Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Quan điểm của cá nhân về văn hoá theo định nghĩa cấu trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.31 KB, 9 trang )

A, ĐẶT VẤN ĐỀ

Nói đến văn hoá là nói đến nền sự đa dạng trong tổng thể nền văn hoá hay
đó là một nền văn hoá của một dân tộc trong một quốc gia hoặc văn hoá của
cả nhân loại. Văn hoá Việt nam được xem xét theo nhiều chiều hướng do
vậy còn rất nhiều ý kiến trái ngược nhau do những cách tiếp cận văn hoá
khác nhau. Như đã nói, lâu nay, tính hệ thống của văn hóa chưa được chú ý
đầy đủ, cho nên cũng chưa có được một mô hình hệ thống văn hóa đầy đủ và
có sức thuyết phục. Chính vì vậy cấu trúc của văn hoá còn chưa có sự thống
nhất chặt chẽ cho nên để tìm hiểu rõ hơn về tổng thể nền văn hoá chúng ta
cần tìm hiểu rõ cấu trúc của nền văn hoá trên nhiều phương diện, trên nhiều
cách tiếp cận khác nhau của những quan điểm để thấy rõ được sự đồng bộ
cũng như tìm ra được điểm chung trong những quan điểm của từng cá nhân
nghiêm cứu qua đó rút ra được quan điểm của cá nhân . Bài làm dưới đây
xin làm rõ vấn đề “ Quan điểm của cá nhân về văn hoá theo định nghĩa cấu
trúc, ví dụ minh hoạ”.
Mặc dù đã có sự tìm tòi nhưng do kiến thức và tầm hiểu biết còn hạn chế do
vậy bài làm dưới đây chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý từ phía quý thầy cô để bài luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!!

B, NỘI DUNG
1, Văn hoá là gì ?
Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân vàcộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên
moọt hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó
từng dân tộc tự khẳng định bản sắc của riêng mình.
2, Quan điểm của cá nhân về văn hoá theo định nghĩa cấu trúc
a, Văn hoá theo định nghĩa cấu trúc
Cấu trúc tức là xét trong một tổng thể thống nhất được tạo thành từ các


yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố đó với nhau.
Như vậy văn hoá theo định nghĩa cấu trúc theo R. Linton định nghĩa như
sau: Văn hoá suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của
các thành viên xã hội, đồng thời là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà người ta
học được và các kết quả ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên
của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
1
Theo định nghĩa cấu trúc nền văn hoá có hai dạng cơ bản: Văn hoá vật chất
văn hoá tinh thần – văn hoà vật thể, phi vật thể, văn hoá hữu thể; Văn hoá vô
thể, Văn hoá cá nhân, văn hoá cộng đồng.
Tuy nhiên theo cách tiếp cận hệ thống có thể xem cấu trúc của hệ thống văn
hoá như một hệ thống gồm bốn thành tố cơ bản như sau: Văn hoá nhận thức
(nhận thức về vũ trụ; nhận thức về con người), Văn hoá tổ chức cộng đồng
(Văn hoá tổ chức đời sống tập thể; Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân), Văn
hoá ứng xử với môi trường tự nhiên (Văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên;
văn hoá ứng phó với môi trường tự nhiên), Văn hoá ứng xử với môi trường
xã hội (Văn hoá tận dụng môi trường xã hội; Văn hoá ứng phó với môi
trường xã hội) và trong mỗi thành tố đều có các vi hệ cơ bản:
Mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định – một
chủ thể văn hóa. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người - chủ
thể văn hóa đó luôn có nhu cầu tìm hiểu, và do vậy đã tích lũy được một kho
tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về bản thân con người –
đó chính là hai vi hệ của tiểu hệ văn hóa nhận thức.
Tiểu hệ thứ hai liên quan trực tiếp đến những giá trị văn hóa nội tại của cộng
đồng người - chủ thể văn hóa: đó là văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm
hai vi hệ là văn hóa tổ chức đời sống tập thể (những vấn đề liên quan đến tổ
chức xã hội trong một quy mô rộng lớn như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô
thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (những vấn đề liên quan đến đời
sống mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, đạo đức, văn hóa giao tiếp, nghệ
thuật ).

Cộng đồng người (chủ thể văn hóa) hiển nhiên là tồn tại trong quan hệ với
hai loại môi trường – môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, v.v.) và môi
trường xã hội (hiểu ở đây là các xã hội, dân tộc, quốc gia láng giềng). Cho
nên, hệ thống văn hóa còn bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức
xử sự của cộng đồng dân tộc với hai loại môi trường ấy. Hai tiểu hệ đó là
văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường
xã hội.
Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại
tác động của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môi trường (tác động tích
cực) và đối phó với môi trường (tác động tiêu cực). Với môi trường tự nhiên,
có thể tận dụng để ăn uống và giữ gìn sức khỏe, để tạo ra các vật dụng hàng
ngày ; đồng thời phải đối phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao
thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa, kiến trúc). Với môi trường
xã hội, bằng các quá trình giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc
2
đều cố gắng tận dụng các thành tựu của các dân tộc, quốc gia lân bang để
làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải lo đối phó với
họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao.
b, Quan điểm của cá nhân về cách tiếp cận văn hoá theo định nghĩa cấu trúc
Theo cách nhìn truyền thống cho rằng văn hoá có cấu trúc hai phần rất đơn
giản là: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần (Arnoldov 1985) Cấu trúc này
không sai, nhưng nó là cấu trúc cơ sở, rất đơn giản, không thể cho thấy hết
được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa đồng thời không thể
thấy được hết các vi hệ trong từng bộ phận cấu tạo nên nền văn hoá.
Xét cấu trúc văn hoá dựa trên định nghĩa cấu trúc biết được cấu tạo của nền
văn hoá một cách rõ ràng.
Trong loại hình văn hoá tổ chức cộng đồng có hai vi hệ cơ bản là văn hoá tổ
chức đời sống tập thể và văn hoá tổ chức đời sống cá nhân, giữa cá nhân và
cộng đồng có mối quan hệ tương tác, biện chứng với nhau trong đó: Cá nhân
làm phong phú cho cộng đồng: Nhà có học, con nhà lành, dòng họ tri thức

(gia phả), làng tiến sĩ. Còn cộng đồng là sức mạnh. Sáng tạo trước hết bao
giờ cũng xuất phát của cá nhân, không có sáng tác nào là của cộng đồng, kể
cả ca dao thành ngữ, tục ngữ, văn hóa cộng đồng làm phông văn hóa cho cá
nhân. Nếu phông văn hóa cộng đồng tốt thì cá nhân trong cộng đồng ấy
được thừa hưởng gia tài văn hóa cộng đồng.
Với thành tố văn hoá nhận thức có hai vi hệ cơ bản đó là nhận thức về vũ
trụ và nhận thức về con người với bộ phận này theo quan điểm cá nhân cho
rằng đây là một cách chia hợp lí vì trong quá trình tồn tại và phát triển của
cộng đồng người nhất định thì chủ thể luôn tìm tòi và sáng tạo và có sự trao
truyền từ đời này sang đời khác do vậy chủ thể đã tích luỹ được những kinh
nghiệm và một kho tàng tri thức, tín ngưỡng phong phú về sự biến đổi
nhanh chóng của vũ trụ và các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên,
đồng thời qua sự phát triển cùng với sự chắt lọc những cái hay sáng tạo ra
những cái mới chủ thể của văn hoá đã có nhận thức rõ hơn về con người,
con người đã có cho mình những tri thức nhất định trong quá trình lao động
cũng như các hoạt động của con người trong tất cả các lĩnh vực những nhận
thức của con người trước sự biến đổi của các yếu tố bên ngoài biết tiếp nhận
những cái mới, cái hay và loại bỏ những cái xấu, cái không hợp với minh
biến đổi nó thành cái của riêng mình ứng xử của con người trước những biến
đổi của xã hội cũng như của tạo hoá. tạo nên văn hoá bản sắc của cộng đồng
người nhất đinh.
3
Ví dụ: Ngày nay tri thức được coi là yếu tố quan trọng nhất của nền văn hoá.
Tri thức bao trùm nhiều lĩnh vực như: lao động sản xuất (công, nông
nghiệp), chính trị, giáo dục, văn học, nghệ thuật, y tế, xây dựng, luật pháp,
giao thông, giao tiếp, chinh phục thiên nhiên, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Đó
là những hiểu biết khoa học, những kinh nghiệm và sự khôn ngoan mà con
người tích luỹ được trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh và thích ứng
với thiên nhiên cũng như với xã hội nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của
mỗi cá nhân và của cả cộng đồng người trong quá trình lịch sử lâu dài.

Với hai tiểu hệ của văn hoá tổ chức cộng đồng làm rõ hơn hai bộ phận cụ
thể của nền văn hoá. Với văn hoá tổ chức đời sống tập thể thì văn hóa cộng
đồng cao nhất là quốc gia. Nói đến bản sắc văn hóa là nói đến bản sắc văn
hóa của một quốc gia, tỉnh, vùng, dân tộc thiểu số có thể dùng chữ sắc thái.
Quốc gia là cộng đồng chính trị. Biên giới quốc gia và sự đoàn kết, hoà hợp
văn hóa nhiều khi phải giữ bằng máu. Không nên nhấn mạnh vào cái riêng
mà phải nhấn mạnh vào cái chung. Cần tôn trọng và bảo vệ văn hóa quốc
gia.
Ví dụ: Với văn hoá tổ chức đời sống tập thể có thể nói đến văn hoá đoàn kết
giữa làng này với làng bên hoặc xã này với xã khác cùng nhau thống nhất
đoàn kết chống lại các hoạt động mang tính mê tín dị đoan, những kẻ buôn
lậu ma tuý…
Với văn hoá tổ chức đời sống cá nhân đây là cái riêng của mỗi cá nhân
trong một cộng đồng với văn hoá tổ chức cá nhân nó biểu hiện ở một số vấn
đề liên quan như: đạo đức, giao tiếp… Con người chỉ có thể là con người xã
hội, trong đó các cá nhân, ở những mức độ khác nhau, đều được xã hội hoá.
Họ sồng, làm việc, hành động theo những qui tắc ứng xử đã hình thành trong
xã hội. Như thế, chúng ta có thể nói rằng, mỗi cá nhân đã tiếp nhận một hệ
thống các qui tắc và các thước độ văn hoá của xã hội và thể hiện chúng trong
những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Những thước đo này về bản
chất là những tiêu chuẩn lý tưởng mang tính chất qui ước mà mỗi cá nhân
cần phải tuân theo.
Ví dụ: Trong văn hoá giao tiếp của từng cá nhân trong một tổ chức cộng
đồng đôi khi vẫn bị ảnh hưởng bởi những cái tiêu cực ngoài xã hội như văn
hay nói tục, chửi bậy, thể hiện khả năng giao tiếp hay văn hoá ứng xử của
nhiều người trong mối quan hệ với cộng đồng vẫn còn bị hạn chế và còn
kém. Đạo đức cũng vậy hiện nay đạo đức được nói rất nhiều trên các
phương tiện thông tin đại chúng bởi có quá nhiều cán bộ, hay nhiều bạn trẻ
hiện nay đạo đức xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt là hiện nay tỉ lệ trẻ
thành niên phạm tội đang có xu hướng gia tăng.

4
Con người sống đều có mối quan hệ mật thiết với môi trường tự nhiên.
Bằng cách xử sự của mỗi chủ thể có thể biết được con người đnag làm gì với
môi trường xung quanh bằng hành động của mình, đang phá hoại hay đang
làm cho môi trường xung quanh đẹp hơn, đa dạng hơn.
Ví dụ: Với sự chung tay góp sức của các cá nhân, cộng đồng, dân tộc, nhà
nước có thể làm cho thiên nhiên trở nên ngày càng xanh tươi hơn, các thiên
tai, bão lũ được nhân dân chung tay góp sức xây dựng nên hệ thống đê điều
nhằm chống lại sự tàn phá của thiên tai. Thể hiện tình đoàn kết giữa các chủ
thể trong cộng đồng với nhau.
Tiểu hệ thứ hai của hệ thống văn hoá là văn hoá ứng xử với môi trường xã
hội, với môi trường xã hội, bằng các quá trình giao lưu văn hoá, tiếp biến,
mối dân tộc đều cố gắng tận dụng thành tựu của các dân tộc, quốc gia lân
bang để làm giàu thêm cho nền văn hoá của mình, đồng thời cũng đối phó
với họ trên các mặt trân chính trị, quân sự, ngoại giao. Giao lưu là nhằm học
hỏi nhưng vẫn không làm mất đi bẳn sắc văn hoá vốn có của dân tộc mình,
cũng như của quốc gia.
Ví dụ: Hiện nay nhà nước Việt Nam không ngừng mở rộng mối quan hệ với
các nước trên thế giới đồng thời liên tục có những quan hệ giao lưu văn hoá
với hầu hết các nước bạn như giao lưu văn hoá ẩm thực Việt – Hàn, Giao
lưu văn hoá văn nghệ Việt – Trung, nhằm học hỏi những nét văn hoá đặc
sắc. Một số những nét văn hoá của các dân tộc khác như: Lễ hội hoa anh đào
của Nhật Bản là một trong những nét văn hoá lâu đời nhất mà cho đến nay
Nhật bản vẫn còn giữ được nguyên vẹn. Việt nam không ngừng học hỏi
những cũng không làm mất đi bản sắc của riêng mình.
c, ưu nhược điểm của cách tiếp cận trên
Ưu điểm: Với cách tiếp cận văn hoá theo định nghĩa cấu trúc như trên ta có
thể nhìn thấy một số ưu điểm của nền văn hoá
Thứ nhất: thấy hết được cấu tạo của nền văn hoá, đồng thời thấy được sự
phức tạp của nền văn hoá. Nếu xem cấu trúc văn hoá bao gồm bốn thành tố

như trên thì sẽ hợp lí hơn và quan đó có thể thấy được rõ hơn cấu tạo của
nền văn hóa và mối quan hệ giữa các thành tố trên.
Thứ hai: Nếu xem văn hoá có cấu trúc gồm bốn thành tố cấu tạo nên thì hình
dung được một cách đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa các bộ phận của nó với
nhau.
Thứ ba: Với bốn thành tố và các vi hệ cơ bản bên trong thấy được một tập
hợn các biểu hiện đa dạng hơn và có thể nói đây là một chỉnh thể có kết cấu
và logic cụ thể.
5
Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh vốn có, phương pháp tiếp cận này
cũng gặp phải những hạn chế nhất định như:
Thứ nhất: Với cách tiếp cận văn hoá theo định nghĩa cấu trúc thì rất đa dạng
và phức tạp bởi bên trong các thành tố nói trên còn có các vi hệ nhỏ hơn cấu
tạo nên các thành tố lớn hơn và nếu không xem xét cụ thể rất dễ đi theo một
hướng khác.
Thứ hai: Cũng như mọi loại ranh giới, ranh giới giữa các bộ phận của hệ
thống văn hóa không thể vạch ra một cách quá rạch ròi, nhất thành bất biến.
Để xếp sắp một hiện tượng văn hóa vào hệ thống, phải căn cứ vào đặc điểm
điển hình của nó. Chẳng hạn, mục đích của nhà cửa là để đối phó với môi
trường tự nhiên, nhưng con người lại cũng đã tận dụng chính môi trường tự
nhiên để tạo ra nó.
Vì vậy chúng ta phải giữ gìn tính đa dạng của văn hoá mỗi dân tộc ngày
càng phong phú hơn trong tổng thể văn hoá nhân loại trên toàn cầu giữ gìn
những gì chúng ta đang có và làm cho nó ngày càng phát triển hơn nữa.
C, KẾT LUẬN
Việt Nam đang từng bước hội nhập và pháp triển, giao lưu văn hoá với
các nước trên thế giới nhưng không đánh mất bản sắc văn hoá của mình,
luôn có sự trau dồi, nhưng không làm mất đi nét đặc sắc của nền văn hoá
truyền thống tồn tại lâu đời. Xét nền văn hoá trên tổng thể cấu trúc của nền
văn hoá có thể thấy rằng mọi nền văn hoá đều được cấu tạo từ những bộ

phận có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng không tách rời nhau tất cả đều
nhằm phục vụ nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Văn
hoá Việt Nam liệu có thể tồn tại mãi mãi hay không điều đó hoàn toàn phụ
thuộc vào ý thức của từng cá nhân trong một cộng đồng mà con người là chủ
thể của văn hoá trong quá trình quảng bá văn hoá việt nam ra khắp thể giới,
trong quá trình giao lưu, tiếp biến nền văn hoá của các quốc gia, dân tộc trên
khắp thế giới.
6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Đại cương văn hoá Việt Nam NXB Văn hoá – Thông tin TS
Phạm thái Việt, TS Đào ngọc Tuấn
2, Cơ sở văn hoá việt nam NXB giáo dục Trần Ngọc Thêm
3, web: vanhoavietnam.com.vn
Tailieu.vn
7
Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hoá theo định nghĩa cấu trúc, lấy ví
dụ minh hoạ, ưu nhược điểm của cách tiếp cận đó.
MỤC LỤC Trang
A, ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………… 1
B, NỘI DUNG………………………………………………… …….1
1, Văn hoá là gì ? 1
2, Quan điểm của cá nhân về văn hoá theo định nghĩa cấu trúc……….1
a, Văn hoá theo định nghĩa cấu trúc……………………………………1
b, Quan điểm của cá nhân về văn hoá theo định nghĩa cấu trúc……….3
c, ưu nhược điểm của cách tiếp cận đó……………………………… 6
C, KẾT LUẬN…………………………………………………………7
8
9

×