Tải bản đầy đủ (.docx) (222 trang)

CHUYỂN BIẾN KINH tế, xã hội của HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HOÁ từ năm 1996 đến năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯƠNG THỊ HOA

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HOÁ
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2018

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN, 2022


LƯƠNG THỊ HOA

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HOÁ
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2018

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 922 9013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỒNG
2. TS. MAI PHƯƠNG NGỌC

NGHỆ AN, 2022



iii

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: "Chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh
Hoá từ năm 1996 đến năm 2018" là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết
quả nghiên cứu của luận án trung thực, khách quan.
Tác giả luận án

Lương Thị Hoa


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn
Quang Hồng, TS Mai Phương Ngọc, những người trực tiếp hướng dẫn khoa
học đã tận tâm giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án. Tác giả cũng bày tỏ sự biết ơn đối với các thầy cô giáo
trong Khoa Lịch sử, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh đã động viên,
tận tình đóng góp ý kiến q báu trong suốt q trình thực hiện đề tài. Tơi
cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Như Xuân đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tác giả tiếp cận nguồn tư liệu lưu trữ, khảo sát, điền dã trên hiện trường
lịch sử. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ
tỉnh Thanh Hoá, Huyện uỷ huyện Thiệu Hố là cơ quan cơng tác của tơi, đã
cho phép, tạo điều kiện để tôi được tham gia học tập bậc học NCS.
Tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn đối với sự quan tâm, động viên, khích lệ
của chồng, con, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho bản thân trong
suốt thời gian qua.
Tác giả


Lương Thị Hoa


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................v
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI....................................................................................................8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................. 8
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội ở Việt Nam........8
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã
hội tỉnh Thanh Hoá và huyện Như Xuân................................................ 15
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề và nhiệm vụ khoa học
của luận án...................................................................................................20
1.2.1. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......20
1.2.2. Nhiệm vụ khoa học của đề tài....................................................... 22
Chương 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHƯ
XUÂN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010......................................................23
2.1. Những yếu tố tác động đến chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện
Như Xuân giai đoạn 1996-2010.................................................................. 23
2.1.1. Diên cách, điều kiện tự nhiên........................................................23
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân trước năm 1996.....29
2.1.3. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng,
Chính phủ, tỉnh Thanh Hố và huyện Như Xn....................................34

2.2. Chuyển biến kinh tế..............................................................................39
2.2.1. Tổng giá trị sản xuất......................................................................39
2.2.2. Sự phát triển của các ngành kinh tế...............................................41
2.2.3. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế................................................ 57
2.3. Chuyển biến về xã hội..........................................................................59
2.3.1. Dân số, lao động............................................................................59
2.3.2. Cơng tác xóa đói, giảm nghèo.......................................................61
2.3.3. Giáo dục, y tế................................................................................ 64
2.3.4. Văn hoá, thể dục thể thao..............................................................71
Tiểu kết chương 2........................................................................................73


Chương 3. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHƯ
XUÂN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2018...................................................... 75
3.1. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân giai
đoạn 2010 - 2018.........................................................................................75
3.2. Chuyển biến kinh tế..............................................................................79
3.2.1. Tổng giá trị sản xuất......................................................................79
3.2.2. Sự phát triển của các ngành kinh tế...............................................81
3.2.3. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế................................................ 96
3.3. Chuyển biến về xã hội........................................................................101
3.3.1. Dân số, lao động..........................................................................101
3.3.2. Công tác xố đói, giảm nghèo......................................................102
3.3.3. Giáo dục, y tế...............................................................................106
3.3.4. Văn hố, thể dục thể thao............................................................111
Tiểu kết chương 3......................................................................................113
Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ,
XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHƯ XUÂN GIAI ĐOẠN 1996 - 2018.............116
4.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, chủ trương, chính sách đúng đắn
là những yếu tố quan trọng, thúc đẩy những chuyển biến về kinh tế xã

hội ở Như Xuân......................................................................................... 116
4.2. Chuyển biến kinh tế của huyện Như Xuân theo hướng giảm tỉ
trọng nông lâm thuỷ sản, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát huy
tối đa các tiềm năng, thế mạnh của huyện.................................................120
4.3. Trong các chuyển biến về xã hội của Như Xn, xố đói giảm nghèo là
thành tựu nổi bật nhất................................................................................124
4.4. Chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Như Xn là q trình liên
tục, song có sự khác biệt giữa hai giai đoạn: 1996-2010 và 2010-2018...131
4.5. Tác động quan trọng của quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội ở
Như Xuân là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới, thu nhập của người
dân tăng nhanh.......................................................................................... 138
4.6. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song quá trình chuyển biến kinh tế
xã hội ở Như Xuân vẫn còn một số tồn tại, hạn chế................................. 143
KẾT LUẬN.................................................................................................. 147
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 147
PHỤ LỤC.....................................................................................................175


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

CNH, HĐH


Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

4

UBND

Ủy ban nhân dân

5

THCS, THPT

Trung học cơ sở, Trung học phổ thông

6

NXB


Nhà xuất bản

7

HTX

Hợp tác xã

8

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê diện tích các loại cây trồng ở huyện Như Xuân (1996-2010)....41
Bảng 2.2. Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở Như Xuân (1997 - 2010).43
Bảng 2.3. Sản lượng một số loại cây trồng của huyện Như Xuân (1996 - 2010) 46
Bảng 2.4. Số lượng gia súc, gia cầm ở Như Xuân (1996-2010)..................... 48
Bảng 2.5. Số cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ở huyện Như
Xuân (1997-2010)........................................................................................... 52
Bảng 2.6. Cơ sở kinh doanh thương nghiệp ở huyện Như Xuân (1997-2010).....55
Bảng 2.7. Dân số huyện Như Xuân từ năm 1989 đến năm 2009....................60
Bảng 2.8. Dân số các xã, thị trấn huyện Như Xuân giai đoạn 1996 - 2009....60
Bảng 2.9. So sánh thu nhập bình quân đầu người huyện Như Xuân với
thu nhập bình qn đầu người tồn tỉnh Thanh Hố và khu vực nông
thôn của tỉnh (2000-2010)...............................................................................62
Bảng 2.10. Thống kê số lớp học, học sinh từ Tiểu học đến Trung học cơ

sở trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm học 1997-1998 và năm học 1999-2000....64
Bảng 2.11. Thống kê tỷ lệ học sinh từ Tiểu học, THCS, THPT đỗ tốt
nghiệp trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm học 1996-1997 đến năm
học 1999-2000.................................................................................................65
Bảng 2.12. Thống kê số người được khám, chữa bệnh tại tuyến cơ sở và
tuyến huyện trên địa bàn huyện Như Xuân năm 1998 và năm 2000..............69
Bảng 2.13. Thống kê số hộ gia đình thể thao, số người thường xuyên tập luyện thể dục,
thể thao trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm 2001 đến năm 2010...................... 72
Bảng 2.14. Thống kê số đơn vị, làng xã đạt làng, xã, đơn vị văn hố, gia
đình văn hố (2004 - 2010) tại huyện Như Xn............................................72
Bảng 3.1. Thống kê diện tích trồng lúa, ngơ ở huyện Như Xuân (2011 - 2018)..81
Bảng 3.2. Thống kê diện tích mía, sắn, cao su ở Như Xuân (2011-2018)......82
Bảng 3.3. Thống kê về sản lượng một số loại cây trồng ở Như Xuân (2011-2018). 84
Bảng 3.4. Thống kê về tổng đàn trâu bò, lợn, dê, gia cầm trên địa bàn
huyện Như Xuân từ năm 2011 đến năm 2018.................................................85
Bảng 3.5. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Như Xuân giai
đoạn 2015-2018...............................................................................................92


Bảng 3.6. Tổng giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, vận tải trên địa bàn
huyện Như Xuân (2011 - 2015) (Tính theo giá cố định năm 1994)................96
Bảng 3.7. Thống kê giá trị sản xuất, tỷ trọng kinh tế của các ngành kinh tế ở huyện
Như Xuân từ năm 2016 đến năm 2018 (tính theo giá cố định năm 2010)..............97
Bảng 3.8. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi),
lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện Như Xuân (2011 - 2018)................99
Bảng 3.9. Quy mô dân số huyện Như Xuân qua một số năm (2010-2018)...101
Bảng 3.10. Thống kê bình quân lương thực, bình quân thu nhập của
người dân trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm 2011 đến năm 2018..........103
Bảng 3.11. Thống kê tỷ lệ giảm hộ nghèo ở huyện Như Xuân (2011-2018)..........104

Bảng 3.12. Kết quả chất lượng học sinh giỏi của huyện Như Xuân qua
các năm từ năm học 2011-2012 đến năm 2017-2018....................................107
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế các huyện của tỉnh Thanh Hoá theo Chương
trình 30a năm 2018........................................................................................122
Bảng 4.2. Thống kê sản lượng sắn của các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá..123
Bảng 4.3.Thống kê diện tích cây cao su cho sản phẩm của các huyện
miền núi tỉnh Thanh Hoá...............................................................................123
Bảng 4.4. Thống kê hoạt động thu ngân sách trên địa bàn huyện Như
Xuân từ năm 2001 đến năm 2010................................................................. 125
Bảng 4.5. Tình hình thu ngân sách của huyện giai đoạn 2011-2018.............126
Bảng 4.6. Số hộ nghèo và cận nghèo tại các huyện Như Xuân, Như
Thanh, Thường Xuân.................................................................................... 128
Bảng 4.7 Số hộ có nhà ở chia theo các phương tiện phục vụ sinh hoạt năm 2009 130


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1. Tổng giá trị sản xuất của Như Xuân từ năm 2005 đến năm
2010 (tính theo giá cố định năm 1994)............................................................39
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Như Xuân từ năm 2002 đến
năm 2010 (tính theo giá cố định năm 1994)....................................................40
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng huyện Như Xuân (1996-2010). 42
Biểu đồ 2.4. Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu ở huyện Như Xuân
(1996 - 2010)...................................................................................................45
Biểu đồ 2.5. Diện tích trồng rừng tập trung ở Như Xuân (1996-2020)..........49
Biểu đồ 2.6. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và lâm nghiệp ở Như
Xuân (1996-2010) (tính theo giá cố định năm 1994)......................................51
Biểu đồ 2.7. Giá trị sản xuất cơng nghiệp Như Xn (1997-2010) (tính
theo giá cố định năm 1994)............................................................................. 53
Biểu đồ 3.1 Tổng giá trị sản xuất của Như Xuân từ năm 2011 đến năm
2015 (tính theo giá cố định năm 1994)............................................................79

Biểu đồ 3.2 Tổng giá trị sản xuất của Như Xuân từ năm 2016 đến năm
2018 (tính theo giá cố định năm 2010)............................................................80
Biểu đồ 3.3. Năng suất lúa, ngô ở huyện Như Xuân (2011-2018)..................83
Biểu đồ 3.4. Giá trị sản xuất nơng lâm thủy sản giai đoạn 2011-2015
(tính theo giá cố định 1994)............................................................................ 88
Biểu đồ 3.5. Giá trị sản xuất nơng lâm thủy sản các năm 2016-2018
(tính theo giá cố định 2010)............................................................................ 89
Biểu đồ 3.6. Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Như Xuân..............92
Biểu đồ 3.7. Tỷ trọng giá trị thương mại, dịch vụ, vận tải ở huyện Như
Xuân từ 2011 - 2018........................................................................................95
Biểu đồ 3.8. Cơ cấu các ngành kinh tế ở huyện Như Xuân từ năm 2011 đến 2015
.........................................................................................................................97
Biểu đồ 3.9. Cơ cấu các ngành kinh tế ở huyện Như Xuân từ năm 2016 đến 2018
.........................................................................................................................98
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên chưa
đạt chuẩn của các cấp học, bậc học trên địa bàn huyện Như Xuân (2011 - 2018)
.......................................................................................................................108
Biểu đồ 4.1. Kết quả thu ngân sách trên địa của một số huyện của tỉnh
Thanh Hố thuộc Chương trình 30a năm 2018.............................................127
Biểu đồ 4.2. Thu nhập bình quân đầu người các huyện của tỉnh Thanh Hóa thuộc
Chương trình 30a............................................................................................ 141


LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU...............................................................................................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1
2. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu..................................................................2
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................5
4. Đóng góp của luận án.....................................................................................................6
5. Bố cục của luận án..........................................................................................................7
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...............................................................8
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội ở Việt Nam....................8
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh
Hố và huyện Như Xuân................................................................................ 15
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề và nhiệm vụ khoa học của luận án 20
1.2.1. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..................... 20
1.2.2. Những nội dung luận án cần tiếp tục tập trung nghiên cứu.........................22
Chương 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHƯ XUÂN TỪ NĂM
1996 ĐẾN NĂM 2010............................................................................................................23
2.1. Những yếu tố tác động đến chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân giai
đoạn 1996-2010..................................................................................................................23
2.1.1. Diên cách, điều kiện tự nhiên......................................................................... 23
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân trước năm 1996.................29
2.1.3. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Chính phủ,
tỉnh Thanh Hố và huyện Như Xuân.......................................................................34
2.2. Chuyển biến kinh tế..........................................................................................................39
2.2.1. Tổng giá trị sản xuất........................................................................................39
Biểu đồ 2.1. Tổng giá trị sản xuất của Như Xuân từ năm 2005 đến năm 2010 (tính
theo giá cố định năm 1994)...................................................................................................39
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Như Xuân từ năm 2002 đến năm 2010
(tính theo giá cố định năm 1994)..........................................................................................40
2.2.2. Sự phát triển của các ngành kinh tế........................................................... 41
Bảng 2.1. Thống kê diện tích các loại cây trồng ở huyện Như Xuân (1996-2010)...........41
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng huyện Như Xn (1996-2010).................42

Bảng 2.2. Diện tích trồng cây cơng nghiệp lâu năm ở Như Xuân (1997 - 2010)...........43
Biểu đồ 2.4. Năng suất một số loại cây trồng chủ yếu ở huyện Như Xuân (1996 - 2010)
.............................................................................................................................................
45
Bảng 2.3. Sản lượng một số loại cây trồng của huyện Như Xuân (1996 - 2010)...............46


Bảng 2.4. Số lượng gia súc, gia cầm ở Như Xuân (1996-2010)........................................48
Biểu đồ 2.5. Diện tích trồng rừng tập trung ở Như Xuân (1996-2020)............................49
Biểu đồ 2.6. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và lâm nghiệp ở Như Xuân (19962010) (tính theo giá cố định năm 1994)............................................................................. 51
Bảng 2.5. Số cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ở huyện Như Xuân (19972010) .................................................................................................................................... 52
Biểu đồ 2.7. Giá trị sản xuất cơng nghiệp Như Xn (1997-2010) (tính theo giá cố định
năm 1994)............................................................................................................................ 53
Bảng 2.6. Cơ sở kinh doanh thương nghiệp ở huyện Như Xuân (1997-2010).................55
2.2.3. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế............................................................. 57
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu kinh tế huyện Như Xuân năm 1997 và năm 2010........................... 58
2.3. Chuyển biến về xã hội...................................................................................................59
2.3.1. Dân số, lao động...........................................................................................59
Bảng 2.7. Dân số huyện Như Xuân từ năm 1989 đến năm 2009.....................................60
Bảng 2.8. Dân số các xã, thị trấn huyện Như Xuân giai đoạn 1996 - 2009....................60
2.3.2. Cơng tác xóa đói, giảm nghèo......................................................................... 61
Bảng 2.9. So sánh thu nhập bình quân đầu người huyện Như Xuân với thu nhập bình
quân đầu người tồn tỉnh Thanh Hố và khu vực nơng thơn của tỉnh (2000-2010)....62
2.3.3. Giáo dục, y tế....................................................................................................64
Bảng 2.10. Thống kê số lớp học, học sinh từ Tiểu học đến Trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Như Xuân từ năm học 1997-1998 và năm học 1999-2000.......................................64
Bảng 2.11. Thống kê tỷ lệ học sinh từ Tiểu học, THCS, THPT đỗ tốt nghiệp trên địa bàn
huyện Như Xuân từ năm học 1996-1997 đến năm học 1999-2000.....................................65
Bảng 2.12. Thống kê số người được khám, chữa bệnh tại tuyến cơ sở và tuyến huyện
trên địa bàn huyện Như Xuân năm 1998 và năm 2000....................................................69

2.3.4. Văn hoá, thể dục thể thao................................................................................71
Bảng 2.13. Thống kê số hộ gia đình thể thao, số người thường xuyên tập luyện thể dục,
thể thao trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm 2001 đến năm 2010...............................72
Bảng 2.14. Thống kê số đơn vị, làng xã đạt làng, xã, đơn vị văn hoá, gia đình văn hố
(2004 - 2010) tại huyện Như Xn.......................................................................................72
Tiểu kết chương 2..............................................................................................................73
Chương 3 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHƯ XUÂN TỪ NĂM
2011 ĐẾN NĂM 2018.............................................................................................................75
3.1. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân giai đoạn 2010 2018................................................................................................................................. 75
3.2. Chuyển biến kinh tế....................................................................................................79
3.2.1. Tổng giá trị sản xuất........................................................................................79
Biểu đồ 3.1 Tổng giá trị sản xuất của huyện Như Xuân từ năm 2011 đến năm 2015
(tính theo giá cố định năm 1994)........................................................................................79


Biểu đồ 3.2 Tổng giá trị sản xuất của Như Xuân từ năm 2016 đến năm 2018 (tính theo
giá cố định năm 2010).........................................................................................................80
3.2.2. Sự phát triển của các ngành kinh tế............................................................... 81
Bảng 3.1. Thống kê diện tích trồng lúa, ngơ ở huyện Như Xuân (2011 - 2018)...............81
Bảng 3.2. Thống kê diện tích mía, sắn, cao su ở Như Xuân (2011-2018).......................82
Biểu đồ 3.3. Năng suất lúa, ngô ở huyện Như Xuân (2011-2018)....................................83
Bảng 3.3. Thống kê về sản lượng một số loại cây trồng ở Như Xuân (2011-2018)...........84
Bảng 3.4. Thống kê về tổng đàn trâu bò, lợn, dê, gia cầm trên địa bàn huyện Như
Xuân từ năm 2011 đến năm 2018.........................................................................................85
Biểu đồ 3.4. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2011-2015 (tính theo giá cố
định 1994)............................................................................................................................88
Biểu đồ 3.5. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản các năm 2016-2018 (tính theo giá cố
định 2010)............................................................................................................................89
Bảng 3.5. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Như Xuân giai đoạn 2015-2018
.............................................................................................................................................

92
Biểu đồ 3.6. Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Như Xuân...............................92
Biểu đồ 3.7. Tỷ trọng giá trị thương mại, dịch vụ, vận tải ở huyện Như Xuân từ 2011 2018 ..................................................................................................................................... 95
3.2.3. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế................................................................. 96
Bảng 3.6. Tổng giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ, thương mại, vận tải trên địa bàn huyện Như Xuân (2011 - 2015)
(Tính theo giá cố định năm 1994)........................................................................................96
Biểu đồ 3.8. Cơ cấu các ngành kinh tế ở huyện Như Xuân từ năm 2011 đến 2015...........97
Bảng 3.7. Thống kê giá trị sản xuất, tỷ trọng kinh tế của các ngành kinh tế ở huyện
Như Xuân từ năm 2016 đến năm 2018 (tính theo giá cố định năm 2010).........................97
Biểu đồ 3.9. Cơ cấu các ngành kinh tế ở huyện Như Xuân từ năm 2016 đến 2018...........98
Bảng 3.8. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp,
thủy sản trên địa bàn huyện Như Xuân (2011 - 2018)......................................................99
3.3. Chuyển biến về xã hội...............................................................................................101
3.3.1. Dân số, lao động.............................................................................................101
Bảng 3.9. Quy mô dân số huyện Như Xuân qua một số năm (2010-2018)..................101
3.3.2. Cơng tác xố đói, giảm nghèo........................................................................ 102
Bảng 3.10. Thống kê bình quân lương thực, bình quân thu nhập của người dân trên
địa bàn huyện Như Xuân từ năm 2011 đến năm 2018....................................................103
Bảng 3.11. Thống kê tỷ lệ giảm hộ nghèo ở huyện Như Xuân (2011-2018).................104
3.3.3. Giáo dục, y tế..................................................................................................106
Bảng 3.12. Kết quả chất lượng học sinh giỏi của huyện Như Xuân qua các năm từ
năm học 2011-2012 đến năm 2017-2018............................................................................107


Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn
của các cấp học, bậc học trên địa bàn huyện Như Xuân (2011 - 2018).............................108
3.3.4. Văn hoá, thể dục thể thao..............................................................................111
Tiểu kết chương 3............................................................................................................113
Chương 4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA

HUYỆN NHƯ XUÂN GIAI ĐOẠN 1996 - 2018.............................................................116
4.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, chủ trương, chính sách đúng đắn là yếu tố quan
trọng, thúc đẩy những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Như Xuân..........................116
4.2. Chuyển biến kinh tế của huyện Như Xuân theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm thuỷ
sản, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh
của huyện..........................................................................................................................120
Bảng 4 1. Cơ cấu kinh tế các huyện của tỉnh Thanh Hố theo Chương trình 30a năm 2018
...........................................................................................................................................
122
Bảng 4.2. Thống kê sản lượng sắn của các huyện miền núi tỉnh Thanh Hố.............123
Bảng 4.3.Thống kê diện tích cây cao su cho sản phẩm của các huyện miền núi tỉnh
Thanh Hoá.............................................................................................................................123
4.3. Trong các chuyển biến về xã hội của Như Xn, xố đói giảm nghèo là thành tựu
nổi bật nhất......................................................................................................................124
Bảng 4.4. Thống kê hoạt động thu ngân sách trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm
2001 đến năm 2010...............................................................................................................125
Bảng 4.5. Tình hình thu ngân sách của huyện giai đoạn 2011-2018.............................126
Biểu đồ 4.1. Kết quả thu ngân sách của một số huyện tỉnh Thanh Hố thuộc Chương
trình 30a năm 2018........................................................................................................... 127
Bảng 4.6. Số hộ nghèo và cận nghèo tại các huyện Như Xuân, Như Thanh, Thường
Xuân.......................................................................................................................................128
Bảng 4.7 Số hộ có nhà ở chia theo các phương tiện phục vụ sinh hoạt năm 2009......130
4.4. Chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Như Xuân là q trình liên tục, song có sự
khác biệt giữa hai giai đoạn: 1996-2010 và 2010-2018...............................................131
4.5. Tác động quan trọng của quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội ở Như Xuân là
số xã đạt chuẩn Nông thôn mới, thu nhập của người dân tăng nhanh................138
Biểu đồ 4.2. Thu nhập bình quân đầu người các huyện của tỉnh Thanh Hóa.................141
thuộc Chương trình 30a..................................................................................................... 141
4.6. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song quá trình chuyển biến kinh tế xã hội ở
Như Xuân vẫn còn một số tồn tại, hạn chế..................................................................143

KẾT LUẬN...........................................................................................................................147
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
ÁN...........................................................................................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................153
PHỤ LỤC..............................................................................................................................175
Phụ lục 1. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN NHƯ XUÂN.....................................175
Phụ lục 2. MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN.....................................................176


Phụ lục 3. MỘT SỐ BẢNG............................................................................................190
Phụ lục 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HUYỆN NHƯ XUÂN...........................................193


16
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 18/11/1996, thực hiện Nghị định 72/CP của Thủ tướng Chính
phủ, 16 xã của huyện Như Xuân được tách ra để thành lập huyện Như Thanh.
Sau khi chia tách, huyện miền núi Như Xuân có 14 xã, 02 thị trấn là: Thị trấn
Nơng trường Bãi Trành và thị trấn Yên Cát. Với tỷ lệ hộ đói nghèo, cận nghèo
chiếm trên 80% dân số, Như Xuân được xếp vào danh sách một trong 7 huyện
miền núi nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa và là 1 trong 63 huyện nghèo của cả
nước được Chính phủ hỗ trợ đầu tư theo Nghị quyết 30a.
Thế nhưng, chỉ 22 năm sau khi chia tách thành lập, ngày 7/3/2018, Thủ
tướng Chính phủ ký Quyết định số 275/QĐ-TTg, theo đó, Như Xuân là 1
trong 8 huyện của cả nước thoát nghèo trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm
2020. Như Xuân khơng chỉ là huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa thuộc
Chương trình 30a thực hiện thành cơng thốt nghèo, mà là huyện duy nhất
trong những huyện nghèo của cả khu vực Bắc Trung Bộ đạt được thành tựu
mang tính lịch sử trong thời điểm đó.

Chính vì vậy, từ góc độ sử học, chúng tôi chọn đề tài: “Chuyển biến
kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm
2018” làm đề tài luận án, với mong muốn nghiên cứu, làm rõ những chuyển
biến sâu sắc, toàn diện, liên tục về kinh tế, xã hội của mảnh đất Như Xuân.
Nơi đây - một cộng đồng dân cư đông đảo bao gồm các dân tộc: Thái, Thổ,
Mường, Kinh, Tày, chiếm tỷ lệ khoảng 1,60% tổng số dân tồn tỉnh Thanh
Hóa, thơng qua việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững, các chương trình dành cho
các xã, huyện miền núi, biên giới hải đảo, chương trình xây dựng Nơng thơn
mới,… đã đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lịng để xây dựng q hương
thốt khỏi đói nghèo, lạc hậu.
Nghiên cứu Như Xuân là một nghiên cứu trường hợp điển hình. Trên
thực tế, từ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, hướng nghiên cứu về những
chuyển biến kinh tế, xã hội trên phạm vi cả nước, hay một vùng, một tỉnh,


thành, thị, quận, huyện… đã thu hút sự quan tâm nhiều nhà nghiên cứu thuộc
nhiều ngành khoa học khác nhau như: Kinh tế học, chính trị học, xã hội học,
văn hóa học, nhân học v.v... Ở phương diện sử học, việc nghiên cứu về những
chuyển biến kinh tế, xã hội ở khu vực đồng bằng, trung du, miền núi đã và
đang thu hút được đông đảo các nhà Sử học trong và ngoài nước cũng như các
nghiên cứu sinh thuộc các cơ sở đào tạo khác nhau trên cả nước. Việc lựa
chọn nghiên cứu chuyển biến kinh tế, xã hội ở một trong 7 huyện nghèo nhất
tỉnh Thanh Hóa và một trong 63 huyện nghèo nhất của cả nước nằm trong
diện được Chính phủ hỗ trợ, đầu tư theo Nghị quyết 30a, chúng tơi mong
muốn nhìn nhận thêm về q trình xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững trên
phạm vi cả nước. Đồng thời, từ nghiên cứu trường hợp huyện Như Xn,
chúng tơi hy vọng góp phần làm rõ những chuyển biến chung về kinh tế, xã
hội của các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, cũng như rộng hơn là các huyện
miền núi ở vùng Bắc Trung bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định.

Từ những lý do căn bản trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề:
“Chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa từ
năm 1996 đến năm 2018” làm đề tài nghiên cứu luận án.
2. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là quá trình chuyển biến
kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2018.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây:
- Trên cơ sở nguồn tài liệu phong phú có nội dung liên quan đến đề tài, tập
trung làm rõ những yếu tố như: điều kiện tự nhiên, xã hội, bối cảnh lịch sử,
chủ trương phát triển kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chuyển biến kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện Như Xuân từ năm 1996 đến năm 2018.
- Nghiên cứu những chuyển biến về kinh tế, từ đó chỉ rõ sự thay đổi vị thế của
các ngành kinh tế trong kết cấu của nền kinh tế trên địa bàn huyện Như
Xuân trong giai đoạn 1996-2018.


- Tìm hiểu những chuyển biến tồn diện, sâu sắc về xã hội trên địa bàn huyện
Như Xuân trên các phương diện như: dân số, lao động, cơng tác xố đói giảm
nghèo, giáo dục, y tế, văn hố…
- Rút ra một số nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội trên địa bàn
huyện Như Xuân (1996-2018) trên cả phương diện tích cực và hạn chế.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Về thời gian
Mốc thời gian mở đầu cho việc nghiên cứu chuyển biến kinh tế, xã hội
ở huyện Như Xuân chính là ngày 18/11/1996, khi huyện Như Xuân thực hiện
Nghị định 72/CP của Thủ tướng chính phủ cắt 16 xã trong tổng số 28 xã 02
thị trấn của huyện để thành lập huyện Như Thanh. Tuy nhiên, năm 1996, sau
khi chia tách chỉ còn hơn 1 tháng là bước sang năm 1997, một số số liệu về

kinh tế, xã hội năm 1996 là số liệu chung của 2 huyện Như Xuân và Như
Thanh, không chia tách được, nên trong một số trường hợp cụ thể, chúng tôi
sử dụng số liệu bắt đầu từ năm 1997 để nghiên cứu.
Mốc thời gian kết thúc của luận án được xác định là vào ngày
31/12/2018. Mặc dù, ngày 7/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 965/QĐ-TTg chính thức cơng nhận huyện Như Xuân là một trong 8
huyện của cả nước thoát nghèo trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020.
Nhưng chúng tôi cho rằng lấy các số liệu thống kê về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,... trên địa bàn huyện Như Xuân vào ngày
31/12/2018 để phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu với những năm trước đó
thì sức thuyết phục và giá trị khoa học của đề tài sẽ cao hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, để nhìn nhận rõ hơn sự chuyển biến về
kinh tế - xã hội của huyện, chúng tôi lấy năm 2010 để phân chia thời gian
nghiên cứu thành 2 giai đoạn 1996-2010 và 2011-2018. Đây cũng là mốc thời
gian các địa phương bắt đầu thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới
nhằm phát triển nông thơn hiện đại, văn minh.
Nhằm đảm bảo tính liên tục, hệ thống, khách quan và logic trong
nghiên cứu lịch sử, trong luận án, ở một vài tiểu mục, chúng tôi có đề cập đến


các khoảng thời gian trước hoặc sau phạm vi nghiên cứu.
2.3.2. Về không gian
Không gian nghiên cứu của luận án được xác định rõ tương ứng với địa
giới hành chính của huyện Như Xuân sau chia tách ngày 18/11/1996 đến ngày
31/12/2018. Tuy nhiên, trong luận án, để có cái nhìn đối sánh, chúng tơi có đề
cập đến các khơng gian khác có liên quan.
2.3.3. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội của một địa phương là vấn
đề có phạm vi rộng. Trong đó, chuyển biến kinh tế bao gồm các vấn đề chính
như: chuyển biến theo ngành kinh tế, chuyển biến thành phần kinh tế và

chuyển biến kinh tế theo vùng lãnh thổ. Đối với huyện Như Xuân, trong
khoảng thời gian xác định của luận án, chuyển biến thành phần kinh tế diễn ra
mờ nhạt. Từ năm 1996 đến năm 2018, Như Xn khơng có khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngồi. Trong khu vực kinh tế trong nước, Như Xn cũng
khơng có các doanh nghiệp do Trung ương quản lí, tỉnh quản lí mà chỉ có các
cơ sở kinh tế do huyện quản lí. Với các cơ sở sản xuất của Như Xuân, sự
chuyển biến về thành phần kinh tế chủ yếu nhất vẫn là hiện tượng giảm các cơ
sở kinh tế tập thể, gia tăng các hộ kinh tế cá thể, các cơng ty TNHH. Do vậy,
trong khi trình bày các ngành kinh tế ở Như Xuân, chúng tôi sẽ phân tích sự
thay đổi này nhưng khơng đề cập chun sâu thành tiểu mục về vấn đề
chuyển biến thành phần kinh tế ở Như Xuân.
Về chuyển dịch vùng kinh tế, từ tháng 11/1997 - 3/1998, UBND huyện
Như Xuân phối hợp cùng các ngành cấp tỉnh tiến hành khảo sát, quy hoạch lại
toàn bộ nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn huyện và phân chia thành 3
vùng để phát triển kinh tế bao gồm vùng kinh tế thị trấn Yên Cát, vùng kinh
tế 6 Thanh, vùng kinh tế Xuân Bình. Tuy nhiên, trên thực tế, sự quy hoạch
này chỉ có ý nghĩa để các xã thuộc các vùng kinh tế trên phát huy những
những thế mạnh khác nhau như vùng kinh tế thị trấn Yên Cát phù hợp trồng
lúa, vùng 6 Thanh thích hợp trồng lúa nước và trồng cây cơng nghiệp, vùng
kinh tế Xuân Bình đất đai thuận lợi trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài


ngày. Nói cách khác đây là sự chuyển biến về cơ cấu cây trồng phù hợp với
điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu.
Chính vì vậy, trong khn khổ luận án, đối với vấn đề chuyển biến kinh tế
của huyện Như Xuân, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ hai vấn đề chính bao gồm:
những bước phát triển trong tổng giá trị sản xuất, những thay đổi trong các ngành
kinh tế của huyện Như Xuân và chuyển biến về cơ cấu ngành kinh tế của huyện.
Đối với các vấn đề xã hội, đây là vấn đề có nội hàm khá rộng, chúng tơi
chưa có điều kiện để nghiên cứu đầy đủ các vấn đề trong đời sống xã hội của

cộng đồng cư dân huyện Như Xuân từ năm 1996 đến năm 2018, đặc biệt là
các vấn đề liên quan đến những biến đổi về văn hoá truyền thống của đồng
bào các dân tộc thiểu số, trong phạm vi của luận án, chúng tôi xin giới hạn
phạm vi nghiên cứu tập trung trong những vấn đề chủ yếu về đời sống xã hội
của cộng đồng cư dân Như Xuân bao gồm: dân số, lao động, cơng tác xố đói
giảm nghèo, những vấn đề chung về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tài liệu
Để hồn thành luận án, chúng tơi dựa vào các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Tài liệu lưu trữ
Chúng tôi tiếp cận khai thác nguồn tài liệu lưu trữ tại: Văn phòng Tỉnh
ủy, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, Văn phịng Huyện ủy, Văn phịng
UBND huyện Như Xuân, chi cục thống kê của các huyện Như Xuân, Thường
Xuân, Như Thanh, Bá Thước… để khai thác các Văn kiện đại hội đại biểu
Đảng các cấp, Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của HĐND, UBND huyện
Như Xuân, các ban ngành liên quan, các Niên giám thống kê về kinh tế, văn hóa,
xã hội của tỉnh Thanh Hóa, huyện Như Xuân và các huyện miền núi khác của tỉnh
Thanh Hố… có nội dung liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
- Tài liệu là các cơng trình chun khảo: Trong q trình thực hiện đề
tài luận án, chúng tôi đã tiếp cận một số cơng trình chun khảo của các nhà
khoa học trong và ngồi nước có nội dung liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó,
chúng tơi cũng tiếp cận một số bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên


ngành như: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Dân tộc
học nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội,… ở Thanh Hóa, hẹp hơn là các
huyện miền núi Thanh Hóa trong giai đoạn 1996-2018. Những cơng trình
nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, lịch sử Đảng bộ huyện Như
Thanh, Lịch sử Đảng bộ huyện Như Xuân, Địa chí tỉnh Thanh Hóa, Địa chí
huyện Như Xn,… cũng được chúng tơi tham khảo để phục vụ cho việc thực

hiện đề tài luận án. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tham khảo một số luận án
Tiến sĩ lịch sử chọn hướng nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội ở một
số địa phương đã được bảo vệ tại các cơ sở đào tạo trên cả nước.
- Tài liệu điền dã: Tác giả đã thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn
một số nhân trong huyện để thu thập, bổ sung thêm tư liệu về chuyển biến
kinh tế, xã hội tại các thôn, bản để thực hiện đề tài.
3.2. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận: cơ sở lí luận của luận án là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách về phát triển kinh tế, xã hội của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Nhằm giải quyết những nhiệm vụ khoa học đề
tài đặt ra, chúng tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic. Trong đó, phương pháp lịch sử giúp chúng tôi xử
lý tư liệu, xây dựng đề cương, tập trung giải quyết các nội dung nghiên cứu
một cách có hệ thống, tồn diện và khách quan cả về lịch đại và đồng đại.
Phương pháp logic giúp chúng tơi phân tích, đánh giá, rút ra các nhận xét,… về
chuyển biến kinh tế, xã hội ở Như Xuân (1996-2018) một cách chặt chẽ, khoa
học.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp liên ngành, thống kê, so
sánh,… để làm rõ về những chuyển biến kinh tế, xã hội trong phạm vi không
gian, thời gian đề tài xác định. Các đợt điền dã, khảo sát tại địa bàn các xã, thị
trấn, phỏng vấn chuyên sâu… tại địa bàn huyện Như Xn giúp chúng tơi có
cái nhìn khách quan, tồn diện hơn khi nhìn nhận, đánh giá các nội dung nghiên
cứu của đề tài.
4. Đóng góp của luận án
- Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, hệ


thống về chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân, từ khi chia tách
huyện đến khi Như Xuân trở thành huyện miền núi đầu tiên của tỉnh Thanh

Hóa thoát nghèo (18/11/1996 - 31/12/2018). Kết quả nghiên cứu của luận án
sẽ góp phần vào hướng nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội ở 7 huyện
nghèo của tỉnh Thanh Hóa, 63 huyện nghèo cả nước được Chính phủ hỗ trợ
đầu tư theo Nghị quyết 30a.
- Luận án tập hợp một hệ thống tài liệu phong phú có nội dung liên quan đến đề
tài. Đây cũng là nguồn tài liệu đáng tin để sử dụng trong việc biên soạn lịch
sử, địa chí, văn hóa, dân tộc học nhân học,… tại huyện Như Xuân nói riêng,
tỉnh Thanh Hóa nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng để biên soạn, giảng dạy lịch sử
địa phương cho học sinh THCS, THPT trên địa bàn huyện Như Xuân,…
- Lãnh đạo địa phương có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của luận án, nhất
là ý kiến đề xuất để làm cứ liệu khoa học cho việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai
các nhiệm vụ phát triển kinh tế; văn hóa - xã hội ở Như Xuân trong các giai
đoạn tiếp theo, v.v…
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của luận án được kết cấu trong 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân từ năm
1996 đến năm 2010
Chương 3: Chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Như Xuân từ năm
2011 đến năm 2018
Chương 4: Một số nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của
huyện Như Xuân từ năm 1996 đến năm 2018


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, có nhiều cơng trình nghiên cứu về

kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, chuyển biến kinh tế, xã hội nói riêng trên
phạm vi cả nước hay trong phạm vi không gian một tỉnh, thành, quận, huyện,
… đã được công bố cả trong và ngồi nước. Trong q trình thực hiện đề tài,
chúng tơi đã tiếp cận một số cơng trình nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội
cũng như chuyển biến kinh tế, xã hội ở một số địa phương trong những
khoảng thời gian khác nhau. Đó là chưa kể những cơng trình nghiên cứu về
lịch sử, văn hố, kinh tế,… trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hay hẹp hơn là các
huyện miền núi phía Tây và huyện Như Xuân có nội dung liên quan ít nhiều
đến đề tài. Chúng tơi phân loại thành những nhóm cơng trình có nội dung liên
quan đến đề tài luận án như sau:
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
Năm 1991, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội ấn hành cơng trình “Đổi mới
kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải pháp”, do Phạm Xuân Nam (chủ
biên). Trên cơ sở những thành tựu đạt được sau 4 năm thực hiện công cuộc
đổi mới đất nước về kinh tế, văn hóa, xã hội,… dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, các tác giả khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng
trong việc chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tồn tại của nhiều thành
phần kinh tế khác nhau. Cơng trình cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế và đề
ra một số giải pháp khắc phục yếu kém, huy các thành tựu to lớn đã đạt được
để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước. Phạm vi nghiên cứu của
cơng trình này là trên địa bàn 54 tỉnh, thành của cả nước, thời gian nghiên cứu
không trùng hợp với thời gian nghiên cứu của luận án, song, chúng tôi kế thừa
từ kết quả nghiên cứu của cơng trình này để nhìn nhận đánh giá bức tranh
kinh tế, xã hội ở huyện Như Xuân trước khi chia tách một cách khách quan,
trung thực. Đây vốn là một trong những yếu tố hay nói chính xác hơn là một


thách thức lớn đối với sự chuyển biến kinh tế, xã hội ở Như Xuân sau khi chia
tách (18/11/1996). Bởi vì, cho đến năm 1995, sau 10 năm đổi mới, Như Xuân

vẫn là một trong những huyện nghèo nhất ở Thanh Hóa và cả nước với trên
80% dân số thuộc diện nghèo và cận nghèo và kinh tế dựa hẳn vào các ngành
nông - lâm nghiệp khi mà giá trị sản xuất của các ngành kinh tế này chiếm
trên 80% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế.
Năm 1994, tác giả Vũ Tuấn Anh xuất bản cuốn sách Đổi mới kinh tế và
phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã nêu ra những nét chủ
yếu trong q trình đổi mới các chính sách kinh tế, nêu rõ vai trò quan trọng
của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá những tác động
của quá trình đổi mới kinh tế đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; dưới ảnh hưởng của chính sách đổi
mới kinh tế sẽ dẫn đến những chuyển biến của cơ cấu xã hội, xu hướng phân
tầng xã hội. Đây cũng là cơng trình giúp chúng tơi tham khảo cơ sở lý luận về
đổi mới kinh tế và phát triển khi chúng tôi nghiên cứu trường hợp huyện Như
Xn.
Một trong những cơng trình nghiên cứu chun sâu về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hóa tồn bộ nền kinh tế quốc
dân được Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội phát hành vào năm 1994 có tựa đề:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa nền kinh tế quốc
dân” của tác giả Đỗ Đình Giao. Cơng trình này ra đời trước khi Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII (1995) đề ra chủ trương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, tác giả đã đưa ra nhiều cách tiếp cận, xử lý tài liệu, số liệu, phân
tích, lý giải,… về nguyên nhân phải chuyển dịch toàn bộ cơ cấu nền kinh tế
Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân. Phương pháp
tiếp cận, giải quyết vấn đề của tác giả được chúng tôi tham khảo, vận dụng
trong quá trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Như Xuân
trong khoảng thời gian đề tài xác định.
Năm 1996, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, cho phát hành cơng trình:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn” của Đỗ Hoài
Nam. Trên cơ sở tập hợp nguồn tài liệu phong phú, tác giả cơng trình đã



đi sâu phân tích, lý giải về tính tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành trên phạm vi cả nước, cũng như trong từng vùng kinh tế và ngay cả
trong nội ngành kinh tế riêng biệt. Tác giả cũng đưa ra những phân tích,
lập luận chặt chẽ, thuyết phục về việc phải xây dựng và phát triển các
ngành kinh tế mũi nhọn để tạo ra bước phát triển mang tính đột phá cho
tồn bộ nền kinh tế, cũng như kinh tế của từng địa phương, chứ không thể
đầu tư mang tính đồng bộ, dàn trải cho tất cả các ngành kinh tế. Trong
luận án chúng tơi có vận dụng những thành quả nghiên cứu của Đỗ Hoài
Nam vào việc phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, xã hội, nhất là phân tích, lý giải sự thay đổi vị thế của
ngành nông - lâm - ngư nghiệp từ ngành kinh tế trọng điểm chủ đạo, sang
những ngành kinh tế quan trọng, trong khi các ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp,… từ ngành kinh tế chưa, chậm phát triển thành ngành
kinh tế chủ lực, trọng tâm trên địa bàn huyện Như Xuân.
Nguyễn Văn Chinh, Vũ Quang Việt, Trần Vân trong cơng trình: “Kinh
tế Việt Nam đổi mới: Những phân tích và đánh giá quan trọng”, do Nxb
Thống kê, Hà Nội phát hành năm 2002, lại giới thiệu với người đọc một hướng
tiếp cận mới về kinh tế - xã hội ở Việt Nam sau 15 năm thực hiện công cuộc
đổi mới (1986- 2001). Cụ thể: Trên cơ sở tập hợp các thành tựu đạt được về
kinh tế của Việt Nam ở các vùng miền, một số tỉnh, thành, nhất là thủ đô Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, vùng
đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc, Nam Trung bộ - Tây Nguyên,… từ 1986 đến
2001, các tác giả đã thống kê một cách khá chi tiết về tốc độ tăng trưởng kinh
tế, quy mô tăng trưởng kinh tế,… trên phạm vi cả nước và các vùng, miền. Từ
đó đưa ra những phân tích, đánh giá, nhận định về chuyển dịch cơ cấu, tốc độ
tăng trưởng và quy mô chuyển đổi của các ngành kinh tế cũng như chỉ ra một
số hạn chế trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa các thành phố, đô thị với vùng
nông thôn và vùng núi.
Mặc dầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng núi thuộc các tỉnh Bắc Trung

bộ (nhất là 11 huyện miền núi Thanh Hóa), Nam Trung bộ hay Tây Bắc bộ chưa
được nghiên cứu, nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, song, phương pháp
nghiên


×