Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm Châu Phong, An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
-----------------

TRẦN THỊ HUYỀN TRÂN

NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC CHĂM ẤP PHŨM SỒI,
XÃ CHÂU PHONG, THỊ XÃ TÂN CHÂU,
AN GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2010 - 2014

AN GIANG, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
-----------------

TRẦN THỊ HUYỀN TRÂN

NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC CHĂM ẤP PHŨM SỒI,
XÃ CHÂU PHONG, THỊ XÃ TÂN CHÂU,
AN GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH: VIỆT NAM HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2010 - 2014

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
Thạc sĩ DƯƠNG ÁI DÂN

AN GIANG, 2014


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Em Trần Thị Huyền Trân đã hồn thành khố luận tốt nghiệp Đại học với
tinh thần nổ lực khắc phục khó khăn, cố gắng và phấn đấu cao.
Nội dung thể hiện sự am hiểu, phù hợp theo đề cương và yêu cầu của khoá
luận. Kính đề nghị q Thầy Cơ Khoa Văn hố Nghệ thuật - Trường Đại học
An Giang xem xét.
Trân trọng.

An Giang, ngày

tháng

năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

Thạc sĩ Dương Ái Dân



LỜI CÁM ƠN
Bốn năm Đại học gần kết thúc với khơng ít những thành cơng, khó khăn,
thử thách, kinh nghiệm và cả những chia sẻ từ thầy cô, bạn bè. Khóa luận tốt
nghiệp là bước cuối cùng để tơi có thể nhận tấm bằng tốt nghiệp Đại học và
bắt đầu xây dựng tương lai.
Lời cám ơn đầu tiên xin gửi đến thầy cơ trong khoa Văn hóa - Nghệ thuật.
Thầy cơ đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ tơi và cả lớp DH11VN trong bốn năm
học vừa qua. Những lời động viên, chia sẻ cùng những kỷ niệm với thầy cô
trong những đợt thực tập và những chuyến thực tế sẽ là kinh nghiệm bổ ích
cho tơi và các bạn sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Dương Ái Dân, người đã hướng
dẫn tôi trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
Trong q trình hướng dẫn, thầy ln chỉ dạy tơi tận tình, cung cấp cho tơi
những tài liệu tham khảo cần thiết, quan tâm và chia sẻ những kinh nghiệm
cũng như cách thực hiện một đề tài nghiên cứu một cách khoa học.
Gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè - những người luôn quan tâm, ủng hộ
tôi trong q trình học tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Gia đình và bạn
bè ln là nguồn động lực để tơi có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc
sống cũng như trong học tập.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG
Chương 3:
Bảng 3.1 Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang

năm 2013
Bảng 3.2 Thống kê số lượng thẻ hướng dẫn đã cấp trong năm 2013
Phụ lục 5:
Bảng 1. Hoạt động lữ hành, khách sạn năm 2013

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Phụ lục 4:
Biểu đồ 1. Phân loại khách du lịch
Biểu đồ 2. Đối tượng tham quan
Biểu đồ 3. Sản phẩm dệt được ưa chuộng
Biểu đồ 4. Mức giá khách du lịch sẵn sàng chi trả
Phụ lục 5:
Biểu đồ 5. Biểu đồ so sánh lượt khách đến khu, điểm du lịch và lượt khách
lưu trú, lữ hành qua các năm

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Phụ lục 6:
Hình 1. Ống chỉ
Hình 2. Xa suốt chỉ
Hình 3. Xa mắc cửi
Hình 4. Con thoi có đặt ống suốt
Hình 5. Khung dệt thổ cẩm
Hình 6. Khung dệt sà rơng
Hình 7. Hàng lưu niệm
Hình 8. Áo dành cho nam


Hình 9. Khăn chồng tắm
Hình 10. Khăn chồng
Hình 11. Nhà cổ của người Chăm Phũm Sồi

Hình 12. Thánh đường Mubarak
Hình 13. Thánh đường Al. Nia’Mah tại làng Chăm Phũm Sồi
Hình 14. Đình thần Châu Phong
Hình 15. Trung tâm thơng tin du lịch Châu Phong
Hình 16. Chợ nổi
Hình 17. Làng du lịch bè nổi MeKong
Hình 18. Thuyền của Cơng ty Cổ phần Du lịch Thương mại Hàng Châu đưa
khách tham quan
Hình 19. Làng bè cá
Hình 20. Cảng du lịch Châu Đốc
Hình 21. Bảng quy định thu phí tại Cảng du lịch Châu Đốc
Hình 22. Khách sạn Victoria Châu Đốc


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
An Giang được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Bên cạnh
nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, An Giang cũng có nguồn tài nguyên du lịch nhân
văn vơ cùng phong phú, đa dạng. Là địa phương có bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm,
Khmer cùng sinh sống hoà đồng với nhau, chung tay góp sức xây dựng cuộc sống
ấm no, hạnh phúc. Từ đó tạo cho An Giang có nét riêng là sự đa dạng bản sắc văn
hố do bốn dân tộc tạo nên.
Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên các đối tượng gắn liền với dân tộc học thuộc
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đang được chú trọng đầu tư, khuyến khích.
Nhằm thu hút lượng du khách đến đây tìm hiểu về văn hóa, sinh hoạt, tập quán của

các dân tộc, đồng thời quảng bá hình ảnh địa phương đến với nhiều người. Trên cơ
sở đó, làng nghề dệt của đồng bào Chăm ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân
Châu, An Giang cũng đang góp phần phát triển du lịch địa phương thị xã Tân Châu
nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung.
Làng Chăm ấp Phũm Soài là một làng Chăm cổ được hình thành từ lâu đời.
Trong đó, nghề dệt thủ công của họ là một nghề truyền thống rất độc đáo. Các sản
phẩm dệt được làm ra không những phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống hằng
ngày, mà cịn trở thành hàng hóa trao đổi bn bán. Một thời vang danh cùng với
lụa Tân Châu của người Kinh là các mặt hàng dệt được nhắc đến nhiều nhất: vải lụa
thổ cẩm may quần áo, khăn đội đầu, màng,… Các sản phẩm này đều bền đẹp, hoa
văn tinh xảo và có độ óng ả từ tơ nên được nhiều người ưa chuộng.
Tuy nhiên, có thời kỳ các sản phẩm dệt này đã không cạnh tranh được với các
sản phẩm dệt từ phương pháp sản xuất với kỹ thuật hiện đại nên suy giảm, sản xuất
đình trệ và thu hẹp người theo nghề. Với ý thức giữ gìn nghề thủ công truyền thống
của dân tộc, làng nghề dệt nay đang dần được hồi sinh.
Trước sự phát triển mạnh mẽ hiện nay của các ngành công nghiệp, các làng nghề
thủ công đang mất dần chỗ đứng vì sức cạnh tranh khơng bằng. Nhưng các làng
nghề cổ truyền nói chung này rất có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, nghiên cứu.
Khai thác làng nghề dân tộc Chăm để phục vụ du lịch là một hướng phát triển mới,
có thể góp phần duy trì được hoạt động và sự phát triển của làng nghề.
Xét trên phương diện du lịch, làng nghề dệt có đáp ứng được nhu cầu du lịch của
khách du lịch hay khơng? Phát triển du lịch có đồng thời giữ gìn và phát huy làng
SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân


dệt truyền thống hay đồng nghĩa với việc thương mại hóa và biến các sản phẩm dệt
thủ cơng trở nên giống với các sản phẩm dệt từ phương pháp kỹ thuật hiện đại? Để
tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đó, tơi đã chọn đề tài “Nghề dệt thổ cẩm truyền thống
dân tộc Chăm ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, An Giang”, như
một sự đóng góp nhỏ để có thêm nhiều thơng tin về các làng nghề thủ cơng truyền
thống của tỉnh An Giang. Ngồi ra, đề tài cịn đóng góp các giải pháp để giữ gìn và
phát triển làng nghề độc đáo tưởng như đã mất hẳn này.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu
- Có được cái nhìn tổng thể về làng nghề dệt truyền thống, độc đáo của đồng bào
Chăm ấp Phũm Soài.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng và nhận định các ảnh hưởng đến làng nghề khi
phát triển thành điểm du lịch, đề tài đề ra các giải pháp phát triển làng nghề dệt
trong tương lai.
2.2 Nhiệm vụ
- Khái quát về lịch sử hình thành làng nghề dệt của đồng bào Chăm ấp Phũm
Soài.
- Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất tại làng nghề và tiềm năng góp phần
vào sự phát triển du lịch địa phương.
- Đề ra giải pháp bảo tồn, phát triển làng nghề trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làng nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ấp
Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, An Giang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về nghề dệt trong phạm vi ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị
xã Tân Châu, An Giang, từ giai đoạn hình thành làng nghề, phát triển thịnh vượng,
giai đoạn suy yếu và đang hồi sinh tạo việc làm và thu nhập cho người dân, góp
phần phục vụ du lịch.

4. Lịch sử nghiên cứu

SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

Có nhiều cơng trình của các nhà nghiên cứu liên quan đến các làng nghề thủ
cơng. Trong đó có cả làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm ấp Phũm Sồi. Tơi
xin được giới thiệu:
- Hội văn nghệ dân gian Việt Nam. 1999. Xóm nghề và nghề thủ cơng
truyền thống Nam Bộ. Tp. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
- Lâm Tâm. 1993. Một số tập tục người Chăm An Giang. An Giang: Chi
hội văn nghệ dân gian tỉnh An Giang và Hội văn nghệ Châu Đốc.
- Nguyễn Văn Kiềm. 1966. Tân Châu (1870 - 1964). NXB Nhất Trí.
- Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. 2003. Địa chí An Giang tập 1. An Giang:
Công ty in cổ phần An Giang.
- Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. 2007. Địa chí An Giang tập 2. An Giang:
Công ty in cổ phần An Giang.
Các cơng trình nghiên cứu này nhìn chung nhằm giới thiệu khái quát, khảo tả sơ
lược, chưa thể hiện đầy đủ được các công đoạn phức tạp trong khâu sản xuất, dệt
vải, cũng như những nét độc đáo của các sản phẩm dệt thổ cẩm từ công cụ sản xuất,
việc chọn nguyên liệu: chỉ dệt, màu nhuộm, tạo ra các họa tiết, hoa văn,… với sự tài
hoa, khéo léo của người thợ. Vì thế tơi chọn đề tài nghiên cứu này để làm rõ hơn về
làng nghề.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp sử dụng dữ liệu có sẵn
Sử dụng các nguồn tài liệu có sẵn từ sách, báo, tạp chí, internet, các nghiên cứu
trước đó có liên quan,... để thu thập thông tin về lịch sử cư trú, đời sống vật chất,
tinh thần của người Chăm An Giang nói chung, làng Chăm ấp Phũm Sồi nói riêng
cũng như nghề dệt của họ.
Ngồi ra, nghiên cứu cịn sử dụng các dữ liệu thống kê từ sở, phòng, ban để
thống kê về lượng du khách đến với làng nghề.
5.2 Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp này nhằm quan sát các hoạt động sản xuất tại làng nghề:
các thao tác để sản xuất nên sản phẩm dệt, nhuộm vải,… và các hoạt động của du
khách khi đến với làng nghề.
5.3 Phương pháp phỏng vấn

SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

Để thu thập thơng tin chính xác về tình hình hoạt động du lịch cũng như những
khó khăn trong việc bảo tồn làng nghề và phát triển du lịch, người nghiên cứu sẽ
tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý tại làng nghề, các nghệ nhân và khách tham
quan.
5.4 Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi
Để thu thập thông tin chính xác về tình hình hoạt động du lịch cũng như những
khó khăn trong việc bảo tồn làng nghề và phát triển du lịch, người nghiên cứu sẽ

tiến hành phỏng vấn qua bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý tại làng nghề, các nghệ
nhân và khách tham quan.
5.5 Phương pháp phân tích
Các dữ liệu được thống kê từ bảng câu hỏi sẽ được phân tích, xử lý để cho ra
bảng thống kê hồn chỉnh về tình hình hoạt động sản xuất, nhu cầu khách du lịch tại
làng nghề.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu về làng nghề dệt cổ truyền của người Chăm ấp Phũm
Sồi, đề tài đưa ra cái nhìn khái qt về làng nghề cổ truyền độc đáo này, đồng thời
đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề trong tương
lai.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp thêm những thơng tin làm cơ sở
cho các cơ quan ban ngành và địa phương trong hoạch định chính sách đối với việc
bảo tồn, phát triển làng nghề, tạo thêm việc làm, góp phần ổn định đời sống nhân
dân xóm ấp; là tài liệu tham khảo với mục đích nghiên cứu về các làng nghề cổ
truyền trên địa bàn tỉnh An Giang hoặc xây dựng các bước tiếp theo để làng nghề
dệt nằm trong các tuyến du lịch của tỉnh.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương, 8 tiết.

PHẦN NỘI DUNG
SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN

1.1 Một số khái niệm liên quan đến văn hóa, du lịch và sản xuất làng nghề
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến văn hóa
Sự phát triển của con người trong mơi trường tự nhiên lẫn xã hội đều gắn với
khái niệm văn hóa. Trong cách giao tiếp hằng ngày, cách tổ chức xã hội, cách ăn
uống, sự sáng tạo ra các công trình, các tác phẩm nghệ thuật,… hình thành nên văn
hóa.
Văn hóa là một khái niệm bao hàm nội dung ý nghĩa rộng lớn. Vì thế, cũng có
nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến văn hóa được đưa ra.
Trong cuốn Văn hóa nguyên thủy, nhà nhân loại người Anh E.B.Taylor đã đưa ra
định nghĩa về văn hóa trên cơ sở xem như một đối tượng nghiên cứu khoa học:
“Văn hóa là tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
pháp luật, phong tục và cả những năng lực cũng như thói quen mà con người đạt
được trong xã hội”. [10,8]
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa là bộ mặt
của xã hội, bộ mặt của con người, của cộng đồng người, diện mạo bên trong, phong
cách bên ngoài, và những phẩm chất cao quý của nó”. [9, 11]
Phó giáo sư, viện sĩ Trần Ngọc Thêm dựa vào đặc trưng của văn hóa và tổng hợp
lại thành khái niệm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. [21, 10]
Qua những định nghĩa trên, có thể thấy văn hóa tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực
liên quan đến cuộc sống con người. Con người sáng tạo ra văn hóa. Văn hóa được
phân chia thành hai thành tố: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần hay cịn gọi là
văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Khi các thành tố của văn hóa này có giá trị
về mặt khoa học, lịch sử và có ý nghĩa to lớn đối với quốc gia, dân tộc được gìn giữ
và lưu truyền lại thì nó trở thành di sản văn hóa vật thể hay di sản văn hóa phi vật
thể.


Khái niệm văn hóa vật thể - di sản văn hóa vật thể
SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

“Văn hóa vật thể là danh từ chỉ khía cạnh vật chất kỹ thuật của những sản phẩm
do con người sáng tạo ra, nó mang dấu ấn của một cộng đồng dân tộc, nó thể hiện
cốt cách, tâm hồn, bản sắc của một cộng đồng dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử
nhất định”. [9, 11]
“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia”. [2, 15]
Khái niệm văn hóa phi vật thể - di sản văn hóa phi vật thể
“Văn hóa phi vật thể là những sáng tạo của con người nhằm đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt xã hội của con người như tôn giáo, triết học, nghệ thuật,…” [9, 17]
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết nghề thủ cơng truyền thống, tri
thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân
tộc và những tri thức dân gian khác”. [2, 15]
Văn hóa có một quá trình hình thành lâu dài và xuyên suốt. Các giá trị văn hóa
được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, làm thành một bức tranh văn hóa đa

dạng, nhiều chiều. Các giá trị văn hóa dù là thuộc văn hóa vật thể hay phi vật thể
đều cần gìn giữ, tơn tạo. Đặc biệt, bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc, từng
vùng miền khơng thể bị hịa lẫn, ảnh hưởng hay bị đồng hóa bởi nền văn hóa của
dân tộc, vùng miền khác.
Các di sản văn hóa cần được chú ý giữ gìn, phát huy trong điều kiện gắn với mơi
trường địa lý tự nhiên - văn hóa nơi sản sinh ra các di sản có giá trị đó.
1.1.2 Các khái niệm về du lịch
Du lịch, hiện nay được xem là một nhu cầu cần thiết của nhiều người. Du lịch
không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, khẳng định bản thân của con người,
mà cịn là phương tiện hữu ích để quảng bá hình ảnh của một đất nước, một khu
vực, các nền văn hóa khác nhau đến với nhiều người. Góp phần nâng cao hiểu biết
và đồng thời mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân địa phương tại các
điểm du lịch phát triển. Vì thế, du lịch mặc nhiên trở thành ngành công nghiệp mũi
nhọn của nhiều quốc gia.

SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

Nói đến định nghĩa về du lịch, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức đều đưa ra
các quan điểm khác nhau:
Theo Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO), thì “Du lịch là hoạt động của con
người đến và ở tại những nơi ngồi mơi trường hằng ngày của họ trong một thời
gian nhất định với mục đích giải trí, cơng vụ hay những mục đích khác”. [22, 9]
Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch ở Roma năm 1963, định nghĩa về du lịch

được đưa ra như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngồi nước họ với mục đích hịa bình.
Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. [30, 11]
Còn theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
[18, 4]
Tiền đề để phát triển du lịch, hình thành nên sản phẩm du lịch và các loại hình du
lịch là tài nguyên du lịch.
“Tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn ngun liệu, năng
lượng và thơng tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con
người có thể sử dụng cho cuộc sống và sự phát triển của mình”. [30, 13]
Một khi tài nguyên có thể sử dụng để phát triển thành sản phẩm du lịch thì tài
ngun đó trở thành tài ngun du lịch. Cũng có thể nói tài nguyên du lịch là một
dạng của tài nguyên. Sự phong phú, đa dạng của tài nguyên quyết định sự hấp dẫn
cho các tài nguyên du lịch và biến nó trở thành sản phẩm phục vụ du lịch.
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” [18, 4]
Về cơ bản, tài nguyên du lịch có hai dạng:
-

-

Tài nguyên du lịch tự nhiên: là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự
nhiên xung quanh chúng ta, được đưa vào sử dụng để phục vụ cho mục đích
du lịch. Có các loại tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình; khí hậu; nước; sinh
vật 1.
Tài ngun du lịch nhân văn: là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân

tạo, nghĩa là do con người tạo ra. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn: các di

SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

tích lịch sử văn hóa; lễ hội; các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học; các
đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác 2 .
Hoạt động du lịch cịn có nhiều đối tượng khác liên quan. Theo Luật du lịch Việt
Nam, các đối tượng đó được định nghĩa như sau:
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. [18, 4]
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. [18, 4]
“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan
của khách du lịch”. [18, 4]
“Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp
dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không”. [18, 4]
Loại hình du lịch
Trong cuốn Giáo trình kinh tế du lịch, tác giả đã trích dẫn khái niệm về loại hình
du lịch của Trương Sỹ Q, theo đó: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp
các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau hoặc vì chúng thỏa mãn
những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách
hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc

được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”. [13, 71]
Có nhiều loại hình du lịch khác nhau tùy theo từng cách phân loại khác
____________________
1, 2

Vũ Triệu Quân. 2007. Giáo trình địa lý du lịch. Hà Nội: NXB Hà Nội.

nhau. Việc phân chia loại hình du lịch dựa theo một tiêu chí nào đó sẽ giúp cho việc
đưa ra các giải pháp thích hợp để phát triển du lịch trở nên dễ dàng, thuận tiện.
Nếu căn cứ theo nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch, sẽ có những loại hình
du lịch như sau 3:
-

Du lịch chữa bệnh.
Du lịch nghỉ ngơi, giải trí.
Du lịch thể thao.
Du lịch văn hóa.
Du lịch cơng vụ.

SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp đại học

-

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân


Du lịch thương gia.
Du lịch tôn giáo.
Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương.
Du lịch quá cảnh.

Trong các loại hình du lịch trên, du lịch văn hóa là loại hình du lịch phát triển
dựa trên các giá trị văn hóa đặc sắc của một làng, một vùng, một dân tộc,… Các giá
trị văn hóa đó có thể là về: ẩm thực, sinh hoạt, lễ hội, nghề thủ công truyền thống,…
Những người đi du lịch có nhu cầu tìm hiểu về cuộc sống của các dân tộc, muốn
được trải nghiệm một khơng gian văn hóa hồn tồn khác với nơi mình cư trú,… sẽ
chọn loại hình du lịch này.
Theo Luật du lịch Việt Nam, “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống”. [18, 5]
Du lịch văn hóa, cùng với du lịch sinh thái, du lịch làng,… là các hình thức du
lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương, hiện đang được nhiều nhà du lịch
chú ý phát triển. Vì ngồi có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa
dạng (rừng, biển, đồi núi, hang động,…) nước ta cịn có trên 50 dân tộc anh em
cùng sinh sống. Bên cạnh đó là rất nhiều các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể
có liên quan được ra đời. Mỗi dân tộc ít nhiều điều có điểm đặc sắc riêng trong văn
hóa dân tộc mình. Đủ thấy, đây có thể là một
_____________________
3

Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hịa. 2004. Giáo trình kinh tế du lịch. Hà Nội:
NXB Lao động - Xã hội.

nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đầy tiềm năng, phát triển dưới loại hình du lịch
văn hóa. Với hình thức du lịch này, khơng những các giá trị văn hóa địa phương
được giới thiệu đến với nhiều người, mà đây còn là giải pháp để bảo tồn các giá trị

văn hóa đó.
1.1.3 Các khái niệm về sản xuất làng nghề
Nghề thủ công
Nghề thủ công ra đời trước hết từ việc chế tạo ra các công cụ phục vụ nông
nghiệp và sinh hoạt đời sống hằng ngày theo kiểu tự cấp tự túc. Khi việc chế tạo
vượt mức sử dụng, cùng với các sản phẩm nông nghiệp, các mặt hàng thủ công
SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

được bn bán với hình thức nhỏ lẻ. Đặc thù của nghề nơng là làm theo thời vụ, có
rất nhiều lúc nơng nhàn, vì thế thủ cơng nghiệp đã phát triển song song cùng với
nông nghiệp và luôn gắn chặt với nông nghiệp.
Ban đầu các sản phẩm từ nghề thủ cơng hồn tồn được làm bằng tay. Sau khi
những người thợ đã đạt được trình độ tinh xảo, các mặt hàng thủ công được bày bán
nhiều hơn, đem lại nguồn thu nhập lớn, có khi hơn cả làm nghề nơng. Tuy nhiên,
vẫn dựa vào điều kiện tự nhiên (cũng như xã hội), thuận lợi - khó khăn nhiều hay ít
mà nghề thủ cơng đó có phát triển hay khơng.
Nghề thủ công ở nước ta ra đời từ rất sớm. Như đã biết, có nhiều nền văn hóa cổ
đại đã từng tồn tại trên đất nước ta, như: văn hóa Đơng Sơn, Phùng Nguyên, Sa
Huỳnh,… Ngay từ thời kỳ nguyên thủy ấy, nghề thủ công đã ra đời. Nhưng cho đến
khi làng, xóm xuất hiện, nghề thủ cơng mới trở thành một trong những thành phần
hình thành nên bản sắc văn hóa của làng.
Theo Bùi Văn Vượng, dựa trên các nghiên cứu khoa học, đã chứng minh từ thời
văn hóa Đơng Sơn, đã có ít nhất 7 nhóm nghề thủ cơng lớn 4:

-

Nghề luyện kim (luyện kim đen, luyện kim màu).
Nghề gốm.
Nghề thủy tinh.
Nghề mộc và sơn.

____________________
4

Bùi Văn Vượng. 2012. “Làng nghề thủ cơng truyền thống ở Việt Nam, tiến trình lịch

sử

và định hướng phát triển”, trong Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu văn
hóa. Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam tập 1. Hà Nội: NXB Khoa
học xã hội.

-

Nghề dệt vải.
Nghề đan lát.
Nghề chế tác đá.

Có thể thấy được, từ thời sơ kì, cùng với nông nghiệp lúa nước, nghề thủ công đã
phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trải qua ngàn năm dưới ách đô hộ của phong kiến
Trung Quốc, không chỉ sản xuất thủ cơng, mà các nghề khác cũng bị kìm hãm sự
phát triển do chính sách đồng hóa của chúng.
Phải đến khi nước ta giành được độc lập sau chiến thắng Ngô Quyền đại thắng
quân Nam Hán (năm 938), và đến khi đất nước phát triển thịnh vượng vào thời Lý

(1010 - 1225) và thời Trần (1225 - 1400), nghề thủ cơng mới có thể phát triển tiếp
SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

tục cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là nghề làm gốm (gốm men ngọc, gốm
men nâu, gốm hoa lam,…) đạt đến đỉnh cao của việc chế tác gốm. Còn về nghề dệt,
cũng đạt đến đỉnh cao, nổi tiếng nhất là lụa Hà Đông. Cũng phải kể đến nghề dệt
của các dân tộc thiểu số: Mường, Tày, Nùng, Chăm,…
Đặc biệt, dưới thời Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, thúc đẩy sự xuất
hiện, phát triển của các nghề thủ công: đúc đồng, đúc tượng, đúc chuông,… để phục
vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng lúc bấy giờ.
Có thể đưa ra kết luận, nghề thủ cơng ở nước ta ra đời từ rất sớm và phát triển
xuyên suốt dọc theo quá trình lịch sử của nước ta. Nghề thủ công tận dụng nguồn
nguyên liệu tại chỗ cũng như thời gian nhàn rỗi lúc không làm nông. Những người
thợ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống của mình.
Định nghĩa về nghề thủ cơng truyền thống được đưa ra như sau: “Nghề thủ công
truyền thống là để chỉ các hoạt động sản xuất chủ yếu bằng tay với các cơng cụ
giản đơn, đã được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời tại Việt Nam, đã từng có
nhiều thế hệ nghệ nhân hay đội ngũ thợ lành nghề với kỹ thuật khá ổn định và
nguyên liệu chủ yếu tại chỗ”. [20, 7]
Làng nghề
Từ khởi đầu là sản xuất ra các vật dụng phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt đời
sống, có việc làm trong lúc nông nhàn. Dần dần, do nhu cầu ngày một tăng, cơ cấu
làng xã ra đời, những người trong làng tùy theo điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên

liệu sẵn có của làng mình sẽ phát triển một nghề thủ cơng nào đó. Làng nghề thủ
cơng ra đời.
Khái niệm làng nghề được giải thích như sau: “Làng nghề dùng để chỉ một cộng
đồng cư dân cùng nghề, gắn kết trên một địa bàn có tên gọi theo địa danh, hiệu
danh nào đó, mà nghề ấy đã tồn tại, hoạt động và phát triển”. [20, 9]
Làng nghề tiếp tục phát triển theo những bước thăng trầm của lịch sử. Phát triển
mạnh mẽ nhất có lẽ vào giai đoạn nước ta bị chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, với
sự xuất hiện của các trung tâm kinh tế văn hóa lớn (Thăng Long, Phố Hiến, Hội An,
…) và sự trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngồi, làng nghề thủ cơng ra đời
nhiều hơn, sản phẩm làm ra phong phú, đa dạng hơn. Nhưng cũng vì phát triển cực
thịnh, các chúa Trịnh, chúa Nguyễn đã đưa ra các chính sách thuế khóa ngày càng
nặng nề, một số nghệ nhân vì điều này đã từ bỏ nghề.
Dưới triều Nguyễn, một bộ phận nghề thủ công tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, trở
thành nghề lao động chính. Đến khi Pháp xâm lược nước ta, nhận thấy tiềm năng to
SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

lớn do nghề thủ công mang lại, thực dân Pháp đã đưa ra nhiều chính sách khuyến
khích phát triển nghề thủ công. Một điểm chú ý ở Tân Châu lúc bấy giờ, chính
quyền thực dân đã cho thành lập Viện tằm tơ Tân Châu để sản xuất tơ tằm cung cấp
cho chính quốc.
Đến khi đất nước được thống nhất, nghề thủ cơng mới thực sự góp phần vào sự
phát triển kinh tế cả nước.
Nghề thủ công ra đời, kèm theo đó là những thiết chế, những lễ nghi, quy định có

liên quan đến nghề và làng nghề ra đời. Chúng mang giá trị văn hóa đặc sắc của
làng nghề, góp phần hình thành bản sắc văn hóa của làng.
Nam Bộ là vùng đất mới được khai phá so với tiến trình hàng ngàn năm lịch sử
của Việt Nam. Làng Nam Bộ có những đặc trưng khác với làng Bắc Bộ, các làng ở
Nam Bộ khơng có hình ảnh cây đa - bến nước - sân đình. Do điều kiện khai hoang
cịn nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt, những lớp cư dân chủ yếu là binh lính,
nơng dân, thợ thủ cơng nghèo khó,… phải thường xun đối mặt với bệnh tật, thú
dữ,… Mặc khác họ vẫn sống dựa vào nông nghiệp là chính, nên dù là người Việt,
người Chăm, hay người Hoa,… họ vẫn định cư thành các làng để dễ dàng trong việc
hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy có sự khác biệt trong tên gọi, palei đối với người
Chăm, phum, sóc đối với người Khmer, nhưng điều có kết cấu, tổ chức giống với
làng của người Việt. Và các làng này thường được bố trí dọc theo sơng ngịi, kinh
rạch, nơi có giao thơng thuận lợi.
Song song với q trình khẩn hoang lập làng, đó là sự ra đời của các xóm nghề,
làng nghề thủ cơng.
Cùng với những người dân bản địa như: người Khmer, người Mạ,… người Việt,
người Hoa, người Chăm khi đến đây định cư, họ đã tận dụng nguồn nguyên liệu tập
trung sẵn có và đa dạng ở nơi đây để hình thành nên các nghề thủ công, sản xuất các
sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt hằng ngày. Hoặc tiếp tục phát triển
các nghề thủ công họ mang theo từ miền Bắc và Trung Bộ Việt Nam khi lưu dân
đến Nam Bộ định cư dựa trên những nguồn nguyên liệu tại chỗ sẵn có. Vì vậy, các
làng nghề đều mang sắc thái đặc trưng của địa lý khu vực sinh sống hay của từng
dân tộc.
Nam Bộ có các xóm nghề, làng nghề nổi tiếng như: nghề làm guốc truyền thống
Vĩnh Long; nghề đóng ghe xuồng; nghề làm trống ở Bình Lãng, Long An; nghề làm
chiếu ở Gị Vấp, Tp. Hồ Chí Minh;… Tại tỉnh An Giang, có một số làng nghề: vẽ
tranh kiếng, đan lát, làm nước tương, mộc và chạm khắc gỗ ở Chợ Mới; nghề làm
đường thốt nốt, làm gốm, nắn nồi của người Khmer vùng Thất Sơn; nghề làm mắm
SVTH: Trần Thị Huyền Trân


Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

cá, làm nước mắm ở Châu Đốc; nghề đóng ghe xuồng ở Chợ Mới, Phú Tân, Long
Xuyên;…. Nói về nghề dệt vải, trên phạm vi cả nước có rất nhiều làng nghề dệt nổi
tiếng: làng lụa Hà Đông (Hà Nội); làng dệt Mã Châu (Quảng Nam); làng dệt Bảy
Hiền (Tp. Hồ Chí Minh); làng lụa Tân Châu (An Giang);…
Dù được khai hoang, mở đất và có cư dân sinh sống sau các vùng khác của cả
nước, nhưng người dân Nam Bộ đã nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng cuộc
sống cho mình. Họ trồng trọt, chăn ni và phát triển các nghề thủ công để sản xuất
các sản phẩm cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày và giao thương. Các làng nghề cũng
dần dần mở rộng được quy mô và danh tiếng khơng kém các làng nghề vốn có từ
lâu đời ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
Nghệ nhân
Nghệ nhân là những người làm nghề thủ công, họ sản xuất một mặt hàng thủ
công song song cùng với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo Vũ Huy Phúc trong cuốn Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 - 1945,
người thợ thủ cơng có các tính chất sau đây 5:
____________________
5

Vũ Huy Phúc. 1996. Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 - 1945. Hà Nội: NXB
Khoa học xã hội.

-


Cá nhân trực tiếp lao động một nghề chuyên và nhằm thu nhập cho bản thân.
Tự định đoạt lấy mọi việc (sản xuất, chế biến, sữa chữa, phục vụ,… kể cả
cung cấp sản phẩm).
Có thể làm việc đơn độc hay chỉ với một số người trong gia đình, một số thợ
bạn hoặc một số người học việc.
Thể hiện một tay nghề nhất định, một tài khéo riêng biệt, thậm chí xuất sắc,
độc đáo thơng qua lao động bằng chân tay hoặc bằng các máy móc hay cơng
cụ ở trình độ đương đại.
Sản phẩm

Sản phẩm của nghề thủ công do nghệ nhân làm nghề thủ công đó làm ra, do đó
mang tính cá nhân là chủ yếu. Các bí quyết, truyền nghề chỉ cho con cháu trong gia
đình. Một khi nghề thủ cơng đó được nhiều hộ gia đình trong làng cùng sản xuất và
phát triển tùy theo điều kiện và nguyên liệu của làng đó, sản phẩm thủ công mang
dấu ấn tập thể, cộng đồng. Các nghệ nhân cùng nhau trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm.
Vì thế, các sản phẩm do làng nghề làm ra mang thương hiệu cho cả làng nghề, thậm

SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

chí tên làng nghề cịn chứa cả tên sản phẩm và địa phương của làng nghề đó làm ra:
lụa Tân Châu, bánh phồng Phú Mỹ - Phú Tân,…
1.2 Tác động tương hỗ giữa làng nghề với du lịch
Cộng đồng dân cư trên lãnh thổ Việt Nam dù là dân tộc đa số hay thiểu số, nhìn

chung đều sinh sống quần tụ dưới dạng: các làng (người Kinh); các palei (người
Chăm, người Gia rai, người Chu ru, người Ra glai,…); các phum, sóc (người
Khmer);… Họ hình thành cho mình một nếp văn hóa riêng, phong tục tập quán
riêng, phương thức canh tác khác nhau, lao động trong những ngành nghề đặc trưng
riêng,… Tuy cùng thuộc một dân tộc nhưng ở những địa bàn cư trú khác nhau, từng
nơi sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Làng của người Việt, palei của người Chăm hay phum, sóc của người Khmer
đều là khơng gian chứa đựng những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của cộng
đồng từ lúc mới được hình thành. Trong đó, nghề thủ cơng là một dạng di sản văn
hóa phi vật thể có giá trị rất lớn. Các làng nghề được hình thành song song cùng với
quá trình xây dựng làng, xã nên cũng phần nào phản ánh lịch sử hình thành làng, xã.
Đồng thời, nghiên cứu lịch sử hình thành làng, xã giải thích được vì sao làng nghề
thủ cơng đó phát triển trên phạm vi làng xã này.
Làng nghề thủ công là một điểm nổi bật bên cạnh các lễ hội, văn hóa ẩm thực,…
của các làng xã, các dân tộc mà hiện nay đang được khai thác để phát triển thành
sản phẩm du lịch.
Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng có hàng trăm làng nghề thủ công
truyền thống khác nhau. Qua từng thời kỳ phát triển, đặc biệt là q trình cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa, rất nhiều làng nghề gần như đã mất dần hay tồn tại rất mờ
nhạt. Mặc khác, tuy cùng sản xuất một mặt hàng, tùy từng nơi sẽ cho ra các sản
phẩm thủ cơng khác nhau, có nét độc đáo riêng biệt. Vì thế, phát triển các làng nghề
thủ cơng truyền thống và khơng gian chứa đựng nó thành sản phẩm du lịch, nhất là
bán các mặt hàng thủ cơng đó như một mặt hàng lưu niệm là một biện pháp,
phương thức để bảo vệ làng nghề truyền thống. Suy cho cùng, mọi ngành nghề xuất
hiện và phát triển chủ yếu là để phục vụ cho mục đích kinh tế. Nếu các sản phẩm
thủ công truyền thống được đảm bảo về nguồn cầu cân đối thì sẽ đảm bảo được sự
tồn tại bền vững của nghề thủ công. Mặc khác, phát triển du lịch cũng là một
phương thức quảng bá hình ảnh làng nghề, các đặc trưng văn hóa, lễ hội, ẩm thực,
… của làng nghề đến với nhiều người.
Khi nhu cầu du lịch của xã hội ngày một tăng cao, việc có thêm một hình thức

du lịch mới sẽ tạo được sự hứng thú, quan tâm của du khách. Từ đó, khơng những
SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 21


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

các nhà đầu tư du lịch có lợi nhuận mà người dân địa phương tại làng nghề cũng
được đảm bảo về mặt kinh tế, giảm thiểu tình trạng “mất dần” các làng nghề thủ
cơng truyền thống, góp phần bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của làng. Du khách
cũng vừa được thỏa mãn nhu cầu du lịch của bản thân, vừa mở rộng thêm kiến thức,
hiểu biết.

Tiểu kết chương 1
Văn hóa là một khái niệm xuất hiện xuyên suốt trong q trình lịch sử của con
người. Trong đó, làng xóm là một trong những cái nơi hình thành, ni dưỡng, phát
triển, gìn giữ các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của làng, góp phần
làm đa dạng bản sắc văn hóa của Việt Nam. Việc phân loại di sản văn hóa vật thể và
văn hóa phi vật thể chỉ mang tính tương đối, thể hiện được mặt tồn tại chính của
loại hình di sản đó. Dưới góc nhìn khác, một di sản văn hóa vật thể cũng mang
trong mình các giá trị phi vật thể và ngược lại.
Nghề thủ công là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể, được lưu giữ bằng
cách truyền nghề từ đời này sang đời khác. Sự xuất hiện của nghề thủ công kéo theo
sự ra đời của các thiết chế, quy định, lễ thức,… có liên quan, góp phần làm phong
phú các giá trị văn hóa cho làng. Là một loại hình di sản đặc sắc cần được giữ gìn
và phát huy trước nguy cơ mất dần các làng nghề thủ công truyền thống.
Du lịch ngày nay là một nhu cầu không thể thiếu của nhiều người. Bên cạnh các

hình thức du lịch gắn với thiên nhiên, hiện nay nhiều nhà đầu tư đang khai thác loại
hình du lịch gắn với cộng đồng và các giá trị văn hóa của cộng đồng đó nhằm thỏa
mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách.
Làng nghề thủ cơng có thể phát triển thành sản phẩm du lịch, đặt trong mơi
trường địa lý tự nhiên - văn hóa của làng để phát triển hình thức du lịch văn hóa.
Phát triển thành sản phẩm du lịch có thể góp phần giữ gìn nghề thủ cơng truyền
thống và nâng cao thu nhập của người dân địa phương.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cũng cần có tính bền vững. Khơng chạy theo
lợi ích mà phá vỡ tính truyền thống, làm mất đi giá trị của làng nghề, sai lệch mục
đích phát triển. Vì thế, cần có sự phối hợp của cộng đồng làng trong ý thức giữ gìn
và phát triển làng nghề của mình.

SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 22


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

Chương 2. NGHỀ DỆT CỦA NGƯỜI CHĂM ẤP PHŨM SOÀI

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội của thị xã Tân Châu
2.1.1 Lịch sử thị xã Tân Châu
Vùng đất Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng vào thời kỳ trước Công
nguyên là địa bàn cư trú của những lớp cư dân nguyên thủy. Sau đó, do nhu cầu trao
đổi buôn bán, những người thuộc vùng đa đảo Mã Lai đã đến Nam Bộ sinh sống,
xây dựng quốc gia với tên gọi Phù Nam (được xác định tồn tại từ thế kỷ I - VII).
Vết tích về sự cư trú của họ đã được tìm thấy đầu tiên ở An Giang và nhiều khu vực

của Nam Bộ sau này, mà chúng ta gọi là nền văn hóa Ĩc Eo, phát triển vơ cùng rực
rỡ.
Sau sự suy tàn của vương quốc Phù Nam, chủ nhân tiếp theo trên danh nghĩa của
vùng đất Nam Bộ là người Khmer thuộc quốc gia Chân Lạp. Lãnh thổ của Chân
Lạp là một vùng rộng lớn, trải dài từ Tonglesap (Campuchia) đến Tây Nam Bộ. Khi
nội bộ quốc gia xảy ra nội chiến, Chân Lạp bị tách thành Lục Chân Lạp và Thủy
Chân Lạp. An Giang thuộc Thủy Chân Lạp - là một vùng đất hoang sơ, hẻo lánh.

SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 23


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân

Năm 1558, Nguyễn Hồng từ Thanh Hóa vào trấn giữ vùng đất Thuận Hóa. Từ
đó về sau, các chúa Nguyễn lần lượt sáp nhập các vùng đất còn lại của Champa vào
Đại Việt, đồng thời mở ra cơ hội, tạo điều kiện cho quá trình Nam tiến. Bằng những
sách lược về kinh tế, chính trị, ngoại giao, lưu dân khai phá và cả hôn phối, lãnh thổ
nước ta dần dần được mở rộng đến Cà Mau và có hình dạng như ngày nay. Cùng
với q trình đó là những đợt di dân của người Việt từ vùng Ngũ Quảng, người
Chăm, người Hoa,… Tuy với nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là để lánh nạn,
tránh chiến tranh, cũng như hưởng ứng lời kêu gọi khai hoang mở đất của các chúa
Nguyễn, họ đã vào Nam Bộ xây dựng cuộc sống mới.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh vào Nam kinh lược. Đến năm 1700,
ông đặt chân đến cù lao Cây Sao (cù lao Ông Chưởng ngày nay), đánh dấu bước
tiến quan trọng trong việc khai phá vùng đất An Giang.
Năm 1757, vì để tạ ơn chúa Nguyễn Phúc Khốt đã giúp đỡ, Nặc Tôn đã dâng

đất Tầm Phong Long (An Giang, Đồng Tháp). Chúa Nguyễn đã đem vùng đất này
chia thành 3 đạo: Đông Khẩu, Châu Đốc và Tân Châu.
Năm 1805, dưới triều vua Gia Long, Nam Bộ được chia làm 5 trấn: Biên Hòa,
Gia Định, Vĩnh trấn (năm 1808, được đổi tên thành trấn Vĩnh Thanh), Định Tường
và Hà Tiên. Tân Châu thuộc trấn Vĩnh Thanh.
Năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, Nam Kì được chia thành 6 tỉnh: Biên
Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Tân Châu thuộc huyện
Đông Xuyên, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang.
Nhìn chung, địa phận tỉnh An Giang dưới thời chúa Nguyễn tuy là một vùng đất
rất rộng (bao gồm tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Tp. Cần Thơ, huyện Giá Rai của Bạc
Liêu và một phần tỉnh Đồng Tháp) nhưng vẫn cịn hoang vu, ít người sinh sống.
Dân cư tập trung chủ yếu dọc các con sông và các đồn canh gác của binh lính. Vì
vậy, triều Nguyễn đã đưa ra nhiều chính sách khai hoang, nhất là việc đào kênh
Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế do Thoại Ngọc Hầu chỉ huy, để giao thông thuận tiện,
dẫn nước tưới tiêu, tháo chua rửa phèn đất đai, dân cư có thể canh tác nông nghiệp
dễ dàng. Tân Châu lúc này là một cùng biên giới, một cứ điểm quân sự theo đánh
giá là quan trọng, vì vậy để bảo vệ vùng trọng yếu này cũng cần nhiều dân cư đến
sinh sống.
Năm 1858, thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Năm 1867, chúng chiếm được
Nam Kì. Tỉnh An Giang được chia làm 3 hạt: Sa Đéc, Ba Xuyên và Châu Đốc
(Châu Đốc gồm huyện Đông Xuyên và Hà Dương, Tân Châu thuộc huyện Đông
Xuyên).
SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 24


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Thạc sĩ Dương Ái Dân


Năm 1870, quận Tân Châu (thuộc Châu Đốc) được thành lập, gồm 3 tổng: An
Thành, An Phước, An Lạc. Để tiện cho việc cai quản, năm 1900, An Giang tiếp tục
được chia thành 5 tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng.
Đến “ngày 6/3/1948, Long Xuyên và Châu Đốc được sáp nhập và chia thành 2
tỉnh: Long Châu Tiền và Long Châu Hậu (lấy sông Hậu làm ranh giới). Tân Châu
thuộc Long Châu Tiền” [5, 9]. Sau đó, Hà Tiên được sáp nhập vào Long Châu Hậu,
Long Châu Hậu được đổi tên thành Long Châu Hà. Sa Đéc được sáp nhập vào Long
Châu Tiền, Long Châu Tiền đổi tên thành Long Châu Sa. Tân Châu thuộc Long
Châu Sa.
Năm 1954, “Long Xuyên và Châu Đốc được thành lập lại. Tân Châu thuộc Châu
Đốc”. [5, 9]
Năm 1957, “Long Xuyên và Châu Đốc sáp nhập thành tỉnh An Giang. Tân Châu
là huyện của tỉnh An Giang”. [4, 9]
Năm 1964, An Giang lại bị ngụy quyền chia thành tỉnh An Giang và tỉnh Châu
Đốc. Tân Châu thuộc tỉnh Châu Đốc.
Ngày 20/12/1975, sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, Bộ chính trị ra quyết
định thành lập tỉnh An Giang. Tân Châu lúc này được sáp nhập với huyện An Phú
thành huyện Phú Châu. Đến năm 1991, huyện Phú Châu mới tách ra thành huyện
Tân Châu và huyện An Phú.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, Nam Bộ - một vùng đất hoang sơ, mà theo sứ
thần nhà Nguyên - Châu Đạt Quan khi sang Angkor ngang qua vùng này đã miêu tả:
“Hầu hết cả vùng đều là bụi rậm của khu rừng thấp, những cửa rộng của sông lớn
trải dài hàng trăm lí, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo
thành nhiều chỗ trú sum suê. Tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi. Vào
nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng ruộng bỏ hoang,
khơng có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy dẫy. Hàng trăm
hàng ngàn trâu rừng tụ họp từng bầy trong vùng này” [16, 20]. Giờ đây diện mạo
của vùng đất Tân Châu, An Giang nói riêng và cả Nam Bộ nói chung đã được thay
đổi, nhà cửa mọc lên san sát, ruộng vườn trù phú, bát ngát,… Một phần nhờ vào

chính sách khai hoang của các vua chúa Nguyễn. Một phần do sự tương trợ, giúp đỡ
nhau cùng chống lại thiên nhiên khắc nghiệt của những bậc tiền hiền, hậu hiền, để
chung tay mở đất, an cư, lạc nghiệp. Cịn có sự đồn kết qua hai cuộc chiến tranh
chống Pháp, Mỹ của các dân tộc anh em để bảo vệ vùng đất mà ông cha đã khai
phá.

SVTH: Trần Thị Huyền Trân

Trang 25


×