. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT.
2.1. Mục đích của công tác Bảo hộ lao động.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra những sản phẩm
vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.Trong hoạt động lao động sản xuất,con
người thường xuyên tiếp cận với điều kiện làm việc có các yếu tố nguy hiểm và có
hại rát dễ xảy ra TNLĐ và BNN. Bởi vậy, mục tiêu của công tác Bảo hộ lao động
là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật ,tổ chức kinh tế xã hội đẻ loại trừ
những yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, nhằm tạo nên điều kiện
lao động thuận lợi và được cải thiện ngày càng tốt hơn để ngăn ngừa BNN và
TNLĐ , hạn chế ốm đau, giảm sút sức khỏe, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức
khỏe và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực
lượng sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động.
2.2. ý nghĩa công tác Bảo hộ lao động.
Trong suốt quá trình đổi mới đất nước, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước và tổ chức Công đoàn các cấp mà công tác Bảo hộ lao động đã có ý nghĩa hết
sức to lớn.
Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của sản xuất, do yêu cầu của người sản xuất,
gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là
người lao động. Mặt khác, nhờ chăm lo, bảo vệ sức khỏe của người lao động, công
tác Bảo hộ lao động mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ nên nó có ý
nghĩa xã hội và nhân đạo hết sức to lớn.
Như vậy, Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế-xã hội lớn của Đảng và Nhà
nước ta. Nó là một nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nó được
phát triển trước hết vì yêu cầu tất yếu khách quan của sản xuất và sự phát triển
kinh tế. Đồng thời, nó mang một ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc.
2.3. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động .
Để đạt được mục tiêu đã nêu, công tác Bảo hộ lao động nhất thiết phải mang đầy
đủ 3 tính chất: Khoa học-Kỹ thuật, pháp lý và quần chúng. Ba tính chất này có một
mối quan hệ hữu cơ, chúng ta gắn bó mật thiết và hỗ trợ cho nhau.
Bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật là vì mọi hoat động của nó để
loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống TNLĐ và BNN đều xuất phát
từ cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều
tra, khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc
hại đến con người cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an
toàn …đều là những hoạt động khoa học, sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ
thuật và do các cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện.
Bảo hộ lao động mang tính pháp lý thể hiện ở chỗ: muốn cho các giải pháp khoa
học kỹ thuật, các biện pháp về tổ chức và xã hội về Bảo hộ lao động được thể hiện
thì phải thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy
định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm
chỉnh chấp hành và thực hiện.Đồng thời phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách
thường xuyên, khen thưởng và xử phạt một cách nghiêm minh, kịp thời thì công
tác Bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực.
Bảo hộ lao động mang tính quần chúng rộng rãi vì tất cả mọi người, từ người sử
dụng đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời, bản thân họ
cũng phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
Mọi hoạt động của công tác Bảo hộ lao động chỉ đạt được kết quả khi mọi cấp
quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật và người
lao động biết tự giác và tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ, tiêu chuẩn
biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và BNN.
Bên cạnh đó, xét riêng về lĩnh vực BHLĐ, khoa học phát triển cùng với sự phát
triển của các công ty đa quốc gia thì khi đó vấn đề BHLĐ không chỉ còn bó gọn
trong một nước mà đã vượt ra khỏi lãnh thổ nước đó đến các quốc gia có liên quan
trong việc giải quyết các vấn đề an toàn vệ sinh và môi trường. Vì thế, trong thời
điểm hiện nay, công tác BHLĐ ngoài 3 tính chất kể trên còn mang tính chất nữa là
tính quốc tế.
2.4. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động.
Để đạt được mục tiêu và thể hiện được các tính chất như đã nêu trên, công tác Bảo
hộ lao động phải đảm bảo bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
-Những nội dung về khoa học kỹ thuật.
-Nhữnng nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ, chính sách về
Bảo hộ lao động.
-Những nội dung về giáo dục, huấn luyện và tuyên truyền quần chúng làm tốt công
tác Bảo hộ lao động.
Giáo dục,huấn luyện
tuyên truyền BHLĐ
Luật pháp,chế độ chính sách
BHLĐ
Nội dung về KHKT
Có thể mô hình hóa công tác BHLĐ như sau:
1.Xây dựng,tổ chức hệ thống 1.Xây dựng&thực hiện LP-CĐ-CS.
quản lý BHLĐ từ TW-Địa phương 2. Tiêu chuẩn,quy định về BHLĐ.
3. Quản lý Nhà nước về BHLĐ
2.Mở lớp huấn luyện
&tuyên truyền.
Nội dung về khoa học kỹ
thuật bao gồm.
1.KH về vệ sinh lao động.
2.Các ngành KT vệ sinh.
3.Kỹ thuật an toàn.
4.Khoa học về phương
tiện bảo vệ cá nhân.
5.Khoa học Ecgonomi
2.4.1. Nội dung về khoa học kỹ thuật.
Khoa học kỹ thuật về BHLĐ là lĩnh vực khoa học rất tổng hợp và liên ngành. Nó
được hình thành trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học
kỹ thuật khác nhau từ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật chuyên ngành đến các
ngành khoa học kinh tế xã hội.
Những nội dung nghiên cứu chính của khoa học kỹ thuật BHLĐ bao gồm các vấn
đề về vệ sinh lao động, kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh và phương tiện bảo vệ cá
nhân, kỹ thuật phòng chống cháy nổ cũng là một bộ phận quan trọng liên quan tới
công tác BHLĐ song cũng có những tính chất và đặc thù riêng của nó.
2.4.1.1. Khoa học về vệ sinh lao động.
Vệ sinh lao động là lĩnh vực nghiên cứu nhằm:
-Phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong sản xuất.
-Khảo sát, đo đạc, đánh giá nồng độ hay mức độ nguy hiểm của chúng.
-Đề ra biện pháp y sinh học và phương pháp hướng dẫn về kỹ thuật để loại trừ ảnh
hưởng của các yếu tố đó.
-Đề ra quy định và chế độ làm việc: thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
-Nghiên cứu xác định, khám giám định các BNN.
-Điều trị các chấn thương, các BNN.
2.4.1.2. Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh.(KTVS).
Khoa học về Kỹ thuật vệ sinh là lĩnh vực khoa học nghiên cứu chuyên ngành đi
sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm loại trừ các yếu
tố có hại trong sản xuất, cải thiện môi trường lao động.
Khoa học về Kỹ thuật vệ sinh gồm: kỹ thuật thông gió chống nóng, bụi, hơi khí
độc và điều hòa không khí, kỹ thuật chống ồn và rung động, chống các bức xạ có
hại, kỹ thuật chiếu sáng...
Người ta gắn Kỹ thuật vệ sinh với công nghệ xử lý môi trường lao động và bảo vệ
môi trường xung quanh.
2.4.1.3. Kỹ thuật an toàn.
Kỹ thuật an toàn là các giải pháp về mặt tổ chức hay kỹ thuật nhằm loại trừ những
yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất. Kỹ thuật an toàn đi sâu nghiên cứu,
thiết kế chế tạo các thiết bị, bộ phận che chắn ,cơ cấu an toàn, tín hiệu an toàn …bố
trí dây chuyền sản xuất hợp lý, xây dựng các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm an
toàn, tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị…
Kỹ thuật an toàn chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại ngay từ giai
đoạn thiết kế gia công chế tạo và lắp đặt máy móc ,thiết bị …để thực hiện việc
chuyển từ “Kỹ thuật an toàn “ sang “an toàn kỹ thuật”.
2.4.1.4. Phương tiện bảo vệ.
Khoa học về các Phương tiện bảo vệ người lao động ra đời có nhiệm vụ nghiên
cứu, thiết kế, chế tạo những dụng cụ mà người lao động phải sử dụng để phòng
tránh TNLĐ và BNN do các yếu tố nguy hiểm và có hại gây ra trong quá trình lao
động khi các biện pháp về Kỹ thuật an toàn và Kỹ thuật vệ sinh không thể loại trừ,
giải quyết được.
Hiện nay có rất nhiều loại phương tiện bảo vệ được sử dụng trong các ngành sản
xuất và góp phần đáng kể bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động.
2.4.1.5. Khoa học về Ecgonomi.
Khoa học về Ecgonomi là một môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự
thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động và khả năng của con
người về giải phẫu sinh lý, tâm lý, nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất và
bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Việc áp dụng các thành tựu về Khoa học về Ecgonomi đã góp phần cải thiện rõ rệt
về điều kiện lao động, tăng các yếu tố thuận lợi, tiện nghi và an toàn trong lao
động, giảm nặng nhọc, TNLĐ và BNN cho người lao động.
2.4.2. Nội dung xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ, chính sách về
BHLĐ.
Trải qua một thời gian dài phát triển cùng đất nước, đến nay Việt Nam đã có một
hệ thống pháp luật về BHLĐ được mô hình hóa như sau: