Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thực trạng trong cơ cấu hàng XNK của Việt Nam trước khi gia nhập WTO.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.47 KB, 18 trang )



Lời mở đầu

I/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO
(*) Thực trạng và hạn chế
II/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1.Những thay đổi trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu sau khi gia nhập
a) Hàng xuất khẩu
b) Hàng nhập khẩu
2.Những thành tựu đạt được
3.Những hạn chế
a)Với hàng xuất khẩu
b)Với hàng nhập khẩu
III/Tác động của hội nhập tới khả năng mở rộng thị trường của những
ngành có lợi thế so sánh
1.WTO và những ngành có lợi thế so sánh
2.Tác động của hội nhập tới khả năng mở rộng thị trường của những ngành
này
IV/Những giải pháp phát triển ngoại thương sau khi VN gia nhập WTO
Kết Luận
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu,con đường để đưa lại sự
phồn thịnh cho các quốc gia.Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra dù
có chủ định hay tự phát.Việt Nam cũng vậy. Việt Nam cũng như bất kỳ nước
nào khác muốn gia nhập WTO đều phải trải qua một trình tự có chăng chỉ là
khác nhau về thời gian thực hiện trình tự. Thời gian dài hay ngắn thuộc vào
nước xin gia nhập và các thành viên khác của WTO đàm phán với nhau ra
sao, chấp nhận những nhượng bộ nhau như thế nào.
Ngày 1/1/1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. WTO tiếp
nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của


tổ chức này. Ngày 31/1/1995 Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam
gia nhập WTO được thành lập.Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một
dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Ngay sau khi gia nhập WTO, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng
Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế. Ðể thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO,
Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh
bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để
thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng
như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội
và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập.
Câu hỏi đặt ra là khi nước ta gia nhập vào WTO thì đã có những thay
đổi gì trong cơ cấu XNK?Tác động của việc gia nhập WTO tới cơ cấu này là
như thế nào?
I/Thực trạng trong cơ cấu hàng XNK của Việt Nam trước khi gia
nhập WTO
Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam còn lạc hậu:
- Từ lâu vấn đề cần lưu ý của xuất khẩu Việt Nam là hiệu quả kinh tế và
cơ cấu của mặt hàng xuất khẩu. Trên 60% giá trị kim ngạch là mặt hàng xuất
khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp. Hàng công nghiệp thì tỷ lệ gia công
cao, nhất là may mặc và giày dép.
- Trong cán cân thương mại từ năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu
luôn cao hơn so với xuất khẩu. Năm 2007 tỷ lệ này là 39,6/21,9, với mức
nhập siêu là 14,2 tỷ USD so với 5,07 tỷ USD của năm 2006. Quí I/2008, đạt
mức nhập siêu 7,4 tỷ USD, bằng 56,5% so với kim ngạch xuất khẩu. Nguyên
Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nhận xét: “Đây là con số rất nguy
hiểm, phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô. Một trong những nguyên nhân khiến giá
trị xuất khẩu của Việt Nam thấp là vì chúng ta chỉ làm gia công và lắp ráp”.
- Hàng hoá của Việt Nam chưa có trên thị trường thế giới,tính cạnh
tranh thấp vì chất lượng và mẫu mã giá đầu vào cao.Chi phí cho xuất khẩu

lớn, nhất là thu gom hàng hoá,vận tải,tiêu cực phí ở khâu vận tải và thủ tục
hải quan
II/ Cỏ cấu hàng hoá XNK của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1. Những thay đổi về cơ cấu
a)Về xuất khẩu
- Gia nhập WTO làm cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng: gia tăng
quy mô sản xuất của các ngành sử dụng nhiều lao động,đòi hỏi ít vốn đầu
tư,phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam
- Các ngành mở rộng sản xuất mạnh nhất do gia nhập WTO: may
mặc(16%),điện tử(8.4%),giày(2.43%),sản xuất máy móc(1%)
- Một số ngành quy mô sản xuất bị thu hẹp do gia nhập WTO nhưng tác
động không lớn.Những ngành thu hẹp sản xuất nhất là: Lâm sản(-2%),gỗ và
sản phẩm từ gỗ(-1.82%),hoá chất(-1.33%)…
-Tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế
giới. Cơ cấu xuất khẩu tiếp tục có sự chuyển biến về chất, chuyển dần từ
hàng nguyên liệu thô sang hàng chế biến. Thị trường xuất khẩu cũng được đa
dạng hóa và giúp Việt Nam ít phụ thuộc hơn vào sự biến động của từng nước
bạn hàng. Tỷ trọng của các mặt hàng nông sản và khai khóang trong tổng giá
trị xuất khẩu giảm và tăng tỷ trọng của các sản phẩm chế tạo
b)Về nhập khẩu
- Trong cơ cấu nhập khẩu, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu vẫn
chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy tỷ trọng của
hàng tiêu dùng đang tăng lên. Việt Nam vẫn nhập chủ yếu hàng hóa từ các
nước Đông Nam và Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai khi hàng nhập chủ yếu là máy móc
và nguyên vật liệu.
- Nhập siêu tăng mạnh là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý. Do tốc
độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia
tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD so
với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%)…

Đây là mức nhập siêu cao nhất so với nhiều năm gần đây. Các mặt hàng nhập
khẩu lớn, có mức tăng mạnh bao gồm: 64%, thép tăng 56,4%, phôi thép ô tô
nguyên chiếc tăng 132%, linh kiện ôtô tăng tăng 37%, máy móc và thiết bị
phụ tùng tăng 54%...
Nhập siêu tăng mạnh là do các nguyên nhân chủ yếu như: nhu cầu nhập
khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển kinh tế tăng mạnh; giá
các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu tăng cao cũng khiến cho kim ngạch nhập
khẩu tăng lên đáng kể; nhu cầu tiêu dùng và sức mua trong nước tăng cao do
ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế. Mức nhập siêu như thế là quá cao, vượt xa
so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch. Do hiệu quả và sức
cạnh tranh của sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhiều mặt hàng đã thua
ngay trên sân nhà. Trong khi chúng ta xuất siêu với Mỹ, EU... nhưng lại nhập
siêu lớn đối với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái
Lan... Điều này cũng thể hiện một thực tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế còn thấp.
2. Những thay đổi cụ thể và những thành tựu đạt được
* Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi tích cực:
- Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đạt mức cao
17,7%, với kim ngạch xuất khẩu khoảng gần 11,7 tỷ USD. Cơ hội đầu tiên lại
chính là tỷ lệ quan trọng của nông sản và thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của
Việt Nam. Cùng với các ngành hàng xuất khẩu quan trọng khác như may mặc
và giày da, nông lâm thủy sản là những ngành hàng sử dụng nhiều nguồn lực
lao động tại chỗ hơn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, do đó sẽ bị tác động ít
hơn so với hai lĩnh vực tài chính và bất động sản. Nông sản xuất khẩu còn có
vai trò quantrọng trong nền kinh tế Việt nam vì liên quan đến hơn 70% dân
số, là một thị trường lớn cho các ngành hàng sản xuất khác. Khi xuất khẩu
nông sản được giữ ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn
để phát triển. Vai trò của ngành nông nghiệp trong việc ổn định kinh tế của
Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ. Năm 1989, công nghiệp tăng
trưởng âm, nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng

hoảng. Đến năm 1999, một lần nữa, công nghiệp – dịch vụ đều chựng lại, chỉ
có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực
khủng hoảng.
- Tuy giá các mặt hàng chủ đạo như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao
su, thủy sản không đạt cao như 6 tháng đầu năm 2008 nhưng sẽ ổn định ở
mức cao trong thời gian tới và lượng xuất khẩu có khả năng vượt hơn dự kiến,
trong đó riêng gạo có thể đạt trên 5 triệu tấn.Nhóm hàng này ước tính sẽ
chiếm tỷ trọng hơn 19% tổng kim ngạch xuất khẩu.
-Cà phê xuất khẩu cũng gặp thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến
1000 USD/tấn, nên đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo. Dù ảnh
hưởng của bão lụt khiến đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, song trên
toàn cục, bức tranh xuất khẩu thuỷ sản vẫn sáng sủa, vì đã tạo được chỗ đứng
trên thị trường của EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... , có giá cao
và năng lực chế biến tăng. Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao
nhất, có mặt trên 40 thị trường, trong đó lượng cung vào Hoa Kỳ, Trung
Quốc, EU, Nhật Bản và Trung Đông đều tăng, riêng thị trường Hoa Kỳ tăng
tới 33%, giá cũng tăng hơn khoảng 190 USD/tấn. Từ chỗ chúng ta chỉ chế
biến từ hạt điều thô thu gom nội địa, nay phải nhập khẩu thêm hạt điều thô để
chế xuất cho đủ công suất các dây chuyền chế biến và còn xuất khẩu cả công
nghệ chế biến hạt điều, nên càng làm cho hình ảnh mặt hàng này thêm ấn
tượng
-Do mất cân đối gay gắt cung - cầu về gạo trên thị trường thế giới, trong
khi chất lượng gạo của ta được cải thiện nhờ tiến bộ trong gieo trồng, bảo
quản và xay sát, nên chỉ 11 tháng đầu năm đã đạt mục tiêu xuất khẩu năm.
Lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam vươn lên ngang giá với gạo Thái
Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn. Gạo Việt Nam đã
xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả EU, Hoa Kỳ, Nhật
Bản - là những thị trường có yêu cầu khắt khe
- Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt khoảng 13 tỷ USD trong
năm 2008, chiếm hơn 21% tổng kim ngạch xuất khẩu.Tốc độ tăng trưởng của

nhóm này ước tính đạt khoảng 37% so với năm 2007
- Nhóm hàng chế biến, hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tiếp tục
tăng trưởng trong các tháng cuối năm, dù mức tăng có thể thấp hơn 6 tháng
đầu năm 2008. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này
trong năm nay sẽ đạt 36,5 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm trước, và chiếm
tỷ trọng 59,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
+ Đặc biệt là mặt hàng cá tra đông lạnh, một trong những mặt hàng thủy
sản xuất khẩu chính của Việt Nam, là khả năng cạnh tranh bằng giá rẻ của
nông sản Việt Nam. Một nghiên cứu trước đây của chúng tôi với các mô hình
kinh tế lượng đã chứng minh rằng cá tra, cá basa là một sản phẩm có khả
năng thay thế cao đối với sản phẩm cá nheo tại thị trường Mỹ. Khi giá của sản
phẩm cá nheo tăng lên, người tiêu dùng Mỹ sẽ chuyển sang sử dụng cá tra,
basa trong khi chiều ngược lại rất khó xảy ra. Một số nghiên cứu khác cũng
cho rằng cá tra, basa đông lạnh nhập vào Mỹ là sản phẩm ‘thứ cấp’, nhu cầu
của mặt hàng này tăng khi thu nhập người tiêu dùng giảm. Trong thời kỳ suy
thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, thu nhập người tiêu dùng của Mỹ đang giảm
đáng kể, nhu cầu sản phẩm giá rẻ sẽ tăng cao. Cá tra, basa Việt Nam có cơ hội
giành lại thị phần tại thị trường Mỹ. Với lợi thế giá rẻ, các sản phẩm xuất
khẩu khác càng có cơ hội nhiều hơn tại thị trường Mỹ, một trong những thị
trường chính của xuất khẩu Việt Nam.
- Riêng đối với hàng dệt may, do chi phí đầu vào tăng cao nên Bộ
Công Thương cho rằng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp khuyến khích
sản xuất và xuất khẩu mới có thể đảm bảo kim ngạch xuất khẩu 9,5 tỷ USD
trong năm 2008,tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.hạn ngạch dệt may vào
thi trường Mỹ luôn là vấn đề lớn với ngành dệt may Việt Nam. Ông Nguyễn
Xuân Hồng (TGĐ Công ty cổ phần may Sài Gòn 3) cho biết: "Ngành may VN
đang gặp nhiều khó khăn vì chế độ hạn ngạch (quota) khi xuất khẩu vào Mỹ.
Khi VN gia nhập WTO, tôi tin là những khó khăn này sẽ được tháo gỡ. Mới
đây thôi, nhiều khách hàng Mỹ đã chuyển đơn hàng từ VN qua Indonesia vì
ngại chuyện quota ở nước ta. Vì thế, khi VN là thành viên WTO rồi, dù quota

còn hay không, tâm lý khách hàng sẽ vững tâm hơn khi làm ăn với các nhà
sản xuất VN. Tư thế của các DN VN cũng sẽ khác khi đàm phán với các nhà
nhập khẩu nước ngoài, chúng ta sẽ đỡ lép vế hơn, đỡ bị ép giá hơn... Mặt
khác, thuế nhập khẩu có thể sẽ giảm, hàng hóa của VN sẽ dễ vào Mỹ hơn, các
hình thức rào cản thương mại khác được tháo dỡ".Việt Nam vào WTO, DN
được lợi nhiều nhưng cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Kinh doanh nội địa cả ngành
dệt may lẫn ngành giày da sẽ được lợi vì thuế nhập khẩu nguyên, phụ liệu sẽ
giảm trong khi nguồn cung cấp sẽ phong phú hơn. Chi phí các dịch vụ viễn
thông, điện, nước sẽ giảm nên sức cạnh tranh cho các sản phẩm dệt may và

×