Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp tỉnh kiên giang , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.63 KB, 99 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ VĂN ĐÂY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh-2009

0

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Ngơ Văn Đây

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số
: 60.31.05



Giảng viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Đinh Phi Hổ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2009

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

Mục lục
Tiêu đề………………………………………………………. Trang
Danh mục các bảng, hình vẽ và đồ thị……………….…........
Tên ký hiệu và các chữ viết tắt……………………………....
Phần mở đầu………………………………………………………………..

1

1

Đặt vấn đề…………………………………………………....

1

2

Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………..


2

3

Mục tiêu nghiên cứu………………………………………....

2

4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………….......

2

5

Phương pháp nghiên cứu…………………………………….

3

6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………….

5

7

Kết cấu đề tài………..……………………………………….


6

Chương 1

Cơ sở lý thuyết và thực tiễn………………………………..

7

1.1

Cơ sở lý thuyết ………………………………………………

7

1.1.1

Các mơ hình lý thuyết về NSLĐNN……………………..…..

7

1.1.1.1

David Ricardo (1772 – 1823)……………………………......

7

1.1.1.2

Lewis (1955)…………………………………………………


7

1.1.1.3

Harry T. Oshima (1955)……………………………………..

7

1.1.1.4

Mơ hình Todaro (1990)……………………………………...

8

1.1.1.5

Park S.S (1992)………………………………………………

9

1.1.1.6

Randy Barker (2002)………………………………………...

11

1.1.2

Các lý thuyết liên quan………………………………………


14

1.1.2.1

Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào......

14

1.1.2.2

Đất - Tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp……...

14

1.1.2.3

Lao động và thước đo NSLĐNN…………………………….

15

1.1.2.4

Lý thuyết về vốn trong SXNN…………………………….....

16

1.1.2.5

KTNN trong SXNN……………....……….............................


17

1.2

Các đề tài nghiên cứu về NSLĐ…………….…………….....

18

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3

1.2.1

Đề tài nghiên cứu trong mước..……………………………...

1.2.1.1

Đề tài nghiên cứu về NSLĐ Việt Nam giai đoạn 2001-2005

18

do Viện khoa học thống kê thực hiện và cơng bố năm 2007...

18


1.2.1.2

Phân tích NSLĐ xã hội năm 2006 của Tổng Cục thống kê….

19

1.2.1.3

Kết quả lượng hoá các yếu tố tác động đến NSLĐNN của
Trường Đại học kinh tế TPHCM…………...………………..

19

1.2.2

Trên thế giới………………………………………………….

20

1.3

Các biến tham gia nghiên cứu và mơ hình áp dụng.…………

20

1.3.1.

Các biến tham gia nghiên cứu……………………………….

20


1.3.2

Mơ hình áp dụng……………………………………………..

23

Kết luận chương 1…………………………………………...

23

Chương 2

Thực trạng SXNN, NSLĐNN và phân tích xác định các
yếu tố tác động đến NSLĐNN tỉnh Kiên Giang…………..

25

2.1

Thực trạng SXNN tỉnh Kiên Giang……….............................

25

2.1.1

Thế mạnh và những hạn chế chủ yếu đối với SXNN tỉnh
Kiên Giang………………………………………...…………

25


2.1.1.1

Thế mạnh………..…………………………………………...

25

2.1.1.2

Những hạn chế chủ yếu...……………………………………

25

2.1.2

Thực trạng SXNN tỉnh Kiên Giang……….............................

26

2.1.2.1

Tăng trưởng GTSX và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp………………………………………………………..

2.1.2.2

26

Diện tích và bình qn diện tích đất nơng nghiệp theo lao
động………………………………………………………….


28

2.1.2.3

Tình hình cơ giới hố nơng nghiệp……………………….....

29

2.1.2.4

Cơng tác khuyến nơng……………………………………….

30

2.1.2.5

Tín dụng trên địa bàn………………………………………...

32

2.1.2.6

Phát triển tổ hợp tác, HTX và KTTT……………….………..

33

2.1.2.7

Phát triển dịch vụ, ngành nghề nông thôn…………………...


34

2.2

Năng suất lao động nông nghiệp………………………….....

35

2.2.1

Quan hệ giữa NSLĐNN và QMĐ nông nghiệp……………...

35

2.2.1.1

Quan hệ giữa NSLĐNN và QMĐ nông nghiệp……………...

35

2.2.1.2

Xu hướng dịch chuyển QMĐ nông nghiệp…….……………

37

2.2.1.3

Đánh giá tiềm năng nâng cao QMĐ nông nghiệp…………...


38

2.2.2

Quan hệ giữa NSLĐNN và NSĐ…………………………….

39

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

2.2.2.1

Quan hệ giữa NSLĐNN và NSĐ…………………………….

39

2.2.2.2

Xu hướng tăng trưởng NSĐ……….………………………....

39

2.2.2.3


Phân tích xác định các yếu tố tác động đến NSĐ và đánh giá
tiềm năng nâng cao NSĐ tỉnh Kiên Giang…………………..

40

2.2.3

Xu hướng tăng trưởng và chuyển dịch NSLĐNN...................

44

2.2.3.1

Xu hướng tăng trưởng NSLĐNN............................................

44

2.2.3.2

Xu hướng chuyển dịch NSLĐNN............................................

46

2.3

Phân tích xác định các yếu tố tác động đến NSLĐNN............

46

2.3.1


Phân tích sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát................................

46

2.3.1.1

Thống kê số mẫu điều tra theo địa phương huyện, xã............

46

2.3.1.2

Thống kê mô tả các biến độc lập trong mơ hình......................

47

2.3.2

Kết quả mơ hình kinh tế lượng và phân tích các yếu tố tác
động đến NSLĐNN.................................................................

51

Kết luận chương 2....................................................................

53

Chương 3


Một số giải pháp nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang......

54

3.1

Phương hướng nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang..............

54

3.2

Nội dung các giải pháp............................................................

54

3.2.1

Giải pháp nâng cao NSĐ - Đa dạng hố trong SXNN.............

55

3.2.2

Giải pháp nâng cao QMĐ nơng nghiệp...................................

56

3.2.2.1


Đẩy mạnh cơ giới hố trong SXNN.........................................

56

3.2.2.2

Liên kết, tích tụ ruộng đất xây dựng các tổ hợp tác, HTX và
phát triển KTTT.......................................................................

57

3.2.3

Giải pháp hổ trợ.......................................................................

58

3.2.3.1

Nâng cao KTNN cho nông dân.......................

58

3.2.3.2

Tăng cường cung tín dụng cho nơng nghiệp...........................

61

3.2.3.3


Phát triển dịch vụ, ngành nghề nông thôn và các ngành kinh
tế phi nông nghiệp....................................................................

62

Kết luận chương 3....................................................................

63

Kết luận và đề nghị........................................................................................

64

Tài liệu tham khảo.........................................................................................

68

Phụ lục............................................................................................................

70

Phụ lục 1.1

NSLĐNN một số nước trên thế giới…………………………

70

Phụ lục 1.2


Bảng câu hỏi điều tra………………………………………...

71

Phụ lục 1.3

Tổng hợp kết quả các hình thức thu nhận KTNN và cơ cấu

78

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

điểm cho các hình thức thu nhận KTNN của hộ nông dân…..
Phụ lục 1.4

Cách đánh giá KTNN của hộ SXNN………………………...

Phụ lục 2.1

Diễn biến GTSX ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang (19962007)…………………………………………………………

Phụ lục 2.2

83


Xu hướng dịch chuyển QMĐ nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
(1996-2007)………………………………………………….

Phụ lục 2.5

82

Quan hệ giữa NSLĐNN và QMĐ nông nghiệp tỉnh Kiên
Giang (1996-2007)…………………………………………..

Phụ lục 2.4

81

Diễn biến diện tích và bình qn diện tích đất nơng nghiệp
tỉnh Kiên Giang (1977-2007)………………………………..

Phụ lục 2.3

79

84

Quan hệ giữa NSLĐNN và NSĐ tỉnh Kiên Giang (19962007)…………………………………………………………

85

Phụ lục 2.6

NSĐ các tỉnh ĐBSCL năm 2005…………………………….


86

Phụ lục 2.7

Diễn biến NSLĐNN tỉnh Kiên Giang (1996-2007)…………

87

Phụ lục 2.8

NSLĐNN các tỉnh ĐBSCL năm 2005………………………

88

Phụ lục 2.9

Xu hướng dịch chuyển NSLĐNN tỉnh Kiên Giang (1996-

Phụ lục 3.1

2007)………………………………………………………....

89

Kết quả mơ hình hồi qui……………………………………..

90

5


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6

Tên ký hiệu và chữ viết tắt
ĐBSCL:

Đồng bằng Sông Cửu Long

GTSX:

Giá trị sản xuất

HTX:

Hợp tác xã

KTTT:

Kinh tế trang trại

NSLĐ:

Năng suất lao động

NSLĐNN:

Năng suất lao động nông nghiệp


NSĐ:

Năng suất đất

QMĐ:

Quy mô đất

LĐNN:

Lao động nông nghiệp

SXNN:

Sản xuất nông nghiệp

NNNT:

Nông nghiệp nông thôn

CBKN:

Cán bộ khuyến nông

KTNN:

Kiến thức nông nghiệp

3G3T:


3 giảm 3 tăng

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

Danh mục các bảng và hình vẽ
Tiêu đề

Trang

Bảng 1.1

Các biến độc lập tham gia vào mơ hình nghiên cứu………....

Bảng 2.1

Diện tích sản xuất và diện tích gieo trồng cây nơng nghiệp

22

các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2005……………..

42

Bảng 2.2


Thống kê số mẫu điều tra theo địa phương huyện, xã……….

47

Bảng 2.3

Bảng thống kê mô tả các biến độc lập trong mơ hình ………

47

Hình 1.1

NSLĐ và thu nhập của một LĐNN…...……………………..

11

Hình 1.2

Con đường tăng trưởng NSLĐNN trên thế giới…..…………

12

Hình 1.3

Xu hướng dịch chuyển NSLĐNN Việt Nam (1985-2005).....

13

Hình 1.4


Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐNN…..……………...

21

Hình 2.1

GTSX ngành nơng nghiệp 1996-2007..……………………...

27

Hình 2.2

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệp 1996-2007...

27

Hình 2.3

Diễn biến diện tích đất nơng nghiệp 1977-2007……………..

28

Hình 2.4

Diễn biến QMĐ nơng nghiệp 1993-2007…………....………

29

Hình 2.5


Quan hệ giữa NSLĐNN và QMĐ nơng nghiệp……………..

36

Hình 2.6

Xu hướng dịch chuyển QMĐ nơng nghiệp………………….

38

Hình 2.7

Quan hệ giữa NSLĐNN và NSĐ….…………………………

39

Hình 2.8

Diễn biến NSĐ 1996-2007…………………………………..

40

Hình 2.9

NSĐ tỉnh Kiên Giang so với bình quân NSĐ các tỉnh
ĐBSCL và cả nước………………..........................................

40


Hình 2.10

Xu hướng tăng trưởng NSLĐNN 1996-2007……………..…

45

Hình 2.11

NSLĐNN tỉnh Kiên Giang so với bình quân NSLĐNN các
tỉnh ĐBSCL và cả nước……………………………………...

45

Hình 2.12

Xu hướng dịch chuyển NSLĐNN 1996-2007……………….

46

Hình 2.13

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NSLĐNN và QMĐ nơng
nghiệp………………………………………………………..

Hình 2.14

48

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NSLĐNN và giá trị đầu
tư máy………………………………………………………..


49

Hình 2.15

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NSLĐNN và KTNN……

50

Hình 2.16

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NSLĐNN và vốn vay…...

51

Hình 3.1

Sơ đồ tóm tắt các giải pháp thực hiện………………………..

55

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

Phần mở đầu
1. Đặt vấn đề:

Trong hơn hai mươi năm qua, nơng nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển
mạnh mẽ, chuyển từ một nền nông nghiệp tự túc, truyền thống sang nơng nghiệp
hàng hố với nhiều hình thức tổ chức sản xuất đa dạng, phong phú (hộ nông dân,
HTX, trang trại, doanh nghiệp); nông nghiệp Việt Nam đã và đang từng bước hình
thành các vùng sản xuất quy mơ lớn.
Tuy nhiên, nhìn chung SXNN Việt Nam hiện nay vẫn cịn nhiều hạn chế, đó
là:
- Nơng nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
- Nền nơng nghiệp có tính cạnh tranh kém do qui mô nhỏ, chất lượng sản
phẩm không đồng đều, độ an toàn vệ sinh thực phẩm thấp, giá thành sản xuất cao.
- Qui mô SXNN của hộ nhỏ, đất đai manh mún, phân tán, khó áp dụng cơ
giới hố và các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Cơ sở hạ tầng cho SXNN bị xuống cấp, thiếu vốn duy tu, bảo dưỡng và xây
dựng mới.
- Lực lượng LĐNN phần lớn chưa qua đào tạo, trình độ dân trí thấp.
- Liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ cịn kém, xuất khẩu
nơng sản chủ yếu ở dạng thơ, công nghiệp chế biến kém phát triển nên giá trị gia
tăng của SXNN thấp.
Trong bối cảnh đó, tuy nền kinh tế thế giới bước vào thế kỷ XXI đang
chuyển mạnh sang xu thế tồn cầu hố và hợp tác khu vực để cùng tồn tại, nhưng
cạnh tranh thương mại (trong đó có hàng hố nơng sản) vẫn đang diễn ra ngày càng
gay gắt và quyết liệt.
Có thể nói, nền nơng nghiệp sản xuất nơng sản hàng hóa cịn non trẻ của Việt
Nam vừa mới ra đời đã phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt về mọi mặt giữa
các quốc gia.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



9

Song, như Lê Nin đã nói “ Xét đến cùng thì NSLĐ là cái quan trọng nhất,
chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới” 1. Do đó SXNN Việt Nam để có
thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt này thì phải nâng cao NSLĐNN. Cùng
với chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, NSLĐ đang là vấn đề đòi hỏi sự nỗ
lực vượt bậc của SXNN Việt Nam hiện nay.
NSLĐ Việt Nam hiện nay còn quá thấp so với các nước, chỉ bằng 75% so với
Trung Quốc, 60% so với Ấn Độ, chưa được 1% so với Hà Lan; đối với các nước
láng giềng trong khu vực thì chỉ bằng 32,8% so với Indonesia, 25,5% so với Thái
Lan, 3,61% so với Malaysia (phụ lục 1.1). Do đó, nâng cao NSLĐ có ý nghĩa quan
trọng đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mang
tầm vóc vĩ mơ; để giải quyết cần phải có sự cộng lực của nhiều cấp, nhiều ngành, sự
tập trung đầu tư của cả xã hội với những bước đi phù hợp theo từng giai đoạn phát
triển của nền SXNN Việt Nam nói chung và ở từng địa phương cụ thể nói riêng.
Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc tìm kiếm giải pháp nâng cao
NSLĐNN, giúp nông dân cải thiện thu nhập, đặc biệt là nông dân tỉnh Kiên Giang,
tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao NSLĐNN Tỉnh Kiên Giang”.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp hai câu hỏi:
- Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐNN và lượng hoá mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến NSLĐNN tỉnh Kiên Giang?
- Thứ hai, giải pháp nào để nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang?
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng NSLĐNN tỉnh Kiên Giang và nhận diện các yếu tố ảnh
hưởng đến NSLĐNN tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao NSLĐNN Tỉnh Kiên Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: SXNN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay chủ

yếu vẫn là kinh tế hộ, vì vậy đối tượng nghiên cứu là lao động và NSLĐ của hộ
nơng dân.

1

Lê Nin nói về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, Nxb Thông tấn xã Nô-vô-xti Mat-xcơ-va 1983, trang 93.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung xác định các yếu tố chính có ảnh hưởng
đến NSLĐNN tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chính nhằm
nâng cao NSLĐNN.
- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài khảo sát, nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang từ nguồn số liệu Cục thống kê tỉnh và số liệu tác giả điều tra, thu thập trực
tiếp trên địa bàn 4 huyện: Hòn Đất (3 xã), Châu Thành (3 xã), An Biên (3 xã) và
Kiên Lương (2 xã). Ngoài ra tác giả có so sánh giá trị trung bình một số yếu tố
nghiên cứu giữa địa bàn nghiên cứu với các địa phương trong vùng và bình quân cả
nước qua số liệu thống kê 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và niên giám thống kêTổng Cục thống kê.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu dùng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐNN được thu thập
từ các nguồn sau:
- Số liệu thông tin thứ cấp: Được lấy từ các tài liệu thống kê của ngành nông
nghiệp, niên giám thống kê-Tổng cục thống kê, niên giám thống kê- Cục thống kê
tỉnh Kiên Giang và các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và các trang Web có liên

quan…
- Số liệu thơng tin sơ cấp: Dùng phương pháp bảng câu hỏi để thu thập dữ
liệu thực tế của các biến độc lập để phân tích. Việc thu thập số liệu được tiến hành
theo phương pháp điều tra thực tế với trình tự như sau: (1) Xác định vấn đề nghiên
cứu, (2) Lập bảng câu hỏi phỏng vấn và (3) Tiến hành chọn mẫu điều tra.
Tiêu chí chọn mẫu:
+ Chọn vùng điều tra: Điều tra đủ 3 vùng sinh thái: ven biển, đồng bằng và
gò đồi, đồng thời điều tra ở các địa bàn có QMĐ khác nhau (cao, trung bình, thấp).
+ Chọn mẫu điều tra (chọn hộ): Chọn ngẫu nhiên.
Theo đó, dữ liệu được thu từ 11 xã thuộc 4 huyện Hòn Đất, Châu Thành, An
Biên và Kiên Lương. Đây là những địa bàn vừa đáp ứng đủ 3 vùng sinh thái: Ven
biển (3 xã ven biển An Biên), đồng bằng (3 xã đồng bằng của Châu Thành và 3 xã
đồng bằng của Hòn Đất) và gò đồi (2 xã có địa hình gị đồi của Kiên Lương), đồng

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11

thời vừa đáp ứng đủ 3 mức độ về QMĐ khác nhau: QMĐ cao (Hịn Đất), QMĐ
trung bình (An Biên, Kiên Lương) và QMĐ thấp (Châu Thành).
Nói cách khác, dữ liệu của đề tài đáp ứng đủ tính đại diện về mặt phân vùng
sinh thái và quy mô đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Quá trình thu thập dữ liệu có sự phối hợp của cán bộ hệ thống khuyến nông
Kiên Giang (đủ 3 cấp: tỉnh, huyện, xã). Thời gian thu thập từ 11-12/2008. Số hộ
nông dân được phỏng vấn là 200 hộ, trong đó số bảng câu hỏi hợp lệ là 144 bảng,
đạt tỉ lệ 70%.
5.2. Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp thống kê mơ tả: Số liệu được tổng hợp dưới hình thức số bình
quân giản đơn, số phần trăm. Sử dụng thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng SXNN
và NSLĐ tỉnh Kiên Giang.
- Phương pháp phân tích hồi qui đa biến (thơng qua phần mềm SPSS): Để
xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến
NSLĐNN.
Các giá trị thống kê cơ bản được tập hợp từ bảng kết quả của SPSS dùng cho
phân tích là:
+ R2: Dùng cho việc phân tích sự phù hợp của mơ hình.
+ Giá trị t và xác suất ý nghĩa T: Dùng cho việc phân tích thủ tục chọn biến
của mơ hình. Trong việc chọn biến, sử dụng phương pháp loại trừ dần (stepwise).
Tiêu chuẩn loại là xác suất tối đa (probability of T to remove) mà một biến phải nhỏ
hơn để khơng bị loại ra khỏi mơ hình là 0,1.
+ Hệ số hồi quy (regression coefficients): Dùng để phân tích ảnh hưởng của
các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mơ hình.
+ Hệ số tương quan riêng (partial correlation coefficient): dùng để phân tích
tương quan từng biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình trong khi loại bỏ ảnh
hưởng của các biến độc lập khác đối với biến phụ thuộc kể cả ảnh hưởng đối với
biến độc lập đang xét.
+ Phân tích phương sai (analysis covariance) chủ yếu sử dụng giá trị F và
Sig.F để kiểm định giả thiết có hay khơng sự tác động của các biến độc lập đến
NSLĐNN nhằm đề xuất giải pháp hợp lý.
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

Qui trình nghiên cứu


Xác định
vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết
Kinh tế nơng nghiệp

Thực trạng vấn đề
Nghiên cứu

Xây dựng
mơ hình nghiên cứu

Lập bảng
câu hỏi điều ta

Điều tra,
thu thập số liệu

Xử lý số liệu (thống kê
mơ tả, phân tích hồi quy)

Xác định
kết quả nghiên cứu

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Về mặt khoa học:
+ Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết kinh tế phát triển trong việc đánh giá
thực trạng SXNN tỉnh Kiên Giang, qua đó xác định tiềm năng, lợi thế cùng với
những hạn chế chủ yếu trong việc nâng cao NSLĐNN.

+ Vận dụng những lý thuyết về SXNN và kinh tế phát triển để xác định
những yếu tố tác động đến NSLĐNN và lượng hóa tác động của các yếu tố này lên
NSLĐNN.
- Về mặt thực tiễn:
+ Đây là đề tài đầu tiên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có nội dung phân tích,
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐNN tại địa phương. Qua đó thấy được
tiềm năng, lợi thế cùng với những hạn chế chủ yếu trong việc nâng cao NSLĐNN.

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

+ Bằng kết quả của mơ hình kinh tế lượng, đề tài đã xác định được các yếu tố
ảnh hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố đến NSLĐNN, từ đó có đề xuất các
chính sách ưu tiên và các giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực để nâng cao
NSLĐNN Tỉnh Kiên Giang.
+ Các số liệu và phương pháp nghiên cứu trong luận văn này mang tính thực
tiễn nên địa phương có thể sử dụng để phục vụ cho quá trình chỉ đạo, điều hành.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận-kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương như sau:
- Chương I: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Trình bày một số lý thuyết kinh tế vi mơ và vĩ mơ có liên quan đến NSLĐNN
và các yếu tố tác động đến NSLĐNN, đồng thời đề cập một số cơng trình nghiên
cứu, các báo cáo tổng hợp điển hình trong nước và trên thế giới về NSLĐNN, luận
chứng xác định những yếu tố chính tác động đến NSLĐNN.
- Chương II: Thực trạng SXNN, NSLĐNN và phân tích xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến NSLĐNN tỉnh Kiên Giang.

Trình bày về thực trạng SXNN tỉnh Kiên Giang nói chung và NSLĐNN tỉnh
Kiên Giang nói riêng trong thời gian qua. Đồng thời, trên cở sở các số liệu thu thập
được, phân tích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐNN và lượng hoá mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố này đến NSLĐNN tỉnh Kiên Giang
- Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao NSLĐNN tỉnh Kiên Giang.
Trên cơ sở kết quả của Chương 1 và 2, kết hợp với xem xét các tiềm năng,
lợi thế và những hạn chế chủ yếu cùng với kết quả dự báo một số yếu tố có thể tác
động đến NSLĐNN trong thời gian đến, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao
NSLĐNN tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14

Chương 1
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý thuyết:
1.1.1. Các mơ hình lý thuyết về NSLĐNN:
1.1.1.1. David Ricardo (1772 – 1823):
Giới hạn của đất làm cho NSLĐNN thấp.
Do đất nơng nghiệp có giới hạn trong khi dân số tăng, tình trạng dư thừa lao
động trong nơng nghiệp xuất hiện. Dư thừa lao động cũng đồng nghĩa với thất
nghiệp, bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình trong nơng thơn. Do đó hiệu suất
sử dụng lao động thấp và ảnh hưởng đến NSLĐNN. Và điều này ảnh hưởng tới tăng
trưởng kinh tế.
Như vậy, nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp theo hướng
tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp thơng qua phương thức

thâm canh, giải quyết tình trạng dư thừa lao động nơng thơn, kiểm sốt tăng trưởng
dân số là những vấn đề then chốt mà các nước đang phát triển phải đương đầu nhằm
đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
1.1.1.2. Lewis (1955):
Do đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi lao động ngày càng tăng. Hệ quả
là có tình trạng dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp. Dư thừa đến mức năng
suất hoặc sản lượng biên trong nông nghiệp bằng zero. Do đó, dịch chuyển lao động
dư thừa sang khu vực phi nông nghiệp, tổng sản lượng nông nghiệp vẫn không đổi.
Tuy nhiên khi dịch chuyển được số lao động này sang khu vực khác, sản lượng khu
vực đó sẽ tăng và như vậy tổng sản lượng quốc gia tăng và NSLĐNN tăng.
1.1.1.3. Harry T. Oshima (1955):
Oshima tranh luận quá trình phát triển và tăng trưởng được tiến hành qua 3
giai đoạn:
- Trong giai đoạn 1: Đầu tư cho nông nghiệp phát triển theo chiều rộng nhằm
đa dạng hóa sản xuất, thu hút lao động tại khu vực nông nghiệp mà không cần dịch

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15

chuyển qua khu vực công nghiệp. Như vậy, nâng cao tỉ suất sử dụng LĐNN là yếu
tố quyết định trong thực hiện tăng trưởng nông nghiệp.
- Giai đoạn 2: Đồng thời đầu tư phát triển theo chiều rộng các ngành nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục đa dạng hóa SXNN, ứng dụng cơng nghệ
sinh học, sản xuất theo quy mô lớn (trang trại) nhằm mở rộng quy mô sản lượng.
Phát triển công nghệ chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và
các ngành công nghiệp thâm dụng lao động.

Như vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa việc làm ở nơng
thơn là cốt lõi của sử dụng nguồn LĐNN về mặt số lượng. Yếu tố số lượng lao động
ảnh hưởng quan trọng tới tăng trưởng nông nghiệp.
- Giai đoạn 3: Phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu
lao động.
Sự phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của giai đoạn 2
làm cho hiện tượng thiếu lao động ngày càng phổ biến. Do đó:
- Trong nơng nghiệp đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng dụng cơng nghệ sinh học
để tăng nhanh NSLĐ. Nơng nghiệp có thể giảm số lao động chuyển sang khu vực
công nghiệp mà không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp.
- Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và
chuyển dịch hướng về xuất khẩu. Ngành công nghiệp thâm dụng lao động thu hẹp
và ngành công nghiệp thâm dụng vốn sẽ mở rộng để nâng sức cạnh tranh và giảm
nhu cầu lao động.
Đây là giai đoạn chuyển dịch từ tăng trưởng bề rộng sang chiều sâu, tăng
trưởng trên cơ sở tăng NSLĐ. Yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ bao gồm: công nghệ
sinh học, cơ giới và vốn.
1.1.1.4. Mơ hình Todaro (1990):
Theo Todaro, phát triển nơng nghiệp trải qua 3 giai đoạn, tuần tự từ thấp đến
cao:
- Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp tự cung tự cấp.
Phần lớn sản phẩm sản xuất ra được tiêu dùng nội bộ trong khu vực nông
nghiệp. Sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu là từ các loại cây lương thực và một số con

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16


vật nuôi truyền thống. Sản lượng nông nghiệp tăng chủ yếu là do mở rộng số lượng
lao động, diện tích đất và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
- Giai đoạn 2: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa.
Cơ cấu cây trồng, con vật ni trên từng đơn vị diện tích đất nơng nghiệp,
trên từng hộ được phát triển theo hướng hỗn hợp và đa dạng để thay thế cho chế độ
canh tác độc canh trong sản xuất. Do đó, tính thời vụ của LĐNN được hạn chế đáng
kể. Sản lượng nông nghiệp gia tăng chủ yếu từ nâng cao sản lượng trên một đơn vị
diện tích đất nông nghiệp và nâng cao tỉ suất sử dụng lao động nông thôn.
- Giai đoạn 3: Nông nghiệp hiện đại.
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của nông nghiệp.
Trong các trang trại được chun mơn hóa, sản xuất được cung ứng hoàn
toàn cho thị trường và lợi nhuận thương mại là mục tiêu của người sản xuất. Yếu tố
vốn và công nghệ trở thành các yếu tố quyết định đối với việc tăng sản lượng nông
nghiệp. NSLĐ trở thành chìa khóa của tăng trưởng và phát triển nơng nghiệp.
1.1.1.5. Park S.S (1992):
Theo Park S.S, trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng nơng nghiệp do nâng
cao NSLĐNN và chính nó quyết định nâng cao thu nhập cho nơng dân. NSLĐNN
phụ thuộc vào 2 nhóm yếu tố là QMĐ và NSĐ.
NSLĐNN (APLA) là sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng nơng nghiệp tính
trên một LĐNN (tính theo giá cố định), cơng thức tính:
APLA = YA/LA =YA/S * S/LA
Trong đó:
YA là tổng sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng nơng nghiệp
LA là số lượng LĐNN
S là diện tích đất gieo trồng
Từ công thức thấy được NSLĐNN phụ thuộc vào NSĐ (YA/S) và hệ số đất –
lao động, tức QMĐ nơng nghiệp (S/LA), do đó muốn tăng NSLĐNN cần phải tăng
hoặc YA/S hoặc S/LA hoặc cả hai. Tác động của từng yếu tố NSĐ và yếu tố hệ số đất
– lao động đối với sản lượng tùy thuộc vào quá trình phát triển của nơng nghiệp;

thơng qua lý thuyết hàm SXNN tăng trưởng theo các giai đoạn phát triển của nhà
kinh tế SS. Park (1992) sẽ thấy được mối tương tác một cách rõ nét.
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17

Theo SS. Park SXNN phát triển qua ba giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn sơ khai: Đây là thời kỳ công nghệ chưa phát triển, SXNN chủ
yếu dựa vào yếu tố tự nhiên (N) như đất, nước, khí hậu, và lao động. NSĐ có xu
hướng giảm dần do khai thác cạn kiệt độ phì nhiêu của đất và chịu sự chi phối của
quy luật năng suất biên giảm dần của yếu tố lao động, do vậy để tăng sản lượng chủ
yếu dựa vào việc mở rộng diện tích nghĩa là tăng S/LA. Mối quan hệ phụ thuộc của
sản lượng và các yếu tố đầu vào được khái quát bởi hàm sản xuất: Y = F(N, LA).
+ Giai đoạn đang phát triển: Do đất bị giới hạn về diện tích nên không thể
tiếp tục mở rộng QMĐ, trong khi LĐNN vẫn đang ở trạng thái dư thừa dẫn đến
S/LA giảm, vì thế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp, bắt
buộc phải tăng NSĐ. Với thành tựu của ngành cơng nghiệp về phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật, các giống mới có năng suất cao của cuộc cách mạng xanh cùng sự
phát triển của hệ thống thủy lợi đã cung cấp thêm những yếu tố đầu vào cho SXNN
và đẩy mạnh sự tăng trưởng của sản lượng, giai đoạn này YA/S tăng mạnh nhưng
vẫn chịu sự chi phối của quy luật năng suất biên giảm dần, nếu tiếp tục tăng lượng
phân bón, thuốc hóa học, lao động đến một mức nào đó sẽ làm giảm YA/S và sản
lượng. Hàm sản xuất của giai đoạn đang phát triển:
Y = F (N, L) + F (R)
Trong đó R là các yếu tố đầu vào từ công nghiệp.
+ Giai đoạn phát triển cao: Khi nền kinh tế toàn dụng, công nghiệp và dịch
vụ phát triển mạnh thu hút LĐNN chuyển dịch sang, giảm tối đa lượng lao động

trong nông nghiệp, do vậy giảm lượng lao động trên một đơn vị diện tích và sản
lượng nơng nghiệp phụ thuộc vào cơng nghệ thâm dụng vốn (máy móc, cơng nghệ
hiện đại). Giai đoạn này sản lượng tăng do cả hai yếu tố NSĐ và hệ số đất - lao
động đều tăng, và hàm sản xuất có dạng:
Y = F (N, L) + F(R) + F(K)
Trong đó K là vốn sản xuất.
Một lần nữa qua các giai đoạn phát triển của nơng nghiệp khẳng định vai trị
quan trọng của NSĐ đối với việc tăng NSLĐNN và sản lượng, đặc biệt trong giai
đoạn đang phát triển khi mà lượng LĐNN vẫn còn đang trong tình trạng bán thất

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18

nghiệp. Xu hướng chuyển dịch NSLĐNN có tính quy luật tăng dần tương ứng với
số LĐNN giảm dần.
NSLĐ

Thu nhập trên lao động

F1
I2

y2

I1


y1

F2

K2

K1

Vốn sản xuất (K)

L2

L1

Lao động (L)

Hình 1.1: NSLĐ và thu nhập của một LĐNN
Hình 1.1 cho thấy thay đổi vốn theo hướng tăng lên sẽ tăng NSLĐ, tương
ứng sẽ giảm bớt số lượng lao động ở khu vực nông nghiệp và thu nhập tăng.
1.1.1.6. Randy Barker (2002):
Phương trình NSLĐNN:

ya =

Ya A
x
A La

Trong đó:
y A : NSLĐNN.

YA : Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp.

LA : Số lượng LĐNN.

Như vậy NSLĐNN phụ thuộc vào (i) NSĐ nông nghiệp (
nghiệp (

YA
) và (ii) QMĐ nông
A

A
).
La

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


19

Con đường tăng trưởng NSLĐNN của các nước trên thế giới trong lịnh sử cho
thấy dịch chuyển theo hướng như trong hình 1.2.

NSĐ

C
B


A

Đất/lao động


Hình 1.2: Con đường tăng trưởng NSLĐNN trên thế giới
- Trong thời kỳ đầu phát triển nông nghiệp, NSLĐNN tăng chủ yếu do tăng
diện tích đất nơng nghiệp. Dân số cịn thấp so với QMĐ nơng nghiệp, nên công
nghệ sản xuất trong nông nghiệp chủ yếu là quảng canh và sản lượng tăng nhanh do
mở rộng diện tích. Đường biểu diễn tăng trưởng NSLĐNN xuất phát từ điểm A, rồi
dịch chuyển theo hướng đi lên.
Do tài nguyên đất nơng nghiệp có giới hạn, trong khi dân số khơng ngừng
tăng lên, do đó để đáp ứng u cầu tăng sản lượng trong nông nghiệp, công nghệ
mới được áp dụng trong sản xuất. Công nghệ mới chủ yếu trong giai đoạn này là sử
dụng giống mới, sử dụng các loại phân hố học và thủy lợi. Cơng nghệ này làm tăng
sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích và thâm dụng lao động. Do đó đường tăng
trưởng NSLĐNN dịch chuyển đi lên và hướng về phía bên trái tại điểm B.
- Giai đoạn phát triển cao, dưới tác động của sự phát triển của các ngành kinh
tế khác nông nghiệp hút nhanh LĐNN. Để đáp ứng yêu cầu này , trong nơng nghiệp
áp dụng cơng nghệ cơ giới hố. Cơng nghệ này có thể làm cho ít lao động hơn
nhưng có thể tiến hành trên nhiều đơn vị diện tích đất nơng nghiệp hơn. Đường biểu
diễn tăng trưởng NSLĐNN dịch chuyển từ B tới C theo hướng lên trên và đi về phía
bên phải.
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


20


Qua mơ hình cho thấy NSLĐNN phụ thuộc vào hai nhóm yếu tố: QMĐ và
NSĐ.
- QMĐ nơng nghiệp thấp do các nguyên nhân chủ yếu: Các ngành công
nghiệp và dịch vụ chưa thu hút nhiều lao động xã hội nên không tạo điều kiện dịch
chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp; SXNN dựa trên nền tảng của kinh tế
hộ, qui mơ sản xuất nhỏ; trình độ cơ giới hóa trong nơng nghiệp cịn thấp.
- NSĐ cịn thấp so với tiềm năng do các nguyên nhân sau: Các mô hình đa
dạng hóa gắn với hiệu quả kinh tế cao chưa được phổ biến áp dụng rộng rãi trong
nông dân vì thiếu vốn, trình độ KTNN thấp và chưa ổn định tiêu thụ nông sản cho
nông dân.
Xu hướng chuyển dịch NSLĐNN Việt Nam theo hướng tăng năng suất do áp
dụng công nghệ thâm canh trong nông nghiệp và QMĐ nông nghiệp. Nhìn chung
đường biểu diễn có xu hướng dịch chuyển lên trên và hướng về bên trái, rồi dịch
chuyển qua bên phải lên bên trên. Xu hướng này phù hợp với thế giới, nhưng tốc độ
dịch chuyển chậm (nhánh dịch chuyển qua bên trái và bên phải có độ dốc thấp-hình
1.3).

Hình 1.3: Xu hướng dịch chuyển NSLĐNN Việt Nam (1985-2005)
Nguồn: Đinh Phi Hổ, Giáo trình kinh tế nơng nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê 2003,
trang 46, 47 và Niên giám thống kê 2003 – 2005
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


21

1.1.2. Các lý thuyết liên quan:
1.1.2.1. Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào
Sản xuất là q trình chuyển hóa những yếu tố đầu vào thành những yếu tố

đầu ra hay còn được gọi là sản lượng đầu ra hoặc sản phẩm, và kết quả của sản xuất
do lượng và chất của các yếu tố đầu vào và công nghệ sử dụng quyết định, mối
tương quan phụ thuộc đó được diễn tả qua hàm sản xuất “Hàm sản xuất biểu diễn
mối quan hệ kỹ thuật hiệu quả của việc kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra
sản lượng đầu ra” 2 hay “Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối
đa có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định
tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định” 3. Dạng tổng quát của hàm sản xuất:
Y= f (X1, X2, X3,..., Xn)
Với: Y là sản lượng đầu ra; Xi là số lượng yếu tố đầu vào thứ i
Các yếu tố đầu vào được chia thành ba nhóm:
- Nhóm 1 là vốn (K) gồm các yếu tố chính như: nhà xưởng, đất đai, máy móc
và nguyên nhiên vật liệu. Đây là nhóm các tư liệu sản xuất biểu hiện cho quy mô
sản xuất. Trong nông nghiệp các yếu tố đầu vào chính thuộc nhóm vốn gồm có: đất,
hệ thống tưới nước, máy móc nơng nghiệp, sân phơi, gia súc làm việc, giống cây
trồng, phân bón, thuốc hố học, ngun vật liệu.
- Nhóm 2 là lao động (L) được đề cập cả về số lượng và chất lượng lao động,
chất lượng lao động bao hàm cả những yếu tố phi vật chất như kỹ năng, kiến thức,
kinh nghiệm.
- Nhóm 3 là nhóm các yếu tố tăng năng suất (TFP) điển hình như cơng nghệ,
thể chế kinh tế chính trị.
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra từ việc kết hợp một lượng
các yếu tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử dụng ứng
với mỗi kỹ thuật để sản xuất ra mức sản lượng đầu ra theo ý muốn.
1.1.2.2. Đất- Tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp:
Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và chưa thể thay thế được đối với sản
xuất trên quy mô lớn của ngành nông nghiệp và đặc biệt đối với trồng trọt. Đặc
2
3

David Beg “Kinh tế học”, bản dịch Nxb Thống kê 2007, trang 105

Giáo trình “Kinh tế vi mơ”, Trường ĐHKT TP.HCM, Nxb Thống kê 2005, trang 84

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


22

điểm khác biệt của đất so với những tư liệu sản xuất khác là chất lượng của đất sẽ
tăng lên nếu sử dụng đất một cách hợp lý.
Bị giới hạn về mặt diện tích và lãnh thổ nên quỹ đất là có hạn cả về số lượng
và khơng gian, và q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ngày càng làm cho quỹ đất
sử dụng cho SXNN bị giảm tương đối bởi đất được dùng cho nhiều mục đích phi
nơng nghiệp, điển hình như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đơ thị hóa,
xây dựng cơ sở du lịch và dịch vụ...
Với quan điểm, đất đai SXNN là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, Ricardo
cho rằng chính giới hạn của đất nơng nghiệp làm cho NSLĐNN thấp và lợi nhuận
của người sản xuất có xu hướng giảm.
Bên cạnh xu hướng giảm về quỹ đất nông nghiệp, đặc tính khơng thể di
chuyển tồn bộ đất từ nơi này đến nơi khác, đã khẳng định một trong những cách tốt
nhất để tăng sản lượng bền vững là phải duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất để nâng
cao năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Các biện pháp để tăng NSĐ chủ yếu là nâng cao hệ số gieo trồng, sử dụng
loại giống có chất lượng tốt để tăng lượng và chất của sản phẩm, sản xuất các sản
phẩm có khả năng cạnh tranh cao, và đa dạng hóa sản xuất
1.1.2.3. Lao động và thước đo năng suất lao động trong nông nghiệp:
- Nguồn lao động nơng nghiệp:
Nguồn LĐNN bao gồm tồn bộ những người tham gia vào SXNN. Nguồn
LĐNN được thể hiện cả về mặt số lượng và chất lượng:

+ Về mặt số lượng: Bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và tâm
lý trong độ tuổi lao động ( từ 15-60 đối với nam và 15-55 đối với nữ) và một bộ
phận dân cư ngồi tuổi lao động có khả năng tham gia SXNN.
+ Về mặt chất lượng: Thể hiện khả năng hồn thành cơng việc với kết quả
đạt được trong một thời gian lao động nhất định, đó cũng chính là NSLĐ. Chất
lượng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, trình độ thành thạo của lao động, mức độ
và tính chất trang bị của lao động và tri thức của người lao động.
Số lượng nguồn LĐNN biến động theo xu hướng có tính qui luật giảm dần,
mức độ biến động nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức tăng trưởng của các ngành
kinh tế khác. Chất lượng lao động (có thể được đo lường thơng qua NSLĐ) thường
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


23

biến động theo xu hướng có tính qui luật tăng dần tương ứng với số lượng LĐNN
giảm dần. Như vậy, mối quan hệ giữa thay đổi số lượng và chất lượng lao động
(NSLĐ) theo xu hướng nghịch chiều và NSLĐ là yếu tố quyết định làm thay đổi số
lượng lao động 4.
- Năng suất lao động:
NSLĐ là hiệu quả hoạt động có ích của lao động cụ thể của con người trong
quá trình sản xuất, được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian hay lượng thời gian lao động đã hao phí để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm. Như vậy tăng NSLĐ sẽ tạo ra số lượng đơn vị sản phẩm nhiều hơn với
một lượng thời gian hao phí khơng đổi.
- Thước đo xác định NSLĐNN:
+ Cách 1: Giá trị tổng sản lượng nơng nghiệp tính trên một LĐNN
Cách này được sử dụng để tính NSLĐNN trong đề tài.

+ Cách 2: Theo FAO, WB và IMF, NSLĐNN được xác định: GDP nơng
nghiệp tính trên một LĐNN.
1.1.2.4. Lý thuyết về vốn trong SXNN:
Đối với nhiều nước đang phát triển, kể cả Việt Nam, vốn sản xuất là yếu tố
ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng nông nghiệp 5.
Tranh luận về ảnh hưởng của vốn đến tăng trưởng kinh tế, Harrod-Domar
cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm
có được từ đầu tư và tiết kiệm của Quốc Gia. Ứng dụng vào khu vực nơng nghiệp có
nghĩa là, tăng trưởng nơng nghiệp phụ thuộc vào vốn đầu tư hàng năm tăng thêm
cho khu vực nơng nghiệp. Đặc biệt là, do hệ số ICOR có xu hướng tăng nên để duy
trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp như trước đây cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa
cho khu vực nông nghiệp.
David Ricardo (1772-1823) và Lewis (1955) cho rằng lợi nhuận của người
sản xuất nông nghiệp, cơng nghiệp là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư vào sản
xuất, mở rộng quy mô vốn sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do đó,

4
5

PGS.TS. Đinh Phi Hổ, Kinh tế học nơng nghiệp bền vững, Nxb Phương Đông 2008, trang 187
PGS.TS. Đinh Phi Hổ, Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nxb Phương Đông 2008, trang 245

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


24

chính sách khuyến khích người sản xuất mở rộng đầu tư vào SXNN là cần thiết

nhằm đẩy nhanh tăng trưởng nông nghiệp.
Park S.S (1992) cho rằng vốn sản xuất là một bộ phận của tài sản Quốc Gia.
Theo Park, quy mô vốn sản xuất quyết định quy mô sản lượng Quốc Gia. Đầu tư mở
rộng vốn sản xuất chính là mở rộng GDP của nền kinh tế và như vậy thực hiện được
tăng trưởng kinh tế. Trong khu vực nông nghiệp cũng tương tự, quy mô vốn sản
xuất nông nghiệp quyết định quy mô sản lượng nông nghiệp (giả định các yếu tố
khác khơng đổi).
Trong điều kiện vốn tự tích lũy của khu vực nơng nghiệp cịn thấp, vốn đầu
tư từ nguồn ngân sách cịn hạn chế, lại khó thu hút được nguồn vốn đầu tư nước
ngồi thì thị trường tín dụng nơng thơn với hai khu vực chính thức và khơng chính
thức là kênh quan trọng tạo nguồn vốn bổ sung cho nơng dân. Mặc dù cịn nhiều
tranh cãi về vai trị của khu vực chính thức và khơng chính thức, nhưng hầu hết các
nhà kinh tế học đều nhìn nhận rằng cả khu vực chính thức và khơng chính thức đồng
tồn tại, hệ thống định chế thuộc khu vực chính thức là cần thiết và ngày càng đóng
vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế, đồng thời định chế thuộc khu
vực khơng chính thức cũng góp phần quan trọng và hữu ích cho q trình phát triển
thị trường tín dụng nơng thơn 6.
1.1.2.5. Kiến thức nông nghiệp:
Một trong những nhân tố cấu thành chất lượng của lao động đó là kiến thức
của người lao động - nhân tố phi vật chất tạo nên giá trị của lao động, bao gồm
những hiểu biết về mặt kinh tế, xã hội, chuyên môn. Theo Alfred Marshall (1890),
kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất. Kiến thức của người SXNN được
gọi là KTNN, và có thể được xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế
và cộng đồng mà người nông dân có được và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của
mình 7. Các nhà kinh tế đã tranh luận về vai trò của KTNN đối với SXNN và đưa ra
những nhận định của họ: Wharton (1963) cho rằng, với các nguồn lực đầu vào giống
nhau thì hai nơng dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nơng nghiệp sẽ có kết
quả sản xuất khác nhau, Bhati (1973) nhận định KTNN cũng là một yếu tố đầu vào
6
7


PGS.TS. Đinh Phi Hổ, Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nxb Phương Đông 2008, trang 265
Kinh tế Việt Nam hội nhập-phát triển-bền vững, Nxb Thông Tấn, trang 159

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×