Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.05 KB, 96 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HỘP................................................................................viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...............................................................................ix
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3
4. Những đóng góp mới của luận văn ...............................................................4
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển..........................................................................5
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững ...........................................................5
1.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất chè bền vững ........................................13
1.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững .......................16
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu
bền vững ..........................................................................................................20
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................24
1.2.1. Quá trình phát triển chè ở Việt Nam .....................................................24
1.2.2. Kinh nghiệm sản xuất chè bền vững ở một số địa phương ...................27
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất chè bền vững tại
Thanh Sơn, Phú Thọ........................................................................................31


ii
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......33
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................33


2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................33
2.1.2. Khí hậu và thủy văn...............................................................................33
2.1.3. Tài nguyên đất đai .................................................................................34
2.1.2. Dân số và nguồn lao động .....................................................................35
2.1.3. Cơ cấu kinh tế........................................................................................36
2.1.4. Thực trạng ngành nông nghiệp huyện Thanh Sơn ................................36
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................37
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................38
2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..................................................38
2.3.2. Phương pháp phân tích..........................................................................40
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THẢO LUẬN......................42
3.1. Thực trạng phát triển chè của huyện Thanh Sơn......................................42
3.1.1. Kết quả sản xuất chè của huyện Thanh Sơn ..........................................42
3.1.2. Thực trạng cơ cấu giống chè .................................................................44
3.1.3. Thực trạng tình hình sử dụng đầu vào trong quá trình sản xuất chè ............46
3.1.4. Thực trạng việc áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất chè ......48
3.1.5. Thực trạng việc quản lý chất lượng chè ................................................51
3.1.6. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện
Thanh Sơn .......................................................................................................52
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chè bền vững ..................56
3.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về mơi trường.........................................................56
3.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về kỹ thuật .............................................................58
3.2.3. Nhóm yếu tố thuộc về kinh tế - XH ......................................................61
3.4. Giải pháp phát triển sản xuất chè bền vững tại huyện Thanh Sơn,


iii
tỉnh Phú Thọ ....................................................................................................65
3.4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội gắn với phát triển chè bền vững

theo hướng bền vững.......................................................................................65
3.4.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất chè bền vững tại huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.................................................................................66
KẾT LUẬN ....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................79
PHỤ LỤC .......................................................................................................82


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP

:

An tồn thực phẩm

BQ

:

Bình qn

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CN


:

Cơng nghiệp

CP

:

Chi phí

DN

:

Doanh nghiệp

DT

:

Doanh thu

ĐVT

:

Đơn vị tính

HĐND


:

Hội đồng nhân dân

KH TSCĐ

:

Khấu hao Tài sản cố định

KTCB

:

Kiến thiết cơ bản

KT-XH

:

Kinh tế - Xã hội

NS

:

Năng suất

PTNT


:

Phát triển nông thôn

PTSXCBV

:

Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

SP

:

Sản phẩm

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

:

Ủy ban nhân dân


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019..........34
Bảng 2.2. Dân số và lao động huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019.......35
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 ..............36
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu trên địa bàn huyện Thanh
Sơn giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................37
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Thanh Sơn giai đoạn
2017 - 2019...................................................................................42
Bảng 3.2. Cơ cấu các giống chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn ...................45
Bảng 3.3. Chi phí bình qn cho 1ha chè kiến thiết cơ bản và kinh
doanh của các hộ điều tra ..............................................................46
Bảng 3.4. Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè ............................47
Bảng 3.5. Thông tin chung về hộ/trang trại điều tra ......................................52
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của hộ/trang trại sản xuất chè theo quy mô
diện tích.........................................................................................55
Bảng 3.7. Đánh giá của nơng hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
tới sản xuất chè nguyên liệu..........................................................56
Bảng 3.8. Kết quả sản xuất chè nguyên liệu của các nhóm hộ theo trình
độ văn hóa .....................................................................................59
Bảng 3.9. Trang thiết bị trong sản xuất chè tại các hộ/ttr điều tra .................59


vi
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1. Tham gia sản xuất chè an tồn chúng tơi được hướng dẫn kỹ
thuật từ khâu trồng, chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật............50
Hộp 3.2. Kiểm sốt chất lượng chè ngun liệu cịn nhiều bất cập...............51
Hộp 3.3. Giá chè nguyên liệu làm chúng tôi chưa yên tâm ...........................63



vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài Phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ được thực hiện với mục tiêu đánh giá được thực trạng phát triển
sản xuất chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 2019, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè bền vững tại
huyện, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất chè bền
vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn huyện.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp
nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp phân tích như
thống kê mơ tả, so sánh, phương pháp phân tổ, phương pháp nghiên cứu
trường hợp để phân tích kết quả về hiệu quả kinh tế của các hộ/trang trại trên
địa bàn huyện
3. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được: Về thực trạng phát triển sản
xuất chè bền vững được thể hiện rõ nét qua các nội dung: Diện tích sản xuất
ổn định qua các năm, năng suất, sản lượng cao, chất lượng tốt được người tiêu
dùng đánh giá cao, thị trường ngày càng được mở rộng đem lại lợi nhuận cao
cho người sản xuất, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, bảo vệ môi



viii
trường lành mạnh, văn minh, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho người dân. Diện tích chè của huyện đứng thứ 3 trong toàn tỉnh
Phú Thọ, hiện tại chiếm hơn 35% diện tích của cả tỉnh, Năm 2019 đạt 2.481,2
ha năng suất bình quân 125 tạ/ha cao hơn bình quân chung cả tỉnh (hơn 11,5
tấn/ha), sản lượng chè búp tươi là 28.420 tấn chiếm hơn 15% tổng sản lượng
chè cả tỉnh. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè bền
vững trên địa bàn huyện bao gồm 3 nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố thuộc về môi
trường như điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu; Nhóm yếu tố thuộc về kỹ
thuật như: Trình độ người sản xuất chè, vốn của hộ; Nhóm yếu tố thuộc về
kinh tế - xã hội: Chính sách, thị trường tiêu thụ. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu, các giải pháp được đề xuất để phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền
vững bao gồm: (i). Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong sản xuất chè
nguyên liệu; (ii) Đẩy mạnh liên kết sản xuất. (iii). Tăng cường ứng dụng tiến
bộ công nghệ kỹ thuật trong sản xuất chè nguyên liệu; (iv). Hỗ trợ tín dụng
cho hộ nông dân sản xuất chè nguyên liệu; (vii).


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Thọ từ lâu được xem như là cái nôi của ngành chè Việt Nam, là tỉnh
có diện tích chè đứng thứ 5 và là tỉnh có sản lượng chè sản xuất ra đứng thứ
hai toàn quốc. Theo số liệu tổng hợp của Sở Nơng nghiệp & phát triển nơng
thơn Phú Thọ tính đến năm 2019 tổng diện tích chè tồn tỉnh là 16,5 ngàn ha
trong đó diện tích cho sản phẩm là 15,18 ngàn ha. Năng suất chè búp tươi trên
diện tích cho sản phẩm đạt 10,35 tấn/ha, sản lượng đạt 157,216 ngàn tấn. Cây
chè là cây công nghiệp mũi nhọn, được xác định là một trong những cây trồng
chủ yếu của tỉnh (Báo cáo kết quả sản xuất chè toàn tỉnh Phú Thọ, năm 2019).
Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ với

tổng diện tích đất tự nhiên là 62.110,4 ha, đất lâm nghiệp chiếm khoảng hơn
70% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trống chưa sử dụng chiếm 5%
tổng diện tích đất lâm nghiệp. Thổ nhưỡng đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió
mùa, độ ẩm cao. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Là cửa ngõ
vùng kinh tế Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội có nhiều tuyến
đường quan trọng chạy qua địa bàn (Quốc lộ 32A, 70B, tỉnh lộ 316, 317) đây
là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đồi rừng. Thanh Sơn có 22 xã và 1
thị trấn, dân số trên 12 vạn dân, số người trong độ tuổi lao động trên 74.000
người, lao động làm nông nghiệp chiếm trên 76% tổng số lao động. Tổng giá
trị sản xuất năm 2018 đạt 2.745,1 tỷ đồng tăng gần 2 nghìn tỷ so với năm
2015, trong đó nhóm ngành nơng lâm nghiệp thuỷ sản đạt 973 tỷ đồng (nông
nghiệp 848,8 tỷ đồng, lâm nghiệp 101 tỷ đồng, thuỷ sản 23,2 tỷ đồng) tăng
hơn 7 trăm triệu so với năm 2010, chiếm 35% trong cơ cấu kinh tế, giá trị tỷ
trọng tăng đều qua các năm đạt tốc độ 4,53%. Thu nhập bình quân năm 2019
đạt 14,2 triệu đồng/người/năm (Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn, 2019).


2
Các loại cây trồng vùng đồi chủ yếu là cây truyền thống như cây nguyên
liệu, cây chè, cây sơn nên người dân đã có kinh nghiệm trồng, khai thác, chế
biến. Trong giai đoạn hiện nay sản phẩm từ những loài cây trồng trên không
những đáp ứng yêu cầu trong nước mà cịn có giá trị xuất khẩu, đem lại nguồn
lợi lớn về giá trị kinh tế, nâng thu nhập bình quân lên 10 - 15 triệu đồng/ha/năm.
Trong những năm qua, cây chè được huyện coi là cây trồng chủ lực, mũi
nhọn của huyện Thanh Sơn trong phát triển nông nghiệp, là cây giúp cho các hộ
nơng dân thốt nghèo và tiến tới làm giàu. Tuy nhiên việc đầu tư, phát triển cho
cây chè chưa nhiều, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh trong phát triển cây
chè của huyện. Tổ chức sản xuất chè vẫn chủ yếu các hộ nhỏ lẻ, thiếu hệ thống
dịch vụ kỹ thuật, thương mại; chưa tạo ra và gắn kết các chuỗi giá trị trong sản
xuất và tiêu thụ chè, hiệu quả sản xuất chưa tương xứng tiềm năng. Chưa gắn

việc hình thành và gắn kết ngành sản xuất chè - ngành sản xuất mũi nhọn với các
ngành khác như với công thương (sản xuất thiết bị chế biến, xuất khẩu sản
phẩm), ngành dịch vụ kỹ thuật (cung ứng các loại vật tư, thiết bị kỹ thuật, dịch
vụ tư vấn kỹ thuật), ngành văn hóa du lịch (du lịch sinh thái, văn hóa trà, tuyên
truyền quảng bá sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm); chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ. Người sản xuất chậm tiếp cận với thông tin
khoa học và thị trường tiêu thụ chè, việc phát triển chè còn chú trọng nhiều về số
lượng, chưa quan tâm thích đáng tới vấn đề chất lượng, an tồn thực phẩm nên
thiếu tính bền vững, hiệu quả sản xuất chưa cao.
Trong điều kiện hiện nay, để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh phát triển
cây chè của huyện, góp phần quan trọng trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp,
kinh tế xã hội phát triển nhanh và bền vững thì việc tập trung đầu tư cho phát
triển cây chè là cần thiết và cấp bách, nhằm khai thác và sử dụng tối đa các
nguồn lực để phát triển bền vững sản xuất chè tương xứng với tiềm năng và
thế mạnh của huyện.


3
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tơi lựa chọn đề tài: “Phát triển sản
xuất chè bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” nghiên
cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
chè bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè bền vững tại huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè bền vững tại
huyện Thanh Sơn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè bền vững tại huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các vấn đề lý luận và thực tế về phát
triển sản xuất chè bền vững, tập trung chủ yếu vào các nội dung về kinh tế, xã
hội, môi trường trong sản xuất chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn
huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng khảo sát: Là 120 hộ và trang trại trồng chè tại huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chè bền
vững; thực trạng phát triển chè bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh
Phú Thọ; các giải pháp nhằm đưa ra để phát triển sản xuất chè bền vững.
- Về không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện
Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.


4
- Về thời gian: Các tài liệu tổng quan về tình hình phát triển sản xuất chè
và sản xuất nơng nghiệp tại huyện Thanh Sơn được thu thập từ các tài liệu đã
công bố trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2019.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Đề tài sẽ đóng góp được hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
sản xuất chè bền vững. Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản
xuất chè bền vững tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đưa ra được giải pháp
nhằm phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn nghiên cứu.


5
Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững

1.1.1.1. Khái niệm về phát triển sản xuất
Khái niệm về phát triển: Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự
phát triển. Theo tác giả Nguyễn Đình Long và cs. (1999): “Phát triển được
hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của
sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của
cái mới thay thế cái cũ”. Quan điểm này cũng cho rằng, “Sự phát triển là kết
quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là
quá trình diễn ra theo đường xốy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường
như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn”.
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ.
Trong đó, con người ln đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật
chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của
cải khác phục vụ cuộc sống.
Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp,
quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm
sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính
họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, phối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao.
Về mặt sản xuất ra của cải cho xã hội, phát triển là tăng nhiều sản phẩm
hơn, phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và



6
phân bố của cải. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình qn đầu người, cịn
bao gồm các khía cạnh khác như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu
chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi
trường (Nguyễn Văn Mấn và Trịnh Văn Thịnh, 2002).
Như vậy, có thể khái quát những quan điểm chủ yếu về phát triển như sau:
Phát triển đó là nhiều hơn về đầu ra, tốt hơn về chất lượng, đa dạng về
chủng loại, phù hợp hơn về cơ cấu, cả kinh tế-xã hội-môi trường, cả tổ chứcthể chế, văn hóa và xã hội.
Phát triển được hiểu theo nghĩa phát triển theo chiều rộng và phát triển
theo chiều sâu.
Phát triển chính là tăng trưởng về quy mơ và hoàn thiện về cơ cấu.
* Khái niệm phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của
quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
lên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ
về mặt cơ cấu các mặt hàng (Wikipedia.org).
Phát triển sản xuất bao gồm hai khía cạnh: Phát triển sản xuất theo chiều
rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu. Trong khi phát triển sản xuất theo
chiều rộng chú trọng tới quy mơ như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm
lao động, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo
ra những mặt hàng mới và hầu như không tăng năng suất lao động. Phát triển sản
xuất theo chiều sâu chú trọng về chất lượng của sự phát triển, tức là nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
1.1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980
trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn
giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh
tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến
môi trường sinh thái học".



7
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường
và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi
rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm
có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và mơi trường được bảo
vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà
cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích
dung hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - mơi trường.
Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho sản xuất
của cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng
ơ nhiễm, cạn kiệt tài nguyên và nghèo đói. Cần phải để cho các thế hệ
tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới
dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được
tăng cường.
Chương trình mơi trường của Liên hợp quốc đã đề xuất 5 nội dung của
phát triển bền vững gồm: (i) Tập trung phát triển ở các vùng nghèo đói, nhất
là vùng rất nghèo mà ở đó con người khơng có lựa chọn nào khác ngồi làm
giảm cấp nguồn lực và môi trường; (ii) Tạo ra sự phát triển cao về tính tự lập
của cộng đồng trong điều kiện có hạn về nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên
nhiên; (iii) Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực dựa trên các kỹ thuật và
cơng nghệ thích hợp, kết hợp với khai thác tối đa kỹ thuật truyền thống; (iv)
Thực hiện các chiến lược phát triển nhằm đảm bảo tự lực về lương thực, cung
cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìn sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng thơng qua
các cơng nghệ thích hợp; (v) Xây dựng và thực hiện các chiến lược có người
dân tham gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006).

Theo Tổ chức Ngân hàng phát triển Châu Á (2005): "Phát triển bền vững
là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài


8
nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của
chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai".
Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng
chung quy lại phát triển bền vững được coi là sự kết hợp giữa sự phát triển
và môi trường, là sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và mơi trường. Nó lồng
ghép các q trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về mơi
trường. Nó đảm bảo thoả mãn những nhu cầu cho hiện tại mà không phương
hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu trong tương lai. Về kinh tế đó là sự
tăng trưởng, hiệu quả và ổn định; về xã hội là việc giảm đói nghèo, xây dựng
thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá dân tộc; cịn về mặt mơi trường đó là đa
dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô
nhiễm môi trường.
1.1.1.3. Khái niệm về sản xuất
Các nhà thống kê đưa ra khái niệm sản xuất để cố gắng đánh giá đúng,
đầy đủ kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Các nhà
kinh doanh thì cho rằng sản xuất là một quá trình tạo ra của cải vật chất và
dịch vụ cho xã hội, rất cần thiết cho phát triển kinh tế. “Sản xuất là quá trình
phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên, hoặc các yếu tố sản
xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)” (Học viện chính trị
- Hành chính khu vực 1, 2001).
Theo Viện Ngơn ngữ học (2010) nêu trong từ điển tiếng Việt thì sản xuất
là hoạt động tạo ra của cải vật chất nói chung. Sản xuất phản ánh quá trình
con người cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra điều kiện cần thiết cho sự
sinh tồn của mình. Sản xuất là hoạt động cơ bản, tự nhiên và vĩnh hằng của

con người và trong thực tế bao giờ cũng tồn tại một phương thức sản xuất
nhất định phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.


9
1.1.1.4. Khái niệm, bản chất phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
Sản xuất chè nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
đặc biệt là đối với những vùng chuyên canh chè, điều đó được thể hiện qua
giá trị kinh tế của nó. Phát triển sản xuất chè nguyên liệu sẽ đem lại hiệu quả
kinh tế ngày càng cao cho các tác nhân tham gia, để từ đó ổn định và phát
triển sản xuất kinh doanh chè, đóng góp vào sự phát triển cho kinh tế của địa
phương và cả nước.
Thực tế ngành chè hiện nay cho thấy có trên 90% diện tích là nằm ở nơng
hộ, dưới 10% diện tích ở DN, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và với khoảng 6 triệu
lao động, trên 1 triệu hộ nơng dân (Nguyễn Văn Tồn, 2014).
Mặt khác, từ các khái niệm về phát triển, sản xuất, phát triển sản xuất,
phát triển bền vững, kết hợp với đặc điểm của phát triển sản xuất chè nguyên
liệu. Theo tác giả, “Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững là quá
trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu cần sự kết hợp hài hòa, hợp lý, gắn
kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế hộ, kinh tế địa phương với thực hiện tốt
các vấn đề xã hội giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm ổn
định cho lao động và bảo vệ cải thiện môi trường”. Phát triển sản xuất chè
nguyên liệu bền vững đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không
làm ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ trong
tương lai. Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững được khái quát tóm
tắt là phát triển sản xuất chè nguyên liệu có tính ổn định về diện tích, chất
lượng sản phẩm tốt mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài cũng như
đủ thu nhập cho người sản xuất.
Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững là làm tăng diện tích, năng
suất, chất lượng chè nguyên liệu cụ thể là chè búp tươi nhưng vẫn phải đảm bảo

ổn định diện tích theo quy hoạch; chất lượng chè búp tươi đảm bảo theo tiêu
chuẩn quy định; đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.


10
Trong thực tế các nhà chế biến thì thường dùng thuật ngữ “chè ngun
liệu” cịn nhà nơng học thì thường dùng “chè búp tươi”. Về bản chất chè
nguyên liệu và chè búp tươi là một vì chè búp tươi là chè nguyên liệu để chế
biến chè xanh, chè đen, chè vàng, chè ô long... gồm 1 tôm và 2 -3 lá non. Tỉ lệ
lá bánh tẻ nằm trong giới hạn quy định theo tiêu chuẩn VN (TCVN 1053 -86).
Mục đích cuối cùng của phát triển sản xuất chè nguyên liệu là đem lại
hiệu quả kinh tế cao nhất, trong khi đó q trình sản xuất kinh doanh chè chịu
sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó thị trường tiêu thụ và giá chè tác động
rất lớn. Điều kiện thuận lợi là khi người sản xuất sau khi thu hoạch vẫn giữ
được sản phẩm để chờ bán trong những thời điểm giá chè tăng cao sẽ làm
tăng hiệu quả sản xuất, và ngược lại do điều kiện khó khăn nên người sản xuất
phải lo bán vội sản phẩm khi giá cịn ở mức thấp, từ đó sẽ làm giảm thu nhập
của người sản xuất. Do đó, phát triển sản xuất chè nguyên liệu ổn định và bền
vững sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng chè.
Như vậy, bản chất của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đó là:
(1) Phát triển sản xuất chè nguyên liệu theo hướng ổn định diện tích canh
tác, chất lượng chè đảm bảo theo tiêu chuẩn, tăng năng suất một cách hợp lý;
nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh đảm bảo
ổn định và bền vững.
(2) Phát triển sản xuất chè nguyên liệu giải quyết được việc làm cho lao
động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo;
(3) Phát triển sản xuất chè ngun liệu bền vững đảm bảo khơng gây
thối hóa đất, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường
sống của con người;
(4) Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đảm bảo gia tăng về

diện tích trồng trọt, chế biến và kinh doanh của địa phương bao gồm hộ nông
dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp…
(5) Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đảm bảo phát triển quy mô
và cải thiện cơ cấu diện tích trồng chè của hộ nơng dân trên địa bàn tỉnh.


11
(6) Phát triển quy mô và cải thiện cơ cấu vốn đầu tư và lao động trong
trồng trọt, chế biến chè của hộ nông dân.
Để đạt được những mục tiêu trên, trong quá trình phát triển sản xuất chè
nguyên liệu bền vững cần thực hiện một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển sản xuất chè nguyên liệu
bền vững.
Thứ hai, coi phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững là đồng thời
từng bước thực hiện nguyên tắc mọi mặt kinh tế, xã hội và mơi trường đều
cùng có lợi. Sản xuất chè ngun liệu bền vững khơng chỉ có ý nghĩa về mặt
kinh tế mà cịn có ý nghĩa to lớn về chính trị - xã hội, sự sụt giảm trong sản
xuất chè sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, tăng tỷ lệ nghèo, bất bình
đẳng, phần nào ảnh hưởng đến môi trường, kể cả các vấn đề về trật tự an ninh
xã hội, an ninh - quốc phòng, và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Do đó, phát
triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững cần phải gắn kết với điều kiện, đặc
điểm kinh tế, chính trị - xã hội và môi trường trên địa bàn. Việc bảo vệ và cải
thiện mơi trường trong q trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
phải được coi là một yếu tố không thể tách rời.
Thứ ba, quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đảm bảo
đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở
ngại tới cuộc sống của thế hệ tương lai. Mặt khác, phát triển sản xuất chè
nguyên liệu bền vững còn bảo đảm sản lượng chè nguyên liệu sản xuất ra ổn
định, phân phối hài hịa lợi ích giữa các tác nhân trong quá trình sản xuất và
chế biến chè nguyên liệu.

1.1.1.5. Đo lường phát triển bền vững trong nông nghiệp
Theo FAO (1990): "Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và
bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu
ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như
vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ


12
đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù
hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về
phương diện xã hội".
Theo Ủy ban kỹ thuật của FAO (1990): “Nền nông nghiệp bền vững bao
gồm việc quản lý có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
của con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường
và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên”
Các vấn đề về ngăn chặn xói mịn đất do nước, do gió nhằm giữ gìn tài
nguyên đất và nước để phát triển nông nghiệp bền vững đã được rất nhiều
người quan tâm nghiên cứu. Để việc chống xói mịn có hiệu quả cao cần kết
hợp các biện pháp cơng trình và các biện pháp sinh học (Thái Phiên và
Nguyễn Tử Siêm, 1998).
Trên quan điểm phát triển bền vững, sự phát triển nông nghiệp một cách
bền vững là vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông
nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong
tương lai. Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt
năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên
đảm bảo sự cân bằng có lợi về mơi trường (Đào Thế Tuấn, 1999). Như vậy,
phát triển nông nghiệp bền vững cũng được xem xét theo ba trụ cột kinh tế, xã
hội và môi trường, là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật
nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp
của con người cả cho hiện tại và mai sau.

Trong khoa học, việc đo lường phát triển bền vững trong nơng nghiệp có
thể thực hiện bằng cách sử dụng thang đo để định lượng các vấn đề nghiên
cứu. Hoàng Thái Đại và Mạnh Quân Phúc (2007), khi đánh giá sự phát triển
bền vững của một số cơng trình cấp nước sạch tỉnh Bắc Giang đã xây dựng
thang đo 4 mức: rất bền vững, bền vững, kém bền vững và không bền vững.
Tổng hợp nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có rất nhiều phương


13
pháp để đánh giá sự phát triển bền vững theo thang đo, việc lựa chọn phương
pháp nào là tùy thuộc vào từng đối tượng. Tuy nhiên có thể thấy phương pháp
cho điểm có trọng số phù hợp với nhiều đối tượng nghiên cứu đặc biệt là
trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất chè bền vững

1.1.2.1. Cung cấp nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến chè
Lịch sử tồn tại của cây chè ở Việt Nam đã được phát hiện từ lâu nhưng cây
chè mới chỉ trồng và phát triển với quy mô lớn từ khoảng 100 năm nay và nó cũng
đã nhanh chóng trở thành cây cơng nghiệp mũi nhọn có giá trị kinh tế cao. Hiện
nay Việt Nam là một trong 5 nước có diện tích trồng và sản lượng chè cao nhất
thế giới. Sản phẩm chè Việt Nam có mặt trên thế giới với các thị trường xuất khẩu
chính là Pakistan, Đài Loan, Liên Bang Nga, Trung Quốc… và gần đây đã bước
đầu đưa vào thị trường khó tính như Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ. Do đó sẽ đem lại
nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho đất nước (Việt Oanh, 2018).
Đối với nước ta, sản phẩm chè không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước,
mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn,
giúp nước ta có thêm một nguồn ngân sách để đầu tư vào phát triển kinh tế
của đất nước, cải thiện nâng cao mức sống của người dân. Xét ở tầm vĩ mơ thì
xuất khẩu chè cũng như xuất khẩu các mặt hàng khác nó là cơ sở để đẩy mạnh
lưu thông buôn bán giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần

tạo sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng thể nền kinh tế, đồng
thời nó tạo nên mối quan hệ bình đẳng, thân thiện, cùng có lợi giữa các nước
xuất khẩu, nhập khẩu trên thế giới (Việt Oanh, 2018).
Đối với các hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm chè thì cây chè mang lại
thu nhập ổn định, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác, bởi cây chè
có tuổi thọ cao có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm có giá trị cao và
đều đặn trong khoảng 50 - 60 năm, do vậy nó sẽ tạo ra một nguồn thu đều đặn
lâu dài và có giá trị kinh tế cao, giúp các hộ cải thiện đời sống, nâng cao mức
sống của người dân.


14
Đồng thời nó cịn tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng
thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống của khu vực nông thôn, tạo sự
thay đổi lớn cho bộ mặt các vùng nông thôn, nhất là trong giai đoạn đổi mới
hiện nay, việc phát triển sản xuất chè góp phần đẩy nhanh cơng cuộc cơng
nghiệp hố - hiện đại hố nơng thơn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của
khu vực nông thôn, nâng cao mức sống của các vùng nông thôn, thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn (Lê Hữu Nghĩa, 2009).
Do vậy phát triển chè nguyên liệu ngồi ý nghĩa kinh tế, cịn ổn định đời
sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm
sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Ưu điểm tương đối của chè
là hệ số chi phí nội nguồn thấp do nguồn lực tự nhiên dồi dào và chi phí lao
động thấp. Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thủy” của nơng dân
(Hồng Anh, 2019). Cây chè tỉnh Phú Thọ đã từng là “cây xố đói giảm
nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc
tỉnh Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Phú Thọ, 2019).
1.1.2.2. Góp phần bảo vệ mơi trường
Cây chè là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất miền núi và trung
du, những vùng đất cao, khơ thống. Hơn thế nữa nó cịn gắn bó keo sơn ngay

cả với những vùng đất đồi dốc khơ cằn sỏi đá. Chính vì vậy trồng chè khơng
chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà nó cịn góp phần bảo vệ mơi trường, phủ
xanh đất trống đồi trọc, tạo ra cảnh quan đẹp. Kết hợp trồng chè với trồng
rừng sẽ tạo nên những vành đai chống xói mịn, rửa trơi, giữ lại lớp màu mỡ
cho đất, cải tạo đất tăng độ phì cho đất bạc màu, góp phần bảo vệ mơi trường
phát triển một nền nơng nghiệp bền vững (Trần Văn Chử, 2004).
Do cây chè núi cao gắn liền với vùng núi cao và vùng đồng bào dân tộc từ
lâu đời, đã hình thành tập quán canh tác chè rất phù hợp với đặc điểm sinh
trưởng tự nhiên của cây chè. Trồng chè núi cao giống như trồng rừng, bảo vệ chè
là bảo vệ rừng. Vì vậy, phát triển cây chè có ý nghĩa lớn về sinh thái, mơi trường
và đóng góp tích cực vào chương trình trồng rừng, bảo vệ mơi trường vùng cao
bền vững. Với đặc điểm thân cây lớn, tán rộng sống chung với cây rừng, tuổi thọ


15
cao, chè vừa là cây trồng nông nghiệp vừa là cây rừng, nó có tác dụng phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất, tạo cân bằng sinh thái cho vùng núi cao, đáp
ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững (Phạm Ngọc Hồ và cs., 2001). Đặc
biệt nghề trồng và chế biến chè còn đem lại hiệu quả lớn về xã hội, tạo công ăn,
việc làm và đảm bảo thu nhập cho hàng triệu người. Đặc biệt nghề trồng chè đã
giúp cho đồng bào dân tộc vùng cao định canh, định cư, ổn định cuộc sống, giảm
bớt nạn chặt phá rừng, đốt nương rẫy, bảo vệ sinh thái góp phần phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, cải thiện mơi trường (Nguyễn Huế, 2014).
Bên cạnh đó nó cịn có tác dụng giảm thiểu xói mịn, rửa trơi của đất, cân
bằng sinh thái, góp phần bảo vệ mơi trường, phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ
đất, bảo vệ mơi trường sinh thái. Nước ta có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với
sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, nhân dân ta lại có kinh nghiệm và tập
quán trồng chè lâu đời, khéo léo trong các khâu thu hoạch, chế biến chè, có các cơ
sở nghiên cứu lâu năm về chè. Do đó tiềm năng khai thác và phát triển sản xuất
chè trong những năm tiếp theo là rất lớn và khả thi (Đỗ Ngọc Qúy và cs., 1997).

1.1.2.3. Giúp cho sản xuất chè nguyên liệu tăng tiến, ổn định
Đối với hộ nông dân sản xuất chè thì giá trị tạo ra từ cây chè sẽ là nguồn
thu nhập chính của các hộ sản xuất chè, chè là nguồn thu rất quan trọng đối
với các địa phương có diện tích trồng chè lớn. Do đó, phát triển chè ngun
liệu sẽ có vai trị tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ sản xuất chè. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy nền kinh tế của các địa phương nếu phụ thuộc quá
nhiều vào ngành sản xuất này và sự phát triển sản xuất chè nguyên liệu sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của toàn vùng.
Phát triển chè nguyên liệu góp phần định canh định cư cho đồng bào dân tộc
thiểu số, tạo và giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho
người dân, góp phần xố đói giảm nghèo, nhưng cần phải giữ ổn định và bền
vững phát triển chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh. Sản xuất chè nguyên liệu có
phát triển bền vững thì mới đem lại thu nhập ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế
ngày càng cao cho các tác nhân tham gia, để từ đó ổn định và phát triển sản
xuất, đóng góp vào phát triển kinh tế chung của địa phương và đất nước.


16
1.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững

1.1.3.1. Là cây công nghiệp dài ngày
Cây chè là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất
chè. Chè là loại cây xanh lâu năm được mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ,
thông thường được xén tỉa thấp hơn 2m khi được trồng để lấy lá. Lá chè có
chiều dài từ 4 - 15cm, lá non có màu xanh lục nhạt, lá già có màu lục sẫm.
Các độ tuổi khác nhau của lá chè tạo ra các sản phẩm chè khác nhau về chất
lượng do thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau. Thơng thường,
chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến.
Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn sau khoảng 1 đến 2 tuần.
Chè là cây cơng nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, cho hiệu

quả kinh tế cao. Cây chè có thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) và chu kỳ kinh
doanh dài. Từ khi trồng cho đến khi có sản phẩm thu hoạch thời gian mất 3
năm, do đó ảnh hưởng rất lớn đến q trình đầu tư của nơng dân nhất là vấn
đề về vốn và thu hồi vốn. Sản xuất chè mang tính thời vụ cao và chi phí phát
sinh liên tục, dẫn tới khó khăn cho việc chế biến và bảo quản sản phẩm.
Trong chu kỳ kinh tế của cây chè thông qua hai thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ
bản (KTCB) khoảng 2 - 3 năm và thời kỳ sản xuất kinh doanh khoảng 30 - 40
năm (Lê Tất Khương và Đỗ Ngọc Quỹ, 2000).
- Thời vụ thu hoạch một năm thu khoảng 4 - 5 lần vào khoảng từ tháng 4
- 12, khoảng 30 - 45 ngày cho thu một lứa. Lao động sử dụng cho việc trồng
chăm sóc, thu hoạch rải đều quanh năm nên có thể sử dụng lao động gia đình
(Nguyễn Văn Đồn, 2009).
- Sản phẩm chè cần có kho, cơng cụ, thiết bị dùng cho bảo quản và các
thiết bị, phương tiện vận chuyển… cũng hết sức quan trọng trong việc đảm
bảo chất lượng sản phẩm chè búp tươi. Từ chè búp tươi, tuỳ theo công nghệ
và cách chế biến sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: Chè xanh, chè
đen, chè vàng, chè túi lọc v.v.


17
- Việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ngồi yếu tố về
thời tiết, khí hậu, đất đai thì phát triển sản xuất chè nguyên liệu muốn bền
vững hay khơng thì cần phải đặc biệt chú ý đến chu kỳ sinh trưởng và phát
triển của cây chè.
1.1.3.2. Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, thu mua và chế biến
Các hoạt động tạo ra sản phẩm chè nguyên liệu bao gồm cung cấp đầu
vào, sản xuất, thu mua, chế biến (tiêu thụ). Chè là một ngành có tính thương
mại hóa cao nên phát triển sản xuất bền vững phụ thuộc lớn vào khả năng
tham gia chuỗi giá trị của các tác nhân tham gia trong các khâu sản xuất, chế
biến cho đến tiêu thụ. Thực hiện sản xuất tốt nhưng các khâu chế biến và tiêu

thụ thiếu gắn kết và yếu kém sẽ làm giảm chất lượng và giá trị sản phẩm, hiệu
quả kinh tế thấp, làm giảm tính bền vững trong q trình phát triển sản xuất.
Do đó, để phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững, cần phải gắn kết chặt
chẽ giữa sản xuất với thu mua và chế biến (Đoàn Hùng Tiến, 2005).
Việc phát triển chè nguyên liệu bền vững phụ thuộc vào khả năng tham
gia chuỗi giá trị của các tác nhân tham gia trong các khâu sản xuất, chế biến
cho đến tiêu thụ.
Khâu đột phá để ngành chè phát triển bền vững nằm ở khâu tổ chức sản
xuất, mọi người có được động lực, ai làm tốt thì được thưởng, ai làm khơng tốt
thì bị phạt và hình phạt cao nhất là bị loại khỏi chuỗi giá trị. Ngành chè phải theo
hướng thị trường, phát triển sản xuất chè nguyên liệu dựa trên lợi thế từng vùng
và có cơ chế hỗ trợ tài chính với người trồng chè và xuất khẩu chè.
Thực tế hiện nay, cái khó khăn nhất của ngành chè là diện tích nhỏ lẻ,
manh mún đang là cản trở lớn nhất, hơn nữa do quan hệ sản xuất chưa phù
hợp, vì vậy cần tổ chức nơng dân theo hình thức hợp tác hoặc hội sản xuất và
gắn két nông dân với doanh nghiệp để xây dựng một chuỗi ngành hàng
chuyên nghiệp. Vì vậy, việc nhanh chóng thúc đẩy thành lập Ban điều phối
ngành hàng chè được kỳ vọng là “chìa khóa” thay đổi quan hệ sản xuất, nâng


×