Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Báo cáo thực tế bộ môn trả công lao động trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.11 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
---------------

BÀI THU HOẠCH
BÁO CÁO THỰC TẾ

Báo cáo viên: Bùi Thị Thanh Hoa
Tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Mã lớp học phần:
Lớp hành chính:

Hà Nội, tháng 11/2022

PHẦN 1: PHÂN TÍCH CÁC NỘI DUNG BÁO CÁO VIÊN TRÌNH BÀY TRONG


BUỔI BÁO CÁO

1.1. Hợp đồng lao động và các lưu ý trước khi ký hợp đồng lao động
Theo Bộ luật lao động năm 2019, “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả cơng, tiền lương, điều kiện
lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động”.
Có 3 loại hợp đồng lao động:
- Hợp đồng có thời hạn
- Hợp đồng vơ thời hạn
- Các loại hợp đồng khác
Trước khi ký hợp đồng lao động, cần cân nhắc và xem lại các điều khoản trong
đó. Đặc biệt cần lưu ý trong hợp đồng lao động là thực lĩnh hay tổng thu nhập.
Tổng thu nhập là tổng số tiền trước khi công ty khấu trừ đối với người lao động,


bao gồm: lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng,...Và trong đó có bao gồm cả các
khoản như thuế thu nhập cá nhân và các khoản đóng bảo hiểm.
Lương thực lĩnh là số tiền cuối cùng mà người lao động nhận về sau khi khấu trừ
thuế, bảo hiểm và các khoản khấu trừ khác.
Thường thì lương thực lĩnh sẽ thấp hơn tổng thu nhập. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, cả lương thực lĩnh và tổng thu nhập có thể bằng nhau, điều này có thể xảy ra
được khi tiền lương của các cá nhân khơng thuộc mức phải đóng thuế thu nhập và người
lao động từ chối đóng các khoản bảo hiểm.
Cơng thức tính lương thực lĩnh:
Lương thực lĩnh = Tổng thu nhập - (BHXH + BHYT + BHTN) - Thuế thu nhập cá
nhân (nếu có)
Ví dụ như việc xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
Lương thực lĩnh có cơng thức như sau:
Lương thực lĩnh = Lương cơ bản – tiền thuế – tiền bảo hiểm – chi phí nội trú – tiền ăn (nếu
có).
– Tiền thuế: Là tiền xí nghiệp sẽ trừ thẳng vào lương của người lao động. Đây là mức thuế
theo quy định của chính phủ Nhật Bản, mức thuế này dao động từ 1.000 – 1.500 yên/tháng.
– Tiền bảo hiểm: Người lao động sẽ phải đóng 2-3 loại tiền bảo hiểm theo quy định của
Nhật Bản, số tiền thuế khoảng 10.000 – 15.000 n/tháng.
– Chi phí nội trú: Thơng thường người lao động sẽ được xí nghiệp bố trí chỗ ở, bạn có thể
phải trả phí hoặc được xí nghiệp hỗ trợ hồn tồn. Mức chi phí dao động từ 0-20.000
yên/tháng. Nếu bạn ở các thành phố lớn thì mức chi phí sẽ cao hơn.
– Chi phí ăn uống: Có những doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tiền ăn hoặc hỗ trợ nấu ăn cho người


lao động. Phần lớn người lao động sẽ tự túc chi phí tiền ăn. Do đó khoản tiền thực lĩnh có
thể bao gồm tiền ăn hoặc khơng. Chi phí tiền ăn sẽ dao động từ 15.000 – 25.000 yên/tháng.
Sau khi trừ đi các khoản phí ở trên lương thực lĩnh của người lao động nhận được khoảng
80.000 – 110.000 yên/tháng. Trung bình mỗi tháng người lao động sẽ nhận được khoảng 1520 triệu. Đây là mức thu nhập chưa tính tiền làm thêm, nếu có làm thêm nhiều thì mức
lương của người lao động sẽ cao hơn, khoảng 25-30 triệu/tháng.

1.2. Bảo hiểm xã hội
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Từ ngày 01/10/2022, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động là công dân
Việt Nam là 32% so với mức lương cơ bản của người lao động được thỏa thuận trong
hợp đồng lao động. Trong đó, người lao động đóng 10,5% và người sử dụng lao động
đóng 21,5%.
Lý do nhiều nhất khiến người dân tham gia BHXH tự nguyện đó là không muốn dựa
vào con cái sau này, không muốn làm gánh nặng cho gia đình và xã hội; muốn mình tự
chủ với cuộc đời của mình ngay từ khi còn trẻ. Thứ hai, với những người lao động tự do,
những người khơng có cơng việc ổn định, thì ý nghĩa tinh thần khi về già được gọi là "cụ
hưu" cũng rất quan trọng. Bởi có lương hưu là việc chứng minh họ không “ăn bám” xã
hội chứng minh họ đã lao động rất miệt mài để tích lũy cho mình. Lý do thứ ba là ngồi
lương hưu hàng tháng được nhận, người lao động được cấp thẻ bảo hiểm y tế nếu khơng
may ốm đau đã có quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chi trả tiền. Lý do thứ tư là mức
đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện linh hoạt, người tham gia có thể lựa chọn
mức đóng thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần
mức lương cơ sở. Phương thức đóng linh động hơn theo hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12
tháng, một lần cho nhiều năm về sau (tối đa 5 năm), một lần cho những năm còn thiếu
(tối đa 10 năm). Lý do thứ 5 rất quan trọng là khi ngừng tham gia BHXH mà người lao
động đó có điều kiện đi làm thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì tồn bộ thời
gian tham gia BHXH tự nguyện sẽ được cộng dồn với thời gian tham gia BHXH để tính
hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Cịn một lý do rất nhân văn đó là từ ngày 01/01/2018, Nhà
nước thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện,
cụ thể mức hỗ trợ sẽ bằng 30% đối với người thuộc diện nghèo; 25% đối với người thuộc
diện cận nghèo; 10% đối với các đối tượng còn lại giúp mọi đối tượng có cơ hội tham gia
BHXH tốt hơn.
1.3. Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các
cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. Thuế này thu vào một số khoản thu
nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà


nước.
Người lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền
lương, tiền cơng trên 11 triệu đồng/ tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm
bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo).
Trên thực tế, đối với người có mức thu nhập trên 11 triệu đồng/ tháng, họ có thể
đưa ra các khoản giảm trừ để giảm mức thuế thu nhập cá nhân. Muốn được giảm thuế thì
cần có xác nhận của chính quyền địa phương về các khoản giảm trừ như nuôi con nhỏ
dưới 18 tuổi, bố mẹ già,...
Các khoản giảm trừ như:
- Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132
triệu đồng/năm).
- Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, người nộp thuế cịn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ
hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
Việc tìm các khoản giảm trừ nhằm mục đích làm giảm mức thu nhập của người
lao động xuống, để họ giảm mức thu nhập cá nhân của đóng, chứ khơng phải là khoản
thực lĩnh người lao động đó nhận được.
1.4. Tình huống “Trả lương sai cho người lao động”
a. Trường hợp 1: Trả lương thừa
Vấn đề: Ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp
Hướng giải quyết:
- Đối với số tiền nhỏ: Có thể xin làm lại bảng lương để giải quyết luôn hoặc để bù trừ
vào tháng kế tiếp. Nếu khơng giải trình được thì kế tốn phải bù khoản tổn thất đó cho
Doanh nghiệp, doanh nghiệp khơng có trách nhiệm chịu tổn thất do sai sót của kế toán.

- Đối với số tiền lớn:
+ Làm lại bảng lương chính xác và giải trình, rà sốt các bước
+ Đưa lên người có thẩm quyền và liên hệ đến người lao động để giải quyết.
Nếu người lao động khơng hợp tác thì sẽ dùng đến pháp luật để xử lý. Tuy
nhiên, nên giải quyết ổn thỏa giữa doanh nghiệp và người lao động, bởi nếu
dùng đến pháp luật sẽ tốn thêm thời gian và chi phí, đồng thời ảnh hưởng đến
tâm lý của doanh nghiệp và người lao động.
b. Trường hợp 2: Trả lương thiếu
Trong trường hợp này, kế tốn có thể thỏa thuận với người lao động về hướng giải
quyết như: bù vào tháng kế tiếp hoặc làm lại bảng lương và giải trình với người có thẩm
quyền, giải quyết ngay cho người lao động về khoản tiền thiếu đó.
1.5. Phân tích “Thái độ hơn trình độ”
Trên thực tế, câu nói “Thái độ hơn trình độ” khơng có quy định nào về vấn đề


đúng sai.Bởi khi người lao động đến với môi trường của doanh nghiệp nào thì sẽ phải
theo văn hóa và yêu cầu của doanh nghiệp đó. Mỗi nhà quản trị và lãnh đạo của mỗi
doanh nghiệp sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về tầm quan trọng và ưu tiên giữa thái độ
và trình độ. Từ đó sẽ đưa ra yêu cầu riêng về nhân sự của doanh nghiệp của họ.
Do đó, vấn đề này cần được nhìn nhận một cách linh hoạt, dựa trên cả tính khách
quan và chủ quan. Tuy nhiên, theo đánh giá cá nhân em thì thái độ nên được coi trọng
hơn, như Bác đã từng nói “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng
có tài thì làm việc gì cũng khó”. Với 1 vị trí tuyển dụng thì các ứng viên ứng tuyển vào
trong thời đại cơng nghiệp hóa thì kiến thức của mọi người đang ở mức ngang tầm nhau
thơi, nên là thứ quyết định chúng ta có được vào vị trí đó hay khơng sẽ được đánh giá ở
thái độ của mọi người.
1.6. Cách tính lương
Cách tính lương gồm có:
Hợp đồng lao động → bảng chấm cơng → bảng tính lương → bước tốn trả lương
→ hạch tốn → khóa sổ.

Thủ tục thuộc doanh nghiệp → các loại tờ trình.
Trong quá trình ký hợp đồng lao động, sẽ có các mốc lương cần lưu ý như lương
cơ bản, phụ cấp, trợ cấp,...Phải rõ mức đóng bảo hiểm là bao nhiêu? Đóng theo vùng hay
theo tổng thu nhập.
Các vùng càng cao thì mức lương tối thiểu càng thấp, do đó mức đóng bảo hiểm
xã hội sẽ càng thấp hơn. Mỗi năm tham gia bảo hiểm thì người lao động sẽ được 1 tháng
bảo hiểm thất nghiệp.
1.7. Các hình thức trả lương
Có 6 hình thức trả lương: Theo thời gian; Theo sản phẩm; Theo doanh thu; Theo
lương khoán; Theo hoa hồng; 3P
Hiện nay, hình thức trả lương phổ biến nhất là 3P (khoảng 60% doanh nghiệp áp
dụng). Việc áp dụng trả lương theo 3P là việc áp dụng vào các công việc liên quan tới
ngành nghề cần hội đủ cả 3 yếu tố: vị trí, năng lực, hiệu quả làm việc. Những ngành
nghề có thể trả lương theo quy định này như các ngành yêu cầu sự tận tâm, tâm huyết
trong từng sản phẩm dịch vụ mà người lao động tạo ra.
1.8. Tiền phúc lợi và cách quỹ trích tiền phúc lợi
Quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản sau đây:
- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;
- Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;
- Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;
- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm


đau;
- Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; - Chi hỗ trợ chi
phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;
- Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao
động.
- Những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác.


PHẦN 2: NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.1. Những vấn đề rút ra
- Trong doanh nghiệp, mọi vấn đề cần được thực hiện theo quy trình, dựa trên cơ sở
chuẩn mực của Luật lao động, từ đó mới đến các quy chế trong doanh nghiệp.
- Hợp đồng lao động cần được xây dựng trên cơ sở của Luật lao động, các điều khoản
trong hợp đồng lao động phải rõ ràng, minh bạch giữa người lao động và người sử dụng
lao động.
- Cần lưu ý và rà soát lại các điều khoản trước khi ký hợp đồng lao động.
- Phân biệt được thực lĩnh và tổng thu nhập.
- Cách tính lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân và các khoản giảm trừ nhằm
giảm thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
- Hoạt động tính lương và trả lương cần được xây dựng một cách tỉ mỉ và cẩn thận, tránh
những trường hợp sai sót khơng đáng có xảy ra.
- Các hình thức trả lương và ưu nhược điểm của các hình thức này.
- Doanh nghiệp nên quan tâm, chú trọng hơn về những vấn đề phúc lợi.
2.2. Bài học kinh nghiệm
- Hợp đồng lao động được xây dựng dựa trên cơ sở pháp luật. Vì vậy, cần lưu ý xem xét
kỹ càng các điều khoản trong hợp đồng lao động. Đặc biệt, cần lưu ý đến tổng thu nhập
và lương thực lĩnh được ghi trong hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động được là sự
thỏa hiệp giữa người lao động và người sử dụng lao động, không phải sự xin – cho.
Người lao động khi đi làm luôn là người sẽ phải chịu phần thiệt nhiều hơn trong cơng
việc. Chính vì vậy, người lao động nên tự bảo vệ bản thân mình bằng cách cẩn thận trong
mọi thứ, tìm hiểu kỹ luật, nội quy, quy chế trong cơng ty. Trước khi ký vào bất kì một
hợp đồng hay giấy tờ ở cơng ty phải đọc kĩ tìm hiểu kĩ mọi thứ.
- Lưu ý vấn đề bảo hiểm xã hội được đóng dựa theo mức lương cơ bản hay mức lương
theo vùng. Vấn đề bảo hiểm xã hội đi kèm với lợi nhuận sau này của người lao động.
Mức đóng bảo hiểm xã hội càng thấp thì thu nhập của người lao động sẽ cao hơn so với



khi đóng mức bảo hiểm xã hội cao. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần bù
đắp thu nhập của người lao động khi ốm đau, thai sản, nghỉ hưu,...Đóng bảo hiểm xã hội
càng thấp thì mức bù đắp cho người lao động càng thấp.
- Trong quá trình trả lương, cần tỉ mỉ và cẩn thận để tránh xảy ra sai sót. Những lỗi này sẽ
ảnh hưởng đến doanh nghiệp cả doanh nghiệp và người lao động. Trong trường hợp sai
sót, người chịu trách nhiệm cho vấn đề này cần giải trình và đưa lên bộ phận có thẩm
quyền để giải quyết mọi chuyện một cách ổn thỏa và hợp lý nhất cho cả người lao động
và doanh nghiệp.
- Cần có sự linh hoạt quan trong việc đánh giá giữa thái độ và trình độ. Mỗi doanh
nghiệp sẽ có một yêu cầu khác nhau về các yếu tố này. Thái độ quyết định thành công,
thái độ quyết định cách chúng ta hành động, quyết định sự gắn bó khăng khít trong các
mối quan hệ.
Do đó, khi đến với mơi trường nào thì cần phải thích nghi và linh hoạt với u cầu của
doanh nghiệp đó.
- Hình thức trả lương 3P có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế nhất định. Do
đó, người sử dụng lao động cần đưa ra nhiều biện pháp kích thích tâm lý người lao động,
để họ làm việc năng suất và có hiệu quả, gắn bó với doanh nghiệp hơn.



×