ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
MƠN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TỒN CẦU
ĐỀ TÀI: IKEA VÀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
: Đỗ Ngọc Bích
: Nhóm 2
: IB004
Giảng viên hướng
dẫn Nhóm thực hiện
Lớp
_____________
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2021
MỤC LỤC
CÂU 1:................................................................................................................................................. 1
I. THỊ TRƯỜNG.............................................................................................................................. 1
1. Quy mô......................................................................................................................................1
2. Tăng trưởng...............................................................................................................................3
3. Chất lượng.................................................................................................................................3
II. NGUỒN LỰC..............................................................................................................................4
1. Nguồn lực tự nhiên................................................................................................................... 4
2. Nguồn lực con người................................................................................................................ 4
3. Cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp hỗ trợ..............................................................................4
III. CẠNH TRANH.......................................................................................................................... 5
1. Sự cạnh tranh trong ngành........................................................................................................5
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.....................................................................................................5
3. Quyền thương lượng của nhà cung ứng....................................................................................5
4. Quyền thương lượng của khách hàng....................................................................................... 5
5. Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế..........................................................................................6
IV. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI.............................................................................................................6
1. Cải cách trong kinh doanh........................................................................................................ 6
2. Về thuế......................................................................................................................................6
3. Về giao dịch qua biên giới........................................................................................................7
4. Chính phủ đầu tư cho cơ sở hạ tầng..........................................................................................7
V. RỦI RO........................................................................................................................................ 7
1. Rủi ro từ mơi trường bên ngồi doanh nghiệp..........................................................................7
2. Rủi ro bên trong doanh nghiệp:................................................................................................ 9
VI. VĂN HÓA..................................................................................................................................9
1. Power Distance - Khoảng cách quyền lực................................................................................ 9
2. Individualism - Chủ nghĩa cá nhân hay Collectivism - Chủ nghĩa tập thể...............................9
3. Masculine - Nam tính hay Feminine - Nữ tính.........................................................................9
4. Uncertainty Avoidance - Mức độ e ngại rủi ro........................................................................10
VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG..............................................................................................................10
Khi xâm nhập vào Việt Nam thì thứ nhất IKEA tận dụng được một thị trường có quy mơ lớn cả
về dân số và nhu cầu tiêu dùng. Tầng lớp trung lưu đang có tốc độ phát triển nhanh chóng và sự
tăng trưởng nhanh chóng của ngành sản xuất đồ nội thất tại Việt Nam.........................................10
CÂU 2:............................................................................................................................................10
I. Mục tiêu thâm nhập – Entry objectives.......................................................................................10
1. Mở rộng thị trường..................................................................................................................10
2. Khai thác nguồn lực - Resources............................................................................................ 12
II. Timing........................................................................................................................................13
1. Cơ hội......................................................................................................................................13
2. Thách thức...............................................................................................................................14
III. Nội lực IKEA............................................................................................................................15
IV. XÁC ĐỊNH, PHÂN TÍCH CÁC PTTN KHUYẾN KHÍCH....................................................15
1. 4W1H......................................................................................................................................16
2. SWOT..................................................................................................................................... 17
3. Các tiêu chí so sánh.................................................................................................................18
4. Khuyến nghị............................................................................................................................19
5. Đề xuất....................................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................21
THÀNH VIÊN NHÓM
Huỳnh Hữu Nghĩa
Nguyễn Võ Khang Vy
Trần Lê Lan Phương
Hà Bùi Tường Vy
Nguyễn Võ Kim Nhi
Nông Thị Mỹ Duyên
Nguyễn Thị Khánh Hà
Võ Ngọc Cát Tường
31191025276
31191024871
31191023820
31191026562
31191020698
31191025900
31191023240
31191020857
CÂU 1:
I. THỊ TRƯỜNG
1. Quy mô
1. 1. Kinh tế
- Theo World Bank (WB) năm 2020, GDP danh nghĩa Việt Nam đạt 271,2 tỷ USD, GDP bình quân
đầu người đạt 2.779 USD. Tính theo sức mua tương đương GDP đạt 343 tỷ USD , GDP bình quân
đầu người đạt 3.521 USD.
Việt Nam đạt quy mô kinh tế tăng trưởng 2,9% vào năm 2020, là mức tăng thấp nhất của các năm
trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu
cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng
năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Năm 2020: thu nhập bình qn một người/tháng chung cả nước năm 2020 là khoảng 4,2 triệu đồng,
giảm 2% so với năm 2019.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1.2. Đối tượng khách hàng - Tầng lớp trung lưu
- Với mức tăng GDP như vậy đang làm phát triển nhanh chóng tầng lớp trung lưu của đất nước.
Theo World Bank, hộ gia đình có mức chi tiêu trên 15 USD/người/ngày thuộc tầng lớp trung lưu
(khoảng 345.000 đồng).
- Trong giai đoạn 2011-2019, TLTL tại Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể, từ 7,8% dân số năm
2011 - tương đương hơn 6,8 triệu người lên 20,2% năm 2019 – tương đương 19,5 triệu người.
Nhóm trung lưu phát triển kéo theo cầu tiêu dùng nội địa gia tăng mạnh mẽ trên nhiều phương
diện , nền kinh tế phụ thuộc ít hơn vào xuất khẩu bởi sức mạnh nội vi của nền kinh tế. Từ đó, kết
quả là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
1
Dưới góc độ đầu tư, tầng lớp này gia tăng có nghĩa là số người đảm bảo chi tiêu trên 15
USD/ngày/người tăng sẽ cho thấy mức tiết kiệm của họ cũng ngày càng tăng.
1.3. Xã hội
VN là đất nước có tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng.
Tỷ lệ đơ thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đơ thị năm 2009 lên khoảng 39,3% với
833 đô thị năm 2020. Tốc độ tăng trưởng đô thị nhanh nhất là ở hai thành phố lớn Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh,
Dân số khu vực thành thị chiếm 37,7% dân số theo Danso.org
Với việc ngày càng nhiều người di chuyển từ các khu vực nông thôn đến các thị trấn
và thành phố và tốc độ tăng dân số nhanh chóng, làm cho việc mở rộng quy mô người tiêu
dùng dễ dàng hơn.
Theo Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê, năm 2020 chi
tiêu bình quân hộ gia đình của Việt Nam là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với
2018. Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, chi tiêu năm 2020 tăng chậm hơn
so với thời kỳ trước.
1.3.1. Theo vùng
Các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng năm 2020 xấp
xỉ 3,8 triệu đồng trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng, chênh lệch giữa hai
khu vực là 1,6 lần.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Vùng Đông Nam Bộ luôn đứng đầu cả nước với mức chi tiêu hộ gia đình cao nhất,
xấp xỉ 3,9 triệu đồng/người/tháng. Vùng Trung du miền núi phía Bắc có mức chi thấp nhất,
khoảng 2,1 triệu đồng/người/tháng.
1.3.2. Theo nhóm thu nhập
Sự bất bình đẳng trong chi tiêu bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa
nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất lên tới 3,5 lần năm 2020, với chi bình quân đầu người
một tháng ở các hộ nhóm 5 (gồm 20% dân số giàu nhất) xấp xỉ 4,8 triệu đồng/người/tháng
so với gần 1,4 triệu đồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1 (gồm 20% dân số nghèo nhất).
Nguồn: GSO
2
1.3.3. Theo trình độ giáo dục
Mức chi tiêu này thấp nhất ở nhóm các hộ có chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học và cao nhất ở
nhóm cao đẳng trở lên.
1.3.4. Nhân khẩu học
Theo Danso.org (2021) dân số Việt Nam ước tính là 97.757.118 người
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,9% và có xu hướng giảm
Nguồn: Danso.org
Việt Nam cung cấp một hồ sơ nhân khẩu học hấp dẫn cho các nhà sản xuất đồ nội
thất và tiêu dùng. Năm 2020, khoảng 72,8% dân số Việt Nam trên 18 tuổi. Nhóm tuổi 20-64
có thể được chia thành hai nhóm phụ,
Nhóm thanh niên (từ 20-39 tuổi) thường là đối tượng mà các công ty nhắm đến là thế
hệ chi tiêu/xu hướng cao . Họ sắp xếp lại nội thất trong vịng 6 đến 12 tháng. Đây là nhóm
đặc biệt quan tâm đến các mặt hàng hiện đại và tiện lợi.
Năm 2020, dân số thanh niên chiếm 32,5% (31,6 triệu người) dân số Việt Nam.
Nhóm người trưởng thành ở độ tuổi trung niên (từ 40-64 tuổi) ưa thích sự bền chắc,
cổ điển, có dịng sản phẩm sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên, kiểu dáng truyền thống. Do đó, họ
có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm cao cấp, đắt tiền hơn.
2. Tăng trưởng
2.1. Tăng trưởng của ngành đồ nội thất và gia dụng
Thị trường nội thất gia đình Việt Nam được định giá gần 400 triệu USD vào năm
2020 và thị trường này dự báo sẵn sàng tăng trưởng với tốc độ CAGR là 9% vào năm 2026 .
Đồ nội thất của Việt Nam hiện đã được xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia, trong đó
thị trường chính là Mỹ, Anh, Canada, Úc và Nhật Bản. Người tiêu dùng Việt Nam sử dụng
nhiều loại sản phẩm nội thất, trong đó thơng dụng nhất là đồ gỗ.
→ So với các nước xuất khẩu đồ gỗ lớn trên thế giới, ngành đồ gỗ Việt Nam đang có lợi thế về sản
xuất, xét về tiềm năng mở rộng thị phần toàn cầu.
Dự báo giai đoạn 2020 - 2025 là sự lên ngôi của phân khúc nội thất nhà bếp.
Khuynh hướng mua hàng nội thất online cũng dần phát triển với sự bùng nổ của thời
đại số và các sàn thương mại điện tử.
2.2. Nhu cầu thực và sức chi mua sắm của ngành nội thất trên đầu người
Theo số liệu của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), chỉ riêng với đồ gỗ, nhu cầu
tiêu thụ bình quân ở Việt Nam là 21 USD/người/năm.
Xét từ năm 2015 - 2020, có khoảng 400.000 – 500.000 căn hộ nhà phố, chung cư cao cấp ra đời
tại Việt Nam. Trung bình mỗi căn hộ sử dụng ít nhất từ 1-2 trăm triệu đồng cho phần nội thất,
như vậy, có trên dưới 100.000 tỷ đồng cho nhu cầu này.
3.
-
Chất lượng
Phân khúc mục tiêu: sản phẩm chất lượng cao và tầm trung.
3
- Xu hướng có nhu cầu về thiết kế nội thất nhà ở và các đồ nội thất ở tầm trung đang tăng lên. Đây
là một thị trường tiêu dùng tiềm năng khi mà không chỉ giới hạn ở các cặp vợ chồng trẻ sở hữu căn
hộ, chung cư mà những người trẻ độc thân cũng có nhu cầu tự trang trí cho chỗ ở của mình với
những đồ nội thất có tính tiện lợi nhưng vẫn giữ được sự tinh tế và thẩm mỹ.
II. NGUỒN LỰC
1.
Nguồn lực tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
- Nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á – vừa là trung tâm kết nối của khu vực, vừa là
cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía tây Bán đảo Đơng Dương là những điều
kiện tự nhiên hồn hảo phục vụ cho quá trình giao thương quốc tế của Việt Nam.
- Việt Nam cịn có vị trí tiếp giáp nước láng giềng là Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cịn
sở hữu bờ biển dài, giáp liền biển Đơng, gần với những tuyến vận tải chính của thế giới, chính
là điều kiện hồn hảo cho q trình thương mại.
- Trong số 160 quốc gia được đưa vào Chỉ số Hiệu suất Logistics năm 2018 của Ngân hàng Thế
giới, Việt Nam (thứ 39) xếp sau Trung Quốc (thứ 26) về tổng thể. Nhưng quan trọng là Việt
Nam đã xếp thứ hạng cao hơn một số quốc gia trong khu vực.
1.2. Tài nguyên gỗ dồi dào
Nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện đạt khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lượng gỗ đạt khoảng 60 triệu
m3.
2.
Nguồn lực con người
Nguồn: Statista
- Chi phí lao động: Rẻ - thấp hơn từ 45 - 50% so với các nước trong khu vực như: Thái Lan,
Malaysia, Indonesia. Hầu hết lao động Việt Nam có kỹ năng làm việc tốt và khả năng thích nghi cao
với mơi trường làm việc trong khi chi phí lao động.
- Chất lượng lao động: lực lượng lao động Việt Nam còn được đánh giá cao bởi sự chăm chỉ, trình
độ tay nghề cao và dễ đào tạo, kỹ năng thích nghi cao với mơi trường làm việc.
=> Giảm chi phí sản xuất → Tạo lợi thế cạnh tranh
3. Cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp hỗ trợ
- Đối với VN, dọc theo 3.260km bờ biển Đơng có nhiều khu vực xây dựng cảng biển, trong đó, một
số nơi có thể xây dựng cảng nước sâu.
- Ngồi ra, cùng với sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven
biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) cho phép vùng
biển và ven biển VN có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền đất nước một cách
4
nhanh chóng và thuận lợi. Hàng hóa xuất và nhập khẩu của VN sẽ không cần phải quá cảnh qua
những nước láng giềng.
- Một số ngành phụ trợ như ngành sản xuất sắt thép tại Việt Nam có quy mơ lớn, đi đầu khu vực
Đông Nam Á.
III. CẠNH TRANH
1. Sự cạnh tranh trong ngành
Những nhà cung cấp các sản phẩm nội thất tại thị trường Việt Nam hiện tại:
- Những thương hiệu nội thất nội địa như: Hịa Phát, cơng ty TNHH Thương mại và Nội thất Nhà
Đẹp, công ty nội thất Xuân Hòa,..
- Các thương hiệu đồ nội thất nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như: Thương hiệu nội thất Baya,
BEYOURs, Công ty nội thất AKA (công ty con của Công ty Xây dựng AA), sở hữu nhiều thương
hiệu nội thất nổi tiếng như BoConcept, Nhà Xinh,...
Những thương hiệu nội thất đến từ nước ngoài như: New Look Design, MoreHome,
CENTA,...
- Những sản phẩm nội thất của các thương hiệu nước ngồi khơng được bày bán tại showroom ở
Việt Nam nhưng được người tiêu dùng đặt mua thông qua các sàn thương mại điện tử lớn như
Amazon, eBay,... và được vận chuyển về Việt Nam.
Và còn một nguồn khác đền từ những sản phẩm hàng giả, hàng nhái thương hiệu trôi nổi
trên thị trường, những sản phẩm này do có giá thành thấp, cùng một sản phẩm có thể có nhiều mức
giá khác nhau do đó được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Hầu hết những thương hiệu nội thất ở thị trường Việt Nam đều cạnh tranh ở phân khúc cao
cấp và chỉ có một số ít thương hiệu định vị ở phân khúc tầm trung và bình dân. Từ trước đến nay,
IKEA lại định vị thương hiệu trên phân khúc tầm trung và bình dân với đối tượng khách hàng mục
tiêu chính là người trẻ, phân khúc này có sự cạnh tranh khơng q gay gắt và có cơ hội thâm nhập
cao hơn.
Đánh giá áp lực cạnh tranh trong ngành: trung bình (3/5)
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Những thương hiệu mới khó gia nhập vào ngành sản xuất và kinh doanh nội thất vì:
- Chi phí gia nhập ngành cao: Để có thể hoạt động trong ngành nội thất, các doanh nghiệp phải đầu
tư chi phí nguyên vật liệu lớn, chi phí thiết lập và vận hành quy trình sản xuất cao, chi phí đầu tư
cho các showroom lớn vì việc trưng bày những sản phẩm nội thất chiếm nhiều diện tích và cịn rất
nhiều chi phí khác.
- Khó tạo dựng niềm tin thương hiệu trong mắt người tiêu dùng: hiện tại, người tiêu dùng Việt có xu
hướng mua sản phẩm nội thất theo bộ thiết kế thay vì việc mua từng sản phẩm nhỏ lẻ như trước đây.
Vì mua cùng một lúc nhiều sản phẩm, người tiêu dùng thường chọn những thương hiệu uy tín, có
mặt lâu năm trên thị trường và thưởng phớt lờ những thương hiệu mới.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: mức độ cạnh tranh thấp (1.5/5)
3. Quyền thương lượng của nhà cung ứng
IKEA là công ty sản xuất và bán lẻ nội thất lớn nhất thế giới, theo ước tính, IKEA tiêu thụ 1%
sản lượng gỗ của tồn thế giới và cứ trung bình 10 người ở châu Âu sẽ có một người sử dụng
giường của IKEA, ở thời điểm 2018, IKEA là đối tác của hơn 1800 nhà cung cấp nguyên vật liệu
đến từ 50 quốc gia trên khắp thế giới. Vì là một thương hiệu lớn với sản lượng sản xuất khổng lồ,
những nhà cung cấp ln phải cạnh tranh về chi phí và chất lượng với nhau để có thể được cung cấp
nguyên vật liệu cho IKEA. Có thể thấy, IKEA có thể dễ dàng chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang
nhà cung cấp khác có chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn nhưng những nhà cung cấp khó có thể
từ bỏ một đối tác lớn như IKEA.
Đánh giá quyền thương lượng của nhà cung ứng: thấp (0.5/5)
4. Quyền thương lượng của khách hàng
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng nội thất của người tiêu dùng Việt đặc biệt là
giới trẻ đã thay đổi rất nhiều, thay vì đến cửa hàng chọn mua sản phẩm cần thiết như trước đây,
5
người tiêu dùng hiện tại có xu hướng thuê những đơn vị thiết kế để thiết kế toàn bộ nội thất trong
căn nhà hay căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn sử dụng của bản thân. Nhiều công ty
nội thất hiện tại cũng chạy theo xu hướng này bằng cách sản xuất nội thất theo bản thiết kế do
khách hàng cung cấp hoặc cung cấp hẳn dịch vụ thiết kế kèm theo dịch vụ bán hàng. Xu hướng này
làm tăng số lượng sản phẩm khách hàng mua trong mỗi lần và làm tăng quyền thương lượng của
khách hàng cả về giá lẫn mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
Đánh giá quyền thương lượng của khách hàng: trung bình đến cao (3.5/5)
5. Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế
Ở
thời điểm hiện tại, người tiêu dùng không thể không sử dụng nội thất trong cuộc sống hàng
ngày. Nếu có những thay đổi xảy ra thì cũng chỉ là những cải tiến về sản phẩm như ngày càng nhiều
người chọn sử dụng giường thông minh thay cho giường truyền thống, bồn tắm chân đế thông minh
thay cho bồn tắm xây lắp truyền thống,... Những sự thay đổi này đều đến từ những cải tiến về công
nghệ của những công ty nội thất và IKEA cũng không ngoại lệ. IKEA cũng không ngừng nghiên
cứu và cải tiến sản phẩm của mình để sản phẩm có thể mang lại trải nghiệm ngày càng tốt hơn cho
khách hàng nên việc sản phẩm của IKEA bị thay thế bởi những sản phẩm hiện đại hơn là rất thấp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số sản phẩm nội thất có thể bị giảm sức tiêu thụ khi nhu cầu
về sản phẩm thay thế của chúng tăng ví dụ như xu hướng sử dụng kindle để lưu trữ ebook làm cho
người tiêu dùng ít sử dụng kệ sách hơn. Tuy nhiên, những xu hướng và sự thay thế này là không
đáng kể và không gây ảnh hưởng quá lớn đến IKEA.
Đánh giá sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế: thấp (1.5/5)
IV. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư nước ngoài:
1. Cải cách trong kinh doanh
Dựa trên những nỗ lực trong vài năm qua, Việt Nam đã chủ động cải thiện môi trường đầu
tư và kinh doanh cho các cơng ty nước ngồi. Việt Nam tiếp tục là thỏi nam châm thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo báo cáo Kinh doanh 2020 của WB, Việt Nam đã có những cải tiến đáng chú ý trong
việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận tài chính và điều hành hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.
Cụ thể vào năm 2020:
+ Nhận Tín dụng: Việt Nam đã cải thiện khả năng tiếp cận thơng tin tín dụng bằng cách phân
phối dữ liệu từ các nhà bán lẻ.
+ Nộp thuế: Việt Nam đã thực hiện việc nộp thuế dễ dàng hơn bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin do Tổng cục Thuế sử dụng.
2. Về thuế
Trong vài năm trước, các doanh nghiệp có thể mất từ hai đến ba ngày làm việc để hoàn thành
quy trình nộp thuế.
Để giảm bớt những phức tạp về thuế, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều đề xuất sửa đổi các quy
định hiện hành về thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế tiêu thụ
đặc biệt. Mục đích của các đề xuất là làm rõ các vấn đề thuế chưa rõ ràng và giảm gánh nặng tuân
thủ thuế cho các doanh nghiệp có hoạt động tại Việt Nam.
Với hệ thống thanh toán trực tuyến được nâng cấp, quy trình nộp thuế có thể hoàn thành ngay
trong ngày. Theo Hải quan Việt Nam , khoảng 99% các khoản thanh toán thuế xuất nhập khẩu được
thực hiện trực tuyến tính đến tháng 6 năm nay.
=> Việc số hóa như vậy khơng chỉ mang lại hiệu quả và cho phép các doanh nghiệp và cơ quan
chức năng giảm chi phí hành chính mà cịn giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp mà họ không
bị buộc phải đưa hối lộ và các khoản thanh toán thuận lợi.
Tại Việt Nam năm 2021, thuế suất thuế thu nhập cá nhân là 35%, mức thuế doanh nghiệp là
20%.
=> Mức thuế thu nhập cho doanh nghiệp tại Việt Nam đứng thứ 15/38 quốc gia tại khu vực Châu Á.
6
3. Về giao dịch qua biên giới
Về các chỉ số giao dịch qua biên giới tại Việt Nam. Bao gồm 8 tiêu chí về thời gian và chi
phí xuất nhập khẩu. Nhìn chung vẫn thấp hơn rất nhiều so với trung bình của Đơng Á và Thái Bình
Dương. Trong đó Việt Nam có đến 5 chỉ số thấp hơn trung bình của khu vực Đơng Á và Thái Bình
Dương. Đơn cử là chi phí nhập khẩu tuân thủ biên giới tại Việt Nam là 373 USD so với 422.8 USD
tại khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương.
=> Tiết kiệm chi phí cho những hoạt động xuất nhập khẩu cần thiết cho doanh nghiệp tham gia vào
thị trường Việt Nam.
4. Chính phủ đầu tư cho cơ sở hạ tầng
Chính phủ Việt Nam đã ưu tiên cơ sở hạ tầng giao thông và đặt mục tiêu tăng đầu tư từ 7 tỷ
USD (2001 - 2008) lên 120 tỷ USD (2020). Chính phủ có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng hơn
nữa, với đường điện và đường thu phí có thể là những lĩnh vực chính để mở rộng và nâng cao chất
lượng. Các cơ sở hạ tầng khác, bao gồm cảng và đường sắt, cũng sẽ được phát triển.
Chỉ số EBDI tại Việt Nam:
Chỉ số EBDI xếp hạng các quốc gia so với nhau dựa trên cách thức môi trường pháp lý có lợi
cho hoạt động kinh doanh và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu nhiều hơn. Các nền kinh tế có thứ
hạng cao (1 đến 20) có các quy định đơn giản và thân thiện hơn đối với doanh nghiệp.
Việt Nam ta xếp đến thứ hạng 70 trong 190 nền kinh tế thế giới năm 2019 theo báo cáo của
TradingEconomics và vẫn xếp thứ hạng 70 vào năm 2020 theo báo cáo của World Bank. Tuy nhiên,
tổng điểm của Việt Nam được cải thiện 1,44 điểm, đạt tổng điểm 69,8.
Thứ hạng của Việt Nam về chỉ số EBDI năm 2011-2019. Nguồn: World Bank
=> Điều này cho thấy Việt Nam cũng không phải là một quốc gia gọi là khá dễ dàng trong kinh
doanh. Nhưng thứ hạng 70 cũng nói lên một số điều đó là Việt Nam có quy tắc cho kinh doanh tốt
hơn và bảo vệ quyền sở hữu mạnh hơn. Nếu doanh nghiệp đã có thể bước vào thị trường Việt Nam
thì khả năng chiếm lĩnh được thị trường là tương đối lớn.
V. RỦI RO
1. Rủi ro từ mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
1.1. Rủi ro về chính trị
Theo the Global Economy, chỉ số ổn định chính trị (-2,5 yếu; 2,5 mạnh), đây là dữ liệu cho Việt
Nam từ năm 1996 đến năm 2020. Giá trị trung bình của Việt Nam trong thời kỳ đó là 0,22 điểm với
tối thiểu là -0,07 điểm vào năm 2020 và tối đa là 0,53 điểm vào năm 1996. Để so sánh, mức trung
bình của thế giới vào năm 2020 bao gồm 194 quốc gia là -0,07 điểm và Việt Nam xếp thứ 101 /194
cũng với -0.07 điểm.
7
Chỉ số ổn định chính trị của Việt Nam giai đoạn 2013-2020. Nguồn: The Global Economy.com
Theo World Bank, ổn định chính trị và khơng có bạo lực khủng bố ở Việt Nam xếp hạng theo phần
trăm là 44,81% năm 2020.
=> Nền chính trị tại Việt Nam nhìn chung là ổn định so với thế giới. Đảm bảo cổ đơng có thể
chuyển đổi tài sản, mức độ an toàn cho các nhân viên luân chuyển sang làm việc tại Việt Nam là
cao và cuối cùng là về việc vận hành của các doanh nghiệp tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ
khơng bị ảnh hưởng. Rủi ro về chính trị tại Việt Nam là thấp.
1.2. Rủi ro về kinh tế
Phát triển kinh tế tại Việt Nam:
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong
những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Năm 2020 Việt Nam là một trong số
ít các quốc gia ghi nhận tăng trưởng GDP dương khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, biến thể Delta
đã gây ra một cú sốc cho Việt Nam, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Việt Nam chỉ đạt 22,5%, thấp hơn 4 điểm phần trăm so với trung bình thế giới.
=> Phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2022 chưa ổn định do dịch bệnh.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI:
+ Theo Tổng cục thống kê của Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng CPI ở Việt Nam giảm từ 105,14
điểm tháng 9 năm 2021 xuống 104,93 điểm trong tháng 10.
+ Nhưng trên thực tế dịch Covid-19 bùng nổ người tiêu dùng chuyển sang mua sắm hàng hóa
theo các kênh tiêu thụ khác như Facebook, Zalo,... nên giá tiêu dùng bị đẩy lên rất nhiều so
với báo cáo của Tổng cục thống kê.
1.3. Rủi ro về cạnh tranh
- Các thỏa thuận chống cạnh tranh. Các thỏa thuận bị cấm trong trường hợp các công ty kinh
doanh trên cùng một thị trường:
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp ấn định giá.
+ Chia sẻ khách hàng hoặc thị trường hoặc nguồn cung cấp.
+ Kiểm sốt số lượng hàng hóa được sản xuất, bán hoặc mua cũng như các dịch vụ được cung cấp.
=> Thỏa thuận chống cạnh tranh thể hiện tình trạng độc quyền nhóm do các doanh nghiệp đạt
được bằng cách liên kết với nhau để kiểm soát thị trường. Loại hình liên kết cổ điển và cũng phổ
biến nhất là các bên cùng nhau ấn định giá và các yếu tố hình thành giá với mục đích ngăn cản sự
gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới. Nhưng trên thực tế vẫn khơng kiểm sốt được.
Xét về thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo:
+ Việt Nam ta có câu: “Thứ nhất quan hệ, thứ hai tiền tệ, thứ ba hậu duệ, thứ tư trí tuệ”.
Điều này cũng rất đúng trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp tạo
lập được những mối quan hệ, mối liên kết với những cơ quan nhà nước, cơ quan pháp lý thì
quá trình hoạt động của doanh nghiệp đương nhiên diễn ra sn sẻ hơn và nhanh chóng hơn.
+ Nạn tham nhũng: tại Việt Nam những lĩnh vực được ghi nhận phổ biến nhất là: địa chính
nhà đất, hải quan/quản lý xuất nhập khẩu, cảnh sát giao thông. Đối với IKEA thì điều này
tạo nên sự khơng cơng bằng trong cạnh tranh, đặc biệt về địa chính nhà đất và hải quan/quản
lý xuất nhập khẩu.
8
2.
Rủi ro bên trong doanh nghiệp:
- Thiếu nguồn cung: Mặc dù Việt Nam có nguồn tài nguyên rừng dồi dào nhưng chủ yếu gỗ được
dùng để xuất khẩu ra thị trường nước ngồi. Cho nên đây cũng có thể là một rào cản về nguồn cung
cấp gỗ của IKEA.
- Viễn thơng: Dù đã có những bước phát triển nhưng thị trường viễn thông dựa trên vệ tinh vẫn chưa
phát triển ở Việt Nam dẫn đến những hạn chế về liên lạc, trao đổi của doanh nghiệp với các chi
nhánh quốc tế.
VI. VĂN HĨA
Văn hóa là điều gì đó hết sức trừu tượng, thứ quyết định mọi suy nghĩ và hành động của các
cá nhân, tổ chức hay cộng đồng. Do vậy, thế giới vẫn ln chú trọng tìm hiểu để tìm ra một thước
đo chung cho phân tích và đánh giá một nền văn hóa, so sánh nó với những nền văn hóa khác. Một
trong những thước đo về văn hóa hay được sử dụng là bốn chiều văn hóa do giáo sư người Hà Lan Gerard Hendrik Hofstede đưa ra.
1. Power Distance - Khoảng cách quyền lực
Khoảng cách quyền lực miêu tả cách một xã hội ứng xử với sự bất bình đẳng về quyền lực
giữa người với người trong xã hội. Một xã hội có sự chênh lệch về quyền lực lớn có nghĩa là mức
độ bất bình đẳng tương đối cao và luôn tăng lên theo thời gian.
70 là số điểm khá cao mà Việt Nam đạt được về chiều này. Có nghĩa là mọi người chấp nhận
một trật tự thứ bậc nhất định. Các quốc gia có khoảng cách quyền lực cao thường chấp nhận độc tài
hoặc các thể chế mang tính mệnh lệnh. Khoảng này thể hiện rõ qua các hành vi đa phần được coi là
đương nhiên trong xã hội Việt Nam như nhân viên làm theo lời sếp, học sinh buộc phải răm rắp
nghe theo thầy cơ hay con cái khó có khả năng tranh luận thoải mái và được nhìn nhận như người
lớn có suy nghĩ độc lập trong mắt cha mẹ, …
2. Individualism - Chủ nghĩa cá nhân hay Collectivism - Chủ nghĩa tập thể
Trong các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, mối quan hệ giữa con người tương đối lỏng lẻo và
có xu hướng chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Ngược lại, trong xã hội theo chủ nghĩa tập thể, các
hoạt động được tiến hành dựa trên cơ sở làm việc nhóm, trong đó có ý kiến tập thể luôn được coi
trọng hơn cả.
Với số điểm chỉ 20, Việt Nam đích thực là một xã hội tập thể. Tại Việt Nam, chủ nghĩa này
được thể hiện trong một cam kết ngầm, lâu dài và chặt chẽ với nhóm tập thể mà họ tham gia, đó là
một gia đình, họ hàng. Hoặc các mối quan hệ mở rộng như bạn bè, đồng nghiệp, … Lòng trung
thành trong một nền văn hóa tập thể như Việt Nam là tối quan trọng và được đặt trên hầu hết các
quy tắc và quy định xã hội khác. Một xã hội như vậy thúc đẩy các mối quan hệ mạnh mẽ, nơi mà
người dân thường phải theo đuổi khái niệm “trách nhiệm với cộng đồng” như thể diện dòng họ, thể
hiện hàng xóm láng giềng, thể hiện cơng ty, …
3. Masculine - Nam tính hay Feminine - Nữ tính
Điểm số cao (Nam tính) đại diện cho việc xã hội ưu tiên thành tích, chủ nghĩa anh hùng, sự
quyết đốn và phần thưởng vật chất cho thành công. Những đặc điểm của một xã hội nam tính cịn
bao gồm can đảm, gia trưởng, độc lập và quyết đoán. Ngược lại, điểm số thấp (Nữ tính) tượng
trưng cho sự chú trọng hơn đến sự chăm sóc, phúc lợi, chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ và sự
phụ thuộc lẫn nhau. Một xã hội nữ tính là nơi mà chất lượng cuộc sống được coi là tiêu chuẩn để
đánh giá sự thành đạt.
Việt Nam đạt 40 điểm về chiều văn hóa này, do đó được đánh giá là một xã hội nữ tính. Trọng
tâm của quốc gia là “làm việc để sống”. Các nhà quản lý phấn đầu cho sự đồng thuận và đưa ra
nhiều chính sách xã hội tốt, người dân coi trọng sự bình đẳng, đồn kết và chất lượng trong cuộc
sống của họ. Tại Việt Nam, các xung đột, mâu thuẫn thường được giải quyết bằng thỏa hiệp và đàm
phán. Bên cạnh đó, người dân coi trọng niềm hạnh phúc và hưởng thụ bên các mối quan hệ của
mình.
9
4. Uncertainty Avoidance - Mức độ e ngại rủi ro
Chiều văn hóa này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, những điều mới mẻ.
Một quốc gia có điểm số cao về chiều văn hóa này sẽ không sẵn sàng chấp nhận những điều mới lạ,
những thay đổi mà họ chưa từng trải nghiệm và ngược lại với điểm số thấp.
Việt Nam đạt điểm 30 ở mức độ e ngại rủi ro thấp. Quốc gia được đánh giá có sự bao dung, ít
quy tắc và chấp nhận đổi mới đi đơi với sai sót nhiều lần hơn. Xã hội duy trì thái độ thoải mái, chấp
nhận nhiều sự sai lệch so với chuẩn mực. Người Việt cảm thấy rằng nhiều quy tắc là khơng cần
thiết. Lịch trình thường linh hoạt, chính xác và đúng giờ khơng phải là yếu tố bắt buộc. Các lý do
diễn giải cho sự chậm trễ, sai sót thường dễ được chấp nhận.
VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Khi xâm nhập vào Việt Nam thì thứ nhất IKEA tận dụng được một thị trường có quy mô lớn cả về
dân số và nhu cầu tiêu dùng. Tầng lớp trung lưu đang có tốc độ phát triển nhanh chóng và sự tăng
trưởng nhanh chóng của ngành sản xuất đồ nội thất tại Việt Nam.
Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia lý tưởng về cả vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên để phát triển tất
cả loại hình vận tải hàng hóa. Lợi thế vị trí này cho phép VN phát triển hệ thống hạ tầng và mạng
lưới cung ứng dịch vụ logistics phục vụ hoạt động giao thương trên toàn cầu.
Thứ ba, người Việt thân thiện, coi trọng cộng đồng và chất lượng cuộc sống, trung thành nhưng vẫn
chấp nhận đổi mới từ đó tạo nên sự hy vọng được đón nhận và yêu thích lâu dài cho sản phẩm của
IKEA.
Thứ tư, thị trường đồ nội thất Việt Nam có sự cạnh tranh khơng quá gay gắt ở phân khúc tầm trung
vì hầu hết những thương hiệu hiện tại trên thị trường đều định vị ở phân khúc cao cấp và một số chỉ
tập trung vào xuất khẩu.
Và cuối cùng là Việt Nam đã có những cố gắng trong cải cách kinh doanh. Chính phủ cũng tập
trung tạo ra những ưu đãi và điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Chủ động mở
cửa, đón nhận, hội nhập và tạo điều kiện cho những nhà đầu tư mới.
Tuy nhiên cũng sẽ có một vài khó khăn mà IKEA sẽ gặp phải. Đầu tiên là mức độ chi tiêu dùng đồ
nội thất trong nội địa vẫn còn yếu. Kế đến, vấn nạn hàng nhái vẫn còn tồn tại và phổ biến tại thị
trường Việt Nam, những sản phẩm này cạnh tranh và gây ảnh hưởng tiêu cực đối với những sản
phẩm của IKEA. Và cuối cùng, hiện tại tình hình dịch bệnh nền tình hình phát triển kinh tế tại Việt
Nam vẫn chưa ổn định.
VIII. KẾT LUẬN
Như vậy, với những phân tích và đánh giá trên, nhận thấy cơ hội đầu tư cho IKEA vẫn cao hơn
những khó khăn đang tồn tại, hay nói cách khác là được nhiều hơn mất. Vì vậy, Việt Nam là một thị
trường tiềm năng và có mức độ hấp dẫn tầm trung bình cao mà IKEA nên thâm nhập trong giai
đoạn 2021-2022 tới và đương nhiên với rủi ro tương đối ít.
CÂU 2:
Từ những thơng tin đã phân tích được tại nội dung câu 1, có thể thấy sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí của một thị trường mới nổi. Tạp chí The
Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế
giới. Mục tiêu thâm nhập thị trường của IKEA vào Việt Nam có thể dựa trên sự phát triển thị trường
và mục tiêu về nguồn lực.
I. Mục tiêu thâm nhập – Entry objectives
1. Mở rộng thị trường
IKEA hiện đang là một cơng ty tồn cầu về nội thất, đã có hơn 400 cửa hàng rộng khắp. Tại
châu Á, IKEA đã thâm nhập vào các quốc gia Malaysia, Indonesia, Singapore và Thailand. Việt
Nam và Philippines là 2 thị trường mà hãng đồ nội thất này muốn nhắm đến trong 5 năm tới.
10
Dựa trên những thông tin chi tiết về thị trường đã được phân tích tại câu 1, IKEA có thể xem xét
đến quy mô thị trường gỗ nội thất và quy mô thị trường sản phẩm nội thất tại Việt Nam để tìm hiểu
về mức độ tiềm năng của thị trường.
1.1. Quy mô thị trường gỗ nội thất tại Việt Nam:
1.1.1. Quy mô của thị trường gỗ xuất khẩu tại Việt Nam:
- 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt hơn 13 tỷ USD, tăng trưởng 16,4% so với năm 2019. Trong đó,
ngành gỗ và đồ gỗ tăng trưởng hơn 16,3% so với năm 2019, với kim ngạch xuất khẩu 12,1 tỷ USD.
- Theo đánh giá của Chính phủ, ngành gỗ là một trong những ngành quan trọng cho sự phát triển
của các mặt hàng nông - lâm sản trong cả nước nói chung.
- Theo số liệu thống kê trong năm 2020, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập
khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,4% trong tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng này.
1.1.2. Các sản phẩm nội thất gỗ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam:
- Theo Báo cáo tình hình xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 của Innovative Hub, hầu hết giá trị các
mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều có sự tăng trưởng cao. Những sản phẩm nội thất có thể kể đến
như ghế ngồi, nội thất phòng ngủ, nội thất nhà bếp,... Mặt hàng đồ nội thất nhà bếp có tốc độ tăng
trưởng cao nhất tới 83% so với năm 2019.
=> Các số liệu trên cho thấy quy mô ngành gỗ tại Việt Nam ngày càng phát triển cao, đạt được
những thành tích và kết quả ấn tượng trong những năm gần đây ngay cả trong thời điểm nền kinh tế
bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, việc Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm gỗ
ra nước ngoài, trở thành nguồn cung sản phẩm gỗ quan trọng của nhiều quốc gia có nền kinh tế
đứng đầu thế giới cho thấy sản phẩm gỗ nội thất của Việt Nam được quốc tế ghi nhận và đánh g iá
cao về chất lượng và năng suất.
1. 2. Quy mô thị trường nội thất tại Việt Nam:
Theo báo cáo Phân tích nhu cầu trong nước và quốc tế về ngành nội thất của Việt Nam của
Innovative Hub:
11
- Việt Nam có khoảng 4.900 doanh nghiệp đầu tư sản xuất chế biến đồ gỗ nội thất. Theo Tạp chí
Timber News Maskayu, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất Đông Nam Á, đứng
thứ hai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ năm trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức,
Ý và Ba Lan.
- Khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy đồ nội thất nằm trong
TOP 10 sản phẩm được mua bán phổ biến nhất trên các sàn giao dịch điện tử tại Việt Nam năm
2019. Thương mại điện tử phát triển trong những năm gần đây khiến quy mô thị trường nội thất
ngày càng tăng cao khi nhóm khách hàng trẻ tiềm năng thường có xu hướng mua sản phẩm nội thất
qua Internet vì sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn.
- Theo báo cáo của Statista, doanh thu của ngành nội thất và thiết bị nội thất tại Việt Nam ước tính
vào khoảng 478 triệu USD trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2023, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
của doanh thu ngành nội thất được dự báo ở mức 13,5%. Doanh thu của ngành kinh doanh nội thất
tại Việt Nam xếp thứ 37 trên thị trường nội thất toàn cầu.
=> Thị trường ngành nội thất Việt Nam đang có sự khởi sắc với sự tăng cao về nhu cầu tiêu dùng,
dẫn đến sự ra đời của nhiều công ty nội thất. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường chưa có nhiều tập
đồn và cơng ty lớn mang tính cạnh tranh vì thế thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng
đối với IKEA.
2. Khai thác nguồn lực - Resources
Trước hết, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mới nổi, là thị trường mà các doanh nghiệp toàn cầu
như IKEA cần hướng đến. Riêng tại Việt Nam, hiện nay chưa có doanh nghiệp đa quốc gia hay
doanh nghiệp có quy mô và sức cạnh tranh ngang với IKEA thâm nhập. Nói cách khác, nếu IKEA
vào thị trường Việt Nam thì sẽ trở thành “first mover” trong lĩnh vực nội thất tiện lợi (khơng tính
các cơng ty nhỏ lẻ nội địa). Ngoài mục tiêu mở rộng hơn nữa tại thị trường châu Á thì mục tiêu tiếp
cận nguồn lực sẽ là lợi thế mà “first mover” có được. Là người đầu tiên vào thị trường Việt Nam sẽ
giúp IKEA chiếm ưu thế về các nguồn lực như phân phối, vị trí, con người, các mối liên hệ hợp tác
và nhà cung cấp.
Năm 2020, tổng giá trị bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ ước tính đạt khoảng 5.060 nghìn tỷ đồng,
tăng 2,6% so với năm trước. Con số này bao gồm giá trị bán hàng của lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ lưu
trú và ăn uống, dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác.
Giá trị doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam từ năm
2010 đến năm 2020 (tính bằng nghìn tỷ đồng). Nguồn: Statista
Năm 2019, giá trị tiêu dùng hàng gia dụng đối với các sản phẩm nội thất của Việt Nam đạt 38,6
nghìn tỷ đồng, trở thành nhóm hàng có giá trị tiêu dùng cao nhất. Năm 2024, các sản phẩm nội thất
được dự báo có giá trị tiêu dùng trong các hộ gia đình Việt Nam là 59,2 nghìn tỷ đồng.
12
Diện tích rừng của Việt Nam tăng nhanh, chiếm 47.225% diện tích lãnh thổ. Trong đó, sản lượng gỗ
khai thác đạt 12.589,2 nghìn m3, tăng 4,3% (quý III đạt 4.643,6 nghìn m3, tăng 2%).
Theo chia sẻ từ IKEA, hãng đang hướng đến các sản phẩm được làm hoàn toàn từ vật liệu có thể tái
tạo, tái chế. Hiện nay, IKEA đã thực hiện được 60% nguyên liệu là tái tạo và 10% là tái chế. IKEA
chú trọng các nguyên liệu gỗ thơ được khai thác từ những khu rừng có chất lượng tốt và ổn định.
Theo tổng cục thống kê Việt Nam, sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam năm 2020 là 17169,7 nghìn
3
m và đang ngày càng tăng. Sản lượng gỗ trồng để khai thác đối với các loại hình kinh tế ngồi nhà
nước (gồm tư nhân, cá thể, tập thể, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi) năm 2019 đạt 14.428,2
3
nghìn m
Sản lượng gỗ trồng khai thác của loại hình kinh tế ngồi nhà nước giai đoạn 2015
– 2020. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm
2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so
với năm 2019); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động ngày
càng được nâng cao.
Đặc biệt, với giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang trở lại tại Việt Nam, sau thời gian dài giãn cách xã
hội, nhiều cửa hàng phải trả mặt bằng dẫn đến số lượng mặt bằng tăng lên. Tuy nhiên, giữa lúc khó
khăn về thị trường mặt bằng cho thuê, những vị trí đắc địa, đáp ứng đủ các tiêu chí kinh doanh
ngành hàng vẫn ln được săn đón. Đồng thời, do số lượng lớn, phân khúc bất động sản dư thừa
nguồn cung nên giá thuê mặt bằng cũng giảm nhiệt so với giai đoạn bình thường trước đây. Đây
cũng là cơ hội để IKEA có thể chọn lựa được vị trí đẹp để đặt cửa hàng, showroom với giá ổn hơn
so với giá cạnh tranh trước đây.
Vì thế, dựa trên những nguồn lực đang có sẵn và ngày càng phát triển tại Việt Nam thì thật sự có lợi
cho mục tiêu của IKEA với tư cách là first mover. IKEA có thể chiếm trước được ưu thế về các
nguồn lực nêu trên để đạt được lợi thế cạnh tranh cao hơn đối với những đối thủ vào sau.
II. Timing
1.
Cơ hội
1.1. Thị trường Việt Nam:
●
Hiện tại, thị trường Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với dân số đông, đem đến
lượng tiêu thụ hàng hóa, sức mua lớn.
●
Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay, đặc biệt là giới trẻ đang có xu hướng ưa thích
những sản phẩm tối giản, nhỏ gọn phù hợp với những ngôi nhà ở thành thị, đặc biệt đối với
căn hộ hoặc chung cư. Các sản phẩm nội thất có giá thành rẻ, thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng tháo
rời để di chuyển và có thể thay thế sau một thời gian sử dụng cũng được người tiêu dùng lựa
chọn nhiều hơn.
13
=> Các sản phẩm của IKEA đều có thể đáp ứng các nhu cầu này vì vậy đây là cơ hội thích hợp để
IKEA có thể hoạt động tại Việt Nam.
●
Như đã nói ở trên, IKEA hiện đang là “first mover” và hầu hết các thương hiệu trong
nước đều định vị ở phân khúc cao cấp trong khi đó IKEA lại là một thương hiệu tầm trung
giá rẻ.
●
Tình hình bất động sản tại Việt Nam có những biến chuyển tích cực cũng là một trong
những lợi thế cho IKEA do nhu cầu mua sắm các vật dụng cho nhà mới tăng cao. Khi mà thị
trường bất động sản được cho là sẽ nhanh chóng trở lại mạnh mẽ ngay khi dịch được kiểm soát.
Quan sát cho thấy nguồn cung bất động sản đang dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý, trong khi
nguồn cầu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trên diện rộng, lãi suất vay mua
nhà duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng đang được tăng tốc phát triển, do đó thị trường bất động
có thể sẽ bước vào thời điểm thuận lợi từ quý 4/2021 và trong năm 2022.
1.2. Nguồn lực:
●
Việt Nam nằm ở vị trí đắc địa khiến cho việc giao thương thương mại của Việt Nam
trở nên rất dễ dàng. Nếu IKEA thâm nhập Việt Nam thì những yếu tố này sẽ giúp cho chuỗi
cung ứng của IKEA được hoạt động một cách mượt mà.
●
Nguồn tài nguyên gỗ của Việt Nam cũng rất dồi dào, phù hợp làm nguyên liệu cho
các sản phẩm nội thất.
●
Lực lượng lao động của Việt Nam thì lại chất lượng với số lượng đơng, trình độ tay
nghề cao và chăm chỉ nhưng lại có mức chi phí rẻ hơn hẳn so với các nước cùng khu vực.
●
Cùng với đó, trong giai đoạn dịch COVID-19, các giao dịch mua bán hàng hóa
online trở nên phổ biến hơn. Phân khúc nội thất tiêu dùng không nằm ngồi xu hướng đó.
Các thương hiệu nội thất uy tín trong năm nay đã dần đẩy mạnh hoạt động trên các kênh
website và thương mại điện tử. Đây có thể là lợi thế cho IKEA khi IKEA tập trung thời gian
và nguồn lực để phát triển đa kênh và thu được doanh thu chủ yếu ở kênh bán hàng trực
tuyến trong năm nay.
●
Hiện tại, nguồn lực tại ngành bán lẻ đồ gỗ phân khúc giá rẻ chưa được khai thác triệt
để vì vậy khi IKEA bước vào thị trường IKEA sẽ nhận được những lợi thế của người đi đầu
để khai thác nguồn lực một cách tốt nhất mà không lo lắng về các đối thủ cạnh tranh trong
cùng
phân khúc.
1.3. Chính sách của chính phủ Việt Nam
Việt Nam đã và đang nới lỏng các rào cản thương mại đối với các thương hiệu nội thất nước ngoài
nhập khẩu. Ngoài ra, chính phủ nước ta cịn tham gia vào các hiệp định như FTA nhằm khuyến
khích các cơng ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
2.
Thách thức
●
Định vị thương hiệu: IKEA định vị như một thương hiệu ở phân khúc bình dân ở thị
trường nước ngồi tuy nhiên có thể khi về Việt Nam có thể giá sẽ đắt hơn một số thương
hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên IKEA có thể nhìn vào những thương hiệu bán lẻ đi trước như
Zara đã thành công tại Việt Nam nhờ vào tâm lý sính ngoại của người Việt và khả năng cập
nhật, phát triển sản phẩm nhanh chóng, mặc dù giá thành không phải là rẻ so với sản phẩm
nội địa Việt Nam.
●
Vấn nạn hàng nhái: Hiện nay, thị trường Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều sản phẩm
hàng giả, hàng nhái thương hiệu. Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường và Bộ Công
thương, hàng năm, cả nước phát hiện và xử lý hàng chục nghìn vụ việc về hàng giả, hàng
nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Những sản phẩm nội thất đạo nhái có giá thành thấp
hơn rất nhiều lần so với sản phẩm chính hãng vì chi phí sản xuất thấp hơn do khơng tốn chi
phí nghiên cứu, thiết kế, quảng bá thương hiệu,... Vì có giá thấp, những sản phẩm này vẫn
được một bộ phận người tiêu dùng lựa chọn.
●
Dịch COVID-19: Trong năm 2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi hoạt
động kinh doanh kể cả đối với mặt hàng nội thất. Điều này sẽ gây ra sự e ngại cho IKEA
trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam vì những rủi ro về nhu cầu tiêu dùng, chi phí th
mặt bằng, khó khăn về chuỗi cung ứng và nguồn nhân lực,...Tuy nhiên hiện tại Việt Nam đã
có những
14
hành động nhằm kiểm sốt tình hình dịch bệnh để các hoạt động kinh tế được diễn ra bình
thường như trước đây.
=> Thời điểm 2021-2022 là thời kỳ cửa sổ cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng bán nội thất
như IKEA vì thị trường đã bắt đầu có nhu cầu và có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai. Mặc
dù vẫn còn một vài thách thức nhưng dựa vào kinh nghiệm trước đây đã thâm nhập tại những thị
trường khác cũng như rất nhiều cơ hội mà Việt Nam đem lại, có thể khẳng định thời điểm 20212022 là phù hợp cho IKEA. IKEA cần tận dụng những lợi thế này để bước vào thị trường Việt Nam
trong giai đoạn 2021-2022.
III.
Nội lực IKEA
IKEA tổng cộng 445 cửa hàng IKEA trên mọi châu lục tính đến tháng 8 năm 2020. Các cửa
hàng của nó dự trữ khoảng 10.000 sản phẩm khác nhau, với 2.000 sản phẩm mới được bổ sung mỗi
năm.
Chỉ riêng đối với sản phẩm tủ sách Billy, IKEA đã bán được hơn 110 triệu tủ sách từ khi ra
đời cách đây 40 năm. Đây được xem là một trong những sản phẩm best sellers của IKEA. Trong
năm 2019, IKEA bán được 7 triệu sản phẩm tủ sách Billy.
IKEA sử dụng vật liệu mới nhằm đóng góp nhiều hơn cho mơi trường bền vững, đồng thời ít tốn
kém hơn trong khi sử dụng và các cách đóng gói, xử lý và vận chuyển vật liệu.
Inter IKEA Group chia sẻ các dữ kiện và số liệu của IKEA cho năm tài chính 2021 (FY21).
Tổng doanh thu bán lẻ của IKEA, bao gồm cả doanh thu dịch vụ, lên tới 41,9 tỷ EURO. Cao hơn
5,8% so với năm tài chính 2020 (FY20).
Trong tình hình dịch bệnh, IKEA tập trung thời gian và nguồn lực để phát triển đa kênh. Các kênh
trực tuyến của IKEA đã đón hơn 5 tỷ lượt khách trong năm nay và doanh số bán lẻ trực tuyến tăng
73%. Mặc dù hầu hết các cửa hàng đã mở cửa trở lại nhưng con số này hiện chiếm 26% tổng doanh
thu (không bao gồm dịch vụ). Trong năm nay, các cửa hàng đã mở cửa trở lại đón gần 775 triệu lượt
khách.
=> IKEA đang có những hoạt động kinh doanh quốc tế rất tốt ở các thị trường khác trên Thế Giới
với hệ thống chuỗi cửa hàng lớn và nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau. Tình hình tài chính của
cơng ty cũng khá tốt mặc dù thời điểm dịch bệnh vẫn còn đang diễn ra phức tạp, cho thấy rằng
IKEA hồn tồn có đủ nguồn lực cho các hoạt động thâm nhập và tổ chức kinh doanh tại Việt Nam.
Nguồn: Inter IKEA Group
IV. XÁC ĐỊNH, PHÂN TÍCH CÁC PTTN KHUYẾN KHÍCH
Sau khi đánh giá các khía cạnh, thị trường Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt trội như hiện cùng
nhiều khía cạnh khác đã cho thấy mức độ hấp dẫn ở thị trường này đạt mức trung bình cao.
Về mơi trường chính trị tại quốc gia, qua các phân tích đánh giá phía trên đã chỉ ra rằng mơi trường
chính trị Việt Nam rất ổn, rủi ro liên quan đến chính trị tại đây là rất thấp. Đây là điểm nổi bật của
15
thị trường này, được đánh giá cao, khiến cho các nhà đầu tư không phải lo ngại về các bất ổn chính
trị.
Sau khi xem xét 2 yếu tố “độ hấp dẫn thị trường” và “mơi trường đầu tư chính trị”, Việt Nam đạt
mức độ cam kết cao cho IKEA khi có ý định thâm nhập vào thị trường này. Hai phương thức thâm
nhập được đề xuất là WOS – công ty con sở hữu toàn bộ, và mua lại doanh nghiệp.
WOS (Wholly Owned Subsidiary) là hình thức cơng ty/chi nhánh tại nước ngồi thuộc sở hữu tồn
bộ từ cơng ty mẹ. Đây là hình thức thâm nhập thị trường nước ngồi thường được các cơng ty theo
đuổi chiến lược tồn cầu lựa chọn.
Sáp nhập và mua lại (trong tiếng anh là Mergers and Acquisitions, viết tắt: M&A) mô tả sự hợp
nhất các công ty hoặc tài sản thông qua các loại giao dịch tài chính, bao gồm sáp nhập, mua lại, hợp
nhất, chào mua, mua lại doanh nghiệp.
1. 4W1H
Thiết lập một chi
cơng ty sở hữu 10
hồn tồn.
What
When
Sau khi IKEA đư
nhà xưởng, thiết
Where
Công ty con và n
Whom
Đại lý, nhà phân
hàng
How
- Nhập khẩu từ T
Việt Nam
- Xây dựng hệ thố
ty mẹ
2. SWOT
Strength
- Chủ độ
kinh doa
doanh (9
- Không
khác (9/1
- Rủi ro
ra bên ng
Weakness
- Rất tốn
chính lớn
- Cần ng
ty mẹ (3
Opportunity
- Các ch
nhanh ch
- Thâm n
- Quản lý
hạn hiệu
- Tăng
thương h
- Thuận
khách hà
17
Threat
-
Sự khác biệt văn hóa (3/10)
-
Sự khác biệt về luật pháp (3/10)
Văn
hóa khác
biệt.
(2/10)
- Hệ thống pháp luật ở Việt Nam về
M&A chưa rõ ràng hồn chỉnh.
(3/10)
Rủi ro chính trị cao. (4/10)
3. Các tiêu chí so sánh
Thương hiệu
Chi phí
Sự hài lịng khách
hàng
Kiểm sốt, quản lý
Rủi ro
18
Sự nhanh chóng
Cần đầu tư nhiều thời gian và nguồn
lực để lên kế hoạch, phát triển chiến
lược và vận
hành. (3/10)
Cần nhiều thời gian cho việc tìm hiểu về vấn đề về chi phí mua lại, các vấn đề
công ty được mua lại và thỏa thuận các trong hợp đồng,…(3/10)
=> Phương án được chọn: WOS - Công ty con sở hữu toàn bộ
Để củng cố thêm ưu thế của WOS so với acquisition, ta có thể xem xét thêm các khía cạnh sau:
Sự thuận lợi trong vận hành: IKEA thâm nhập và đầu tư, xây mới hoàn tồn tại Việt Nam
sẽ thuận lợi hơn, đúng ý mình hơn khi đi mua lại một doanh nghiệp khác, với cách vận hành
khác.
Thị trường chưa có doanh nghiệp lớn: Việt Nam chưa có doanh nghiệp lớn cùng ngành
thâm nhập vào nên IKEA là doanh nghiệp toàn cầu đầu tiên, nếu chọn hình thức thu mua thì
IKEA chỉ có thể thu mua các doanh nghiệp nội địa. Việc lợi lớn nhất nếu IKEA mua lại các
doanh nghiệp nội địa là chiếm lấy thị phần và quy mô khách hàng. Nhưng bản thân các doanh
nghiệp nội địa tại Việt Nam cũng không thật sự nổi trội thì câu hỏi đặt ra là IKEA mua bao
nhiêu doanh nghiệp là đủ với mục tiêu mong muốn của mình?
Thị trường chưa có tính quy mơ và cạnh tranh: Thị trường nội thất tại Việt Nam tuy nhiều
cơng ty, cửa hàng nội địa nhưng để có tính quy mơ và chiếm ưu thế tuyệt đối thị phần thì chưa
có nên sẽ gây khó cho IKEA trong việc lựa mua doanh nghiệp nếu chọn cách acquisition.
4. Khuyến nghị
- Xác định phương thức thâm nhập WOS, IKEA xem xét, phân tích kỹ các khía cạnh về độ hấp dẫn thị
trường Việt Nam và rủi ro đi kèm.
- Cần làm quen với môi trường kinh doanh, thể chế và pháp lý tại Việt Nam để có những định hướng
phù hợp, hồn chỉnh trước khi vào thị trường.
- Phân tích thêm các khía cạnh khác liên quan đến bất động sản, xây dựng, quản lý dự án, tìm nguồn
cung ứng, tuyển dụng, thành lập, đăng ký thương hiệu, nguồn cấp vốn, tài chính và các vấn đề pháp lý
khác. Các bước chuẩn bị này cần được thực hiện chính xác, rõ ràng để có thể lập kế hoạch tính tốn
dịng tiền trong tương lai khi thâm nhập vào Việt Nam.
- Thực hiện các chiến lược marketing địa phương hóa, phù hợp với thị trường Việt Nam nhưng vẫn giữ
chất riêng của nội thất IKEA.
19
- Lên kế hoạch cho chiến lược dài hạn, đầu tư cho các hoạt động kinh doanh trên kênh thương mại
điện tử.
5.
Đề xuất
Bước 1: Cung cấp ủy quyền
IKEA chấp nhận thành lập cơng ty con sở hữu tồn bộ tại Việt Nam thông qua sự chấp thuận của
hội đồng quản trị hoặc ban quản lý công ty.
Bước 2: Thành lập cơng ty
IKEA cần tìm hiểu và chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ cần thiết liên quan đến thành lập công ty tại Việt
Nam như:
●
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
●
Dự thảo điều lệ doanh nghiệp.
●
Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông.
●
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân
●
Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty,
cổ đông công ty là tổ chức
●
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt.
●
Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý.
Sau đó, IKEA sẽ nộp hồ sơ thành lập cơng ty và nộp lệ phí cơng bố thông tin doanh nghiệp. Đồng
thời công ty cũng cần chuẩn bị đầy đủ nguồn tài chính để đầu tư cho các hoạt động về sau.
Bước 3: Tổ chức hoạt động kinh doanh
Bắt đầu đi vào vận hành, tuyển dụng, marketing, mở các cửa hàng và các kho hàng để thực hiện các
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Đây là một trong những bước quan trọng nhất để quyết định sự
thành công của IKEA tại Việt Nam.
Một trong những cân nhắc hàng đầu khi lựa chọn cơ cấu kinh doanh là hậu quả về thuế có thể xảy
ra và để xác định cấu trúc nào có ý nghĩa nhất về mặt tài chính, IKEA cần cân nhắc tham khảo ý
kiến của các kế toán viên hoặc luật sư.
Đối với mở các cửa hàng, IKEA dễ dàng tận dụng lợi thế khi giá thuê mặt bằng đang giảm trong
giai đoạn hiện nay để lựa chọn vị trí phù hợp tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh
hay Hà Nội, vốn là những nơi có tiềm năng rất lớn cho IKEA.
Về tuyển dụng, IKEA có thể dễ dàng tuyển nhân sự thơng qua nhiều hình thức như tuyển dụng qua
trang web chính thức của IKEA hay các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn,...Về marketing
IKEA cần có những chiến lược phù hợp để tạo ra sự trải nghiệm cho khách hàng Việt Nam, chú
trọng vào yếu tố địa phương hóa. Về mặt kho bãi IKEA cần kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho để
luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Bước 4: Thường xuyên cải tiến chất lượng
Nhờ phương thức WOS, IKEA có mức kiểm sốt cao với các hoạt động của cơng ty từ đó sự kết nối
giữa IKEA và khách hàng sẽ tốt hơn. IKEA có thể trực tiếp kiểm soát chất lượng sản phẩm từ vật
liệu đến thiết kế phù hợp nhất với Việt Nam, giải quyết nhanh chóng các vấn đề mua bán, đóng gói,
giao nhận, bảo hành,…
Bước 5: Mở rộng quy mô
Sau khi đã hoạt động tốt tại thị trường Việt Nam, IKEA có thể xem xét gia tăng mở các cửa hàng tại
những vị trí đắc địa ở các khu vực trung tâm hay tại các trung tâm thương mại lớn, xây dựng hệ
thống phân phối vững mạnh như công ty mẹ đã từng làm rất thành cơng.
Bên cạnh đó, IKEA cần tận dụng lợi thế về phát triển đa kênh để đầu tư cho các hoạt động kinh
doanh thông qua thương mại điện tử để đáp ứng với nhu cầu, thói quen tiêu dùng hiện nay của
người Việt và giải quyết những trở ngại do dịch COVID-19 mang lại.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10 lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào Việt Nam. (không ngày tháng). Được truy lục từ Global
Vietnam Lawyers: />lang=vi
An Nhiên. (2021, tháng Tám 02). 4 yếu tố thúc đẩy nhu cầu nhà ở cuối năm, cổ phiếu bất động sản
hưởng lợi. Được truy lục từ VNEconomy: />Báo cáo tổng quan thị trường ngành nội thất trong 5 năm (2015-2020). (2020, tháng Tư 08). Được
truy lục từ Dongsuh Furniture: />Basu, C. (2018, tháng Mười 20). The Advantages & Disadvantages of a Wholly Owned Subsidiary.
Được truy lục từ Bizfluent: />Bộ Xây dựng công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý IV/2020 và cả năm 2020 .
(2021, tháng Hai 05). Được truy lục từ Bộ Xây Dựng: />Brette Sember, J. (2021, tháng Mười 08). How to Create a Subsidiary Company. Được truy lục từ
LEGALZOOM:
/>fbclid=IwAR06aSnebknB0e0IpHbejNkHmFYfGZYhvqJ3yKAf91A8_wWW7SQ3EAdrY G4
Brzezinski, V. (2019, tháng Tư 19). Ikea’s Billy bookcase remains king of shelves. Được truy lục từ
The
Times:
/>Clifford, C. (2019, tháng Mười 05). Meatballs and DIY bookcases: The psychology behind Ikea’s
iconic success. Được truy lục từ CNBC: />Dang, B. A. (2019, tháng Chín 07). Chi nhánh sở hữu tồn bộ (Wholly Owned Subsidiary) là gì? Ưu
điểm và nhược điểm. Được truy lục từ Vietnambiz: />Das, K. (2019, tháng Bảy 04). Vietnam’s Competition Law and its Impact on Foreign Companies.
Được truy lục từ Vietnam Briefing: />Do, N. (không ngày tháng). Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Được truy lục từ
/>C3%A0_s%C3%A1p_nh%E1%BA%ADp_doanh_nghi%E1%BB%87p
Đức Thọ. (2019, tháng Một 21). IKEA vào Việt Nam: Người tiêu dùng vỗ tay ăn mừng, các doanh
nghiệp đối thủ thận trọng, thị trường nội thất trong nước liệu có chao đảo? Được truy lục từ CafeF:
/>Ease of Doing Business in Vietnam. (không ngày tháng). Được truy lục từ Trading Economics:
/>EASE OF DOING BUSINESS IN Vietnam. (không ngày tháng). Được truy lục từ The World Bank:
/>21