Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

(TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH CHIẾN lược CHIÊU TH ị của nước NGỌT có GAS PEPSI THUỘC tập đoàn PEPSICO tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA MARKETING

----------



TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
NGUYÊN LÝ MARKETING


Mã lớp học phần: 2021101060000
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Thoa

ĐỀ TÀI NHĨM 0:

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ
CỦA NƯỚC NGỌT CĨ GAS PEPSI
THUỘC TẬP ĐỒN PEPSICO TẠI VIỆT NAM
Thành viên:
1. AAAAAA

1821000000

2. AAAAA

1821000000

3. AAAAA

1721000000



TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 0-2021

0

0


BẢNG MIÊU TẢ CÔNG VIỆC
Khái quát về Marketing

CHƯƠNG I

Khái quát hoạt động chiêu thị
Các yếu tố ảnh hưởng đến CLCT
Các công cụ của CLCT

CHƯƠNG II

Tổng quan thị trường nước giải khát VN
Tổng quan tập đoàn PepsiCo
Giới thiệu sơ lược về nhãn hàng

CHƯƠNG III

Mục tiêu chiêu thị
Phân tích chiến lược chiêu thị
Sự hỗ trợ của các chiến lược khác
Đánh giá CLCT
Phân tích SWOT

Quảng cáo

CHƯƠNG IV

Đề xuất

Khuyến mãi

biện pháp

Giao tế

cải thiện

Chào hàng cá nhân
Marketing trực tiếp

KỸ THUẬT

Kiểm tra lỗi chính tả
Tổng hợp, chỉnh sửa Word

AAAA

32 %

AAAA

35 %


AAAA

33 %

Cả nhóm

0

0


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ........................................................ 3
1.

Khái quát về Marketing ................................................................................................. 3

2.

Khái quát hoạt động chiêu thị ....................................................................................... 6

3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược chiêu thị .......................................................... 7

4.

Các công cụ của chiến lược chiêu thị ............................................................................ 8

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGÀNH GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM, TẬP ĐOÀN

PEISICO & PEPSICO VIỆT NAM ....................................................................................... 11
1.

Tổng quan thị trường nước giải khát Việt Nam ........................................................ 11

2.

Tổng quan tập đồn PepsiCo....................................................................................... 13

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA NƯỚC NGỌT CÓ GAS
PEPSI ........................................................................................................................................ 16
1.

Giới thiệu sơ lược về nhãn hàng .................................................................................. 16

2.

Mục tiêu chiêu thị ......................................................................................................... 16

3.

Phân tích chiến lược chiêu thị ..................................................................................... 17

4.

Sự hỗ trợ của các chiến lược khác............................................................................... 25

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHIẾN
LƯỢC ....................................................................................................................................... 28
1.


Đánh giá chiến lược chiêu thị của nước giải khát Pepsi............................................ 28

2.

Phân tích SWOT của chiến lược ................................................................................. 28

3.

Đề xuất biện pháp cải thiện chiến lược ....................................................................... 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 33

0

0


CHƯƠNG I:
CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1. Khái quát về Marketing
1.1. Khái niệm của Marketing
Theo Philip Kotler1: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa
mãn những như cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi” (Mago Marketing, 2020).
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ2: “Marketing là tập hợp các hoạt động và quá
trình xây dựng, giao tiếp, cung cấp và trao đổi những thứ có giá trị cho khách hàng, đối
tác xã hội” (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, 2017).
Vậy, bản chất của Marketing là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

1.2. Vai trò và chức năng của Marketing

1.2.1. Vai trò của Marketing
❖ Đối với doanh nghiệp (Acabiz, 2020)
Là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng, giúp xây dựng thương hiệu và duy trì
danh tiếng của doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, giúp tăng
doanh thu và doanh số bán hàng, là công cụ cạnh tranh, giúp phát triển doanh nghiệp.
❖ Đối với khách hàng (AgencyVN, 2019)
Marketing giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng: Marketing sáng tạo ra nhiều
chủng loại hàng hóa giúp thỏa mãn nhu cầu của từng nhóm khách hàng khác nhau.
Marketing giúp cung cấp thơng tin đến khách hàng: thông qua các hoạt động
Marketing, khách hàng có thể biết được thơng tin sản phẩm: bán ở đâu, giá cả, thuộc
tính, … tiết kiệm được thời gian tìm kiếm, chi phí đi lại của khách hàng.

1

Philip Kotler: Giáo sư Marketing người Hoa Kỳ, được xem là “cha đẻ” của Marketing hiện đại.
Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association - AMA): là hiệp hội chuyên nghiệp
cho các chuyên gia Marketing.

2

3

0

0


❖ Đối với xã hội:
Marketing là sự cung cấp mức sống xã hội: toàn bộ hoạt động Marketing trong một
nền kinh tế phản ánh phần nào mức sống, nhu cầu của xã hội. Marketing giúp đời sống

của người tiêu dùng trở nên dễ dàng, thoải mái hơn.
1.2.2. Chức năng của Marketing:
Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu. Thích ứng/ đáp ứng nhu cầu thường
xuyên thay đổi. Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao. Hiệu quả kinh tế. Phối hợp.

1.3. Quá trình Marketing (MOA Việt Nam, 2020)

R

STP

MM

I

C

❖ Nghiên cứu thông tin Marketing (Research)
-

Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ

-

Nghiên cứu khách hàng

-

Nghiên cứu doanh nghiệp


-

Nghiên cứu đối thủ

❖ Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu, định vị (Segmentation, Targeting, Position)
Phân khúc thị trường:
Dựa vào 4 yếu tố chính: Địa lí, nhân khẩu học, hành vi mua hàng và tâm lý học.
Chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng (cá nhân, tổ chức) có
cùng nhu cầu mà doanh nghiệp có thể đáp ứng và có lợi thế hơn so với đối thủ. Sau khi
phân khúc thị trường, doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu cho tùy chiến lược vào
từng thời điểm và mục tiêu của doanh nghiệp tại thời điểm đó.
Định vị
Xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong nhận thức và tâm trí của
khách hàng để tạo nên sự khác biệt với đối thủ.
4

0

0


❖ Xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing – mix)
Chiến lược Marketing – Mix hay còn gọi là chiến lược 4Ps bao gồm: Chiến lược
về sản phẩm (Product) - Chiến lược giá (Price) - Chiến lược phân phối (Place) - Chiến
lược chiêu thị (Promotion).
❖ Triển khai thực hiện (Implementation)
Đặt ra các KPI3 để dễ dàng quản lí và theo dõi kế hoạch, chiến lược của doanh
nghiệp. Lập ngân sách, lên kế hoạch chi tiêu chi tiết cho từng hoạt động để tránh lãng
phí tài nguyên của doanh nghiệp.

❖ Kiểm tra, đánh giá (Control)
Không phải hoạt động Marketing nào cũng đi theo kế hoạch đã vạch ra, vì vậy
doanh nghiệp luôn phải tiến hành các hoạt động đo lường, kiểm tra các hoạt động, từ đó
phát hiện ra hoạt động nào là hiệu quả, hoạt động nào khơng để có sự hiệu chỉnh cho phù
hợp.

1.4. Chiến lược Marketing – mix (Wikipedia, 2020)
1.4.1. Khái niệm
Marketing – mix là sự phối hợp hay đồng bộ các thành tố của Marketing có thể kiểm
soát được để đáp ứng các nhu cầu của thị trường mục tiêu.
1.4.2. Các thành tố của Marketing – mix (4P)
-

Chiến lược sản phẩm (Product): là thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường,
các quyết định liên quan đến sản phẩm như kích cỡ, nhãn hiệu, bao bì, … nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.

KPI – Key Performance Indicator: là chỉ số hiệu quả, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả được
thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc
bộ phận chức năng hay cá nhân.
3

5

0

0


-


Chiến lược giá (Price): là chi phí khách hàng phải bỏ ra để được sở hữu sản phẩm
hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Giá cả là phương tiện cạnh tranh hiệu quả
của các doanh nghiệp.

-

Chiến lược phân phối (Place): là quá trình đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Bao
gồm kênh phân phối trung gian và trực tiếp.

-

Chiến lược chiêu thị (Promotion): là những hoạt động thông tin, kích thích và
thuyết phục khách hàng, là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing – mix
Nguồn lực của doanh nghiệp, tính chất sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm, đặc
điểm thị trường mục tiêu, các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, đối thủ cạnh
tranh, …

2. Khái quát hoạt động chiêu thị
2.1. Khái niệm chiến lược chiêu thị
Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm,
thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền
thơng của doanh nghiệp.

2.2. Vai trị của chiêu thị
❖ Đối với doanh nghiệp: Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp thâm nhập thị
trường hoặc giữ vững thị phần, cải thiện doanh thu. Là công cụ truyền thông giúp
giới thiệu sản phẩm, tạo sự thuận tiện cho phân phối, xây dựng hình ảnh tích cực cho

doanh nghiệp.
❖ Đối với khách hàng: Cung cấp thông tin đến khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm
thời gian, chi phí đi lại, cơng sức. Cung cấp kiến thức giúp khách hàng nâng cao nhận
thức về nhãn hàng. Cung cấp lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng. Tạo áp lực cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm, dịch vụ
nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
6

0

0


❖ Đối với xã hội: Hỗ trợ phương tiện truyền thơng nâng cao chất lượng và giảm chi
phí phát hành. Tạo công việc cho những người trong lĩnh vực sản xuất và tạo động
lực cạnh tranh. Là yếu tố đánh giá sự phát triển của nền kinh tế.

2.2. Chức năng của chiêu thị
-

Thông tin: Cung cấp thông tin của sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp đến khách
hàng.

-

Thuyết phục: Thu hút và kích thích quyết định mua hàng.

-

Nhắc nhở: Chiêu thị giúp doanh nghiệp nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của sản

phẩm.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược chiêu thị 4
3.1. Môi trường
Môi trường ảnh hưởng gồm có mơi trường vi mơ, vĩ mơ và nội vi nhưng có thể
nói đơn giản gồm những mơi trường cơ bản sau: kinh tế, xã hội, văn hóa, nội bộ cơng ty,
đối thủ cạnh tranh. Ngồi ra, cịn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới chiến lược chiêu
thị: nhà cung ứng, chính trị pháp luật, khoa học kỹ thuật, ...

3.2. Mối liên hệ giữa chiến lược chiêu thị với các thành tố khác trong
Marketing – Mix
- Tác động của chiến lược sản phẩm: xây dựng chiến lược chiêu thị cho một sản phẩm
s dễ dàng nếu như sản phẩm đó tốt và phân khúc thị trường r ràng.
-

Tác động của chiến lược giá: sản phẩm có giá cao mà kết hợp với khuyến mãi hấp
dn s thu hút khách hàng.

-

Tác động của chiến lược phn phối: hoạt động chiêu thị s có tác dụng tốt hơn nếu
có sự phối hợp tốt với hoạt động phân phối để đưa sản phẩm tới tay khách hàng một
cách dễ dàng hơn.

4

(Khoa Marketing - Trường ĐH Tài chính - Marketing, 2011): Giáo trình Marketing Căn Bản.
7

0


0


4. Các công cụ của chiến lược chiêu thị
4.1. Quảng cáo
4.1.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của AMA5: Quảng cáo là sự truyền thơng khơng trực tiếp của hàng
hóa, dịch vụ, hay tư tưởng mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo.
4.1.2. Chức năng
-

Cung cấp thông tin về sản phẩm: Dưới nhiều hình thức khác nhau, quảng cáo luôn
chứa đựng những thông tin cơ bản nhất và tất nhiên là hấp dn nhất về sản phẩm,
dịch vụ để cung cấp tới người tiêu dùng.

-

Thuyết phục: Tác động đến tâm l của người nhận tin để đưa ra quyết định mua hàng.

-

Nhắc nhở: Duy trì sự quan tâm của khách hàng, khuyến khích, nhắc nhở họ tiếp tục
mua sản phẩm và duy trì hình ảnh, tên nhãn sản phẩm trong tâm trí khách hàng.

4.1.3. Các phương tiện thơng tin quảng cáo:
Báo chí, radio, truyền hình, quảng cáo ngồi trời, ấn phẩm gởi trực tiếp (Direct mail),
mạng Internet, quảng cáo trên không, phương tiện vận chuyển, vật phẩm quảng cáo v.v…
4.1.4. Xy dựng quảng cáo theo m hnh 5M
Mission – mục tiu, Money – ngn sách quảng cáo, Media – phưng tiện quảng cáo,

Message – thông điệp quảng cáo, Meassuarant – đo lường hiệu quả quảng cáo.

4.2. Khuyến mãi
4.2.1. Khái niệm
Khuyến mãi là tập hợp các kỹ thuật nhằm tạo sự khích lệ ngắn hạn, thúc đẩy khách
hàng hoặc các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn và mua thường xuyên hơn.

Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association - AMA): là hiệp hội chuyên nghiệp
cho các chuyên gia Marketing.

5

8

0

0


4.2.2. Khuyến mãi người tiêu dùng
-

Mục tiêu đối với người tiêu dùng: Kích thích dùng thử và mua sản phẩm mới, kích
thích tiêu dùng những sản phẩm đang bán, khuyến khích gắn bó trung thành với nhãn
hiệu, bảo vệ khách hàng hiện tại khỏi đối thủ cạnh tranh, phối hợp và làm tăng hiệu
quả của quảng cáo, các hoạt động marketing khác.

- Các hình thức khuyến mãi: Dùng thử mẫu miễn phí (Sampling), tặng quà, giảm giá
(Coupon), tặng phiếu mua hàng (Voucher), phiếu dự thi, các chư ng trình may rủi,
tổ chức chưng trình khách hàng thường xuyên.

4.2.3. Khuyến mãi thương mại
-

Mục tiêu đối với hệ thống phân phối: Tăng sức mua bán và dự trữ sản phẩm của nhà
phân phối, khuyến khích mua vào những thời điểm vắng khách, đạt được nhiều diện
tích trưng bày và vị trí tốt hơn, gia tăng nhiệt tình bán hàng, tăng cường phân phối
sản phẩm, khuyến khích ủng hộ sản phẩm mới, kiểu dáng mới.

-

Các hình thức khuyến mãi: Hội thi bán hàng (Contest), trợ cấp thưng mại (Trade
Allowances), các hình thức khác: Hội chợ, triển lãm, …

4.3. Giao tế
4.3.1. Khái niệm
Giao tế (PR) là hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng bằng
việc sử dụng các phương tiện truyền thông đưa thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.
4.3.2. Các hình thức giao tế:
Thơng cáo báo chí, họp báo, tài trợ, tổ chức sự kiện (Event), vận động hành lang
(Lobby), các hình thức giao tế khác: Mở câu lạc bộ, dàn dựng sản phẩm, thiết kế bộ nhận
diện thưng hiệu, …

9

0

0


4.4. Chào hàng cá nhân

4.4.1. Khái niệm
Chào hàng cá nhân là hình thức truyền thơng trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và
khách hàng tiềm năng, trong đó trước đây tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và tìm cách
đáp ứng nhu cầu đó bằng cách cung cấp cho khách hàng cơ hội mua thứ gì đó có giá trị,
chẳng hạn như hàng hóa hoặc dịch vụ.
4.4.2. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng; thơng tin, giới thiệu sản phẩm; thuyết phục khách
hàng quan tâm và mua sản phẩm; thực hiện các đơn đặt hàng; thu thập thông tin về nhu
cầu khách hàng và về đối thủ cạnh tranh.
4.4.3. Qui trình bán hàng
Thăm dị và đánh giá khách hàng có triển vọng → Chuẩn bị tiếp cận khách hàng →
Tiếp cận khách hàng → Ứng xử trước những lời khước từ của khách hàng → Kết thúc
thương vụ → Kiểm tra, giám sát.

4.5. Marketing trực tiếp
4.5.1. Khái niệm
Marketing trực tiếp là phương thức truyền thông trực tiếp mà doanh nghiệp sử dụng
để tiếp cận khách hàng mục tiêu với mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời.
4.5.2. Hình thức
Quảng cáo đáp ứng trực tiếp, thư chào hàng, direct mail. Marketing trực tiếp: E –
Commerce, M – Commerce.

10

0

0


CHƯƠNG II:

TỔNG QUAN NGÀNH GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM,
TẬP ĐOÀN PEISICO & PEPSICO VIỆT NAM
1. Tổng quan thị trường nước giải khát Việt Nam
1.1. Khái quát thị trường nước giải khát Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có những loại sản phẩm nước giải khát chính là: nước khống có
gas và không gas, nướ c tinh khiết, nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa
quả các loại.
Theo ước tính của hiệp hội Bia - Rượu – Nước giải khát Việt Nam, thì có khoảng trên
1800 cơ sở sản xuất nước giải khát. Mức tăng trưởng hàng năm tăng đều ở mức 6-7%,
trong khi ở những thị trường khác như Pháp, Nhật Bản chỉ kỳ vọng đạt 2%/năm. Ngành
này là động lực chính của nền kinh tế Việt Nam, với giá trị sản xuất cao nhất và tổng
doanh thu cao thứ 2.
Nước ngọt có gas chiếm tới 23,74% thị phần nước giải khát. Thế nhưng, đây dường
như chưa phải là mặt hàng chiếm ưu thế, khi mà Trà mới là mặt hàng được ưu ái tại đây
chiếm đến 36,97% thị phần. Có thể thấy rõ lý do tại sao, Việt Nam là một quốc gia Á
Đông và trà là thức uống truyền thống có từ rất lâu đời đã ăn sâu vào tâm trí của người
Việt. Nước tăng lực chiếm vị trí ngay sau với 18,28%, nước ép hoa quả là 10,91% và
nước khống là 5,45%.

1.2. Một số cơng ty nước giải khát ở Việt Nam
Ở thị trường nước giải khát Việt Nam thì có rất nhiều cơng ty nước giải khát như
Sabeco, Tribeco, Anh Đào, Delta, CocaCola, PepsiCo, … và nhiều cơng ty giải khát ít
tên tuổi khác, nhưng điển hình phải nhắc đến:
❖ Cơng ty cổ phần nước giải khát Chương Dương
Lịch sử phát triển:
11

0

0



Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương tiền thân là nhà máy USINE
BELGIQUE, xây dựng năm 1952 thuộc tập đoàn BGI (Pháp quốc). Trước năm 1975, là
nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam Việt Nam. Năm 1977, nhà máy
được tiếp quản và trở thành nhà máy quốc doanh với tên gọi Nhà máy nước ngọt Chương
Dương. Từ năm 1993 là công ty nước giải khát Chương Dương. Năm 2004, Công ty
chuyển thành Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương theo Quyết định số
242/2003/QD-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ Công nghiệp, và theo Giấy đăng
ký kinh doanh số: 4103002362 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp lần đầu ngày
02/06/2004, thay đổi lần 1 ngày 26/12/2005.
Công ty C ổ phần Nước giải khát Chương Dương đã được tổ chức TUV cấp chứng
nhận ISO 9001:2000 ngày 26/11/2003 và tổ chức Quacert cấp chứng nhận ISO
9001:2000 ngày 06/12/2003.
Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm của công ty:
Công ty Chương Dương kinh doanh trong 4 ngành nghề chính sau:
-

Sản xuất, kinh doanh các loại đồ uống.

-

Sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu, bao bì, thiết bị, cơng nghệ liên quan đến
lĩnh vực đồ uống.

-

Kinh doanh bất động sản.

-


Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.

❖ Cng ty TNHH nước giải khát Coca Cola
Lịch sử phát triển:
-

1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.

-

2/1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.

-

9/1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Nước Giải Khát CocaCola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương
Dương của Việt Nam.

12

0

0


-

6/2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát CocaCola tại ba miền đã hợ p nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt
Nam, đặt trụ sở tại quận Thủ Đức- Thành phố Hồ Chí Minh.


Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm của công ty:
Công ty Coca-Cola kinh doanh trong ngành hàng nước giải khát và một số sản phẩm
của công ty là Coca-Cola, Coca-ColaLight, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid
Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes, Dasani và Aquarius.

2. Tổng quan tập đoàn PepsiCo
2.1. Khái quát lịch sử phát triển tập đoàn PepsiCo
2.1.1. Tập đoàn PepsiCo toàn cầu
PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới với các sản phẩm
được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Tập đoàn PepsiCo đạt doanh thu rịng khoảng 63 tỷ đơ la trong
năm 2016 với các nhãn hàng chủ lực bao gồm Frito-Lay, Gatorade, Pepsi-Cola, Quaker
và Tropicana. Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm một loạt các sản phẩm đồ uống
và sản phẩm được yêu thích với tổng cộng 22 nhãn hiệu, tạo ra khoản 1 tỷ đô la mỗi
doanh thu bán lẻ hàng năm.
- 1886 - Caleb Bradham đã pha chế ra một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat,
đường, vani và một chút dầu ăn. Nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống
của Brad”.
- 1893 - Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola”, nghe thú vị, khoẻ khoắn,
mạnh m hơn và chuẩn bị đưa ra bán một cách rộng rãi hơn.
- 1934 - doanh số của Pepsi-Cola tăng vọt tại Mỹ.
- 1941 - thâm nhập châu Âu.
- 1947 - mở rộng sang Philipines và Trung Đông.
- 1964 - Diet Pepsi – nước giải khát giành cho người ăn kiêng đầu tiên trên thị trường.

13

0

0



- 1998 - Pepsi kỉ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thiên niên kỉ mới – hình cầu
với 3 màu xanh, trắng, đỏ trên nền màu xanh lạnh, điểm thống nhất của thiết kế biểu
tượng Pepsi trên tồn thế giới.
Cơng ty bao gồm Pepsi đồ uống Bắc Mỹ (PepsiCo Americas Beverage -PAB), Pepsi
đồ ăn Bắc và Nam Mỹ (PepsiCo Americas Foods), Pepsi Châu Âu (PepsiCo Europe),
Pepsi Châu Á Trung Đông và Châu Phi (PepsiCo Asia, Middle East and Africa).
2.1.2. Tập đồn Pepsico Việt Nam:
- 24/12/1991 – Cơng ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh
giữa SP. Co và Marcondray - Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%.
- 1994 – PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam khi liên doanh với công ty
Nước giải khát Quốc tế IBC cùng với sự ra đời của hai sản phẩm đầu tiên là Pepsi và
7 Up từ những ngày đầu khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994.
- 2003 – Công ty được đổi tên thành Công ty Nước Giải khát Quốc tế PepsiCo Việt
Nam. Nhiều sản phẩm nước giải khát không ga tiếp tục ra đời như: Sting, Twister,
Lipton Ice Tea, Aquafina.
- 2005 – Chính thức trở thành một trong những công ty về nước giải khát lớn nhất Việt
Nam.
- 2008-2009, sau khi khánh thành thêm nhà máy thực phẩm ở Bình Dương, (sau này đã
tách riêng thành Cơng ty Thực phẩm Pepsico Việt Nam), công ty mở rộng thêm vùng
nguyên liệu tại Lâm Đồng. Nhiều sản phẩm thuộc mảng nước giải khát mới cũng được
ra đời như: 7Up Revive, Trà xanh Lipton, Twister dứa.
- 2010 – đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với PepsiCo Việt Nam thông qua việc
PepsiCo tuyên bố tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 250 triệu USD cho ba năm tiếp theo.
- 2012 – Trong năm này xảy ra sự kiện mua bán sáp nhập nhà máy San Miguel tại Đồng
Nai vào tháng 3 năm 2012 và nhà máy PepsiCo có quy mô lớn nhất khu vực Đông
Nam Á đã được khánh thành tại Bắc Ninh vào tháng 10 năm 2012.

14


0

0


- 4/2013 – liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt Nam đã được
thành lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo, Inc. trong đó Suntory chiếm
51% và PepsiCo chiếm 49%.

2.2. Sơ lược các dòng sản phẩm của PepsiCo Việt Nam
PepsiCo kinh doanh các dòng nước giải khát tại Việt Nam: Pepsi Cola, Diet Pepsi,
Sting, Mountain Dew, Tropicana Twister, 7UP, 7UP Revive, Ô Long TEA+, Mirinda,
Lipton Teas, Aquafina, Boss Cà Phê, …
Trong các loại sản phẩm trên, Pepsi Cola là dịng sản phẩm chủ lực của cơng ty, được
mọi người tiêu dùng trên thế giới biết đến.
Ngoài ngành hàng nước giải khát, PepsiCo Việt Nam còn mở rộng thị tường san
ngành thục phẩm với sự hợp tác của chuỗi cửa hàng thức ăn nhan KFC và sản xuất snack
Poca.

2.3. Mục tiêu và nguồn lực của PepsiCo Việt Nam
2.3.1. Mục tiêu:
Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào thực
phẩm tiện dụng và nước giải khát, khơng ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chính
lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho
nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng. Hiện nay mục tiêu của Pepsico là đa
dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường.
2.3.2. Nguồn lực:
-


Pepsico là hãng sản xuất nước ngọt lớn thứ 2 trên thế giới với nguồn lực tài chính
vững mạnh.

-

Pepsico Việt Nam có thị phần lớn nhất trong lĩnh vực nước giải khát, với các nhà
máy sản xuất lớn, dây chuyền hiện đại.

-

Pepsi sở hữu đội ngũ nhân viên có năng lực, làm việc hiệu quả. Hệ thống phân phối
và bán hàng rộng khắp toàn quốc.
15

0

0


CHƯƠNG III:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ
CỦA NƯỚC NGỌT CĨ GAS PEPSI
1. Giới thiệu sơ lược về nhãn hàng
Pepsi là nhãn hàng nước giải khát hương Cola có gas nổi tiếng tồn cầu của PepsiCo.
Với thơng điệp “Sống Trọn Từng Giây”, Pepsi kế thừa giá trị lịch sử lâu đời của nhãn
hàng và mang lại những trải nghiệm thú vị cho giới trẻ trên các phương diện âm nhạc và
giải trí, nhằm kết nối trái tim và khối óc của các bạn trẻ, khuyến khích họ nắm bắt và tận
hưởng từng khoảnh khắc thú vị của cuộc sống.
Năm 1886, Bradham không thể hiểu được mức độ thành công của Pepsi trong tương
lai khi mà ông pha chế ra một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat, đường, vani

và một chút dầu ăn. Nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống của Brad” nhưng
năm 1893 Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola”, nghe thú vị, khoẻ khoắn,
mạnh m hơn và chuẩn bị đưa ra bán một cách rộng rãi hơn.
Đến nay, Pepsi đã thật sự rất nổi tiếng ở Việt Nam nói chung và trong lịng giới trẻ
nói riêng, và người viết mong rằng Pepsi s ngày càng đạt được chất lượng cao hơn và
có nhiều dịch vụ hỗ trợ hơn cho người tiêu dùng.

2. Mục tiêu chiêu thị
- Củng cố hình ảnh tốt đẹp về một loại nước giải khát có gas trên thị trường và trong
lòng người tiêu dùng.
- Nắm được các ý kiến phản hồi của khách hàng về dòng sản phẩm Pepsi.
- Nhắc nhở người tiêu dùng nhớ đến Pepsi và tạo ra hành vi mua cho khách hàng.
- Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các hoạt động hiện có của Pepsi.

16

0

0


3. Phân tích chiến lược chiêu thị
3.1. Quảng cáo
❖ 2018
Chiến dịch Pepsi Muối
Tết Nguyên Đán là một trong những thời điểm mà công tác truyền thông của các
doanh nghiệp hoạt động sôi nổi nhất. Đầu năm 2018, Pepsi đã tung ra chiến dịch Pepsi
Muối với thơng điệp “Mỗi người chính là một hạt muối làm cho Tết mặn mà hơn” gây
xơn xao cộng động mạng.
Khách hàng mục tiêu:

Nhóm khách hàng trẻ, những người đang dần dần khơng cịn cảm nhận được nỗi nhớ
nhà, khơng cịn q háo hức với những buổi họp mặt gia đình, đặc biệt là trong mỗi dịp
Tết. Hiểu được tâm l đó, Pepsi Muối muốn nhắc nhở mọi người về giá trị,  nghĩa thật
sự của Tết. Khách hàng có thể gặp lại chữ “đã” trong câu slogan quen thuộc “Đã quá
Pepsi ơi!” với slogan của chiến dịch lần này là “mở Pepsi, mở Tết đã” thể hiện được
phong cách trẻ trung, sôi động của sản phẩm nước ngọt có gas Pepsi, đồng thời tạo khơng
khí vui vẻ, sảng khoái khi uống trong mỗi dịp tụ họp.
Các hoạt động của chiến dịch Pepsi Muối:
o Viral clip
Cuối năm 2017, Pepsi tung các viral clip phỏng vấn mọi người ở mọi lứa tuổi về cảm
nhận của họ trong dịp Tết các năm gần đây nhằm gây tò mò, thu hút sự chú ý của mọi
người. Tiếp đó, các KOLs6 như Trấn Thành, Noo Phước Thịnh, Isaac, … liên tục bí mật
nhắc đến sản phẩm mang tên “Pepsi Muối” trên Facebook. Các sao Việt như Đông Nhi,
Gil Lê, … đăng tải hàng loạt clip livestream đập hộp Pepsi Muối, thu hút 209,976 lượt
tương tác và hơn 2,651 bài đăng liên quan (*thống kê của YouNet Media).

6

KOL – Key Opinion Leader hay cịn gọi là “người có sức ảnh hưởng”: là một cá nhân hay tổ chức có
kiến thức sản phẩm chun mơn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.
17

0

0


o TVC7
Ngày 25/12/2017, Pepsi tung TVC “Tết nhạt hay Tết đã? Câu trả lời của chính ta!
(Pepsi Tết 2018)” với thời lượng 30 giây. Bên cạnh đó, Pepsi cịn cho ra mắt video phim

ngắn dài 5 phút “Đúng Tết nhà mình rồi Muối ơi!” với sự tham gia của nghệ sĩ Ngọc
Giàu và Jun Phạm.
o Bao bì
Pepsi Muối có bao bì với 2 màu chủ đạo là xanh nước biển và đỏ cùng chữ “Pepsi
Muối”. Điểm độc đáo của bao bì Pepsi Muối là hình chú lân được thiết kế khéo léo trên
thùng giấy, lon Pepsi. Đặc biệt khi xếp chồng các thùng giấy lên nhau s tạo ra hình con
lân lớn hơn cũng là một điểm tăng doanh số bán hàng. V ới thiết kế chú lân sống động
mang lại khơng khí vui tươi, rộn rã đúng với dịp Tết, hình ảnh chú lân cịn mang một ý
nghĩa đặc biệt là “Rước lân về nhà”.

Kết quả
(Theo Brands Vietnam, 2018)

Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhãn hàng khác, Pepsi Muối vn tạo cho
mình một nét riêng và có một số thành cơng nhất định:
Nằm trong top 5 thưng hiệp Top-of-mind Tết 2018 (*Báo cáo Brands at Tet
2018 của Kantar Milward Brown).
Xếp thứ 2 trong các TVC Tết 2018 (*Báo cáo Brands at Tet 2018 của Kantar
Milward Brown).
Thu hút 1,848,147 lượt tưng tác trn mạng xã hội (Bảng xếp hạng chiến dịch
Tết nổi bật 2018 của YouNet Media).
TVC đạt hn 3,400,000 lượt xem trên Youtube.
Viral clip đạt 260,000 lượt xem và hn 3000 lượt chia sẻ trên Facebook.

7

TVC – Television Commercials: Một loại hình quảng cáo bằng hình ảnh, giới thiệu về những sản phẩm
thương mại, hay một sự kiện nào đó được phát sóng trên hệ thống truyền hình.
18


0

0


Phim ngắn “Đúng Tết nhà mình rồi Muối ơi!” đạt hn 11,200,000 lượ t xem
trên Youtube.
❖ 2019
Chiến dịch Pepsi Muối 2
Thông điệp: “Mở Tết đậm đà”
Điểm nổi bật:
o Các KOLs livestream đập hộp Pepsi Muối thu hút hn 60,945 lượt tưng tác trn
mạng xã hội.
o Trò chi săn ln trn ứng dụng pepsishop.vn trao những phần quà hấp dẫn cho
khách hàng.
o Nằm trong top 10 chiến dịch nổi bật trên m ạng xã hội Tết 2019, thu hút gần
900,000 lượt tưng tác trn mạng xã hội.
❖ 2020
Tháng 7/2020 - Pepsi ra mắt phiên bản Pepsi Ngõ đặc biệt
Slogan: “Ngõ nhỏ, có Pepsi!”
Thơng điệp: Tơn vinh văn hóa Ng của Bắc bộ (Theo Suntory PepsiCo, 2020).
NGÕ – Tất yếu như hơi thở Bắc Bộ, nơi khơi nguồn cảm hứng của biết bao câu chuyện.
NGÕ – Nơi của tiếng quát thân thương, tiếng rao ồn ã. Chằng chịt. Ngoằn ngoèo.
Nhưng đầy ắp món ngon.
NGÕ – Tường cũ rêu phong nhưng ngạt ngào hoa sữa.
NGÕ – Chất chơi hợp thời bao chuyện vui không ngớt.
NGÕ – Hơn cả một lối đi, đặc trưng một nếp sống.
Điểm nổi bật:
TVC “Ngõ nhỏ, có Pepsi” được Pepsi kết hợp với nghệ sĩ VietMax với giai điệu trẻ
trung, bắt tai thu hút gần 3,000,000 lượt xem trên Youtube.

Tháng 9/2020 - BlackPink trở thành đại diện phát ngôn của Pepsi

19

0

0


Ngày 12/9/2020, BlackPink - nhóm nhạc nữ Hàn Quốc hàng đầu châu Á và nổi tiếng
thế giới chính thức trở thành đại diện phát ngôn của Pepsi. Cụ thể, BlackPink s đồng
hành cùng sản phẩm Pepsi, thế hệ Pepsi Cola, không calo.
❖ 2021
Tháng 3/2021 - PEPSI X BLACKPINK
Pepsi tiếp tục hợp tác với
nhóm nhạc nữ BlackPink
cho ra mắt Pepsi phiên
bản giới hạn.
Thông điệp: Cứ trẻ - Cứ
chất - Cứ Pepsi/ Stay
Young. Stay Cool. Stay
Pepsi.
Điểm nổi bật:
o Ra mắt bộ sưu tập phiên bản giới hạn Pepsi x BlackPink với thiết kế lon nhám,
sang trọng và hình ảnh trẻ trung tưi mới từ BlackPink, đánh vào tm lý yu thích
thần tượng của giới trẻ hiện nay.
o TVC “PEPSI PHIÊN BẢN GIỚI HẠN - CỨ TRẺ CỨ CHẤT CỨ PEPSI” với
sự góp mặt của nhóm nhạc nữ thần tượng BlackPink thời lượng 30 giy đã thu
hút hn 4,600,000 lượt xem trên Youtube.


3.2. Khuyến mãi
❖ 2018
Tháng 2/2018 - “Pepsi Đã quá Tết ơi! Khuyến mãi tặng ly cao cấp!”
Cùng với chiến dịch Tết 2018 - Pepsi Muối, Pepsi đã tung ra một chương trình khuyến
mãi “Pepsi Đã quá Tết ơi! Khuyến mãi tặng ly cao cấp!”.
Đối tượng: Tồn bộ khách hàng có mua hàng khuyến mãi của công ty.
Thời gian: Từ ngày 08/02/2018 đến ngày 28/02/2018.
20

0

0


Nội dung chưng trình: Khách hàng khi mua 2 thùng Pepsi lon 330ml và 7Up lon 330ml
cùng loại hoặc khác loại s nhận được 1 bộ gồm 3 ly thuỷ tinh, trị giá tương đương
24,000 VNĐ. Số lượng ly có hạn, và tuỳ thuộc từng cửa hàng, không quy đổi thành tiền
mặt.
❖ 2019
Tháng 10/2019 - “Lắc cùng Pepsi - Trúng quà liền tay”
Thời gian: từ 1/10/2019 đến hết ngày 4/11/2019.
Cách thức tham gia:
Bước 1: Truy cập vào trò chơi bằng điện thoại thông minh tại ứng dụng Utop
Download App tại: k/ozqOURvUSZ
Bước 2: Đăng nhập tài khoản Facebook và đồng ý sử dụng thơng tin cá nhân. Mỗi tài
khoản s có 3 lượt chơi miễn phí mỗi ngày.
Bước 3: Cung cấp số điện thoại và xác thực qua tin nhắn.
Bước 4: Chọn lon Pepsi/7Up/Mirinda, chọn chơi 1 mình hoặc chơi cùng bạn, bấm
Chơi ngay để lắc.
Bước 5: Hồn thành trị chơi.

Quy đổi giải thưởng:
Quà trong Pepsishop được đổi bằng “Pepcoin” – một loại “ngân lượng” quy đổi bằng
độ Chất của người chơi, được lấy cảm hứng từ tiền điện tử Bitcoin. Mỗi món quà s có
số Pepcoin tương ứng, người chơi sử dụng Pepcoin đạt được để đổi voucher Utop. Số
Pepcoin đạt được không cộng dồn mà khởi động lại sau hàng tuần, thời điểm khởi động
lại vào lúc 00h00 thứ Ba tuần tiếp theo.
❖ 2020
Tháng 7/2020 - “Khui Pepsi - Khui quà tột đỉnh”
Pepsi tung ra game online “Khui Pepsi - Khui quà tột đỉnh” thu hút rất nhiều
khách hàng tham gia với nhiều phần quà hấp dn.
Đối tượng tham gia: Người chơi trên 14 tuổi và là công dân Việt Nam.
Thời gian: từ ngày 1/7/2020 đến hết ngày 30/7/2020
21

0

0


Giải thưởng: túi tote Pepsi, nón Pepsi, áo khốc Pepsi, …
Cách thức tham gia:
o Trên điện thoại, truy cập trang: hoặc scan
QR code trong hình để nhận 3 lượt chơi miễn phí mỗi ngày.
o Cung cấp số điện thoại và xác thực qua tin nhắn.
o Điều khiển lon Pepsi vượt chướng ngại vật và tích lũy thật nhiều điểm.
o Đổi phần quà thời trang chất lừ khi bạn tích đủ điểm.
Ngoài ra, khách hàng s được tặng thêm 3 lượt chơi và nhân đơi số điểm với mỗi hóa
đơn Circle K có 1 lon Pepsi 330ml.
❖ 2021
Tháng 1/2021- “Mua 2 thùng Pepsi Tết tặng 1 thùng Pepsi 8 lon vàng”

Thời gian: Từ ngày 07/12/2020 đến ngày 10/01/2021
Đối tượng: Tất cả khách hàng là người tiêu dùng mua hàng hóa khuyến mại tại các điểm
bán.
Nội dung chưng trình: Khách hàng khi mua 2 thùng Nước ngọt có gaz Pepsi Cola 24
lon thể tích 330 ml hoặc 245 ml (giá trị từ 270.000 đồng đến 364.000 đồng) trong khoảng
thời gian diễn ra khuyến mại s được tặng 1 thùng Pepsi 8 lon vàng (trị giá 39.500 đồng).
Việc tham gia chương trình khuyến mại và việc đổi, nhận quà khuyến mại chỉ được thực
hiện trong thời gian khuyến mại.

3.3. Giao tế
❖ 2020
Tháng 9/2020 - Chương trnh tình nguyện trực tuyến
“Học tập linh hoạt - Kết nối tri thức”
Ngày 11/9, nhằm hỗ trợ sinh viên khó khăn tại vùng tâm dịch Covid-19 có điều kiện
học tập thuận lợi hơn trong trạng thái bình thường mới, Công ty TNHH Nước giải khát
Suntory PepsiCo Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức

22

0

0


chương trình tình nguyện trực tuyến “Học tập linh hoạt - Kết nối tri thức” trao 70 laptop
cho sinh viên khó khăn, học khá giỏi tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Sau 2 tuần triển khai, ban tổ chức đã ghi nhận được 28.768 lượt tham gia chia sẻ
thông tin về chương trình từ gần 700 fanpage của các tổ chức đoàn, hội các cấp và 14.000
thanh niên, sinh viên, người dùng mạng xã hội Facebook.
Kết thúc thời gian gây quỹ, ban tổ chức đã quyết định trao tặng 70 chiếc máy tính

xách tay mới cho các bạn sinh viên có hồn cảnh khó khăn, để các bạn học tập dễ dàng
hơn trong bối cảnh dịch bệnh.
❖ 2021
Tháng 1/2021
Chương trnh “Pepsi – Khơng gì cản bước bạn về nhà – Pepsi mang Tết về nhà”
Vào dịp Tết 2021, tagline của Pepsi là
“Khơng gì cản bước bạn về nhà - Pepsi mang
Tết về nhà” với sự tham gia của các KOLs trong
chương trình Rap Việt vơ cùng thịnh hành khơng
chỉ với giới trẻ đó là Karik, Suboi, Wowy. Sau
nửa tháng phát hành, video marketing đã đạt hơn
20 triệu lượt xem trên Youtube.
Có hơn 1.000 vé máy bay cùng 2.000 vé xe
ô tô khứ hồi và các phần quà  nghĩa khác s
được trao cho hơn 3.000 đối tượng sinh viên,
công nhân, người lao động đang làm việc xa
nhà có hồn cảnh khó khăn, khơng có đủ điều
kiện về q đón Tết cùng gia đình.
Chiến dịch đã nhận đượ c sự đồng hành và ủng hộ mạnh m từ giới nghệ sĩ ngay
từ những ngày đầu ra mắt. Pepsi đã nhận được sự ủng hộ, khen tặng của nhiều khán
giả vì tính nhân văn mà chiến dịch đã tạo ra, đặc biệt là những thay đổi tiêu cực trong
giai đoạn đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều hồn cảnh gặp khó khăn hơn.
23

0

0


Thành cơng ngồi mong đợi của chiến dịch

Chiến dịch T ết của Pepsi đã tiếp cận và thu hút nhiều người xem hơn các chiến
dịch trước đó, đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao cho quảng cáo video của mình. Theo
đó, Pepsi đã đạt được những kết quả sau:
Tăng 10,6 điểm Ad Recall (Tỷ lệ khán giả ghi nhớ quảng cáo).
Tăng 6 điểm trong liên kết tin nhắn.
84% tỷ lệ hoàn thành với in-stream videos (dạng quảng cáo bằng video).
92% người xem video đã xem từ 3 giây trở lên.
Tháng 8/2020 - Tài trợ chương trnh “Rap Việt”
Pepsi trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình Rap Việt - chương trình Game
show về Rap với sự tham gia của nhiều ca sĩ Rap nổi tiếng như Suboi, Binz, Karik,
Wowy, … thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Với định
vị dành cho giới trẻ, thơng điệp ln có những từ khóa: Đam mê, chất, bùng nổ, trẻ, sống
hết mình, … thì Rap Việt là lựa chọn tuyệt vời để tăng cường độ nhận diện thương hiệu
cho dòng sản phẩm mới của Pepsi là sản phẩm “Pepsi vị chanh không calo” với slogan
“Sảng khối tột đỉnh, bung hết chất mình”.

3.4. Chào hàng cá nhân
Mặc dù PepsiCo nói chung, nhãn hàng nước giải khát Pepsi nói riêng, rất thành
cơng trong các cơng cuộc Marketing nhưng Pepsi vn chưa chú trọng đến hoạt động chào
hàng cá nhân nhiều.

3.5. Marketing trực tiếp
Đối với sản phẩm Pepsi, vn chưa có trang web riêng để dành cho việc marketing
trực tiếp. Đối với những sản phẩm nước giải khát, việc marketing trực tiếp cho sản phẩm
chưa được chú trọng nhiều.

24

0


0


×