Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) chính sách thương mại sau hiệp định thương mại evfta ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu gạo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.44 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH UEH

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI EVFTA
ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM

Môn: Kinh tế quốc tế
Giảng viên: Nguyễn Hữu Lộc
Mã LHP: 21C1ECO50100803
Thực hiện: Đinh Thị Hồng Nhung

MSSV: 31201021917

Trần Mỹ Linh

MSSV: 31201021880

Trương Nhật Hưng

MSSV: 31201026040

Ngày 24 tháng 11 năm 2021


Tóm tắt:
Xuất khẩu gạo đóng vai trị quan trọng trong kinh tế, chính trị - xã hội, và mơi trường ở Việt
Nam. Theo ước tính của liên Bộ, giá trị xuất khẩu tăng 9,3%, giá xuất khẩu bình quân cả nước
tăng 13,3% so với năm 2019. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực
từ tháng 8/2020 là cơ hội để gạo Việt Nam khẳng định vị thế, thương hiệu trên thị trường EU
nói riêng và thế giới nói chung. Vậy Việt Nam tham gia EVFTA ảnh hưởng gì đến ngành xuất
khẩu gạo?


Từ khóa: xuất khẩu gạo, EVFTA

1


MỤC LỤC
1. Ý nghĩa nội dung nghiên cứu: ................................................................................................ 3
2. Lý thuyết về kinh tế quốc tế. Các chính sách thương mại và rào cản kỹ thuật sau khi hội nhập
FTA. Lý do và tầm quan trọng của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam: ........................................ 3
2.1. Lý thuyết, các chính sách thương mại và rào cản kỹ thuật sau khi hội nhập FTA: ...... 3
2.2.1. Lý do: ................................................................................................................... 3
2.2.2. Tầm quan trọng: ................................................................................................... 3
3. Ngành xuất khẩu gạo Việt Nam trước các rào cản kỹ thuật trong thương mại - Phân tích
ngành: ......................................................................................................................................... 3
3.1. Sơ lược việc chọn ngành xuất khẩu gạo: ...................................................................... 3
3.2. Mô tả các biến động, quá trình phát triển ngành bằng số liệu thực tế và giải thích quy
mơ, kim ngạch xuất khẩu... chịu tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại ở thị trường
đang xét. ................................................................................................................................. 4
3.2.1. Diện tích trồng trọt và sản lượng lúa gạo ở Việt Nam:........................................ 4
3.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu: ................................................................................. 4
3.2.3. Tình hình xuất khẩu .............................................................................................. 5
3.2.4. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam................................................................................. 6
3.2.5. Lợi thế so sánh của gạo Việt Nam ........................................................................ 8
3.3. Thách thức và cơ hội của ngành trong ngắn hạn và dài hạn: ......................................... 8
3.3.1. Trong ngắn hạn .................................................................................................... 8
3.3.2. Trong dài hạn: ...................................................................................................... 9
3.4. Phân tích ý nghĩa thực tế, các giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp trong ngành, các
nhà hoạch định chính sách: ................................................................................................... 10
4. Kết luận ................................................................................................................................ 11
4.1. Nội dung chính bài viết tìm ra: ................................................................................... 11

4.2. Các khuyến nghị: ........................................................................................................ 11
4.3. Đề xuất nghiên cứu mở rộng: ..................................................................................... 11
DANH MỤC THAM KHẢO................................................................................................... 12

2


1. Ý nghĩa nội dung nghiên cứu:
Bài nghiên cứu chỉ ra các chính sách thương mại, rào cản kỹ thuật sau hội nhập FTA, nguyên
nhân và tầm quan trọng của ngành xuất khẩu gạo. Bằng “phương pháp so sánh, thống kê số
liệu” đưa ra những mô tả về “sự biến động, quá trình phát triển ngành bằng số liệu thực tế và
giải thích quy mơ ngành chịu tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại”. Từ đó, tìm ra
cơ hội và thách thức của ngành trong ngắn hạn, dài hạn, ý nghĩa thực tiễn và đưa ra các giải
pháp cụ thể cho doanh nghiệp, các hoạch định chính sách gia.
2. Lý thuyết về kinh tế quốc tế. Các chính sách thương mại và rào cản kỹ thuật sau khi
hội nhập FTA. Lý do và tầm quan trọng của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam:
2.1. Lý thuyết, các chính sách thương mại và rào cản kỹ thuật sau khi hội nhập FTA:
Kinh tế quốc tế: nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, các chính
sách thương mại quốc tế, tác động của rào cản thương mại trong chính sách thương mại tự do
để mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Đặt ra những vấn đề cho bối cảnh Việt Nam nói riêng
và tồn thế giới nói chung.
Chính sách thương mại quốc tế, rào cản kỹ thuật sau khi hội nhập FTA: hàng rào phi thuế
quan; các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, tự vệ,...
2.2. Lý do và tầm quan trọng của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam:
2.2.1. Lý do:
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước đã dần được kí kết đã mở ra thị
trường mới cho “xuất khẩu” gạo Việt Nam, tương lai gạo Việt Nam sẽ xuất khẩu nhiều hơn
qua thị trường EU.
2.2.2. Tầm quan trọng:
Gạo là thực phẩm thiết yếu và cần thiết cho đời sống con người, mang lại nhiều giá trị dinh

dưỡng. Là nguồn cung cấp cho các ngành khác: rượu, bia, bánh kẹo và chăn nuôi gia súc, gia
cầm.
3. Ngành xuất khẩu gạo Việt Nam trước các rào cản kỹ thuật trong thương mại - Phân
tích ngành:
3.1. Sơ lược việc chọn ngành xuất khẩu gạo:
Đối với các nước đang phát triển thì xuất khẩu nơng sản là ngành mũi nhọn, Việt Nam cũng
không ngoại lệ. Với truyền thống về nơng nghiệp, cùng q trình cơ cấu lại đã khẳng định vị

3


trí xuất khẩu của nước ta hơn các nước đang phát triển khác với “năng suất”, “chất lượng”,
“hiệu quả sản xuất” nhiều loại nông sản được đánh giá cao.
Nắm bắt được cơ hội này, Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nơng sản, xây
dựng chính sách xuất khẩu chủ lực của mình với mặt hàng mang lại nhiều giá trị kinh tế nhất
cho quốc gia chính là gạo. Hội nhập FTA lại càng làm đòn bẩy giúp Việt Nam mang thương
hiệu gạo đến khắp các quốc gia khác, lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh qua mỗi năm.
3.2. Mơ tả các biến động, q trình phát triển ngành bằng số liệu thực tế và giải thích
quy mơ, kim ngạch xuất khẩu... chịu tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại ở
thị trường đang xét.
3.2.1. Diện tích trồng trọt và sản lượng lúa gạo ở Việt Nam:
Theo Tổng Cục Thống kê, tính đến ngày 15/6/2021 “diện tích gieo cấy lúa đơng xn cả
nước đạt 3.006,7 nghìn ha, bằng 99,4% vụ đơng xn năm trước, trong đó các địa phương phía
Bắc đạt 1.086,6 nghìn ha, bằng 99%; các địa phương phía Nam đạt 1.920,1 nghìn ha, bằng
99,7%. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân của cả nước ước tính đạt 68,3 tạ/ha, tăng
2,6 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước. Các địa phương trên cả nước đã xuống giống được
1.846,2 nghìn ha lúa hè thu, bằng 105,6% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sơng
Cửu Long đạt 1.448,7 nghìn ha, bằng 104,7%. Đến nay có 147,7 nghìn ha diện tích lúa hè thu
sớm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã cho thu hoạch, chiếm 10,2% diện tích xuống
giống”.

3.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Hiện tại, Việt Nam đang xuất khẩu gạo sang 172 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. “Châu
Á” và “Châu Phi ” là 2 khu vực xuất khẩu gạo chính. “Trung Quốc” từng là thị trường xuất
khẩu gạo “lớn nhất” của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2018. Tuy nhiên, đến năm 2019, vị trí
của Trung Quốc đã thuộc về “Philippines”, “chiếm 36,49% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt
Nam”. Năm 2020, nước này mua trên 2,2 triệu tấn gạo Việt với giá bình quân 476 USD/tấn.
Trải qua hơn 30 năm (1989-2021), xuất khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng tăng lên cả về
kim ngạch xuất khẩu và sản lượng: “Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 1,37 triệu tấn gạo, trị
giá 310 triệu đôla vào năm 1989. Sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên 2 triệu tấn vào năm 1995;
3 triệu tấn vào năm 1996; 4 triệu tấn vào năm 1999; 5 triệu tấn vào năm 2005; 6 triệu tấn vào
năm 2009 và 7 triệu tấn vào năm 2011”. Theo số liệu thống kê của “Hải quan Việt Nam” và
của “Trung tâm Thương mại quốc tế ( ITC)” xét theo kim ngạch xuất khẩu “Việt Nam hiện là
1 trong số 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới kể từ năm 2001. Trong năm 2020, Việt Nam
4


xuất khẩu 6.249,114 nghìn tấn gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt 3.120,163 triệu đôla, chiếm
12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%)”.

3.2.3. Tình hình xuất khẩu
Hiện nay, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Philippines, Châu Phi... tiếp tục
ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam và giá gạo đang rất lạc quan.
Bên cạnh đó, nhiều nước có nhu cầu lớn về gạo thơm, gạo nếp, đang được xuất khẩu nhiều
sang Đài Loan, HongKong (Trung Quốc) và Trung Quốc. Thị trường EU cũng đang được coi
là rất tiềm năng khi EVFTA được thực thi từ ngày 1-8-2020 đã cho kết quả với hạn ngạch gạo
thơm lên đến 80.000 tấn/năm.
Trong khuôn khổ FTA - Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), các quốc gia thuộc khối này đã
cam kết dành 10.000 tấn gạo theo hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam trong năm 2021. Trong
đó, Cộng hịa Armenia 400 tấn, Cộng hòa Belarus 9.600 tấn. Hiệp định UKVFTA giữa Vương
quốc Anh và Việt Nam cũng tạo điều kiện để gạo Việt Nam vào được thị trường này với dư

địa rất lớn. Khi thực thi UKVFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Anh sẽ được giảm thuế

5


về 0% và khơng có giới hạn về hạn ngạch. Tuy nhiên, các thị trường cấp cao đòi hỏi tiêu chuẩn
rất cao.
Những tháng đầu năm 2021, gạo Việt xuất khẩu vẫn duy trì mức giá tốt. Nhiều thời điểm,
giá gạo xuất khẩu cùng loại 5% tấm của Việt Nam cao hơn Thái Lan 5-7 USD/tấn, thậm chí
cao hơn 75 USD/tấn so với gạo Pakistan và cao hơn tới 102 USD/tấn so với gạo Ấn Độ. Nguyên
nhân Việt Nam hướng tới gạo phẩm cấp cao, gạo hữu cơ với hàm lượng tốt, an toàn thực phẩm,
nghiêm ngặt và chất lượng.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan “trong tháng 6 cả nước xuất khẩu 436.140 tấn
gạo, tương đương 241,61 triệu USD, giá trung bình 554 USD/tấn, giảm mạnh 30,4% về lượng
và giảm 28,7% về kim ngạch so với tháng 5-2021 nhưng tăng nhẹ 2,4% về giá. So với tháng
6-2020 giảm 3,2% về lượng nhưng tăng 6,3% kim ngạch và tăng 9,8% về giá”.

3.2.4. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động quanh khoảng “350-400$/M” trong phần lớn giai
đoạn từ tháng 2-2016 đến tháng 1-2020. Tuy nhiên, từ tháng 2-2020, giá gạo của Việt Nam đã
cao lên, đạt mức “450-520$/MT”. Từ đầu tháng 2-2021, giá gạo của Việt Nam đã cao hơn đôi

6


chút so với Thái Lan. Do tình hình dịch Covid-19, Việt Nam tạm dừng việc xuất khẩu gạo, các
kho thùng container rỗng, nguồn cung hạn chế, cước vận tải tăng đã làm cho giá gạo xuất khẩu
tăng cao. Tạo ra điều bất lợi đối với xuất khẩu gạo Việt Nam khi một số nước bắt đầu chuyển
hướng sang “nhập khẩu” gạo từ các nước khác có giá gạo thấp hơn.
3.2.5. Lợi thế so sánh gạo của Việt Nam

Thành tựu của Việt Nam về xuất khẩu gạo đã khẳng định vị thế Việt Nam trên thị trường
gạo thế giới. Hệ số RCA(Hệ số biểu thị lợi thế) của Việt Nam cho thấy nước ta có lợi thế so
sánh rất cao về gạo. Tuy nhiên, lợi thế này có xu hướng giảm dần: “RCA của Việt Nam đạt
24,52 - 44,52 trong suốt giai đoạn 2001 - 2012. Hệ số này giảm xuống chỉ còn 12,23 - 16,27
trong giai đoạn 2013 - 2015 và dao động quanh mức 7,13 - 9,43 kể từ năm 2016. Hiện nay,
RCA về gạo của Việt Nam là 7,13”.
3.3. Thách thức và cơ hội của ngành trong ngắn hạn và dài hạn:
3.3.1. Trong ngắn hạn
Năm 2020, dịch COVID bùng nổ toàn cầu làm cho các quốc gia rơi vào trạng thái “bế quan
tỏa cảng” và những chỉ thị, khuyến khích người dân nên ở nhà làm cho hoạt động xuất khẩu
trở nên chậm lại. Ở Việt Nam, chỉ thị giãn cách xã hội làm mọi hoạt động sản xuất dừng lại.
Năm 2021, tình trạng COVID trở nên căng thẳng hơn, việc áp dụng phương án giãn cách xã
hội trong thời gian làm lượng gạo tồn kho ở nhiều tỉnh có xu hướng tăng cao vì chưa thể xuất
khẩu được, các doanh nghiệp thương lái “chưa thể tiếp tục thu mua lúa từ nông dân”. Cụ thể là
Chủ tịch HĐQT Tập đồn Intimex - ơng Đỗ Hà Nam cho biết: “Nếu tính cả số lượng đơn hơn
bị hủy từ tháng 7-2021 dồn qua thì đến tháng 8-2021, Intimex phải xuất theo hợp đồng đã kỹ
là 120.000 tấn gạo. Tuy nhiên bên giao hàng cho bi ết chỉ có khả năng vận chuyển hàng đi tối
đa chỉ từ 30.000-35.000 tấn. Hơn nữa các quy định về phòng chống dịch bệnh như không được
tập trung đông người, giãn cách 2m làm giảm nhân cơng vận chuyển hàng hóa. Chưa kể đến là
các đơn hàng xuất đi Châu Phi khơng có tàu lớn vào cảng do lo ngại dịch bệnh, không vào bốc
hàng được”,….. Nhưng trong nguy lại có cơ “bởi vì tình hình dịch bệnh COVID diễn biến hết
sức là phức tạp, xuất hiện nhiều bi ến chủng với khả năng lây lan nhanh làm nhu cầu dự trữ
lương thực tăng cao, nhất là nhu cầu mua lúa gạo của các thị trường lớn như Philippines,
Malaysia, Trung Quốc,…Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo với Việt Nam
hiện lâm vào tình thế khó khăn”. Ví dụ Ấn Độ - một nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang
gặp khó khăn xuất khẩu gạo khi “làn sóng dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trở lại và gây
ra khủng hoảng lên xã hội, kinh tế, trong đó có xuất khẩu gạo”. Ngồi ra, chính quyền

7



Philippines”quyết định: “giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 35% (trước đây là 40% đối với
gạo nhập khẩu theo hạn ngạch và 50% đối với gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch) trong vòng 1
năm để tăng nguồn cung gạo, duy trì giá gạo phải chăng và giảm sức ép lạm phát. Quyết định
này có hiệu l ực sau 15 ngày từ ngày 17-5-2021 và có thời hạn hiệu l ực trong 1 năm”. Đây là
cơ hội cho gạo Việt tăng xuất khẩu sang Philippines - một trong những thị trường lớn nhất của
gạo Việt Nam.
3.3.2. Trong dài hạn:
Bên cạnh những thách thức ngắn hạn thì Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức
dài hạn: “biến đổi khí hậu, băng tan ở hai cực, ngập mặn, những yêu cầu khắt khe của thị trường
về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ mơi trường rất cao vì gạo là mặt hàng nhạy cảm”.
Hiện nay có nhiều nước có xu hướng chuyển dần sang:“ tự cung tự cấp lúa gạo, hạn chế nhập
khẩu. Hơn nữa, một số nước đưa công nghệ vào sản xuất gạo nhằm nâng cao năng suất làm
cho thị trường lúa gạo cạnh tranh gay gắt hơn”. Không chỉ ở trên thị trường thế giới mà gạo
Việt Nam cũng phải chịu sức ép ở thị trường nội địa, cạnh tranh với gạo Thái Lan. Một thách
thức nữa là “chất lượng gạo xuất khẩu cịn thấp, khơng có hợp đồng tiêu thụ ổn định, giá cả
cịn khơng cố định, còn bấp bênh. Sản xuất lúa còn thiếu sự bền vững, quy mơ sản xuất cịn
nhỏ lẻ, theo từng hộ, giá thành cao nhưng giá trị còn thấp, chưa kể tổn thất sau thu hoạch lớn.
Số lượng doanh nghiệp tham gia vào các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp cịn
ít, quy mơ nhỏ, năng lực hạn chế, do đó các hợp đồng liên kết hạn chế cả về số lượng lẫn chất
lượng. Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến nông sản thi ếu, làm tăng tổn thất
và giảm chất lượng trong q trình bảo quản. Cơng nghi ệp chế biến sâu các sản phẩm từ gạo
chưa phát triển đồng đều, nhất là các sản phẩm phụ chưa được chế biến để nâng cao giá trị gia
tăng”. Mặt khác, Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 3 vụ lúa/năm làm đất khơng có thời gian
để “thở”, thiếu chất dinh dưỡng để nuôi cây dẫn đến chất lượng lúa của mùa vụ sau bị giảm.
Một số tỉnh bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn làm giảm đất trồng trọt. Bên cạnh những thách
thức thì ngành xuất khẩu gạo Việt Nam cũng có một số cơ hội nhất định,“trong năm 2020, Việt
Nam đã mở rộng, “đa dạng hóa thị trường xuất khẩu” thông qua các “Hi ệp định Thương mại
tự do (FTA)” được ký gần đây như Hiệp định “EVFTA”; “RCEP”; “UKVFTA” và “Liên minh
Kinh tế Á-Âu (EAEU)” đã và đang giúp gạo Vi ệt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường

xuất khẩu gạo dần mở r ộng sang các thị trường tiêu dùng, góp phần gia tăng giá trị cho gạo
Việt Nam. Năm 2021 cùng với mức thuế ưu đãi qua các hiệp định, gạo Việt Nam sẽ có lợi thế
cạnh tranh và cơ hội tăng trưởng tại EU, Anh và các nước thuộc EAEU. Bên cạnh đó, việc gạo

8


ST25 của Việt Nam được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới năm 2019 cũng mở ra cơ hội
rộng lớn cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam”.
3.4. Phân tích ý nghĩa thực tế, các giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp trong ngành,
các nhà hoạch định chính sách:

Đầu tiên, “cần nâng cao chất lượng hạt gạo, năng suất sản xuất” gạo xuất khẩu.
Một trong những khâu quan trọng giúp cải thiện chất lượng hạt gạo, đồng thời làm gia tăng
sản lượng gạo đáng kể đó chính là “quản lý nước và canh tác”. Nên áp dụng các biện pháp
CSA: AWD, SRI, ICM,1P5G, 3G3T…,“sử dụng phân bón hiệu quả”, phân chậm tan, điều
chỉnh lịch thời vụ cho phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu… Áp dụng khoa học công nghệ
vào khâu sau thu hoạch, bảo quản: dùng máy sấy hay cho phơi thóc bằng ánh nắng mặt trời,
các loại máy sấy công suất 0,5 - 2,0 tấn/mẻ (quy mô hộ và liên hộ); 3,0 - 5,0 tấn/mẻ (hộ chuyên
làm dịch vụ) và 6,0 – 10,0 tấn/mẻ (cơ sở chế biến, kinh doanh lương thực). Áp dụng công nghệ
bảo quản: sử dụng khí nitơ và CO2, cơng nghệ làm lạnh giúp ngăn ngừa “sự phát triển của vi
khuẩn yếm khí” tác dụng ngăn ngừa phản ứng oxy hóa, giảm pH hoặc ức chế sự phát triển của
vi khuẩn.
Thứ hai, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
Khảo sát thị trường, giao dịch thương mại trong và ngoài nước: đổi mới phương thức tổ
chức hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa thường niên của tỉnh. Tăng cường tổ chức các hoạt
động giao thương, kết nối cung cầu trực tiếp giữa doanh nghiệp, nhà phân phối với người sản
xuất. Tổ chức đoàn giao thương phải kết hợp với tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài để
tăng cường hiệu quả xúc tiến “tiết kiệm thời gian và kinh phí”.
Đẩy mạnh công tác tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, phối hợp với Cục Xúc tiến thương

mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp Việt Nam,... cùng với “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” thực hiện công tác xúc
tiến thương mại.
Thứ ba, xây dựng kế hoạch lâu dài, tăng cường kết nối giữa cung và cầu qua khâu tổ chức
xuất khẩu.
Đề ra các giải pháp nhằm cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với xuất khẩu;
tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính;
tháo gỡ khó khăn trong thanh tốn, tín dụng, bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu gạo
của doanh nghiệp.

9


Trong bối cảnh dịch COVID-19, các hoạch định chính sách gia nên “hỗ trợ về tài chính”
cho doanh nghiệp:“tăng hạn mức vay, kéo dài thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay và giải
ngân vốn nhanh để hỗ trợ doanh nghiệp thu mua lúa cho bà con nông dân ”. Hiệp hội đề xuất
Bộ Công Thương:“làm việc với các hệ thống cảng, các địa phương để tháo gỡ việc ách tắc
trong khâu giao nhận hàng hóa, tránh ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu gạo của doanh
nghiệp;tạo chính sách “luồng xanh” trong lưu thông lúa gạo đường thuỷ nội địa theo hai cung
đường: Cánh đồng về nhà máy, nhà máy đến các cảng logistics”.
4. Kết luận
4.1. Nội dung chính bài viết tìm ra:
Qua phân tích ngành và tận dụng cơ hội sau khi hội nhập FTA, thị phần xuất khẩu gạo Việt
Nam gia tăng đáng kể do khai thác tối đa lợi thế có trong các Hiệp định thương mại tự do. Song
phải luôn nâng cao chất lượng ở tất cả các khâu, khắc phục những điểm yếu để đáp ứng yêu
cầu khắt khe từ mỗi đối tác.
4.2. Các khuyến nghị:
Đầu tiên, nhà nước cấm nhập khẩu phân bón hóa học và khuyến khích người dân sử dụng
phân bón hữu cơ như phân động vật, cây cỏ,…
Thứ hai, các doanh nghiệp nghiên cứu kĩ hơn các điều khoản trong Hiệp định.

Thứ ba, các doanh nghiệp nên chú ý phát triển thị trường trong nước. Khảo sát thị trường,
nghiên cứu thị hiếu khách hàng và đối thủ cạnh tranh để đề ra kế hoạch đúng đắn.
4.3. Đề xuất nghiên cứu mở rộng:
“Nhắc tới gạo tốt là nhớ Việt Nam”. Mục tiêu chiến dịch là thế giới biết đến Việt Nam là
gạo sạch và chất lượng thông qua kênh bán hàng, blogger trên thế giới,…
Cần nghiên cứu thêm vấn đề này đối với các hiệp định khác như Châu Á- Thái Bình Dương,
với các nước Châu Mỹ và ký kết nhiều hiệp định song phương khác.

10


DANH MỤC THAM KHẢO
Bich Hong. (2020). Cơ hội khẳng định vị thế gạo Việt Nam trên thị trường EU và thế giới.
Retrieved from />Do Thi Bich Thuy. (n.d.). Xuất khẩu gạo Việt Nam: Cơ hội và thách thức. Retrieved from
/>H Chung. (2021). Ngành lúa gạo chưa gỡ được “nút thắt tín dụng” như kỳ vọng. Retrieved from
/>Phan Trang. (2021). Khẩn trương tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ, xuất khẩu gạo.
Phong Nguyen. (2021). Kỳ vọng lặp lại kỳ tích gạo Việt trong năm 2021. Retrieved from
/>Phương Nhung, Thuy Duong, & Hoai Duong. (2020). “Mở cánh cửa lớn sang EU.” Retrieved
from />Son Nam. (2020). Cơ hội tăng xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Châu Âu. Retrieved from
/>The Hoang. (2021). Giải mã đà tăng của giá gạo xuất khẩu. Retrieved from
/>Xuan Anh, Minh Tuan, & Hong Nhung. (2020). Doanh nghiệp chia sẻ về thách thức và cơ hội
trong năm 2020. Retrieved from />Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020 ước 6,15 triệu tấn. (2021). Retrieved from
/>
11


12




×