Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(TIỂU LUẬN) dựa vào nội dung môn hvtc, hãy xác định những yếu tố nào dẫn đến tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc giải thích tại sao trình bày đặc điểm của những yếu tố đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ


TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
MÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨC

Giảng viên

: Phan Quốc Tấn

Sinh viên thực hiện : Phan Bảo Uyên
Mã số sinh viên

: 31201025595

Mã LHP

: 21C1MAN50200604

TP.HCM, tháng 12 năm 2021

1


MỤC LỤC

1-


Xét trên nội dung môn HVTC, những yếu tố nào dẫn đến tình trạng nhân

viên y tế nghỉ việc? Giải thích tại sao. Trình bày đặc điểm của những yếu tố đó…...4
a) Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg....................................................3
-

Thuyết nhân tố duy trì của Herzberg................................................................3

-

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên........................3

b) Sự khác biệt của mỗi cá nhân có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghỉ việc......6
2- Dựa vào nội dung mơn HVTC, hãy giải thích tại sao để giữ chân nhân viên y tế
thì cần phải thực hiện những giải pháp như đã nêu ở đoạn cuối của bài viết: “…
nhiều ý kiến cho rằng, để giữ chân nhân viên y tế làm việc tại tuyến y tế cơ sở,
ngoài chế độ ưu đãi cũng cần tạo môi trường để lực lượng này yên tâm làm việc,
được rèn tay nghề, thêm cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, đồng thời cho phép
bác



trạm

y

tế

được


khám

chữa

bệnh

ngoài

giờ…”?...........................................................................9
3- Tham mưu cho Sở Y tế một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nghỉ việc của
nhân viên y tế…………………………………………………………………………11
TÀI LIỆU THAM
KHẢO…………………………………………………………….13

2


1.

Dựa vào nội dung môn HVTC, hãy xác định những yếu tố nào dẫn đến tình

trạng nhân viên y tế nghỉ việc? Giải thích tại sao. Trình bày đặc điểm của những
yếu tố đó.
Theo bài báo, lý do các nhân viên y tế nộp đơn xin nghỉ việc chủ yếu là vì hồn cảnh
gia đình hoặc yếu tố cá nhân. Những nguyên do này xuất phát từ việc lực lượng y tế
khơng cịn hứng thú với cơng việc hiện tại. Hay nói cách khác là họ bất mãn với cơng
việc, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực như chán nản, thờ ơ và dần rời bỏ công việc.
Theo lý thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg (1959): “mối quan hệ của cá nhân
với công việc là mối quan hệ cơ bản và thái độ hướng đến cơng việc có thể xác định
được sự thành cơng hay thất bại của chính cá nhân đó”, bên cạnh đó lý thuyết này

cũng cho rằng: “Nhân tố bên ngoài dẫn đến sự bất mãn gọi là nhân tố duy trì. Nó bao
hàm sự hiện diện hay không hiện diện của các nhân tố không thỏa mãn với công việc,
chẳng hạn như môi trường làm việc, tiền lương, chính sách của cơng ty và mối quan
hệ tương tác giữa con người. Khi những yếu tố duy trì kém, thì cơng việc khơng được
thỏa mãn. Nhân tố bên trong liên quan đến trong công việc được gọi là nhân tố động
viên, tạo ra ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc. Các nhân tố động viên tập
trung vào những nhu cầu bậc cao như thành tựu, sự công nhận, trách nhiệm và cơ hội
phát triển”. Theo như lý thuyết, việc không đảm bảo được các nhân tố duy trì có thể
làm cho nhân viên cảm thấy bất mãn từ đó dẫn đến việc nhân viên rời bỏ tổ chức, tuy
nhiên, nếu tổ chức có thể đáp ứng được các nhân tố duy trì cho nhân viên thì cũng chỉ
giảm sự bất mãn ở họ chứ không làm cho họ thấy thỏa mãn. Theo lý thuyết này, sự
không thỏa mãn với công việc bị ảnh hưởng bởi các nhân tố duy trì.
Và dựa theo thuyết nhân tố duy trì của F.Herzberg, những yếu tố dẫn đến tình trạng
nghỉ việc của nhân viên y tế bao gồm:
Điều kiện làm việc
Kể từ khi xuất hiện dịch COVID-19 đến nay, khối lượng công việc của nhân viên y tế
tăng lên gấp nhiều lần; Điều đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ khi cũng một lúc

3


gánh vác nhiều cơng việc. Ngồi ra, đội ngũ nhân viên y tế còn phải đi sớm về khuya
khi tham gia chống dịch như lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng, theo dõi và điều trị F0 tại
nhà, tiêm vaccine, hướng dẫn cách ly y tế… Sự dồn dập trong công việc cùng một
quãng thời gian dài, thời gian nghỉ ngơi ngắn và sự thay đổi đồng hồ sinh học một
cách đột ngột khiến họ khó có thể thích nghi với cường độ làm việc hiện tại.
Ngồi ra, có rất nhiều nhân viên y tế đã 5 - 6 tháng chưa được về nhà. Gánh trên mình
trách nhiệm của đất nước, đây là một lý do khiến họ phải tiếp tục công việc. Tuy
nhiên, khối lượng công việc quá lớn khiến họ không thể về nhà. Nỗi nhớ nhà, nhớ
người thân là một cách gián tiếp khiến họ dễ chán nản với công việc hiện tại hơn.

Điều kiện làm việc là một trong những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự bất mãn của
nhân viên. Có thể nói điều kiện làm việc có thể quyết định hành vi của mỗi cá nhân.
Khi các yếu tố khác như chính sách lương, môi trường làm việc thỏa mãn nhưng điều
kiện làm việc khơng thể đáp ứng thì nhân viên có khả năng quyết định nghỉ việc rất
lớn. Điều kiện làm việc bao gồm nhiều yếu tố như công việc phải làm, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao
động,… Vì vậy, khi nhân viên bất mãn với yếu tố này, họ sẽ đưa ra quyết định nghỉ
việc.
Môi trường làm việc
Dịch bệnh bùng phát, mỗi nhân viên phải làm việc nâng cơng suất lên đến 300%. Ước
tính mỗi nhân viên phải gồng gánh trên 17.000 dân. Một con số cực kì lớn. Ngồi ra
họ cịn phải đảm nhận cùng một lúc nhiều công việc khác nhau. Đây là một áp lực rất
lớn đè nặng lên vai các nhân viên y tế. Họ khơng hề có thời gian nghỉ ngơi, họ làm
việc hết cơng suất của mình bất kể ngày đêm nhưng thứ nhận lại chỉ là sự tụt giảm về
sức khỏe. Hơn nữa, tiếp xúc với quá nhiều bệnh nhân hàng ngày có thể khiến họ có
nguy cơ trở thành F0 với tỉ lệ rất cao nếu chỉ xảy ra một chút sơ suất. Khi một nhân
viên trở thành F0 thì tất cả nhân viên tiếp xúc đều trở thành F1 và thực hiện cách li, từ
đó nhân sự lại ngày càng ít và khối lượng cơng việc của họ gồng gánh ngày càng cao.
Môi trường làm việc quá khắc nghiệt và rủi ro dịch bệnh ngay cận kề dần khiến họ bất
mãn với cơng việc và khơng cịn động lực để tiếp tục cố gắng.

4


Có thể nói, một mơi trường làm việc an tồn, thuận tiện, và có các điều kiện giải trí tối
thiểu sẽ có tác dụng làm tăng sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc. Trên thực
tế, môi trường làm việc là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự quyết định nghỉ
việc của nhân viên. Đối với các nhân viên y tế, môi trường làm việc đầy áp lực, những
nỗi ám ảnh của dịch bệnh và số lượng bệnh nhân quá tải khiến bản thân họ trở nên
chán nản. Kèm theo đó, những nhu cầu như ngày nghỉ, giải trí,…khơng được thỏa mãn

đã dấn đến việc nhảy việc tăng cao
Lương cơ bản
Hiện lương nhân viên y tế tại Trạm y tế chỉ khoảng 4,5 - 6 triệu đồng/tháng. Chỉ hơn
mức lương tối thiểu ở nước ta khoảng vài trăm. Một con số cực kì thấp và hồn tồn
chênh lệch so với những cơng sức mà nhân viên bỏ ra. Ngồi ra, lực lượng tình nguyện
viên tham gia cơng tác thì hồn tồn khơng có lương. Trong khi những ngành nghề
khác như giáo viên, nhân viên văn phòng,… được làm việc tại nhà và vẫn được nhận
lương đầy đủ hàng tháng. Có những bác sĩ vì lương q thấp, đã phải nghỉ việc vì họ
mang trong mình trọng trách là trụ cột gia đình. Khơng thể lo lắng mọi mặt cho người
thân họ với số tiền ít ỏi. Đây là một sự bất công với ngành y tế. Và đây cũng là một
trong những nguyên do trực tiếp khiến các nhân viên y tế trở nên bất mãn đối với công
việc. Khi đồng lương họ được nhận không hề xứng đáng với cơng sức mà họ bỏ ra.
Có thể nói, lương khơng hồn tồn là yếu tố quyết định, nhưng là yếu tố trực tiếp góp
phần vào nguyên nhân bất mãn của nhân viên. Một phát hiện của Herzbeg là tiền
lương nhìn chung khơng có tác dụng tạo động lực cho nhân viên mặc dù việc chậm trả
lương có thể khiến mọi người bất mãn. Bên cạnh đó, Frederick W. Taylor đã viết rằng:
“… không thể khiến cho một người làm việc hăng say hơn những nhân viên khác
trong một thời gian dài, trừ khi họ được hứa hẹn một khoản tăng lương đáng kể và ổn
định”.
Thế nhưng, hầu hết mọi người đều đi làm với mục đích kiếm tiền nhưng khi chúng ta
mải mê với công việc của mình và thực sự tâm huyết, thích thú với nó, chúng ta sẽ
khơng nghĩ q nhiều tới vấn đề lương bổng nếu không quá áp lực về đồng tiền. Vì
vậy có thể kết luận được rằng, tiền lương chỉ là một trong những yếu tố duy trì, chứ

5


khơng quyết định hồn tồn đến sự bất mãn của nhân viên. Nếu như có chính sách
lương thưởng cao hơn, thì khơng làm bất mãn nhân viên chứ khơng thỏa mãn. Đặc biệt
là đối với nhân viên ngành y. Vì vậy, ngồi lương vẫn cịn những yếu tố khác.

Chính sách và quy tắc
Những trạm y tế hầu như khơng có chính sách q rõ ràng, cơ hội thăng tiến trong
cơng việc hầu như rất thấp. Ngoài ra, nhân sự ở đây quá mỏng nên nhân viên y tế hầu
như phải làm nhiều việc cùng một lúc. Thời điểm xảy ra dịch bệnh, khối lượng công
việc ngày càng lớn nhưng nhân sự lại ngày một giảm khiến nhân viên dần bị giảm
động lực làm việc. Không dừng lại ở giờ làm hành chính, các nhân viên y tế hầu như
phải làm việc xuyên đêm. Chỉ cần có bệnh nhân hay ca mắc mới đều phải túc trực
hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, đã gây nên sự mệt mỏi và mất động lực làm việc của các
nhân viên. Bên cạnh đó, hầu như ít có chế độ thưởng, phúc lợi ngồi giờ hay những
chính sách ưu tiên riêng. Thời gian dài, mâu thuẫn công việc của họ sẽ ngày một tăng
cao.
Cũng giống như yếu tố lương cơ bản, chính sách và quy tắc là yếu tố duy trì để nhân
viên cố gắng làm việc hơn trong công viên. Nếu yếu tố này khơng được thỏa mãn, khi
các yếu tố cịn lại được thỏa mãn thì có thể khơng xảy ra trường hợp bất mãn. Đối với
đặc điểm ngành Y, sẽ không dừng lại ở những chính sách và quy tắc vào ban hành.
Ngành Y cịn tồn tại vào lương tâm, vào trình độ và cũng như độ tâm huyết với nghề.
Vì vậy, chính sách và các quy tắc cũng mang đặc điểm duy trì chứ khơng quyết định
đến sự thay đổi hành vi cá nhân.
Ngoài các yếu tố trên, phải kể đến sự đa dạng của mỗi cá nhân tại nơi làm việc. Sự đa
dạng cá nhân là rất quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp đến hành vi. Mỗi người
là một cá thể độc lập dựa trên tiểu sử của họ, tính cách, nhu cầu và cách họ nhận thức
về thế giới và các cá nhân khác. Khi cá nhân nhận thức về những hành vi khác nhau thì
sẽ có cách nhìn nhận khác nhau. Đó cũng là một trong những lý do mà các nhân viên y
tế ra quyết định rời bỏ tổ chức. Sự khác biệt của cá nhân sẽ giúp giải thích vì sao có
một số người sẵn sàng đối mặt với sự thay đổi, còn những người khác thì e ngại.

6


Đặc điểm về sự khác biệt cá nhân cũng có thể dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc

tại tổ chức qua những yếu tố sau:
Đặc tính tiểu sử
Những đặc tính cơ bản về tiểu sử như tuổi tác, giới tính, tình trạng gia đình, số người
phải ni dưỡng và thâm niên cơng tác trong tổ chức góp phần quan trọng trong việc
tạo sự khác biệt giữa người với người. Mỗi đặc tính có những đặc trưng riêng mà điều
quan trọng là có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến với hành vi của người lao
động tại tổ chức, đặc biệt là sự thuyên chuyển. Vì vậy, nếu nhân viên được sắp xếp vào
vị trí khơng phù hợp với đặc tính tiểu sử của họ, nhân viên sẽ có những hành vi khơng
phù hợp, dẫn đến việc khơng chịu nổi áp lực hoặc khơng thể hồn thành cơng việc, từ
đó dẫn đến quyết định nghỉ việc.
 Tuổi
Đa số, những nhân viên ở trạm y tế sẽ là những người có tuổi đời thấp, những sinh
viên, thanh niên tình nguyện làm nhiệm vụ. Thơng thường người có tuổi đời càng thấp
thì họ sẽ có xu hướng nhảy việc hơn những người có tuổi đời cao. Vì họ cịn trẻ, nhiệt
huyết và khơng bị áp lực tài chính q nhiều. Vì vậy, nếu mơi trường làm việc khơng
an tồn; mức lương và lợi ích thấp; điều kiện làm việc khơng thuận lợi thì chắc rằng họ
sẽ chọn cách nghỉ việc hoặc thay đổi công việc khác phù hợp hơn.
Theo nghiên cứu về hành vi trong tổ chức, người có tuổi tác càng cao càng có xu
hướng gắn bó với tổ chức lâu hơn và sự vắng mặt cũng ít hơn. Vì ở độ tuổi càng cao,
con người mong muốn có sự ổn định. Tuy nhiên, có thể vì lý do sức khỏe hoặc nhiều
mối quan hệ mà hệ số vắng mặt không tránh được ở họ sẽ cao hơn. Đối với những
người lớn tuổi hơn, mặc dù họ có nhiều kinh nghiệm nhưng thứ họ gánh trên vai là
kinh tế của gia đình. Họ khó có thể sống với mức lương từ khoảng 4.5 triệu - 6t triệu ở
Sở Y Tế, trong khi những bác sĩ làm trong các bệnh viện lớn hoặc những bác sĩ mở
phịng khám tư có doanh thu tăng gấp nhiều lần. Hơn nữa nếu sơ suất dương tính với
Covid-19, cơ hội phục hồi sức khỏe sẽ yếu hơn những người trẻ tuổi. Từ đó dẫn đến
chán nản, năng suất làm việc của họ ít dần.

7



Có thể thấy, độ tuổi là yếu tố quan trọng đối với quyết định làm việc của mỗi cá nhân.

 Giới tính
Giữa nam và nữ khơng có sự khác nhau về năng lực lãnh đạo, khả năng học tập, năng
lực xã hội hay hiệu quả công việc. Tuy nhiên, nam và nữ lại có những đặc tính khác
nhau. Những người nam có sự quyết đốn, cịn những người nữ lại khá tinh tế. Vì thế
mà việc lựa chọn bộ phận làm việc rất quan trọng. Ở Sở Y tế khi một ngày hàng chục
nghìn người vào ra, thì các nhân viên hầu như phải gánh hết mọi việc. Có lúc những
nhân viên nữ phải làm những việc nặng như vận chuyển bình oxy, trực đêm... Những
đặc điểm phù hợp với giới tính cũng góp phần ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của
họ.
 Tình trạng gia đình
Cũng như độ tuổi, những người đã có gia đình thường sẽ chấp nhận với công việc hiện
tại của họ, họ muốn sự ổn định để lo cho gia đình. Theo một số nghiên cứu, những
người đã lập gia đình thường ít vắng mặt hơn, dễ đạt được sự thỏa mãn trong công
việc, và đặt biệt là có hệ số thuyên chuyển thấp hơn. Thế nhưng đối với nhân viên Y
Tế, việc túc trực hàng tháng và khơng về với gia đình hồn tồn là một điều tồi tệ với
họ, họ không thể chăm lo cho gia đình của mình. Vì vậy, họ có xu hướng nghỉ việc và
tìm những cơng việc khác phù hợp và đảm bảo giờ hành chính hơn.
Năng lực
Năng lực có 2 loại: Năng lực trí tuệ và năng lực thế chất. Trong đó, năng lực trí tuệ bao
gồm trí tuệ nhận thức, trí tuệ xã hội, trí tuệ tình cảm, trí tuệ văn hóa. Năng lực thể chất
bao gồm sức mạnh, sức bật, tính bền bỉ và độ khéo léo. Mỗi cá nhân có thể mạnh và
yếu ở một năng lực nào đó. Chính vì vậy mà việc sắp xếp nhân viên vào vị trí phù hợp
với điểm mạnh của họ tức là tạo điều kiện cho họ sử dụng hết năng lực của mình để
hồn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, từ đó góp phần thực hiện được mục tiêu của

8



tổ chức. Trong trường hợp còn lại, nếu năng lực mà nhân viên có khơng thể đáp ứng
được u cầu của cơng việc, từ đó họ khơng có điều kiện để phát huy hết năng lực của
mình, họ sẽ cảm thấy khó khăn hơn rất nhiều. Đơi khi, các nhân viên y tế là người vốn
có thể mạnh về năng lực trí tuệ, khéo léo trong cách ứng xử, tinh tế trong việc khám
chữa bệnh nhưng có thể lực khá yếu và phải làm thêm cả cơng việc địi hỏi sức bền về
thể chất như vận chuyển oxy, giường bệnh, phụ đỡ bệnh nhân hay phải thường xuyên
trực đêm rõ là sẽ không đem lại kết quả khả quan, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe và tinh thần của nhân viên, và nhân viên đó khơng thể làm việc thêm nữa.
Giá trị
Giá trị của một người cũng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người đó. Bởi giá trị
và thái độ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể, từ những giá trị mà một cá nhân
nhận thức được sẽ hình thành nên thái độ của người đó đối với sự vật, sự việc nào đó.
Khi một cá nhân cảm thấy những gì mình nhận thấy và nhận được đều không xứng
đáng với công sức của bản thân, họ sẽ dễ dẫn đến quyết định nghỉ việc.
Động viên
Sự động viên đúng cách sẽ tạo động lực cho cá nhân cố gắng và hoàn thành nhiệm vụ.
Ngược lại, nếu không được động viên, hoặc không động viên đúng cách, hoặc sự động
viên không đáp ứng được những nhu cầu mà nhân viên mong muốn, nhân viên sẽ có
tình trạng mất động lực, khơng thỏa mãn, hoặc thậm chí là bất mãn và dẫn đến kết quả
là muốn rời bỏ tổ chức. Môi trường ở sở Y Tế hầu như rất khó có cơ hội thăng tiến, họ
sẽ khó có khả năng được thăng chức, được nhận một phần thưởng, món quà hay nhận
được một mức lương cao. Việc nhân viên được nhận những hình thức động viên có thể
thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ sẽ khiến họ có động lực để nỗ lực hơn nữa để hồn
thành cơng việc và thực hiện được mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, nếu khơng tồn tại yếu
tố động viên, nhân viên sẽ bất mãn và quyết định nghỉ việc.
2.

Dựa vào nội dung môn HVTC, hãy giải thích tại sao để giữ chân nhân viên y


tế thì cần phải thực hiện những giải pháp như đã nêu ở đoạn cuối của bài viết:
“… nhiều ý kiến cho rằng, để giữ chân nhân viên y tế làm việc tại tuyến y tế cơ sở,
ngoài chế độ ưu đãi cũng cần tạo môi trường để lực lượng này yên tâm làm việc,

9


được rèn tay nghề, thêm cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, đồng thời cho phép
bác sĩ trạm y tế được khám chữa bệnh ngồi giờ…”?
Có thể nhận ra, nhân viên quyết định nghỉ việc vì họ bất mãn với cơng việc hiện tại. Vì
vậy, câu hỏi đặt ra cho các lãnh đạo/nhà quản trị là làm cách nào để có thể giữ chân
nhân viên trong thời buổi dịch bệnh khó khăn, nhân lực cịn q mỏng. Họ phải tìm
cách tạo ra sức ép làm ảnh hưởng đến thái độ và hành vi cá nhân. Đồng nghĩa với việc
họ phải giúp nhân viên thỏa mãn các nhu cầu quan trọng của họ thông qua công việc,
và cố gắng loại bỏ các trở ngại ngăn cản sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên.
Ta có thể thấy được qua thuyết hai nhân tố của Herzberg, ngồi nhân tố duy trì có thể
gây nên sự bất mãn cho nhân viên, cịn có nhân tố động viên. Đây là nhân tố có thể
“tạo ra ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc. Các nhân tố động viên tập trung
vào những nhu cầu bậc cao như thành tựu, sự công nhận, trách nhiệm và cơ hội phát
triển”. Herzberg tin rằng khi những nhân tố động viên khơng tồn tại, thì nhân viên sẽ
trở nên trung dung đối với cơng việc, nhưng khi có sự hiện diện của các nhân tố động
viên, nhân viên sẽ được thỏa mãn và tính động viên rất cao. Chính vì vậy, nắm được
nhân tố động viên nhân viên là rất quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức. Khi
lãnh đạo đảm bảo được các yếu tố như thành tựu, sự công nhận, trách nhiệm, bản chất
công việc, sự thăng tiến, tăng trưởng cá nhân từ đó có thể đưa ra các giải pháp để giúp
họ hài lòng.
Đầu tiên, việc xem xét đến chế độ ưu đãi là cực kì quan trọng. Mỗi cá nhân ln gánh
trên vai trách nhiệm về tài chính. Chính vì cơng việc quá nhiều sự thách thức và áp
lực, nhưng lại không hề có chế độ đãi ngộ cao và tiền lương quá thấp như vậy, nhân
viên sẽ chán nản. Vì vậy, trong trường hợp này, chế độ ưu đãi là yếu tố quan trọng để

Sở Y Tế xem xét, tăng lương và tạo nhiều điều kiện hơn cho nhân viên. Tiếp theo đó,
việc rèn luyện thêm tay nghề, trình độ của nhân viên và thêm cơ hội thăng tiến trong
nghề nghiệp cũng là một trong những cách động viên khiến nhân viên cảm thấy hài
lịng hơn. Họ cảm thấy mình được nâng cao tay nghề, cá nhân có sự tăng trưởng nhất
định và có thể có cơ hội thăng tiến trong tương lai. Trong dài hạn bản thân họ sẽ tốt
hơn và từ đó, cuộc sống của họ cũng sẽ ổn định và thoải mái hơn.

10


Ngoài nhân tố động viên từ thuyết hai nhân tố của Herzberg, cịn có thể thấy thuyết
bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow cũng là một trong những lý thuyết đề cập tới
sự quan trọng của việc động viên đến mỗi cá nhân. Ơng cho rằng con người có 5 nhu
cầu cơ bản, và thể hiện ở hai cấp bậc: Các nhu cầu bậc thấp bao gồm: nhu cầu sinh lý,
nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội; và các nhu cầu bậc cao gồm: nhu cầu được tôn trọng
và nhu cầu tự thể hiện.
Nhu cầu sinh lý bao gồm những nhu cầu vật chất cơ bản nhất của con người như giờ
làm việc hợp lý, sự tiện nghi vật chất trong công việc, nghỉ ngơi và tịnh dưỡng khi làm
việc. Nhu cầu an toàn bao gồm các yếu tố như an tồn mơi trường làm việc, an tồn
cơng việc, an tồn lương và thưởng. Vì vậy đảm bảo được môi trường thuận lợi và
tăng chế độ ưu đãi từ các cấp lãnh đạo là điều cần thiết và hợp lý đối với việc động
viên nhân viên. Cho phép bác sĩ trạm y tế được khám chữa bệnh ngoài giờ là một cách
khiến họ cảm thấy thoải mái hơn về mặt thời gian và tài chính. Nhu cầu xã hội bao
gồm các yếu tố như đồng nghiệp thân thiện, tương tác với khách hàng và người giám
sát dễ chịu. Nhu cầu được tôn trọng gồm trách nhiệm công việc, sự thăng tiến khen
thưởng và thừa nhận từ người lãnh đạo. Những đặc điểm này cũng đã được lãnh đạo
Sở Y Tế đề cập khi tìm ra giải pháp để giữ chân nhân viên. Cuối cùng là nhu cầu thể
hiện như sự thách thức tham gia vào việc ra quyết định và công việc linh hoạt và độc
lập. Đây cũng là một trong những cách mà các nhà lãnh đạo nên áp dụng để mang lại
sự hài lòng cao nhất cho nhân viên.

Qua đây có thể thấy, các ban lãnh đạo của Sở Y Tế đã nghiên cứu nhu cầu hành vi của
các nhân viên và thấy được sự bất mãn hiện tại trong tình hình dịch bệnh chung. Họ đã
và nên tìm hiểu rằng nhân viên mình đang ở bậc thang nhu cầu nào và tìm cách thỏa
mãn bằng hoặc hơn mức nhu cầu này. Có thể nhìn rõ hơn qua nhân tố động viên của
Herzberg và thuyết bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow. Tuy nhiên khi các nhân
tố gây bất mãn được loại bỏ thì cũng khơng có nghĩa là nhân viên sẽ hài lòng. Nếu
muốn động viên nhân viên, làm cho họ hài lịng trong cơng việc thì lãnh đạo cần phải
chú trọng đến nhiều yếu tố cá nhân khác. Để từ đó đưa ra những cách thức động viên
làm hài lịng tình trạng hiện tại của họ. Những giải pháp trên đã đánh đúng vào sự bất
mãn hiện tại của mỗi nhân viên, khiến họ cảm thấy vơi đi sự chán nản và áp lực, họ sẽ
làm việc một cách năng suất hơn.

11


3.

Ngồi những giải pháp được trình bày trong bài viết, dựa vào những yếu tố

đã xác định ở câu 1, bạn hãy tham mưu cho Sở Y tế một số giải pháp nhằm hạn
chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên y tế?
Nhân lực là yếu tố sống còn của tổ chức, không một tổ chức, một công ty nào có thể
tồn tại và phát triển nếu khơng có sự đồng hành của đội ngũ nhân viên tinh nhuệ. Đặc
biệt trong ngành y tế với thời điểm dịch bệnh hiện nay, khi lượng bệnh nhân liên tục
tăng cao thì việc giữ chân nhân lực ngày càng quan trọng. Nếu tổ chức khơng có
những giải pháp kịp thời nhằm hạn chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên y tế, tình
hình dịch bệnh sẽ ngày càng trở nên phức tạp và số lượng bệnh nhân sẽ trở nên quá tải.
Quá trình để có thể tuyển chọn và đào tạo lại nhân viên khơng phải là điều đơn giản,
q trình để hạn chế tình trạng nghỉ việc này có thể tiêu hao tiền bạc, công sức và cả
kết quả của tổ chức. Chính vì vậy mà Sở Y Tế cần nắm bắt được tình trạng xảy ra đối

với nhân viên mình và có những hoạt động giải quyết kịp thời, đồng thời khơng ngừng
đổi mới, thích nghi và hồn thiện tổ chức của mình thì mới có thể khiến nhân viên
muốn gắn bó và nỗ lực hơn nữa với tổ chức. Họ cần nghiên cứu để cải thiện các yếu tố
duy trì và động viên cho nhân viên. Và đối với tình trạng hiện tại của nhân viên, sở Y
Tế cần phải giải quyết các vấn đề đang hiện có đối với nhân viên trong tổ chức của
mình, ngồi những giải pháp được trình bày trong bài viết, bản thân trình bày một số
giải pháp nhằm tham mưu cho sở Y Tế như sau
Thay đổi thái độ của nhân viên
Nhân viên sẽ có những phản ứng tích cực đối với nỗ lực thay đổi của một người mà họ
kính phục. Nếu nhân viên đặt niềm tin vào bạn, tin tưởng ở chuyên mơn và sự khách
quan của bạn thì họ có thể thay đổi thái độ khi bạn lên tiếng thuyết phục họ, giải thích
rõ về lợi ích của sự thay đổi thái độ với họ.
Cải thiện chế độ đãi ngộ
Như đã đề cập, lương khơng hồn tồn là yếu tố quyết định, nhưng là yếu tố trực tiếp
góp phần vào nguyên nhân bất mãn của nhân viên. Sở Y Tế cần phải tính tốn lại mức
lương chi trả cho nhân viên sao cho khiến họ cảm thấy xứng đáng với công sức và thời
gian mà họ đã bỏ ra. Vì vậy, chắc chắn rằng Sở Y Tế cần phải có những giải pháp thích

12


hợp để tăng tiền lương cũng như tạo thêm nhiều phúc lợi cho các nhân viên y tế như
thưởng ngoài giờ, thưởng hiệu quả làm việc năng suất hay thăm non gia đình của nhân
viên,... những điều đó sẽ một phần giúp họ có thêm động lực để cố gắng làm việc.
Cải thiện cơ hội đào tạo và thăng tiến
Mỗi cá nhân ln muốn cải thiện trình độ của mình tốt hơn mỗi ngày. Sở Y Tế nên tổ
chức những buổi đào tạo, học nghề, chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước. Để
nhân viên có cơ hội tiếp xúc, thực chiến với những nơi mới giúp họ có cái nhìn rộng
hơn với ngành Y. Từ đó có thể trau dồi thêm kinh nghiệm và có động lực làm việc hơn.
Ngoài ra cơ hội thăng tiến cũng là yếu tố quan trọng. Sở Y Tế nên chú ý tạo nhiều điều

kiện và nhiều cấp bậc hơn cho nhân viên y tế. Chỉ khi có mục tiêu phía trước, con
người mới có nhiều động lực để phấn đấu đạt được mục tiêu đó.
Cải thiện điều kiện và mơi trường làm việc
Sở Y Tế cần tạo ra môi trường tốt nhất đối với họ. Trong môi trường y tế, đặc biệt là
thời điểm dịch bệnh tăng cao thì ln có rất nhiều rủi ro xảy ra. Ban lãnh đạo cần cố
gắng cung cấp tối đa các công cụ khám chữa bệnh, khử trùng,... cùng với đó, nên
tuyển thêm nhiều nhân viên để cùng chia sẻ công việc dày đặc của các nhân viên hiện
tại. Để họ có thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo được sức khỏe của các nhân viên Y Tế.
Cải thiện giờ giấc và tạo thêm cơ hội việc làm
Như bài báo đã đề cập, mỗi nhân viên đều phải làm việc xuyên suốt, làm ca đêm trong
tình trạng kiệt sức vì gánh trên vai q nhiều cơng việc. Hơn nữa, đã rất lâu họ khơng
thể về nhà. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần phân bổ lại thời gian hợp lý cho các nhân
viên, tránh tình trạng kiệt sức dẫn đến chán nản. Tạo điều kiện để họ có cơ hội về thăm
non gia đình. Bên cạnh đó đối với các bác sĩ, cũng nên tạo điều kiện cho họ có cơ hội
mở thêm phịng khám tư nhân bên ngồi. Bản thân họ có thể làm việc và kiếm thêm
thu nhập để cải thiện cuộc sống cũng là một cách làm giảm đi sự bất mãn.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phan Quốc Tấn, (2021). Slide bài giảng môn Hành vi tổ chức.
PGS.TS Bùi Thị Thanh, (2021). Tài liệu học tập Hành vi tổ chức. 15 th ed. Đại học
UEH

Đan Phương - Báo Tin tức, TP Hồ Chí Minh: Trên 960 nhân viên y tế xin nghỉ việc
trong 10 tháng, < ,2021

14




×