Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

LV ths luật học thực trạng thi hành luật an toàn thực phẩm 2010 những bất cập và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.35 KB, 80 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TỒN THỰC PHẨM

8

1.1.

Thực phẩm và an tồn thực phẩm

8

1.2.

Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với lĩnh vực an toàn
thực phẩm

1.3.

9

Khái niệm thi hành pháp luật và thi hành Luật an toàn thực phẩm
năm 2010

11

Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT AN TOÀN


THỰC PHẨM NĂM 2010

2.1.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn
thực phẩm

2.2.

2.4.

14

Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm và một số quy định
đặc thù liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm

2.3.

14

17

Kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm,
phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an tồn thực phẩm

20

Thơng tin, giáo dục, truyền thơng về an tồn thực phẩm

21


Chương 3: THỰC TRẠNG THI HÀNH LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
NĂM 2010 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT

3.1.

70

Thực trạng thi hành Luật an toàn thực phẩm năm 2010 tại Việt
Nam hiện nay

3.2.

Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

57

KẾT LUẬN

63

TÀI L IỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
3.1

Tình hình ngộ độc thực phẩm

49


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An tồn thực phẩm là vấn đề có thể tác động trực tiếp thường xuyên hàng
ngày đến sức khỏe của mỗi người dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, thương
mại, du lịch và an sinh xã hội, ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập quốc tế và về lâu
dài còn ảnh hưởng đến phát triển nòi giống dân tộc [14]. Theo số liệu của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) ngày 2/4/2015, mỗi năm trên thế giới có 582 triệu ca mắc
phải một trong 22 căn bệnh truyền qua thực phẩm, 351.000 người chết có liên quan
đến an tồn thực phẩm. Có thể thấy an toàn thực phẩm là mối quan tâm chung của
thế giới.
Cơng tác bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm an toàn thực phẩm được
Đảng, Quốc hội, Chính phủ và toàn thể xã hội rất quan tâm và đã có nhiều tiến bộ
trong những năm qua. Để thực hiện điều đó có thể bằng nhiều hình thức khác nhau
nhưng một trong giải pháp mũi nhọn, lâu dài là xây dựng và hoàn thiện được hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ thống
pháp lật về an toàn thực phẩm đã được ban hành khá đồng bộ. Luật An toàn thực

phẩm được Quốc hội thơng qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ 1/7/2011. Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật An toàn thực phẩm và mới đây thay thế cho Nghị định này là
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an
tồn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 2/2/2018, Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Và mới
nhất là Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 sửa đởi bở sung một số
điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch trong đó có sửa đởi bở sung một số
điều của Luật An tồn thực phẩm năm 2010, có hiệu lực từ 1/1/2019.
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương cũng
đã ban hành gần 70 văn bản quy phạm pháp luật đã ghi nhận tương đối toàn diện về

1


quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm. Tạo được
nền tảng pháp lý nên bên cạnh giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật công tác
phối hợp liên ngành được tăng cường và ngày càng có hiệu quả; cơng tác giáo dục
truyền thông được đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao
trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng,
góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều bất cập như là khả năng áp dụng pháp luật
còn nhiều hạn chế, nội dung điều chỉnh còn mang tính nguyên tắc, khó áp dụng.
Hơn nữa việc đưa các chế tài mạnh mẽ để xử lý các hành vi vi phạm của mọi tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn chưa được chú trọng làm cho
pháp luật mất tính giáo dục, răn đe. Nhiều hành vi đã xác định rõ chế tài xử lý
nhưng mức phạt quá nhẹ khiến cho nhiều cơ sở kinh doanh sẵn sàng nộp phạt để rồi
tiếp tục tái phạm. Hay có thể dễ dàng nhận thấy cơng tác quản lý chưa kiểm sốt và
ngăn chặn triệt để tình trạng một số nơi rau quả bị ơ nhiễm hóa chất độc hại; thịt gia

súc, gia cầm, thủy sản của một số cơ sở sản xuất còn dư lượng kháng sinh, hc
mơn; việc sử dụng các hóa chất, phụ gia khơng đúng quy định trong chế biến, bảo
quản thực phẩm; việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, đường
phố, khu du lịch, lễ hội, trường học, bệnh viện chưa được quản lý tốt, ngộ độc thực
phẩm tại các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp vẫn xảy ra làm ảnh hưởng tới sức
khỏe của nhân dân và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, du lịch, văn minh đơ thị.
Tình trạng hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, hàng thực phẩm nhập lậu qua biên
giới chưa được kiểm soát chặt chẽ; các vi phạm pháp luật chưa được xử lý kịp thời,
nghiêm minh.
Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do nhận thức và ý thức trách
nhiệm của các cơ quan, chính quyền, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng
chưa cao; các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi và chế biến thực phẩm chủ yếu vẫn ở trình
độ thấp; hệ thống tổ chức, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm an toàn thực phẩm ở

2


Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, năng lực quản lý còn hạn chế, đặc biệt là chính
quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo thực hiện cơng tác quản lý
vệ sinh an tồn thực phẩm an toàn thực phẩm ở địa phương. Một phần là do tính
khả thi cũng như tính ổn định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 còn chưa cao,
cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng, cho đến nay Luật mới
được sửa đổi bổ sung một số điều, tuy nhiên việc sửa đổi là chưa đáp ứng được đòi
hỏi này (sửa đổi bổ sung 07 điều của Luật An toàn thực phẩm năm 2010). Việc ban
hành các văn bản dưới luật của các cơ quan quản lý còn chậm trễ, số lượng văn bản
rất lớn, trong khi nguồn lực để rà soát hệ thống pháp luật hiện hành còn hạn chế nên
tính thống nhất trong một số quy định của pháp luật còn chưa đảm bảo, dẫn đến
việc thi hành Luật còn gặp rất nhiều khó khăn.
Vì những lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài "Thực trạng thi hành Luật An toàn
thực phẩm 2010 - những bất cập và hướng hoàn thiện" là một vấn đề cấp bách,

mang nhiều ý nghĩa cả về lý luận cũng như trên thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho tới thời điểm này, an toàn thực phẩm mặc dù là một trong những vấn
đề quan trọng đối với đời sống như vậy, nhưng vẫn còn rất ít các cơng trình nghiên
cứu. Vấn đề này chủ yếu mới chỉ được đề cập đến như một phần nhỏ trong các bài
viết, khóa luận, luận văn. Tập trung chủ yếu là nhóm các bài viết còn các nghiên
cứu khoa học khác cũng rất ít đề cập đến việc nghiên cứu về pháp luật an toàn thực
phẩm đặc biệt là luật an tồn thực phẩm với tư cách một cơng trình riêng biệt.
Liên quan đến đề tài, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau đây:
- Nhóm cơng trình luận văn, luận án
Luận văn thạc sĩ luật học: "Thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp
phường trên địa bàn thành phố Hà Nội", của Trần Mai Vân, năm 2013; Luận văn
thạc sĩ luật học: "Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa
bàn Hà Nội", của Lê Thị Linh, năm 2016; Luận văn thạc sĩ luật học: "Tội vi phạm
quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề

3


lý luận và thực tiễn", của Hoàng Trí Ngọc, năm 2009; Luận văn thạc sĩ luật học:
"Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm",
của Nguyễn Ngân Giang, năm 2012; Luận văn thạc sĩ luật học: "Pháp luật về kiểm
soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam", của Đặng
Công Hiến, năm 2012; Luận văn thạc sĩ luật học: "Trách nhiệm doanh nghiệp trong
lĩnh vực an toàn - vệ sinh thực phẩm theo pháp luật Việt Nam", của Võ Thị Trâm
Anh, năm 2017...
- Nhóm cơng trình sách, bài viết, tài liệu tham khảo
Sách chuyên khảo: "Vệ sinh và an toàn thực phẩm" của Đàm Sao Mai, Trần
Thị Mai Anh, Vũ Chí Hải, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010; Sách:
"Vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thực phẩm đối với đời sống văn hóa - sức

khỏe" của Trần Ngọc Trinh, Nguyễn Thị Thu Cúc, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng
Nai, năm 2003 ; Sách: "Những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm", của Hà
Thị Anh Đào, Phan Thị Kim, Nhà xuất bản Y học, năm 1999; Sách: "Vệ sinh an
toàn thực phẩm", của Nguyễn Văn Huân, Nhà xuất bản Thanh Niên, năm 2009; Bài
viết: "Ăn ruốc hay ăn thuốc độc?" Báo Phụ nữ Thủ đô, trang 14, năm 2013; Bài
viết: "Những vấn đề cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thực phẩm đối
với sức khỏe của con người hệ thống quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về phụ gia thực
phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm", của Quí Long, Kim Thư, trang 56-59, Nhà
xuất bản Lao động xã hội, năm 2010...
Các cơng trình nghiên cứu kể trên đã đề cập và phân tích ở các cấp độ khác
nhau về những vấn đề lý luận, hệ thống hóa quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về vấn đề an tồn thực phẩm. Tởng hợp số liệu thống kê thực tiễn để từ đó đưa
ra những bất cập cùng những giải pháp kiến nghị đề xuất hồn thiện. Một số cơng
trình cũng đưa ra các quan điểm về các giải pháp khác tăng cường cơng tác quản lý
cũng như bảo đảm an tồn thực phẩm. Luận văn sẽ tiếp thu có chọn lọc các kết quả
nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu khoa học nói trên làm nền tảng lí luận
cho đề tài.

4


Tuy nhiên, từ thời điểm Luật An toàn thực phẩm năm 2010 có hiệu lực
phần lớn các nghiên cứu kể trên nghiên cứu vấn đề an toàn thực phẩm đặt trong
một lĩnh vực hay địa bàn nhất định, chưa có cơng trình thể hiện nghiên cứu tồn
diện về thực thi Luật An tồn thực phẩm năm 2010. Do đó, trên cơ sở các nghiên
cứu này, tác giả tiếp tục phân tích sâu, đưa ra những bình luận, nhận định khoa học
và kiến nghị, giải pháp riêng của mình để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an toàn
thực phẩm.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về việc

thi hành Luật An toàn thực phẩm năm 2010, đánh giá thực trạng của quá trình thi
hành pháp luật an tồn thực phẩm, qua đó tìm ra những điểm còn bất cập vướng
mắc để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao bảo đảm
an toàn thực phẩm.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về vệ sinh
an toàn thực phẩm;
- Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện pháp
luật vệ sinh an toàn luật an toàn thực phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định
của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và thực tiễn thi hành ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: trong khả năng của tác giả và trong khuôn khổ của
một luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số nội
dung các quy định cơ bản của Luật An toàn thực phẩm năm 2010; những vấn đề khi
áp dụng Luật An toàn thực phẩm năm 2010 bao gồm cả các văn bản hướng dẫn thi
hành, để từ đó tìm ra những điểm còn bất cập, chồng chéo và đưa ra kiến nghị hoàn
thiện pháp luật.

5


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối
của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm.
Luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: sử
dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, nghiên cứu tài liệu,
nghiên cứu bản án, phương pháp suy luận logic, phương pháp quy nạp diễn dịch và

phương pháp phỏng vấn các chuyên gia để có được những quan điểm của họ về vấn
đề tác giả quan tâm… tất cả các phương đều được sử dụng kết hợp nhằm làm sáng
tỏ các vấn đề nghiên cứu
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận:
Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống về Luật An toàn
thực phẩm năm 2010 nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về an
tồn thực phẩm. Do đó, luận văn có những đóng góp về mặt lý luận như sau:
- Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về an toàn thực phẩm;
- Luận văn làm rõ nội dung cơ bản cũng như các bất cập trong quy định
pháp luật Việt Nam hiện nay về an toàn thực phẩm;
- Luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện
pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn thực phẩm.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Với kết quả phân tích, đánh giá quy định của pháp luật an toàn thực phẩm
và thực tiễn thi hành ở Việt Nam hiện nay, luận văn góp phần hồn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn thực phẩm.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các chuyên gia, sinh
viên, học viên cao học tại các Trường Đại học và những người quan tâm nghiên cứu
về pháp luật an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay.

6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về an toàn thực phẩm.
Chương 2: Những nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
Chương 3: Thực trạng thi hành Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và một

số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Thực phẩm và an toàn thực phẩm
Từ khi con người bắt đầu xuất hiện trên trái đất đã cần đến thực phẩm để
duy trì sự sống. Thực phẩm là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với mỗi
con người mỗi ngày. Theo quy định tại khoản 20 Điều 2 Luật an tồn thực phẩm
năm 2010 thì thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc
đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá
và các chất sử dụng như dược phẩm.
An toàn thực phẩm hay vệ sinh an toàn thực phẩm an toàn thực phẩm hiểu
theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến bảo quản và
lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, chống bệnh tật do thực
phẩm gây ra. An toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong
khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe. An tồn thực phẩm ln là vấn đề được quan tâm ngày càng sâu sắc trên toàn
cầu bởi vai trò quan trọng bậc nhất đó chính là sức khỏe, tính mạng con người, sự
tồn tại và phát triền giống nòi. Trước đây, theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm
an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-QBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vệ
sinh an toàn thực phẩm, an toàn thực phẩm được hiểu là việc phải thực hiện các điều
kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm cho thực phẩm không gây hại đến sức khỏe và
tính mạng con người. Tuy nhiên đề phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế sau khi Việt
Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 1/1/2007, khái
niệm này đã được đơn giản hóa, ngắn gọn và phù hợp hơn được thể hiện trong Luật
an toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011, theo đó an tồn thực phẩm
là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Có thể hiểu một cách đơn giản an tồn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề
cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm nhằm bảo

8


vệ cho sức khỏe của người tiêu dùng. Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hằng ngày
của con người, cung cấp cho con người nguồn dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sự
sống và phát triển. Tuy nhiên khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc... an tồn thực phẩm
chưa tốt thì thực phẩm lại là nguồn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp và
nghiêm trọng đến sự phát triển của con người và xã hội. Như vậy vệ sinh an toàn
thực phẩm, an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất,
chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực
phẩm sạch sẽ, an tồn, khơng gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
1.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm
Nhà nước Việt Nam là nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp luật xã hội chủ
nghĩa là công cụ chuyên chính giai cấp, là phương tiện để bảo vệ lợi ích cho giai
cấp công nhân và nhân dân lao động, thực hiện những mục đích mà nhà nước và
nhân dân đề ra; mặt khác pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội
mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung để tổ chức quản lý các mặt khác nhau
của đời sống xã hội vì sự tồn tại và phát triển của mỗi con người và của cả xã hội
pháp luật còn là công cụ để bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Pháp luật là công
cụ để nhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, là
phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của nhà nước làm
cho đường lối đó có hiệu lực thi hành và bắt buộc chung trên quy mơ tồn xã hội;
là cơng cụ để cho nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các tổ chức, các cơ
quan, các nhân viên nhà nước và mọi công dân; là công cụ để bảo vệ lợi ích của
nhà nước, của xã hội, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân, tài
sản, danh dự, uy tín của các tổ chức. Pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý, khung pháp lý
cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Pháp luật cũng là phương tiện để

nhà nước kiểm tra tính đúng đắn trong đường lối lãnh đạo chỉ đạo của mình đối
với xã hội.
Mặt khác, bắt nguồn từ nguồn gốc và vai trò của thực phẩm đối với con
người như vậy nên công tác quản lý chất lượng an tồn thực phẩm có vị trí rất quan

9


trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế có phần được nâng
cao, cải thiện hơn. Vấn đề an toàn thực phẩm là một vấn đề rất nóng, bao gồm là tất
cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối,
vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an tồn,
khơng gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn
thực phẩm an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành,
nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nơng nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực
phẩm, y tế, người tiêu dùng.
Tuy vậy, nhưng ở Việt Nam vấn đề an toàn thực phẩm vẫn đang diễn biến
hết sức phức tạp. Thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về
các vụ ngộ độc, có nơi số lượng lên tới vài trăm người. Theo thống kê của Bộ Y tế
trong những năm gần đây, hàng năm có khoảng 200-600 vụ ngộ độc thức ăn,
khoảng 5.000-7.000 người mắc bệnh. Trong đó có vài chục người chết. Khoảng
20-30% là ngộ độc do hóa chất (chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, khoảng 50% là do
vi sinh vật, 14-20% do thức ăn có độc...[38]. Trong khi đó các vấn đề liên quan trực
tiếp đến sức khỏe, chất lượng an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của
người tiêu dùng. Như vậy có thể thấy vấn đề an tồn thực phẩm hiện nay ở nước ta
còn nhiều tồn tại. Các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn thường xuyên xảy ra ở các thành
phố cũng như ở nông thôn và co chiều hướng gia tăng sau sau cao hơn năm trước.
Nguồn gốc nguyên nhân gây ra ngộ độc là do môi trường sản xuất nông nghiệp gồm
đất, nước tưới tiêu không đảm bảo; kỹ thuật canh tác trong trồng trọt và chăn nuôi
còn nhiều bất cập như lạm dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kháng

sinh, cơng nghệ sau thu hoạch như hóa chất sử dụng trong bảo quản, kỹ thuật bảo
quản cũng như thiết bị bảo quản, việc chế biến thực phẩm chưa tuân thủ các quy
định. Đối với bất kì loại thực phẩm nào khi đưa ra thị trường cần được xác định rõ
về xuất xứ, ghi rõ những hàm lượng, chất lượng và chỉ dẫn rõ ràng để tiện dụng cho
người tiêu dùng. Việc quảng cáo những thực phẩm cũng chưa được quản lý một
cách chặt chẽ dẫn đến nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe trong tương lai.

10


Như vậy có thể thấy, an tồn thực phẩm trong cả nước nói chung đang tạo
nhiều lo lắng cho người dân. Trong khi chúng ta đang cố gắng tạo ra những ưu thế
về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất để trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.
Vấn đề then chốt là làm thế nào để tạo được được hành lang pháp lý, xây được hệ
thống quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề an toàn thực phẩm tạo một sân chơi
bình đẳng, cơng bằng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đồng
thời tạo ra được những quy trình chuẩn mực về an toàn thực phẩm cũng như xử lý
vi phạm về an tồn thực phẩm. Có như vậy mới đáp ứng được vừa đòi hỏi quyền
được sử dụng được hưởng an toàn thực phẩm của người dân, vừa đáp ứng được việc
chuẩn hóa quy định pháp luật cho tiến trình hội nhập quốc tế.
1.3. Khái niệm thi hành pháp luật và thi hành Luật an tồn
thực phẩm năm 2010
Có lẽ chưa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm lại được quan tâm đặc biệt
như trong thời gian gần đây. Trên các mặt báo, các phương tiện thông tin đại chúng
liên tục đưa tin về các hiện tượng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Hệ
thống các văn bản pháp luật như: Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội nước Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2011; Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định
91/2012/NĐ CP của Chính phủ ngày 08/11/2012 quy định xử phạt hành chính về an

toàn thực phẩm, hay mới đây nhất là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP... đã tạo một
hành lang pháp lý cho cơng tác đảm bảo an tồn thực phẩm. Tuy nhiên, việc đưa các
văn bản này vào cuộc sống lại là một bài tốn khó vì đây là việc mà các cấp, các
ngành và mọi tổ chức cá nhân phải thực hiện tốt việc thi hành pháp luật.
Thi hành pháp luật là một trong bốn hình thức của thực hiện pháp luật
(Thực hiện pháp luật bao gồm: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp
luật và áp dụng pháp luật), theo đó thi hành pháp luật về an toàn thlụa phẩm là việc

11


các chủ thể pháp luật về an toàn thực phẩm phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý của
mình bằng hành động tích cực và chủ động.
Các vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, chất lượng an toàn thực phẩm
luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà chức trách và người tiêu dùng. Bên cạnh
đó, tại các đô thị lớn với phần đông người tiêu dùng đang phải đối mặt với vơ số
khó khăn trước những thách thức của xã hội. Một trong những khó khăn đó là
nguồn cung cấp thực phẩm. Các yếu tố: An toàn, cân bằng dinh dưỡng, hợp khẩu vị,
thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu và phong cách sống của người thụau dùng được
đặt ra những thách thức cho các nhà quản lý và cả chính người tiêu dùng.
Trước tình hình này, hơn ai hết các cấp chính quyền ở địa phương là nơi
gần dân nhất cần phải có những động thái tích cực trong việc thi hành pháp luật về
an toàn thực phẩm. Cần nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân
dân các cấp, đặc biệt là ở cấp xã, phường, cụ thể:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình với Hội đồng nhân dân cùng cấp,
Ủy ban nhân dân cấp trên ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật
địa phương. Xây dựng và tổ chức thực hthụa quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực
phẩm an toàn để bảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung cấp
thực phẩm. Chính quyền cơ sở phải là người chủ trì trong các hoạt động nâng cao
chất lượng an toàn thực phẩm gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Nâng cao trách nhiệm quản lý an tồn thực phẩm trên địa bàn thơng qua
cơng tác quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, an
toàn thực phẩm tại các chợ, đặc biệt là các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.
+ Báo cáo với cơ quan cấp trên định kỳ và đột xuất về cơng tác quản lý an
tồn thực phẩm trên địa bàn để có hướng chỉ đạo giải quyết tích cực nhằm đảm bảo
dân sinh.
+ Bố trí nguồn lực, nâng cao chất lượng nhân lực cho cơng tác bảo đảm an
tồn thực phẩm trên địa bàn.

12


+ Huy động sự quan tâm, phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong
các biện pháp giáo dục, tuyên truyền về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao về nhận
thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Các trạm
Y tế phải thể hiện vai trò tham mưu tích cực
+ Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất. Xử
phạt các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của
pháp luật.
Để làm tốt cơng tác quản lý về an tồn thực phẩm tại địa phương vấn đề
then chốt là làm thế nào để đưa các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
gắn kết với đời sống, phù hợp với điều kiện thực tế để từng bước nâng cao chất
lượng thực phẩm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp tích cực vào phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm để thực hiện tốt cần những nỗ lực rất
lớn của Chính phủ, các bộ ngành và của toàn xã hội. Việc đưa Luật An toàn thực
phẩm vào cuộc sống có ý nghĩa quyết định với kết quả của công tác này. Để phù
hợp với xu hướng quốc tế khi tham gia vào WTO một số khái niệm về an tồn thực
phẩm đã thay đởi được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật An toàn thực phẩm số

55/2010/QH12.
Các khái niệm này đã thể hiện sự khác biệt với Pháp lệnh vệ sinh an toàn
thực phẩm năm 2003 được thể hiện rõ nét hơn, chi tiết hơn, là cơng cụ để góp phần
bảo vệ tốt hơn sức khỏe, tính mạng của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế- xã
hội của đất nước.

13


Chương 2
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2010
2.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm
Tại Điều 3 của Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định:
1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh thực phẩm
2. Sản xuất kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện về tở chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực
phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
3. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kĩ thuật tương ứng,
quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá
nhân sán xuất công bố áp dụng.
4. Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản
xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
5. Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ rằng và
phối hợp liên ngành.
6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là vấn đề rộng lớn. bao gồm nhiều
ngành cùng tham gia trong đó ngành y tế là đầu mối. Trong những năm gần đây do
đổi mới chính sách kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang kinh

tế thị trường phát triển nhiều thành phần. Công tác quản lý về an toàn thực phẩm
cần đáp ứng kịp sự phát triển của kinh tế xã hội ở Việt Nam và liên tục được cải
cách. Như vậy có thể chia các nhóm nhỏ theo quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm như sau:
Đối với chủ thể là cơ quan nhà nước
Loại chủ thể này khác với hai chủ thể còn lại ở chỗ đây là chủ thể chuyên
ban hành các mệnh lệnh hoặc quyết định hành chính trong phạm vi thẩm quyền do

14


pháp luật quy định. Bên cạnh đó, bản thân chủ thể này cũng phải chịu sự điều chỉnh
của pháp luật nói chung và pháp luật vệ sinh an tồn luật an tồn thực phẩm nói
riêng. Trong một quan hệ pháp luật vệ sinh an toàn luật an toàn thực phẩm cụ thể,
chủ thể này vừa có quyền và nghĩa vụ theo quy định của văn bản pháp luật điều
chỉnh. Thông thường thì chủ thể này chính là đại diện của nhà nước, nhân danh nhà
nước sử dụng pháp luật vệ sinh an toàn luật an toàn thực phẩm để giải quyết những
tranh chấp, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm an toàn thực phẩm theo quy định
của pháp luật.
Loại chủ thể này nếu hoạt động tốt, chấp hành và thực hiện triệt để quy định
của pháp luật vệ sinh an tồn luật an tồn thực phẩm thì sẽ khơng bị bỏ sót sai
phạm, những vi phạm về pháp luật vệ sinh an toàn luật an toàn thực phẩm sẽ được
phát hiện và xử lý kịp thời có sức mạnh răn đen lớn đối với hai chủ thể còn lại của
pháp luật vệ sinh an toàn luật an toàn thực phẩm.
Đây là chủ thể thường xuyên tham gia vào quan hệ pháp luật vệ sinh an toàn,
luật an toàn thực phẩm, tuy nhiên hiệu quả hoạt động của chủ thể này trên thực tế còn
chưa cao do nhiều nguyên nhân. Trong đó khơng thể tránh khỏi ngun nhân nội tại,
xuất phát từ năng lực quản lý yếu kém của đội ngũ những cá nhân có chức vụ có
thẩm quyền được nhà nước giao phó thơng qua những chức vụ, vị trí nhất định. Đây
cũng chính là chủ thể cần triệt để đổi mới để công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an

toàn thực phẩm thực hiện tốt trong bối cảnh hiện nay khi mà người sản xuất và kinh
doanh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, an tồn thực phẩm nói chung ý thức
còn q thấp, vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn, luật an toàn thực phẩm rất nhiều.
Đối với chủ thể là tổ chức
Đây cũng là một chủ thể pháp luật của quan hệ pháp luật vệ sinh an toàn,
luật an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, loại chủ thể này là chủ thể tham gia không
thường xuyên, liên tục như đối với chủ thể là cá nhân. Đặc biệt chủ thể này tham
gia với tính chất chuyên biệt (không phải chủ thể nào là tổ chức cũng tham gia quan
hệ pháp luật này). Loại chủ thể này tham gia vào vào quan hệ pháp luật vệ sinh an

15


toàn, luật an toàn thực phẩm với tư cách là một pháp nhân, chịu trách nhiệm pháp lý
thông qua người đại diện. Việc tuân thủ và chấp hành pháp luật vệ sinh an toàn, luật
an toàn thực phẩm đối với chủ thể này được thể hiện thông qua việc tuân thủ và
chấp hành các quy định của pháp luật vệ sinh an toàn, luật an toàn thực phẩm.
Ví dụ: Một công ty chuyên chế biến lương thực và thực phẩm thì cơng ty đó
phải được pháp luật cơng nhận là hợp pháp thông qua các điều kiện về đăng ký kinh
doanh: vốn, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm…, đồng thời trong quá trình hoạt
động sản xuất của mình, cơng ty đó phải ln đảm bảo chấp hành các quy định của
pháp luật nói chung cũng như các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn
thực phẩm nói riêng. Đối với chủ thể này, cần đặc biệt chú ý vì những hành vi pháp
lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật vệ sinh an toàn, luật an tồn thực phẩm có
ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm an tồn thực phẩm
nói chung. Nếu chủ thể này mà chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
đặc biệt là pháp luật vệ sinh an toàn, luật an toàn thực phẩm thì sẽ có lượng lương
thực, thực phẩm an toàn qua khâu chế biến đến tay người tiêu dùng.
Đối với chủ thể là cá nhân
Do nhiều nguyên nhân, xuất phát từ phía cơ quan quản lý, từ phía người sản

xuất và bán hàng, từ bản thân người tiêu dùng,… ý thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm, an toàn thực phẩm và nhận thức về pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm chưa
cao nên về phía chủ thể là cá nhân, cụ thể ở đây là người sản xuất và người kinh
doanh còn làm bừa, làm ẩu, ngang nhiên vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn, luật an
toàn thực phẩm khi vẫn sản xuất và kinh doanh những thực phẩm khơng an tồn,
tồn dư lượng lớn hóa chất độc hại. Một mặt họ biết đến những quy định của pháp
luật vệ sinh an toàn thực phẩm, an tồn thực phẩm nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên
vẫn bất chấp bỏ qua. Mặt khác, bản thân họ không nhận thức được sản xuất và tiêu
dùng là một vòng tròn khép kín và có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
Về phía người tiêu dùng dù biết thực phẩm hiện nay có rất nhiều mối nguy
hiểm nhưng họ phải chấp nhận và cố gắng làm giảm nguy cơ đến từ thực phẩm

16


khơng an tồn bằng hiểu biết của mình trong phạm vi điều kiện kinh tế cho phép.
Phần lớn họ đã ý thức được tầm quan trọng của thực phẩm và mối nguy hại do thực
phẩm nhiễm hóa chất gây lên. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, khi mà các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cũng đành bó tay, chấp nhận chung sống với nguồn thực
phẩm ơ nhiễm thì bản thân số đông người tiêu dùng cũng không còn lựa chọn nào
khá hơn.
Như vậy có thể thấy, về phía cá nhân việc thực hiện pháp luật vệ sinh an
toàn, luật an toàn thực phẩm là thường thường xuyên liên tục, tuy nhiên hiệu quả
thực hiện chưa cao vì có sự tác động qua lại hai chiều giữa hai loại chủ thể: người
sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Đây lại là hai chủ thể chính trong quan hệ
pháp luật vệ sinh an toàn, luật an toàn thực phẩm. Mỗi bên có quyền và nghĩa vụ
tương ứng với bên còn lại. Nếu như nhà nước có thể điều hòa, cân đối quan hệ
quyền và nghĩa vụ giữa hai chủ thể pháp luật này thông qua các chế tài pháp luật vệ
sinh an tồn, luật an tồn thực phẩm, thơng qua tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật vệ sinh an toàn, luật an toàn thực phẩm một cách rộng rãi thì hiệu quả của

cơng tác thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn, luật an toàn thực phẩm sẽ hoàn tồn
thay đởi. Người tiêu dùng cũng sẽ biết tự bảo vệ mình bằng các quy định của pháp
luật vệ sinh an toàn, luật an toàn thực phẩm khi nhận thấy quyền lợi của mình bị đe
dọa hoặc xâm phạm.
2.2. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm và một số quy định đặc thù
liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Bảo đảm an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm
theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010 được cơ cấu ngoài mục 1 là
những quy định chung về bảo đảm an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất kinh
doanh thì có 4 tiểu mục còn lại là các quy định đặc thù liên quan đến sản xuất,
kinh doanh thực phẩm đó là: điều kiện bảo đảm an tồn thực phẩm trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm tươi sống, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ
chế, chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến, điều kiện bảo

17


đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó, điều kiện bảo đảm
an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các
điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn
gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói,
bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng
cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống cơn trùng và
động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an tồn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về
nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về tồn bộ q trình
sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tn thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ
thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo
quản thực phẩm sau đây:
a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo
quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an tồn và
chính xác, bảo đảm vệ sinh trong q trình bảo quản;

18


b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi
bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị
chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thơng
gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ
thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm thuộc lĩnh
vực được phân công quản lý.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm
ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
b) Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt q trình vận chủn
theo hướng dẫn của tở chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
c) Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây
nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định về phương tiện vận
chuyển thực phẩm; đường vận chuyển thực phẩm đối với một số loại thực phẩm
tươi sống tại các đơ thị.
Điều kiện bảo đảm an tồn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực
phẩm nhỏ lẻ
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện
bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
a) Có khoảng cách an tồn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ơ nhiễm;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây
độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;

19


d) Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến,
bảo quản thực phẩm;
đ) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực
tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ
mơi trường;
h) Duy trì các điều kiện bảo đảm an tồn thực phẩm và lưu giữ thơng tin

liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ
thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
nhỏ lẻ thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy
định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực
phẩm nhỏ lẻ đối với thực phẩm đặc thù trên địa bàn tỉnh.
2.3. Kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm,
phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm
Trong giai đoạn 2011 -2016 các bộ đã ban hành 05 thông tư về quản lý hoạt
động kiểm nghiệm thực phẩm; có 107 phòng kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản
lý nhà nước được chỉ định và duy trì được hiệu lực chỉ định, bao gồm các phòng
kiểm nghiệm thuộc các cơ quan nhà nước (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Khoa học - Công nghệ...) và 10 phòng kiểm nghiệm xã hội hóa.
Quyết định chỉ định các phòng kiểm nghiệm an tồn thực phẩm có hiệu lực trong
vòng 3 năm và mỗi năm đều có hoạt động đánh giá giám sát, những nội dung không
đạt yêu cầu được phát hiện trọng quá trình đánh giá giám sát sẽ ban hành quyết định
đình chỉ hiệu lực nội dung tương ứng. Các phòng kiểm nghiệm này ở các cấp độ

20


khác nhau đều đã được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại; một số phòng kiểm
nghiệm được trang bị máy móc thiết bị tương đương với các nước thuộc nhóm đầu
ở ASEAN để phân tích được hầu hết các chỉ số về an toàn thực phẩm theo qui định
quốc tế như: sắc ký khối phổ phân giải cao phân tích dioxin; thiết bị đo hàm lượng
phóng xạ; quang phở phát xạ khối phổi phân tích kim loại nặng; sắc khí lỏng, sắc
khí ký khối phổ phân tích tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hooc môn, phụ

gia thực phẩm; thiết bị PCR thời gian thực phân tích thực phẩm biến đổi gen... Cơ
chế hoạt động chủ yếu của các phòng kiểm nghiệm được chỉ định là cung cấp dịch
vụ và thu phí để duy trì hoạt động. Cán bộ, nhân viên các phòng kiểm nghiệm đều
đã được đào tạo trong và ngoài nước. Mặc dù số lượng các phòng kiểm nghiệm thực
phẩm khá nhiều nhưng lại phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành
phố lớn dẫn đến tình trạng các tỉnh vùng sâu, vùng xa, biên giới còn phải gửi mẫu
phân tích về các tỉnh thành phố lớn không đảm bảo về thời gian kiểm nghiệm phục
vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương.
Tại địa phương, đối với ngành y tế, các phòng kiểm nghiệm an toàn thực
phẩm đặt tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh, trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm,
thực phẩm. Đến nay đã có 42/63 tỉnh có phòng kiểm nghiệm được cơng nhận
ISO/IEC/17025, trong đó phòng kiểm nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng thành
phố Hải Phòng, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Trị, Tây Ninh nằm trong danh sách 14 đơn
vị được Bộ Y tế chỉ định là đơn vị kiểm tra nhà nước về chất lượng thực phẩm nhập
khẩu. 15/63 Trung tâm YTDP đang xây dựng các phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn
ISO 17025.
2.4. Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
Theo quy định việc quảng cáo thực phẩm phải được cơ quan chức năng
thẩm định nội dung quảng cáo trước khi phát hành quảng cáo. Tại Trung ương,
trong giai đoạn 2011 - 2016, các đơn vị chức năng của 3 ngành: Y tế, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Công Thương đã thẩm định hồ sơ và cấp Giấy xác nhận nội
dung quảng cáo thực phẩm cho 14.978 hồ sơ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản

21


phẩm thực phẩm trong nước và thực phẩm nhập khẩu. Trong quá trình thẩm định hồ
sơ hoặc hậu kiểm, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vi phạm về quảng cáo
của các doanh nghiệp như quảng cáo thực phẩm khi chưa được cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo; quảng cáo các sản phẩm thực phẩm

có nội dung khơng đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt; quảng
cáo quá công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm với thuốc chữa bệnh; quảng cáo
kèm theo các bài viết của phóng viên có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng
như thuốc chữa bệnh
Theo quy định Luật an toàn thực phẩm 2010 thì
Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm
dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường
hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.
Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm
Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các
quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:
1. Trước khi quảng cáo, tở chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng
ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản
phẩm theo quy định hiện hành.
2. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm
đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị,
trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư
cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo
thực phẩm.
Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
a) Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này khơng phải là thuốc và khơng có tác
dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;

22


b) Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định
tại điểm a khoản này;

c) Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây
thì khơng phải đọc "Thực phẩm này khơng phải là thuốc và khơng có tác dụng thay
thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.
Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo gồm:
a) Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã
được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tở chức, cá nhân);
c) Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tở chức, cá nhân);
d) Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến
quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với
quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến
quảng cáo (bản có xác nhận của tở chức, cá nhân);
đ) Đối với nội dung quảng cáo ngồi cơng dụng, tính năng của sản phẩm
ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao
có xác nhận của tở chức, cá nhân);
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể
hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngồi thì phải được
dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
5. Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo:
a) Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội
dung quảng cáo đến cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 11
Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời hạn này được tính từ ngày đóng
dấu đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc
ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

23



×