Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Luận văn xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý của rừng quế trồng trên cấp đất II tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.1 KB, 73 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.....................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................vii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................3
3. Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..........................................3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn...............................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................4
1.1. Một số khái niệm.......................................................................................4
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................6
1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................8
1.4. Đặc điểm cây Quế.....................................................................................10
1.4.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu ...............................................................10
1.4.2. Đặc điểm sinh thái học ..........................................................................11
1.4.3. Giá trị kinh tế.........................................................................................12
1.4.4. Phân bố của lồi Quế.............................................................................12
1.4.5. Tình hình trồng Quế và định hướng phát triển Quế tại Lào Cai............13
1.4.6. Những nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh và chu kỳ khai thác hợp
lý rừng trồng Quế ở Việt Nam gần đây ...................................................15
1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ...........................................................16
1.5.1. Vị trí địa lý.............................................................................................16
1.5.2. Địa hình địa thế .....................................................................................16
1.5.3. Khí hậu - thuỷ văn .................................................................................17
1.5.4. Địa chất, thổ nhưỡng .............................................................................17


1.5.5. Tài nguyên rừng ....................................................................................17
1.5.6. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội......................................................20


ii
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.......................................................................................22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................22
2.2. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................23
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ...................................................23
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.................................................26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................35
3.1. Tình hình sinh trưởng rừng Quế trồng ....................................................35
3.1.1. Chỉ tiêu sinh trưởng rừng Quế trồng .....................................................35
3.1.2. Quy luật biến đổi trọng lượng vỏ Quế và kiểm định phương trình
ước tính năng suất vỏ Quế khô ................................................................39
3.2. Hiệu quả kinh tế rừng Quế trồng .............................................................42
3.2.1. Chi phí và thu nhập rừng Quế trồng ......................................................42
3.2.2. Hiệu quả kinh tế rừng Quế trồng ...........................................................46
3.3. Chu kỳ kinh doanh hợp lý đối với rừng Quế trồng .................................47
3.4. Phân tích độ nhạy ....................................................................................50
3.4.1. Chu kỳ kinh doanh hợp lý khi giả định tỷ lệ chiết khấu thay đổi ..........50
3.4.2. Chu kỳ kinh doanh hợp lý khi giả định giá vỏ khô và cành lá thay đổi ......52
3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng Quế trồng...........54
3.5.1. Định hướng chung .................................................................................54
3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật.............................................................................54
3.5.3. Các giải pháp về kinh tế xã hội..............................................................55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................57
1. Kết luận .......................................................................................................57
2. Kiến nghị .....................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................60
PHỤ LỤC .......................................................................................................65


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BCR

Nghĩa đầy đủ
Tổng thu nhập qua chiết khấu/ tổng chi phí qua
chiết khấu

IRR

Tỷ suất lãi nội tại

NPV

Giá trị lợi nhuận rịng hiện tại

OTC

Ơ tiêu chuẩn

R2


Hệ số xác định


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

Giá xuất khẩu Quế của Việt Nam................................................15

Bảng 1.2.

Diện tích rừng của huyện Bảo Yên, Lào Cai năm 2018..............18

Bảng 2.1.

Biểu cấp đất rừng Quế trồng tại Văn Yên, Yên Bái....................27

Bảng 3.1.

Sinh trưởng rừng trồng Quế tại Bảo n ....................................35

Bảng 3.2.

Tỷ lệ trung bình vỏ Quế khơ và tươi ...........................................39

Bảng 3.3.

Chi phí và thu nhập từ rừng trồng Quế .......................................43

Bảng 3.4.


Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng Quế trồng ..................................46

Bảng 3.5.

Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Quế tại Bảo Yên theo các
chu kỳ (tuổi) kinh doanh khác nhau ............................................48

Bảng 3.6.

Hiệu quả kinh tế xác định cho 1 chu kỳ kinh doanh Quế với
giả định tỷ lệ chiết khấu (r) thay đổi ...........................................50

Bảng 3.7.

Hiệu quả kinh tế cho kinh doanh Quế trong chu kỳ giao đất
50 năm với giả định tỷ lệ chiết khấu (r) thay đổi ........................51


v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.

Vị trí nghiên cứu .........................................................................22

Hình 3.1.

Biểu đồ tương quan giữa đường kính với tuổi (T) ......................36

Hình 3.2.


Biểu đồ tương quan giữa chiều cao với tuổi (T) .........................37

Hình 3.3.

Biểu đồ tương quan giữa trọng lượng vỏ tươi với tuổi (T) .........40

Hình 3.4.

Biểu đồ tương quan giữa trọng lượng vỏ tươi với D1.3................40


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường
sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng
khơng chỉ có giá trị về kinh tế mà cịn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu
khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hồ khí hậu,
phịng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hố, chống
sói mịn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời
rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế của Việt
Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, đời sống của nhân dân được nâng
lên, vị thế của Việt Nam cũng được nâng cao trên thế giới. Trong những thành
tựu to lớn về phát triển kinh tế có một phần đóng góp khơng nhỏ của kinh tế
nơng nghiệp nói chung và kinh tế Lâm nghiệp nói riêng.
Việt Nam có 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và khoảng 3,5 triệu ha rừng
trồng, hàng năm khai thác một khối lượng lớn từ rừng trồng để cung cấp cho
nền kinh tế quốc dân. Đồng thời ngành Lâm nghiệp cũng đóng góp quan trọng

trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thủy cho các hồ thủy
điện, tạo ra hàng triệu việc làm cho đồng bào các dân tộc sống ở vùng đất lâm
nghiệp, từ đó đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của vùng sâu,
vùng khó khăn của đất nước.
Cây Quế (Cinnamomum cassia Blume), loài cây đa tác dụng. Vỏ Quế,
lá Quế và các bộ phận khác đều có thể chưng cất để lấy tinh dầu. Gỗ Quế
được dùng làm gỗ trụ mỏ và các đồ gia dụng. Theo Quyết định của số
206/QĐ - BYT ngày 22 tháng 1 năm 2015 về việc ban hành danh mục cây
dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015 - 2020, Quế là một trong những
loài cây dược liệu được ưu tiên phát triển. Cây Quế là cây có dược tính cao
với 3 chỉ tiêu là chất Coumarin, Cinnamaldehyd và Tanin. Chất Coumarin có
tác dụng dược lý cao, làm giãn động mạch vành, chống co thắt, chống cao
huyết áp và loạn nhịp tim, chống loãng xương, giảm đau, sát trùng, chống


2
đơng máu. Chất Cinnamaldehyd là chất có tính kháng sinh cao, ngăn ngừa
đông máu lưu thông mạch máu, giảm đau các mơ khớp, chống oxy hóa,
kháng viêm. Chất Tanin có tính kháng khuẩn, kháng virus giúp chữa sâu
răng, sạch miệng và hỗ trợ điều trị viêm loét vòm họng đáng kể, giãn hở
mạch máu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh
rừng trồng Quế tại huyện Bảo Yên để làm cơ sở quy hoạch và mở rộng vùng
trồng Quế theo hướng bền vững.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Lào Cai, đến hết năm 2017, diện tích trồng cây Quế tồn tỉnh đạt
25.211 ha, đạt 100,8% so với quy hoạch đến năm 2025. Trong đó: huyện
Văn Bàn có 4.783,5 ha đạt 108,7%; huyện Bảo Yên có 8.901,3 ha đạt
114,1%; huyện Bảo Thắng có 4.950 ha đạt 90%; và huyện Bắc Hà có 6.577
ha đạt 90,1%. Tỉnh Lào Cai đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Quế
Lào Cai trở thành sản phẩm Quế quốc gia. Bởi vậy, yêu cầu cấp bách hiện
nay, địa phương cần rà soát, bổ sung mở rộng vùng quy hoạch trồng Quế;

quản lý tốt quy hoạch vùng trồng cây Quế và phát triển hệ thống các cơ sở
chế biến Quế trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tuyên truyền vận động người
dân trồng Quế đúng trong vùng quy hoạch.
Thực tế hiện nay hầu hết các chủ rừng đều lựa chọn chu kỳ kinh doanh
chưa có cơ sở khoa học. Do chi phí sản xuất cịn hạn chế, chưa có căn cứ,
thông tin để xác định được chu kỳ kinh doanh hợp lý và tâm lý lo ngại những
rủi ro tiềm ẩn nếu kéo dài chu kỳ kinh doanh như cháy rừng, trộm cắp…
Trong khi đó hiệu quả kinh tế luôn là căn cứ đầu tiên, quan trọng nhất đối với
chủ rừng trong quyết định lựa chọn chu kỳ kinh doanh, tuy nhiên, các nghiên
cứu về hiệu quả kinh doanh về rừng trồng Quế hiện nay chưa đủ cơ sở khoa
học và thuyết phục cho xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu.
Để nâng cao giá trị của ngành Lâm nghiệp nói chung và giá trị của cây
Quế trồng nói riêng, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phê duyệt dự án
phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm
nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời Lào Cai phấn đấu tới năm 2020 Quế
Lào Cai trở thành sản phẩm Quế quốc gia. Tuy nhiên để thực hiện được đề án


3
của tỉnh cần xây dựng đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá hết các
hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, để có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
đánh giá lựa chọn chu kỳ kinh doanh hợp lý của rừng Quế trồng tại Bảo Yên,
tôi thực hiện đề tài “Xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý của rừng Quế trồng
trên cấp đất II tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng rừng trồng Quế tại huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai;
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của rừng trồng Quế theo các chu kỳ
kinh doanh rừng Quế trồng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai;

- Xác định được chu kỳ kinh doanh hợp lý của rừng Quế trồng tại huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai;
- Đề xuất được các giải pháp thực hiện tối ưu hóa chu kỳ kinh doanh nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng Quế tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp học viên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; biết
các thu thập, phân tích và xử lý thơng tin.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh hợp lý rừng Quế
trồng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho người dân và doanh nghiệp trong
kinh doanh rừng trồng.


4
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
Chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc,
hay thời gian để kết thúc một vịng quay, một chu trình. Như vậy đơn vị đo
chu kỳ là đơn vị đo thời gian.
Chu kỳ kinh doanh rừng trồng sản xuất: là chu kỳ làm tối đa hóa giá trị
hiện tại rịng (NPV) từ số các chu kỳ/ luân kỳ khai thác trong một thời hạn
giao đất (Nguyễn Quang Hà và Dương Thị Thanh Tân (2016), Borges và
cộng sự, 2014).
Hiệu quả kinh tế, dù được tính tốn theo các phương pháp khác nhau,
ln là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Việc so sánh kết quả và chi phí có thể được thực hiện bằng các cách thức,
phương pháp khác nhau, các phương pháp phổ biến là:

- Hiệu số giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào
- Tỷ số giữa chi phí và kết quả
- Tỷ số giữa phần gia tăng của kết quả và phần gia tăng của chi phí
- Tỷ số giữa mức kết quả thực tế với kết quả tối đa
- Tỷ số giữa chi phí tối thiểu và chi phí thực tế
Các tiêu chí sử dụng cho xác định tuổi khai thác rừng trồng (Trần Thị
Thu Hà và Cs, 2016):
- Tối đa hóa sản lượng rừng trồng (MGY – Maximum Gross Yield):
Tuổi khai thác rừng trồng: khi tăng trưởng của rừng bằng không, trữ lượng
đạt giá trị cực đại: pQT = 0 = QT; Tiêu chí này hiện khơng cịn giá trị thực tiễn
bởi nó bỏ qua các yếu tố quan trọng như chi phí trồng rừng, suất chiết khấu và
giá trị của đất trồng rừng.


5
- Tối đa hóa tăng trưởng rừng bình qn năm (CMAI – Culmination of
Mean Annual Increment)- hay tối đa hóa sản lượng rừng bền vững về mặt
sinh học (MSY – Maximum Sustained Yield): Tiêu chí này có ưu điểm là
tương đối đơn giản, thuận lợi cho việc lập kế hoạch và quản lý, nhưng có
nhược điểm là bỏ qua khía cạnh kinh tế trong xác định chu kỳ kinh doanh
rừng trồng: chi phí trồng rừng, giá gỗ, lãi suất.
- Tối đa hóa thu nhập thuần hàng năm (Maximization of Annual Net
Revenue): Đây là mơ hình xác định ln kỳ khai thác rừng tối ưu rất gần với
tiêu chí tối đa hóa tăng trưởng bình qn (CMAI), điểm khác biệt là tính đến
chi phí trồng rừng.
- Tối đa hóa tốc độ tăng của vốn đầu tư (Maximization of the Rate of
Growth of Capital: Cịn có tên gọi là tối đa hóa IRR hoặc tối đa hóa tỷ lệ sinh
lợi (Rate of Return); Mơ hình này được thiết lập trên giả định là yếu tố cố
định trong trồng rừng không phải là đất đai, mà là vốn đầu tư và từ đó mục
tiêu của kinh doanh rừng trồng là tối đa hóa tỷ lệ sinh lợi của vốn.

- Tối đa hóa lợi nhuận từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ: Ngoài gỗ thì các giá
trị khác cũng được xem xét như giải trí, bảo vệ động vật hoang dã, cung cấp
dịch vụ sinh thái…; Luân kỳ tối ưu sẽ ở vào thời điểm tại đó giá trị gia tăng
cận biên của cây đứng sẽ cân bằng với chi phí cơ hội của việc hỗn khai thác.
- Tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ một luân kỳ trồng
rừng (Maximization of Present Net Worth- PNW from a single rotation): Cịn
gọi là mơ hình thành thục tài chính; Mơ hình này giả thiết chủ rừng trồng theo
đuổi mục tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ đầu tư vào rừng trồng
trong 1 luân kỳ, không quan tâm đến các ln kỳ tiếp theo, nghĩa là khơng
tính đến chi phí cơ hội của sử dụng đất.
- Tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ vô số các luân kỳ
trồng rừng (Maximization of the Discounted Net revenue from an Infinite


6
rotations): Mơ hình này được xây dựng đầu tiên bởi Faustmann năm 1894 và
sau đó bởi Pressler và Ohlin, nên cịn được gọi là mơ hình FPO; Các tên gọi
sử dụng ngun lý tương tự với mơ hình này là SL (soil rent), SEV (soil
expectation value) hoặc LEV (land expectation value); Mơ hình này giả định
rừng sẽ được tiếp tục trồng ở các luân kỳ tiếp theo, nghĩa là quyết định về
luân kỳ khai thác rừng hiện tại chịu ảnh hưởng của các khả năng sinh lợi
trong tương lai.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu về chu kỳ khai thác rừng hợp lý trong khoảng 30 năm
gần đây chủ yếu hướng vào mở rộng cơng thức tính NPV, bổ sung các biến
của mơ hình để phản ảnh chính xác hơn thực tế và bao hàm đầy đủ hơn các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của chủ rừng về chu kỳ khai thác.
Chang (1982) và Graham - Tomassi (1983) mở rộng mơ hình bằng bổ
sung biến thâm canh lâm sinh (silvicultural efforts) vào hàm sản lượng rừng,
khi đó, kết quả xác định chu kỳ khai thác tối ưu lại phụ thuộc vào vấn đề hai

biến của hàm sản lượng rừng (thời gian và thâm canh) là bổ sung hay thay thế
cho nhau, cần các ước lượng thực nghiệm về hàm sản lượng để trả lời câu hỏi
này. Cũng về hàm sản lượng gỗ, Johansson và Lofgren (1985) khảo sát ảnh
hưởng của tiến bộ công nghệ (qua đó ảnh hưởng đến hàm tăng trưởng sinh
học của rừng) đến chu kỳ khai thác hợp lý, kết quả cho thấy, dưới ảnh hưởng
của sự gia tăng sản lượng rừng, chu kỳ khai thác sẽ có xu thế giảm trong ngắn
hạn và kéo dài trong dài hạn.
McConnell và Cs (1983) khảo sát ảnh hưởng của thay đổi giá gỗ và chi
phí trồng rừng đến chu kỳ khai thác tối ưu bằng phương pháp giải bài toán tối
ưu động, trong đó đặt tình huống trong tương lai, đất trồng rừng có thể dịch
chuyển khỏi khu vực lâm nghiệp và khi đó, chi phí trồng rừng có thể rất cao.
Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, nếu giá gỗ tăng với tỷ lệ tăng không đổi,


7
và chi phí trồng rừng tăng nhanh, thì chu kỳ khai thác tối ưu sẽ tăng theo thời
gian, còn ngược lại, nếu giá gỗ tăng với tốc độ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của chi
phí, thì chu kỳ khai thác tối ưu sẽ giảm theo thời gian. Ngoài ra, tỷ lệ tăng của
giá thuần (net price) của gỗ phải nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu, bởi nếu ngược lại,
thì việc khai thác rừng sẽ bị trì hỗn đến vơ cùng do giá trị hiện tai của thu
nhập từ trồng rừng sẽ liên tục tăng theo thời gian (nghĩa là sẽ khơng có điểm
cực đại, mà ở đó, chu kỳ khai thác được coi là tối ưu).
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro như cháy rừng và thiên tai đến
chu kỳ khai thác tối ưu được đề cập đến trong các nghiên cứu của Martell
(1980), Reed (1984), các tác giả này sử dụng các kỹ thuật khác nhau như mơ
hình Markov với xác suất cháy rừng cố định, hoặc đưa xác suất cháy rừng
bình quân vào tỷ lệ chiết khấu, kết quả chung của các nghiên cứu này là mức
độ rủi ro cao sẽ dẫn tới rút ngắn chu kỳ khai thác tối ưu.
Một số lượng đáng kể các nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh rừng tối ưu
cũng được tập trung vào việc tính đến các lợi ích ngoài gỗ, nhất là các ngoại ứng

tích cực như cảnh quan, phòng hộ, cố định cacbon… của rừng trồng. Hartman
(1976) là người đầu tiên bổ sung vào công thức Faustmann lợi ích gỗ và giá trị
khác ngồi gỗ của rừng trồng và giải bài toán tối ưu, kết quả cho thấy ảnh hưởng
của lợi ích ngồi gỗ sẽ làm kéo dài hay rút ngắn chu kỳ khai thác tối ưu tùy
thuộc vào các lợi ích ngồi gỗ đó đó tăng hay giảm theo tuổi rừng.
Calish và các cộng sự (1978) đã kiểm định các công thức là kết quả của
Hartman, sử dụng các phương trình sản lượng của 7 loại lợi ích ngồi gỗ của
vùng trồng gỗ Linh sam, kết quả kiểm định khẳng định kết quả nghiên cứu
của Hartman về ảnh hưởng của các lợi ích ngồi gỗ đến chu kỳ khai thác tối
ưu. Tuy nhiên, ngồi tính phức tạp của lượng hóa lợi ích ngồi gỗ của rừng
trồng thì tính chất cơng cộng của các lợi ích này dẫn tới việc xác định mức độ
ảnh hưởng của lợi ích này đến quyết định chu kỳ kinh doanh của các cá nhân
chủ rừng (Amacher, 2013).


8
Gần đây, khi nghiên cứu cho rừng trồng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy và
giá trị các bon cho rừng trồng bạch đàn ở Tây Ban Nha và Braxin cho thấy
chu kỳ kinh doanh khơng có sự thay đổi (Diaz-Balteiro, Rodriguez, 2006).
KuLa và Gunalay (2011), ứng dụng phương trình Faustmann để xác định chu
kỳ kinh doanh tối ưu cho rừng trồng Thông Sitka ở Anh, kết quả cho thấy
rừng trồng thông đạt tuổi thành thục kinh tế ở tuổi 41 với lập địa 2 và tuổi 38
với lập địa 1 với lãi xuất chiết khấu 3,5%.
Theo Hoganson (2008) chỉ ra rằng giá trị đã ước lượng hiệu quả kinh tế
cho chu kỳ đầu tiên có thể được sử dụng để ước lượng cho giá trị kỳ vọng về
đất. Theo Borges và Cs (2014) chỉ ra rằng các nghiên cứu về lâm sản ngồi gỗ
có thể tính hiệu quả cho các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ dựa trên việc sử dụng
cơng thức Faustmann để tính giá trị NPV và LEV. Sự khác biệt giữa NPV và
LEV là giá trị tổng của vô số chu kỳ kinh doanh rừng trồng được tạo ra từ chu
kỳ kinh doanh đầu tiên.

Fridah và Cs (2018), ứng dụng phương trình Faustmann (1849) để xác định
chu kỳ kinh doanh tối ưu cho rừng trồng Thông, Bạch đàn và Hoàng đàn tại
Kenya. Kết quả cho thấy rừng trồng Thông đạt tối ưu ở tuổi 13, rừng Bạch đàn ở
tuổi 38 và Hoàng đàn ở tuổi 24 với lãi suất chiết khấu 10,5%.
1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu về chu kỳ khai thác rừng ở Việt Nam trong những năm
gần đây tập chung chủ yếu vào các giá trị như NPV, IRR, BCR. Các tiêu chí
xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu được trình bày trong các giáo trình kinh tế
Lâm nghiệp, kinh tế tài nguyên, đề cập đến các tiêu chí chung, tham khảo các
học giả nước ngồi. Trong đó, ba tiêu chí được giới thiệu phổ biến là: tối đa
hóa sản lượng rừng bình qn, tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ
1 chu kỳ trồng rừng, tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập rịng từ vơ số các
chu kỳ (Nguyễn Quang Hà, 2001, Nguyễn Văn Đệ, 2004).


9
Tuy nhiên, trong thực tiễn hầu hết các nghiên cứu đánh giá hiệu quả
trồng rừng đều sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến giá trị hiện tại của thu nhập
ròng (NPV) từ trồng rừng, với giả định chu kỳ kinh doanh đã được xác định
trước, để so sánh lựa chọn các mơ hình trồng rừng trên góc độ lồi cây, kỹ
thuật chứ không phải lựa chọn chu kỳ kinh doanh tối ưu. Các nghiên cứu
thuộc thể loại này rất nhiều, có thể kể đến một vài nghiên cứu có phạm vi
(không gian) rộng như Lương Văn Tiến (2010).
Theo hướng sử dụng hiệu quả kinh tế để xác định chu kỳ kinh doanh tối
ưu cũng đã có một số ít nghiên cứu được thực hiện, nhưng ở phạm vi hẹp.
Nguyễn Quang Hà (2001) ứng dụng mơ hình FPO để xác định chu kỳ kinh
doanh tối ưu cho hai loài cây rừng trồng nguyên liệu (bồ đề và mỡ). Tuy
nhiên, nghiên cứu này giữ nguyên toàn bộ các giả định của cơng thức
Faustmann, trong đó có giả định giá gỗ rừng trồng khơng phụ thuộc vào cấp
tuổi, nên chỉ có thể ứng dụng, tham khảo cho trồng rừng nguyên liệu giấy.

Đỗ Anh Tuân (2013) sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu tổng
NPV, NPV/năm theo các chu kỳ kinh doanh khác nhau (5-9 năm), để đề xuất
chu kỳ kinh doanh tối ưu. Trong việc tính tốn xác định chi phí, thu nhập,
nghiên cứu này sử dụng giá cả thực tế của các sản phẩm thương phẩm theo cấp
tuổi của rừng trồng keo, nên đảm bảo độ tin cậy về phương pháp. Tuy nhiên,
một trong các hạn chế của tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu này là chỉ dừng lại
ở cấp tuổi 9, trong khi giá trị của tổng NPV và NPV/năm đều tăng theo cấp
tuổi. Hơn nữa việc sử dụng chỉ tiêu NPV cho 1 chu kỳ, thay vì nhiều chu kỳ (ít
nhất là trong phạm vi số năm thuộc thời hạn giao đất) là kém thuyết phục.
Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các nghiên cứu về hiệu quả rừng
trồng, đánh giá dự án rừng trồng cũng thường đề cập đến hiệu quả xã hội,
hiệu quả môi trường, sử dụng các chỉ tiêu như số việc làm được tạo ra, sự
tham gia của phụ nữ, tỷ lệ che phủ, hạn chế xói mịn, hấp thụ carbon.


10
Trong nghiên cứu được thực hiện bởi Dung và Chang (2011) về tuổi
khai thác tối ưu với rừng trồng Bạch đàn của các dịng vơ tính khác nhau ở
Bắc Giang, Việt Nam sử dụng phương trình Faustmann để tính giá trị NPV.
Kết quả cho thấy, rừng trồng Bạch đàn dòng GU8, PN14, U16, và U6 với tuổi
khai thác tối ưu tương ứng là 12, 11, 11, và 11 tuổi với tỷ lệ chiết khấu
15,24%. Tuy nhiên, nếu chủ rừng được hỗ trợ vốn từ chính phủ để trồng rừng,
thì rừng trồng Bạch đàn dòng GU8, PN14, U16, và U6 với tuổi khai thác tối
ưu tương ứng là 17, 15, 14, và 15 tuổi.
Như vậy, các kết luận có thể rút ra từ nghiên cứu tổng quan nói trên đối
với xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu là: Nguyễn Văn Đệ và cộng sự (2004)
chỉ ra rằng về lý thuyết, tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu có sức
thuyết phục, được thừa nhận rộng rãi, chính thống là: tối đa hóa lợi ích của
người trồng rừng (cụ thể là tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập ròng của
người trồng rừng, từ tất cả các chu kỳ trồng rừng trên đất được giao). Trong

nghiên cứu của Nguyễn Quang Hà và Dương Thị Thanh Tân (2016) cũng chỉ
ra rằng chu kỳ khai thác hợp lý/ tối ưu rừng trồng sản xuất là chu kỳ làm tối
đa hóa giá trị hiện tại rịng (NPV) từ các chu kỳ khai thác trong một chu kỳ
giao đất trồng rừng.
1.4. Đặc điểm cây Quế
1.4.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu
Cây Quế có tên khoa học là ( Cinnamomum cassia Neesex Blume), thuộc
họ Long não (Lauraceae), một loài cây bản địa có nhiều cơng dụng. Trong những
năm gần đây cây Quế đã được gây trồng rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả
nước. Đây là loài thân gỗ sống lâu năm, cao trung bình 18 - 20m, đường kính
ngang ngực có thể tới 40 - 45 cm, thân thẳng trịn, tán lá tương đối hẹp, vỏ dày,
nhẵn ở cây non, sần sùi ở cây già và có màu nâu xám. Các chồi non có lơng
màu nâu. Lá đơn mọc cách hoặc gần đối, thn dài có thể tới 20 cm, rộng 4- 6


11
cm, phiến lá có ba đường vân đặc trưng của lá Quế. Cây Quế khoảng 8 đến 10
tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa Quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tụ chùm, nhỏ chỉ
bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, hoa có màu trắng hay phớt vàng. Quế
ra hoa vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 5 và quả chín vào khoảng tháng 1 đến
tháng 2 năm sau. Quả hạch hình trái xoan hay hình trứng, dài 1-1,5cm, được bao
bọc bởi đài tồn tại; khi chín màu đen hoặc tía đậm. Hạt hình trứng, dài 1cm, màu
nâu đậm và có những sọc nhạt.
1.4.2. Đặc điểm sinh thái học
Quế là lồi cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều vì
vậy các vùng có Quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có lượng mưa cao từ 1.800
mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 20OC - 21OC, ẩm độ bình quân
trên 80%. Độ cao so với mặt nước biển: ở miền Bắc 200m, miền Trung 500m,
miền Nam 700m. Quế có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau (trừ đất đất đá
vôi, đất cất, đất ngập úng), đất phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, phiến thạch

mi ca, có độ dầy đất trên 80cm, độ pH từ 4,5 - 5,5, phát triển không tốt trên đất
phù sa quá xốp (Mai Quang Trường, Lương Thị Anh, 2007).
Quế có hệ rễ phát triển mạnh, rễ trụ ăn sâu vào đất và cây có tốc độ
tăng trưởng tương đối nhanh. Quế thường được gieo trồng vào tháng 1-2 âm lịch
khi điều kiện thời tiết phù hợp cho cây con phát triển. Trong 2 năm đầu, Quế là
cây cần được che bóng, sau đó ưa sáng hồn tồn. Trong rừng tự nhiên cây tái
sinh dưới tán cây mẹ. Trạng thái thực bì thích hợp với việc trồng Quế là các dạng
rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi, rừng nứa hoặc cây bụi có cây gỗ rải rác,
nương rẫy mới. Khơng trồng Quế trên đất trống đồi núi trọc, nơi chỉ có thảm cỏ,
cây bụi chịu hạn, cỏ tranh xấu, nơi không có hồn cảnh rừng. Quế có khả năng
tái sinh chồi từ gốc khá mạnh. Trong sản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc
sẽ sinh nhiều chồi non. Có thể để lại một chồi và tiếp tục chăm sóc để sau này
lại cho thu hoạch vỏ.


12
1.4.3. Giá trị kinh tế
Cây Quế có giá trị kinh tế cao, dễ gây trồng và là cây đặc sản đa tác
dụng, cây Quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài
và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế, khi
trồng Quế con đem lại hiệu quả khác như giải quyết được việc làm cho lao
động nơng thơn, ổn định dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi
trường sinh thái, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ đất, hạn chế tác động của lũ
lụt, điều hịa khí hậu (Trần Hữu Dào, 2001).
Tất cả các bộ phận của cây Quế như: vỏ, thân gỗ, lá, rễ đều có giá trị
sử dụng trong một số ngành sản xuất và đời sống nên đều trở thành hàng hố.
Sản phẩm chính của cây Quế là vỏ Quế và tinh dầu Quế được sử dụng
nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu
và chăn ni. Ngồi lợi ích về mặt kinh tế, y học cây Quế cịn đóng góp vào
bảo vệ mơi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở

các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý.
Tuy nhiên, Quế là một lồi cây đặc sản riêng có của vùng nhiệt đới, chỉ
thích ứng trong một số điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng nhất định,
trong khi nhu cầu tiêu thụ Quế lại khá phổ biến trên thế giới. Vì thế, việc
nghiên cứu các giống Quế trồng trên các điều kiện sinh thái của từng vùng sẽ
làm cơ sở cho việc trồng quế có quy hoạch, tăng nguồn xuất khẩu, góp phần
cải thiện mơi trường và cải thiện đời sống của đồng bào miền núi.
1.4.4. Phân bố của loài Quế
Trên thế giới, Quế phân bố tự nhiên và được gây trồng thành hàng hóa
ở một số ước châu á và châu phi như Trung Quốc, Indonexia, Xrilanca, Xây
lan. Trong các nước có Quế, cây Quế cũng chỉ phân bố ở một số địa phương
nhất định.


13
Ở Việt Nam, Quế phân bố nhiều ở các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi
(Tùy Phước, Trà My, Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn), Nghệ An (Quỳ Châu,
Quỳ Hợp, Quế Phong), Thanh Hóa (Thường Sơn, Ngọc Lạc), Yên Bái, Quảng
Ninh (Quảng Hà), Lào Cai.
1.4.5. Tình hình trồng Quế và định hướng phát triển Quế tại Lào Cai
Diện tích Quế tồn tỉnh Lào Cai tính đến tháng 12/2014 có 11.198,5 ha.
Từ 2015 đến 2017, diện tích trồng rừng mới cây Quế đạt: 14.012,8 ha nâng
tổng diện tích Quế trên tồn tỉnh lên 25.211,3/25.000 ha, đạt 100,8 % so với
quy hoạch (Văn Bàn 4.783,5/4.400 hađạt 108,7 %; BảoYên 8.901,3/7.800 ha
đạt 114,1%; Huyện BảoThắng 4.950/5.500 hađạt 90 %; Huyện Bắc Hà 6.577
ha/7.300 ha đạt 90,1%). Trong năm 2018, diện tích trồng rừng lồi cây Quế là
4.285,45 ha, nâng tổng diện tích Quế trên địa bàn tỉnh lên 37.801,77 ha, trong
đó diện tích trong quy hoạch đạt 35.846,07/25.000 ha, đạt 143% so với quy
hoạch. Trong đó, huyện Bảo n 17.150,55/7.800 ha đạt 219,9% diện tích
quy hoạch.

Về sản xuất cây giống: Trên địa bàn tỉnh có 17 cơ sở sản xuất kinh
doanh giống, vườn ươm và 54,6 ha rừng giống Quế chuyển hóa (Bắc Hà: 42
ha, Bảo Yên: 8,6 ha, Bảo Thắng 4 ha), khối lượng hạt giống Quế trung bình
hàng năm thu được dao động khoảng 15-20 tấn hạt, đảm bảo nhu cầu giống
trồng rừng trên địa bàn tỉnh và cung cấp một phần cho các tỉnh lân cận.
Hiện tại Trung tâm nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ đang phối hợp với Chi
cục Kiểm lâm và các cơ sở sản xuất giống xây dựng hồ sơ 40 ha rừng giống
Quế (trong đó: Bảo Thắng 10 ha, Bảo Yên 30 ha), dự kiến sẽ được cấp chứng
chỉ vào cuối năm 2018. Phấn đấu tới năm 2020, Quế Lào Cai trở thành sản
phẩm Quế quốc gia.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có khoảng hơn 20 cơ sở chế biến
tinh dầu thủ công và 05 nhà máy đang hoạt động. Gỗ Quế chủ yếu được sử


14
dụng làm cột chống, một số cơ sở tại huyện Bảo Thắng hiện đang bóc ván từ
gỗ Quế. Bên cạnh đó gỗ Quế được bán cho các tỉnh lân cận như Yên Bái, Phú
Thọ để sản xuất ván thanh.
Tại Lào Cai, quế được trồng thành rừng cách đây hơn 40 năm tại các
huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà và Văn Bàn. Trước đây, Quế chủ yếu
được trồng để thu hoạch gỗ và vỏ. Những năm gần đây, do công nghiệp sơ
chế, chế biến Quế phát triển, hầu như các bộ phận của cây đều mang lại giá trị
kinh tế. Vỏ Quế là sản phẩm chính, chiếm 73% doanh thu từ rừng quế, tinh
dầu chưng cất từ lá chiếm 20%, gỗ quế chiếm 7%.
Hiện nay sản phẩm Quế vỏ được thu mua chủ yếu bởi các tư thương,
đại lý nhỏ thu mua Quế bán cho các công ty tại Hà Nội và n Bái, với diện
tích khai thác trung bình 300-350 ha/năm. Việc thu mua sản phẩm cành, lá
Quế: chủ yếu dựa vào các hộ thu gom tại thôn, xã là người dân địa phương
hoặc các vùng lân cận; các công ty chế biến tinh dầu Quế trên địa bàn tỉnh.
Tổng giá trị từ Quế của tỉnh năm 2018 ước đạt 305,332 tỷ đồng (trong

đó: vỏ Quế 161,492 tỷ đồng; cành, lá Quế 21,5 tỷ đồng; tinh dầu 120 tỷ đồng;
Hạt giống Quế 2,34 tỷ đồng).
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ Năm 2008 đến năm 2013 đã tăng
từ 13.317,56 tấn lên 24.719,40 tấn. Trong đó giá trị xuất khẩu của Ấn Độ là lới
nhất 8.381,91 tấn vào năm 2008 và 15.719,40 vào năm 2013, tiếp đến là Hàn
Quốc, Mỹ, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Ai Cập và Yemen. Cho đến nay Việt Nam
xuất khẩu khoảng 20.000 tấn vỏ Quế. Các thị trường trọng điểm cho sản phẩm
vỏ Quế của Việt Nam là Ấn Độ, Mỹ và Hàn Quốc, với khối lượng 15.000 tấn,
2.700 tấn và 2.100 tấn tương ứng trong năm 2013. Một phần nhỏ được xuất
sang các thị trường khác bao gồm Ai Cập và Nhật Bản. Giá xuất khẩu cao nhất
trên thị trường Mỹ và Nhật Bản. Xuất khẩu Quế sang Ấn Độ chỉ có giá 1,25
USD/kg vào năm 2013 (Bảng 1.1). Các nhà nhập khẩu Quế đã tạo nên một
khối lượng xuất khẩu khổng lồ và một nguồn thu lớn cho Việt Nam.


15
Bảng 1.1. Giá xuất khẩu Quế của Việt Nam (USD/kg)
Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013


Ấn Độ

0,92

0,89

1,05

1,21

1,28

1,25

Mỹ

2,07

2,09

2,13

2,22

2,51

2,63

Hàn Quốc


1,04

1,07

1,13

1,49

1,65

1,76

In-đơ-nê-xi-a

3,46

4,71

1,75

3,87

4,67

2,92

Yemen

1,28


1,14

0,91

1,07

1,22

1,25

Ai Cập

1,62

1,8

1,30

1,36

3,04

1,49

Nhật Bản

1,99

1,98


2,02

2,40

2,50

2,79

(Nguồn: Phân tích dữ liệu của COMTRADE-LHQ)
1.4.6. Những nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh và chu kỳ khai thác hợp
lý rừng trồng Quế ở Việt Nam gần đây
Trong nghiên cứu của Trần Hợp (1984) cho thấy các đặc tính sinh vật
học và khả năng gây trồng cây Quế. Nghiên cứu tăng trưởng của Quế, tác giả
đã chia quá trình sinh trưởng thành hai thời kỳ lớn: thời kỳ cây Quế ở vườn
ươm (thời kỳ chịu bóng) và thời kỳ thành thục tức là thời kỳ ưa sáng hồn
tồn và ổn định về chiều cao, đường kính cũng như vỏ.
Phạm Xuân Hoàn (1995) và Trần Hữu Dào (1995) đã đánh giá hiệu quả
kinh tế trong kinh doanh rừng Quế ở các hộ gia đình theo phân tích chi phí và
thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh doanh rừng Quế trồng cho hiệu quả
kinh tế cao, ít rủi ro và có thể hồn vốn đầu tư vào năm thứ 5 ở cấp đất tốt.
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế rừng Quế trồng ở Yên Bái của tác giả
Trần Hữu Dào (2001) cho thấy hiệu quả kinh tế rừng Quế trồng là khác nhau
giữa các cấp đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR.
Trong cùng báo cáo, khi nghiên cứu rừng Quế Trồng tại Thanh Hóa kết quả
cho thấy giá trị NPV đạt 21375687 đồng/ha, tỷ lệ thu nhập trên chi phí là 3,66
và tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ là 29,09%.


16

Nghiên cứu chu kỳ kinh doanh cho cây Quế ở Văn Yên, Yên Bái của
tác giả Phạm Xuân Hoàn (2001) chỉ ra rằng, ở tuổi 15 cả thành thục số lượng
thơng qua giá trị về thể tích gỗ và thành thục số lượng vỏ khô đều chưa đạt.
Tác giả đã sử dụng chỉ tiêu NPV để xác định tuổi thành thục kinh tế. Kết quả
cho thấy ở cấp đất I và II tuổi thành thục kinh tế đạt ở tuổi từ 13 đến 15, đối
với cấp đất III NPV đạt cực đại ở tuổi 16 đến 18.
Kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế của rừng trồng Quế tại xã Yên Cư,
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho thấy với chu kỳ kinh doanh 15 năm thì lợi
nhuận dịng đạt 145.727.581 đồng/ha, hiệu suất đầu tư 5,18 đồng, tỷ suất thu
hồi vốn nội tại IRR là 32% (Vũ Thị Hường và Trịnh Thị Hồng Hạnh, 2015).
Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện tại Quế được trồng ở nhiều tỉnh ở
Việt Nam nhưng chưa thật sự có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế
và chu kỳ khai thác hợp lý cho lồi cây này. Do đó, đây là một tồn tại cần
được nghiên cứu bổ sung.
1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.5.1. Vị trí địa lý
Bảo Yên là một huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, có tọa độ địa lý từ
22005’ đến 22030’ vĩ độ Bắc, từ 104015’ đến 104037 kinh Đơng.
+ Phía Bắc: giáp huyện Bắc Hà, huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai;
+ Phía Nam: giáp huyện Văn n tỉnh n Bái;
+ Phía Đơng: giáp huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, huyện Lục Yên
tỉnh Yên Bái;
+ Phía Tây Bắc: giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.
- Cách trung tâm tỉnh Lào Cai 75 km về phía Đơng Nam của tỉnh.
1.5.2. Địa hình địa thế
Bảo n là huyện vùng thấp, địa hình chủ yếu là đồi thấp thuận lợi cho
việc phát triển Lâm nghiệp. Hệ thống giao thơng đa dạng, thuận tiện có quốc
lộ 70, quốc lộ 279, đường sắt, đường sông chảy qua thuận lợi cho việc trung
chuyển hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế.



17
1.5.3. Khí hậu - thuỷ văn
a. Khí hậu:
Bảo Yên nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều.
- Về chế độ nhiệt: Một năm có 04 mùa, tuy nhiên chỉ có hai mùa rõ rệt:
mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C, tháng thấp nhất là 150C
- Về chế độ mưa: Lượng mưa khá phong phú tuy nhiên phân bố khơng
đều qua các tháng, tháng 6 và 7 có lượng mưa trung bình là 335mm, trong khi
tháng 1 và 2 thường dưới 40mm. Tổng lượng mưa trong năm từ 1.450mm đến
1.994 mm.
- Về chế độ gió: Gió mùa ảnh hưởng chủ yếu, thường đến chậm hơn
vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng gió chủ yếu trong mùa đơng, mùa hè là Đơng
và Tây. Tốc độ gió trung bình đạt cấp 6, ít gây tác hại. Tuy nhiên, hiện tượng
lốc cục bộ đôi khi vẫn xảy ra gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
b. Sông suối, thủy văn
Trên địa bàn huyện có hai con sơng lớn chảy qua là sông Chảy và sông
Hồng. Hàng năm trung chuyển một lượng nước, phù sa khá lớn phục vụ cho
cuộc sống người dân nơi đây trong sản xuất nông lâm nghiệp, không những
thế nó cịn góp phần làm đa dạng hệ thống giao thông của huyện (vận chuyển
bằng đường thủy).
1.5.4. Địa chất, thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng Bảo Yên được chia thành 5 nhóm đất chính: Nhóm đất đỏ
vàng, nhóm đất đen, đất phù sa, đất thung lũng dốc tụ và đất mùn đỏ vàng trên
núi cao.
1.5.5. Tài nguyên rừng
Bảo Yên có tổng diện tích tự nhiên 81.834,3 ha, diện tích quy hoạch sử
dụng đất lâm nghiệp 62.067,94 ha, chiếm 75,8% tổng diện tích tự nhiên.



18

Bảng 1.2. Diện tích rừng của huyện Bảo Yên, Lào Cai năm 2018

TT

Tên xã

Diện tích Diện tích
tự nhiên

Phân theo nguồn gốc

Phân theo mục đích sử dụng

có rừng

Cộng

RTN

RT

ĐD

Phịng hộ

Rừng


Sản xuất ngồi LN

Độ che
phủ
(%)

1

Bảo Hà

6,651.90

2,316.62

2,144.22

1,548.82

595.40

368.23

1,775.99

172.40

34.8

2


Cam Cọn

4,673.72

2,781.06

2,414.93

1,940.57

474.36

778.84

1,636.09

366.13

59.5

3

Kim Sơn

6,274.52

1,854.95

1,684.57


1,192.79

491.78

208.60

1,475.97

170.38

29.6

4

Long Khánh

5,644.87

4,168.83

4,095.30

3,316.46

778.84

1,302.16

2,793.14


73.53

73.9

5

Long Phúc

2,429.00

1,498.48

1,445.21

567.89

877.32

86.11

1,359.10

53.27

61.7

6

Lương Sơn


3,803.32

2,839.44

2,743.20

2,149.60

593.60

1,177.69

1,565.51

96.24

74.7

7

Minh Tân

3,383.21

2,754.17

2,638.58

796.73


1,841.85

884.40

1,754.18

115.59

81.4

8

Nghĩa Đô

3,841.33

2,522.39

2,429.72

2,078.69

351.03

1,088.23

1,341.49

92.67


65.7

9

Phố Ràng

1,360.77

529.34

417.90

136.61

281.29

102.91

314.99

111.44

38.9

6,579.24

3,536.34

3,352.44


1,595.09

1,757.35

586.55

2,765.89

183.90

53.7

10 Thượng Hà


19

TT

Tên xã

Diện tích Diện tích
tự nhiên

Phân theo nguồn gốc

có rừng

Cộng


RTN

Phân theo mục đích sử dụng

RT

ĐD

Phịng hộ

Rừng

Sản xuất ngồi LN

Độ che
phủ
(%)

11 Tân Dương

3,184.30

1,821.78

1,619.21

793.66

825.55


874.48

744.73

202.57

57.2

12 Tân Tiến

5,884.93

2,574.36

2,564.25

2,171.52

392.73

448.02

2,116.23

10.11

43.7

13 Việt Tiến


3,291.59

2,270.84

2,231.75

1,267.22

964.53

1,035.46

1,196.29

39.09

69.0

14 Vĩnh Yên

6,214.35

3,560.18

3,371.35

2,398.11

973.24


1,185.72

2,185.63

188.83

57.3

15 Xuân Hòa

7,531.91

3,714.77

3,450.68

2,283.11

1,167.57

1,481.20

1,969.48

264.09

49.3

16 Xuân Thượng


4,162.88

2,578.81

2,551.88

886.27

1,665.61

745.89

1,805.99

26.93

61.9

17 Yên Sơn

2,644.53

1,878.42

1,854.14

784.95

1,069.19


449.95

1,404.19

24.28

71.0

18 Điện Quan

4,277.93

2,418.86

2,143.37

960.88

1,182.49

426.92

1,716.45

275.49

56.5

13,231.36 29,921.34


2,466.94

55.7

Tổng cộng

81,834.30 45,619.64 43,152.70 26,868.97 16,283.73

(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên)


20
Với đặc điểm tự nhiên của vùng đất Bảo Yên, về cây lâm nghiệp một số
loại cây ưu thế chiếm chủ yếu như: đối với rừng tự nhiên có Sâng, Phay, Sồi,
Kháo, Ràng ràng...; đối với rừng trồng một số loài cây Keo, Mỡ, Bồ đề, Quế...
và đây cũng là những loài cây được Bảo Yên trồng chủ yếu trong những năm
gần đây. Ngồi ra có nhiều chủng loại lâm sản ngoài gỗ phân bố tự nhiên
cũng như gây trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống như:
Tre, Nứa, Vầu, Luồng, Măng bát độ, Song, Mây...; các loại nấm: Nấm hương,
Mộc nhĩ... và các loài cây dược liệu như: Củ mài, Hà thủ ô, Nghệ, Sa nhân,
Thảo quả...
1.5.6. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội
a. Dân số, dân tộc, lao động
Huyện Bảo Yên gồm 17 xã và 01 thị trấn, 300 thôn, tổng dân số toàn
huyện trên 80.000 người; gồm 16 dân tộc anh em sinh sống; về lao động
35.055 người, trong đó số lao động trong lĩnh vực nơng lâm nghiệp 29.288
người chiếm 84%.
Tình hình dân cư phân bố khơng đồng đều tập trung ở khu trung tâm;
Người dân sống gần rừng phần lớn sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi gia
súc, gia cầm, canh tác nương rẫy, tận thu sản phẩm từ rừng là chủ yếu. Trong

vài năm gần đây thị trường lâm sản tăng đáng kể người dân đã chú trọng
trong việc phát triển kinh tế lâm nghiệp.
b. Tình hình xã hội
Bảo Yên là một huyện vùng thấp, trình độ nhận thức của đại đa phần
người dân các năm gần đây đã được nâng lên đáng kể, có ý thức tốt trong việc
phát triển kinh tế gia đình, tình hình an ninh chính trị giữ vững và ổn định.
c. Đặc điểm kinh tế
Bảo Yên có số hộ sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản
chiếm trên 81,57%, với phương thức sản xuất nhỏ lẻ chưa mang tính đại trà,


×