Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tiểu luật kinh tế học quản lý phân tích rủi ro sản xuất xe ô tô của công ty vinfast

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.92 KB, 12 trang )

Tieu luan cuoi ky Rui ro
vinfast
Economics
Binh Duong University
11 pag.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
----------

KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHÂN TÍCH RỦI RO SẢN XUẤT XE Ô TÔ CỦA
CÔNG TY VINFAST
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: PGS. TS. ĐOÀN THỊ MỸ
HẠNH
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: ĐỖ HUỲNH BÌNH NGHĨA
MÃ HỌC VIÊN: 206A030015
NGÀNH: QUẢN TRỊ
ĐIỂM
SỐ

CHỮ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN



KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHÂN TÍCH RỦI RO SẢN XUẤT XE Ô TÔ CỦA
CÔNG TY VINFAST

TP. HCM, NĂM 2021


1

I.

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ sau thời kỳ đổi mới hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã và
đang ngày càng phát triển. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cho thấy, đến hết năm 2020 thì quy mơ nền kinh tế nước ta đạt khoảng 271,2 tỷ
đơ la Mỹ và GDP bình qn đầu người đạt 2.779 đô la Mỹ. Tốc độ đô thị hóa
nhanh, mức sống của người dân tăng lên, do đó nhu cầu về việc sở hữu ô tô của
người dân là điều tất yếu. Mặt khác, sau nhiều năm nỗ lực của Chính phủ, các
Bộ, Ngành về việc tăng tỉ lệ nội địa hóa ơ tơ nhưng thực tế vẫn lắp ráp ở mức
độ đơn giản và còn nhập khẩu nhiều. Với thực trạng trên, vào năm 2017 thương
hiệu ô tơ VinFast được ra mắt (thuộc tập đồn VinGroup) nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Có thể thấy từ khi ra mắt đến thời điểm
hiện nay, thương hiệu ô tô VinFast đã từng bước giành thế tự chủ và chủ động
về công nghiệp ôtô, đem lại một lợi thế khơng nhỏ. Song song đó, cũng còn
nhiều thách thức và rủi ro với thực tế là lần đầu tiên tham gia ngành công
nghiệp ô tô tại Việt Nam nên việc Cơng ty VinFast cần có một chiến lược quản

trị rủi ro hợp lý. Sau đây là phần phân tích, đánh giá rủi ro có thể xảy ra trong
sản xuất ô tô của Công ty VinFast.
II.

RỦI RO LÀ GÌ?

1.

Khái niệm

- Rủi ro là tập hợp tất cả những yếu tố ngẫu nhiên có thể đo lường được,
liên quan đến những vấn đề trong kinh doanh ảnh hưởng tới lợi ích của dự án
kinh doanh. Rủi ro là một phần không thể thiếu trong kinh doanh, do vậy việc
thấu hiểu rủi ro là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến
hành một dự án kinh doanh.
- Nguyên nhân khách quan do bất lợi trong tự nhiên như động đất, bão
lũ, dịch bệnh, v.v... Nguyên nhân chủ quan do chính sách kinh tế, chiến lược
kinh doanh, quản lý tổ chức, thị trường, mặt hàng, v.v…
- Các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến rủi ro thường là thái độ của con
người, sự ưa thích hoặc khơng ưa thích hoặc bàng quan khi đối mặt với rủi ro.
Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến rủi ro thường là mơi trường chính trị
pháp lý, tiền tệ, lạm phát, cơng nghệ, văn hóa xã hội.
2.

Quản lý rủi ro
Quy trình quản lý rủi ro:
Bước 1
Bước 2
Nhận diện,
Đo lường


phân tích
rủi ro



Bước 3
Biện pháp
kiểm sốt



Bước 4
Xử lý rủi ro


2

III.
1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VINFAST
Giới thiệu:

VinFast (hay VinFast LLC; viết tắt là VF), tên đầy đủ là Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast là một nhà sản xuất ô tô và xe
máy điện của Việt Nam được thành lập vào năm 2017, có trụ sở tại Hải Phịng
do ơng James Benjamin DeLuca và Lê Thanh Hải làm giám đốc điều hành.
Công ty này là một thành viên của tập đoàn VinGroup, được Phạm Nhật
Vượng sáng lập. Tên công ty là viết tắt của cụm từ "Việt Nam – Phong cách –

An toàn – Sáng tạo – Tiên phong" (chữ Ph đổi thành F). VinFast mang hàm
nghĩa tự tôn dân tộc, đáp ứng niềm mong mỏi sở hữu một thương hiệu ô tô Việt
trong nhiều thập kỷ của người dân Việt Nam. Mục tiêu của VinFast là trở thành
nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế của tổ hợp sản
xuất ô tô lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025. Sản phẩm chủ lực của VinFast
là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện, xe máy điện và xe buýt
thân thiện với môi trường.
2.

Các sản phẩm ô tô đã ra mắt đến hiện nay
Nguồn: vinfastauto.com, ngày 21/4/2021.

Sản phẩm

President

Lux SA2.0

Lux A2.0

VF e34

Fadil

Giá (triệu đồng)

4.600

1.552


1.115

590

425

3.

Bước phát triển của VinFast

Tháng 11/2017, VinFast ký kết với các đối tác hàng đầu thế giới về ô tô
như hợp tác với Siemens , Bosch, với Hiệp hội các Phòng thương mại và Công
nghiệp Đức (AHK) tại Việt Nam. Tháng 3/2018, VinFast tiếp tục cơng bố 36
mẫu thiết kế ơtơ dịng xe điện và xe động cơ đốt trong cỡ nhỏ tiêu chuẩn quốc
tế. Ngày 28/06/2018, VinFast và General Motors (GM) đã ký kết một thoả
thuận hợp tác chiến lược tiếp nhận hệ thống đại lý uỷ quyền hiện tại của thương
hiệu Chevrolet. Đồng thời, VinFast nhận chuyển nhượng, tiếp quản toàn bộ nhà
máy GM tại Hà Nội phục vụ cho việc triển khai những hoạt động sản xuất dịng
xe ơ tơ cỡ nhỏ được VinFast mua bản quyền từ GM. Dây chuyền sản xuất mới
dự kiến sẽ khánh thành vào nửa đầu năm 2019, bổ sung năng lực sản xuất cho
VinFast bên cạnh nhà máy tại Hải Phòng.
Đặc biệt, một lợi thế cạnh tranh khó sao chép của VinFast đến từ hệ sinh
thái của Vingroup. Hệ thống gần 60 trung tâm thương mại hiện tại của Vincom


3

(và sẽ là 200 trung tâm thương mại vào năm 2021) phủ khắp toàn quốc sẽ được
sử dụng để giới thiệu sản phẩm và hình ảnh của cơng ty. Đồng thời, VinFast
cũng nhận được sự tin tưởng từ gần 5 triệu khách hàng quen thuộc của

VinGroup, những người đã sử dụng và u thích các sản phẩm khác của Tập
đồn. Với chiến lược này, Chủ tịch Tập đồn Vingroup nói rằng: "VinFast đi
sau nhưng hồn tồn có thể về trước".
IV.

PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ RỦI RO SẢN XUẤT Ơ TƠ CỦA
VINFAST
Theo các bước quản lý rủi ro tại Mục II. 2.

1.

Nhận diện, phân tích rủi ro

Rủi ro dự án: Trong giai đoạn khởi đầu, VinFast cơng bố thơng tin có thể
sản xuất và bán ra 250.000 xe/năm trong vòng năm năm tới, tương đương hơn
90% lượng xe bán ra ở Việt Nam năm 2017 là 272.750 xe theo dữ theo dữ liệu
tổng hợp của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA). Hiện VinFast
chỉ tập trung vào thị trường trong nước thì mục tiêu của họ là sẽ chiếm một nửa
thị phần ô tô Việt Nam. Đây là một thách thức vơ cùng khó khăn cho một
thương hiệu cịn non trẻ như VinFast khi mà thị phần này đang phần lớn nằm
trong tay các thương hiệu lớn thế giới như Toyota, Honda, Ford, Hyundai,…
Do đó, có thể thấy khả năng VinFast không thể tiêu thụ hết số lượng xe này
trong một năm theo như cơng bố là có cơ sở.
Rủi ro cạnh tranh: Tại thị trường Việt Nam, VinFast sẽ phải cạnh tranh
với nhiều các tên tuổi lớn trong ngành ô tô thế giới đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn
Quốc. Theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA),
Toyota hiện đang là hãng xe bán chạy nhất, chiếm 23% thị trường trong tháng
7/2018, Ford xếp thứ hai với 12%. Top 10 xe bán chạy hàng tháng của VAMA
có tới 7 xe Nhật Bản, 2 xe Hàn Quốc và 1 xe Mỹ. Kể từ 1/12018 này, thuế
nhập khẩu ôtô từ ASEAN về Việt Nam sẽ về 0%. Điều này tạo điều kiện cho

hàng loạt ô tô từ khu vực ASEAN đổ vào thị trường Việt. VinFast vì thế mà
phải cạnh tranh gay gắt hơn với ôtô nhập khẩu không thuế từ các nước láng
giềng. Khi VinFast gia nhập vào thị trường ô tô đầy cạnh tranh và khắc nghiệt,
các rủi ro từ đối thủ cạnh tranh có thể khiến cho VinFast khó giành được thị
phần trong nước và khu vực, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và thực
hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.
Rủi ro về thương hiệu: Thách thức lớn nhất của bất kỳ hãng xe mới nào
gia nhập thị trường xe hơi Việt là thắng được tâm lý trọng thương hiệu của
người mua, chứng tỏ được chất lượng và sự an toàn qua thực tế sử dụng và đặc
biệt cần xây dựng cho mình một bản sắc thương hiệu riêng.


4

Rủi ro về khách hàng: Mặc dù lòng tự hào dân tộc được coi là một vũ
khí lớn thu hút người tiêu dùng mua xe VinFast tuy nhiên có thể có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm của Mặc dù lòng tự hào dân tộc được coi là
một vũ khí lớn thu hút người tiêu dùng mua xe VinFast tuy nhiên có thể có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm của hãng khơng được chào đón như
kì vọng. Người Việt chuộng hàng hiệu. Xe ơ tơ được xem là tài sản nên ngồi độ bền
thì thương hiệu và tính giữ giá cũng khá quan trọng trong quyết định mua sản phẩm.
→ cần tính đến những rủi ro về tâm lí và hành vi người tiêu dùng để có những thay
đổi và kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Rủi ro nhân lực: Việt Nam hiện đang thiếu rất nhiều kỹ sư về công nghệ xe hơi
do từ trước đến nay, chúng ta chỉ có lắp ráp và dịch vụ sau bán hàng cho nên việc chế
tạo xe mới, đối với đội ngũ công nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Rủi ro tài chính: Tổng vốn đầu tư cho dự án VinFast dự kiến lên tới 4,2 tỷ
USD, một phần từ nguồn tự có của Vingroup và huy động từ công ty thành viên, một
phần lớn đến từ việc huy động bên ngoài là đi vay. Hiện nay, Ngân hàng đầu tư quốc
tế tên tuổi Credit Suisse sẵn sàng thu xếp cho Vingroup khoản tín dụng ban đầu là 800

triệu đơla. Và khoản tín dụng có thể tăng lên theo nhu cầu phát triển của VinFast. Tuy
nhiên, do Vingroup làm việc tại Việt Nam do đó VinFast sẽ bị ảnh hưởng bởi những
vấn đề vĩ mô ở Việt Nam. Rủi ro tài chính xảy ra khi nếu trong 10, 20 năm tới đây,
nền kinh tế có biến động, số tiền vay vốn nước ngồi lên tới nhiều tỉ đơ bị lạm phát,
biến động tỉ giá hoặc nếu đang thực hiện dự án giữa chừng thì hết vốn hoặc Credit
Suisse khơng giải ngân vốn như đã hứa thì VinFast sẽ phải đối mặt với tình huống khó
khăn.

2.

Đo lường rủi ro

Dựa trên những phân tích về dự án sản xuất ơ tơ của VinFast như trên, ta
có thể đưa ra bản so sánh mức độ nghiêm trọng cũng như tần xuất của các rủi
ro:
Loại
rủi ro

Mức độ nghiêm trọng

Tần suất xảy ra

Rủi ro
dự án

Cao.

Thấp.

Mục tiêu sản xuất khơng thể đạt

được thì sẽ một lượng ô tô sản xuất
ra chưa được tiêu thụ, theo thời gian,
VinFast sẽ phải đối mặt với việc ô tơ
xuống giá, ảnh hưởng đến khả năng
quay vịng vốn, giảm sản lượng của
năm kế tiếp.

Do về tổng thể dự án có thể vẫn
thu được những kết quả khả quan
tuy nhiên mục tiêu 250.000
xe/năm nhiều khả năng là sẽ
không thực hiện được xét về phân
khúc thị trường có nhiều đối thủ,
giá chưa sát với thu nhập của


5

người Việt.
Rủi ro
cạnh
tranh

Cao.

Cao.

Ảnh hưởng đến việc không tiêu thụ
được sản phẩm, mất thương hiệu,
mất khách hàng, dễ bị đào thải khỏi

thị trường.

Do thị trường hiện đang có rất
nhiều sản phẩm đến từ các hãng
uy tín và có thương hiệu trên thế
giới.

Rủi ro
Cao.
về
Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu
thương dài của VinFast, không giữ được
hiệu khách hàng và khả tiêu thụ được sản
phẩm là không cao.
Rủi ro
về
khách
hàng

Rủi ro
nhân
lực

Do hiện tại đang hưởng lợi từ
thương hiệu của tập đoàn
VinGroup và chiến lược truyền
thơng tốt.

Cao.


Thấp.

Nếu khách hàng khơng đón nhận sản
phẩm của VinFast như kì vọng sẽ
làm ảnh hưởng lớn đến doanh số bán
hàng, cũng như các kế hoạch sản
xuất, kinh doanh của họ.

Do hiện VinFast đang tận dụng
được lợi thế từ lịng tự hào dân tộc
của người Việt, chiến lược truyền
thơng hiệu quả, và những uy tín từ
tập đồn VinGroup.

Thấp.

Thấp.

Có thể dẫn đến việc làm giảm sản
lượng, tuy nhiên VinFast có thể xử lí
rủi ro bằng cách tốn thêm chi phí
thuê chuyên gia nước ngoài về làm
việc.

Do nguồn nhân lực về chế tạo
máy, công nghệ thông tin của Việt
Nam đang dồi dào, khả năng tiếp
cận công nghệ nhanh.

Cao.

Rủi ro
tài
Trong trường hợp rủi ro tài chính
chính xảy ra nó sẽ có tác động lớn đến các
kế hoạch sản xuất, kinh doanh của
VinFast.

3.

Thấp.

Thấp.
Do tiềm lực tài chính của tập
đồn Vingroup là rất mạnh và dự
án VinFast đang nhận được sự
đánh giá cao từ giới chun mơn
cũng như các tổ chức tín dụng.

Kiểm sốt rủi ro

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, cơng cụ, chiến
lược, các chương trình hành động, ...để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu tổn thất,
ảnh hưởng khơng mong đợi có thể đến với tổ chức, doanh nghiệp.


6

Rủi ro dự án: Nhận được sự bảo hộ của Nhà nước đối với sự phát triển
ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. VinFast đặt ra mục tiêu tiếp cận thị
trường sớm, chỉ sau hơn 1 năm đã cho ra mắt sản phẩm.

Rủi ro cạnh tranh: Thị trường Việt Nam có tỉ lệ sở hữu xe cá nhân khơng
cao, vì vậy nếu có sự hỗ trợ bởi chính sách nhất quán của nhà nước (cơ sở hạ
tầng, phí sử dụng...), thì tiềm năng thị trường là rất lớn cho VinFast. Tuy nhiên,
để có thể giành được thị phần trong thị trường ô tô với chủ yếu các tên tuổi
ngoại, thì VinFast cần phải có những chiến lược tốt về Marketing và hệ thống
dịch vụ chăm sóc khách hàng bên cạnh chất lượng của xe.
Rủi ro về thương hiệu: VinFast biết muốn xây dựng một thương hiệu tốt
và khẳng định đẳng cấp của thương hiệu thì việc sản xuất xe giá rẻ là không thể.
VinFast biết người tiêu dùng cần thời gian để chấp nhận sự thật. Vì thế trong
suốt q trình sản xuất, họ liên tiếp kí hợp đồng với những đối tác lớn như
BMW, Pininfarina, …VinFast cũng chiêu mộ hàng loạt nhân sự hàng đầu trong
ngành công nghiệp ô tô hiện nay, chẳng hạn như ông James B. DeLuca, Cựu
Phó Chủ tịch điều hành hoạt động sản xuất tồn cầu General Motors (GM); Ơng
Võ Quang Huệ, Cựu lãnh đạo Bosch và một số nhân sự đứng đầu bộ phận sản
xuất của Holden, một thương hiệu của GM (đã ngừng sản xuất tại Úc). Từ đó,
người tiêu dùng ngầm hiểu xe VinFast có chất lượng thế nào, tiêu chuẩn ra sao.
Rủi ro về khách hàng: Trước tình trạng thị trường ô tô Việt Nam chủ yếu
là xe từ Nhật, Đức, Hàn, đồng thời người dân Việt Nam còn đang băn khoăn
trước chất lượng của VinFast, VinFast quyết định lựa chọn những ưu đãi về giá
để thu hút khách hàng, với việc giảm giá các dịng xe ơ tơ. Ngồi ra, VinFast
cũng tổ chức sự kiện mở bán xe với điểm nhấn là việc khách hàng có thể trực
tiếp trải nghiệm, điều này khiến khách hàng có niềm tin được củng cố hơn vào
chất lượng xe trước khi quyết định đặt mua. Về vấn đề các chạm sạc cho xe
điện, VinFast đã bắt tay vào thành lập các điểm sạc, trước tiên là cho dòng xe
máy điện Klara mới cho ra mắt thị trường để nâng cao trải nghiệm người dùng.
Việc cung cấp các điểm sạc xe sẽ giúp người dùng cảm thấy giảm bớt rủi ro của
dòng xe điện và sẵn sàng chi tiền hơn. Bên cạnh đó, VinFast đã rất nhanh chân
khi thâu tóm tồn bộ mạng lưới phân phối của GM tại Việt Nam. Động thái này
bước đầu giúp người mua xe an tâm hơn khi VinFast sẽ có hệ thống đại lí chính
hãng trên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vingroup đang có một danh sách

khách hàng tiềm năng khổng lồ, những người đang sử dụng bất động sản, du
lịch, khám bệnh hay có con đi học tại các doanh nghiệp thành viên. Vingroup
cũng có quá nhiều địa điểm đẹp để mở các showroom phân phối. Do đó,
VinFast cần có sự chăm sóc và các phương án duy trì mối quan hệ, có ưu đãi để
thúc đẩy mua xe với nhóm khách hàng tiềm năng này.


7

Rủi ro về nhân lực: Về bài toán vận hành nguồn nhân lực nhà máy,
VinFast vừa tổ chức thi tuyển sinh khóa đầu tiên cho trung tâm đào tạo VinFast
với 2 ngành học chính là Cơ khí Cơng nghiệp và Cơ- Điện tử. Trung tâm đào
tạo được VinGroup đầu tư 10 triệu USD không chỉ là cái nôi khởi đầu cho các
kỹ thuật viên có tay nghề cao, mà sẽ hướng tới trở thành nơi cung cấp nguồn
nhân lực cho sản xuất theo công nghiệp 4.0 lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra,
trong các hợp đồng ký kết với các đối tác hàng đầu trên thế giới, ln có điều
khoản chuyển giao công nghệ. Một mặt các công ty danh tiếng này xây dựng
các nhà máy hiện đại cho VinFast, đồng thời trong quá trình hoạt động sẽ
chuyển giao các đỉnh cao công nghệ của họ cho thương hiệu sản xuất ô tô của
Vingroup. Để làm chủ công nghệ, VinFast đã thành lập Viện Nghiên cứu và
Phát triển để làm cầu nối chuyển giao công nghệ từ các đối tác hàng đầu thế
giới, góp phần đào tạo nhân sự chuyên môn cao tự vận hành nhà máy sản xuất.
Hiện Viện đã quy tụ được chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực phần mềm và phần
cứng tham gia các đề án liên quan đến việc phát triển các sản phẩm mới, chế tạo
và sản xuất xe máy điện và ô tô.
Rủi ro tài chính: Vingroup có tiềm lực tài chính rất lớn, ngồi ra cịn xây
dựng được hình ảnh một tập đồn uy tín trên thị trường, vì vậy VinFast có thể
huy động nguồn tài chính khổng lồ từ các cơng ty con khác và từ việc đi vay
vốn. Với rủi ro về tỷ giá khi vay, VinFast có động thái muốn huy động nguồn
trong nước, cho dù phải trả lãi suất cao hơn. VinFast khởi đầu với 800 triệu

USD vay vốn từ Credit Suisse – ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài
chính hàng đầu thế giới có trụ sở tại Thuỵ Sỹ cùng tiềm lực vốn hùng mạnh từ
tập đoàn lớn hàng đầu Việt Nam với thế mạnh từ các lĩnh vực bất động sản và
bán lẻ. Việc vay vốn nước ngồi chỉ nên duy trì ở một số tiền nhất định,
VinFast cần cân đối giữa vay nước ngoài - vay trong nước - tiềm lực huy động
từ lĩnh vực khác để giảm rủi ro về tỉ giá và có nguồn tài chính duy trì hoạt động
trong 3- 4 năm đầu có thể chưa tạo ra được dịng tiền về.
4.

Tài trợ, xử lý rủi ro
Tài trợ, xử lý rủi ro là dự phịng tài chính cho các thiệt hại do rủi ro xảy ra .

VinFast cần có các biện pháp tài trợ, xử lý rủi ro:
Rủi ro dự án :Nếu VinFast không thành công như mong đợi, và chỉ là
một nhà máy chủ yếu làm xe máy chạy điện, thì Vingroup có lẽ cũng khơng
mất gì nhiều khi chuyển cơng năng phần đất được giao. VinFast khi đó nên tập
trung đẩy mạnh xe máy chạy điện chiếm lĩnh thị trường xe máy điện tại Việt
Nam và Đông Nam Á.


8

Rủi ro về thương hiệu: Doanh nghiệp cần thành lập quỹ dự phịng đẩy
mạnh marketing và truyền thơng đồng thời xử lí các khủng hoảng có thể xảy ra
liên quan đến hình ảnh thương hiệu.
Rủi ro về khách hàng: Việc thu hút khách hàng bằng giảm giá xe yêu cầu
VinFast thành lập quỹ dự phòng những tổn thất khi thực hiện quyết định này.
Ngoài ra, VinFast cũng cần ngân sách lớn để phát triển hệ thống phân phối,
chăm sóc bảo dưỡng, đặc biệt là sẵn sàng tạo nên những chương trình ưu đãi
tiếp theo nếu khơng có khách hàng hoặc xử lí khủng hoảng truyền thơng.

Rủi ro về nhân lực: Trước tình trạng thiếu hụt nhân lực lành nghề, trình
độ kỹ thuật cao, VinFast lập quỹ dành cho việc đào tạo, mà bước đầu là xây
dựng trung tâm đào tạo VinFast. Bên cạnh đó, để phịng ngừa rủi ro chảy máu
chất xám, cơng ty nên có biện pháp lập quỹ dự phịng để xử lí những trường
hợp lộ bí mật kinh doanh, đồng thời phát triển quỹ dành cho R&D, …
Rủi ro tài chính: VinFast có thể lựa chọn tăng vay vốn trong nước (xét
theo những ưu đãi của chính phủ) và huy động nguồn lực từ các lĩnh vực khác,
ví dụ Vinpearl đã phát hành thêm 125 triệu USD trái phiếu hoán đổi, tăng tổng
giá trị phát hành thành 450 triệu USD
V.

KẾT LUẬN:

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam vẫn còn là một ngành mới
và đầy tiềm năng phát triển. Việc đầu tư vào ngành này trong khi thị trường ơ tơ
Việt Nam vẫn cịn nhiều chỗ trống giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát
triển. Tuy nhiên khơng thể phủ nhận rằng chính bởi tính chất “mới” đó mà
doanh nghiệp có thể gặp phải tất nhiều những rủi ro. Doanh nghiệp cần phải
tỉnh táo nhận diện và quản lý rủi ro một cách hiệu quả để có thể tránh những
tình huống đáng tiếc xảy ra. Trên đây là bài tiểu luận về nhận diện những rủi ro
dự đoán, đánh giá rủi ro, kiểm soát và tài trợ rủi ro của nhóm em về đề tài:
“Quản trị rủi ro cho dự án sản xuất ô tơ VinFast của tập đồn Vingroup”.
Dự án Vinfast đã thu hút được sự quan tâm ủng hộ rất lớn từ cộng đồng
và chính phủ Việt Nam. Vinfast đang mở ra một cánh cửa tươi sáng cho sự phát
triển của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta khó có thể
nói trước được điều gì vì đây là một dự án dài hạn trong khi hiện tại Vinfast
mới chỉ trải qua giai đoạn đầu, nên còn rất nhiều những rủi ro tiềm ẩn mà doanh
nghiệp có thể gặp phải trong những giai đoạn tiếp theo. Trên đây chỉ là những
dự đốn và đề xuất của nhóm được thực hiện trong giới hạn thời gian, phạm vi
nghiên cứu và khả năng tiếp cận nguồn tài liệu của nhóm nên nhóm khó có thể

đưa ra những thơng tin và giải pháp tối ưu. Với nền tảng vững chắc của tập


9

đồn Vingroup, chúng ta có thể hi vọng rằng họ đã có những dự tính trước về
những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai và lên kế hoạch phòng ngừa chúng
một cách hiệu quả để đưa đến cho chúng ta những chiếc xe ô tô “made in Việt
Nam “chất lượng gây được tiếng vang lớn trên thị trường nội địa và quốc tế.
/>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2021, March 1). 1051/BC-BKHĐT Báo cáo kết
quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. p. 3.
Retrieved from />
2.

Eric Verzuh. (2020). MBA Căn bản – Quản lý rủi ro và hiệu suất cơng
việc. Hà Nội: NXB Dân Trí.

3.

Hà Hải (2018, October 11). Lãnh đạo VinGroup: ‘Chúng tôi chấp nhận
rủi ro, dồn lực cho dự án ô tô VinFast’. TheLEADER. Retrieved from


4.

Hiệp hội các Nhà sản xuất Ơ tơ Việt Nam. (n.d). Báo cáo bán hàng.
Retrieved from />

5.

PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Lê Thanh Tâm, TS Hoàng Đức Mạnh.
(2019). Quản trị rủi ro. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.



×