Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Luận án tiến sĩ đảng lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía bắc từ năm 1996 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________________________

Trần Lê Thanh

ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XĨA ĐĨI, GIẢM NGHÈO
Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NƯI PHÍA BẮC
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Mã số:

62225601

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN KIM ĐỈNH

Hà Nội - 2015

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình độc lập của cá nhân tơi. Các
thơng tin trong Luận án là trung thực. Những thơng tin đƣợc trích dẫn đều có
nguồn gốc đầy đủ.

Tác giả Luận án



Trần Lê Thanh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN

i

MỤC LỤC

ii

DANH MỤC BẢNG

v

MỞ ĐẦU

1

1.

Lý do chọn đề tài

1


2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

3

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3

4.

Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu

4

5.

Đóng góp của luận án

5

6.

Kết cấu của luận án

6


TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1.

7

Những cơng trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xố đói,
giảm nghèo trên cả nƣớc

7

1.1.

Những cơng trình của tác giả nƣớc ngồi

7

1.2.

Những cơng trình của tác giả Việt Nam

8

2.

Những cơng trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xố đói,
giảm nghèo ở miền núi phía Bắc

3.


12

Những cơng trình nghiên cứu về xố đói, giảm nghèo ở các tỉnh
Bắc Giang, Hà Giang, Hịa Bình và Sơn La

4. Kết luận

17
19

Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VỀ XỐ ĐĨI, GIẢM NGHÈO CỦA
ĐẢNG VÀ VẬN DỤNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ BẮC GIANG,
HÀ GIANG, HÕA BÌNH VÀ SƠN LA (1996-2000)

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.

Những nhân tố tác động đến thực hiện xố đói, giảm nghèo ở các
tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hịa Bình và Sơn La và chủ trƣơng,
chỉ đạo của Đảng về xố đói, giảm nghèo

22

1.1.1. Những nhân tố tác động đến thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các
tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hịa Bình và Sơn La
1.1.2. Chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng về xố đói, giảm nghèo

1.2.

22
40

Các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hịa Bình và Sơn La vận
dụng chủ trƣơng của Đảng về xố đói, giảm nghèo

46

1.2.1. Chủ trƣơng của các đảng bộ

46

1.2.2. Chỉ đạo thực hiện của các đảng bộ

51

Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG MỚI VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA
ĐẢNG VÀ VẬN DỤNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ BẮC GIANG,
HÀ GIANG, HÕA BÌNH VÀ SƠN LA (2001-2010)
2.1.

72

Hồn cảnh lịch sử mới và chủ trƣơng, chỉ đạo của Đảng về xố
đói, giảm nghèo

72


2.1.1. Hồn cảnh lịch sử mới

72

2.1.2. Chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng về xóa đói, giảm nghèo

73

2.2.

Các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hịa Bình và Sơn La vận
dụng chủ trƣơng của Đảng về xoá đói, giảm nghèo

80

2.2.1. Chủ trƣơng của các đảng bộ

80

2.2.2. Chỉ đạo thực hiện của các đảng bộ

86

Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1.

Nhận xét sự lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng

110
110


3.1.1. Ƣu điểm và nguyên nhân

110

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

118

3.2.

123

Kinh nghiệm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.1. Đảng coi trọng hoạch định chủ trƣơng, chính sách xóa đói, giảm
nghèo trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đặc biệt về nguồn lực và quan
tâm theo dõi, kiểm tra thƣờng xuyên trong chỉ đạo thực hiện

123

3.2.2. Các đảng bộ địa phƣơng quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ
trƣơng, chính sách xố đói, giảm nghèo của Đảng và chú trọng sự
sâu sát trong chỉ đạo thực hiện

129


3.2.3. Đảng và các đảng bộ địa phƣơng coi trọng chỉ đạo phối hợp thực
hiện xố đói, giảm nghèo ở Trung ƣơng và địa phƣơng nhằm bảo
đảm nguồn lực
KẾT LUẬN

139
146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

149

TÀI LIỆU THAM KHẢO

150

PHỤ LỤC

165

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.

Lƣợng mƣa các tháng trong năm của Hà Giang.......................... 24


Bảng 1.2. GDP của các tỉnh theo giá thực tế năm 2000 ............................... 27
Bảng 1.3. Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo
nguồn thu năm 2002 ..................................................................... 28
Bảng 1.4. Năng suất lúa của Hà Giang ......................................................... 28
Bảng 1.5. Tỷ lệ đói nghèo phân theo vùng ................................................... 32
Bảng 1.6. Số xã có tỷ lệ đói nghèo trên 40% và xã thuộc chƣơng trình 135 ..... 33
Bảng 1.7. Số xã chƣa có đƣờng vào trung tâm xã ........................................ 63
Bảng 1.8. Tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 19982000 (%) ....................................................................................... 70
Bảng 1.9. Số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% các tỉnh miền núi phía Bắc
năm 2000 ...................................................................................... 70
Bảng 2.1. Các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm phát huy vai trị các
tổ chức chính trị-xã hội trong cơng tác xố đói, giảm nghèo ....... 90
Bảng 2.2. Sự chủ động tham gia xóa đói, giảm nghèo của các tổ chức
chính trị-xã hội ............................................................................. 90
Bảng 2.3. Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo của các tổ chức
chính trị - xã hội ở Hịa Bình ........................................................ 96
Bảng 2.4. Hiệu quả tun truyền xóa đói giảm nghèo của các tổ chức
chính trị - xã hội ở Hà Giang ........................................................ 97
Bảng 2.5. Hiệu quả hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ vốn, tƣ vấn khoa học kĩ
thuật, cơng nghệ... xóa đói giảm nghèo của các tổ chức
chính trị - xã hội ở Hịa Bình ....................................................... 97
Bảng 2.6. Hiệu quả hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ vốn, tƣ vấn khoa học kĩ
thuật, cơng nghệ... xóa đói giảm nghèo của các tổ chức
chính trị - xã hội ở Hà Giang ....................................................... 98

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 2.7. Ngƣời dân tham gia hoạt động xóa đói giảm nghèo .................... 98
Bảng 2.8. Tỷ lệ lƣợt ngƣời khám chữa bệnh ngoại trú cơ sở lang y .......... 104

Bảng 2.9. Tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh miền núi phía Bắc ......................... 107
Bảng 3.1. Nguyên nhân nghèo của hộ gia đình .......................................... 111
Bảng 3.2. Tổng hợp nguyên nhân giúp hộ thoát nghèo trong 4 năm
ở Bắc Giang (2006-2009) ........................................................... 111
Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn thắp sáng chính là điện lƣới ................ 112
Bảng 3.4. Tổng hợp kinh phí chƣơng trình giảm nghèo từ năm 2006
đến năm 2009 của tỉnh Bắc Giang.............................................. 122

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xóa đói, giảm nghèo là chủ trƣơng, chính sách xã hội lớn, lâu dài của
Đảng nhằm bảo đảm công bằng xã hội và định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong
quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo, trƣớc yêu cầu quan trọng và
cấp bách đặt ra của xố đói, giảm nghèo, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
(1996) đề ra Chƣơng trình xố đói, giảm nghèo nhằm tập trung nguồn lực
thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
Sau 15 năm thực hiện Chƣơng trình xố đói, giảm nghèo, đời sống của
một bộ phận nhân dân đƣợc cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo của cả nƣớc đã giảm
xuống còn 10,7% (theo chuẩn nghèo mới là 14,2%) [117, tr 432]. Đó là một
thành tích lớn về thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam đƣợc cộng
đồng quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên nếu xét theo vùng thì mức độ đói nghèo ở
các vùng đặc biệt khó khăn cịn rất nghiêm trọng, trong đó miền núi phía Bắc
có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 22,5% (theo chuẩn nghèo mới là 29,4%) và
trong vùng, một số tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các tỉnh thành trên
cả nƣớc nhƣ Hà Giang là 50,0%, Lai Châu là 50,1%, Điện Biên là 50,8%...
[117, tr 432]. Trƣớc thực trạng đói nghèo nghiêm trọng ở các vùng đặc biệt
khó khăn trên đây, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI (2011) chủ trƣơng

“Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình xố đói, giảm nghèo, nhất là
ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn” [36, tr 43].
Nền kinh tế thị trƣờng có vai trị thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, từ đó có
thể tăng cƣờng nguồn lực thực hiện xóa đói, giảm nghèo nhƣng đồng thời
cũng làm nảy sinh những vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là quy luật phát triển
không đều làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc thêm. Những
vùng đặc biệt khó khăn, ít thuận lợi trong phát triển nhƣ miền núi phía Bắc do

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đó có nguy cơ tiếp tục bị đẩy vào tình trạng đói nghèo nghiêm trọng hơn so
với các vùng khác nếu khơng có những chủ trƣơng đúng đắn, kịp thời.
Nghiên cứu nhằm đánh giá, tổng kết về vai trò lãnh đạo thực hiện xóa
đói, giảm nghèo của Đảng nhất là đối với các vùng đặc biệt khó khăn do đó
có ý nghĩa hết sức cấp thiết. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về Đảng
lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn nói
chung, miền núi phía Bắc nói riêng tuy nhiên chủ yếu là tập trung đánh giá về
vai trò lãnh đạo của đảng bộ đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở địa
phƣơng.
Trong khi đó, tổ chức Đảng là một hệ thống bao gồm các cấp từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng và sự lãnh đạo của mỗi cấp đều có ảnh hƣởng nhất định
đối với kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng. Vì vậy nếu chỉ
tập trung nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của đảng bộ địa phƣơng, sự đánh giá
sẽ thiếu hệ thống, toàn diện về vai trò lãnh đạo của các chủ thể trong hệ thống
tổ chức Đảng bao gồm Đảng và đảng bộ địa phƣơng đối với kết quả thực hiện
xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng. Về địa bàn thực hiện xóa đói, giảm nghèo,
nếu chỉ giới hạn nghiên cứu ở một địa phƣơng, sự đánh giá có thể thiếu khách

quan đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo phạm vi vùng.
Từ thực trạng trên đây, yêu cầu hết sức cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn đặt ra là nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng (bao gồm Đảng và các đảng
bộ địa phƣơng) đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một số địa phƣơng
theo phạm vi vùng miền núi phía Bắc trong những năm 1996-2010, đánh giá
ƣu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, từ đó rút ra kinh nghiệm, góp phần
nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện xố đói, giảm nghèo của Đảng. Với ý
nghĩa đó tơi chọn đề tài “Đảng lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một
số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1996 đến năm 2010” làm Luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Mục đích nghiên cứu
Luận án góp phần tái hiện lịch sử lãnh đạo thực hiện xố đói, giảm
nghèo của Đảng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Luận án góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm
nghèo của Đảng ở miền núi phía Bắc nói riêng và các vùng đặc biệt khó khăn
nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ chủ trƣơng, chính sách về xố đói, giảm nghèo và chỉ đạo của
Đảng đối với triển khai thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm
1996 đến năm 2010.
Làm rõ sự vận dụng chủ trƣơng, chính sách xố đói, giảm nghèo của
Đảng và chỉ đạo thực hiện của một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc từ năm
1996 đến năm 2010.

Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm lãnh đạo thực hiện xố đói, giảm nghèo của Đảng (Đảng và các
đảng bộ) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một số
tỉnh miền núi phía Bắc.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung bao gồm chủ trƣơng, chính sách về hỗ trợ đối tƣợng đói
nghèo xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ giáo
dục, y tế và chỉ đạo của Đảng đối với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng
thể chế hóa, cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch triển khai xuống địa phƣơng,
một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc vận dụng và chỉ đạo thực hiện.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sự vận dụng chủ trƣơng, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và
chỉ đạo của một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc đối với việc thực hiện của
chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, ngƣời dân và cộng đồng.
Về không gian, một số tỉnh miền núi phía Bắc đƣợc lựa chọn để nghiên
cứu về sự lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bao gồm Bắc
Giang, Hà Giang, Hồ Bình và Sơn La vì có điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội
của vùng đặc biệt khó khăn nhƣ có vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, tỉ lệ hộ đói nghèo cao, có nhiều xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn…
Về thời gian, thực hiện nghiên cứu từ năm 1996 (Đại hội Đảng lần thứ
VIII đề ra chƣơng trình xố đói, giảm nghèo) đến năm 2010 (hồn thành mục
tiêu xố đói, giảm nghèo trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010

do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra).
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó
đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đặt trong các mối quan hệ và sự biến đổi.
Trong Luận án, các mối quan hệ và sự biến đổi đƣợc quan tâm bao gồm
chủ trƣơng, chính sách về xố đói, giảm nghèo và sự chỉ đạo thực hiện của
Đảng; chủ trƣơng, chính sách xố đói, giảm nghèo của Đảng, sự triển khai
của Nhà nƣớc và sự vận dụng, chỉ đạo thực hiện của một số đảng bộ ở miền
núi phía Bắc; điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phƣơng và sự vận
dụng của các đảng bộ; sự vận dụng của các đảng bộ địa phƣơng và chỉ đạo
thực hiện; các giai đoạn lãnh đạo thực hiện xố đói, giảm nghèo của Đảng và
các đảng bộ địa phƣơng.
Phương pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm phƣơng pháp lịch sử, lô gích,
phân tích, tổng hợp, thống kê đƣợc kết hợp trong quá trình thực hiện Luận án.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thực hiện khảo sát ở một số tỉnh miền núi phía Bắc thơng qua bảng hỏi
và phỏng vấn sâu nhằm khai thác thông tin từ các đối tƣợng bao gồm cán bộ
của các tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ và hội viên các tổ chức chính trị-xã
hội và ngƣời dân tại các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hồ Bình và Sơn La.
Nguồn tư liệu
Nguồn tƣ liệu của Luận án bao gồm:
Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn kiện, tài liệu của Đảng,

Nhà nƣớc.
Các cơng trình nghiên cứu trực tiếp và liên quan Đảng lãnh đạo thực
hiện xố đói, giảm nghèo của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, báo cáo tổng kết, lịch sử Đảng bộ của
các tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội các tỉnh Bắc Giang,
Hà Giang, Hịa Bình, Sơn La và một số tỉnh miền núi phía Bắc khác.
Tài liệu khảo sát thực tế ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và
Sơn La.
5. Đóng góp của luận án
Luận án hệ thống hố chủ trƣơng, chính sách về xóa đói, giảm nghèo
và chỉ đạo của Đảng đối với triển khai thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía
Bắc từ năm 1996 đến năm 2010, hệ thống hoá nội dung vận dụng và chỉ đạo
thực hiện của một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc, rút ra kinh nghiệm lãnh
đạo thực hiện xố đói, giảm nghèo của Đảng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Luận án là tài liệu tham khảo về Đảng lãnh đạo thực hiện xố đói, giảm
nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và các vùng đặc biệt khó khăn nói
chung.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Chủ trƣơng về xố đói, giảm nghèo của Đảng và vận dụng
của các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hịa Bình và Sơn La (1996-2000)
Chƣơng 2. Chủ trƣơng mới về xố đói, giảm nghèo của Đảng và vận
dụng của các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hịa Bình và Sơn La (20012010)

Chƣơng 3. Nhận xét và kinh nghiệm

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xố đói, giảm
nghèo trên cả nƣớc
1.1. Những cơng trình của tác giả nước ngồi
Cơng ty Aduki trong tác phẩm “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” xuất bản
năm 1996 (NXB Chính trị quốc gia) [16] phân tích thực trạng các nhóm
nghèo ở Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo của
Đảng và Nhà nƣớc, trên cơ sở đó nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam.
Công trình “Nghèo” xuất bản năm 2003 (Cơng ty in và văn hoá phẩm)
[2] của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tƣ vấn các nhà tài trợ Việt Nam đánh giá
thực trạng đói nghèo và cơng tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo của
Đảng, Nhà nƣớc, trong đó nêu lên một số hạn chế về công tác tổ chức thực
hiện nhƣ sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ về chính sách chƣa đầy đủ, q trình
lập kế hoạch đƣợc thực hiện từ trên xuống, sự tham gia của ngƣời dân vào
việc lập kế hoạch, ra quyết định và thực hiện cịn hạn chế...
Cơng trình nghiên cứu “Cơ sở hạ tầng và xố đói, giảm nghèo” năm
2005 của Pierre Jacquet (Tạp chí Lao động và xã hội) [89] đánh giá những lợi
ích của thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với xoá đói,
giảm nghèo, trong đó khẳng định rằng các hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam
khi cƣ trú ở địa bàn có đƣờng nhựa thì có thêm cơ hội để thốt nghèo cũng
nhƣ tại các vùng có hệ thống thuỷ lợi thì đói nghèo cũng ít trầm trọng hơn.

Việc đầu tƣ mở rộng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp là một
trong những khoản đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc đánh giá là có tính phân phối
lại cao nhất về mặt xã hội.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Martin Ravallion, Dominique van de Walle với cơng trình “Đất đai
trong thời kỳ chuyển đổi - Cải cách và nghèo đói ở nơng thơn Việt Nam” xuất
bản năm 2008 (Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên In Tiến bộ) [78]
đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với ngƣời nghèo,
trong đó cho rằng các viên chức nhà nƣớc tiếp tục thực hiện tái phân bổ đất
đai tại một số xã và từ đó tỷ lệ ngƣời nghèo khơng có đất sản xuất ngày càng
gia tăng.
Ngân hàng thế giới trong cơng trình “Tăng cường nơng nghiệp cho
phát triển” năm 2008 (NXB Văn hố thơng tin) [87] nêu lên một thực tế là tỷ
lệ đói nghèo giảm đáng kể khi các hộ tiểu nông ở Việt Nam thực hiện sản
xuất theo hƣớng thị trƣờng và đa dạng hố nguồn thu nhập ngồi nơng
nghiệp.
1.2. Những cơng trình của tác giả Việt Nam
Nguyễn Hải Hữu với bài viết “Phát huy kết quả đạt được - vượt qua
thách thức - về sớm mục tiêu” năm 2004 (Tạp chí Lao động và xã hội) [71]
đánh giá kết quả thực hiện chủ trƣơng, chính sách xố đói, giảm nghèo của
Đảng và Nhà nƣớc, từ đó nêu một số kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả xóa đói, giảm nghèo.
“Chương trình quốc gia xố đói, giảm nghèo - một nhân tố mới trong
quản lý của Nhà nước ta” của Phạm Đi, năm 2005 (Tạp chí Lý luận chính trị)
[46] phân tích những điểm mới của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xố đói,

giảm nghèo của Chính phủ, trong đó cho rằng tầm quản lý và điều chỉnh
chƣơng trình ở cấp độ vĩ mơ cho phép thực hiện những đầu tƣ lớn và đa dạng
hơn về các nguồn lực. Chƣơng trình có những điểm nhấn ƣu tiên, quan điểm
tiếp cận chính xác và đƣợc chia sẻ rộng rãi hơn, đặc biệt là quan điểm về sự
tham gia của ngƣời dân và cộng đồng.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


“Về vấn đề phân công giúp đỡ xã nghèo ở địa phương” của Ngơ Trƣờng
Thi, năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) [121] phân tích sự cần thiết của
việc phân công giúp đỡ các xã nghèo ở địa phƣơng, trên cơ sở đó đề ra một số
giải pháp nhằm thực hiện sự phân công giúp đỡ các xã nghèo hiệu quả.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lộc “Cho vay đối với vùng nghèo, thuận
lợi, khó khăn và giải pháp”, năm 2006 (Tạp chí Thị trƣờng tiền tệ) phân tích
những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chính sách cho vay vốn ở
vùng nghèo, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cho
vay vốn [74].
GS.TS Hồng Chí Bảo với cơng trình nghiên cứu “Dân chủ và dân chủ
ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới”, năm 2007 (NXB Chính trị quốc
gia) đánh giá vai trò, tác dụng của quy chế dân chủ ở cơ sở đối với thực hiện
chính sách xố đói, giảm nghèo ở nơng thơn Việt Nam [11].
Trịnh Duy Luân trong bài viết “Xóa đói giảm nghèo, trao quyền và thực
hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn”, năm 2007 (Tạp chí xã hội học) đánh giá
những tác động của việc trao quyền cho cơ sở trong thực hiện giảm nghèo và
kết quả đạt đƣợc trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm [75].
GS.TS Trần Văn Chử trong “Cơng cuộc xố đói, giảm nghèo ở Việt
Nam - 60 năm nhìn lại”, năm 2007 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu quan

điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nƣớc về xố đói, giảm nghèo,
đánh giá kết quả thực hiện, từ đó rút ra bài học sau hơn 60 năm thực hiện xố
đói, giảm nghèo ở Việt Nam [19].
Chu Tiến Quang với “Nhìn lại thành tựu xố đói, giảm nghèo của Việt
Nam giai đoạn 2001-2005 và những vấn đề đang đặt ra”, năm 2007 (Tạp chí
Cộng sản) đánh giá những kết quả đạt đƣợc về thực hiện chủ trƣơng, chính
sách xố đói, giảm nghèo của Đảng trong những năm 2001-2005, chỉ ra

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nguyên nhân và nêu lên một số thách thức đối với thực hiện chủ trƣơng, chính
sách xố đói, giảm nghèo của Đảng [90].
Nguyễn Trịnh trong “Công tác uỷ thác cho vay của Ngân hàng Chính
sách xã hội đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”, năm 2008
(Tạp chí Lịch sử Đảng) đánh giá thực trạng tham gia nhận uỷ thác vay vốn
của các tổ chức chính trị-xã hội từ đó khẳng định rằng các tổ chức chính trị-xã
hội có vai trị là cầu nối đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến các
hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác [127].
Hồng Thị Hƣơng trong bài viết “Các chương trình phát triển kinh tếxã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần thực tế, cụ thể”, năm 2008 (Tạp
chí Tuyên giáo) phân tích những ƣu điểm của chính sách xố đói, giảm nghèo
của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời chỉ ra một số bất cập nhƣ nội dung chính
sách xố đói, giảm nghèo còn chung chung, chƣa sát với thực tế của các vùng
đồng bào dân tộc thiểu số… từ đó khiến cho các địa phƣơng khó có thể thực
hiện đƣợc các mục tiêu xố đói, giảm nghèo [69].
“Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” của GS.TS Hồng Chí Bảo,
năm 2009 (NXB Chính trị quốc gia) khái quát thực trạng đói nghèo của

miền núi, đánh giá thành tựu, hạn chế trong thực hiện chính sách dân tộc
nói chung và xố đói, giảm nghèo nói riêng của Đảng, Nhà nƣớc, trên cơ sở
đó đề ra giải pháp nhằm bảo đảm cơng bằng, bình đẳng và tăng cƣờng hợp
tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và thực hiện
xố đói, giảm nghèo nói riêng tại các vùng đa dân tộc miền núi [12].
Nguyễn Thị Thanh Hà với cơng trình “Tăng cường cơ hội tiếp cận
nguồn lực cho người nghèo nông thôn”, năm 2009 (Tạp chí Lao động và xã
hội) phân tích những hạn chế trong tiếp cận các chính sách kinh tế-xã hội nói

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chung và xố đói, giảm nghèo nói riêng của ngƣời nghèo nơng thơn, trên cơ
sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách [52].
Cơng trình “Xố đói, giảm nghèo của Việt Nam đi từ mơ hình đến
chương trình mục tiêu quốc gia” của Nguyễn Thị Hằng, năm 2009 (Tạp chí
Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đơng) đánh giá việc tổ chức thực hiện và kết
quả thực hiện chính sách xố đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc trong
những năm 1992-1998 và 1998-2006 [55].
Cơng trình của Nguyễn Thị Thanh “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2001”, năm 2004 (Luận án
Tiến sĩ) nêu một số chủ trƣơng xố đói, giảm nghèo và chỉ đạo thực hiện của
Đảng trong những năm 1991-1995 và 1996-2001, đánh giá thành tựu, hạn chế
từ đó rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội nói chung và
xóa đói, giảm nghèo nói riêng ở Việt Nam [118].
Bài viết của Nguyễn Đình Tấn “Nhận thức của Đảng ta về vấn đề
xố đói, giảm nghèo”, năm 2005 (Tạp chí Lịch sử Đảng) làm rõ q trình
nhận thức của Đảng về xố đói, giảm nghèo trong những năm đổi mới,

trong đó khẳng định nhận thức của Đảng về vấn đề đói nghèo, xố đói,
giảm nghèo ngày càng trở nên hồn thiện, sâu sắc và tiến sát với thực tiễn
khách quan [94].
TS. Hồ Tố Lƣơng với cơng trình “Đảng lãnh đạo xố đói, giảm
nghèo trong thời kỳ đổi mới”, năm 2009 (NXB Chính trị quốc gia) nêu chủ
trƣơng, chính sách xố đói, giảm nghèo của Đảng trong thời kỳ đổi mới và
chỉ ra một số hạn chế trong tổ chức thực hiện ở Trung ƣơng và địa phƣơng.
Ở Trung ƣơng, nguồn kinh phí chƣa đáp ứng đầy đủ, một số chính sách hỗ
trợ chƣa thực sự phù hợp, giải pháp hỗ trợ trực tiếp ngƣời nghèo vẫn là
chính, hệ thống theo dõi, giám sát chƣa đƣợc tổ chức một cách hệ thống và
đồng bộ... Ở địa phƣơng, nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghèo chậm và chƣa rõ, việc tổ chức thực hiện không đồng đều ở một số
địa phƣơng, một số ngƣời dân cịn có tƣ tƣởng ỷ lại, trơng chờ vào cấp trên
và Nhà nƣớc… [76].
Cơng trình của PGS.TS Đinh Xn Lý “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986-2011)”, năm
2011 (NXB Chính trị quốc gia) làm rõ cơ sở hình thành, nội dung chủ trƣơng,
chính sách xã hội nói chung và chính sách xố đói, giảm nghèo nói riêng của
Đảng trong thời kỳ đổi mới, đánh giá kết quả thực hiện, từ đó rút ra một số
kinh nghiệm [77].
2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xố đói, giảm
nghèo ở miền núi phía Bắc
Bài viết của Hồng Cơng “Tây Bắc hơm nay có gì mới”, năm 1999
(Tạp chí Cộng sản) nêu rõ một số kết quả đạt đƣợc trong thực hiện chính sách

xố đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc ở các tỉnh Sơn La và Lai Châu
đồng thời chỉ ra một số hạn chế về tổ chức thực hiện nhƣ lựa chọn giống cây
trồng, quy định suất đầu tƣ chƣa hợp lý… Trên cơ sở đó tác giả nêu lên một
số định hƣớng về tổ chức thực hiện xố đói, giảm nghèo nhƣ đầu tƣ thích
đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là cơ sở hạ tầng về nƣớc sinh hoạt và
sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý cho từng vùng, cải tiến bộ máy và
cơ chế điều hành các chƣơng trình, dự án để hạn chế việc nguồn vốn bị phân
tán, chỉ đạo thực hiện tập trung hơn, tăng cƣờng cán bộ nhiệt tình, có năng lực
trực tiếp xuống cơ sở hỗ trợ ngƣời dân xóa đói, giảm nghèo...[15].
Chu Thái Thành trong bài viết “Qua miền Tây Bắc”, năm 2001 (Tạp
chí Cộng sản) khẳng định chính sách đầu tƣ mạnh về cơ sở hạ tầng của Đảng,
Nhà nƣớc đã thật sự phát huy hiệu quả đối với các tỉnh Tây Bắc đồng thời nêu
lên một số ƣu điểm trong tổ chức thực hiện của các địa phƣơng nhƣ đƣa dân ở
vùng thấp, sản xuất gặp khó khăn lên vùng cao, đất tốt, đƣa dân vùng cao

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xuống ở xen kẽ các khu dân cƣ để các cộng đồng dân tộc có điều kiện giúp đỡ
nhau phát triển sản xuất, phát triển phong trào xố đói, giảm nghèo… nhờ đó
đã giúp cho số hộ khá và giàu ở địa phƣơng không ngừng tăng lên, thu nhập
của nhiều hộ gia đình đƣợc nâng cao [119].
PGS.TS Ngơ Dỗn Vịnh với cơng trình nghiên cứu “Hướng tới sự phát
triển của đất nước - một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng”, năm 2006 (NXB
Chính trị quốc gia) phân tích một số khó khăn về kinh tế-xã hội của miền núi
phía Bắc và những hạn chế của cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch của
Nhà nƣớc đã ảnh hƣởng tới thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở miền núi phía
Bắc, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

xóa đói, giảm nghèo [161].
Lê Minh Anh trong bài viết “Vài nét về tình trạng nghèo đói của
người Nùng ở xã Liên Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn”, năm 2006
(Tạp chí Xã hội học) phân tích thực trạng đói nghèo và tham gia xố đói,
giảm nghèo của ngƣời dân ở xã Liên Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn [1].
Lê Ngọc Sơn trong bài viết “Những giải pháp giảm nghèo tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2006-2010”, năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu lên
một số ƣu điểm trong tổ chức thực hiện xố đói, giảm nghèo ở Tun Quang
nhƣ tạo đƣợc sự đồng thuận cao giữa cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, huy
động đƣợc nhiều nguồn lực cho thực hiện xố đói, giảm nghèo, đặc biệt là đối
với làm nhà ở cho hộ nghèo… đồng thời chỉ ra một số hạn chế nhƣ đội ngũ
cán bộ làm cơng tác xố đói, giảm nghèo ở cơ sở cịn hạn chế về trình độ,
năng lực, một bộ phận ngƣời nghèo có tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ
của Nhà nƣớc, chƣa chủ động vƣơn lên… [92].
Bài viết của Hoàng Thị Hạnh “Xố đói, giảm nghèo, nhiệm vụ chiến lược
ở Yên Bái”, năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) chỉ ra hạn chế trong tổ chức
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thực hiện xố đói, giảm nghèo ở cấp cơ sở của n Bái đó là tổ chức thực hiện
xố đói, giảm nghèo thông qua đội ngũ cán bộ cấp xã và trƣởng các thơn, bản,
trong khi đó phần lớn họ chƣa đƣợc đƣợc đào tạo kĩ năng một cách hệ thống nên
ảnh hƣởng đến tiến độ, hiệu quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo [53].
“Kinh nghiệm xố đói, giảm nghèo ở Lào Cai” của Giàng Thị Dung,
năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu lên một số kinh nghiệm trong tổ
chức thực hiện xố đói, giảm nghèo ở Lào Cai. Đó là các cấp uỷ Đảng, chính
quyền cần cập nhật thông tin thƣờng xuyên về các hộ nghèo, phân tích

nguyên nhân và đề ra các giải pháp đối với hộ nghèo, theo dõi, giúp đỡ các xã
nghèo, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức đoàn thể cần chủ động, tích cực tổ chức nhiều cách làm hay, sáng
tạo nhằm khai thác các nguồn lực trong nhân dân. Đối với thực hiện các chính
sách hỗ trợ, cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, coi trọng việc nâng cao
kiến thức và kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo [29].
Đinh Thị Khánh, Trần Đình Tuấn với “Thực trạng và giải pháp xố
đói, giảm nghèo cho các hộ nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Ngun’,
năm 2007 (Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn) phân tích một số
ngun nhân ảnh hƣởng đến thực trạng đói nghèo ở huyện Phú Lƣơng,
Thái Nguyên [72].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hà “Nghèo đói và các hoạt động
nhằm xố đói, giảm nghèo của vùng Tây Bắc thời kỳ 1993-2004”, năm 2007
(Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển bền vững) phân tích thực trạng, nguyên
nhân đói nghèo của vùng Tây Bắc từ đó đề xuất giải pháp thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững ở Tây Bắc [51].
Trần Chí Thiện về với cơng trình “Ngun nhân nghèo đói và một số
giải pháp xố đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta”, năm
2007 (Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn) chỉ ra ngun nhân đói

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghèo của các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện xố đói, giảm nghèo [122].
Cơng trình của Nguyễn Anh Dũng “Chương trình mục tiêu quốc gia
xố đói, giảm nghèo với đời sống kinh tế - xã hội của người Mường tỉnh Phú
Thọ”, năm 2009 (Luận án Tiến sĩ Lịch sử) làm rõ một số ƣu điểm trong tổ

chức thực hiện xố đói, giảm nghèo ở vùng ngƣời Mƣờng tỉnh Phú Thọ nhƣ
đề ra đƣợc nghị quyết, thành lập Ban chỉ đạo xố đói, giảm nghèo, Ban giám
sát xã... đồng thời chỉ ra một số hạn chế nhƣ các cơng trình có ngân sách từ
vài trăm triệu đồng trở lên do huyện làm chủ đầu tƣ, thƣờng có sự thơng đồng
ngầm trong đấu thầu, ý chí vƣơn lên thốt nghèo của một bộ phận dân cƣ cịn
hạn chế… [30].
Trịnh Hồng Thăng trong bài viết “Xây dựng, củng cố tổ chức Đảng
gắn với xố đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân ở Điện Biên”, năm
2009 (Tạp chí Xây dựng Đảng) nêu những ƣu điểm trong tổ chức thực hiện
xố đói, giảm nghèo của các cấp ủy đảng ở Điện Biên. Đó là cấp uỷ cấp trên
phân công các cấp uỷ viên phụ trách từng tổ chức cơ sở Đảng, đồng thời giao
nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức cơ sở Đảng về chỉ tiêu xố đói, giảm nghèo,
coi đó là căn cứ để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên. Trƣớc
khi ra nghị quyết chuyên đề, nhiều cấp uỷ cơ sở đã tổ chức cho một số cấp uỷ
viên, cán bộ chính quyền, đồn thể tham gia khảo sát các mơ hình sản xuất
trong và ngồi tỉnh, sau đó chỉ đạo làm điểm trƣớc khi nhân rộng. Sau khi có
nghị quyết, các cấp uỷ cơ sở chỉ đạo chính quyền, đồn thể xây dựng chƣơng
trình hành động cụ thể, phát huy tính tiên phong, gƣơng mẫu của cán bộ, đảng
viên [120].
Trần Thị Th Hạnh trong cơng trình nghiên cứu “Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang lãnh đạo thực hiện công tác xố đói, giảm nghèo (1996-2005)”, năm
2008 (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) phân tích ngun nhân đói nghèo của tỉnh

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tuyên Quang, đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra kinh nghiệm lãnh đạo
thực hiện xố đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang [54].

Lƣơng Thị Thuần với nghiên cứu “Q trình thực hiện chính sách xố
đói, giảm nghèo của Đảng ở tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010”, năm
2011 (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) đánh giá thực trạng đói nghèo của n Bái,
trình bày chủ trƣơng, chính sách và chỉ đạo thực hiện xố đói, giảm nghèo của
Đảng bộ tỉnh Yên Bái, kết quả đạt đƣợc và kinh nghiệm [123].
Lê Hƣơng Giang với nghiên cứu “Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo
thực hiện xoá đói, giảm nghèo từ năm 2004 đến năm 2011”, năm 2012
(Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) phân tích chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo, trên cơ sở đó đánh giá thành tựu,
hạn chế và rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện xố đói, giảm nghèo ở
Điện Biên [50].
Ma Thị Tuyền với nghiên cứu “Q trình thực hiện chính sách xố đói,
giảm nghèo của Đảng ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010”, năm
2013 (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) khái qt chủ trƣơng, chính sách xố đói,
giảm nghèo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, làm rõ quá trình chỉ đạo của
đảng bộ và kết quả đạt đƣợc, từ đó rút ra một số kinh nghiệm [126].
Cơng trình của Nguyễn Thị Nhung “Giải pháp xố đói, giảm nghèo
nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam”, năm 2012
(Luận án Tiến sĩ Kinh tế) khái qt chủ trƣơng, chính sách xố đói, giảm
nghèo của Đảng và Nhà nƣớc, làm rõ đặc điểm đói nghèo, các nhân tố ảnh
hƣởng đến xố đói, giảm nghèo và tình hình tổ chức thực hiện chính sách xố
đói, giảm nghèo ở Tây Bắc [85].

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3. Những cơng trình nghiên cứu về xố đói, giảm nghèo ở các tỉnh Bắc
Giang, Hà Giang, Hịa Bình và Sơn La

Nguyễn Cơng Đồn với “Kinh nghiệm xố đói, giảm nghèo ở huyện
Lục Ngạn, Bắc Giang”, năm 1999 (Tạp chí Cộng sản) [49] làm rõ vai trò
của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Lục Ngạn trong tổ chức thực hiện
chính sách xố đói, giảm nghèo nhƣ phát động phong trào trồng cây ăn
quả, quyết định chuyển ruộng ở vùng cao cấy lúa một vụ sang trồng cây ăn
quả, phân công xã vùng thấp đỡ đầu xã vùng cao... Trên cơ sở đó, tác giả
nêu một số kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện xố đói giảm của các cấp
uỷ đảng, chính quyền nhƣ xác định tiềm năng, thế mạnh cụ thể của địa
phƣơng để lựa chọn cây con phù hợp, xây dựng những mơ hình sản xuất
hiệu quả để thuyết phục ngƣời dân làm theo, chú ý huy động vốn trong
nhân dân dƣới nhiều hình thức...
Bài viết của Nguyễn Quốc Cƣờng “Bắc Giang với các chương trình
phát triển kinh tế-xã hội”, năm 2002 (Tạp chí Cộng sản) làm rõ nội dung
Chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội miền núi gắn với xố đói, giảm
nghèo của tỉnh uỷ Bắc Giang, trong đó nhấn mạnh đối tƣợng xố đói,
giảm nghèo trọng điểm của Bắc Giang là 44 xã khu vực III đặc biệt khó
khăn của Tỉnh [28].
Nguyễn Huy Tốn với “Mơ hình xố đói, giảm nghèo từ nghề trồng
lanh dệt vải ở một xã miền núi đặc biệt khó khăn”, năm 2004 (Tạp chí Nơng
thơn mới) [125] giới thiệu mơ hình xố đói, giảm nghèo hiệu quả của ngƣời
dân và cộng đồng trong thực hiện chính sách xố đói, giảm nghèo của Đảng
và Nhà nƣớc ở xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
“Tình trạng và vị thế của người nghèo ở một xã nông thôn miền núi”
của Mai Thị Lan Hƣơng, Lê Hữu Ảnh, năm 2006 (Tạp chí Khoa học kỹ thuật

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



nơng nghiệp) đánh giá thực trạng đói nghèo ở xã Trƣờng Sơn, huyện Lƣơng
Sơn, tỉnh Hồ Bình, trên cơ sở đó phân tích những ảnh hƣởng đối với việc
tham gia xố đói, giảm nghèo của ngƣời nghèo [70].
“Vấn đề rút ra qua hoạt động trên địa bàn vùng cao” của Lê Thành Ý,
Lƣu Đức Khải, năm 2008 (Tạp chí Thơng tin và Phát triển) [162] đánh giá
một số thành tựu đạt đƣợc trong tổ chức thực hiện dự án giảm nghèo ở huyện
Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình nhƣ phát huy cao độ sức mạnh của cộng đồng, thu hút
đƣợc sự tham gia và đóng góp tích cực của các hộ dân, nâng cao nhận thức
của số đông hộ nghèo...
“Công tác xố đói, giảm nghèo ở cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh
Hồ Bình” của Nguyễn Thanh Thuỷ, năm 2009 (Tạp chí Lý luận chính trị xã
hội) nêu lên những hạn chế của cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc nhƣ chƣa
thật sự phù hợp với ngƣời nghèo, xã nghèo, cịn mang tính bao cấp kéo dài…
Đồng thời tác giả cũng đề cập những hạn chế trong tổ chức thực hiện xóa đói,
giảm nghèo ở địa phƣơng nhƣ một số cấp uỷ đảng, chính quyền chƣa chủ
động xây dựng chƣơng trình, giải pháp xố đói, giảm nghèo từ xã, thơn, bản
đến hộ gia đình, cịn lúng túng trong xây dựng và thực hiện kế hoạch lồng
ghép giữa các chƣơng trình xố đói, giảm nghèo với các chƣơng trình kinh tế
- xã hội khác, một số cấp uỷ đảng cơ sở chƣa quan tâm thƣờng xuyên và sâu
sát công tác tuyên truyền, đội ngũ cán bộ làm cơng tác xố đói, giảm nghèo
vừa thiếu về số lƣợng, vừa yếu về chất lƣợng, công tác giám sát, đánh giá,
tổng kết chƣa đƣợc tổ chức một cách hệ thống, các ban, ngành và tổ chức
đoàn thể chƣa thật sự gắn trách nhiệm trong phối hợp tổ chức thực hiện…
Từ những hạn chế trên đây, tác giả chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm
đối với xây dựng cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ tổ chức thực
hiện xố đói, giảm nghèo ở địa phƣơng [124].

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×