i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÝ A BÌNH
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KHUYẾN
NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH YÊN – HUYỆN BẢO YÊN
TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Lớp : K43 – Khuyến nông
Khoa : KT & PTNT
Khóa học : 2011 - 2015
Thái nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Trong tình hình khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội không ngừng phát triển
thì mỗi sinh viên khi ra trƣờng không chỉ vững về lý thuyết mà còn phải giỏi
về tay nghề chuyên môn. Ngoài khối lƣợng kiến thức rất lớn trên giảng
đƣờng, những giờ thực hành, rèn nghề không nhiều thì rất cần có điều kiện cọ
sát, áp dụng những kiến thức mà mình đã đƣợc học vào thực tế. Thực tập tốt
nghiệp là khâu cuối cùng giúp sinh viên củng cố và hệ thống kiến thức, hoàn
thiện các kỹ năng, đồng thời học hỏi và đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm
quý báu về sản xuất, nắm đƣợc tác phong làm việc đúng đắn, hiệu quả của
một kỹ sƣ tƣơng lai.
Đƣợc sự nhất trí và cho phép của nhà trƣờng và ban chủ nhiệm khoa
Kinh Tế và CBKN, trong suốt thời gian thực tập em đƣợc phân công thực
hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông
trên địa bàn Xã Vĩnh Yên, Huyện Bảo Yên,Tỉnh Lào Cai”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của
thầy cô trong khoa Kinh Tế và PTNT và đặc biệt là sự giúp đỡ của cô giáo
hƣớng dẫn ThS Bùi Thị Thanh Tâm. Cùng sự giúp đỡ tận tình của các anh,
chị, cô, chú tại khuyến nông Xã Vĩnh Yên – Huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ
nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT, các thầy cô giáo trong khoa, các anh, chị, cô
chú tại khuyến nông xã.
Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Vậy kính mong sự tham gia, đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các bạn để luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Lý A Bình
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông 7
Bảng 4.1.Tình hình sử dụng các loại đất chính của xã Vĩnh Yên 29
Bảng 4.3.Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2012 – 2014 35
Bảng 4.4: Các thành phần dân tộc trên địa bàn nghiên cứu 31
Bảng 4.5: Thực trạng đội ngũ CBKN xã Vĩnh Yên năm 2014 44
Bảng 4.6: Những khó khăn cơ bản của CBKN khuyến nông xã 45
Vĩnh Yên 45
Bảng 4.7: Nhu cầu đào tạo của CBKN khuyến nông xã Vĩnh Yên 46
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện các MHTD của khuyến nông Xã Vĩnh
Yên qua 3 năm (2012 - 2014) 48
Bảng 4.10: Đánh giá của ngƣời dân về hiệu quả hoạt động thông tin
tuyên truyền khuyến nông 53
Bảng 4.11: Sự tham gia của ngƣời nông dân vào hoạt động xây dựng
MHTD 55
Bảng 4.12: Đánh giá của ngƣời dân về hoạt động công tác chỉ đạo sản
xuất của khuyến nông xã 57
Bảng 4.13: Thông tin chung về các hộ điều tra 58
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Nhịp cầu thông tin giữa cơ quan nghiên cứu và nông dân 8
Hình 2.2: vai trò của khuyến nông trong sự nghiệp PTNT. 11
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa khuyến nông, nhà nghiên cứu và nông dân 12
Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam[18]. 17
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống khuyến nông huyện Bảo Yên 39
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
CBKN : Cán bộ khuyến nông
PTNT : Phát triển nông thôn
CTVKN : Cộng tác viên khuyến nông
NN : Nông nghiệp
NC : Nghiên cứu
ĐH : Đại học
UBND : Ủy ban nhân dân
TT : Trung tâm
CLB : Câu lạc bộ
BQ : Bình quân
ANTT : An ninh trật tự
PTR : Phát triển rừng
BVTV : Bảo vệ thực vật
KN : Khuyến nông
MHTD : Mô hình trính diễn
DAPT : Dự án phát triển
KHKT : Khoa học kỹ thuật
ĐVT : Đơn vị tính
PTBQ : Phát triển bình quân
KNV : Khuyến nông viên
TBKHKT : Tiến bộ khoa học kỹ thuật
v
MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Mục đích nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về khuyến nông 4
2.2. Mục tiêu, vai trò, của khuyến nông đối với phát trển nông thôn ở Việt
Nam 5
2.2.1. Mục tiêu của khuyến nông 5
2.2.2. Nội dung hoạt động của khuyến nông 6
2.2.3. Một số nguyên tắc của khuyến nông 8
2.2.4. Các phƣơng pháp khuyến nông 9
2.2.5. Vai trò của khuyến nông 10
2.3. Quá trình phát triển khuyến nông của một số nƣớc trên thế giới và 14
Việt Nam 14
2.3.1. Quá trình phát triển khuyến nông của một số nƣớc trên thế giới 14
2.4. Tình hình phát triển khuyến nông ở Việt Nam 17
2.4.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam 17
2.5. sự phát triển về tổ chức khuyến nông Việt Nam 18
2.5.2. Công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông tiếp tục đƣợc đẩy mạnh
với nhiều nội dung và hình thức phong phú, hiệu quả 19
2.5.3. Công tác đào tạo, huấn luyện khuyến nông có nhiều đổi mới 20
2.5.4. Triển khai các dự án xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển cho nông dân 21
2.5.5. Tƣ vấn và dịch vụ khuyến nông 22
2.5.6. Hợp tác quốc tế về khuyến nông…………………………………… 25
2.6. Một số hạn chế, tồn tại trong hoạt động khuyến nông hiện nay 24
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 25
3.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25
vi
3.2. Nội dung nghiên cứu 25
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 25
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 25
3.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu 27
3.4. hệ thống chỉ tiêu nghiêm cứu …………………………………………30
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
4.1. khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Yên 28
4.1.1. Điều kiên tự nhiên 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội 31
4.1.3. Tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội 32
4.1.3.1. Giá trị sản xuất các ngành của xã năm 2012 – 2014………… …… ….36
4.1.4. Y tế, giáo dục 36
4.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông xã Vĩnh Yên 39
4.2.1. Cơ cấu tổ chức khuyến nông xã Vĩnh Yên 39
4.2.3. Kết quả một số hoạt động khuyến nông đã triển khai trong 3 năm 2012
- 2014 47
4.2.4. Sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động xây dựng MHTD; đào tạo,
tập huấn; thông tin tuyên truyền 55
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại xã Vĩnh
Yên 61
4.3.1. Hoàn thiện về hệ thống tổ chức khuyến nông 61
4.3.2. Phát triển nguồn nhân lực 62
4.3.3. Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông 62
4.3.4. Chính sách tài chính khuyến nông 65
Phần 5 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 66
5.1. Kết Luận 66
5.2. Khuyến nghị 66
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, có vai trò và
vị trí to lớn trong sự phát triển của đất nƣớc. Trong thời đại xu thế hội nhập là
tất yếu nhƣ hiện nay sự cạnh tranh trong nội bộ ngành và với bên ngoài khá
gay gắt. Để nông nghiệp Việt Nam ngày một phát triển, có khả năng cạnh
tranh với hàng hóa các nƣớc.
Trong những năm qua nền nông nghiệp nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu to lớn, sản xuất nông nghiệp tăng trƣởng nhanh. Từ một nƣớc có
nền nông nghiệp lạc hậu tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ, Việt Nam đã trở thành
nƣớc xuất khẩu nông sản có thứ bậc trên thế giới: Đứng thứ nhất về xuất
khẩu hạt tiêu; Đứng thứ hai về xuất khẩu gạo (sau Thái Lan) và còn một số các
sản phẩm nông sản khác nhƣ : đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê, hạt điều; đứng
thứ tƣ về xuất khẩu cao su; đứng thứ sáu về xuất khẩu chè. Ngoài ra nƣớc ta
còn xuất khẩu nhiều loại nông sản có giá trị khác nhƣ: rau, củ, quả…
Ngày 02/03/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về công tác
khuyến nông, hệ thống khuyến nông Việt Nam đã đƣợc hình thành. Sau hơn
20 năm hoạt động hệ thống khuyến nông Việt Nam ngày càng phát triển.
Tuy vậy, sau quá trình thực hiện Nghị định 13/CP, công tác khuyến nông đã
gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi ngày
càng cao của sản xuất, khoa học công nghệ và xu hƣớng hội nhập kinh tế
quốc tế.
Chính vì vậy, Bộ NN và PTNT đã trình Chính phủ để sửa đổi, bổ sung
một số nội dung hoạt động khuyến nông, thay thế cho Nghị định 13/CP. Ngày
26/4/2005, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 56/2005/NĐ - CP về
khuyến nông, khuyến ngƣ.
2
Nghị định 56/2005/NĐ - CP ra đời đã quy định rõ hơn về hệ thống tổ
chức khuyến nông (nhất là tổ chức khuyến nông cơ sở), mục tiêu, nguyên tắc,
chính sách và nội dung hoạt động khuyến nông (bổ sung thêm nội dung tƣ
vấn, dịch vụ khuyến nông và hợp tác quốc tế về khuyến nông); mở rộng đối
tƣợng tham gia đóng góp về khuyến nông nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá
công tác khuyến nông.
Từ khi thực hiện nghị định 56/2005/NĐ - CP vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy,
ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ - CP về khuyến
nông để sửa đổi, bổ sung một số nội dung. Trong nghị định này quy định cụ thể hơn
về nội dung hoạt động khuyến nông bao gồm: Bồi dƣỡng, tập huấn và đào tạo cho
ngƣời sản xuất và ngƣời hoạt động khuyến nông; thông tin tuyên truyền; trình diễn và
nhân rộng mô hình; tƣ vấn và dịch vụ khuyến nông; hợp tác quốc tế về khuyến nông.
tổ chức khuyến nông từ trung ƣơng tới địa phƣơng cũng đƣợc quy định rõ hơn về
chức năng, nhiệm vụ, cơ chế quản lý.
Vĩnh Yên là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Bảo Yên, cách trung
tâm huyện lỵ khoảng 20 km dọc theo đƣờng Quốc lộ 279, là xã có địa hình
phức tạp, không bằng phẳng, là xã miền núi của huyện Bảo Yên có địa hình
phân cắt mạnh bởi các dãy núi và khe suối, dốc từ Bắc xuống Nam từ Đông
sang Tây và các khe suối nhỏ khác. Chính vì vậy mà năng suất chất lƣợng cây
trồng, vật nuôi chƣa cao, đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Vậy một câu hỏi đặt ra ở đây là: Với một đội ngũ cán bộ khuyến nông khá
đầy đủ và cơ chế quản lý nhƣ vậy thì hiện nay họ đang hoạt động nhƣ thế nào, đã
phát huy đƣợc hết vai trò, năng lực của mình hay chƣa, có giải pháp gì giúp họ nâng
cao hiệu quả hoạt động hay không? Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn xã Vĩnh
Yên - Huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai để thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả của hoạt động khuyến nông trên địa bàn Xã Vĩnh Yên - Huyện Bảo
Yên - Tỉnh Lào Cai’’.
3
1.2. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu đƣợc mặt mạnh và mặt hạn chế của hoạt động khuyến nông xã
Vĩnh Yên. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
khuyến nông xã Vĩnh Yên - Huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc các đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại
địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu đƣợc thực trạng công tác khuyến nông xã Vĩnh Yên.
- Trình bày đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến HĐKN tại xã Vĩnh Yên.
- Đƣa ra đƣợc các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại địa phƣơng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp củng cố về mặt lý thuyết cho sinh viên.
- Giúp cho sinh viên tiếp cận với thực tế, nâng cao kiến thức cho bản thân.
- Giúp cho sinh viên hiểu thêm về những phƣơng pháp học. Học lý
thuyết kết hợp với làm thực tế quan trọng nhƣ thế nào.
- Trang bị thêm kinh nghiệm thực tế cho sinh viên khi ra công tác.
- Phát hiện những thuận lợi, khó khăn trong các hoạt động khuyến nông.
- Rèn luyện các kỹ năng thu thập xử lý số liệu, viết báo cáo.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Xác định những khó khăn và hạn chế trong hoạt động khuyến nông xã.
- Tìm ra tiềm năng, cơ hội phát triển các hoạt động khuyến nông xã.
- Từ những kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho cán bộ khuyến nông đƣa ra
những quyết định phù hợp trong sản xuất nông nghiệp làm tăng thu nhập từ
cây trồng, vật nuôi và thay đổi tƣ duy sản xuất, cải thiện cuộc sống cho bà con
nông dân tại xã.
4
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về khuyến nông
Khái niệm khuyến nông
- Theo nghĩa Hán - Văn: “khuyến” có nghĩa là khuyến khích - khuyên
bảo - triển khai, còn “nông” là nông - lâm - ngƣ - nghiệp, nông dân, nông
thôn. “Khuyến nông” nghĩa là khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp.
“Khuyến nông đƣợc định nghĩa nhƣ thể là một tiến trình của việc lôi
kéo quần chúng vào việc trồng và quản lý một cách tự nguyện”[19].
“Khuyến nông khuyến lâm đƣợc xem nhƣ một tiến trình của việc hòa
nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, các quan điểm, kỹ năng để
quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phƣơng, sử
dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự giúp đỡ từ bên ngoài để có khả năng
vƣợt qua các trở ngại gặp phải”[19].
“Khuyến nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông
dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn”[17].
“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên
quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài
nhà trƣờng, trong đó có ngƣời già và ngƣời trẻ học bằng cách thực hành”[18].
Qua rất nhiều khái niệm trên chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu
khuyến nông theo hai nghĩa:
Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm
chung để chỉ tất cả các hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển
nông thôn.
Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình
giáo dục không chính thức mà đối tƣợng của nó là nông dân. Tiến trình này
5
đem đến cho nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ
giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông
hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không
ngừng cải thiện cho cuộc sống của ngƣời dân.
2.2. Mục tiêu, vai trò, của khuyến nông đối với phát trển nông thôn ở
Việt Nam
2.2.1. Mục tiêu của khuyến nông
Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận
thức của nông dân trƣớc những khó khăn trong cuộc sống.
Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng
cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả phát triển sản xuất theo hƣớng bền vững.
Về mục tiêu của khuyến nông là (theo nghị định 02/2010/ NĐ –CP).
1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngƣời dân sản xuất để
tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo
nông dân về kiến thức kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ
nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh
thái, khí hậu và thị trƣờng.
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng phát
triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực
phẩm đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an
ninh lƣơng thực quốc gia ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng.
3. Huy động nguồn lực từ các tổ chức cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc tham
gia khuyến nông[10].
6
2.2.2. Nội dung hoạt động của khuyến nông
Ngày 08/1/2010, chính phủ đã ban hành nghị định 02/2010/NĐ - CP về
khuyến nông thay thế nghị định 56/2005/NĐ - CP ngày 26/4/2005 của chính
phủ quy định về khuyến nông, khuyến ngƣ. Đây là căn cứ văn bản pháp quy
quan trọng đối với công tác khuyến nông và tổ chức khuyến nông nói riêng.
Khuyến nông Việt Nam hiện nay có các nội dung chính sau đây:
- Chỉ đạo sản xuất
+ Tìm ra phƣơng hƣớng cho ngƣời dân trong sản xuất.
+ Ngƣời dân cùng tham gia đóng góp ý kiến.
- Xây dựng mô hình
+ Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp
với địa phƣơng, nhu cầu của ngƣời dân sản xuất và định hƣớng của ngành, các mô
hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
+ Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu
quả và bền vững.
+ Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển
hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
- Tập huấn kỹ thuật
+ Bồi dƣỡng tập huấn cho ngƣời sản xuất về chính sách, pháp luật, tập huấn,
chuyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh
trong các lĩnh vực khuyến nông, tập huấn cho ngƣời hoạt động khuyến nông nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Thông tin tuyên truyền
+ Phổ biến chủ chƣơng, đƣờng lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội.
7
+ Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản
xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí khuyến nông, tài
liệu khuyến nông hội nghị, triển lãm diễn đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền
khác, xuất bản và phát hành các ấn phẩm khuyến nông.
+ Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến
nông[14].
* Tiêu chí đánh giá hoạt động khuyến nông
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông
STT
Hoạt động
Tiêu chí
1
Chỉ đạo sản xuất
Phƣơng hƣớng hoạt động phù hợp.
Phù hợp với nhu cầu, điều kiện của ngƣời dân.
Có sự tham gia đóng góp ý kiến của ngƣời dân.
Không mang tính một chiều từ trên xuống.
2
Xây dựng mô hình
Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của vùng.
Các mô hình trình diễn phải đạt kết quả cao.
Các mô hình trình diễn phải đƣợc nhân rộng.
Thu hút đƣợc nhiều ngƣời dân tham gia.
3
Tập huấn kỹ thuật
Phù hợp với nhu cầu ngƣời dân.
Thu hút đƣợc sự tham gia của nhiều ngƣời dân.
Tiếp thu nhanh và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất.
4
Thông tin tuyên
truyền
Các thông tin đƣa ra phải mang tính thời sự
cao.
Phù hợp với nhu cầu ngƣời dân.
Thông tin phải hấp dẫn ngƣời nghe.
Hình thức tuyên truyền, hƣớng dẫn phong phú.
8
2.2.3. Một số nguyên tắc của khuyến nông
Hiện nay, hoạt động khuyến nông đang đƣợc mở rộng trên phạm vi toàn
quốc. Nhà nƣớc đã và đang giành nhiều khoản tiền lớn để đào tạo cán bộ
khuyến nông xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho mạng lƣới khuyến nông
và đầu tƣ cho nhiều chƣơng trình và dự án khuyến nông khác nhau. Tuy vậy
để hoạt động có hiệu quả, khuyến nông cần dựa trên một số nguyên tắc sau:
* Khuyến nông làm cùng với nông dân, không làm thay cho nông dân.
* Khuyến nông không bao cấp.
* Khuyến nông không áp đặt, không mệnh lệnh.
* Khuyến nông là một công việc đầy trách nhiệm.
Một mặt, khuyến nông chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc là cơ quan
quyết định những chính sách phát triển nông thôn cho nên phải tuân theo
đƣờng lối và chính sách của Nhà nƣớc trong khi thực thi nhiệm vụ. Mặt khác,
khuyến nông là đầy tớ của nông dân, có trách nhiệm đáp ứng những nhu cầu
của nông dân trong vùng.
* Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều giữa nông dân và nhà
nghiên cứu khoa học.
Hình 2.1: Nhịp cầu thông tin giữa cơ quan nghiên cứu và nông dân
Sự thông tin hai chiều nhƣ vậy sẽ xảy ra trong những trƣờng hợp sau:
- Khi xác định những vấn đề của nông dân.
- Khi thực nghiệm những đề xuất tại hiện trƣờng.
- Khi nông dân áp dụng những đề xuất nghiên cứu.
Cơ quan
nghiên cứu
Khuyến
nông
Nông dân
9
* Khuyến nông hợp tác với những tổ chức phát triển nông thôn khác.
- Chính quyền địa phƣơng.
- Các tổ chức dịch vụ.
- Nhóm cùng sở thích.
- Các tổ chức quần chúng và phi chính phủ.
* Khuyến nông làm việc với các đối tƣợng khác nhau nhiều đối tƣợng nhƣ:
Ngƣời giàu, ngƣời nghèo, phụ nữ, ngƣời già
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, theo nghi định số 02/2010/NĐ –
CP ban hành ngày 08/01/2010 về khuyến nông việt nam đã chỉ rõ 6 nguyên
tắc hoạt động khuyến nông ở Việt Nam nhƣ sau:
1. Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp
của Nhà nƣớc.
2. Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của
nông dân trong hoạt động khuyến nông.
3. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học,
các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
4. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến
nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc
ngoài tham gia hoạt động khuyến nông.
5. Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng.
6. Nội dung, phƣơng pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền,
địa bàn và nhóm đối tƣợng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
2.2.4. Các phương pháp khuyến nông
* Phƣơng pháp tiếp xúc cá nhân.
- CBKN đến tham nông dân.
- Nông dân đến tham cơ quan khuyến nông.
- Nông dân đến tham nông dân.
10
* Phƣơng pháp khuyến nông theo nhóm.
- Họp dân.
- Tập huấn.
- Xây dụng mô hình trình diễn.
- Hội thảo đầu bờ.
- Tham quan học hỏi kinh nghiệm.
* Phƣơng pháp sử dụng phƣơng tiện thông tin đại chúng.
- Phát thanh truyền hình.
- Tờ rơi, sách mỏng.
- Áp phích khuyến nông.
2.2.5. Vai trò của khuyến nông
2.2.5.1. Khuyến nông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông thôn
Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, hơn 70% dân số sống ở các vùng
nông thôn với hơn 65% lao động xã hội để sản xuất ra những nông sản thiết
yếu cung cấp cho toàn bộ xã hội nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến … Mặc dù vai trò của nông nghiệp và nông thôn có vai
trò to lớn nhƣ vậy trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, nhƣng ở
nhiều vùng nông thôn mức sống và trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng
yếu kém, trình độ sản xuất lạc hậu. Đây là thách thức lớn trong sự nghiệp phát
triển nông nghiệp và nông thôn.
Thông qua hoạt động khuyến nông, nông dân và ngƣời bên ngoài cộng đồng
có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm lẫn nhau để phát triển
sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội[7].
11
Hình 2.2: Vai trò của khuyến nông trong sự nghiệp PTNT
2.2.5.2. Vai trò của khuyến nông trong qua trình từ nghiên cứu đến phát triển
nông nghiệp
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới thƣờng là kết quả
nghiên cứu của các cơ quan khoa học nhƣ: viện, trƣờng, trạm… Những tiến
bộ này đƣợc nông dân lựa chọn, áp dụng vào trong sản xuất để nâng cao năng
xuất lao động. Trên thực tế giữa nghiên cứu và áp dụng thƣờng có một khâu
trung gian để chuyển tải hoặc cải tiến cho phù hợp để nông dân áp dụng đƣợc.
Ngƣợc lại những kinh nghiệm của nông dân, những đòi hỏi cũng nhƣ nhận
xét đánh giá về kỹ thuật mới của nông dân cũng đƣợc phản hồi đến các nhà
khoa học để họ giải quyết cho sát thực tế. Trong những trƣờng hợp này, vai
Giáo dục
Thị trƣờng
Giao
thông
Khuyến
nông
Chính
sách
Tài
chính
Phát
triển
nông thôn
Tín dụng
Nghiên cứu
công nghệ
12
trò của khuyến nông, khuyến lâm chính là chiếc cầu nối giữa khoa học với
nông dân.
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa khuyến nông, nhà nghiên cứu và nông dân
2.2.5.3. Vai trò của khuyến nông đối với Nhà nước
- Khuyến nông khuyến lâm là một trong những tổ chức giúp Nhà nƣớc thực hiện
các chính sách, chiến lƣợc về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nông nghiệp.
- Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện vọng
của nông dân đến các cơ quan nhà nƣớc, trên cơ sở đó Nhà nƣớc hoạch định, cải tiến
đề ra những chính sách phù hợp.
- Vai trò của khuyến nông là rất quan trọng vì vậy đòi hỏi cán bộ khuyến nông
phải có đầy đủ kiến thức, năng lực và kỹ năng để thực hiện tốt công việc của mình.
Khi thực hiện nhiệm vụ của mình ngƣời cán bộ khuyến nông phải dựa vào đƣờng lối
chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp nông thôn.
2.2.5.4. Vai trò của cán bộ khuyến nông
- Khi nói tới khuyến nông thì phải nói tới vai trò của cán bộ khuyến
nông. Công tác khuyến nông có đạt đƣợc hiệu quả cao hay không là phụ
thuộc rất lớn vào cán bộ khuyến nông. Vì ngƣời cán bộ khuyến nông chịu
trách nhiệm cung cấp thông tin, giúp nông dân hiểu (cách gieo trồng một loại
giống mới, áp dụng cách làm ăn mới).
- Nhƣ vậy, vai trò của cán bộ khuyến nông là đem kiến thức đến cho
dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó. Ngƣời cán bộ khuyến nông đƣợc đào
Nhà NC, viện
NC, trƣờng ĐH
Nông dân
Khuyến nông
13
tạo để thực hiện nhiệm vụ, đƣợc trang bị đầy đủ các thông tin kiến thức kỹ
thuật để giúp đỡ nông dân.
- Tuy nhiên khi làm nhiệm vụ khuyến nông, ngƣời cán bộ khuyến nông
phải dựa vào đƣờng lối, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nƣớc về phát
triển nông thôn.
2.2.5.5. Chức năng của khuyến nông
- Đào tạo, tập huấn nông dân: tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mô
hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho ngƣời nông dân đề xuất các ý tƣởng, sáng
kiến và thực hiện thành công các ý tƣởng sáng kiến của họ.
- Trao đổi, truyền bá thông tin: bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông
tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp
họ cùng nhau chia sẻ và học tập.
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phƣơng: tạo
điều kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và có thể phân tích đƣợc các vấn đề khó
khăn trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nông dân tìm biện pháp giải quyết.
- Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông: Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra đánh giá và dân hƣởng lợi.
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật
mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện
trƣờng, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát
triển sản xuất quy mô trang trại.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm.
14
2.2.5.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới khuyến nông
Trong bất kỳ lĩnh vực nào khi tiến hành tổ chức hoạt động đều ít nhiều
chịu sự chi phối của một hay nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả. trong hoạt
động khuyến nông thƣờng thì các chƣơng trình, dự án khuyến nông đƣa ra tổ
chức thực hiện chịu sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng là: ngƣời cán bộ
khuyến nông, trình độ của ngƣời sản xuất, phong tục tập quán của vùng, chất
lƣợng đầu vào các chƣơng trình khuyến nông, thời tiết và khí hậu, nguồn vốn
cho hoạt động khuyến nông, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có liên
quan đến khuyến nông.
2.3. Quá trình phát triển khuyến nông của một số nƣớc trên thế giới và
Việt Nam
2.3.1. Quá trình phát triển khuyến nông của một số nước trên thế giới
- Nƣớc Mỹ
Năm 1845 tại Ohio, N.S.Townshned chủ nhiệm khoa Nông học đề xuất
việc tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận, huyện và sinh hoạt định
kỳ. Đây là tiền thân của khuyến nông Mỹ.
Năm 1891 Bang New York dành 10.000 USD cho khuyến nông đại học.
Năm 1892 Trƣờng đại học Chicago, trƣờng Wicosin bắt đầu tổ chức
chƣơng trình khuyến nông đại học.
Năm 1907, có 42 trƣờng đại học trong 39 Bang đã thực hiện công tác
Khuyến nông.
Năm 1910, có 35 trƣờng Đại học đã có Bộ môn khuyến nông.
Cho tới nay Mỹ là nƣớc có nền nông nghiệp rất phát triển với chỉ 6% dân
số sống bằng sản xuất nông nghiệp nhƣng năng suất và sản lƣợng nông nghiệp
của Mỹ vẫn đạt mức cao. Điển hình là sản lƣợng đậu tƣơng năm 1985 là 55 triệu
tấn, tới năm 2001 sản lƣợng đậu tƣơng của Mỹ đã tăng lên 70 triệu tấn cho đến
15
nay Mỹ là nƣớc xuất khẩu đậu tƣơng lớn nhất thế giới, hàng năm xuất khẩu 16,9
triệu tấn chiếm 54% tổng khối lƣợng xuất khẩu đậu tƣơng thế giới.
- Ở Ấn Độ: Tổ chức khuyến nông đƣợc thành lập từ năm 1960, tổ chức
đƣợc đào tạo theo 5 cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện, cấp xã.
Nền nông nghiệp Ấn Độ đã phát triển rất mạnh nhớ làm tốt công tác khuyến
nông. Đầu tiên là cuộc cách mạng xanh giải quyết cơ bản lƣơng thực cho dân,
lập các quỹ dự trữ, tiếp đó là cuộc cách mạng trắng sản xuất sữa và hiện nay
đang tiến hành cách mạng nâu chủ yếu là phát triển chăn nuôi bò sữa[19].
- Nƣớc Trung Quốc
Qua nhiều năm vận dụng những chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nông nghiệp Trung Quốc trải qua rất nhiều bƣớc thăng trầm.Trƣớc những
năm 90 của thế kỷ XX, nông nghiệp Trung Quốc chỉ bằng mục tiêu tăng sản
lƣợng và số lƣợng, các loại vật tƣ phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ phân
bón, thuốc trừ sâu, cung cấp ồ ạt ra thị trƣờng.
Từ năm 1995 trở đi, Trung Quốc áp dụng chính sách hỗ trợ nông
nghiệp sản xuất sản phẩm chất lƣợng cao. Các chƣơng trình khuyến nông
chuyển giao giống cây trồng, lúa lai chất lƣợng cao, sản xuất đỗ tƣơng xuất
khẩu kết hợp cải tạo đất; dự án sản xuất giống vật nuôi, nâng cao sản lƣợng
sữa đƣợc tập trung góp phần nâng cao thu nhập và chất lƣợng cuộc sống cho
nông dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc đầu tƣ xây dựng, góp phần đẩy mạnh
tiêu thụ nông sản thông qua chƣơng trình khuyến nông quốc gia, giống mới
cung cấp cho nông dân gần nhƣ cho không, hàng loạt các hoạt động tập
huấn, mô hình trình diễn đƣợc tổ chức giúp ngƣời nông dân nắm bắt đƣợc những
kỹ thuật mới. Nhờ những chính sách đúng đắn của Nhà nƣớc và hoạt động hiệu quả
của khuyến nông, nông nghiệp Trung Quốc đã đạt đƣợc kết quả không ngờ sau vài
năm thực hiện.
16
Cuối năm 1997, trên toàn đất nƣớc Trung Quốc đã có hơn 48.500 tổ
chức khuyến nông với hơn 317.000 khuyến nông viên (từ Trung ƣơng tới
tỉnh, huyện, xã, làng bản); khuyến nông viên phối hợp hoạt động cũng khoảng
400.000 tổ chức nông dân là kỹ thuật viên. Hiện nay khuyến nông Trung
Quốc đã là một hệ thống hoàn thiện trên quy mô cả nƣớc sau nhiều năm
không ngừng củng cố.
- Nƣớc Thái Lan
Ngày 20/10/1967 Chính phủ Thái Lan mới có quyết định thành lập tổ
chức khuyến nông. Tuy ra đời muộn hơn so với một số nƣớc khác nhƣng
Chính Phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm đến công tác khuyến nông. Hàng năm
Chính phủ Thái Lan chi từ 120 - 150 triệu USD thậm chí đến 200 triệu
USD/năm để đầu tƣ cho hoạt động khuyến nông. Cho tới nay Thái Lan đã có
một hệ thống khuyến nông khá mạnh, có thể nói khuyến nông Thái Lan có
mặt tới tận làng, xã. Nhờ sự quan tâm đầu tƣ của Chính phủ cho nông nghiệp,
nông thôn hiện nay Thái Lan là nƣớc có nền nông nghiệp rất phát triển, là
nƣớc đứng đầu về xuất khẩu nông sản đặc biệt là lúa gạo.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến phát triển nông
nghiệp và nông thôn, trong đó công tác khuyến nông rất đƣợc trú trọng. Năm
1993 trên thế giới có 200 nƣớc và vùng lãnh thổ có tổ chức khuyến nông, mỗi
một nƣớc có một hệ thống tổ chức khuyến nông khác nhau nhƣng đều nhằm
một mục đích chung là phát triển nông nghiệp, nông thôn.
17
2.4. Tình hình phát triển khuyến nông ở Việt Nam
2.4.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam
* Hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông
.
Hình 2.4: Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ[7].
Khuyến nông xã/thôn
Cấp xã
Cấp huyện
Trung tâm khuyến nông tỉnh
Trạm khuyến nông huyện
Làng khuyến nông tự quản
CLB khuyến nông
Nhóm hộ cùng sở thích
Nông dân
Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
Trung tâm khuyến nông
Quốc gia
Nông dân
Nông dân
18
2.5. Sự phát triển về tổ chức khuyến nông Việt Nam
Hoạt động khuyến nông từ xa xƣa ông cha ta đã quan tâm để khuyến
khích phát triển việc canh nông nhƣ: truyền thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy
lúa trồng dâu, Lễ hội "Tịch điền" (Vua xuống ruộng đi cày vào mùa xuân để
động viên dân chúng bắt đầu năm sản xuất mới) từ thời tiền Lê, việc thành lập
"Khuyến nông Sứ" thời Trần, việc Vua Quang Trung ban hành "Chiếu
Khuyến nông" Sau Cách mạng Tháng 8/1945, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ
cũng thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách khuyến
nông nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống
nông dân.
Ngày 01/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/NĐ- CP về
Khuyến nông, hệ thống khuyến nông chính thức đƣợc hình thành và phát
triển. Trải qua 20 năm hoạt động đồng hành với tiến trình Đổi mới của Ngành
nông nghiệp, tổ chức khuyến nông không ngừng phát triển, lớn mạnh và trở
thành một hệ thống khá đồng bộ từ Trung ƣơng đến cơ sở thôn bản, gắn bó
mật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Ở Trung ƣơng, giai đoạn 1993- 2004, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm
thuộc Bộ Nông nghiệp thực hiện cả 2 chức năng quản lý nhà nƣớc về sản xuất
nông nghiệp và hoạt động sự nghiệp khuyến nông. Năm 2005, Chính phủ ban
hành Nghị định số 56/2005/NĐ - CP về Khuyến nông, Khuyến ngƣ, ở trung
ƣơng. Đến năm 2008, khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy
sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia
cũng hợp nhất thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ Quốc gia.
Ngày 28/6/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về
Khuyến nông thay Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến nông trung
ƣơng chính thức là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp
và PTNT.