Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Bản chính chuyên đề PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.49 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CẦN THƠ

TRƯỜNG KINH TẾ

NGUYỄN PHƯƠNG NAM

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

CHUYÊN ĐỀ
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 7340101

Cần Thơ, tháng 11 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG KINH TẾ

NGUYỄN PHƯƠNG NAM

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

CHUYÊN ĐỀ
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 7340101



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN XUÂN THUẬN

Cần Thơ, tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC....................................................................................i
DANH MỤC HÌNH......................................................................iv
DANH MỤC BẢNG......................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................vi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................2
1.3.1 Phạm vi thời gian.............................................................2
1.3.2 Phạm vi không gian.........................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu......................................................2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..3
2.1 KHÁI NIỆM VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ..............3
2.1.1 Thương mại điện tử..........................................................3
2.1.2 Ứng dụng.........................................................................3
2.1.3 Ứng dụng thương mại điện tử.........................................4
2.1.4 Ma trận SWOT..................................................................4
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................7
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..........................................7

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu........................................7
CHƯƠNG 3 THỊ TRƯỜNG, MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM.......................................8
3.1 MỘT SỐ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TIÊU BIỂU TẠI
VIỆT NAM..................................................................................8
3.1.1 Shopee Việt Nam.............................................................8
1


3.1.2 Tiki Việt Nam...................................................................8
3.1.3 Lazada Việt Nam..............................................................9
3.1.4 Sendo Việt Nam...............................................................9
3.2 MỘT SỐ CÁC NỀN TẢNG HỖ TRỢ MUA HÀNG TRỰC TUYẾN
THÔNG QUA ỨNG DỤNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.............10
3.2.1 Nền tảng iOS, Android...................................................10
3.2.2 Youtube..........................................................................11
3.2.3 Instagram......................................................................11
3.2.4 Facebook........................................................................11
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIN TƯỞNG VÀ
TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI TIÊU DUNG ĐỐI VỚI CÁC ỨNG
DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM...........................13
4.1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MUA SẮM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA VIỆT NAM QUA TƯNG NĂM..............................................13
4.1.1 Tổng lượt truy cập và chi tiêu của người tiêu dùng cho
toàn ngành thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam từ 2019
-2021......................................................................................13
4.1.2 Tổng lượt truy cập của người tiêu dùng đối với các ứng
dụng thương mại điện tử điển hình tại thị trường Việt Nam...16
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ỨNG DỤNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM VỚI MA TRẬN SWOT

................................................................................................21
4.2.1 Cơ hội của các ứng dụng thương mại điện tử tại thị
trường Việt Nam.....................................................................21
4.2.2 Những thách thức mà các dụng thương mại điện tử tại
thị trường Việt Nam................................................................21
4.2.2 Những điểm mạnh của các ứng dụng thương mại điện tử.
................................................................................................22
4.2.4 Những điểm yếu mà các ứng dụng thương mại điện tử
phải đối mặt............................................................................23
4.2.5 Các giải pháp được đưa ra từ ma trận SWOT.................25

2


CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TĂNG MỨC ĐỘ TIN TƯỞNG VÀ
TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI CÁC ỨNG
DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM...........................25
5.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐƯA RA NHẰM CẢI THIỆN MỨC ĐỘ
TIN TƯỞNG VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI
CÁC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM........................................................................................25
5.1.1 Giải pháp nâng cao sử trải nghiệm của người dùng bằng
cách thiết kế ứng dụng thân thiện với người tiêu dùng..........26
5.1.2 Giải pháp tổ chức các chương trình ưu đãi cho những
thành viên tham gia bán hàng trên ứng dụng thương mại điện
tử............................................................................................26
5.1.3 Giải pháp nâng cao sự hài lòng và tin tưởng của người
tiêu dùng bằng cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng
................................................................................................26
5.1.4 Giải pháp xiết chặt các điều khoản và nâng cấp hệ thông

bảo vệ thông tin người dùng...................................................27
5.1.5 Hạn chế trình trạng khơng lấy hàng hoặc tráo hàng một
cách khóa tài khoản của hàng, người dùng hay ngưòi giao
hàng tạm thời.........................................................................27
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN.............................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................30

3


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4. 1 Biểu đồ thể hiện lượt truy cập các ứng dụng thương
mại điện tử trên nền tảng IOS và Android.............................17
Hình 4. 2 Biểu đồ thể hiện lượt truy cập các ứng dụng thương
mại điện trên nền tảng Youtube.............................................18
Hình 4. 3 Biểu đồ thể hiện lượt truy cập các ứng dụng thương
mại điện trên nền tảng Instagram..........................................19
Hình 4. 4 Biểu đồ thể hiện lượt truy cập các ứng dụng thương
mại điện trên nền tảng Facebook...........................................20

4


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4. 1 Tổng lượt truy cập tìm kiếm trên thương mại điện tử
Việt Nam.................................................................................13
Bảng 4. 2 Tổng chỉ tiêu các chi tiêu của người tiêu dùng đối
với các mặt hàng trên thương mại điện tử Việt Nam..............15


5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VECOM

:

Hiệp hội thương mại điện tử Việt

Nam
E-Commerce

:

Thương mại điện tử

EC

:

Ủy ban châu Âu

C2C

:

Cá nhân đến Người tiêu dùng


6


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại hội nhập, nền tảng cơng nghệ 4.0 có sự
phát triển mạnh mẽ, mang đến cho con người nhiều sự trải
nghiệm tốt trong đó có cả mua sắm thơng qua các ứng dụng
thương mại điện tử. Việc mua sắm thông qua các ứng dụng
mang lại cho người tiêu dùng sự một sự trải nghiệm hồn tồn
khác qua sự tiện lợi nhanh chóng và giảm đi được một khoảng
chi phí, đơi khi phải chạy khắp nơi để kím mua được sản phẩm
vừa ý của mình thì khá là mất nhiều thời gian và chi phí đi lại
thì chỉ cần một chiếc điện thoại thơng minh có kết nối mạng
internet thì chúng ta có thể nằm ở nhà lướt thơi là đã tìm thấy
được món đồ mà mình cần và những cái click cuối cùng cho
đơn hàng thì chỉ vài ngày chúng ta đã có được sản phẩm để sử
dụng.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian con người chúng ta gặp
phải đại dịch Covid-19 thì các ứng dụng thương mại điện tử là
nơi hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc mua sắm các sản
phẩm thiết yếu, giảm thiểu được các nguy cơ về lây lan dịch
bệnh khi chúng ta phải ra ngoài để mua sắm.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tiện lợi và sự trải nghiệm mởi
mẻ thì các ứng dụng thương mại điện tử cũng mang lại nhiều
phiền toái cho người tiêu dùng lẫn những đối tác hỗ trợ ứng
dụng. Qua đó, bài nghiên cứu này nhằm đánh giá lại thực
trạng mà người tiêu dùng đăng gặp phải khi sử dụng ứng dụng
thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam từ đó có thể đưa ra

những góc nhìn khách quan hơn về ứng dụng thương mại điện
tử tại thị trường Việt Nam.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sử dụng ứng dụng thương mại điện
tử tại thị trường Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2021 từ đó
đưa ra những biện pháp khắc phục hỗ trợ cải thiện độ trải
nghiệm cho người sử dụng ứng dụng thương mại điện tử trong
giai đoạn mới từ 2022 đến 2028.
1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng các vấn đề người sử dụng ứng
dụng thương mại điện tử đang gặp phải.
- Đánh giá tình hình hoạt động của các ứng dụng thương
mại điện tử.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao trải
nghiệm người sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi thời gian
Sử dụng các số liệu thứ cấp từ năm 2019-2021
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên thị trường các ứng dụng
thương mại điện tử trong phạm vi cả nước.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.
Các công ty hiện đang là chủ sở hữu các trang và ứng
dụng thương mại điện tử tiêu biểu hiện đang hoạt động trên
thị trường Việt Nam. Cụ thể hơn là 4 ứng dụng chiếm thị phần
cao nhất Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Theo Nền

tảng số liệu E-commerce, Shopee đang chiếm hơn 76% thị
phần, Lazada đang chiếm hơn 19% thi phần và phần còn lại là
Tiki, Sendo và một số ứng dụng khác.

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 KHÁI NIỆM VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1.1 Thương mại điện tử
Thương mại điện tử hay còn được gọi là E-commerce, Ecomm và EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ
thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại
điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện thử,
quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình
giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ
thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập
dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng
World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình
giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về
mặt công nghệ như email, các thiết bị di dộng cũng như điện
thoại.
Theo Ủy ban châu Âu: ”Thương mại điện tử có thể định
nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ
giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân
bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các
mạng máy tính trung gian (thơng tin liên lạc trực tuyến).
Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng
máy tính, nhưng thanh tốn và q trình vận chuyển hàng hay
dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng

phương pháp thủ công”.
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO), ”Thương mại
điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân
phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản
phẩm giao nhận cũng như những thơng tin số hóa thơng qua
mạng Internet”.
Theo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC): ”Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch
thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm, cá
nhân mang tính điện tử, chủ yếu thơng qua các hệ thống có
nền tảng dựa trên Internet. Các kỹ thuật thơng tin liên lạc có
3


thể là email, EDI, Internet và Extranet được dùng để hỗ trợ
thương mại điện tử”.
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP: ”Hoạt
động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc tồn
bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện
tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc
các mạng mở khác”.
2.1.2 Ứng dụng.
Phần mềm ứng dụng (Application software, còn viết tắt
là app) là một loại chương trình có khả năng làm cho thiết bị
điện tử thực hiện trực tiếp một cơng việc nào đó người dùng
muốn thực hiện. Điều này khác với phần mềm hệ thống tích
hợp các chức năng của thiết bị, nhưng có thể khơng trực tiếp
thực hiện một tác vụ nào có ích cho người dùng. Phần mềm
ứng dụng chia làm hai loại: tiện ích và công cụ.

2.1.3 Ứng dụng thương mại điện tử.
Là sự kết hợp giữa phần mềm ứng dụng với thương mại
điện tử hỗ trợ tăng độ trải nghiệm cho người tiêu dùng có thể
thỏa sức mua sắm các phẩm, dịch vụ trên nền tảng ứng dụng
nhằm tặng được độ bảo mật thông tin người dùng cũng như
tránh được trình trạng giật lag, tải lại trang, virus,...
2.1.4 Ma trận SWOT
2.1.4.1 Khái quát về ma trận
Theo Albert Humphrey, SWOT được bắt nguồn từ 4 chữ
cái viết tắt Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Mơ hình SWOT
cung cấp cho chúng ta một cơng cụ giúp phân tích chiến lược
và rà soát cũng như đánh giá rủi ro, định hướng của một công
ty hay của một dự án kinh doanh. Phương pháp phân tích
SWOT được sử dụng nhiều trong cơng việc lập kế hoạch kinh
doanh, xây dựng chiến lược và đánh giá đối thủ cạnh tranh,
tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ,...Mơ hình SWOT sẽ
giúp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh
nghiệp cũng như việc cụ thể từng dự án một. Do đó mà
phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc đưa ra quyết
4


định hoạch định chiến lược và cũng như thiết lập được kế
hoạch.
2.1.4.2 Cách thực hiện
SWOT là một công cụ hữu ích khi chúng được áp dụng
nhằm giải quyết vấn đề trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Đã đến lúc bạn nghiên cứu kỹ hơn về SWOT để biết cách lập
mô hình SWOT và sử dụng phương pháp này một cách hiệu

quả nhất.
SWOT được trình bài với cấu trúc dưới dạng một ma trận
gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với
những điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ
hội(Opportunities), nguy cơ (Threats). Từ mơ hình trên ta có
- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp
mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu.
- Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp
mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được
mục tiêu của bạn.
- Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị
trường kinh doanh, xã hội, chính phủ,...) mang tính tích cực
hoặc có lợi giúp đạt được mục tiêu.
- Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị
trường kinh doanh, xã hội, chính phủ,...) mang tính tiêu cực
hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.
Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác
định thế mạnh mà bạn đang nắm giữ cũng như những điểm
hạn chế cần phải khắc phục .Nói cách khác, SWOT chỉ ra cho
bạn đâu là nơi để bạn tấn công và đâu là nơi bạn cần phòng
thủ. Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụng một
cách hợp lý trong việc đề ra một kế hoạch hành động thông
minh và hiệu quả.
Strengths – Điểm mạnh: bước đầu tiên chứng ta sẽ nêu
bật được rõ các lợi thế của tổ chức, doanh nghiệp của chúng
ta. Đây nên là những đặt điểm nổi trội và độc đáo mà chúng ta
đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời
câu hỏi: chúng ta làm điều gì tốt nhất? Những nguồn lực nội
5



tại mà chúng ta có là gì? Chúng ta sở hữu lợi thế về con người,
kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ,...như
thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà chúng ta có thể sử
dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình: nguồn lực,
tài sản con người, kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu, tài chính,
marketing, cải tiến, giá cả, chất lượng sản phẩm, chứng nhận,
cơng nhận, quy trình, hệ thống kỹ thuật, kế thừa, văn hóa,
quản trị. Nên nhớ, chúng ta cần thực tế, không tỏ ra khiêm tốn
thái quá, sáng suốt và luôn đúng mực khi đánh giá điểm mạnh
của bạn, đặc biệt khi so sánh với đối thủ. Đây cũng là một ưu
điểm của mơ hình SWOT.
Weaknesses – Điểm yếu: Đối ngược với điểm mạnh thì
đây là lúc chúng ta nêu ra những điểm yếu mà tổ chức, doanh
nghiệp của chúng ta làm việc chưa tốt. Nếu như còn lúng túng
thì hãy tìm ra các điểm yếu cơ bản thơng qua các mặt chưa
tốt. Nếu như cịn lúng túng thì hãy tìm ra các điểm yếu cơ bản
thơng qua các mặt như nguồn lực, tài sản, con người,..., nếu ở
khoản nào ”vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm
yếu, kém. Ngoài ra chúng ta tự hỏi bản thân những câu hỏi
sau: Cơng việc nào mình làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì
chúng ta đang né tránh? Lời nhận xét tiêu cực nào chúng ta
nhận được từ người tiêu dùng và thị trường,...Chúng ta cần
phải ghi nhớ điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong
con người hoặc tổ chức mà chúng cản trở chúng ta trên con
đường đạt được mục tiêu của mình. Khi nhìn thẳng thắn vào
sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, bạn sẽ trả lời được
câu hỏi đâu là điểm yếu? Để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.
Opportunities – Cơ hội: Liệt kê ra những tác động tích
cực từ bên ngồi sẽ giúp hỗ trợ cơng việc kinh doanh của

chúng ta một các thuận lợi hơn. Tác nhân này có thể là: Sự
phát triển, nở rộ của thị trường; Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp,
yếu kém, tiếng xấu; Xu hướng toàn cầu; Hợp đồng, đối tác,
chủ đầu tư; Mùa thời tiết; Chính sách, luật.
Threats – Nguy cơ: Bước ngày sẽ giúp bạn phân tích được
các yếu tố bên ngồi nào đang gây khó khăn cho bạn trên con
đường đi đến thành cơng chính là nguy cơ. Liệt kê một danh
sách vấn đề sau đây sẽ gúp bạn tìm ra được những nguy cơ
6


mà bạn và tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai. Sau khi tìm ra
nguy cơ, điều bạn cần làm là đề ra phương án giải quyết và
phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không
bị những nguy cơ nhấn chìm hồn tồn. Chúng ta đã có cách
đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy
nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm
bớt độ nghiêm trọng hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ
này.

7


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.
Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập
từ bản đồ thương mại điện tử Việt Nam, tổng cục thống kê Việt
Nam, báo cáo điện tử Digital in Vietnam và một số trang báo
uy tín khác.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.

Phương pháp tổng hợp: tổng hợp và phân loại các tài
liệu, thông tin, các bài báo, bài nghiên cứu về tình hình của
các ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
Phương pháp so sánh: so sánh sự gia tăng, sụt giảm giữa
các chỉ tiêu trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp
đang sở hữu ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam dựa
vào:
- Số tuyệt đối: Là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng
của hiện tượng theo thời gian, không gian.
Công thức so sánh số tuyệt đối: A= A1 – A0
- Số tương đối: Là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ so sánh
về mặt tỷ lệ giữa các mức độ hiện tượng theo thời gian, không
gian.
Công thức so sánh số tương đối: A=
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, suy luận
để đánh giá khái quát thực trạng sử dụng ứng dụng thương
mại điện tử tại thị trường Việt Nam. Dựa vào kết quả trên, đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo
nguồn nhân lực cho ngân hàng trong thời gian tới.
Phân tích số liệu bằng mơ hình SWOT dựa vào số liệu
thống kê lượt truy cập vào các trang và ứng dụng thương mại
điện tử.

8


CHƯƠNG 3
THỊ TRƯỜNG, MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
3.1 MỘT SỐ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TIÊU BIỂU

TẠI VIỆT NAM
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang có sự
phát triển vượt bật với sự xuất hiện của các ứng dụng thương
mại điện tử chiếm tỷ trọng cao như:
3.1.1 Shopee Việt Nam
- Thời điểm ra mắt: ra mắt năm 2015 và được biết đến
như là một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên của
Việt Nam, Shopee là ứng dụng thương mại điện tử có lượng
người dùng lớn nhất hiện nay.
- Mơ hình kinh doanh: mơ hình kinh doanh ban đầu của
Shopee là C2C Marketplace (trung gian trong quy trình mua
bán giữa các cá nhân với nhau). Tuy nhiên, hiện nay Shopee
đã trở thnahf mơ hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến
người tiêu dùng). Shopee đã tính phí của người bán/hoa hồng
và phí đăng bán sản phẩm.
- Chính sách người dùng: Shopee là ứng dụng thương
mại điện tử có các chính sách hỗ trợ người dùng trong và
ngồi nước với số lượng gian hàng lớn cũng như hệ thống đối
tác giao hàng rộng rãi giúp người bán và người mua đều dễ
dàng trao đổi, mua sắm.
- Định hướng ứng dụng: Shopee cũng bắt đầu mở rộng
sang hình thức mới với gian hàng ”Shopee Mall”. Các gian
hàng này là các cửa hàng, doanh nghiệp chính hãng với chính
sách kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho người
tiêu dùng. Với nhiều chương trình ưu đãi cũng như giá thành
phù hợp, Shopee đang dần trở thành sự lựa chọn số một của
người tiêu dùng trực tuyến.
3.1.2 Tiki Việt Nam
- Thời điểm ra mắt: Tiki thành lập tháng 3 năm 2010 là
một cái tên khơng cịn q xa lạ với các tín đồ của sách và văn

phịng phẩm. Ban đầu, Tiki triển khai theo mơ hình giữa các
9


nhà xuất bản với khách hàng để đảm bảo tuyệt đối về vấn đề
bản quyền cũng như chất lượng sản phẩm.
- Mơ hình kinh doanh: Mơ hình kinh doanh ban đầu của
Tiki là trang web bán sách online. Tháng 4 năm 2017, Tiki
đánh dấu bước chuyển mình khi chuyển sang hình thức
Marketplace cung cấp hơn 10 triệu sản phẩm từ 16 ngành
hàng lớn, phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn quốc, đồng
thời ra mắt dịch vụ TikiNow, giao hàng nhanh trong 2h. Đây là
cơ hội không thể tốt hơn để các Nhà Bán mở rộng kênh bán
hàng và gia tăng thu nhập trên sàn Tiki.
- Chính sách người dùng: sau nhiều lần thay đổi về chính
sách người dùng. Tuy nhiên, vẫn giữ phương châm kinh doanh
ban đầu, Tiki đòi hỏi khá chặt chẽ về giấy tờ kinh doanh cũng
như chứng minh sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm của
bạn là hàng thật và giá bán cũng được kiểm sốt để khơng
q chênh với thị trường.
- Định hướng ứng dụng: trong những năm trở lại đây, Tiki
mở rộng thêm nhiều danh mục sản phẩm và triển khai thêm
mơ hình kinh doanh với các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng,
hàng hóa thiết yếu,...
3.1.3 Lazada Việt Nam
- Thời điểm ra mắt: Lazada Việt Nam được thành lập
tháng 3 năm 2012 là một phần của Lazada Group – tập đoàn
thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang có chi nhanh tại
Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Tập
đoàn Lazada lại thuộc sở hữu tập đồn Alibaba.

- Mơ hình kinh doanh: Lazada Việt Nam là một sàn giao
dịch thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm trên nhiều ngành
hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, sản
phẩm thời trang, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ
chơi và đồ dùng thể thao,...
- Chính sách người dùng: Là một trong những sàn thương
mại điện tử ra đời từ khá sớm và chuyên về các sản phẩm điện
tử. Lazada là kênh bán yêu cầu gắt gao về giấy tờ để lọc chất
lượng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Hướng đi của
Lazada là mơ hình market place – là trung gian trong quy trình
10


mua bán online. Trong tháng 1 năm 2016, Lazada Việt Nam
xác nhận rằng công ty hiện đang làm việc với 3000 nhà cung
cấp với 500.000 sản phẩm khác nhau. Ngoài ra Lazada cung
cấp cho nhà bán hàng các dịch vụ khác như quy trình thanh
tốn đơn giản, dịch vụ vận chuyển và chăm sóc khách hàng
chuyên nghiệp.
- Định hướng ứng dụng: trong những năm gần đây,
Lazada đã mở rộng ngành hàng để giúp khách hàng có nhiều
sự lựa chọn cũng như mua sắm thuận lợi hơn.
3.1.4 Sendo Việt Nam
- Thời điểm ra mắt: Là một trong những ứng dụng thương
mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Ra đời vào tháng 9/2012,
Sendo ra mắt người tiêu dùng với xuất thân là một dự án
Thương mại Điện tử do Công ty CP Dịch vụ Trực tuyến FPT
phát triển. Ngày 13/05/2014, Công ty CP Cơng nghệ Sendo
được thành lập, trực thuộc Tập đồn FPT, là đơn vị chủ quản
của ứng dụng Sendo.

- Mô hình kinh doanh: Sendo hoạt động theo mơ hình
B2C2C (business-to-consumer-to-consumer). Tức là cho doanh
nghiệp khác bán hàng cho người dùng B2C và cũng cho người
dùng bán hàng cho người dùng C2C.
- Chính sách người dùng: Sendo là ứng dụng thương mại
điện tử hỗ trợ người dùng mua sắm các mặt hàng tiêu dùng và
được biết đến là ứng dụng uy tín được sự bảo hộ của tập tồn
FPT.
- Định hướng ứng dụng: Sendo bắt đầu mở rộng sang
hình thức mới với gian hàng ”SenMall” hình thức chính là trung
tâm mua sắm chất lượng cao. Tại đây, các nhà bán hàng chỉ
được bán những sản phẩm chính hãng của thương hiệu uy tín,
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các sản phẩm một khi được
đưa lên SenMall thì sẽ được kiểm duyệt kỹ càng và tuân thủ
mọi tiêu chuẩn cao nhất. Mục đích chính là để người dùng yên
tâm hơn khi mua sắm online.

11


3.2 MỘT SỐ CÁC NỀN TẢNG HỖ TRỢ MUA HÀNG TRỰC
TUYẾN THÔNG QUA ỨNG DỤNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM
Các nền tảng hỗ trợ các ứng dụng thương mại điện tử
trong việc tiếp cận đến người tiêu dùng bằng nhiều cách khác
nhau. Và dưới đây là một số các nền tảng hỗ trợ mua hàng
trên các ứng dụng thương mại điện tử.
3.2.1 Nền tảng iOS, Android
Nền tảng iOS (trước đây là iPhoneOS) là hệ điều hành
trên các thiết thị di động của Apple. Đây là hệ điều hành chạy

trên các sản phẩm của iPhone, cũng như một số sản phẩm
iPad không được hỗ trợ iPadOS, và iPad Touch và hệ điều hành
phổ biến thứ 2 trên toàn cầu, sau Android của Google.
Nền tảng Androi là một hệ điều hành dựa trên nền tảng
Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình
cảm ứng như điện thoại thơng minh và máy tính bảng. Ban
đầu, Androi được phát triển bởi Androi Inc, với sự hỗ trợ tài
chính từ Google và sau này được chính Google mua lại vào
năm 2005. Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã
nguồn theo giấy phép Apache. Chính mã nguồn mở cùng với
một giấy phép khơng có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà
phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt
huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do.
Ngồi ra, Android cịn có một cộng đồng lập trình viên đơng
đảo chun viết các ứng dụng để mở rộng chức năng của thiết
bị, bằng một loại ngơn ngữ lập trình Java có sửa đổi. Tháng 10
năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số
lượt tải ứng dụng từ Google Play, ước tính khoảng 25 tỷ lượt.
3.2.2 Youtube
Là một nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Mỹ có trụ
sở chính tại San Bruno, California. Nền tảng này được tạo ra
vào tháng 2 năm 2005 và đã được Google mua lại vào tháng
11 năm 2006 với giá 1,65 tỷ đô la Mỹ và hiện hoạt động như
một trong những công ty con của Google. Nội dung có sẵn bao
gồm video clip, đoạn chương trình truyền hình, video âm nhạc,
phim tài liệu ngắn và tài liệu, bản ghi âm, đoạn giới thiệu phim
12


và các nội dung khác như viết blog bằng video, video sáng tạo

ngắn và video giáo dục.
3.2.3 Instagram
Là một dịch vụ mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và video
của Mỹ được tạo ra bởi Kevin Systrom và Mike Krieger. Vào
tháng 4 năm 2012, Facebook (nay là Meta) đã mua lại dịch vụ
này với giá khoảng 1 tỷ đô la Mỹ bằng tiền mặt và cổ phiếu.
Ứng dụng cho phép người dùng tải lên các phương tiện có thể
được chỉnh sửa bằng các bộ lọc và được sắp xếp theo các thẻ
bắt đầu bằng # và gắn thẻ địa lý. Bài đăng có thể được chia sẻ
cơng khai hoặc với những người theo dõi đã được phê duyệt
trước. Người dùng có thể duyệt nội dung của người dùng khác
theo thẻ và vị trí và xem nội dung thịnh hành. Người dùng có
thể thích ảnh và theo dõi những người dùng khác để thêm nội
dung của họ vào nguồn cấp dữ liệu cá nhân. Vào năm 2015,
những hạn chế này đã được nới lỏng với việc tăng lên 1080
pixel. Dịch vụ cũng bổ sung các tính năng nhắn tin, khả năng
bao gồm nhiều hình ảnh hoặc video trong một bài đăng và
tính năng Câu chuyện — tương tự như Snapchat đối lập chính
— cho phép người dùng đăng ảnh và video lên nguồn cấp dữ
liệu tuần tự, với mỗi bài đăng có thể truy cập bằng những
người khác trong 24 giờ mỗi. Kể từ tháng 1 năm 2019, tính
năng Câu chuyện được 500 triệu người dùng sử dụng hàng
ngày. Ban đầu được ra mắt cho iOS vào tháng 10 năm 2010,
Instagram nhanh chóng trở nên phổ biến, với một triệu người
dùng đăng ký trong hai tháng, 10 triệu trong một năm và 1 tỷ
tính đến tháng 6 năm 2018. Phiên bản Android được phát
hành vào tháng 4 năm 2012, tiếp theo là giao diện màn hình
giới hạn tính năng vào tháng 11 năm 2012, ứng dụng Fire OS
vào tháng 6 năm 2014 và ứng dụng dành cho Windows 10 vào
tháng 10 năm 2016. Tính đến tháng 10 năm 2015, hơn 40 tỷ

ảnh đã được đã tải lên. Mặc dù được ca ngợi về sức ảnh hưởng
của nó, Instagram vẫn là đối tượng bị chỉ trích, đáng chú ý
nhất là thay đổi chính sách và giao diện, cáo buộc kiểm duyệt
và nội dung bất hợp pháp hoặc không đúng do người dùng tải
lên.

13


3.2.4 Facebook
Facebook là một phương tiện truyền thông xã hội và dịch
vụ mạng xã hội trực tuyến thành lập vào năm 2004 của Mỹ
thuộc sở hữu của Meta Platforms có trụ sở tại Menlo Park,
California. Nó được Mark Zuckerberg, cùng với các sinh viên
Đại học Harvard và bạn cùng phòng là Eduardo Saverin,
Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes sáng lập.
Đây được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four
cùng với Amazon, Apple và Google.
Tính đến năm 2020, Facebook đã có 2,8 tỷ người dùng
hoạt động hàng tháng, và xếp thứ bảy về mức sử dụng
Internet toàn cầu. Đây là ứng dụng di động được tải xuống
nhiều nhất trong những năm 2010. Tên đến từ các thư mục
facebook thường được trao cho sinh viên đại học Mỹ. Facebook
đã tổ chức đợt chào bán công khai lần đầu (IPO) vào tháng 2
năm 2012, định giá công ty ở mức 104 tỷ USD, mức định giá
lớn nhất cho đến nay đối với một công ty đại chúng mới niêm
yết. Facebook kiếm phần lớn doanh thu từ các quảng cáo xuất
hiện trên màn hình và trong News Feed của người dùng.

14



CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIN TƯỞNG VÀ TRẢI
NGHIỆM CỦA NGƯỜI TIÊU DUNG ĐỐI VỚI CÁC ỨNG
DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
4.1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MUA SẮM THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM QUA TƯNG NĂM
4.1.1 Tổng lượt truy cập và chi tiêu của người tiêu
dùng cho toàn ngành thương mại điện tử tại thị trường
Việt Nam từ 2019 -2021
Tổng lượt truy cập và chi tiêu của người tiêu dùng cho
tổng ngành thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam qua
các năm từ 2019 – 2021 có sự tăng trưởng thơng qua bảng
tổng hợp các báo cáo Digital In VietNam:
Tổng lượt người dùng tìm kiếm các sản phẩm trên các
trang và ứng dụng thương mại điện tử đang có nhiều sự thay
đổi qua các năm được tính theo phần trăm từ các lượt truy cập
tìm kiếm dẫn đến quyết định mua hàng trên tổng lượt truy cập
tìm kiếm, được phân tích trong bảng 4.1 cũng được thể hiện
sự sau:
2019
2020
2021
Bảng 4. 1 Tổng lượt truy cập tìm kiếm trên thương mại điện tử
Việt Nam Chỉ tiêu/Năm
Tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ
trực tuyến trang web

87


84

85,5

Ghé các gian hàng bán lẻ trực
tuyến trang web

87

75

77,3

Mua sắm sản phẩm/dịch vụ trực
tuyến

77

75

78,7

Mua sắm thông qua các thiết bị di
động

62

59


61,4

Mua sắm thơng qua các máy tính
cá nhân

38

35

-

-

-

68,5

Sử dụng ứng dụng mua sắm trên
điện thoại di động hoặc thiết bị
khác
15


Đơn vị: %
Nguồn: Digital In VietNam, 2019, 2020, 2021

Chỉ tiêu tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến
trang web qua các năm có sự biến động một phần do dịch
COVID – 19 diễn ra phức tạp khiên nền kinh tế Việt Nam bị tê
liệt nhưng đang có dấu hiệu phục hồi tăng lên do người tiêu

dùng ngày càng có niềm tin vào việc mua sắm trên nền tảng
thương mại điện tử.
Chỉ tiêu người dùng ghé các gian hàng bán lẻ trực tuyến
trên các trang web có xu hướng giảm qua 3 năm một phần do
người tiêu dùng thường ưu tiên mua sắm trên các ứng dụng
thương mại điện tử hơn, phần khác do diễn biến của dịch bệnh
tỷ lệ mua hàng của người dân cũng giảm dần do mức chi tiêu
giảm.
Chỉ tiêu mua sắm sản phẩm/dịch vụ trực tuyến có sự
biến động và có dấu hiệu phục hồi và phát triển hơn trong
năm 2021. Mua sắm thông qua các thiết bị di động cũng có sự
biến động và điều đặc biệt là chỉ tiêu về mua sắm thông qua
các máy tính cá nhân có sự giảm sút đến năm 2020 và nhỏ
dần và bị thay thế bằng chỉ tiêu mới là sử dụng ứng dụng mua
sắm trên điện thoại di động hoặc thiết bị khác. Mặc dù có sự
thay đổi của chỉ tiêu trong năm 2021 làm cho quá trình so
sánh các chỉ tiêu về mua sắm trên các nên tảng di động có
chút khó khăn nhưng khơng làm ảnh hướng đến mục tiêu của
bài nghiên cứu này.
Nhìn chung, các chỉ tiêu được so sánh qua các năm đều
có sự biến động rõ rệt qua từng chỉ tiêu thể hiện được người
tiêu dùng có sự tích cực hơn trong việc mua sắm trên các nền
tảng thương mại điện tử. Từ đó cho thấy được người Việt có xu
hướng ngày càn có niềm tin hơn trong việc mua sắm trên các
nền tảng thương mại điện tử thay vì đến mua trực tiếp tại các
cửa hàng.
Về danh mục các chi tiêu cho các ngành hàng thương
mại điện tử qua 3 năm có sự chuyển biến về doanh thu, dựa
16



vào báo cáo từ Digital in VietNam thì chi tiêu về các mặt hàng
thương mại điện tử được thể hiện qua bảng sau.

17


×