Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV sóc trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : VĂN THỊ HỒI THƯƠNG
MSSV: 1054010738 Lớp: 10DQD04

TP. Hồ Chí Minh, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dựa trên các kết
quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
đề tài nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 7 năm 2014


Sinh viên thực hiện

Văn Thị Hoài Thương


ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, Khoa
Quản trị kinh doanh, quý Thầy Cô trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã
tạo cho em cơ hội tiếp cận với môi trường thực tế thông qua đợt thực tập ý nghĩa và
để em có cơ sở để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ - nhân viên phịng Tín dụng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc
Trăng đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập. Em đã tiếp thu
được những kiến thức bổ ích từ thực tế, góp phần hồn thiện kỹ năng, kiến thức
chun mơn.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy - TS Nguyễn Ngọc Dương đã hết
lòng giúp đỡ, hướng dẫn để em hồn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp đúng thời
gian quy định.
Với thời gian thực tập ngắn, cơ hội tiếp cận thực tế và hồn thiện bài viết tuy
có cố gắng nhưng sẽ cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ
quý Thầy Cô. Trên cơ sở các vấn đề đã giải quyết, em sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên
cứu để ngày càng hồn thiện kỹ năng, kiến thức chun mơn của mình.
Trân trọng cảm ơn.


iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Khóa luận tốt nghiệp : “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc
Trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013”.
NƠI THỰC TẬP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Ngọc Dương
SINH VIÊN THỰC TẬP: Văn Thị Hồi Thương
.......................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2014


iv
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................1
Mục tiêu chung ......................................................................................................1

Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................1
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................2
Không gian nghiên cứu.........................................................................................2
Thời gian nghiên cứu ............................................................................................2
Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2
Phương pháp phân tích số liệu.............................................................................2
4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................4
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG ...................................................4
1.1.1 Khái niệm tín dụng ......................................................................................4
1.1.2 Nguyên tắc tín dụng .....................................................................................4
1.1.3 Bảo đảm tín dụng ........................................................................................4
1.1.4 Các hình thức cho vay .................................................................................5
1.1.5 Rủi ro tín dụng .............................................................................................6
1.2 KHÁI QUÁT TÍN DỤNG CÁ NHÂN ...............................................................8
1.2.1. Đặc điểm tâm lý giao dịch khách hàng cá nhân.......................................8
1.2.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân............................9
1.3 CÁC CHỈ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN .............9
1.3.1 Doanh số cho vay .........................................................................................9
1.3.2 Doanh số thu nợ .........................................................................................10
1.3.3 Dư nợ ...........................................................................................................10
1.3.4 Nợ xấu .........................................................................................................10
1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN .........10
1.4.1 Dư nợ trên nguồn vốn huy động ...............................................................10
1.4.2 Dư nợ theo thời hạn trên tổng dư nợ .......................................................10
1.4.3 Vòng quay vốn tín dụng ............................................................................11
1.4.4 Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................................11
1.4.5 Hệ số thu nợ ................................................................................................11



v
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ...................................13
2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV SÓC TRĂNG .........................................................13
2.1.1 Tổng quan về BIDV Việt Nam ..................................................................13
2.1.2 Tổng quan về BIDV Sóc Trăng ...............................................................15
2.1.2.1 Quá trình hình thành phát triển ..........................................................15
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Sóc Trăng .................................................15
2.1.2.2.1 Chi nhánh gồm có 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc .................16
2.1.2.2.2 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp: ............17
2.1.2.2.3 Phòng qản lý rủi ro : ..................................................................17
2.1.2.2.4 Phòng quản trị tín dụng : ...........................................................17
2.1.2.2.5 Phịng Giao dịch khách hàng : ..................................................17
2.1.2.2.6 Phòng quản lý và dịch vụ ngân quỹ : .........................................18
2.1.2.2.7 Phịng tổ chức hành chính : .......................................................18
2.1.2.2.8 Phịng tài chính kế tốn : ...........................................................18
2.1.2.2.9 Phịng kế hoạch tổng hợp và Tổ điện tốn : ..............................19
2.1.2.2.10 Phịng giao dịch Sóc Trăng : ...................................................19
2.1.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai
đoạn 2011 đến năm 2013 ...............................................................................19
2.1.2.3.1 Thu nhập.....................................................................................21
2.1.2.3.2 Chi phí ........................................................................................22
2.1.2.3.3 Lợi nhuận ...................................................................................23
2.1.2.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng hoạt động của BIDV Sóc
Trăng trong năm 2014 ....................................................................................24
2.1.2.4.1 Thuận lợi ....................................................................................24
2.1.2.4.2 Khó khăn ....................................................................................25

2.1.2.4.3 Định hướng phát triển ................................................................25
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CÁ NHÂN TẠI BIDV SĨC TRĂNG ....................................................................26
2.2.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2013 ..............................................................................................................26
2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn ..........................................................................26
2.2.1.1.1 Vốn tự huy động .........................................................................29


vi
2.2.1.1.2 Vốn điều chuyển .........................................................................31
2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn .......................................................................32
2.2.1.2.1 Dư nợ trong hạn .........................................................................34
2.2.1.2.2 Dư nợ quá hạn ...........................................................................35
2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân giai đoạn năm 2011 đến năm
2013 ......................................................................................................................35
2.2.2.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân ..............................................35
2.2.2.1.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn ...............37
2.2.2.1.2 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng 37
2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân.................................................40
2.2.2.2.1 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo thời hạn .................42
2.2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng .42
2.2.2.3 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân ...................................................44
2.2.2.3.1 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn ....................46
2.2.2.3.2 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng .....46
2.2.2.4 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân ..................................................47
2.2.2.4.1 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn ...................49
2.2.2.4.2 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng ....49
2.2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng thơng qua
một số chỉ tiêu tài chính......................................................................................50

2.2.3.1 Dư nợ/vốn huy động...........................................................................51
2.2.3.2 Dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ................................................................52
2.2.3.3 Dư nợ trung-dài hạn/tổng dư nợ.........................................................52
2.2.3.4 Tỷ lệ nợ xấu........................................................................................52
2.2.3.5 Hệ số thu nợ .......................................................................................53
2.2.3.6 Vòng quay vốn tín dụng .....................................................................53
CHƯƠNG 3..............................................................................................................55
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................55
3.1 GIẢI PHÁP ........................................................................................................55
3.1.1 Cơ sở của giải pháp ....................................................................................55
3.1.1.1 Tồn tại ................................................................................................55
3.1.1.2 Nguyên nhân ......................................................................................55
3.1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan ...........................................................55
3.1.1.2.2 Các yếu tố chủ quan ...................................................................56


vii
3.1.2 Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động tín dụng nhân tại BIDV Sóc
Trăng ....................................................................................................................56
3.1.2.1 Đối với cơng tác huy động vốn cá nhân .............................................56
3.1.2.2. Đối với hoạt động tín dụng ...............................................................57
3.1.2.2.1 Một số giải pháp chung ..............................................................57
3.1.2.2.2 Giải pháp riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng .............61
3.1.3 Kết quả dự kiến của giải pháp ..................................................................62
3.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................63
3.2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ...........................................63
3.2.1.1 Đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn ....................................................63
3.2.1.2 Hỗ trợ và dành một phần tín dụng cho lĩnh vực phát triển nông
nghiệp, nông thôn ...........................................................................................63
3.2.1.3 Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác quản lý ..........................64

3.2.1.4 Xem xét, chỉ đạo, rà sốt, kiểm tra tồn diện về tổ chức và hoạt động
của các tổ chức tín dụng .................................................................................65
3.2.1.5 Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại chú trọng
nâng cao chất lượng dịch vụ rút tiền qua thẻ .................................................65
3.2.2 Đối với ngân hàng Hội sở ..........................................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68


viii
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BIDV

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV Sóc Trăng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Sóc Trăng

TCTD

Tồ chức tín dụng

NHTM

Ngân hàng thương mại


CBCNV

Cán bộ Công nhân viên

QHKH

Quan hệ khách hàng

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

GTCG

Giấy tờ có giá

TCKT

Tổ chức kinh tế

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng


ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1

Công thức dư nợ cuối kỳ


Bảng 1.2

Công thức dư nợ trên vốn huy động

Bảng 1.3

Công thức Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ

Bảng 1.4

Công thức Dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ

Bảng 1.5

Công thức Dư nợ dài hạn trên tổng dư nợ

Bảng 1.6

Cơng thức Vịng quay vốn tín dụng

Bảng 1.7

Cơng thức Dư nợ bình qn

Bảng 1.8

Cơng thức Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 1.9


Cơng thức Hệ số thu nợ

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8

Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai
đoạn 2011 - 2013
Kết cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011
- 2013
Tình hình sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn
2011 - 2013
Doanh số cho vay tín dụng cá nhân của BIDV Sóc
Trăng giai đoạn 2011 - 2013
Doanh số thu nợ tín dụng cá nhân của BIDV Sóc Trăng
giai đoạn 2011 - 2013
Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng
giai đoạn 2011 - 2013
Nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Sóc
Trăng giai đoạn 2011 - 2013
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá
nhân của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2013



x
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1

Rủi ro tín dụng

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc
Trăng

Sơ đồ 2.2

Mức tăng trưởng nguồn vốn của
BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013)

Sơ đồ 2.3

Tỷ trọng dư nợ trong hạn và quá
hạn (2011- 2013)

Sơ đồ 2.4

Doanh số cho vay theo thời hạn
của BIDV Sóc Trăng (2011 - 2013)

Sơ đồ 2.5


Doanh số cho vay theo mục đích
sử dụng của BIDV Sóc Trăng (2011 2013)

Sơ đồ 2.6

Doanh số thu nợ khách hàng cá
nhân theo thời hạn của BIDV Sóc Trăng
(2011 – 2013)


1
LỜI MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sự phát triển kinh tế khơng những đã khẳng định vị trí quan trọng của nó
trong sự phát triển của một đất nước ở quá khứ mà ở hiện tại và về tương lai, nền
kinh tế sẽ vẫn đóng vai trị chiến lược, nịng cốt cho sự phát triển của một đất nước.
Có nhiều thành phần đóng góp nên nền kinh tế năng động như hiện nay, và để cho
các thành phần đó hoạt động nhịp nhàng, tiện lợi thì khơng thể khơng nhắc tới trung
gian tài chính là các NHTM.
Các NHTM càng ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình khi thực
hiện 3 chức năng quan trọng là: trung gian tín dụng, trung gian tài chính, chức năng
tạo tiền. Ở đề tài này, em xin được phân tích sâu về chức năng trung gian tín dụng
của ngân hàng, cụ thể là tín dụng cá nhân.
Thêm nữa, Sóc Trăng, quê hương em là một vùng đất trù phú được tạo hóa
ban cho sự màu mỡ của đất, sự ưu ái về khí hậu, và phong cảnh thanh bình cùng
người dân lương thiện với ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer nơi đây, đã tạo nên một
Sóc Trăng rất đa dạng về các ngành nghề giao thoa của ba nền văn hóa. Đa dạng về
văn hóa dẫn đến nền kinh tế cũng hết sức đa dạng khi người dân đến với các NHTM
có những nhu cầu về tín dụng, cụ thể là tín dụng cá nhân cũng hết sức riêng biệt.
Vì những lý do trên, em xin chọn đề tài tốt nghiệp:

“Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2013”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai
đoạn từ năm 2011 năm 2013 và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng cá nhân tại ngân hàng.
 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ số về hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc
Trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.


2
Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân tại
BIDV Sóc Trăng.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại BIDV Sóc Trăng.
 Thời gian nghiên cứu
Đề tài lấy số liệu trong thời gian thực tập từ ngày 24/02/2014 đến 24/04/2014
và tiếp tục nghiên cứu đến tháng 7/2014.
Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp trong giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2013.
 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực tín dụng cá nhân tại
BIDV Sóc Trăng và xem xét các chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động tín dụng này.
Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng cá nhân của ngân hàng.

 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 do BIDV Sóc
Trăng cung cấp.
Sử dụng các thơng tin từ giáo trình, tạp chí kinh tế, các báo cáo khoa học và
các trang tin điện tử liên quan.
 Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp đề tài sử dụng: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
so sánh, phương pháp tỷ trọng.
- Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên số liệu thống kê thu nhập được để
mơ tả thực trạng tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng.
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy
mô, khối lượng của sự kiện; là kết quả của phép trừ giữa trị số và của kỳ phân tích
so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆Y = Y1 – Y0
Trong đó:


3
Y1: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
Y0: chỉ tiêu kinh tế kỳ gốc
∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ngun nhân biến động của các chỉ
tiêu kinh tế, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng
số lần (%), phản ánh tình hình sự kiện khi số tuyệt đối khơng thể phản ánh lên được.
Y =


Y1 – Y0

x 100 %

Y0

Trong đó:
Y1: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
Y0: chỉ tiêu kinh tế kỳ gốc
∆Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Kỹ thuật so sánh này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các
năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra ngun nhân và
biện pháp khắc phục.
- Phương pháp tỷ trọng
%X =

X
Y

x 100%

Trong đó:
%X: là tỷ trọng của chỉ tiêu X so với chỉ tiêu Y.
X, Y: là các chỉ tiêu kinh tế có liên quan
Phương pháp này dùng để tính tốn cơ cấu của các khoản mục so với tổng
thể qua các kỳ hoạt động kinh doanh khác.
4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
CHƯƠNG 2 :Tổng quan về BIDV Sóc Trăng

CHƯƠNG 3 : Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng cho khách hàng trong một thời gian xác định với một khoản chi phí nhất định.
Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử
dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
1.1.2 Ngun tắc tín dụng
Theo Châu Văn Thưởng – Phùng Hữu Hạnh (2013). Tín dụng ngân hàng.
Các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính.
Tp.HCM, 60-61 tín dụng ngân hàng có 2 nguyên tắc:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hồn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.
1.1.3 Bảo đảm tín dụng
Theo Châu Văn Thưởng – Phùng Hữu Hạnh (2013). Tín dụng ngân hàng.
Các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính.
Tp.HCM, 79-86.
Bảo đảm tín dụng là việc mà khách hàng sử dụng tài sản thuộc sở hữu hợp
pháp của mình (hoặc của một người thứ 3) để làm cơ sở bảo đảm cho dư nợ tín
dụng tại ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đến hạn, khách hàng
khơng hồn thành nghĩa vụ hồn trả nợ gốc và lãi, thì ngân hàng có quyền phát mãi

tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi nợ. Các hình thức bảo đảm tín dụng:
a) Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp: thế chấp tài sản là việc một bên
(bên thế chấp) dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia.


5
b) Cầm cố tài sản: cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) dùng tài sản là
động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự.
c) Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh: Là một hợp đồng, qua đó bên
thứ ba – người bảo lãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ
thay cho người đi vay trong trường hợp người đi vay khơng có khả năng trả nợ cho
ngân hàng. Gồm 2 loại: bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp.
d) Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình
thành từ vốn vay là việc khách hàng vay sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để
đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.
1.1.4 Các hình thức cho vay
Theo Châu Văn Thưởng – Phùng Hữu Hạnh (2013). Nghiệp vụ cho vay. Các
nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính.
Tp.HCM, 92-95
a) Căn cứ vào thời hạn cho vay:
 Cho vay ngắn hạn: Khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.
Nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn của doanh nghiệp hay nhu cầu chi tiêu ngắn hạn cá
nhân.
 Cho vay trung và dài hạn: Khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị , đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất, thực hiện
dự án đầu tư.
b) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
 Cho vay sản xuất kinh doanh: bổ sung nhu cầu đầu tư tài sản cố định,

mở rộng sản xuất, bổ sung vốn thiếu hụt.
 Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: dùng để chi tiêu cá nhân như mua nhà,
phương tiện đi lại.
c) Căn cứ vào khách hàng vay
 Khách hàng là doanh nghiệp
 Khách hàng là cá nhân
d) Căn cứ vào phương thức cho vay


6
 Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực
hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng: tổ chức tín dụng và khách hàng xác định
và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
 Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để
thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu
tư phục vụ đời sống.
 Cho vay trả góp: khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và
thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc đưa chia ra để trả nợ theo
nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức
tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn
mức tín dụng để thanh tốn tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút
tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát
hàng và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các
quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa
thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản
thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt
Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

 Các phương thức cho vay khác: pháp luật không cấm, phù hợp với quy
định tại quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ
chức tín dụng, đặc điểm của khách hàng vay.
1.1.5 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố khơng bình thường trong quan
hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho
ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn cho ngân hàng.
Rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại:


7
RỦI RO
TÍN DỤNG

RỦI RO GIAO DỊCH

RỦI RO
LỰA CHỌN

RỦI RO DANH MỤC

RỦI RO
ĐẢM BẢO

RỦI RO
NGHIỆP VỤ

RỦI RO
NỘI TẠI


RỦI RO
TẬP TRUNG

Sơ đồ 1: Rủi ro tín dụng
a) Rủi ro giao dịch:
 Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng
 Rủi ro đảm bảo: xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sảm đảm bảo và mức an tồn của nó.
 Rủi ro nghiệp vụ: lả rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay như
xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho
vay và kiểm soát danh mục cho vay, tái xét và giám xét danh mục cho vay bao gồm
cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khaorn cho vay có
vấn đề.
b) Rủi ro danh mục:
 Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay
hoặc ngành kinh tế.
 Rủi ro tập trung: là mức dư nợ cho vay được dồn một số khách hàng, một
số ngành kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý
 Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành vào ngày 22 tháng 4 năm
2005 và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ban hành vào ngày 25
tháng 4 năm 2007, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
Biểu hiện của rủi ro tín dụng chính là nợ xấu ngày càng cao. Nợ xấu là các
nhóm nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5.
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)


8
+ Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và
lãi đúng hạn.
+ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ

gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi cịn lại đúng hạn.
- Nhóm 2 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
+ Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
+ Nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
+ Nợ gia hạn lần đầu.
+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lại lần thứ hai.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc
đã quá hạn.
1.2 KHÁI QUÁT TÍN DỤNG CÁ NHÂN
1.2.1. Đặc điểm tâm lý giao dịch khách hàng cá nhân
- Mang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với ngân hàng.
- Ngại phiền phức thủ tục khi giao dịch với ngân hàng.
- Ngại giao dịch với ngân hàng sẽ lộ thơng tin về thu nhập đối với người có
thu nhập cao.



9
- Mặc cảm không dám giao dịch với ngân hàng đối với người có thu nhập
khơng cao.
1.2.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình như mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, cưới hỏi,
du lịch, chữa bệnh,...
- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: sản phẩm được thiết kế và cung cấp cho khách
hàng có thu nhập ổn định hàng tháng. Số tiền này nhằm hỗ trợ thêm cho tiêu dùng
trong khi chờ đợi thu nhập đến kỳ.
- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp
nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất nhà ở của khách hàng.
- Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà: sản phẩm này được thiết kế và
cung cấp cho khách hàng có nhu cầu về nhà, đất, và cần sự hỗ trợ tài chính. Tài sản
thế chấp trong trường hợp này chính là căn nhà hoặc nền nhà khách hàng mua.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho
khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh,... Cho vay sản xuất kinh doanh mục đích có thể là để bổ sung vốn lưu động
thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thanh tốn tiền mua máy móc thiết
bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Cho vay mua xe cơ giới: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách
hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xe tải nhưng tích lũy chưa đủ.
- Cho vay hỗ trợ du học: sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách
hàng có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em mình đi du học. Số tiền cho vay theo
nhu cầu và trên giá trị tài sản thế chấp do Ngân hàng định giá.
1.3. Các chỉ số phân tích hoạt động tín dụng cá nhân
1.3.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu đánh giá một cách khái quát có hệ thống đối với
những khoản vay của ngân hàng. Khi xác định doanh số cho vay, chưa có sự đánh
giá cụ thể về chất lượng các khoản vay trong một thời kỳ nhất định (trong ngày,

tháng, quý, năm) nhưng là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của
ngân hàng, quy mơ đầu tư và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó đối với nền kinh tế
trong một thời kỳ.


10
1.3.2 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ của những khoản
cho vay khi đến thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
1.3.3 Dư nợ
Dư nợ tín dụng thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách
hàng, là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầu tư hiện đang còn lại tại một thời điểm của
ngân hàng mà ngân hàng đã cho vay chưa thu về. Đồng thời phản ánh mối quan hệ
giữa doanh số cho vay với khả năng đáp ứng của nguồn vốn của các ngân hàng
thương mại đối với những nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế như sau:
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ

(1.1)

1.3.4 Nợ xấu
Nợ xấu ngày càng cao chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Nợ xấu thuộc
các nhóm 3, 4 và 5.
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân
1.4.1 Dư nợ trên nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để cho
vay đối với nền kinh tế. Dư nợ trên vốn huy động còn gián tiếp phản ánh khả năng
huy động vốn của ngân hàng.Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào
dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa được tốt.
Dư nợ trên vốn huy động


Dư nợ
=

Vốn huy động

x 100%

(1.2)

1.4.2 Dư nợ theo thời hạn trên tổng dư nợ
Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số này giúp
nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải
pháp điều chỉnh kịp thời.

Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ =

Dư nợ ngắn hạn
Tổng dư nợ

x 100%

(
(1.3)


11
Dư nợ trung hạn

Dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ =


Tổng dư nợ
Dư nợ dài hạn

Dư nợ dài hạn trên tổng dư nợ =

(

x 100%

(1.4)

(

x 100%

Tổng dư nợ

(1.5)

1.4.3 Vòng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín
dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vịng quay
vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt
hiệu quả cao.
Vịng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân =

Doanh số thu nợ


(

Dư nợ bình quân

(1.6)

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

(
(1.7)

2

1.4.4 Tỷ lệ nợ xấu
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những
ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng
này cao.
Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu
Tổng dư nợ

x 100%

(
(1.8)

1.4.5 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng
thấp. Chỉ tiêu này cịn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho

khách hàng vay.
Hệ số thu nợ =

Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay

x 100%

(
(1.9)


12
Tóm tắt chương 1 : Chương 1 đã nêu ra một số khái niệm về tín dụng nói chung và
tín dụng cá nhân nói riêng, làm cơ sở để đánh giá, phân tích tình hình tín dụng cá
nhân tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013.


13
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV SÓC TRĂNG
2.1.1 Tổng quan về BIDV Việt Nam
Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam.
Tên gọi tắt : BIDV.
Địa chỉ : Tháp BIDV, 35 Hàng Vơi, quận Hồn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại : 04.2220.5544.
Fax : 04. 2220.0399.
Email :
Website : www.bidv.com.vn
- Được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam.
- Ngày 24/ 6/ 1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
- Ngày 14/ 11/ 1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Ngày 27/ 4/ 2012 chính thức trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Nhiệm vụ : Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng,
dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận cũng như thương hiệu của Ngân hàng; góp phần thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Phương châm hoạt động : Lợi ích khách hàng là mục tiêu hoạt động của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Chia sẻ cơ hội –
Hợp tác thành công.
Mục tiêu hoạt động : Trở thành Ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt
Nam.


14
Chính sách kinh doanh : Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an
toàn.
Khách hàng : Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, cơng ty tài
chính…
Đối tác : Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 Ngân hàng trên thế
giới; Là thành viên của Hệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN,
Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP),
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh :
- Ngân hàng : là một Ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ
các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm : cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế
phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam tới khách hàng.
- Chứng khoán : cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu
tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên tồn
quốc.
- Đầu tư tài chính : góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án,
trong đó nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như :
Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc
(BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Nhân lực :
- Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào
tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ,
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn đem đến cho
khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Mạng lưới :
- Mạng lưới Ngân hàng : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/
POS tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc.


×