tư
tưởng vè thi đua của chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể nói đó là một quan niệm,
một cách nhìn sâu rộng và cao hơn quan niệm, nhìn nhận thông thường về thi
đua.
Theo quan niệm của Hồ Chủ Tịch thi đua không chỉ là lao động sản
xuất vật chất mà còn là hoạt động tư tưởng và tinh thần, là biểu hiện của lòng
14 14
yêu nước, của tình cảm đối với tổ quốc, quê hương nói chung.Nói một cách
khác, thi đua không chỉ là lao động tạo nên sự gia tăng về số lượng và chất
lượng trong việc làm của người để thêm nhiều cuả cải vật chất làm giầu cho

đất nước, phấn đấu cho đất nước tự do, độc lập, thống nhất và phát triển, tăng
tiến cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, giầu về kinh tế, mạnh về quốc phòng xây
dựng thành công CNXH.
Trong thời gian đầu chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phong trào thi đua bị buông lỏng. Để
phong trào thi đua được thường xuyên liên tục, bộ chính trị ban chấp hành
trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 35/CT-TWngày 3/6/1998 về đổi mới công tác
thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới, tưởng của chỉ thị là: “khẳng định vai
trò của việc tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua gắn liền với
thành quả to lớn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc cách mạng Việt Nam”
(1)(2)
.
Quan điểm của Đảng và Nhà Nước ngày càng được tiếp tục và khẳng
định, coi thi đua là phong trào quần chúng và là phương pháp cần thiết để giải
quyết các nhiệm vụ chính trị - kinh tế- xã hội. Thi đua khen thưởng được
Đảng xác nhận là vị trí quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đưa đất nước ta tiến lên, có kinh tế
văn hoá phát triển, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, bảo vệ
vững chắc tổ quốc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VỚI VIỆC TỔ
CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG
1. Ý nghĩa của phong trào thi đua
Thi đua là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, nó có một ý nghĩa to
lớn trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, thông qua phong trào thi đua này là tất cả
các doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với nhau bằng các biện pháp nâng
cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
chất lượng, sắp xếp tổ chức, hợp lí hoá sản xuất, cải tiến công tác quản lý
(1)(2)
(1)(2)
(Hå chÝ Minh víi phong trµo thi ®ua yªu níc NXB Sù thËt tr 79)

15 15
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho
công nhân lao động.
Phong trào thi đua có tác dụng cuốn hút người lao động đi sâu vào nội
dung kinh tế kỹ thuật, không ngừng rèn luyện tự bồi dưỡng và nâng cao tay
nghề, nâng cao tri thức về khao học kỹ thuật phù hợp với chuyên môn nghiệp
vụ. Đây là biện pháp tốt để đào tạo nên đội ngũ công nhân lao động lành nghề
có tác phong công nghiệp hoá cao, đây chính là lực lượng cốt lõi thực hiện
thắng lợi ba cuộc cách mạngvà đạt được những mục tiêu chiến lược kinh tế xã
hội mà Đảng đã đề ra.
Thông qua các phong trào thi đua mà góp phần giáo dục người công
nhân lao động có ý thức tiết kiệm, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao tinh thần
trách nhiệm đối với tập thể và sản phẩm của mình làm ra.
Với thực tiễn cách mạng Việt Nam, phong trào thi đua ngoài những ý
nghĩa to lớn về kinh tế nó còn tạo nên tính xã hội sâu sắc. Làm tốt phong trào
thi đua sẽ tạo nên không khí lành mạnh, mọi người gần gũi nhau hơn, sống có
trách nhiệm và nhân bản hơn. Đây chính phong trào để rèn luyện con người
mới tạo đà cho những bước phát triển nhẩy vọt trong cách mạng nhất là cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật, nó đẩy lùi thói hư tật xấu, xây dựng cho người
công nhân có thái độ lao động mới, có tác phong đại công nghiệp với tinh
thần và đạo đức cần kiệm, liêm chính, trí công vô tư, chống thái độ vô trách
nhiệm, chẩy lười, làm ẩu, thói ích kỷ cá nhân, quan liêu tự do chủ nghĩa. Thực
tế đã chứng minh qua các phong trào thi đua đã nẩy sinh biết bao tập thể anh
hùng, cá nhân anh hùng, những điển hình tiên tiến, những tấm gương người
tốt việc tốt. Thông qua phong trào những kinh nghiệm mới mẻ của quần
chúng được tổng kết, đúc rút và phổ biến áp dụng rộng rãi để quần chúng học
tập, tạo cho phong trào có sức cuốn hút mạnh mẽ, phát triển không ngừng khả
năng giáo dục.Các Mác đã ghi rõ: “ở đâu không có chung quyền lợi,thì ở đó
không thể có sự thống nhất mục đích và không thể nói đến sự thống nhất về
hành động”.

16 16
Thực tế chủ nghĩa xã hội đã xác lập một quan hệ sản xuất mới xã hội
chủ nghĩa để đảm bảo quyền lực đó, nhưng để đảm bảo thống nhất hành động
thì cần phải tổ chức phong trào thi đua.
Hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường của mấy năm qua
cho thấy công tác thi đua vẫn là một biện pháp quan trọng có tính tổng hợp
nhằm thực hiện đồng thời ba cuộc cách mạng. Các phong trào thi đua do các
cấp công đoàn lao động phát động được đông đảo nhân dân lao động ủng hộ.
Kết quả của phong trào đã được Đai hội VIII Công Đoàn Việt Nam ghi nhận
và biểu dương.
Trong những năm qua, nhiều cơ sở thuộc các cấp Công Đoàn nghành
nghề liên đoàn lao động địa phương đã chủ động phối hợp với cơ quan quản
lý các cấp tổ chức nhiều phong trào thi đua với tên gọi khác nhau; Nổi bật là
phong trào thi đua lao động giỏi trở thành một trong những biện pháp thúc
đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi là
nhiệm vụ của các cấp Công Đoàn.
Để phong trào thi đua đi vào cuộc sống, trở thành hành động cụ thể của
công nhân lao động trong từng công đoàn nghành nghề, địa phương từng cơ
sở cần phải thực hiện các công việc sau.
2. Xây dựng kế hoạch thi đua
2.1 Xác định mục tiêu thi đua.
Mục tiêu thi đua là cái đích mà phong trào thi đua cần phải đạt được
xác định mục tiêu thi đua là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức
chỉ đạo phong trào thi đua. Mục tiêu thi đua đúng đắn phù hợp với từng cơ sở
thì phong trào sẽ có hướng đi đúng và đem lại hiệu quả như mong muốn.
Đại hội VIII Công Đoàn Việt Nam đã xác định mục tiêu thi đua lao
động giỏi là: Năng suất – Chất lượng – hiệu quả - tiết kiệm, đảm bảo an toàn
lao động, vệ sinh môi trường, chú trọng nội dung phát huy sáng kiến cải tiến
kỹ thuật, cải tiến quản lý, triệt để tiết kiệm, tiếp thu và sử dụng có hiệu quả
công nghệ tiên tiến. Căn cứ vào mục tiêu, các cấp Công Đoàn cần lấy đó làm

17 17
căn cứ để xác định mục tiêu thi đua cụ thể cho đơn vị mình khi tổ chức phong
trào.
2.2 Xác định nội dung thi đua
Nội dung thi đua là những vấn đề mang tính chất cốt lõi quyết định đến
việc thực hiện thắng lợi mục tiêu thi đua. Căn cứ vào mục tiêu thi đua và nội
dung thi đua được tiến hành đồng thời vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau và đều tác động ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào.
2.3 Xây dựng các chỉ tiêu thi đua
Chỉ tiêu thi đua là hệ thống chỉ tiêu bao gồm: Các chỉ tiêu cá biệt phản
ánh từng mặt hoạt động của sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu này phải phù
hợp với tính chất nghành nghề, mục tiêu kinh tế của thi đua, vừa giúp cho
người lãnh đạo tổ chức thi đua phân tích, đối chiếu so sánh hiệu quả công việc
của tập thể, cá nhân thi đua trở thành lao động giỏi. Chỉ tiêu thi đua có chỉ
tiêu chính đó là các chỉ tiêu trực tiếp tác động vào quá trình sản xuất như:
• Chỉ tiêu về khối lượng sản phẩm, cơ cấu và chất lượng sản
phẩm.
• Chỉ tiêu sử dụng tư liệu lao đông, đối tượng lao động.
• Chỉ tiêu về sử dụng lao động, năng suất lao động, tiền lương.
• Chỉ tiêu về lợi nhuận, giá thành sản phẩm.
• Chỉ tiêu về trình độ tổ chức kỹ thuật.
Cùng với các chỉ tiêu chính còn có các chỉ tiêu hỗ trợ, đó là các chỉ tiêu
có tính chất hỗ trợ để đạt các chỉ tiêu chính như:
• Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật
• Chỉ tiêu về học tập nâng cao trình độ.
• Chỉ tiêu về giải pháp việc làm, nâng cao đời sống cho người lao
động.
• Chỉ tiêu tham gia hoạt động công tác xã hội.
18 18
Khi tổ chức xây dựng các chỉ tiêu thi đua cần chú ý đến tính chất công

việc điều kiện thực tế của từng đối tượng và mang tính tiên tiến, Có như vậy
mới phát huy được tính năng động sáng tạo, tinh tần nỗ lực phấn đấu của các
tập thể, cá nhân thi đua lao động.
2.4 Xây dựng danh hiệu, tiêu chuẩn, thời gian thi đua, chế độ khen
thưởng.
Công Đoàn cùng phối hợp cùng với cơ quan quản lý xây dựng qui chế
khen thưởng.Khen thưởng đột xuất và khen thưởng định kỳ. Việc khen
thưởng phải xét theo nguyên tắc sau: Cấp nào tổ chức thi đua thì cấp đó khen
thưởng. Khen thưởng phải kịp thời xét đến giá trị kinh tế, kỹ thuật xã hội đem
lại. Các tập thể, cá nhân lao động giỏi trong một thời gian thi đua đạt nhiều
danh hiệu thì được thưởng ở một danh hiệu cao nhất.
3. Tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua
Hiệu quả của phong trào thi đua không chỉ phụ thuộc vào công tác tổ
chức mà còn phụ thuộc vào việc chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua của
Công Đoàn cơ sở cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm sau:
- Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tổ chức phong trào thi đua theo
hướng dẫn của Công Đoàn.
- Phối hợp hoạt động với các cấp chính quyền và tổ chức đoàn
thể trong cơ sở.
- Tuyên truyền phát động tư tưởng công nhân lao động tham gia
đăng ký giao ước thi đua.
- Tổ chức các hình thức, biện pháp giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm
trong thi đua.
- Đảm bảo tính liên tục và hiệu quả kinh tế xã hội trong phong
trào thi đua.
- Tổ chức nắm tình hình thông tin, thông báo thi đua chính xác,
kịp thời có nề nếp chặt chẽ.
19 19
- Sơ kết, tổng kết, kiểm tra, bồi dưỡng khen thưởng thi đua và tổ
chức thi đua với điển hình.

- Chỉ đạo “điểm” và “diện” chuyển mạnh tác phong đi sâu vào
sản xuất, vào quần chúng để tổ chức phong trào thi đua.
- Củng cố bộ máy và tăng cường cán bộ nghiệp vụ thi đua theo
hướng: Gọn nhẹ, có hiệu quả đi sâu vào nghiệp vụ công tác thi
đua của Công Đoàn.
Để thực hiện tốt công tác thi đua hiện nay, các cấp Công Đoàn cần bàn
bạc thống nhất với lãnh đạo đơn vị để cụ thể hoá ba phong trào thi đua ngày
càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội chúng ta, các phong trào thi đua
nhất thiết phải sát với thực tế của địa phương, của đơn vị, không thể bê
nguyên cùng một nội dung của một phong trào thi đua nhưng về chỉ tiêu thi
đua, đối tượng thi đua không giống nhau, nghĩa là không có một công thức
chung cho công tác thi đua ở tất cả các đơn vị. Mỗi đơn vị mỗi ban chấp hành
Công Đoàn cơ sở cần linh hoạt sáng tạo trong vấn đề này. Có như vậy công
tác thi đua của chúng ta mới có sức sống, mới cuốn hút công nhân lao động
tham gia và tất nhiên là mới có sự thành công của thi đua
20 20
PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI
ĐUA CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG NHÂN VIÊN
CHỨC – LAO ĐỘNG TẠI TCT SÔNG ĐÀ
I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty
Tổng Công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây
dựng được thành lập ngày 01 tháng 6 năm 1961 - tên giao dịch quốc tế là
Song Dự án Corporation. Có trụ sở đặt tại nhà G10 Thanh Xuân Nam - Thanh
Xuân - Hà Nội. Với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện
Thác Bà sau đổi thành Công ty Xây dựng Thuỷ điện Thác Bà bởi nhiệm vụ
chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim
đầu đàn của ngành thủy điện Việt Nam.
Từ năm 1979-1994, Tổng Công ty tham gia xây dựng công trình nhà

máy thủy điện Hoà Bình công suất 1.920 MW trên sông Đà - một công trình
thế kỷ. Và cũng chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành
tên gọi mới của đơn vị: Tổng Công ty Xây dựng Thuỷ điện Sông Đà
Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD - TCLĐ của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng Công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng
Công ty 90 với tên gọi là Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà. Và ngày 11 tháng
3 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng Công ty Sông
Đà.
Hoạt động kinh doanh chính của Tổng Công ty thuộc các lĩnh vực xây
dựng công trình thuỷ điện, công trình cơ sở hạ tầng, các công trình giao
thông, xây dựng công nghiệp, dân dụng, đường dây và trạm, sản xuất vật liệu
xây dựng và thép, xi măng, các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn xây dựng,
21 21
xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ xây dựng, cùng nhiều lĩnh vực kinh
doanh khác.
Tổng công ty là các chủ đầu tư các nhà máy xi măng Hoà Bình, Yaly, xi
măng Hạ Long, nhà máy thép Việt - ý, Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Khu
công nghiệp Phố Nối A, Khu công nghiệp Đình Trám... cùng nhiều cơ sở sản
xuất công nghiệp khác.
Tổng Công ty Sông Đà đã tham gia xây dựng hầu hết công trình thuỷ
điện lớn của đất nước, đó là Nhà máy thuỷ điện Thác Bà - 108 MW, Thủy
điện Hoà Bình - 1.920 MW, Thuỷ điện Trị An - 400 MW, Thuỷ điện Vĩnh Sơn
- 66 MW, Thủy điện Yaly - 720 MW, Thủy điện Sông Hinh - 66 MW... Các
công trình này đã cung cấp 60% sản lượng điện của toàn quốc, góp phần vào
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tổng công ty là tổng thầu EPC thực hiện dự án đầu tư Nhà máy thuỷ
điện Sê San 3 - 273 MW, Nhà máy thủy điện Tuyên Quang - 342 MW theo
phương thức hợp đồng chìa khoá trao tay và làm chủ đầu tư nhiều công trình
thuỷ điện vừa và nhỏ như: Nhà máy thuỷ điện Cần Đơn theo phương thức

BOT trong nước, thuỷ điện Ry Ninh 2, Thuỷ điện Nà Lơi, thuỷ điện Sê San
3A, thuỷ điện Nậm Mu... theo phương thức BO.
Tổng Công ty đã xây dựng nhiều công trình đường dây và trạm biến áp
cao thế như Đường dây 220 KV Phả Lại - Bắc Giang, 500 KV Bắc Nam, 500
KV Pleiku, Trạm biến áp 500 KV Hoà Bình, Pleiku. Trạm biến áp 220 KV
Việt Trì, Tràng Bạch, Vật Cách, Bắc Giang, Sóc Sơn... và nhiều công trình hạ
thế phục vụ phát triển dân sinh khác.
Tổng công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn thuộc lĩnh vực xây dựng
cơ sở hạ tầng, xây dựng và cải tạo các đường giao thông quan trọng như Quốc
lộ 1A, Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh... đặc biệt là xây dựng
Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân theo công nghệ đào hầm mới của áo
(NATM), các công trình công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao như: Nhà máy giấy
Bãi Bằng, dệt Minh Phương, nhà máy xi măng Bút Sơn, Nghi Sơn, Hoàng
22 22
Mai và các công trình xây dựng lớn như khách sạn Thủ Đô, Toà nhà khách
sạn Mặt Trời Sông Hồng, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Trung tâm Bưu
chính Viễn thông...
Trên 40 năm phát triển và trưởng thành, Tổng Công ty Sông Đà đã tích
luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và trong điều hành sản
xuất. Ngày nay Tổng công ty có một đội ngũ hơn 30.000 cán bộ kỹ thuật và
công nhân lành nghề (trong đó có hơn 4000 cán bộ kỹ bộ, quản lý có trình độ
Đại học và trên Đại học). Chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị, Tổng công
ty là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có lực lượng thiết bị thi công chuyên ngành
tiên tiến và hiện đại.
Với những thành tích và đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng đất
nước, Tổng Công ty Sông Đà đã được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao
động Thời kỳ đổi mới và hai lần được tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh
cùng nhiều huân chương khác, nhiều lần tập thể và cá nhân được phong tặng
danh hiệu anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua toàn quốc và nhiều phần thưởng
cao quý khác.

Định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2005-2010 của Tổng
Công ty Sông Đà là: "Xây dựng và phát triển Tổng Công ty Sông Đà thành
tập đoàn kinh tế mạnh, đa dạng háo ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên
cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo
Tổng Công ty Sông Đà là một nhà thầu mạnh và có khả năng làm tổng thầu
các công trình lớn ở trong nước và quốc tế. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để
nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Bảng 1. Những kết quả chủ yếu trong sản xuất kinh doanh
TT Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực
hiện
2001
Thực
hiện
2002
Thực
hiện
2003
Thực
hiện
2004
Thực
hiện
2005
1 Tổng Giá trị sản xuất Tỷ 2.112 3.000 4.300 6.912 7.375
23 23
kinh doanh đồng

2 Doanh thu Tỷ
đồng
1.867 2.353 4.027 5.833 6.100
3 Đầu tư Tỷ
đồng
534 1.471 1.790 1.505 2.185
4 Nộp ngân sách Tỷ
đồng
56,6 85 141,5 234,5 388
5 Lợi nhuận Tỷ
đồng
38,7 46,5 231,8 231,8 260
6 Thu nhập bình quân
1 CNVC/tháng
Triệu
đồng
0,964 1,389 1,765 1.765 1,844
Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006:
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh: 830 tỷ đồng
Doanh thu: 5.000 tỷ đồng
Nộp ngân sách: 380,9 tỷ đồng
Lợi nhuận: 293,4 tỷ đồng
Thu nhập bình quân: 1,9 triệu đồng
24 24
Sơ đồ hệ thống tổ chức Tổng Công ty Sông Đà hiện nay: Năm 2005
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
VĂN PHÒNG

P. KINH TẾ
P. TÀI CHÍNH
P. QL CƠ KHÍ CƠ GIỚI
P. QLKT
P. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
P. KẾ HOẠCH
P. KẾ TOÁN
P. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
P. ĐẦU TƯ
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DOANH, LIÊN KẾT
CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP

25 25

×