BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN
KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2022
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MƠ PHỎNG
Chun ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 09.14.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hướng dẫn khoa học: 1) PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ trinh
2) PGS.TS Lê Thị Thu Hiền
PA
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình
nào. Các thông tin tham khảo từ các nghiên cứu khác đều được trích dẫn nguồn theo đúng
quy định.
Tác giả luận án
LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và PGS.TS.
Lê Thị Thu Hiền - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - những người Thầy
đã truyền ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và các thầy giáo,
cô giáo cùng các nhà khoa học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong q trình
học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sư phạm và các phòng, khoa,
trung tâm, các thầy giáo, cô giáo, các em sinh viên của Trường Cao đẳng Thái Nguyên và
các nhà trường trong địa bàn nghiên cứu đã quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ tác
giả thực hiện luận án.
Đặc biệt, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Bố Mẹ hai bên gia đình và xin
cảm ơn chồng, các con trai cùng những người thân trong gia đình nội, ngoại - những nguồn
động viên, động lực lớn lao nhất để tác giả hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên
tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022
Tác giả luận án
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
i
ii
iii
vii
viii
xi
1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3
4. Giả thuyết khoa học
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
6. Phạm vi nghiên cứu
3
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4
8. Các luận điểm cần bảo vệ trong luận án
6
9. Đóng góp mới của luận án
6
10. Cấu trúc của luận án
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ
PHỎNG
8
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
8
1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ em
8
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm
9
1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua trải nghiệm mơ phỏng
16
1.2. KĨ NĂNG PHỊNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5
- 6 TUỔI
23
1.2.1. Khái niệm tai nạn thương tích, phịng tránh tai nạn thương tích
23
1.2.2. Khái niệm kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi...27
1.2.3. Các thành tố của kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
....................................................................................................................................................
30
1.2.4. Sự hình thành kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
....................................................................................................................................................
34
1.2.5.Đặc điểm kĩ năngphịng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
36
1.3. GIÁO DỤC QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG
39
1.3.1. Khái niệm trải nghiệm mơ phỏng
39
1.3.2. Vai trị của trải nghiệm mô phỏng đối với trẻ mầm non
41
1.3.3. Quy trình giáo dục qua trải nghiệm mơ phỏng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
43
1.3.4. Đặc điểm giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
45
1.4. Q TRÌNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHỊNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG
46
1.4.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệm mô phỏng
46
1.4.2. Q trình giáo dục kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệm mô phỏng
48
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng
58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHỊNG TRÁNH
63
TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ
PHỎNG
64
2.1. GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHỊNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON VÀ
CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI
2.1.1. Thể hiện mục tiêu giáo dục giáo dục kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích
64
64
2.1.2. Thể hiện nội dung giáo dục kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi
66
2.1.3. Thể hiện phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
66
2.2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHỊNG TRÁNH
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MƠ
PHỎNG
68
2.2.1. Mục đích khảo sát
68
2.2.2. Quy mô, đối tượng, thời gian khảo sát
69
2.2.3. Nội dung khảo sát
70
2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát
70
2.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá
70
2.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
73
2.3.1. Thực trạng giáo dục kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường mầm non
73
2.3.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệm mơ phỏng tại gia đình
89
2.3.3. Thực trạng kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 93
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
98
101
CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG
PHỊNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
102
3.1. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MƠ PHỎNG
102
3.2. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHỊNG TRÁNH
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ
PHỎNG
104
3.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị
105
3.2.2. Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động giáo dục
110
3.2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá - Điều chỉnh
120
3.3. ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ
NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
QUA TRẢI NGHIỆM MƠ PHỎNG
123
3.3.1. Điều kiện về mơi trường vật chất
123
3.3.2. Điều kiện về môi trường tâm lý - xã hội
124
3.3.3. Các tình huống trải nghiệm mơ phỏng được thiết kế giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhận
diện và trải nghiệm cách phịng tránh TNTT an tồn
124
3.3.4. Bảo đảm cơ hội và sự tham gia, hỗ trợ theo khả năng của các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường
124
3.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ĐỂ KIỂM CHỨNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHỊNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG
125
3.4.1. Khái quát về quá trình tổ chức thực nghiệm
125
3.4.2. Kết quả thực nghiệm vịng 1
127
3.4.3. Kết quả thực nghiệm vòng 2
130
3.4.4. Nhận định chung về kết quả thực nghiệm
152
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
153
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
154
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
158
TÀI LIỆU THAM KHẢO
159
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
T
T
1
VIẾT
TẮT
CBQL
VIẾT ĐẦY ĐỦ
2
CM
Cha mẹ
3
ĐC
Đối chứng
4
GD
Giáo
dục
5
GDMN
Giáo dục mầm non
6
GDKN
Giáo dục kĩ năng
7
GV
Giáo viên
8
GVMN
Giáo viên mầm non
9
KN
1
0
1
KNS
Kĩ
năng
Kĩ năng sống
MN
Mầm non
SL
TNTT
Số
lượng
Tai nạn thương tích
TN
Thực nghiệm
Cán bộ quản lý
1
1
2
1
3
1
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin về GVMN được khảo sát
69
Bảng 2.2. Thông tin về CM trẻ được khảo sát
69
Bảng 2.3. Nhận thức của GVMNvề khái niệmKNphòng tránh TNTT
73
Bảng 2.4. Nhận thức của GV về các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT của trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi
74
Bảng 2.5. Nhận thức của GVMN về khái niệm GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ qua trải
nghiệm mơ phỏng
75
Bảng 2.6. Thực trạngthực hiện mục tiêu GDKN phòngtránh TNTT chotrẻ mẫu giáo5 - 6
tuổi qua trải nghiệmmô phỏng ởtrường MN
76
Bảng 2.7. Thực trạngthực hiệnnội dungGDKN phòngtránh TNTT chotrẻ mẫu giáo5 - 6
tuổi qua trải nghiệmmô phỏng ởtrường MN
76
Bảng 2.8. Lựa chọn của GVMN về tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh
TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường MN
78
Bảng 2.9. Các phương pháp GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua
trải nghiệm mô phỏng ở trường MN
79
Bảng 2.10. Hình thức tổ chức hoạt độngGDKN phịngtránh TNTT chotrẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệmmô phỏng ởtrường MN
81
Bảng 2 11. Phương pháp đánh giá kết quả GDKN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi ở trường MN
83
Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệm mô phỏng
85
Bảng 2 13. Những thuận lợi trong việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường MN
86
Bảng 2.14. Những khó khăn trong GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
qua trải nghiệm mô phỏng ở trường MN
87
Bảng 2.15. Đề xuất của GV về GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua
trải nghiệm mô phỏng
88
Bảng 2.16. Ý kiến của CM trẻ về các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT
89
Bảng 2.17.Nội dung GDKN phòng tránh TNTTcho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải
nghiệm mơ phỏng tại gia đình
90
Bảng 2.18. Ý kiến của CM trẻ về việc sửdụng các phương phápGDKN phòngtránh TNTT
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mơ phỏng tại gia đình
91
Bảng 2.19.Ý kiến của CM trẻ về những thuận lợi trong việc GDKN phịng tránh TNTT
cho trẻ qua trải nghiệm mơ phỏng
92
Bảng 2.20. Ý kiến của CM trẻ về những khó khăn trong GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ
qua trải nghiệm mơ phỏng
92
Bảng 2.21. KNphịng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo mức độ
93
Bảng 2.22. KNnhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
94
Bảng 2.23. KNxửlý khi phát hiện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT
95
Bảng 2.24. KN chủ độngthayđổihànhvi bản thânnhằmứng phóhiệuquả những yếutố
nguyhiểm hoặc giảmthiểu yếu tố nguy cơ gây TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
96
Bảng 3 1.Một số nội dung GDKNphòng tránh TNTT tương ứng với các chủ đề ởtrường MN
106
Bảng 3.2: KNphòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trước và sau TNthăm dò 127
Bảng 3.3. KN phịngtránh TNTT củatrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhóm TN và nhóm ĐC trước
TN (theo mức độ)
130
Bảng 3.4. KN phịngtránh TNTT củatrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhóm TN và nhómĐC trước
TN (theo tiêu chí)
132
Bảng 3.5. KN phịng tránh TNTT của trẻ trai và trẻ gái nhóm TN và nhóm ĐC trước TN
132
Bảng 3.6. Tương quan giữa các KN thành phần của KN phịng tránh TNTT của nhóm TN
trước TN
133
Bảng 3.7. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhóm TN và nhóm ĐC sau
TN (theo mức độ)
136
Bảng 3.8. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhóm TN và nhóm ĐC sau
TN (theo tiêu chí)
137
Bảng 3.9. Tần suất điểm đánh giá KN 1 của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN
139
Bảng 3.10. Tần suất hội tụ tiến điểmđánh giá KN 1 của nhómTNvà nhóm ĐCsau TN 139
Bảng 3.11. Tần suất điểmđánh giá KN2 của nhóm TN và nhómĐCsau TN
141
Bảng 3.12. Tần suất hội tụ tiến điểm đánh giá KN 2 của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN
142
Bảng 3.13. Tần suất điểmđánh giá KN3 của nhóm TN và nhómĐCsau TN
143
Bảng 3.14. Tần suất hội tụ tiến điểmđánh giá KN 3 của nhómTNvà nhóm ĐCsau TN 144
Bảng 3.15. KNphịng tránh TNTT của trẻ trai và trẻ gái nhóm TN và nhómĐCsau TN 145
Bảng 3.16. Tương quan giữa các KN thành phần của KN phịng tránh TNTT của nhóm
TN sau TN
145
Bảng 3.17. Tham số thống kê kết quả của nhóm TNvà nhóm ĐC sau TN
146
Bảng 3.18. KNphòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ởnhóm TN, trước và sau TN
150
Bảng 3.19. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC, trước và sau
TN
150
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệm mô phỏng
104
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của việc GDKN phòng tránh TNTT
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
74
Biểu đồ 3.1. Điểm đánh giá KN 1 lớp ĐC và TN sau TN
139
Biểu đồ 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm đánh giá KN 1 lớp ĐC và TN sau TN
140
Biểu đồ 3.3. Điểm đánh giá KN 2 lớp TN và lớp ĐC sau TN
142
Biểu đồ 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm đánh giá KN 2 lớp TN và ĐC sau TN
142
Biểu đồ 3.5. Điểm đánh giá KN 3 lớp TN và lớp ĐC sau TN
144
Biểu đồ 3.6. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm đánh giá KN 3 lớp TN và ĐC sau TN
144
PAG
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Tai nạn thương tích (TNTT) xảy ra ở tất cả các khu vực và ở mọi quốc gia gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tính mạng và chất lượng cuộc sống của con người ở mọi
lứa tuổi, đặc biệt là đối với trẻ em. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này
nhưng việc thiếu KN phịng tránh là nguyên nhân sâu xa nhất. Tại Việt Nam, thống kê của
Cục Quản lý môi trường - Bộ Y tế (2017) cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000
trẻ em bị TNTT, trong đó nhóm tuổi 0 - 4 chiếm 19,5%, nhóm tuổi 5 - 14 chiếm 36,9%.
Chính phủ đã ban hành các văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào
tạo v.v. cũng như sự phối hợp tích cực của các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên
hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Plan Việt Nam (Plan International), Tổ chức Cứu trợ trẻ em
(SC) v.v. thực hiện các hoạt động phòng, chống TNTT, bước đầu thông qua nhiều cuộc
nghiên cứu, khảo sát đánh giá tình hình TNTT trẻ em trên phạm vi tồn quốc. Chính vì
vậy, việc GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ em đang nhận được sự quan tâm, chú ý của
toàn xã hội, đồng thời đã được đưa vào trong nội dung chương trình GDMN hiện hành.
Tuy nhiên, hiệu quả GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ còn thấp, KN của trẻ vẫn bộc lộ
nhiều hạn chế trong hành động ứng phó đối với các tình huống hay các mối nguy cơ tiềm
ẩn gây TNTT. Trong khi đó, người lớn thường khơng tin tưởng vào khả năng độc lập xử lý
các vấn đề trong cuộc sống của trẻ và tìm cách ngăn cản, cấm đốn trẻ tiếp xúc với các
mối nguy hiểm hoặc có thói quen làm giúp trẻ mọi việc. Trẻ em vốn hiếu động và ln
thích thú, tị mị với việc khám phá thế giới xung quanh, và người lớn khơng phải lúc nào
cũng có thể ở bên cạnh để bảo vệ trẻ. Chính vì vậy, thay vì làm giúp trẻ mọi việc, người
lớn nên hướng dẫn trẻ tự bảo vệ mình, tự nhận biết và ứng phó với những mối nguy hiểm
xung quanh thơng qua trải nghiệm mơ phỏng các tình huống về TNTT để rèn luyện các
KN ứng phó, đó chính là cách tốt nhất để giúp trẻ tránh được những rủi ro trong cuộc
sống, sống an toàn, khỏe mạnh và phát triển tốt trong bất cứ điều kiện, hồn cảnh nào.
Để hình thành và rèn luyện KN phòng tránh TNTT, việc trẻ trải nghiệm bằng chính
những hoạt động của mình, bắt chước, tập thử các KN phịng tránh trong những tình
huống giả định, mô phỏng là điều kiện cần để trẻ cảm nhận, thực hiện và hiểu được các
KN phòng tránh TNTT có kết quả. Nếu chỉ tập bắt chước mà khơng thực hành thường
xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, hàng ngày trong các hoạt động GD thích hợp thì kĩ năng
sống (KNS) nói chung và KN phịng tránh TNTT nói riêng cũng nhanh chóng mất đi.
GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mơ phỏng là hình thức GD phù
hợp và mang lại hiệu quả vì có khả năng phát huy mạnh mẽ tính tích cực, độc lập, sáng tạo
trong hoạt động nhận thức của trẻ, bên cạnh đó trẻ cịn được trải nghiệm một cách phong
phú các tình huống phịng tránh TNTT khác nhau trong mơi trường GD an tồn, qua đó
KN phịng tránh TNTT của trẻ sẽ được hình thành và phát triển bền vững hơn. Trong
nghiên cứu lý luận đã có những kết quả nghiên cứu về lý luận giáo dục kĩ năng, kĩ năng
phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non nhưng cần phải tiếp tục cụ thể hóa tổ chức giáo dục
KN phịng tránh TNTT cho trẻ qua các hoạt động trải nghiệm mô phỏng, từ đó tổ chức
hoạt động GDKN phịng tránh TNTT theo một tiến trình có hiệu quả.
Hiện nay việc GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ đã được các nhà trường mầm non
(MN) rất quan tâm và nghiêm túc thực hiện nhưng hầu như chỉ chú trọng việc đầu tư xây
dựng môi trường đảm bảo an toàn hơn là thiết kế, tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các
hoạt động đa dạng, phong phú với mục đích GDKN phịng tránh TNTT. Giáo viên mầm
non (GVMN) mặc dù đã nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, tuy nhiên họ vẫn còn khá
lúng túng trong việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức, cách tổ chức cho trẻ
thực hành, trải nghiệm KN phịng tránh TNTT trong mơi trường mơ phỏng, vì vậy, chưa
thực sự mang lại hiệu quả cao trong q trình GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ.
Trẻ 5 - 6 tuổi đang ở giai đoạn đầu của phát triển nhận thức; với kiểu tư duy phổ
quát là trực quan hành động và trực quan - hình tượng. Do vậy việc hình thành KN phịng
tránh TNTT cho trẻ nhỏ cần bắt đầu từ việc trải nghiệm hành động cụ thể, trong tình
huống cụ thể để dần hình thành kinh nghiệm riêng, ý thức, thái độ, niềm tin; và sau đó, trẻ
sẽ chủ động điều chỉnh và điều khiển hành vi thích hợp khi đối mặt với tình huống, nguy
cơ mới. Sử dụng trải nghiệm mô phỏngđể rèn luyện KN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi là một trong các cách tiếp cận GDKN phòng tránh TNTT có hiệu quả vì
đảm bảo an tồn tuyệt đối cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập nhiều lần, môi trường
trải nghiệm mô phỏng gần giống hiện thực xung quanh trẻ, giúp trẻ thêm hứng thú.
Xuất phát từ những lý do như trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giáo dục
kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm
mơ phỏng” với mong muốn góp phần nâng cao kết quả GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất tiến trình tổ chức hoạt
động GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mơ phỏng
nhằm nâng cao KN phịng tránh TNTT cho trẻ.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Q trình GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở trường MN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phịngtránh
TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, các trường MN đã quan tâm đến GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ,
nhưng trên thực tế, KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi còn hạn chế do
nhiều ngun nhân, trong đó có việc thực hiện tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng
tránh TNTT chưa chú ý tới trải nghiệm mơ phỏng.
Nếu tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phịng tránh TNTT dựa vào trải
nghiệm mơ phỏng đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp
tổ chức hoạt động và mơi trường GD, thông qua việc tổ chức hướng dẫn trẻ trải nghiệm
mơ phỏng, rèn luyện các KN phịng tránh TNTT cho trẻ thì sẽ góp phần nâng cao kết quả
GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng và thực trạng KN phòng tránh TNTT ở trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi.
- Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. Thực nghiệm (TN) để kiểm chứng tính khả thi
và hiệu quả của tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi theo mơ hình trải nghiệm mô phỏng đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có liên
quan vật dụng, địa điểm hoạt động và hành động của trẻ.
+ Nghiên cứu các KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi gồm: KN
nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố
nguy cơ gây TNTT; KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả
những tình huống gây TNTT.
+ Nghiên cứu tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
- Về khách thể khảo sát:
+ GVMN: 280 GVMN của 17 trường MN trên địa bàn 5 tỉnh Đông Bắc, gồm: Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang.
+ Trẻ MN: 90 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại Trường MN 19/5 (Thái Nguyên), Trường
MN Xuất Lễ (Lạng Sơn), Trường MN Hoa Hồng (Tuyên Quang).
- Địa điểm, thời gian nghiên cứu TN: TN được tiến hành tại Trường MN Đồng
Quang và Trường MN Quyết Thắng của TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian
TN từ tháng 9/2019 - 01/2020.
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận hoạt động: Các KNS nói chung và KN phịng tránh TNTT cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi nói riêng được hình thành qua hoạt động, qua trải nghiệm, tích lũy kinh
nghiệm, rèn luyện các thao tác hành vi. Với GDKN phòng tránh TNTT cần xác định mục
tiêu, lựa chọn nội dung, các hình thức trải nghiệm hấp dẫn, phù hợp với trẻ và tổ chức
theo một quy trình phù hợp. Đồng thời huy động các nguồn lực từ sự tham gia của gia
đình, cộng đồng để khơng chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mang lại hiệu quả GDKN phòng
tránh TNTT ở trẻ.
- Tiếp cận hệ thống: GDKN phòng tránh TNTT là một q trình GD tồn vẹn, có
hệ thống được bắt đầu từ xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức,
chuẩn bị các phương tiện phù hợp và đánh giá khách quan. Trong đó cần đặc biệt chú ý
đến các tác động GDKN phịng tránh TNTT thơng qua các hoạt động, phải đảm bảo trình
tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp trẻ được tiếp cận và lĩnh hội các kiến thức
phù hợp với lứa tuổi.
- Tiếp cận cá nhân: KN và sự hình thành KN mang tính chủ thể, phản ánh đặc
điểm tâm lí cá nhân rõ nét. Do vậy, việc hình thành KN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi phải tôn trọng đặc điểm cá nhân của trẻ, có như vậy mới phát huy được tính
tích cực hoạt động của các em. Khi tổ chức cho trẻ thực hành KN phòng tránh TNTT, nhà
GD cần đưa ra những yêu cầu phù hợp với đặc điểm tâm lí cá nhân của trẻ để tạo điều
kiện cho trẻ mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia các hoạt động GD để từ đó hình thành
và phát triển KN của cá nhân trẻ.
- Tiếp cận thực tiễn: Thực tiễn cho thấy các TNTT xảy ra với nguy cơ và mức độ
khác nhau ở các vùng miền và với từng cá nhân trẻ. Chính vì vậy việc GDKN phịng tránh
TNTT cho trẻ MN cần dựa trên những điều kiện thực tế ở mỗi địa phương, mỗi trường lớp
và vốn KN của từng trẻ sao cho mang lại hiệu quả GD cao nhất.
- Tiếp cận phát triển: Sự hình thành và phát triển KN phịng tránh TNTT của trẻ
ln gắn liền với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ qua các giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Vì
vậy, nhà GD cần đánh giá đúng mức độ hình thành KN này của trẻ ở thời điểm hiện
tại trong sự vận động, phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, từ đó, tiến hành cung cấp kiến thức
và tổ chức cho trẻ luyện tập KN phù hợp với mức độ hiện có của trẻ. Đặc biệt, các TNTT
khi xảy ra thường gây nguy hiểm đối với trẻ, nên cách học tốt nhất chính là học thơng qua
quan sát, bắt chước theo mẫu hành động đúng của người lớn và bạn bè xung quanh trong
đó, người lớn và bạn bè đóng vai trị hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển KN của trẻ đi từ “vùng
phát triển hiện tại” lên “vùng phát triển gần nhất”.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu về TNTT và GDKN phòng tránh TNTT ở trẻ em nói chung và
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng, tài liệu về trải nghiệm, trải nghiệm mơ phỏng trong
GDMN từ đó hệ thống và khái quát hóa cơ sở lý luận của đề tài.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia về các khái
niệm cơng cụ; KN thành phần của KN phịng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; tiêu
chí đánh giá, cách thức đánh giá KN phòng tránh TNTT; tiến trình tổ chức hoạt động
GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trẻ và các hoạt động GDKN phòng
tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường MN và ghi lại bằng biên bản quan sát
để rút ra những nhận định, đánh giá về đặc điểm tâm lí, mức độ hình thành KN phịng
tránh TNTT của trẻ, sự phù hợp về nội dung, phương pháp, hình thức trong GDKN phòng
tránh TNTT cho trẻ.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu điều tra nhằm khảo sát
GVMN về nhận thức, nội dung, phương pháp GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mơ phỏng.
Sử dụngbàitậpđo nhằmđánh giá mức độ KN phịngtránh TNTT của trẻmẫu giáo 5 - 6
tuổi.
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, trao đổi với giáo viên (GV), cán bộ quản lí
(CBQL) chun mơn, với phụ huynh để tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
Đàm thoại, trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi để tìm hiểu về mức độ nhận thức
KN phịng tránh TNTT của trẻ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn, trao đổi với CBQL, GV, cha mẹ (CM)
trẻ nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng, biện pháp GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng
- Phương pháp TN: Sử dụng phương pháp TN sư phạm với mục đích kiểm nghiệm
tính đúng đắn, tính khả thi và tính hiệu quả của tiến trình tổ chức các hoạt động
GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng đã đề
xuất theo giả thuyết khoa học.
7.2.3. Phương pháp thống kê tốn
Chúng tơi sử dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm Excel để
xử lý các kết quả thu được trong quá trình khảo sát thực trạng và TN làm căn cứ đánh giá
định tính kết quả nghiên cứu.
8. Các luận điểm cần bảo vệ trong luận án
8.1. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thể hiện cấu trúc gồm: KN
nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố
nguy cơ gây TNTT; KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả
những tình huống gây TNTT.
8.2. GDKN phịng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mơ
phỏng là một trong các cách tiếp cận GDKN phịng tránh TNTT có hiệu quả vì đảm bảo
an tồn tuyệt đối cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập nhiều lần; môi trường trải
nghiệm mô phỏng gần giống hiện thực xung quanh trẻ, làm trẻ thêm hứng thú, tích cực
tham gia hoạt động.
8.3. Tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng được tiến hành theo các bước như sau: Tổ chức cho trẻ
trải nghiệm tình huống phịng tránh TNTT; Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ,
phản hồi kinh nghiệm về KN phòng tránh TNTT; Hướng dẫn trẻ đúc kết kinh nghiệm hình
thành khái niệm; Tổ chức cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào những tình huống/ hồn cảnh
mơ phỏng khác nhau.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa và góp phần làm phong phú lí luận về GDKN phịng tránh TNTT,
GD qua trải nghiệm mơ phỏng, đề xuất tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh
TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
9.2. Về thực tiễn
- Cung cấp tư liệu thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
và mức độ KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại một số trường MN trên
địa bàn một số tỉnh Đơng Bắc, giúp cho các trường MN có cơ sở để điều chỉnh quá trình
GD kịp thời.
- Tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng được đề xuất là một tài liệu tham khảo có giá trị cho
công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GVMN. Đồng thời, các trường MN có thể vận
dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả GD trẻ.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
Chương 3: Tiến trình tổ chức hoạtđộnggiáo dục kĩ năngphịngtránh tai nạnthương
tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng và thực nghiệm sư phạm.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG
PHỊNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ em
Các nghiên cứu theo hướng này trước hết nhìn nhận KN phịng tránh TNTT là một
trong những KNS quan trọng của trẻ em, đồng thời xác định một số KN cụ thể giúp trẻ
phịng tránh TNTT có hiệu quả khi gặp tình huống có nguy cơ tiềm ẩn.
Về nghiên cứu KN phịng tránh TNTT là một trong những KN sống quan trọng
của trẻ em: TNTT đang trở thành một vấn đề y tế cơng cộng đe dọa đến sự sống cịn và
phát triển của trẻ em. Theo Caroline A. Mulvaney (2012) [55] cũng như số liệu của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) (2008) [119]; (2010) [118]; TNTT là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở trẻ em từ 5 - 19 tuổi. Hơn nữa, chúng là một trong những nguyên nhân chính
gây tình trạng sức khỏe kém và khuyết tật ở trẻ. Chính vì vậy việc nghiên cứu về KN
phịng tránh TNTT cho trẻ là điều cần thiết để từ đó chúng ta có những đánh giá chỉ rõ
những yếu tố nguy cơ có liên quan đến TNTT, cũng như các chiến lược, kế hoạch hành
động, giải pháp phòng ngừa TNTT ở trẻ.
Các nghiên cứu xem xét KN phòng tránh TNTT dưới góc độ là một trong những
KNS quan trọng của trẻ em trước hết được thể hiện ở một số tài liệu của UNESCO, WHO,
hay UNICEF. Theo UNESCO, KNS được chia thành 2 nhóm: Nhóm KN chung và nhóm
KN chuyên biệt, trong đó, ở nhóm KN chuyên biệt, tài liệu có đề cập các KN liên quan
đến sức khỏe và dinh dưỡng, KN ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro. UNICEF khi tiến
hành phân loại các nhóm KNS cơ bản ở trẻ em đã xác định: KN bảo vệ bản thân là một
trong những KNS cần thiết thuộc nhóm KN tự nhận thức và sống với chính mình [3].
Lê Bích Ngọc (2013) [31] xem KN phịng tránh TNTT là một trong những KNS
cần thiết của trẻ mẫu giáo và xếp chúng vào nhóm KN ý thức về bản thân, bao gồm: KN
thực hiện quy tắc an tồn thơng thường (quy tắc giao thơng, quy tắc ăn uống), KN phịng
chống các tai nạn thông thường (nhận ra và tránh xa vật nguy hiểm, nơi nguy hiểm, hành
động nguy hiểm, gọi người giúp đỡ khi khẩn cấp).
Nhìn chung, các tài liệu, nghiên cứu trên đây chủ yếu đều xem KN phòng tránh
TNTT là một trong những KNS quan trọng của con người nói chung, trẻ em nói riêng và
xếp chúng vào nhóm KN tự nhận thức và quản lý bản thân. Các tác giả Trương Thị Hoa
Bích Dung [12], Lê Bích Ngọc [31] bước đầu đã xác định được một số KN phòng tránh
TNTT cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ ở hai giai đoạn lứa tuổi MN và tiểu
học; trong đó, nếu xem xét kỹ thì có thể nhận thấy, cả hai độ tuổi trên đều cần phải có
những KN phịng tránh TNTT cơ bản, như: KN sử dụng các vật dụng thông thường (hay
KN nhận ra và tránh xa các vật nguy hiểm), KN ăn uống an tồn, KN tham gia giao thơng
an tồn, v.v.
Nghiên cứu về KN phòng tránh TNTT của trẻ em: Raymond G. Miltenberger
(2008) [106] chỉ ra rằng KN an toàn, phịng ngừa thương tích của trẻ gồm ba KN: 1) Nhận
diện được mối đe dọa và tránh tiếp xúc với nó; 2) Tránh xa mối đe dọa; 3) Thơng báo mối
đe dọa cho người lớn có trách nhiệm. Đồng quan điểm với Raymond G. Miltenberger, một
số tác giả đã nghiên cứu KN phòng tránh TNTT của trẻ trong phòng ngừa thương tích do
súng; KN nhận diện một chai thuốc lạ hoặc nhận diện chất độc khi khơng có người lớn ở
bên cạnh giám sát; KN phịng bắt cóc v.v, có thể kể đến: Gatheridge BJ và cộng sự (2004)
[68]; Gross A, Miltenberger R, Knudson P, Bosh A, Brower - Breitwieser C (2007) [69];
Himle M.B và cộng sự (2004) [74]; [75]; Miltenberger R và cộng sự (2004) [98].
Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KN phòng tránh TNTT của trẻ
như:
Tabibi Z, Pfeffer K (2003) [114] nghiên cứu mối quan hệ giữa sự chú ý và khả
năng xác định các vị trí an tồn hay nguy hiểm khi băng qua đường của trẻ em 6-10 tuổi.
Congiu M và cộng sự (2005) [57] nghiên cứu mối quan hệ tuổi và giới tính đối với
KN băng qua đường ở trẻ em từ 6 -10 tuổi. Kết quả cho thấy trẻ càng nhỏ càng thiếu các
KN cần thiết để đưa ra lựa chọn về khoảng cách an toàn và phù hợp khi tham gia giao
thơng. Giới tính khơng phải là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến KN này.
Liller K.D, Craig J, Crane N, McDermott R.J (1998) [91] nghiên cứu phát triển
nhận thức của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) và trẻ lớp 3 ( 8- 9 tuổi) trong việc phòng tránh các
chất gây độc: thuốc lá, sản phẩm ăn da, nhện độc, nấm độc, v.v.
Nhìn chung các nghiên cứu đều xem KN phòng tránh TNTT là một trong những
KNS quan trọng của con người nói chung, trẻ em nói riêng. Các nghiên cứu đã chỉ ra cấu
trúc của KN phòng tránh TNTT cũng như một số yếu tố có liên quan đến KN phịng tránh
TNTT của trẻ như sự chú ý, khả năng nhận thức, tuổi và giới tính, v.v. Các tài liệu trên có
giá trị định hướng quan trọng cho luận án khi xác định các KN thành phần của KN phòng
tránh TNTT cũng như việc xây dựng cơ sở lí luận về các yếu tố ảnh hưởng đến KN phòng
tránh TNTT ở trẻ.
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm
* Nghiên cứu về trải nghiệm
L.Vugotsky [46] cho rằng GD cần phải dựa vào kinh nghiệm sẵn có của trẻ và đón
trước được sự phát triển của trẻ để tác động GD phù hợp, có hiệu quả. Ông cũng cho rằng
mỗi cá nhân do thực tiễn cuộc sống và tố chất di truyền đều có kinh nghiệm nền tảng khác
nhau, nó quy định tương đối tiềm năng của cá nhân. Tiềm năng đó thể hiện ở chỗ hễ có sự
hỗ trợ thì làm được, nghĩ được, quyết định được và giải quyết được vấn đề. Nếu khơng có
hỗ trợ thì dù có biết là có vấn đề nhưng chưa đủ năng lực giải
quyết. Nhờ sự tương tác, kinh nghiệm thường trực ở cá nhân được chia sẻ, được thử thách,
được cải thiện dẫn cá nhân đến trình độ phát triển mới cao hơn. Trình độ này trở thành
kinh nghiệm nền tảng trong hiện tại, điểu chỉnh và làm giàu kinh nghiệm trước kia. Học
qua làm - học dựa trên kinh nghiệm đã có.
J.Piaget [76] cho rằng sự phát triển của trẻ có được là thơng qua hành động. Ơng
cho rằng khi trẻ tương tác với mơi trường thì sẽ thu nhận được kiến thức mới, điều chỉnh
và chính xác hóa những kiến thức đã có. Như vậy, J.Piaget đã đề cao vai trò của hành
động, sự hiểu biết của trẻ được xây dựng từng bước thơng qua sự tham gia tích cực của trẻ
cũng như sự tương tác với các thành viên khác trong mơi trường xung quanh trẻ. Ơng cho
rằng trí thơngminh được hình thành bởi kinh nghiệm và trí thơngminh đó khơngphải là
một đặc tính nội bộ bẩm sinh mà là một sản phẩm của sự tương tác giữa con người với
mơi trường sống của mình. Ơng nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm và hoạt động để điều
chỉnh hành vi, tuy nhiên khơng nhấn mạnh vai trị người khác khi hoạt động.
Kurt Lewin [90] cho rằng học tập tốt nhất là trong môi trường và đặc biệt là từ
những kinh nghiệm cụ thể. Ông quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa lý thuyết và thực
hành, “Thực tiễn luôn là lý thuyết tốt”. Ơng cũng cho rằng gia đình và trường học có ảnh
hưởng mạnh mẽ trong học tập qua trải nghiệm, kiến thức là cần thiết để thay đổi hành vi
nhưng sự thay đổi thực sự đòi hỏi phải có một mơi trường để rèn luyện, để trải nghiệm.
Ông khẳng định kinh nghiệm chủ quan của cá nhân là thành phần quan trọng của học tập
qua trải nghiệm.
John Dewey [21] cho rằng trẻ em đến trường để làm việc và sống trong một cộng
đồng, được tiếp nhận kinh nghiệm thực tiễn, hình thành và phát triển năng lực của mình để
đóng góp cho xã hội. Dewey nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm, ý nghĩa kinh nghiệm cá
nhân và mối quan hệ giữa kinh nghiệm cá nhân với hoạt động dạy học. Ông lập luận rằng
chúng ta phải hiểu trải nghiệm xảy ra như thế nào để thiết kế và tổ chức hoạt động GD có
thể mang lại lợi ích của các cá nhân trong xã hội hiện tại và tương lai. Như vậy, triết lí của
John Dewey cho rằng mỗi trải nghiệm mới được xây dựng dựa trên kinh nghiệm trước đây
và trở thành nền tảng tiếp theo tác động, ảnh hưởng đến trải nghiệm sắp tới trong tương
lai. Đó là một chuỗi các trải nghiệm kế tiếp nhau, những hoạt động thực tiễn mà trẻ đã trải
qua để hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, các giá trị cũng như các kiến thức
hoặc hành vi cần thiết cho đứa trẻ. Vai trò của các nhà GD là tổ chức trải nghiệm cho đứa
trẻ và khai thác các trải nghiệm để thực hiện mục tiêu GD đã đặt ra.
David Kolb [84] cho rằng một phần quan trọng đối với việc hình thành bất kì một
giá trị nào là sự tương tác giữa kiến thức mới hoặc kinh nghiệm mới với kiến thức và kinh
nghiệm đã có. Ơng cũng cho rằng học tập là q trình mà trong đó kiến thức được tạo ra
thơng qua việc chuyển đổi kinh nghiệm.