Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm tại huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long từ năm 2011 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.56 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN GIA
CẦM TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Giáo viên hướng dẫn
Huỳnh Ngọc Trang

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trung Quân
MSSV: Lt11664
LỚP: Thú y LT K37

Cần Thơ, 12/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN TRUNG QUÂN

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN GIA


CẦM TẠI HUYÊN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 12/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Điều tra tình hình bệnh trên đàn gia cầm tại huyện Vũng Liêm tỉnh
Vĩnh Long từ năm 2011 đến năm 2013” do sinh viên Nguyễn Trung Quân thực
hiện tại Trạm thú y huyện Vũng Liêm từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2013.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt bộ môn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt Giáo viên hướng dẫn
Huỳnh Ngọc Trang

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu, các kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Quân


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình tôi, những người luôn tạo cho tôi
mọi điều kiện tốt nhất để học tập.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cô Huỳnh Ngọc Trang đã tận tình giúp
đỡ và đã hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiêm cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy các cô của trường Đại Học Cần Thơ và
đặc biệt là các thầy cô của khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình
chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tại trường. Xin chân thành cảm ơn
tất cả các cô, chú, anh, chị tại Trạm thú y huyện Vũng Liêm đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong thời gian thu thập số liệu thống kê vừa qua. Đặc biệt chú Lâm đã
tận tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt những thông tin cần thiết
cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, em luôn nhận được sự động
viên, giúp đở từ gia đình nhà trường và bạn bè, thông qua luận văn tốt nghiệp này,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, quý cô,các chú, các anh, các chị cùng các
bạn có sức khỏe thật dồi dào và thành công trong công viêc.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 20 tháng 12 năm 2013


Nguyễn Trung Quân


MỤC LỤC
Trang
Trang duyệt ............................................................................................................ i
Lời cam đoan.........................................................................................................ii
Lời cảm ơn ...........................................................................................................iii
Mục lục ................................................................................................................ iv
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng ................................................................................................... vii
Danh mục hình ..................................................................................................viii
Danh mục biểu đồ ................................................................................................ ix
Tóm tắt .................................................................................................................. x
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 2
2.1 Mô tả địa điểm và kêt quả nghiên cứu.............................................................. 2
2.2. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm ........................................................... 2
2.2.1 Khái quát về bệnh cúm gia cầm ................................................................. 2
2.2.2Tình hình dịch bệnh trên thế giới ................................................................ 2
2.2.3Tình hình dịch cúm ở Việt Nam .................................................................. 3
2.3 Bệnh cúm gia cầm ........................................................................................ 3
2.3.1 Triệu chứng .......................................................................................... .…3
2.3.2 Bệnh tích .................................................................................................. 4
2.3.3. Phòng bệnh cúm gia cầm .......................................................................... 4
2.4. Bệnh Gumboro ............................................................................................... 5
2.4.1. Lứa tuổi mắc bệnh .................................................................................... 5
2.4.2.Triệu chứng ............................................................................................... 5
2.4.3. Bệnh tích .................................................................................................. 6

2.4.4. Phòng bệnh ............................................................................................... 6
2.5. Bệnh Newcastle ........................................................................................... 7
2.5.1. Triệu chứng ............................................................................................. 7
2.5.2. Bệnh tích .................................................................................................. 8
2.5.3 Phòng bệnh ................................................................................................ 9
2.6. Bệnh dịch tả vịt .......................................................................................... 10
2.6.1.Triệu chứng ............................................................................................. 10
2.6.2. Bệnh tích ................................................................................................ 10
2.6.3. Phòng bệnh ............................................................................................. 11


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 12
3.1 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 12
3.2 Phương tiện nghiên cứu ................................................................................. 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 12
3.4 Các chỉ tiêu và các tính các chỉ tiêu ............................................................ 12
3.5 Xử lý số liệu ............................................................................................... 13
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 14
4.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện Vũng Liêm qua các năm
2011, 2012 và 2013 ............................................................................................. 14
4.2 Tình hình tiêm phòng vacxin trên gia cầm qua các năm ................................. 14
4.3 Tình hình dịch bệnh ....................................................................................... 16
4.3.1 Tình hình dịch bệnh gia cầm: ................................................................... 16
4.4. Khảo sát đáp ứng miễn dịch đối với vacxin cúm gia cầm qua các năm.......... 18
4.5. Khảo sát sự phân bố hiệu giá kháng thể trên gia cầm qua các năm ............... 20
4.5.1 Phân bố hiệu giá kháng thể trên gà qua các năm ...................................... 20
4.5.2.Phân bố hiệu giá kháng thể trên vịt qua các năm ...................................... 21
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 22
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 22
5.2 Đề nghị .......................................................................................................... 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
CRD
Ctv
ĐBSCL
HA
HI
MA
NA
PTNT
XN

Nguyên chữ
Chronic respiratory Disease
Cộng tác viên
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hemagglutinin antigen
Haemagglutination inhibition
Matrix antigen
Neuraminidase antigen
Phát triển nông thôn
Xét nghiệm


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Bảng 4.1
Bảng4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8

Tên bảng
Trang
Tổng đàn gia cầm huyện Vũng Liêm qua các năm
14
Tình hình tiêm phòng vacxin trên đàn gà qua các năm
15
Tình hình tiêm phòng vacxin trên đàn vịt qua các năm
16
Tình hình dịch bệnh gia cầm qua các năm
17
Kết quả xét nghiệm huyết thanh trên gia cầm qua các năm 18
Kết quả xét nghiệm huyết thanh trên gia cầm qua các năm 19
Phân bố hiệu giá kháng thể trên gà qua các năm
20
Phân bố hiệu giá kháng thể trên vit qua các năm
21


DANH MỤC HÌNH
Hình
2.1

2. 2
2. 3
2.4
2. 5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16

Tên hình
Mỡ bao tim xuất huyết có điểm hoại tử
Mào tích tụ máu, phù thủng mắt
Xuất huyết ở dạ dày tuyến
Xuất huyết ở khí quản
Tiêu chảy phân trắng có nước
Gà bệnh suy nhược và lờ đờ
Túi Fabricius sưng to
Túi Fabricius sưng to, niêm mạc sưng, xuất huyết
Gà ho và thở khó
Triệu chứng thần kinh (đầu vẹo)
Khí quản xuất huyết huyết
Hạch manh tràng viêm xuất huyết
Ruột non xuất huyết

Dạ dày tuyến xuất huyết
Dạ dày tuyến xuất huyết các lỗ tuyến
Viêm ruột xuất huyết

Trang
4
4
4
4
6
6
6
6
7
7
9
9
9
9
10
10


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
4.1
4.2

Tên biểu đồ

Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch đối với vacxin cúm gia trên gà
Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch đối với vacxin cúm gia trên vịt

Trang
18
19


TÓM TẮT
Đề tài: “Điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm tại huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh
Long từ 2011 đến năm 2013” được thực hiện từ tháng 09/2013 đến tháng 11/2013, tại
Trạm thú y huyện Vũng Liêm qua phương pháp điều tra hồi cứu. Qua thời gian nghiên
cứu chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: Tổng đàn gia cầm của huyện từ năm 2011 đến
năm 2013 dao động (709.323, 903.367), trong đó cao nhất năm 2012 có tổng đàn cao
nhất với gà 295.034 con, vịt 608.033 con. hững bệnh tiêm phòng trên gà gồm (cúm,
Newcastle, Gumboro), tỷ lệ tiêm phòng cúm trung bình đạt (47,99%), Gumboro là
(30,24%), Newcastle là (42,39%). Trên vịt tiêm phòng cúm, dịch tả vịt. Tỷ lệ cúm đạt
(68,85%) và dịch tả vịt (66,91%). Những bệnh ghi nhận trên đàn gia cầm gồm cúm,
Newcastle, Gumboro xảy ra trên gà, trên vịt gồm có cúm, dịch tả vịt. Tỷ lệ bảo hộ trên
đàn gà được tiêm phòng cúm trong năm 2011 đến 2013 lần lượt là 71,66%, 79,66% và
70,49%. Tỷ lệ bảo hộ đàn vịt sau tiêm phòng vaccine cúm lần lược là 78,57%, 85,60% và
75,60%. Hiệu giá kháng thể trên đàn gà tập chủ yếu trung cao nhất ở mức hiệu giá 4log2
đến 6log2 và hiệu giá kháng thể trên vịt đều tập trung chủ yếu ở mức hiệu giá 5log2 đến
7log2.


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Mô tả địa điểm và kết quả nghiên cứu
Vũng Liêm là một huyện ở phía đông tỉnh Vĩnh Long nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Bắc giáp sông Mang Thít. Nam giáp huyện Càng Long. Tây giáp huyện Trà Ôn.

Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre.
Vũng Liêm có diện tích tự nhiên 309,73 km2, đất nông nghiệp 4.600 ha, Vũng Liêm nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25oC
đến 27oC, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và
đêm bình quân 7,3oC.

Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp, với sản
xuất 2-3 vụ lúa/năm
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước xem là khu vực thuận lợi cho
việc nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi gia cầm được xem là một nghề truyền thống ở
ĐBSCL nói chung và của huyện Vũng Liêm nói riêng quan tâm.
2.2. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm
2.2.1 Khái quát về bệnh cúm gia cầm
Cúm gia cầm có tên khoa học là Avian influanza, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của
gia cầm, do nhóm virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Đây là nhóm virus
phân chia thành nhiều phân type khác nhau dựa trên kháng nguyên HA và NA có trên bền
mặt capsid của hạt virus. Nhóm virus A có 16 phân type HA (từ H1 đến H16) và 9 phân
type NA (từ N1 đến N9), và sự tái tổ hợp giữa các phân type HA và NA sẽ tạo ra nhiều
phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Mặt khác, virus cúm A có đặc tính
quan trọng là dễ dàng đột biến trong gen và trong hệ gen (đặc biệt ở gen NA và HA), hoặc
trao đổi các gen kháng nguyên với nhau, trong quá trình phân nhiễm và tồn tại lây truyền
giữa các loài vật chủ (Lê Thanh Hòa, 2010).

2.2.2 Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Từ năm 2003 đến 2005, bệnh Cúm gia cầm đã xảy với quy mô lớn và với tốc
độ bùng phát nhanh ở các nước châu Á với tổng số 11 quốc gia. Dịch xuất
hiện đầu tiên ở Hàn Quốc. Sau đó có 10 nước công bố dịch là Hàn Quốc,
Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông,
Đài Loan và Pakistan. Trong đợt dịch này khoảng 120 triệu gia cầm gồm: gà,
gà tây, gà sao, gà lôi, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu và một số chim

hoang dã đã bị nhiễm bệnh và nằm trong vùng dịch phải tiêu hủy.Đến năm
2006, có hơn 36 nước và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1.


Đến năm 2007, có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới báo cáo xuất
hiện dịch cúm gia cầm do H5N1. Trong năm 2008, dịch cúm gia cầm đã phát
ra tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2009, dịch cúm gia cầm đã tái phát
ra tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ và năm 2010, dịch cúm gia cầm đã tái phát
ra tại 16 quốc gia và vùng lãnh thổ. (Nguyễn Tiến Dũng, 2008)
2.2.3 Tình hình dịch cúm ở Việt Nam.
Dịch cúm gia cầm lần đầu tiên bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng
12/2003 ở các tỉnh phía Bắc. Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm xảy ra tại
Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy.
-Đợt dịch xảy ra đầu tiên đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi nuôi
nước ta với tổng số gà và thủy cầm mắc bệnh, chết và thiêu hủy hơn 43,9 triệu
con. Trong đó, gà chiếm 30,4 triệu con, thuỷ cầm 13,5 triệu con. (Bộ Nông
Nghiệp và PTNT, 2011).
-Dịch bệnh xảy ra cao điểm nhất vào tháng 12/2004 cho đến tháng
15/12/2005: Tổng số gia cầm bị tiêu hủy được Cục Thú y thống kê là
1.846.000 con (gồm 470.000 con gà, 825.000 con thủy cầm và 551.000 con
chim cút). (Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2011).
-Đến đầu năm 2011 bệnh cúm A/H5N1 đã xảy ra ở một số tỉnh nhưng với số lượng ít và
hầu như chưa bùng phát thành dịch. (Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2011).
2.3 Bệnh cúm gia cầm
2.3.1 Triệu chứng
Thể cấp tính:
Gà sốt rất cao trên 44oC, chảy nước mắt, nước mũi, ũ rũ, xù lông. Ho hen loặc xoặc,
hay hắc hơi, vảy mỏ giống bệnh CRD, đôi khi vướn dài cổ để thở hoặc rít khí, sau đó khạc
ra đờm, có lẩn máu rất giống viêm thanh khí quản. Tiêu chảy phân xanh, xanh trắng, xanh
vàng. Viêm mũi, viêm xoang nên phù đầu, phù mặt giống bệnh sổ mũi truyền nhiễm. Mào

tích sưng phù to, sau đó vài ngày thấy có lỗ và từ đó chảy dịch vàng đặc rất giống tụ huyết
trùng. Các biểu hiện thần kinh thể hiện rất rõ đi không vững, run rẩy.
Ở vịt ngan còn thấy đầu lắc lư, chân bị bại liệt, xuất huyết da chân, phân loãng
trắng như phân cò. Bỏ ăn, ngưng đẻ, chết ồ ạt, tỷ lệ chết lên đến 100%.


Thể mãn tính:
Các biểu hiện trên đều có nhưng với mức độ nhẹ hơn nhiều, bệnh tiến triển không dữ dội,
gia cầm không chết ồ ạt. Ngoài ra chúng ta còn thấy phần đầu gà bệnh có mào thâm tím và
quăn lại, tiêu chảy mạnh, phân đủ màu, gàn chết phân loãng như phân vịt, thậm chí có màu
sắc như nước gạo, trắng loãng. Gà chết, ướt, sung quanh lổ huyệt bẩn có nhiều phân xanh
vàng hoặc trắng. (Lê Văn Năm, 2012)

Hình 2.1. Mỡ bao tim xuất huyết

Hình 2.2. Mào tích tụ máu, phù thũng

(Nguồn />
Hình 2.3. Xuất huyết ở dạ dày tuyến

Hình 2.4. Xuất huyết ở khí quản

(Nguồn />
2.3.2 Bệnh tích
Bệnh tích bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung sẽ có các bệnh tích đặc trưng:
Da chân xung huyết, đỏ sẫm. Dạ dày cơ xuất huyết, đôi khi xuất huyết dạ dày tuyến
như ở Newcastle. Niêm mạc khí quản, niêm mạc đường tiêu hóa viêm cata và viêm tơ
huyết. Xuất huyết ở khí quản. Mỡ vành tim xuất huyết. Gà mái đẻ viêm ống dẫn
trứng, vỡ trứng non. (Cục thú y, 2004)



2.3.3. Phòng bệnh cúm gia cầm
*Phòng bệnh bằng vacxin
Đối với bệnh truyền nhiễm, vacxin được coi là biện pháp có tính chiến lược, nhằm ngăn
chặn lây lan, tạo bảo hộ miễn dịch. Các vacxin phòng bệnh hiện nay:
- Vacxin vô hoạt của Trung Quốc dùng cho gà và vịt.
- Vacxin sử dụng để tiêm phòng cho gà và vịt: vaccine cúm gia cầm vô hoạt dang
nhũ dầu H5N1 Trung Quốc, chủng Re-1.
Đối tượng sử dụng: gà từ 14 ngày tuổi trở lên
Liều dùng: Gà từ 14-35 ngày tuổi: 0,3ml/con
Gà từ 35 ngày tuổi trở lên: 0,5ml/con
Vịt từ 14-35 ngày tuổi: 0,5ml/con
Vịt từ 35 ngày tuổi trở lên: 1ml/con
Quy trình tiêm phòng: Tuổi gà được tiêm phòng là 14 ngày tuổi, sau 4 tháng tuổi
nhắc lại
2.4. Bệnh Gumboro
2.4.1. Lứa tuổi mắc bệnh
Bệnh Gumboro thường xảy ra từ 3-6 tuần tuổi, ở thể lâm sàng bệnh đã nổ ra ở gà 8 ngày
tuổi và 96 ngày tuổi. Lê Văn Năm đã quan sát thấy gà nuôi thả vườn có tỷ lệ mắc bệnh
thấp hơn nuôi nhốt tập trung, do giống gà thả vườn có sức đề kháng tốt hơn gà nuôi nhốt
tập trung. Khi nuôi trong cùng một dãy chuồng, thì khi bệnh Gumboro nổ ra, rồi sau đó lan
sang ô chuồng bên cạnh có độ tuổi khác nhau, đều đó chứng tỏ bệnh Gumboro xảy ra và
lan truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm (Lê Văn Năm,
2004).
2.4.2. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 2 - 3 ngày, bệnh xảy ra thình lình, gà bệnh suy nhược, ủ rũ, lông
xù, đi loạng choạng, tiêu chảy, phân có màu trắng xám, xanh lá cây, có nhiều nước, gà
thường quay đầu lại mổ vào hậu môn, hậu môn dính đầy phân, gà bỏ ăn, suy nhược trầm
trọng, và có thể chết. Tỉ lệ gà mắc bệnh có thể lên đến 100% . (Hồ Thi Việt Thu, 2009)
Gà bắt đầu chết từ ngày thứ 3 sau khi phát bệnh, tỉ lệ chết tăng nhanh, sau 5 - 7 ngày thì

ngưng. Tỉ lệ chết thường thấp, nhưng nếu điều kiện chăn nuôi kém tỉ lệ chết có thể lên đến
30% hoặc cao hơn. (Hồ Thi Việt Thu, 2009)


Hình 2.5. Gà tiêu chảy phân trắng có nước

Hình 2.6. Gà bệnh suy nhược

(Nguồn />2.4.3. Bệnh tích
Cơ ngực và cơ đùi xuất huyết thành từng vệt dài, nơi tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ dày
cơ bị xuất huyết. Niêm mạc ruột bị tăng tiết dịch. Lách có thể hơi sưng, có những chấm
xám nhỏ trên bề mặt.
Bệnh tích điển hình của bệnh tập trung ở túi Fabricius: Ngày thứ ba sau khi nhiễm trùng,
túi Fabricius bắt đầu tăng kích thước, thủy thũng và có màu đỏ, bề mặt phủ một lớp
gelatin, có thể xuất huyết. Ngày thứ 4, túi Fabricius tăng gấp đôi về kích thước và trọng
lượng, sau đó bắt đầu teo dần. Ngày thứ 5 túi Fabricius trở lại kích thước bình thường và
bắt đầu teo lại. Ngày thứ 8 có kích thước bằng 1/3 so với bình thường (Hồ Thi Việt Thu,
2009)

Hình 2.7. Túi Fabricius sưng to

Hình 2.8. Túi Fabricius sưng to
niêm mạc xuất huyết

(Nguồn />2.4.4. Phòng bệnh
*Phòng bằng vacxin
Vacxin nhược độc: trên thị trường hiện nay có nhiều loại vacxin từ các chủng có động
lực khác nhau bao gồm: độc lực yếu, trung bình và cao. Vacxin có độc lực yếu an toàn
nhưng cho miễn dịch ngắn, thường được sử dụng ở đàn gà con không có kháng thể thụ
động. Vacxin có độc lực cao cho miễn dịch tốt hơn, có thể khắc phục được hiện tượng



trung hòa do kháng thể thụ động, nhưng có thể làm tổn thương túi Fabricius. Vacxin có
độc lực trung bình thường sử dụng nhất.
Vacxin vô hoạt: sử dụng trên đàn gà giống.
Quy trình tiêm phòng thuộc vào tình hình dịch bệnh từng nơi và tình trạng miễn dịch
của đàn gà.
*Vê sinh phòng bệnh
Cần áp dụng nghiêm ngặt vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đồng nhập- đồng xuất. Tiêm
phòng miễn dịch cho đàn gà giống để tạo miễn dịch cho đàn gà con. Nếu có dịch đe dọ nên
chú ý tiêm ngừa chặt chẽ bằng vaccine nhược độc. Định kỳ tiêu độc, vệ sinh chuồng trại,
dụng cụ chăn nuôi, diệt côn trùng. Tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc để nâng cao sức đề
kháng cho gà. (Hồ Thị Việt Thu, 2009)
2.5. Bệnh Newcastle
2.5.1. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 3-5 ngày. Bệnh tiến triển theo 3 thể chính:
Thể quá cấp tính: Hay xuất hiện ở đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh gà ủ rũ cao độ
rồi lăn ra chết sau vài giờ.
Thể cấp tính: là thể bệnh phổ biến gà: bỏ ăn, xù lông, ủ rủ, sã cánh, mắt lim dim như
buồn ngủ, đứng co ro một chổ. Gà con thường chụm lại thành từng nhóm, gà lớn tách đàn,
ngẩn ngơ, gà mái ngừng đẻ, gà trống tắt gáy. Nền chuồng có nhiều bãi phân trắng. Gà bệnh
thường sốt cao từ 42-430C. Sau khi có các triệu chứng đầu tiên, gà bị cảm mạo rồi trở nên
khó thở trầm trọng. Từ mũi có một chất nước màu trắng xám, đỏ nhạc hơi nhớt chảy ra
(Hồ Thi Việt Thu, 2006).

Hình 2.9. Gà ho và thở khó

Hình 2.10. Triệu chứng thần kinh (đầu vẹo)

(Nguồn />


Gà bệnh uống nước nhiều, rối loạn tiêu hóa trầm trọng, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra
do lên men. Khi cầm dốc ngược từ miệng sẽ chảy ra một chất nhớt mùi chua khắm. Nếu
bệnh kéo dài vài ngày thì gà tiêu chảy, phân lúc đầu còn đặc có thể lẫn máu màu nâu sẫm,
sau loãng dần có màu trắng xám do có chứa nhiều urát. Lông đuôi bết đầy phân. Niêm mạc
hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ. Mào, yếm gà bị ứ máu, tím bầm trong thời
kỳ khó thở. Sau mào tái dần do mất máu. Trong thể này gà thường chết sau vài ngày do bại
huyết. Tỷ lệ chết cao có khi đến 100% (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Thể mãn tính: gặp ở cuối ổ dịch với các bệnh do rối loạn hệ thần kinh trung ương
gây tổn thương tiểu não như: đi vòng tròn, đi giật lùi hoặc đi siêu vẹo, đầu vặn ra sau, đầu
cổ co giật, mổ không trúng thức ăn, chân bại liệt. Gà chết do đói hoặc kiệt sức. Gà lành
bệnh được miễn dịch suốt đời.
2.5.2. Bệnh tích
Thể quá cấp: thường không rõ bệnh tích, đôi khi chỉ thấy xuất huyết hiện tượng
ngoại tâm mạc, niêm mạc đường tiêu hóa.
Thể cấp tính: bệnh tích thường toàn diện và điển hình. Xoang mũi và miệng của xác
chết chứa nhiều dịch nhớt màu đục. Niêm mạc miệng, hầu, họng, khí quản xuất huyết,
viêm và phủ màng giả fibrin.
Những bệnh tích điển hình thường tập trung ở đường tiêu hóa. Niêm mạc dạ dày xuất
huyết lấm tấm màu đỏ, tròn bằng đầu đinh ghim. Mỗi điểm xuất huyết tương ứng với một
lổ đổ ra tuyến tiêu hóa, các điểm xuất huyết này có thể tập trung thành từng vệt ở đoạn đầu
và đoạn cuối cuối của dạ dày tuyến. Đây là bệnh tích điển hình của bệnh. Dạ dày cơ (mề)
dưới lớp sừng hóa cũng bị xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất kiểu gelatin. Niêm mạc ruột
non xuất huyết, viêm cata trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau các nang lâm ba bị viêm loét.
Vết loét có thể nhìn thấy từ mặt ngoài có hình tròn, hình bầu dục, hình cúc áo. Hạch manh
tràng viêm xuất huyết, hoại tử. Lách không sưng có những nốt hoại tử màu vàng sám, gan
có một số đám thoái hóa mở nhẹ màu vàng, thận có thể bị phù nhẹ màu nâu sám. Dịch
hoàn, buồng trứng xuất huyết thành từng vệt, từng đám. Trên gà đẻ có thể thấy một số con
bị vỡ trứng trong xoang bụng. Bao tim, mở vành tim xuất huyết, xoang ngực, bề mặt
xương úc xuất huyết (Hồ Thị Việt Thu, 2006)



Hình 2.11. Khí quản xuất huyết
Hình 2.12. Hạch manh tràng viêm xuất huyết
(Nguồn />
Hình 2.13. Ruột non xuất huyết

Hình 2.14. Dạ dày tuyến xuất huyết

(Nguồn />
Thể mãn tính: bệnh tích đại thể không rõ, chỉ có thể quan sát bệnh tích ở mức độ vi
thể có thể thấy những biến đổi của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là tiểu não. Đó là hiện
tượng thoái hóa và viêm không có mủ của nơron thần kinh với sự thâm nhiễm các tế bào
lympho quang mạch quản.
2.5.3 Phòng bệnh
* Phòng bằng vacxin
Hiện nay nước ta đang sử dụng rộng rãi 2 loại vacxin nhược độc Newcastle để phòng
bệnh cho đàn gà.
Vacxin nhược độc hệ I: dùng tiêm phòng cho gà từ 2 tháng trở lên
Vacxin nhược độc hệ II: dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho uống để phòng bệnh
cho gà con dưới 2 tháng tuổi. Vaccine hệ II thường được chế từ các vaccine nhược độc:
Lasota, Avinew, V4,…


* Vệ sinh phòng bệnh
Khi chưa có dịch xảy ra: phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch như
vệ sinh thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại, trạm ấp, định kỳ phun thuốc
tiêu độc sát trùng, trong phạm vi quy định. Thực hiện tốt các quy định về vận chuyển gà
giống, người và phương tiện ra vào trại. Tiêm phòng vacxin đúng quy định kỹ thuật.
Khi có dịch xảy ra: tiến hành các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt, tẩy uế chuồng trại,

xử lý phân rác, chất độn chuồng và xác chết. Tiêm vacxin cho số gà còn lại. Tăng cường
nuôi dưỡng chăm sóc đàn gà.
2.6. Bênh dịch tả vịt
2.6.1.Triệu chứng
Thời gian nung bệnh 3-4 ngày. Vịt con sốt cao 43-44oC, lờ đờ, không muốn xuống
nước. Vịt lớn cũng sốt cao, bại liệt. Vịt giảm đẻ, có khi ngưng đẻ hẳn. Vịt mắc bệnh
thường ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rút vào cánh, tiếng kêu khảm đặc. Mi mắt sưng,
niêm mạc mắt đỏ, chảy nước mắt. Chảy nước mũi, nước mũi lúc đầu trong, sau đục đóng ở
khóe mũi, vịt thở khó, thở khò khè. Đầu sưng, hầu cổ bị sưng, phù thũng. Lúc mới mắc
bệnh vịt khát nước, uống nhiều nước, sau vài ngày vịt bị tiêu chảy phân có màu trắng xanh,
trắng xám, có mùi tanh, hậu môn bết đầy phân, niêm mạc hậu môn xuất huyết. Bệnh kéo
dài 3-6 ngày, vịt gầy ốm, tứ chi bại liệt, thân nhiệt giảm, con vật suy kiệt rồi chết. Bệnh lây
lan mạnh, tỷ lệ chết cao từ 80-100% (Hồ Thi Việt Thu, 2009).
2.6.2. Bệnh tích
Xuất huyết tụ máu cơ tim. Kiểm tra túi khí, có hiện tượng bị viêm, rất đục. Hệ
thống đường tiêu hóa xuất huyết, ruột xuất huyết thành vòng tròn giống chiếc nhẫn.
Dạ dày tuyến xuất huyết các lỗ tuyến, có khi thấy các vết tràn lan, dạ dày cơ cũng
xuất huyết


Hình 2.15. Dạ dày tuyến xuất huyết các lỗ tuyến Hình 2.16. Viêm ruột xuất huyết
(Nguồn http: //marphavet.com/vi/news/Benh-Dieu-Tri/BENH-DICH-TA-VIT-NGAN-DuckPestis-DP-21/)
2.6.3. Phòng bệnh
*Phòng bằng vacxin
Hiện nay các loại vaccine nhược độc được dùng phổ biết trên thế giới. Quy trình
tiêm phòng tùy tình hình dịch bệnh ở từng nơi và tùy loại vacxin.
Ở những vùng bệnh xảy ra thường xuyên có thể sử dụng vaccine nhược độc nhỏ
mắt hoặc nhỏ mũi cho thủy cầm con mới nở, sau đó tiêm bắp lúc thủy cầm 30 ngày tuổi.
* Vệ sinh phòng bệnh
Ở những nơi chưa có bệnh, tốt nhất nên tự túc con giống. Sát trùng máy ấp và trứng

ấp sau mỗi lần ấp trứng. Không căn thả vịt chung cánh đồng với vịt có bệnh, hạn chế người
ra vào trại tham quan. Vịt mới mua về nên nhốt riêng theo dõi ít nhất là 10 ngày mới nhập
đàn. Thực hiên nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh. Tốt nhất là nên tiêm phòng cho vịt mới
nở ngay tại lò. Vịt lớn cần tiêm phòng 2 lần/năm (Hồ Thi Việt Thu, 2009).


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Điều tra về đàn gia cầm của huyện Vũng Liêm qua các từ năm 2011 đến 2013.
Tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn gia cầm.
Tình hình tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm. Khảo sát hiệu quả tiêm phòng
vaccine cúm trên gia cầm của huyện Vũng Liêm từ năm 2011đến 2013.
3.2 Phương tiện nghiên cứu
Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 09/2013 đến 11/2013.
Địa điểm nghiên cứu tại Trạm thú y huyện Vũng Liêm
Đối tượng nghiên cứu: gia cầm.
Phương tiện điều tra của chúng tôi bao gồm: biểu mẫu, các số liệu được lưu trữ tại
Trạm thú y, giấy, bút, sổ sách để ghi chép.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Các số liệu tổng đàn gia cầm, số liệu về tiêm phòng, số liệu về dịch bệnh, lưu trữ tại
Trạm Thú y huyện Vũng Liêm Chi Cục thú y Vĩnh Long qua các năm 2011-2013, được
thu thập qua phương pháp điều tra hồi cứu.
3.4 Các chỉ tiêu và các tính các chỉ tiêu
Tỷ lệ tiêm phòng các bệnh (TLTP)
Số gia cầm được tiêm phòng trong năm
TLTP(%)=

x 100
Tổng số gia cầm trong năm


Tỷ lệ mắc bệnh (TLMB)
Số gia cầm mắc bệnh trong năm
TLMB(%)=

x100
Tổng số gia cầm trong năm

Tỷ lệ bảo hộ (TLBH)
Số mẫu đạt bảo hộ
TLBH(%)=

x 100
Số mẫu khảo sát


Các bước tiến hành phản ứng HI
Cho 25 µl PSB vào tất cả các giống của đỉa phản ứng 96 giống
Cho 25 µl PSB huyết thanh đã được hấp phụ vào các giống của hai hang A và B của đĩa
phản ứng (hàng A là đối chứng huyết thanh, hàng B là phản ứng)
Dùng micropipette pha loãng máu huyết bắt đầu từ hàng B đến hàng H với thể tích là 25
µl, 25 µl sau khi pha loãng đến hàng cuối cùng của đĩa phản ứng.
Cho 25 µl kháng nguyên bốn đơn vị vào tất cả các giống vô đĩa phản ứn, hàng đối chứng
huyết thanh (hàng A)
Ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút
Cho 50 µl hồng cầu gà 0,6% vào tất cả các giống của đĩa phản ứng.
Ủ ở nhiệt độ 4oC trong 45 phút tiến hành đọc kết quả
Đọc kết quả: hiệu giá kháng thể kháng virus cúm gia cầm trong huyết thanh là độ pha
loãng cao nhất của mẫu huyết thanh có hiện tượng ức chế ngưng kết hồng cầu gà 100%
Đánh giá kết quả tiêm phòng: có thể được xem là bảo hộ khi có hiệu giá kháng thể
HI≥1/16, đàn được bảo hộ nếu đàn có ≥70% mẫu đạt hiệu giá bảo hộ.

Đánh giá đối với vaccine cúm dựa trên tiêu chí đánh giá của Cục thú y.
Mẫu huyết thanh được xem là có kháng thể kháng virus cúm gia cầm (dương tính)
khi có hiệu giá kháng thể là  1/8. Mẫu đạt hiệu giá bảo hộ khi hiệu giá

HI  1/16

Đánh giá mẫu huyết thanh sau tiêm phòng virus gia cầm, theo tiêu chí đánh giá sau:
Tỷ lệ phải đạt ít nhất 70% số mẫu có hiệu giá HI  1/16 (theo Cục Thú Y, ngày
02/12/2005)
Những mẫu đạt bảo hộ khi có  70%. Số mẫu có hiệu giá HI  1/16
3.5. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Mirosoft Excel để xử lý các số liệu như tổng, tỷ lệ.


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện Vũng Liêm từ năm

2011 đến 2013
Sự phân bố đàn gia cầm ở huyện Vũng Liêm qua các năm được thể hiện qua bảng
4.1
Bảng 4.1. Tổng đàn gia cầm huyện Vũng Liêm qua các năm

Năm

Số lượng (con)

2011

Vịt
Tỷ lệ (%)


Số lượng (con)

Tỷ lệ (%)

242.891

30,16%

562.305

69,83%

2012

295.034

32,67%

608.033

67,32%

2013

245.034

34,50%

464.289


65,50%

Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy số lượng gia cầm không biến động nhiều giữa
các năm. Trong đó thấy tổng đàn vịt luôn luôn lớn hơn tổng đàn gà. Do vịt thường
được nuôi với số lượng lớn, vì đặc điểm của huyện Vũng Liêm là vùng nông nghiệp
người dân có tập quán nuôi vịt chạy đồng thường nuôi với số lượng lớn để tận dụng
nguồn thức ăn, nguồn lúa sau khi thu hoạch. Vì vậy đàn vịt ở đây luôn có số lượng
lớn. Trái lại, gà chủ yếu nuôi theo hộ gia đình với số lượng nhỏ, theo nhu cầu gia
đình và một ít trang trại. Mặc dù, tổng đàn gia cầm có thay đổi qua các năm nhưng
tổng đàn vịt luôn luôn lớn hơn gấp đôi tổng đàn gà.
4.2. Tình hình tiêm phòng vaccine trên gia cầm qua các năm
Trước tác hại dịch bệnh biện pháp hữu hiệu và cần thiết nhất ở nước ta hiện
nay là tiêm phòng vaccine, đây là chiến lược nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Kết quả
tiêm phòng các bệnh trên gà ở huyện Vũng Liêm được thể hiện qua bảng 4.2


×