BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
Môn Triết học Mác-Lênin
Đề tài: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồng Phúc
Mã sinh viên: 11203121; STT: 39
Lớp: Tài chính Tiên tiến 62B
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
MỤC LỤC
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………2
PHẦN B: NỘI DUNG…………………………………………………………….3
I. Nguyên lý……………………………………………………………………3
I.1. Tồn tại xã hội……………………………………………………………3
I.1.1. Khái niệm tồn tại xã hội…………………………………………..3
I.1.2. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội………………………………3
I.2. Ý thức xã hội…………………………………………………………….4
I.2.1. Khái niệm của ý thức xã hội………………………………………4
I.2.2. Kết cấu của ý thức xã hội…………………………………………4
I.3. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội………...…5
I.3.1. Mối quan hê biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội…….6
I.3.1.1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội………………….…6
I.3.1.2. Ý thức xã hội thường lac hậu hơn so với tồn tại xã hội…….6
I.3.1.3. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội……………...7
I.3.1.4. Ý thức xã hôi tác động trở lại tồn tại xã hội……………..…7
I.3.2. Ý nghĩa phương pháp luận…………………………………….….7
II. Vận dụng…………………………………………………………………….8
III. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………11
IV. Giá trị với bản than………………………………………………………..12
1
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của triết học. Nó là hình thức
cao phản ánh thực tại khách quan ,hình thức mà riêng con người mới có .Tác
động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn.
Nền kinh tế nước ta đi từ một điểm xuất phát thấp ,chúng ta phái làm gì để tránh
nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đăt
cho mỗi chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên để phát
triển kinh tế, như vậy chúng ta cần có tri thức vì tri thức là khoa học .
Tuy nhiên chỉ chú trọng vào tri thức mà bỏ qn cơng tác văn hóa tư tưởng thì sẽ
khơng phát huy được sức mạnh của truyền thống dân tộc Hiện nay nước ta đang
trên con đường xây dưng xã hội chủ nghĩa cho nên việc tìm hiểu các hình thái ý
thức xã hội ,tồn tại xã hội là rất cần thiết.
Ngoài ra nước ta đang phát triển một nền kinh tế thị trường, đất nước ngày càng
mở cửa vì thế cho nên chúng ta có cơ hội được tìm hiểu các nền văn hóa của các
nước ,tuy nhiên đó cũng là một phần lý do dẫn đến những vấn đề không tốt của
tâm lý xã hội của con người Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy em muốn được tìm
hiểu thêm về vấn đề này .Đó là lý do em chọn đề tài :
“Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.”
Sau đây là nội dung báo cáo nhóm em xin được trình bày:
2
PHẦN B: NỘI DUNG
I.Nguyên lý
I.1.Tồn tại xã hội
I.1.1. Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan , là một kiểu vật
chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh.
I.1.2. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
Gồm các yếu tố: phương thức sản xuất vật chất; điều kiện tự nhiên; hoàn
cảnh địa lý; dân số & mật độ dân số,…
Yu tố cơ bản nhất; sản xuất vật chất.
a) Phương thức sản xuất vật chất
-Phương thức sản xuất vật chất là phương thức sản xuất ra của cải vật chất
của xã hội đó.
=> Đây là yếu tố quyết định nhất để tồn tại xã hội
Trong Lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” Các Mác
có viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các q trình sinh
hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. “
Ví dụ, phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo
thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam.
b) Điều kiện tự nhiên+hoàn cảnh địa lý:
-Là những yếu tố như: điều kiện khí hậu, địa lý, đất đai, sông hồ, chế độ
nước,…Những yếu tố này tạo nên đặc điểm riêng cho khơng gian mà ở đó xã hội
tồn tại.
3
Ví dụ: khí hậu khắc nghiêt ảnh hưởng đến việc con người sinh hoạt, tồn tại
trong 1 xã hội.
c) Các yếu tố về dân số
-Là các yếu tố như: mật độ dân số, cách tổ chức dân cư, tính chất dân cư,
trình độ dân trí dân cư, mơ hình tổ chức dân cư,…
d) Mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội:
-Các yếu tố như trên tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác
động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó
phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
I.2. Ý thức xã hội
I.2.1. Khái niệm của ý thức xã hội
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội,bao gồm toàn bộ những
quan điểm,tư tưởng cùng những tình cảm tâm trạng ,… của những cộng đồng xã
hội ,nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát
triển nhất định. Hay có thể thấy, Ý thức xã hội chính là mặt tinh thần của đời sống
xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã hội.
I.2.2. Kết cấu của ý thức xã hội
Ta có thể phân tích từ những góc độ khác nhau:
-Một là, theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội
bao gồm các hình thái khác nhau, đó là ý thức chính trị, ý thức pháp quvền, ý thức
đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học,…
-Hai là, theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể
phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận. Ý thức xã hội thơng thường
là tồn bộ những tri thức, những quan niệm... của những con người trong một cộng
đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt dộng thực tiễn
hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận. Ý thức lý luận là
những tư tương, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái qt hóa thành các học
thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý
thức lý luận khoa học có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái
quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện
4
tượng. Ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư
tưởng.
-Ba là, cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương
thức phản ánh đối với tồn tại xã hội. Đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
Tâm lý xã hội là tồn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí.... của
những cộng đồng người nhất định; là sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn
cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan
điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tơn giáo,...; là sự phản
ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội.
I.3. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội ,ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội , phụ thuộc vào tồn tại xã
hội .Mỗi khi tồn tạ xã hội ,nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì tư tưởng
và lý luận xã hội,những quan điểm về chính trị, pháp quyền ,triết học ,đạo đức
,văn hóa nghệ thuật …sớm muộn sẽ biến đổi theo
Các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử giải quyết vấn đề cơ bản
của triết học trong lĩnh vực xã hội. Tồn tại xã hội là đời sống vật chất của xã
hội, là sự sản xuất của cải vật chất và những quan hệ của con người trong quá
trình sản xuất ấy. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Ý thức xã hội là
phản ánh của tồn tại xã hội, bao gồm nhiều trình độ khác nhau (ý thức thơng
thường, ý thức lí luận) và nhiều hình thái khác nhau (chính trị, pháp quyền,
đạo đức, tơn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học, v v.). Ý thức xã hội do tồn
tại xã hội quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối của nó, thể hiện trên
những nét cơ bản là :
-) Có tính kế thừa, có lơgic phát triển nội tại, có sự tác động qua lại giữa
các hình thái ý thức xã hội.
-) Ý thức khoa học, tiến bộ có thể dự báo triển vọng của xã hội, cũng có
5
thể cải tạo tồn tại xã hội thông qua thực tiễn của con người; ngược lại, ý thức
sai lầm, lạc hậu, có thể xun tạc, kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.
I.3.1. Mối quan hê biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
I.3.1.1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Quan điểm duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức xã hội không phải
dừng lại ở chỗ xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội ,mà
còn chr ra rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách
giản đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian .Không phải bất
cứ tư tưởng quan điểm ,lý luận ,hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ
ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại ,mà chỉ khi nào xét đến
cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng
cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy
I.3.1.2. Ý thức xã hội thường lac hậu hơn so với tồn tại xã hội
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rất lâu
,nhưng ý thức xã hội cũ đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng.Tính độc lập tương đối
này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội (trong truyền thống ,tập
quán ,thói quen …
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội là do những nguyên nhân
sau đây:
- Một là : sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ,thường
xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người ,thường diễn
ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể khơng phản ánh kịp và trở nên lạc
hậu .Hơn nữa ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ
biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội
- Hai là :do sức mạnh của thói quen .truyền thống ,tập quán cũng như do
6
tính lạc hậu ,bảo thủ của một số hình thái xã hội
- Ba là : Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm ,những tập
đồn người ,những giaii cấp nhất định trong xã hội.
I.3.1.3. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định ,tư tưởng của con người đặc biệt là
những tu tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại
xã hội,dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức chỉ đạo hoạt đông thực
tiễn của con người ,hướng hoạt động đó vào hướng giải quyết những nhiệm
vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra
I.3.1.4. Ý thức xã hôi tác động trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm
tuyệt đối hóa vai trị của ý thức xã hội ,mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm
thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức
xã hội trong đời sống xã hội
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc
vào những điều kiện lịch sử cụ thể ,vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế
mà trên đó tư tưởng nảy sinh
I.3.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biên chứng
của đời sống xã hội .
Cần thấy rằng ,thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay
đổi ý thức xã hội ,mặt khác ta cũng thấy rằng không chỉ những biến đổi trong
tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh
thần của xã hội ,mà ngược lại ,những tác động của đời sống tinh thần xã hội
7
,với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ
,sâu sắc trong tồn tại xã hội
Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta ,một măt phải coi trọng cuộc cách mang tư tưởng
văn hóa ,phát huy vai trị tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối
với quá trình phát triển kinh tế vàcơng nghiêp hóa ,hiện đại hóa đất nước ;mặt
khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dưng văn
hóa ,xây dựng con người mới .Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được
đời sống tinh thần của xã hội XHCN trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức
sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập ,phát triển được phương
thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành cơng sự cơng nghiệp hóa ,hiện
đại hóa
II. Vận dụng
Liên hệ Tính cách ba miền:
Miền Bắc: họ là những con người nề nếp, sâu lắng và trau chuốt trong từng lời
nói, khơn ngoan giải quyết vấn đề, lo xa và tiết kiệm. Do điều kiện lao động của
người bắc khá khó khăn, nên người miền Bắc thường hay tính tốn kỉ lưỡng những
khoảng thu chi trong gia đình.
Miền Trung: do điều kiện khắc nghiệt khó làm ăn. Nên có tính cần cù chịu khó,
giỏi xoay sở, nhã nhặn. Trải qua nhiều lần thống trị của nhiều triều đại phong kiến
để lại cho họ một tính cách trang trọng trong cuộc sống, nhưng cũng có nhiều vấn
đề bảo thủ phong kiến, mê tín dị đoan, cịn nhiều phong tục cổ hủ, lạc hậu.
Miền Nam: do sống ở đồng bằng trù phú cũng nên tính cách của họ thường
thẳng tính, khơng trau chuốt trong lời ăn, tiếng nói. Khơng để ý đến những việc
nhỏ nhặc, mau quên. Nhưng người miền Nam thường được đánh giá thân thiện,
hiếu khách, rộng rãi phóng khống. Có lẽ một phần cũng do điều kiện khí hậu
miền nam thường thuận lợi việc làm nơng nghiệp, ưu ái cho miền nam trong việc
làm ăn, nên sinh ra tính phóng khống.
8
Đặc trưng khẩu vị:
Ẩm thực miền Bắc: Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt
bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tơm. Sử dụng nhiều
món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến v.v
Nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu
nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún
chả, các món q như cốm Vịng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như
tinh dầu cà cuống, rau hung láng.
Ẩm thực miền Nam: Ẩm thực miền Nam có đặc điểm là thường gia
thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực
này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bị hóc, mắm ba
khía v.v.). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ
hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn
dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc
sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu
xanh, đuông dừa v.v.
Ẩm thực miền Trung: Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể
hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và
miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu
sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với
mắm tơm chua và các loại mắm ruốc. Đặc biệt món ăn Huế được chế biến công
phu, tinh tế. Nhiều người cho rằng ăn các món Huế là thưởng thức cái đẹp, cảm
nhận cái hồn của Huế khơng cịn thấy cần tìm sự no nê. Ngay những thứ như lòng
lợn, lòng bò vào tay các bà nội trợ Huế cũng trở thành những mỹ vị cao sang.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt : Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này một
phần đo tác động bởi tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
+ Miền Bắc : Vị trí địa lí cho phép sự giao lưu văn hóa Việt- Hán xưa kia rất
mạnh, đặc biệt là trong thời kì Việt Nam bị đô hộ bởi " người khổng lồ Trung
Hoa". Làm sao để giữ được bản sắc dân tộc Việt, làm sao để khơng bị đồng hóa bởi
văn hóa Trung Hoa như các dân tộc khác luôn là một trong những điều khó khăn
nhất. Tuy vậy, dân tộc Việt ta, dù là một dân tộc nhỏ so với dân tộc Hán-Mãn của
Trung Hoa, cũng đã làm được điều đó. Bằng cách tạo ra cho mình những qui định
riêng, nhằm bảo tồn truyền thống vốn có một cách vững chắc. Điều đó thể hiện
trong cách ăn uống của ta.
9
+ Miền Trung : do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu
kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương khơng có nhiều sản
vật mà ẩm thực hồng gia lại địi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại ngun liệu
đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.
+ Miền Nam :là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung
Quốc, Campuchia, Thái Lan. Một phần miền Nam có khí hậu thuận lợi cho việc
trồng một số loại cây thực phẩm, rau, củ, quả… đẩy mạnh việc chế biến nhiều loại
món ăn đặc trưng cho miền Nam. Bằng những loại rau dân dã mọc ở những nơi
thoáng mát bờ ao, bờ ruộng cũng được người dân miền Nam chế biến thành những
món gỏi thật đặc sắc: ngó sen, gỏi rau càng cua….thắm đượm được cái giản dị,
mộc mạc của người dân Nam Bộ.
Do đó, ta có thể nói một phần gây ra sự khác biệt giữa khẩu vị của ba miền Bắc,
Trung, Nam là do tồn tại xã hội :các yếu tố tự nhiên – hoàn cảnh địa lí và dân cư
của từng vùng. Song đó, cũng một phần do tác động của ý thức xã hội, một sở
thích, một cách suy nghỉ có thể làm một làm thức ăn có hương vị khác hẵn. Món
canh chua có thể chứng minh được điều này, vị chua của canh tùy theo vùng: có
vùng sử dụng thơm, vùng lại dụng me, lại có vùng lại dụng cà chua ngồi ra cịn có
nhiều ngun liệu khác nhau ở từng miền Một ý thức mới nảy sinh thì sau một thời
gian sẽ lan rộng ra tồn xã hội có thể là do có cùng quan điểm hay là một lí do đơn
giản là cái đó đúng, cái mới tốt hơn cái cũ…. Khơng những ý thức tác động mà ta
cịn thấy rõ sự tác động của tồn tại xã hội, mỗi miền sẽ có một địa hình, một khí
hậu đặc trưng mà có thể thuận lợi cho cây lương khác nhau. Nên khó xuất hiện
khẩu vị như nhau trên cùng một xã hội, khơng có ngun liệu đó con người sẽ tìm
một ngun liệu khác để thay thế. Chính vì vậy mà mỗi miền sẽ có một khẩu vị
riêng cho mình, mang đậm hương vị của miền.
Bài tập của em xin được kết thúc tại đây. Em cám ơn cô rất nhiều vì đã theo dõi
bài làm của em! Một lần nữa, em rất mong nhận được các góp ý từ cô ạ.
10
III.
Tài liệu tham khảo
1. “Đề Tài: Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Tồn Tại Xã Hội và ý Thức Xã Hội. Ý Nghĩa
Của Nó Đối Với Cơng Cuộc Đổi Mới, Xây Dựng Đất Nước Ta Hiện Nay?” Tailieu.Vn,
2013, tailieu.vn/doc/de-tai-moi-quan-he-bien-chung-giua-ton-tai-xa-hoi-va-y-thuc-xahoi-y-nghia-cua-no-doi-voi-cong-cuo-1719287.html, Accessed 1 Jan. 2021.
2. “Phân Tích Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Tồn Tại
Xã Hội và ý Thức Xã Hội. Ý Nghĩa Phương Pháp Luận?” 8910x.com, 24 May 2020,
8910x.com/ton-tai-xa-hoi-va-y-thuc-xa-hoi-quan-he-bien-chung/. Accessed 1 Jan. 2021.
3. “Phân Tích Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Tồn Tại Xã Hội và ý Thức Xã Hội.” Luật
Dương Gia, 31 Dec. 2020, luatduonggia.vn/phan-tich-ton-tai-xa-hoi-va-y-thuc-xa-hoi/.
Accessed 2 Jan. 2021.
4. “Tồn Tại Xã Hội, ý Thức Xã Hội và Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chúng?” Học Luật
VN, 17 Dec. 2019, hocluat.vn/ton-tai-xa-hoi-y-thuc-xa-hoi-va-moi-quan-he-bien-chunggiua-chung/. Accessed 1 Jan. 2021.
5. admin. “Tại Sao ý Thức Xã Hội Có Tính Độc Lập Tương Đối so Với Tồn Tại Xã Hội? –
Sách Điện Tử Triết Học Mác – Lênin.” Trithuclyluan.com, 8 Feb. 2020,
trithuclyluan.com/tai-sao-y-thuc-xa-hoi-co-tinh-doc-lap-tuong-doi-so-voi-ton-tai-xa-hoi/.
Accessed 6 Jan. 2021.
11